(Thảo luận) Thắc mắc Vi Diệu Pháp

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
Chào quý Đạo hữu,

Tôi muốn hỏi về ý nghĩa giữa Tâm Hộ Kiếp và Tưởng uẩn khác hay giống nhau ra sao?

Cám ơn.

anatta
 
Last edited by a moderator:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chào quý Đạo hữu,

Tôi muốn hỏi về ý nghĩa giữa Tâm Hộ Kiếp và Tưởng uẩn khác hay giống nhau ra sao?

Cám ơn.

anatta
Kính chào Bạn anatta đến với diễn đàn Phật pháp.

Thưa bạn theo TT. Thích Thiện Minh giải về Tâm Hộ kiếp như sau:

Có những khoảnh khắc lúc không có những cảm xúc giác quan, khi người ta không suy nghĩ, khi không có tâm bất thiện và tâm thiện. Những khoảnh khắc đó có tâm không? Thậm chí khi không có những cảm xúc giác quan và không có suy nghĩ thì vẫn có tâm; nếu không sẽ không có đời sống. Loại tâm này sanh và diệt ở những khoảnh khắc đó được gọi là tâm hộ kiếp (Bhavangacitta). Tâm hộ kiếp theo nghĩa đen có nghĩa là "yếu tố của đời sống". Tâm hộ kiếp duy trì sự liên tục trong một kiếp sống, cho nên những gì chúng ta gọi là một "chúng sanh" thì nó liên tục sống từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Ðó là chức năng của tâm hộ kiếp.

Đây là Vi Diệu Pháp của hệ phái Nam Tông Phật giáo.

Rất mong được bạn thường xuyên chia sẻ kiến thức về Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ.- Vì mảng kinh điển này ở diễn đàn rất khan hiếm.

Kính.
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
Kính chào Bạn anatta đến với diễn đàn Phật pháp.

Thưa bạn theo TT. Thích Thiện Minh giải về Tâm Hộ kiếp như sau:



Đây là Vi Diệu Pháp của hệ phái Nam Tông Phật giáo.

Rất mong được bạn thường xuyên chia sẻ kiến thức về Phật giáo Nam Tông Nguyên Thuỷ.- Vì mảng kinh điển này ở diễn đàn rất khan hiếm.

Kính.

Kính chào bạn Vienquang6,

Cảm ơn lời giải thích về tâm Hộ Kiếp. Nếu bạn có biết thêm về hoạt động liên quan giữa Tâm Hộ Kiếp và Tưởng như thế nào -- hoặc là từ dẫn giải của sư thầy, xin vui lòng cho anatta biết thêm.

Thank you.

anatta
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Ha ha ha .. sao đại ca cũng chạy qua đây ??

Theo tui nghĩ .. vấn đề này cần phải bước lui vài bước .. nhìn thấy toàn cục của vấn đề này nó là cái gì đã .. và có một số nguyên tắc cần phải quan sát:

- Căn + Trần --> Thức

- nhưng CĂN -> đo tác động của CẢNH --> >mà từ đó .. có CẲNH NĂNG .. và NĂNG CẢNH [bởi vì sự yêu mến mà hoạt động thường xuyên đó ] --> từ đó sinh ra VI TRÂN [tức là cái mạng sống ở trong mỗi một thức]

-->> như vậy TÂM HỘ KIẾP = thường dính dánh tới cái gọi là CẢNH: mà bởi vì CẢNH bị tác động mà NĂNG CẢNH và CẢNH NĂNG bị tác động theo.



Vì lý do đó mà vi diệu pháp miêu tả quá trình RUNG ĐỘNG của HỘ KIẾP .. của DỨT DÒNG [cảnh hoại .. tan biến] .. và sự biến đổi nội tâm ... trong quá trình "SINH HOẠI" của một vi trần .. và NĂNG LƯỢNG/SINH KHÍ ở bên trong của một vi trần do CẢNH tạo ra:

- thí dụ ... CẢNH GIA ĐINH -->> sinh ra TA là một vi trần sinh hoạt trong một gia đình ... nếu chúng ta "nổi hứng" xuất gia lên núi tu đại vài chục năm thì sao ?



Thì vì thế mà chúng ta quan sát được hiện tượng TÂM --> NGẰN MÉ ... giữa các pháp .. các cảnh xảy ra .. và VI DIỆU PHÁP khi lại đoạn đó:


Tóm lại, tâm nối tiếp nhau khi sắc pháp tiếp xúc một trong các căn và trở thành cảnh của tiến trình tâm căn môn mà chúng vận hành trong tiến trình đầy đủ.

Tâm hộ kiếp vừa qua
Tâm hộ kiếp rúng động
Tâm hộ kiếp dứt dòng
Tâm khán ngũ môn
Tâm ngũ song thức
Tâm tiếp thu
Tâm quan sát
Tâm phán đoán
Tâm đổng lực
Tâm thiện hoặc tâm bất thiện
(trong trường hợp không phải là vị A La Hán)
Tâm na cảnh



Như vậy ... TÂM HỘ KIẾP = là sự tập trung của TÂM ..do hành uẩn taoj nên .. ở vấn đề này có lẽ chúng ta nhìn thấy thật rõ bằng QUY TRÌNH của THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN:

HÀNH --> sinh THỨC [mà trong thức có DANH/SẮC, XÚC, THỌ, ÁI THỦ HỮU = làm nên cái NĂNG .. và NĂNG CẢNH do CẢNH tạo nên]


vì vậy TÂM HỘ KIẾP có thể là TƯỞNG: tức là sự nhơ lại cảnh

nhưng TƯỞNG có thể được built in luôn .. hoá thành DANH/SẮC luôn thí dụ: quen hoạt động tay chân .. thì tay chân khỏe mạnh .. quen ngày lễ có gia đình, thì tưởng nhớ gia đình mỗi ngày lễ .. đều là những thứ BUILT IN

nhưng TƯỞNG chắc chắn hổng phải là DANH TỪ đủ cụ thể để miêu tả TÂM HỘ KIẾP: bởi vì TÂM HỘ KIẾP [do hành uẩn sinh ra] .. vốn là một quá trình hoạt động của "TÂM" đã tự ra một bản giác riêng .. có khi LY CHƠN TÂM luôn hóa thành VỌNG MINH [bản giác hóa vọng minh chả hạn]

vì vậy ... nếu sử dụng chung .. hoặc là thay thế lẫn nhau .. chắc chắc hỏng đủ để miêu tả vấn đề...

Đại Ca nghĩ có lý hông ?

CHEAR đại ca .. mời chung trà nhé.

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha .. à đại ca nè:

hiện tượng này có lẽ xảy ra và dễ quán sát nhất mỗi khi tâm ở NGẰN MÉ: giữa các pháp, các cảnh, giữa hai đời sống nối tiếp nhau hệt như kinh Lăng Nghiêm miêu tả:

tất cả thế gian

sống chết nối nhau [các đời sống của những hạt vi trần lần lượt sống chết thay phiên nhau ..]

Sống theo đường thuận

Chết theo đường khác

khi vừa mệnh chung

chưa dứt hơi ấm

thiện ác một đời

đồng thời hiện ra

cái Thuận của sống

cái Nghịch của chết

hai luồng tập khí

xen kẽ lẫn nhau



thì VI DIỆU PHÁP đứng hẳn một bên: miêu tả cái TÂM còn "ĐANG HOẠT ĐỘNG" .. sau khi nó bị rúng động .. dứt dòng .. . chắc là sẽ tắt thở luôn ... và miểu tả tâm trong luồng tập khí: CÁI THUẬN của SỐNG .. tức là "DƯ ÂM" .. "DƯ LỰC"

nên .. miêu tả cái LỰC, cái quan sát .. cái người còn lại để hoạt động tiếp


và vì vậy VI DIỆU PHÁP miêu tả sự khác biệt về TÂM HỘ Ý MÔN giữa các loại người khác nhau:

- Chỉ trong cõi dục giới nghiệp có thể sau tâm đổng lực dục giới -->> sản sinh tâm quả mà tâm quả --->> là tâm na cảnh, chúng nương gá vào trần cảnh.


- Ðối với người sanh vào cõi trời phạm thiên sắc giới thì ít có điều kiện cho cảm xúc giác quan, và đối với người sanh vào cõi phạm thiên vô sắc giới --> thì nơi đó không có cảm xúc giác quan -->> và không có tâm na cảnh.


như vậy đối với tâm trần đã sinh hoại .. thì cõi DỤC mắc vào CẢNH "sỉnh ra VI TRẦN" đó nhiều nhứt

và đối với "TÂM TRẦN" đã sinh hoạt .. thì các cõi khác không mắc vào nhiều .. cảnh sinh ra vi trần đã bị hoai.


Đại ca nghĩ sao ?

:lol: :lol:
 

anatta

Member
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
75
Điểm tương tác
40
Điểm
18
Ha ha ha .. sao đại ca cũng chạy qua đây ??

Thấy có Phòng PGNT nên vào học hỏi thêm.

Cám ơn KLL.

Happy New Year 2018!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Ha ha ha .. sao đại ca cũng chạy qua đây ??

Thấy có Phòng PGNT nên vào học hỏi thêm.

Cám ơn KLL.

Happy New Year 2018!


Dạ .. happy new year đại ca.

** nhưng tui nhớ ông là người tặng tui TÍN TÂM MINH cả chục năm trước rùi ... ha ha ha .. chắc SỞ HÀNH của ĐẠI CA tới đoạn quên kinh luôn rùi đấy.


NĂNG do năng cảnh

CẢNH do cảnh năng

NĂNG = tùy cảnh diệt [quá trình TÂM HỘ KIẾP còn cảm giác với cảnh .. hay không còn cảm giác với cảnh .. đều là cái "NĂNG THỨC" tức là dư chấn dư âm làm ra]

Năng trục [một khi dư chấn, năng quán sở quán này tan biến]

Cảnh chìm [cảnh lúc đó biến mất luôn ]


Đại ca nghĩ đúng hông ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha hah .. chào đại ca năm mới:

Vì vậy hôm nay năm mới chúng ta lùi lại vài bước qua năm cũ luôn .. đi thẳng vào TẠNG THỨC để xem coi: nên sử dụng

"TÂM HỘ KIẾP" = tức là NĂNG, NĂNG CẢNH .. tức là sinh lực của một hạt vi trần .. thông thường chúng ta sẽ thấy nó xuất hiện trong hai dạng DANH [thọ tưởng hành thức] / hay là SẮC tức là [không gian ngắn và dài = như là sắc tứ đại]

bởi vì tâm trí con người thông thường chỉ TẬP TRUNG ĐƯỢC một việc, một thứ, một cảnh .. nên tất cả "HÀNH ĐỘNG" = sinh lực của các hạt vi trần được luân phiên tuần tự xuất hiện trong TÂM TRÍ của con người:



- thí dụ: mỗi sáng dậy thì phải là 4:30 sáng .. phải thay đồ chuẩn bị đi làm .. rùi phải một ly cà phê

- tới hãng thì phải kiếm vài thằng bạn thân tán dóc cả tiếng chả hạn

thì những thói quen đó: đều là những SINH LỰC những cái TA của những hạt vi trần và vì vậy được phân ra thành

- NHỮNG VI TRẦN --> những NĂNG và NĂNG CẢNH từng bộ của những hạt vi trần .. được lần lượt xuất hiện trong tâm tri của người trong một thời gian một ngày là 16 tiếng thức và hoạt động chả hạn

Thỉng thoảng, khi chúng ta rảnh rỗi .. hay có khi cảnh tới đột ngột:

- một người thân từ xa tới thăm

- một biến cố trong công việc

- một thay đổi trong chính trị ... vv..

lại là NHỮNG CẢNH = lôi ra được "SỨC SỐNG" của những hạt vi trần khác

- con người gia đình với người thân đó trong tui

- con người trong công việc trong tui

- con người trong đất nước xã hội con người trong tui ..

cho nên .. đại ca sử dụng danh từ "TƯỞNG'" tức là sự lôi ra lại những dữ kiện về những "SỨC SỐNG" của những hạt vi trần trong tôi đó được lôi ra thì đúng .. nhưng không miêu tả hết vấn đề của cái "ĐƯỢC LÔI RA TRÊN MẶT BÀN" = gọi là HIỆN HỮU


nó là những CHỦNG TỬ = do HÀNH DỰNG nên .. và người ta cũng theo đó mà giữ lại .. như là phong tục, tập quán ... gia phong .. luật làng .. luật quốc qua .. vv.

-->> vì vậy mà kinh LĂNG NGHIÊM mêu tả những cái "HÀNH đóng thành KHUÔN ĐÓ" = QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC .. như là những cái "KHUÔN KHÔNG" = nên miêu tả hư không tồn tại trong ô vuông, ô tròn .. ô méo

nhưng nó tồn tại .. là bởi vì NÓ ĐƯỢC GIỮ Ở TRONG CON NGƯỜI = có những người GIỮ CHÚNG .. ở trong hiện tại .. có người giữ chúng


để khảo nghiệm vấn đề này hay không, thì tui nghĩ .. nhà người nào, phòng người nào .. cũng có những THÙNG ĐỒ CŨ:

- chúng ta ai cũng vậy .. lâu lâu nhiều đồ quá dọn nhà .. dọn phòng ... và mỗi lần CẦM LẠI một món đồ cũ:

-->> người ta nói, nếu bạn nhìn một bông hồng trong vòng ba phút mả hỏng sinh ra ý nghĩ cảm giác gì .. bạn đã = ĐỘC LẬP, VÔ DUYÊN .. DỨT CẢNH với nó ..


cho nên TÂM HỘ KIẾP = vốn là NĂNG THỨC .. SỞ THỨC .. vì vậy chỉ cần đem CẢNH = món đồ vật đó lên mặt bàn .. và bạn chỉ thấy mình nó, tập trung mỗi mình nó .. bạn sẽ thây lại cả cái TRỜI KỶ NIỆM = câi NĂNG tưởng chừng đã chìm .. nhưng chỉ là TẠM THỜI ĐỂ Ở ĐÓ thôi ..không mang lên mặt bàn ..

thí dụ như là bản TÌNH NHỚ của TRỊNH CÔNG SƠN:

tình ngỡ đã phôi pha

nhưng tình bỗng lại về

người ngỡ đã đi xa

nhưng người vẫn quanh ta


khi cơn mưa [khi cái NĂNG đó chưa nhiều] thì TÌNH như chút NẮNG

khi cơn đau lên đầy ... thì TÌNH ĐÃ MÊNH MANG ...

cho nên .. chỉ lôi ra được một KHUÔN MẶT CŨ, một chiếc khăn, vv... thì nó đã như LÔI RA CẢ MỘT CÁI HỘC: trong đó còn đủ cái NĂNG, NĂNG CẢNH của một hạt vi trần .. với những cảm giác còn đó .. lên mặt bàn của "HIỆN HỮU" [chả phải VI DIỆU PHÁP nhập môn nói về vấn đề này sao .. ha ha ahhahahaha]


cho nên, chắc chắn là đại ca đang miêu tả những "HẠT CHỦNG TỬ" = như là "NHỮNG CÁI KHUÔN" = những cái "SINH LỰC" của những hạt vi trần .. .. ehehehhehe

đại ca nghĩ sao nè

:lol: :lol:
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh Khuclunglinh,

Thiên Không có đọc bài huynh viết trong chuyên mục này và xin gởi góp vài ý đến huynh xem qua:

- Hộ kiếp hay là Hữu phần luôn có mặt trong dòng tâm thức chúng sanh có đủ 5 uẩn từ phàm phu tới Thánh Vô lậu còn chưa tịch diệt.

- Sau loạt diễn tiến của Tâm hộ kiếp vừa qua, rúng động, dứt dòng, khán ngũ môn (ngũ song thức), tiếp thu, quan sát, phán đoán, 7 đổng lực (thiện hoặc bất thiện) - trong trường hợp không phải là vị A La Hán, Tâm na cảnh, trở lại Hữu phần bất định số tâm sinh diệt tới tâm Cận tử. Trong các trường hợp đặc biệt như Nhập định, Đắc quả, Nhập thiền diệt thì sau một loạt diễn tiến của tâm thiền thì trở lại tâm dục giới (nếu vị đó sống tại 7 cõi vui Dục giới = 6 cõi Trời + 1 cõi Nhân loại chúng ta) thì vẫn quay trở lại tâm Hữu phần có duyên từ Dục giới (gọi là tâm bình nhật); nếu vị ấy ở 2 cõi thiền Sắc và Vô sắc giới thì sẽ là tâm Hữu phần có duyên từ 2 cõi ấy mà không có Na cảnh trong lộ tâm đặc biệt.

- Rúng động, Dứt dòng do có tác động chủ quan hoặc khách quan làm tạm dừng dòng Hữu phần cố hữu của kiếp sống hiện tại chứ không đứt luôn, bởi nếu đứt luôn chỉ có 2 trường hợp: người chết hoặc vị Thánh Vô lậu nhập Bát niết bàn.

- Tâm hữu phần không phải là tâm sở Tưởng mà là phần tiến triển của tâm Tục sinh ở kiếp sống vừa qua, Tâm hữu phần còn có tên là tâm Hộ kiếp tức là bảo hộ kiếp sống của chúng sanh (phàm - thánh) nếu đứt tâm Hữu phần (hữu phần bị diệt mà không kịp sinh khởi) thì chúng sinh đó bị chết. Trong lộ cận tử thì tâm cận tử xuất hiện làm duyên cho các tâm sở Tưởng xuất hiện đóng vai trò hỗ trợ tâm Tục sinh kiếp sống mới thông qua các hình ảnh hiện ra trong tâm người sắp chết, kinh sách gọi là Nghiệp tướng, Thú tướng lấy từ cuộc sống bình nhật hoặc cảnh giới chứng thiền mà ra.

- Đối với vị Thánh hữu học thì từ thời điểm chứng thánh tuệ do tuệ Chuyển tộc làm duyên khiến cho dòng Hữu phần bị thay đổi tính chất trở thành Hữu phần thánh nhân còn gọi là nhập dòng Thánh (nhập lưu). Đối với vị Thánh Vô lậu thì thời điểm chứng Lậu tận trí thì tuệ Chuyển tộc được gọi là Dũ tịnh tức là nâng cấp lên từ Thánh bậc thấp thành bậc cao, lúc này tuệ Dũ tịnh từ Hữu học sang Vô học khiến cho tâm Hữu phần trở thành tâm Duy tác (chỉ có hành động mà không tạo quả), một tên gọi khác là Tâm Tố.

Trong suốt cuộc đời còn lại của vị Thánh Vô lậu tuy dùng danh từ Hữu phần nhưng thật chất là Duy tác trong mọi sự: thiền của bậc Thánh hữu học gọi là Thiền thiện siêu thế, nhưng cũng thiền đó mà bậc Lậu tận thực hiện thì gọi là Duy tác siêu thế. Thần thông của bậc Thánh hữu học và phàm nhân đắc thiền gọi là Thông thiện nhưng với bậc Vô lậu thì sẽ gọi là Thông Duy tác hoặc Thông Tố. Thiền của phàm nhân là Thiền thiện Hiệp thế.

- Đối với phàm nhân thì Thú tướng sẽ là Nghiệp tướng: thiện nghiệp hoặc bất thiện nghiệp Dục giới tích luỹ trong thời bình nhật (cuộc sống hàng ngày). Bậc thánh hữu học còn Nghiệp tướng và cảnh giới chứng đắc làm duyên cho tâm Tục sinh vào Thiện thú. Bậc thánh vô lậu dứt Nghiệp quả tương tục nên không có cảnh Nghiệp tướng, Thú tướng nên sau tâm Cận tử là trạng thái Vô sanh xuất hiện (tạm gọi như vậy cho dễ hình dung, chứ không còn gì xuất hiện ở đây cho bậc Lậu tận).

- Đối với người hoá sanh vào Sắc giới thì tâm hữu phần sẽ là tâm Tục sinh cho kiếp làm Phạm thiên ấy, cảnh Cận tử sẽ là cảnh giới đắc và trú tầng thiền ấy (muốn hoá sanh vào Phạm thiên giới phải dùng tâm thiền đang trú trong thời điểm Cận tử), tương tự với Vô Sắc giới. Đối với người hoá sanh vào 6 cõi Trời Dục thì tâm Cận tử phải là tâm sở Tưởng câu thông với thiện nghiệp Dục giới (bố thí, trì giới, xả ly...) chứ không hẳn là Trần cảnh (vọng động và bất thiện nghiệp Dục giới) - bất thiện nghiệp Dục giới dẫn tới thoái đoạ vào 4 Khổ cảnh Dục giới (địa ngục, ngạ quỷ, a tu la, súc sinh).

Kính.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Kính bạn TK:


Hữu phần cố hữu của kiếp sống hiện tại

- Tâm hữu phần không phải là tâm sở Tưởng mà là phần tiến triển của tâm Tục sinh ở kiếp sống vừa qua

Tâm hữu phần còn có tên là tâm Hộ kiếp tức là bảo hộ kiếp sống của chúng sanh (phàm - thánh)



À .. có một số vấn đề kính bạn TK cho thêm số suy tư về mí định nghĩa sau:

i. - MỘT KIẾP TÂM = nếu tồn tại ở dạng VẬT LÝ .. hay TÂM LÝ .. thì nó QUA GÌ mà vào TẠNG THỨC ?

ii. - và KIẾP TÂM ĐÓ được TÀNG TRỮ trong TẠNG THỨC với hình dạng như thế nào: Tưởng, Thọ, Hành, Sắc, Thức ?


Và xin bạn TK giải thích thêm về:

--->>> ii. HỮU PHẦN CỦA KIẾP: nghĩa là gì ? .. và tồn tại vật lý và tâm lý như thế nào ? ... có thể nào HỮU PHẦN của MỘT KIẾP luôn xuất hiện trong Ý THỨC ?? ...


KLL nguyện lắng nghe [nhưng bi giờ buồn ngủ quá .. sáng mai sẽ tiếp .. nguyên ngày nay bận quá .. mai có thời gian hơn .. ]

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh Khuclunglinh, theo cách huynh nói về tình trạng buồn ngủ của huynh thì hình như huynh đang ở Mỹ chứ không phải ở Việt Nam vì thời điểm đọc-viết bài này là buổi trưa ở Sài Gòn.

Theo câu hỏi của huynh thì mình tìm được một bài giảng của HT.Viên Minh - Trụ trì chùa Bửu Long, Q9 có thể sẽ phù hợp với câu hỏi của huynh (hơn là TK giảng giải dài dòng không đúng trọng tâm câu hỏi của huynh). Nội dung như sau:

(...)

Trước tiên Thập nhị nhân duyên mô tả diễn biến của vòng luân hồi sinh tử trong 3 thời:

Trong những kiếp quá khứ, do thiếu sáng suốt (vô minh) chúng ta đã tạo các hạnh nghiệp (hành), rồi thác sinh vào những cảnh giới tương ứng trong hiện tại. Kiếp sống quá khứ chấm dứt với tử tâm (cuti).

Sau đó thức tái sanh, tức là kiết sinh thức (patisandhi-viññāna) khởi lên nối liền với kiếp sống hiện tại.

Thức này còn gọi là hương ấm thuộc về danh (tâm), kết hợp với tinh cha huyết mẹ thuộc về sắc (thân), tạo thành sự sống của cái phôi gồm đủ hai yếu tố danh và sắc nên gọi là danh sắc.

Dần dần cái phôi lớn lên, sắc hình thành mắt, tai, mũi, lưỡi, thân gọi là ngũ căn, và danh hình thành từ thức gọi là ý căn. Năm căn hòa hợp với ý căn tạo thành tác dụng của lục nhập, tức là 6 cơ quan tiếp nhận đối tượng của chúng.

Khi hình thành một thai nhi đủ điều kiện ra khỏi bụng mẹ, hài nhi ra đời và lục căn bắt đầu tiếp xúc với lục trần. Tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

Sự tiếp xúc giữa căn trần vừa xảy ra thì liền có thọ, tức là những cảm giác khổ, lạc, xả và hỷ. Nói đến xúc tức là đã bao hàm các thức, vì vậy ở đây:

- Nhãn thức thọ xả.
- Nhĩ thức thọ xả.
- Tỷ thức thọ xả.
- Thiệt thức thọ xả.
- Thân thức thọ khổ và lạc.
- Ý thức thọ xả và hỷ (chưa có ưu).

Đã có khổ, lạc, xả, hỷ, thì liền có ưa, ghét khởi lên. Đó là ái. Ở đây ái chính là dục ái, hữu ái, phi hữu ái hoặc dục ái, sắc ái, vô sắc ái như chúng ta đã nói trước đây (đến đây mới có ưu).

Khi đã có ưa, ghét (ái) thì ưa sinh đam mê, ghét sinh hiềm hận. Sự nắm giữ ái như vậy gọi là thủ. Nói rõ hơn thủ có 4 loại:

- Dục thủ là nắm bắt lục dục.
- Kiến thủ là chấp giữ quan niệm.
- Giới cấm thủ là chấp giữ hình thức, nghi lễ.
- Ngã luận thủ là chấp giữ bản ngã, linh hồn.

Do chấp thủ tư kiến, tư dục, hình thức và bản ngã mà chúng ta tạo nghiệp. Đó chính là hữu. Hữu tức là tạo tác để trở thành (becoming), có nghĩa là tạo nghiệp bất thiện, thiện và bất động.

Ái có dục ái, sắc ái, vô sắc ái nên hữu (nghiệp) cũng có dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu, nghĩa là tạo nghiệp để tái sinh trong tương lai ở 3 cõi 6 đường.

- Nghiệp bất thiện thì tương lai tái sinh trong 4 đường khổ: địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, a-tu-la.

- Nghiệp vừa thiện vừa bất thiện thì tương lai tái sinh vào cõi người.

- Nghiệp thiện thì tương lai tái sinh trong các cõi trời dục giới như Tứ đại thiên vương, Đao lợi, Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc thiên, Tha hóa tự tại thiên.

- Nghiệp sắc giới thì sẽ tái sinh vào các cõi sắc giới, tùy theo sự chứng đắc của mình.

- Nghiệp bất động thì tương lai tái sinh trong các cõi vô sắc giới, tùy theo khả năng thiền định của mình.

Khi đã tái sinh thì lại tạo nghiệp và đưa đến già chết (lão tử), cứ thế sinh sinh tử tử trong vòng luân hồi lẩn quẩn triền miên.

Tóm lại, từ vô minh đến ái dục, từ tạo nghiệp đến gặt quả, từ tái sinh đến già chết, đó là những gì được mô tả rõ ràng qua các yếu tố điều kiện phát sinh trong Thập nhị nhân duyên.


(...)

Dẫn nguồn: https://www.budsas.org/uni/u-ttht/ttht-07.htm

Ở đoạn trích này, xin huynh lưu ý danh từ Kiết sinh thức chính là yếu tố quyết định chu trình tái sanh một kiếp sống mới của chúng sanh.

- Về câu hỏi của huynh:
ii. HỮU PHẦN CỦA KIẾP: nghĩa là gì ? .. và tồn tại vật lý và tâm lý như thế nào ? ... có thể nào HỮU PHẦN của MỘT KIẾP luôn xuất hiện trong Ý THỨC ?? ...

thì TK xin trả lời bằng một ví dụ cụ thể: khi huynh chìm sâu vào giấc ngủ sâu không mộng mị, đó chính là tâm Hữu phần hoạt động, đó cũng là trạng thái bất tỉnh nhân sự, hoặc trạng thái của người ngủ trong thiền (nói ngủ cũng sai mà nói tỉnh cũng không đúng) nhưng họ không biết rõ cái gì đã diễn ra trong lúc họ ngồi thiền mà cứ nghĩ rằng họ bị mất ý thức một lúc lâu - tình trạng "ngủ mà không ngủ" này được gọi là chìm vào dòng Hữu phần, chứ không phải là nhập định.

Thân ái.



Kính bạn TK:

Hữu phần cố hữu của kiếp sống hiện tại

- Tâm hữu phần không phải là tâm sở Tưởng mà là phần tiến triển của tâm Tục sinh ở kiếp sống vừa qua

Tâm hữu phần còn có tên là tâm Hộ kiếp tức là bảo hộ kiếp sống của chúng sanh (phàm - thánh)

À .. có một số vấn đề kính bạn TK cho thêm số suy tư về mí định nghĩa sau:
i. - MỘT KIẾP TÂM = nếu tồn tại ở dạng VẬT LÝ .. hay TÂM LÝ .. thì nó QUA GÌ mà vào TẠNG THỨC ?
ii. - và KIẾP TÂM ĐÓ được TÀNG TRỮ trong TẠNG THỨC với hình dạng như thế nào: Tưởng, Thọ, Hành, Sắc, Thức ?

Và xin bạn TK giải thích thêm về:
--->>> ii. HỮU PHẦN CỦA KIẾP: nghĩa là gì ? .. và tồn tại vật lý và tâm lý như thế nào ? ... có thể nào HỮU PHẦN của MỘT KIẾP luôn xuất hiện trong Ý THỨC ?? ...

KLL nguyện lắng nghe [nhưng bi giờ buồn ngủ quá .. sáng mai sẽ tiếp .. nguyên ngày nay bận quá .. mai có thời gian hơn .. ]

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Kính bạn TK:

*** KLL rất kính trọng cái "VÔ ÚY" của bạn TK .. mí chuyện thiền định vi diệu pháp, duy thức nhức đầu như vậy .. mà bạn DÁM LAO VÀO NHƯ KHÔNG ... tâm của bạn cũng có SỰ LẮNG ĐỌNG .. TRÔI LẶNG LẼ GIỐNG "HỮU PHẦN" rùi ... [smile]

KLL hồi xưa nhà ở Tam Hiệp, nên cũng có chút quen thuộc với vùng Bửu Long ... chỉ không quen HT Viên Minh thôi [smile .. hơi uổng ]

Nhưng mà tạm tập trung vào định nghĩa HỮU PHẦN trước ...

Diễn biến của 1 tâm sinh diệt như thế này:

Dòng tâm thức khi ở trạng thái tĩnh lặng, chưa có tác động của 1 đối tượng nào hết thì nó trôi chảy âm thầm lặng lẽ, ẩn tàng trong chiều sâu của sự sống nên gọi là hữu phần (hữu phần gọi là bhavanga: anga là phần, bhava là hiện hữu, sự sống).

Hữu phần là phần tiềm ẩn duy trì sự hiện hữu trôi chảy liên tục của dòng tâm.

Khi mình ngủ hoặc khi mình bất tỉnh thì lúc đó không có một đối tượng gì tác động để tâm mình khởi lên cả (trừ lúc chiêm bao).

Tâm đang ở trạng thái tĩnh lặng - tĩnh lặng mà luôn luôn trôi chảy. Cho nên đúng ra phải nói là bhavanga atīta tức là hữu phần cứ trôi qua, trôi qua, tức là trôi chảy liên tục. Duy Thức gọi là "hằng chuyển như bộc lưu". Khi hữu phần đang trôi chảy như vậy, chợt có một đối tượng tác động vào khiến hữu phần này rung động lên hai lần gọi là bhavanga calana. Khi hữu phần rung động thì cái dòng trôi chảy ấy liền dừng lại. Không phải là dừng lại dòng trôi chảy mà là dừng lại tình trạng trôi chảy ẩn tàng lặng lẽ, nên gọi là hữu phần dừng lại: bhavanga upaccheda.

Hữu phần dừng lại và tâm bắt đầu khởi lên qua các căn để thu nhận, đánh giá, phản ứng v.v... trên đối tượng tác động:




Hữu tức là Có ... nhưng cái có này là dạng "CHƠN" = tức là NHẤT ... như là tam tổ Tăng Xán viết:

Nhất không đồng Lưỡng

tề hàm vạn tượng - Tín Tâm Minh, Tăng Xán


cho nên cái "CÓ" này nó hiện hữu và "CHUYÊN CHỞ" = tất cả mọi thứ trên đời .. đủ mọi kiếp sống trong đời ... và làm nên dòng tuôn chảy đó ...


hay như Tuệ Trung Thượng Sĩ viết:

chí đạo vô nan mạc đạo nan

hồi đầu chuyển não giác man can

tương tâm khướu hướng cầu tâm niệm

đại tự niêm ngư thường trúc can

như vậy .. CÁI HỮU PHẦN "LẶNG LẼ TRÔI HOÀI" đó .. không ai biết nó là gì ...


- như ở trong bài khác, đức Phật nói đến CON GÀ CON đạp vỏ trứng KHÁI NIỆM chui ra được .. là bởi vì NÓ CÓ CHÂN [smile]

- nhưng chúng ta có KHỔ .. thò tay vào lửa ... rút ra được bởi vì chúng ta CÓ HỮU PHẦN .. nó LƯU CHUYỂN .. TỰ RÚT RA KHỎI LỬA [smile]

vậy hôm nay .. chúng ta .. tạm tìm kiếm HỮU PHẦN là cái gì .. cùng suy tư về nó ...


xem tại sao như là CÔNG THỨC thày VM vẽ:

HỮU PHẦN --> RÚNG ĐỘNG --> TÂM [hành thức thọ tưởng sắc] ---> HOÀN TRỞ VỀ HỮU PHẦN [smile]


vậy HỮU PHẦN ĐÓ .. NÓ LÀ CÁI GÌ ?

KLL
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Kính bạn TK:

[chúng ta tiếp chứ ... smile]

Khi hữu phần rung động thì cái dòng trôi chảy ấy liền dừng lại. Không phải là dừng lại dòng trôi chảy mà là dừng lại tình trạng trôi chảy ẩn tàng lặng lẽ, nên gọi là hữu phần dừng lại: bhavanga upaccheda.


và như vậy Vi Diệu Pháp đoạn này định nghĩa công thức

Hữu Phần --> Rúng Động --> Dứt Dòng --> Hữu Phần

và Vi Diệu Pháp ghi chú đoạn này, là: Không phải là dừng lại dòng trôi chảy mà là dừng lại tình trạng trôi chảy ẩn tàng lặng lẽ,


Thật là giống hệt lời Tam Tổ Tăng Xán nói:

Tròn đồng thái hư

không thiếu không dư - Tín Tâm Minh



Như vậy ... Hữu Phần .. kể từ khi có TÂM = có HỘ KIẾP nó trở thành SÔNG CÁI .. cha ông ta hay nói: SÔNG CÁI CHẢY LÙ ĐÙ .. LỜ ĐỜ .. vậy mà cái gì cũng là NÓ CHUYÊN CHỞ [smile]


Bây giờ chúng ta chỗ HỮU PHẦN BIẾN MẤT .. .= NHẤT trở thành THÁI HƯ ..


vậy còn những gì chúng ta THẤY là cái gì TÂM đó là NHỊ ... [smile]


vậy NHỊ ở đâu ra ??

- Cất ở đâu .. chẳng hạn chúng ta nói CÁI TA . .thì CÁI TA đó nó có tới TỨ TƯỚNG: Thọ Giả Tướng, Chúng Sanh Tướng, Nhân Tướng, NGã Tướng .. tứ tướng đó "ĐỂ Ở ĐÂU" ?? .. và ở DẠNG GÌ ??


mà bạn TK thấy đúnng không ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Chào buổi sáng bên kia đại dương! Kính huynh KLL,

Dựa theo những gì Huynh KLL trả lời Hữu phần kia có ý nghĩa thế nào thì TK có vài điểm muốn trình bày với huynh, xin huynh xem và bổ túc cho TK được thêm hiểu biết.

Khi hữu phần rung động thì cái dòng trôi chảy ấy liền dừng lại. Không phải là dừng lại dòng trôi chảy mà là dừng lại tình trạng trôi chảy ẩn tàng lặng lẽ, nên gọi là hữu phần dừng lại: bhavanga upaccheda.

Không biết huynh lấy ý nghĩa này đâu ra nhưng TK chắc chắn không phải từ Vi Diệu Pháp (A tỳ đạt ma) của tạng Luận Pali mà có thể từ tạng Luận Sankrit. Bởi vì cách lý giải không phù hợp với quy luật sinh tiến dị diệt (vô thường, khổ tướng) của pháp hữu vi, có thể huynh lý giải theo Tạng Duy thức thì phải? Ở đây xin lưu ý với 2 truyền thống PG Phát triển (Mahayana) thì dựa vào Duy thức vốn là hệ thống lý luận được nâng cấp từ nền tảng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma/ A tỳ đạt ma/ A tỳ đàm) của PG Nguyên Thuỷ (Theravada), trải qua ngàn năm phát triển đã hình thành hệ thống lý luận khác xa nhau rất nhiều. Thêm nữa huynh tuy nói là bàn luận về Vi Diệu Pháp nhưng lại viện dẫn kiến thức của Thiền Tông rất nhiều, tài tình và cụ thể. Ở một khía cạnh nào đó, theo TK nghĩ thì khó có thể kết nối Abhidhamma với Thiền Tông, nhưng Duy Thức thì hoàn toàn có thể. Kính huynh, xin rõ ràng vấn đề cơ sở lý luận để tiện đường trao đổi kiến thức lâu dài.

TK xin gởi đến huynh lộ tâm có Hữu phần (ký hiệu Bh), đây là lộ tâm nhập định có Hữu phần Rúng động, Dứt dòng, Khai ý môn (1/5 - ngũ song thức) và kết thúc sau khi rời khỏi trạng thái thiền (bất định số tâm thiền sinh diệt - thời gian nhập định là tuỳ khả năng từng thiền giả) là 2 tâm Hữu phần rồi tới đoạn Rúng động, Dứt dòng, Khai ý môn, 7 động lực (thiện dục giới - vì cảnh sống thường nhật là người nhân loại), rồi tiếp đó là dòng Hữu phần tiếp tục sinh diệt diễn tiến. 1 vòng tròn là ký hiệu cho 1 sát na tâm sinh diệt, nên không có chuyện [dừng lại tình trạng trôi chảy ẩn tàng lặng lẽ] như huynh đã nêu trên.

qttp-hinh27.jpg


1 đơn vị sát na tâm bằng khoảng 1/triệu giây thì làm gì có chuyện dừng lại được trạng thái sinh diệt liên tục của pháp hữu vi??? Dù là vị Phật cũng không thể có uy quyền buộc dòng Hữu phần (lúc này là dòng tâm Duy tác) dừng lại hẳn, bởi vì tâm hành này thuộc Hành uẩn của Tâm, ngũ uẩn cũng thể mất đi nếu vị Phật Chánh Giác chưa tịch diệt bát niết bàn thì sinh mạng và sinh hoạt của Ngài ở cõi nhân loại vẫn thể hiện như người bình thường (trừ những lúc đặc biệt).

- Còn chuyện trở thành [Thái Hư] như huynh nói thì càng không phải thuộc về kiến thức Phật học mà thuộc về Lão giáo Tiên đạo, có lẽ vì cao hứng mà huynh đã bước sang hệ thống lý luận ngoại đạo chăng?

- Và cụm [- Cất ở đâu .. chẳng hạn chúng ta nói CÁI TA . .thì CÁI TA đó nó có tới TỨ TƯỚNG: Thọ Giả Tướng, Chúng Sanh Tướng, Nhân Tướng, NGã Tướng .. tứ tướng đó "ĐỂ Ở ĐÂU" ?? .. và ở DẠNG GÌ ??] theo TK là không phù hợp trong kiến thức của Tạng Vi Diệu Pháp Pali, mà ở một khía cạnh khác của pháp Hữu vi và chỉ có PG Phát triển mới dùng tới 4 Tướng này để xiển dương công hạnh của Bồ tát Đạo mà thôi. Ý của TK là huynh nên rõ ràng từ ban đầu, không nên nhặp nhằng 2 hệ thống lý luận cùng lúc sẽ gây sự khó hiểu, khó tiếp thu cho người tìm học. Nếu ai cũng có kiến thức của cả 2 hệ thống lý luận PGBT và PGNT thì dễ dàng rồi, phải không huynh?

- Câu cửa miệng của huynh [thấy đúng không?] thì trong trường hợp này TK trả lời là huynh Trật đường ray xe lửa rồi đó ạ!

Kính huynh. Chắc là TK phải gọi huynh KLL là Chú/Bác chứ không thể gọi Huynh được, e là thất kính.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Ha ha ha ah .. Kính bạn TK,

tui năm nay 48 tuổi .. [smile]


để chúng ta cùng xem lại đoạn đó ..

Diễn biến của 1 tâm sinh diệt như thế này:

Dòng tâm thức khi ở trạng thái tĩnh lặng,

chưa có tác động của 1 đối tượng nào hết thì nó trôi chảy âm thầm lặng lẽ,

ẩn tàng trong chiều sâu của sự sống nên gọi là hữu phần (hữu phần gọi là bhavanga: anga là phần, bhava là hiện hữu, sự sống).



Hữu phần là phần tiềm ẩn duy trì sự hiện hữu trôi chảy liên tục của dòng tâm. Khi mình ngủ hoặc khi mình bất tỉnh thì lúc đó không có một đối tượng gì tác động để tâm mình khởi lên cả (trừ lúc chiêm bao). Tâm đang ở trạng thái tĩnh lặng - tĩnh lặng mà luôn luôn trôi chảy. Cho nên đúng ra phải nói là bhavanga atīta tức là hữu phần cứ trôi qua, trôi qua, tức là trôi chảy liên tục. Duy Thức gọi là "hằng chuyển như bộc lưu". Khi hữu phần đang trôi chảy như vậy, chợt có một đối tượng tác động vào khiến hữu phần này rung động lên hai lần gọi là bhavanga calana. Khi hữu phần rung động thì cái dòng trôi chảy ấy liền dừng lại. Không phải là dừng lại dòng trôi chảy mà là dừng lại tình trạng trôi chảy ẩn tàng lặng lẽ, nên gọi là hữu phần dừng lại: bhavanga upaccheda.

Hữu phần dừng lại và tâm bắt đầu khởi lên qua các căn để thu nhận, đánh giá, phản ứng v.v... trên đối tượng tác động:

Hữu Phần --> Hữu Phần Rung Động Dừng Lại --> Tiến Trình Tâm ---> Trở Lại Hữu Phần



** chỗ đánh đậm có nghĩa là "CHỖ KHÔNG AI THẤY NÓ" là gì ... và tên của nó không phải là TÂM SINH DIỆT ... cho nên tên của nó là CHƠN TÂM ... đúng không ? [smile]

** một chú thích khác là KHÔNG AI BIẾT HỮU PHẦN --> RUNG ĐỘNG --> TÂM --> TRỞ LẠI HỮU PHẦN [chỉ có người từng thấy HỮU PHẦN là TÁCH BIỆT VỚI TÂM ... không phải là TÂM nữa thì mới nhìn thấy như vậy thôi ... đúng không ]


cho nên .. cái phần ở GIỮA = TÂM SINH DIỆT ... ĐẦU là HỮU PHẦN .. ĐUÔI LÀ HỮU PHẦN .. GIỮA LÀ HỮU PHẦN = đều RẤT ÍT NGƯỜI THẤY [smile]

đúng không ?



Mà nếu cái dòng tâm thức tĩnh lặng đó .. không được nhìn như là CHƠN TÂM .. thì nó chỉ còn duy nhất một cách nhìn khác:

- HIỆN HÀNH [tức là như cái RẠP PHIM VẬY .. hỏng có ai vô .. chưa tới giờ .. thì vắng tênh .. HỎNG CÓ AI Ở ĐÓ ... smile]


bạn TK chọn 1 trong hai món này .. coi bạn chọn HỮU PHẦN là cái gì ?

- Chơn Tâm ?

hay là

- Hiện Hành ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh KLL (48t thì gọi Huynh còn được, chưa đến mức bất kính...may mắn cho TK này quá! TK đi sau huynh hơn một thập kỷ nên còn bé con lắm ạ!)

Trong bài này của huynh, TK đồng ý với huynh 1 điểm là danh từ [Chơn Tâm] bởi đó sẽ phù hợp với tâm Duy tác của vị thánh Vô Lậu, bởi nếu không dùng danh từ này chỉ còn danh từ Duy tác mà thôi. Tuy nhiên ở đây cần nói thêm là Chơn Tâm không dành cho tất cả ngũ uẩn có chứa phiền não kiến thủ, dục thủ, hữu ái thủ, phi hữu ái thủ mà thời nay rất nhiều vị Giảng sư cho rằng chúng sanh ai cũng có Chơn Tâm tức là Phật tánh, thậm chí có nhiều vị còn dễ dãi khẳng định là Phật và chúng sanh cũng như nhau, hoặc giả là không cần tu tập chi cũng thành Phật dễ dàng.

Nếu dễ dàng như thế thì mắc giống gì chư Phật Chánh giác phải trải qua vô lượng a tăng kỳ kiếp để hoàn thành Thập độ x3 (hoặc Lục độ x3) ba la mật chi cho mệt mỏi vậy? và chư Bồ tát phải trải qua 52 quả vị đơn-phức (theo kinh Lăng Nghiêm - PGBT) làm chi cho mất quá nhiều thời gian như vậy? Đâu phải dễ mà trụ ngôi Nhất sanh bổ xứ đâu ạ?

Kính huynh !
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ..kính bạn TK:

nhiều khi còn phụ thuộc ở chỗ: TÂM từ đâu mà đến ...

nếu gọi là HỮU PHẦN là CHƠN ... thì "những tâm lộ" cũng dễ giải thích hơn nhiều rồi ..


chỉ cần BIẾT CHỖ ĐEM CHÚNG CẤT Ở ĐÂU .. cứ vào chỗ đó .. DỌN HẾT ...

mà đúng không ?

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính huynh KLL,

Thật không dễ đâu ạ, đệ không biết Đốn ngộ hay Triệt ngộ theo truyền thuyết có Dọn hết một lúc không ạ?


ha ha ha ..kính bạn TK:

nhiều khi còn phụ thuộc ở chỗ: TÂM từ đâu mà đến ...

nếu gọi là HỮU PHẦN là CHƠN ... thì "những tâm lộ" cũng dễ giải thích hơn nhiều rồi ..


chỉ cần BIẾT CHỖ ĐEM CHÚNG CẤT Ở ĐÂU .. cứ vào chỗ đó .. DỌN HẾT ...

mà đúng không ?

KLL
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kính huynh KLL,

Thật không dễ đâu ạ, đệ không biết Đốn ngộ hay Triệt ngộ theo truyền thuyết có Dọn hết một lúc không ạ?

Góp vui với quý đạo hữu,

Triệt ngộ thì không mê lầm, vì không mê lầm nên không làm việc lầm lẫn.

Chứ chẳng phải mọi việc làm đều tự nó không lầm lẫn theo nghĩa "vô công dụng".

Đây là nhờ "hữu công dụng" mà không có lầm lẫn !

Xin hết !

Kinh Thủ Lăng Nghiêm đã viết:
Tâm Bồ Đề sanh, thì tâm sanh diệt được diệt, ấy cũng là sanh diệt; khi sanh và diệt đều sạch, mới gọi là vô công dụng đạo.

 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Đa tạ Ngài chỉ giáo!


thanks.jpg
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên