Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Tổng quan:


Con người của chúng ta ai cũng có một quan điểm riêng về thế giới và cuộc sống của mình, thế giới quan như thế nào thì nhân sinh quan như thế đó. Do đó tôi không muốn nói gì nhiều về nhân sinh quan của Phật giáo, vì chỉ cần nắm rõ thế giới quan của nó là tự khắc rút ra được cách sống sao cho phù hợp với cách hiểu về thế giới mà mình sống. Cũng như Thiên chúa giáo cho rằng thế giới và con người là do Thiên chúa tạo ra, ai thờ phụng ngài thì sau khi chết sẽ được lên thiên đàng, còn ai phỉ báng ngài thì sau khi chết sẽ bị đày xuống địa ngục…Từ đó các tín đồ phải tôn thờ chúa, cố sống sao cho khỏi phật ý ngài để được lên thiên đàng.

Trước khi nói về thế giới quan của pg, tôi xin giải thích hai từ căn bản mà nhiều người còn hiểu sai, sau đó liệt kê lại các quan điểm khác nhau về thế giới:
1/ Vật: là vật chất, tức là vạn vật xung quanh chúng ta, kể cả thân xác của con người.
2/ Tâm: là tâm thức, tức là ý thức, suy nghĩ, tâm hồn, tình cảm của con người.

Sau đây là những trường phái triết học khác nhau:
_ Bất khả tri thì cho rằng con người không thể biết được thế giới thực chất là cái gì cả.
_ Người theo chủ nghĩa hoài nghi thì nghi ngờ hết mọi thứ, kể cả vấn đề nhận thức.
_Nhị nguyên luận: cho rằng thế giới được tạo ra từ hai bản nguyên khác biệt nhau, đó là vật chất và ý thức. Tức là cả hai thứ đều có sẵn, cùng tồn tại với nhau.
_ Duy vật: cho rằng thế giới do vật chất tạo ra mọi thứ, kể cả tâm thức của con người.
_ Duy tâm: cho rằng thế giới do tâm thức tạo ra mọi thứ trong thế giới này.

Riêng duy tâm có hai loại là duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan.
_ Duy tâm chủ quan: cho rằng cái tâm tạo ra thế giới chính là tâm thức của bản thân mình.
_ Duy tâm khách quan: cho rằng cái tâm tạo ra thế giới là một thực thể siêu việt, không phải là vật chất cũng không phải là tâm thức của con người, mà chính nó là nguồn cội tạo ra hết mọi thứ, kể cả tâm thức của con người. Đây chính là thế giới quan của các tôn giáo phương Tây. Quan điểm này còn được gọi là Duy linh.



Bản chất và hiện tượng:



Ai cũng biết hai từ này nghĩa là gì rồi nhưng thường lầm lẫn trong phật học nên tôi muốn nói kỹ để phân biệt và tránh ngộ nhận. Tức là tìm hiểu được bản chất của vấn đề thì sẽ biết được hiện tượng diễn biến của nó.

Trong khoa học, lý tưởng của ‘thuyết tối hậu’ là tìm ra những vật thể nhỏ nhất, không thể phân chia, từ những đặc điểm của chúng có thể hiểu được mọi thứ đang diễn ra trong vũ trụ.

Theo các đạo giáo của phương đông, vạn vật trong vũ trụ đều có cùng một bản thể (vạn vật đồng nhất thể). Ví dụ như những hiện tượng khác nhau: sóng, hơi nước, băng, tuyết, sương mù…đều có chung một vật thể căn bản là nước.



Thế giới quan của Phật giáo:



Con người thường hay thắc mắc rằng thế giới và con người chúng ta từ đâu mà có? Như trên đã nói, có nhiều quan điểm khác nhau giải thích cho câu hỏi muôn thuở này. Vậy còn Phật giáo thì giải thích ra sao?

Đức Phật cho rằng do con người bị u mê không sáng suốt nên dẫn đến lầm lẫn, chấp nhất và tin tưởng vào những quan điểm sai lạc. Do dựa vào những kiến chấp sai lầm dẫn đến những thắc mắc sai lầm. Một sai lầm căn bản nhất là ‘chấp có’, tức là cho rằng thế giới là có thật, con người là có thật. Chính từ tà kiến ‘chấp có’ của con người đã dẫn đến thắc mắc như trên.

Ví dụ như trên sa mạc, thấy có ảo ảnh nước từ đằng xa, nhiều người tưởng là nước thật bèn thắc mắc rằng nước đó từ đâu ra. Thế là mỗi người mỗi ý, người cho rằng do từ mạch nước ngầm chảy ra, người cho rằng do có con sông đâu đó đem nước tới…

Vậy thì dựa vào đâu mà Phật lại bảo là không có trong khi ai nấy đều thấy như vậy, lẽ nào lại sai?

Đó là ngài dựa vào lý duyên khởi, cho rằng ‘cái này có là do cái kia có’, tức là vạn vật đều không tự có mà sự hiện hữu đều phụ thuộc nhau mà có. Như vậy thì mọi vật đều ‘có’ một cách giả tạo chứ không thật vì chúng không tự thân hiện hữu.

Đến đây lại nảy sinh tiếp một câu hỏi: Tại sao vạn vật lại có biểu hiện như vậy? Đó là vì:



Vạn vật không có bản thể:



Trong phật học thường hay dùng nhiều tên gọi khác nhau để nói về cùng một thứ. Chẳng hạn ‘bản thể’ còn gọi là ‘bản ngã’, ‘bản tánh’, ‘tự tánh’…

Con người bị vô minh nên luôn chấp có và chấp ngã. Chấp có thì ở trên đã nói rồi, còn chấp ngã là cho rằng cái gì cũng có bản ngã, tức là thực thể có thật, tự thân hiện hữu (hằng hữu), vô sinh bất diệt. Tức là mọi người đều cho rằng thế giới hẳn phải có một hoặc nhiều thực thể làm nền tảng để tạo ra vạn vật. Khoa học cho rằng thế giới do những thực thể nhỏ nhất giống như những viên gạch tạo ra thế giới, thế nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra. Thiên chúa giáo thì cho rằng do Thiên chúa tạo ra, nhưng chỉ là đức tin chứ không thể chứng minh được.

Ấn độ giáo cũng như vài đạo giáo phương đông khác thì cho rằng vạn vật đều cùng có một bản thể vô sinh bất diệt, mọi thứ đều là sự biến hóa diệu dụng của nó mà thành, hoặc do nó mơ tưởng mà thành. Tất nhiên là họ chỉ tin suông thôi chứ không thể chứng minh được cái đó có thật. Ngay cả về mặt lý thuyết thì cũng không thể giải thích cho hợp lý được. Chẳng hạn tại sao ‘cái một’ đó, cái thực thể đó lại phải biến hóa hay mơ mộng, vậy là phải có cái gì tác động vào nó rồi. Mà như vậy thì biết đâu còn có cái cơ bản hơn sinh ra nó…
(Nhiều Phật tử đã sa chân vào quan điểm ‘vạn vật đồng nhất thể’ của ngoại đạo, tôi sẽ giải thích sau).

Trái ngược với mọi quan điểm khác, Phật giáo cho rằng sở dĩ vạn vật biến hóa sinh diệt không ngừng như vậy là do chúng không có bản thể. Do đó cách thế hiện hữu của chúng là duyên hợp mà có, duyên tan lại thành không, không có cái này là duyên sinh ra có cái khác, cứ nối tiếp nhau mà thành có rồi không liên tục.



Những ngộ nhận và giải thích về thế giới quan của Phật giáo:



Nhiều người hay hiểu sai về Phật giáo, nguyên nhân không chỉ do tự bản thân họ không chịu ‘y nghĩa bất y ngữ’ mà còn do cách diễn giải của kinh sách mà ra. Mà sở dĩ kinh sách diễn giải không đúng ý lại do nhiều nguyên nhân: theo lối tư duy của con người nên ngôn từ bị giới hạn theo, nương theo kiến chấp của người đời, thích làm mới cách diễn đạt…

1/ Bản thể:

Đây là lầm lẫn ‘chết người’ nhất của các Phật tử. Phật giáo chế ra nhiều tên gọi khác nhau làm nhiều người lầm tưởng, nhưng thật ra chúng đều là một. Chẳng những vậy kinh sách lại còn cho rằng dùng lối nói khẳng định khi giảng giải làm cho người đọc càng hiểu sai. Thật ra thì không có ‘cái một’ nào cả, cũng không nên hiểu sai rằng vạn vật đều có chung một bản thể. Bởi vì như vậy thì sai với quan điểm vô ngã và duyên khởi. Phải hiểu cho đúng rằng vạn vật đều không có bản thể. Còn nếu nói theo lối khẳng định thì ‘vạn vật có cùng một bản chất’. Kinh sách thay vì nói ‘không có bản thể’ thì có khi nói ‘có bản thể trống không’, làm nhiều người lầm tưởng là ‘có một bản thể, bản thể này có đặc tính trống không’

Trước khi nói thêm tôi xin lấy ví dụ trước cho dễ hiểu. Chúng ta đều nói về phương hướng và hiểu rằng đó chỉ là tương đối, chứ còn tuyệt đối thì không có phương hướng. Chẳng hạn hướng phải của tôi lại là hướng trái của người đứng đối diện.

Chúng ta tìm hiểu Phật giáo để làm gì? Chắc là Phật tử nào cũng cho rằng: là để giác ngộ, nhập Niết bàn, giải thoát sinh tử. Đúng rồi, nhưng hỏi tiếp rằng Niết bàn là gì thì rất nhiều người bắt đầu cứng họng, chỉ đọc kinh thấy nói nó là một thứ gì đó mà không phải là có hoặc không, vô sinh bất diệt, rồi nào là còn có đặc tính thường lạc ngã tịnh…Rồi lại dùng từ ‘Phật tánh’, kinh nói rằng ai cũng có Phật tánh vô sinh bất diệt ở trong người làm cho các Phật tử rất khoái chí. Chưa hết, kinh bảo rằng do con người bị vọng tâm chi phối, hãy trở về với Chân tâm thường hằng bất diệt…nhưng mà cũng không ai hiểu Chân tâm là cái chi chi cả.

Nếu liệt kê ra những tên gọi khác về Bản thể trong kinh sách PG thì đếm trên đầu ngón tay chắc không hết, nhưng thật ra những từ ngữ mà kinh sách Phật giáo hay nói như trên đều ám chỉ đến chỉ một thứ: Bản thể. Phật nói rằng không có bản thể, nếu cho rằng những thứ trên chính là nó, vậy té ra không có Niết bàn, Phật tánh, Chân tâm…? Nếu mục đích ‘liễu thoát sinh tử’ mà không còn thì học phật pháp làm cái quái gì nữa?...

Đúng ra phải nên hiểu như thế này. Do con người chỉ là một tập hợp của 5 uẩn, phân tích từng uẩn một đều không có cái tôi/ta, tức là bản thể của con người. Do trước đây còn u mê tưởng rằng mình có cái tôi thật, chứ thật ra không có cái tôi nào được sinh ra và chết đi, mà đó chỉ là giả thể do duyên hợp sinh ra và chết đi. Nói khác đi, con người cũng như vạn vật, đều là giả hợp do duyên sinh, nên những hình tướng sinh diệt đều là giả ảo chứ không phải thật.

Dựa theo ví dụ về phương hướng ở trên đã nói, có thể nói rằng, sinh diệt là tương đối, còn xét về mặt tuyệt đối thì không hề có sinh diệt. Hoặc nói khác, về mặt hiện tượng thì thấy có sinh diệt, nhưng về mặt bản chất thì không có sinh diệt. Điểm mắc mứu là đây: bản chất cũng giống như bản thể. Nhưng lại khác nghĩa nhau: khi nói ‘bản chất – hiện tượng’ thì đó là hai ý niệm, còn nói ‘bản thể - hiện tượng’ thì đó là nói về thực thể và giả thể.

Do vậy Niết bàn trong PG nên hiểu theo nghĩa là bản chất của thế gian, chứ đừng hiểu theo nghĩa là bản thể tự tánh. Đến đây chúng ta lại tìm hiểu tiếp về tâm thức nhị nguyên của con người. Trong tâm thức chúng ta chia chẻ sự vật ra làm hai, mặt tương đối là thế gian có sinh có diệt, mặt tuyệt đối là niết bàn vô sinh bất diệt. Như vậy thì cái Niết bàn mà kinh sách cho rằng thế này thế kia cũng là do tâm tạo, dùng để giảng giải cho con người được giác ngộ mà thôi. Vậy thì cái Niết bàn thật sự là gì? Nó ở đâu? Câu hỏi này cũng ví như hỏi không khí là gì, ở đâu? Nếu trả lời rằng nó ở ngay trước mắt thì lại hỏi là sao không nhìn thấy…

Thế giới chúng ta đang sống lúc chưa học phật pháp thì nghĩ là nó có thật, khi học thì biết là nó không có thật. Nhưng nhiều người đừng vì ngôn từ mà hiểu sai ý, cho rằng nó giả tạo, không có thật thì lại từ người chấp có trở thành người chấp không. Vì khi cho rằng nó giả ảo, không thật thì ắt phải có cái thật thì mới cái giả. Đúng vậy, nhưng khác với Ấn giáo, Phật giáo phủ nhận mọi thực thể. Do đó khi nói thế gian chỉ là giả ảo không thật có, là vì người đời hiểu sai rằng thế gian là có thật. Khổ nỗi tâm thức nhị nguyên của con người thì phải là hoặc có hoặc không, nên hễ bác bỏ chấp có thì phải dùng từ ‘không có’ chứ không biết dùng cách nào khác để nói.

Trước đây tôi đã chứng minh rằng trong Vô thường đã có Thường, giờ thì tìm hiểu ‘Có’ và ‘Không’ đều cho thấy là do tâm thức con người tạo ra cả. Khi chúng ta nói rằng ‘có một cái gì đó’ thì tâm thức chúng ta liền hình dung đến ‘không có’. Ví dụ như nói ‘tất cả đều là một’ thì trong đầu tưởng tượng ra ‘chỉ có cái một, ngoài ra không có cái gì khác’. Có và không luôn đi liền nhau, ý niệm này sinh ra ý niệm kia, cũng giống như những cặp ý niệm đối đãi nhau. Thế giới này giống như các hạt ảo trong chân không lượng tử. Trước kia người ta tưởng rằng ngoài vũ trụ là hư không, nhưng thật ra không phải vậy, vì khắp mọi nơi đều là chân không lượng tử, sinh ra vô số các cặp hạt ảo rồi ngay sau đó va chạm nhau rồi biến mất, trả lại năng lượng cho chân không.

Đến đây chúng ta lại gặp phải một từ trong phật học, gọi là ‘bất nhị’, để diễn đạt cách nói về bản chất của vạn vật, tức Niết bàn. Do tâm thức của chúng ta đặt để cho thế giới là có hoặc không có, chứ bản chất của nó đâu phải vậy. Do đó khi kinh giảng giải duy tâm luận, thì chúng ta có nghe đến hai từ ‘vọng tâm’ và ‘chân tâm’, thì cái gọi là chân tâm cũng tức là niết bàn. Do đó đừng hiểu sai rằng có một cái Chân tâm có thật nào đó, mà đó là một ý niệm về tuyệt đối. Giống như ví dụ về Tương đối – Tuyệt đối, thay vì hiểu đúng là ‘tuyệt đối không có hướng trái hay hướng phải’ thì bị hiểu sai thành ‘có cái tuyệt đối không có hướng trái hay hướng phải’.

Kết luận: giống như một đồng tiền có hai mặt, khi phân tích một vật thì thành ra có hai ý niệm về tương đối và tuyệt đối, nhưng chúng chỉ là hai mặt của cùng một vật. Như vậy thì rõ là Niết bàn chính là thế gian này, được hiểu theo khía cạnh bản chất tuyệt đối của sự vật. Ngoài ra còn rất nhiều từ khác nữa. Chẳng hạn Phật tánh cũng là một tên gọi khác của Niết bàn, nhưng có khi gọi là Không tánh, hoặc là Nhân tánh (không tánh trong con người) Pháp tánh (không tánh trong vạn vật)…Cùng một sự vật, nhưng khi giảng giải được chia ra thành hiện tượng và bản chất, chứ thật ra chúng không lìa nhau, chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề mà thôi.

2/ Duy tâm:

Khi Phật giáo giải thích theo kiến giải duy tâm luận thì phải hiểu đó là duy tâm chủ quan. ‘Tâm’ trong Phật giáo chính là tâm thức của con người, chứ không phải một thực thể xa lạ nào khác. Từ hướng nhìn này chúng ta thấy rõ ràng thế giới là giả ảo, không còn thật như duy vật luận nữa. Nguyên lý duyên khởi ngày càng được khoa học xác nhận là đúng đắn. Chẳng hạn không thời gian, trước đây tưởng là có thật, giờ thì khoa học cho rằng nó không phải là thường hằng bất biến nữa. Để giải thích những vấn nạn trong vật lý ngày này, đã có nhiều giả thuyết được đưa ra, chẳng hạn thuyết ‘vũ trụ song song’ kiến giải theo duy tâm, rồi thuyết đa vũ trụ cho rằng vũ trụ xuất hiện từ hư vô…là những kiến giải rất gần gũi với Phật giáo.


Như vậy là nhiều phật tử thường ngộ nhận hai điều trên: cho rằng vạn vật đồng một thể, mọi thứ đều do cái một bất sinh bất diệt nào đó tạo ra. Khi kinh nói ‘do tâm tạo’ cũng cho rằng cái tâm đó chính là cái một trên. Như vậy thì chẳng khác gì với quan điểm của ngoại đạo.

Nhân sinh quan của Phật giáo:


Vậy Phật giáo cho rằng diệt khổ là diệt bằng cách nào? Đó là thấy rằng nó không có thật như con người tưởng, vậy là diệt khổ đó. Ví dụ như chơi game, khi đắm đuối vào trong trò chơi thì chúng ta sẽ vui buồn sướng khổ cùng nhân vật trong game. Khi thấy ai đó mê say trò chơi đến mất ăn mất ngủ, ta nói ‘đừng có đam mê’. Cũng giống như vậy, áp dụng trong cuộc sống thì PG nói rằng đừng nên ‘tham ái’, vì chính nó làm chúng ta bị lôi cuốn mạnh vào thế gian mà tưởng rằng nó có thật, từ đó dẫn đến mọi đau khổ. Nhiều người hiểu sai rằng mục đích của Phật giáo là ‘diệt tham ái’. Sai rồi, làm sao mà diệt được ‘ái’, vì cái gốc của nó trong 12 nhân duyên là ‘vô minh’.

Nhưng cũng không nên cực đoan hóa vấn đề, vì PG theo trung đạo, phá chấp hai biên kiến. Nói là không có thật, nhưng không phải là theo quan điểm chấp không, cho rằng giả ảo và có một thế giới khác có thật. Các Phật tử cho rằng Phật không còn buồn khổ nữa là hiểu sai vấn đề rồi. Lúc ba mẹ ngài mất thì ngài cũng buồn đó. Nếu ai đó không biết đau buồn vì người thân mất đi thì người đó không còn là con người nữa rồi, vì con người thì phải có tính người (nhân tính), có tình cảm thương yêu nhau.

Rốt cục thì trở lại là nếm trải mọi sướng khổ buồn vui, hỷ nộ ái ố…nhưng ở tầm mức vừa phải, không nên thái quá, đó chính là quan điểm về cuộc sống theo Trung đạo. Chúng ta là con người thì phải có tình cảm, đừng có ai hiểu sai lạc rằng theo Phật giáo thì con người giống như con robot, không còn biết vui hay buồn, yêu thương hay hờn ghét…

Tất nhiên như vậy thì có người lại cho rằng học phật pháp cũng như không, vì nhiều người không cần biết gì đến PG cũng đã có lối sống ‘trung đạo’ rồi. Theo tôi thì điểm khác biệt là ở trí tuệ. Giống như một người đi mãi giáp vòng quanh trái đất để trở lại đúng nơi ban đầu thì khác với một người đứng yên một chỗ không đi đâu hết, chúng ta thấy giống nhau là do nhìn thấy vị trí của họ mà thôi.

…..

Tóm lại, nhiều người cho rằng theo cách giảng giải của tôi thì Phật giáo hóa ra lại đơn giản và dễ hiểu, quá tầm thường chứ không có gì là cao siêu màu nhiệm cả, như vậy chắc chắn là sai rồi. Tùy ý thôi, theo tôi thì chính vì vậy mà mọi người đều có thể giác ngộ, đúng như ước nguyện của ngài trước khi nhập Niết bàn là ‘ai ai cũng có thể thành Phật’. Hầu như phật tử nào cũng cho rằng Phật giáo theo con đường siêu hình, cho rằng giác ngộ thì phải đắc thần thông, bay lên trời, sống bất tử, có đủ phép thuật như thần thánh gì đó thì cứ tu học tiếp đi, chúc may mắn nhé.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Hí hí... vậy là hướng ra ngoài không tìm được cái gì, quay vào trong lại càng không thấy gì ha ha.... sắp tỉnh ngộ rồi!

Cái trung đạo mà lão ca ngươi nói chẳng phải trung đạo Phật nói, cố lên chút nữa sắp biết 1 là gì rồi ha ha...
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Hí hí... vậy là hướng ra ngoài không tìm được cái gì, quay vào trong lại càng không thấy gì ha ha.... sắp tỉnh ngộ rồi!

Cái trung đạo mà lão ca ngươi nói chẳng phải trung đạo Phật nói, cố lên chút nữa sắp biết 1 là gì rồi ha ha...

Ngươi luôn bảo ta sai, hỏi sai thế nào thì không chỉ ra được. Còn mấy cái ta chỉ ngươi sai, chẳng thấy ngươi hó hé phản biện gì là sao? Thấy sai thì nhận, không thì cãi tiếp, chứ giả lơ hoài thì chứng tỏ ngươi không có tâm thành thật rồi.

Cái trung đạo Phật nói như thế nào? Giảng giải đi, ta đang rửa tai chờ nghe đây.
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ngươi luôn bảo ta sai, hỏi sai thế nào thì không chỉ ra được. Còn mấy cái ta chỉ ngươi sai, chẳng thấy ngươi hó hé phản biện gì là sao? Thấy sai thì nhận, không thì cãi tiếp, chứ giả lơ hoài thì chứng tỏ ngươi không có tâm thành thật rồi.

Cái trung đạo Phật nói như thế nào? Giảng giải đi, ta đang rửa tai chờ nghe đây.


Nói thì chẵng tới vậy thì không nói là hơn, gieo cái nhân này sau này bị lão ca ngươi chửi ta không làm ha ha...

Huynh hãy ngồi rình xem cái gì là 1? Lêu lêu :D
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Nói thì chẵng tới vậy thì không nói là hơn, gieo cái nhân này sau này bị lão ca ngươi chửi ta không làm ha ha...

Huynh hãy ngồi rình xem cái gì là 1? Lêu lêu :D

Ngươi tin có cái 1 thì cứ ngồi rình đi chứ bắt ta rình cùng ngươi chi cho mệt :D

Xưa kia đã có nhiều người rình như ngươi, cuối cùng có lão Huệ năng quá mỏi mệt đành lên tiếng: 'xưa nay chưa hề có cái 1 nào' (bản lai vô nhất vật)
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ngươi tin có cái 1 thì cứ ngồi rình đi chứ bắt ta rình cùng ngươi chi cho mệt :D

Xưa kia đã có nhiều người rình như ngươi, cuối cùng có lão Huệ năng quá mỏi mệt đành lên tiếng: 'xưa nay chưa hề có cái 1 nào' (bản lai vô nhất vật)


Ha ha... đúng là nằm mê nói mộng mà, bản lai vô nhất vật vì chẵng có vật khác mà được, lêu lêu ...
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Ha ha... đúng là nằm mê nói mộng mà, bản lai vô nhất vật vì chẵng có vật khác mà được, lêu lêu ...

Ta dốt về từ ngữ Hán Việt nên nói đại vậy thôi, đúng sai ngươi về hỏi lại sư phụ của ngươi đi :icon_mrgreen:

Trước tiên ngươi phải biết là mình sai cái đã, sau đó mới giải thích tiếp tại sao lại không có cái 1. Đằng này ngươi tin là có cái 1, sau đó lại giải thích sở dĩ không có cái 1 là vì thế này thế kia thì...chẳng khác gì tự vả mồm mình :icon_mrgreen::icon_mrgreen:
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Ta dốt về từ ngữ Hán Việt nên nói đại vậy thôi, đúng sai ngươi về hỏi lại sư phụ của ngươi đi :icon_mrgreen:

Trước tiên ngươi phải biết là mình sai cái đã, sau đó mới giải thích tiếp tại sao lại không có cái 1. Đằng này ngươi tin là có cái 1, sau đó lại giải thích sở dĩ không có cái 1 là vì thế này thế kia thì...chẳng khác gì tự vả mồm mình :icon_mrgreen::icon_mrgreen:


Ta đi ngủ đây, nói chuyện với lão ca nguơi như nói với người say rượu, khi nào tỉnh nói tiếp nhé ha ha....
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào bạn, hề hề, doccoden tức độc cô (cầu bại?) đến

_ Tiêu đề thì đao to búa lớn "Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận" mà nội dung chỉ có chừng đó thôi sao???

_ Trước hết xin nói về hai khái niệm Tâm và Vật mà bạn định nghĩa dưới dạng "mặc định" rất khiếm khuyết không tương xứng với cái gọi là "Thế Giới Quan Phật Giáo"

VẬT: mà bạn xác định là vật chất cả trong lẫn ngoài con người này chỉ là nhận thức CHỦ QUAN hiện hữu do tri giác nhận thức!!!??? Nó không bao gồm VẬT CHẤT mà nhận thức chưa nhận biết được hay chỉ nhận biết bằng các giả thuyết dựa trên lý thuyết khoa học tri thức mà hành giả Phật tử gọi là VÔ TRI. hề hề

TÂM: mà bạn "mặc định" là Tâm thức tức Ý thức, Suy nghĩ, Tâm hồn(?), Tình cảm thì nó chỉ đơn thuần là Ý Thức thôi sao!!!??? Vậy còn TÂM và Ý nằm ở nơi nao!!! Bởi Tâm thức theo Phật Giáo thì bao gồm TÂM, Ý và Ý THỨC.

Thế Giới Quan Phật Giáo vốn bác đại mà rất mực thậm thâm chớ không như cái mà bạn gọi là "đơn giản" đâu. Hề hề

Trăm năm một bước rồi "die"
Ngữ ngôn vốn chỉ là trò chơi thôi

Trừng Hải

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Chào bạn, hề hề, doccoden tức độc cô (cầu bại?) đến

_ Tiêu đề thì đao to búa lớn "Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận" mà nội dung chỉ có chừng đó thôi sao???

_ Trước hết xin nói về hai khái niệm Tâm và Vật mà bạn định nghĩa dưới dạng "mặc định" rất khiếm khuyết không tương xứng với cái gọi là "Thế Giới Quan Phật Giáo"

VẬT: mà bạn xác định là vật chất cả trong lẫn ngoài con người này chỉ là nhận thức CHỦ QUAN hiện hữu do tri giác nhận thức!!!??? Nó không bao gồm VẬT CHẤT mà nhận thức chưa nhận biết được hay chỉ nhận biết bằng các giả thuyết dựa trên lý thuyết khoa học tri thức mà hành giả Phật tử gọi là VÔ TRI. hề hề

TÂM: mà bạn "mặc định" là Tâm thức tức Ý thức, Suy nghĩ, Tâm hồn(?), Tình cảm thì nó chỉ đơn thuần là Ý Thức thôi sao!!!??? Vậy còn TÂM và Ý nằm ở nơi nao!!! Bởi Tâm thức theo Phật Giáo thì bao gồm TÂM, Ý và Ý THỨC.

Thế Giới Quan Phật Giáo vốn bác đại mà rất mực thậm thâm chớ không như cái mà bạn gọi là "đơn giản" đâu. Hề hề

Trăm năm một bước rồi "die"
Ngữ ngôn vốn chỉ là trò chơi thôi

Trừng Hải


Chào bạn Trừng Hải

1. Tôi muốn bo gọn tên chủ đề, vì ai cũng rõ đây là quan điểm của tôi nên không cần phải ghi dài dòng là 'Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận theo quan điểm của tôi'. Còn nội dung ngắn gọn vì tôi đã nói nhiều trước đó rồi, không cần lặp lại, chỉ đi vào phần cốt lõi.

2. Phần định nghĩa có thể tôi nói sai, rất mong được bạn chỉ giáo cho. Tôi xin nói lại cho rõ ý: Vật được hiểu là những sự vật hiện tượng không có tri giác, Tâm được hiểu là có tri giác.

Rất hân hạnh được bạn chiếu cố và thảo luận. Vậy mời bạn định nghĩa cho tôi được rõ TÂM, Ý và Ý THỨC là gì.

Còn theo bạn thì 'Thế Giới Quan Phật Giáo vốn bác đại mà rất mực thậm thâm', hãy cho tôi và mọi người cùng hiểu đi nào. Có điều là tôi chỉ rành tiếng Việt thôi chứ rất dốt tiếng Hán Việt, khi bạn giảng giải thì làm ơn chuyển thể thành ngôn từ tiếng Việt thì tôi mới hiểu được.

Doccoden
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Chào bạn Trừng Hải

1. Tôi muốn bo gọn tên chủ đề, vì ai cũng rõ đây là quan điểm của tôi nên không cần phải ghi dài dòng là 'Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận theo quan điểm của tôi'. Còn nội dung ngắn gọn vì tôi đã nói nhiều trước đó rồi, không cần lặp lại, chỉ đi vào phần cốt lõi.

2. Phần định nghĩa có thể tôi nói sai, rất mong được bạn chỉ giáo cho. Tôi xin nói lại cho rõ ý: Vật được hiểu là những sự vật hiện tượng không có tri giác, Tâm được hiểu là có tri giác.

Rất hân hạnh được bạn chiếu cố và thảo luận. Vậy mời bạn định nghĩa cho tôi được rõ TÂM, Ý và Ý THỨC là gì.

Còn theo bạn thì 'Thế Giới Quan Phật Giáo vốn bác đại mà rất mực thậm thâm', hãy cho tôi và mọi người cùng hiểu đi nào. Có điều là tôi chỉ rành tiếng Việt thôi chứ rất dốt tiếng Hán Việt, khi bạn giảng giải thì làm ơn chuyển thể thành ngôn từ tiếng Việt thì tôi mới hiểu được.

Doccoden


Phật nói không sai, chúng sinh chịu tội địa ngục dù có mang thức ăn ngon ngọt đến thì cũng hoá thành than hồng nóng bỏng, giờ mà cứ cho ăn thì không phải cách hay!

A Di Đà Phật!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Chào bạn Trừng Hải

1. Tôi muốn bo gọn tên chủ đề, vì ai cũng rõ đây là quan điểm của tôi nên không cần phải ghi dài dòng là 'Thế giới quan của Phật giáo và những ngộ nhận theo quan điểm của tôi'. Còn nội dung ngắn gọn vì tôi đã nói nhiều trước đó rồi, không cần lặp lại, chỉ đi vào phần cốt lõi.

2. Phần định nghĩa có thể tôi nói sai, rất mong được bạn chỉ giáo cho. Tôi xin nói lại cho rõ ý: Vật được hiểu là những sự vật hiện tượng không có tri giác, Tâm được hiểu là có tri giác.

Rất hân hạnh được bạn chiếu cố và thảo luận. Vậy mời bạn định nghĩa cho tôi được rõ TÂM, Ý và Ý THỨC là gì.

Còn theo bạn thì 'Thế Giới Quan Phật Giáo vốn bác đại mà rất mực thậm thâm', hãy cho tôi và mọi người cùng hiểu đi nào. Có điều là tôi chỉ rành tiếng Việt thôi chứ rất dốt tiếng Hán Việt, khi bạn giảng giải thì làm ơn chuyển thể thành ngôn từ tiếng Việt thì tôi mới hiểu được.

Doccoden

1, Câu số 1: nói như vậy cũng tạm ổn.

2, Câu số 2:
Vật: "Vật được hiểu là những sự vật hiện tượng không có tri giác"
Như vậy danh từ VẬT này chỉ là ngôn ngữ quy ước nhằm chỉ vật chất được xem như là đối tượng của chủ thể tri giác. Nó vô dụng với hành giả Phật giáo bởi bản thân "đại từ VẬT" này khiếm khuyết bởi VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật hay nói cách khác VẬT đó chính là tri giác vật thể mà thôi.

Tâm: "Tâm được hiểu là có tri giác"
Vậy khi không có đối tựơng của chủ thể tri giác thì TÂM đó...đi về đâu? Mặc định của bạn vô nghĩa

3, Câu số 3:

Lại đặt câu hỏi ngược lại một vấn đề mà "tảng lờ" nhận thức bất toàn và khiếm khuyết của bản thân, hề hề. Muốn đi xa thì phải bước gần.

Trăm năm một bước rồi "die"
Ngữ ngôn quy ước là triền phược xưa.

Trừng Hải
 

chieuquan

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
3 Thg 2 2016
Bài viết
125
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Phật pháp thuyết thì dùng rất nhiều các ngôn từ đối đãi nhau, nhưng túm lại;
Phật pháp nói đến thật tướng các pháp, thường dùng hai món đối đãi nhau là Duyên khởi và tánh không để làm phương tiện. Từ Duyên khởi để rõ tánh không, nương vào tánh không để rõ Duyên khởi.
Nếu có thể nắm chắc được thật nghĩa của Phật pháp thì biết Phật pháp chỉ dùng giả danh thuyết làm phương tiện thuyết minh thật tướng. Đối với vũ trụ và nhân sanh, cần phải nắm chắc thật tướng cứu cánh của nó. Không luận là giảng thuyết hay thật chứng, cũng phải phân biệt rõ ràng điều đó, nhưng không thể chia cắt thành hai phần, do đó không nên thiên chấp (thường thì rơi vào thái quá hoặc bất cập). Trong kinh nói sắc luận không, chẳng nên khởi kiến chấp sai biệt, nói sắc tức không không tức sắc, cũng chẳng nên khởi kiến chấp nhất thể. Duyên khởi và bản tánh là trung đạo chẳng vướng mắc nơi tương tức tương ly. Đó là lý giải căn bản cần phải có của người học Phật, nếu không sẽ bị ngôn từ trói buộc.
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63

1, Câu số 1: nói như vậy cũng tạm ổn.

2, Câu số 2:
Vật: "Vật được hiểu là những sự vật hiện tượng không có tri giác"
Như vậy danh từ VẬT này chỉ là ngôn ngữ quy ước nhằm chỉ vật chất được xem như là đối tượng của chủ thể tri giác. Nó vô dụng với hành giả Phật giáo bởi bản thân "đại từ VẬT" này khiếm khuyết bởi VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật hay nói cách khác VẬT đó chính là tri giác vật thể mà thôi.

Tâm: "Tâm được hiểu là có tri giác"
Vậy khi không có đối tựơng của chủ thể tri giác thì TÂM đó...đi về đâu? Mặc định của bạn vô nghĩa

3, Câu số 3:

Lại đặt câu hỏi ngược lại một vấn đề mà "tảng lờ" nhận thức bất toàn và khiếm khuyết của bản thân, hề hề. Muốn đi xa thì phải bước gần.

Trăm năm một bước rồi "die"
Ngữ ngôn quy ước là triền phược xưa.

Trừng Hải


:icon_no: Đây mới là định nghĩa Vật và Tâm là gì. Tức là phải thống nhất xem mọi người đang bàn về vấn đề gì. Sau khi đã hiểu vấn đề đang bàn luận là gì thì mới đến phần xem xét, đưa ra quan điểm riêng.

....


Đến lúc này thì người theo quan điểm duy tâm mới có thể lên tiếng giống như bạn: 'VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật', tức là cho rằng Tâm có trước và sinh ra Vật...

Còn khi bạn nói: 'Vậy khi không có đối tựơng của chủ thể tri giác thì TÂM đó...đi về đâu?' thì cũng giống như người theo duy vật đang hỏi người theo duy tâm.

....


Thấy không, bạn đang lẫn lộn giữa định nghĩa và tranh luận xem duy vật và duy tâm ai đúng ai sai.

(Cái định nghĩa của tôi xem như đã bao hàm những gì sau này mới phát hiện rồi nhé :D)
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Phật pháp thuyết thì dùng rất nhiều các ngôn từ đối đãi nhau, nhưng túm lại;
Phật pháp nói đến thật tướng các pháp, thường dùng hai món đối đãi nhau là Duyên khởi và tánh không để làm phương tiện. Từ Duyên khởi để rõ tánh không, nương vào tánh không để rõ Duyên khởi.
Nếu có thể nắm chắc được thật nghĩa của Phật pháp thì biết Phật pháp chỉ dùng giả danh thuyết làm phương tiện thuyết minh thật tướng. Đối với vũ trụ và nhân sanh, cần phải nắm chắc thật tướng cứu cánh của nó. Không luận là giảng thuyết hay thật chứng, cũng phải phân biệt rõ ràng điều đó, nhưng không thể chia cắt thành hai phần, do đó không nên thiên chấp (thường thì rơi vào thái quá hoặc bất cập). Trong kinh nói sắc luận không, chẳng nên khởi kiến chấp sai biệt, nói sắc tức không không tức sắc, cũng chẳng nên khởi kiến chấp nhất thể. Duyên khởi và bản tánh là trung đạo chẳng vướng mắc nơi tương tức tương ly. Đó là lý giải căn bản cần phải có của người học Phật, nếu không sẽ bị ngôn từ trói buộc.

Thì những gì tôi nói đều giống như bạn nói đó, có điều là tôi dùng ngôn từ dân dã để cho mọi người ai cũng hiểu được, còn dùng ngôn từ phật học và hán việt thì sẽ có người không hiểu mình đang nói gì.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
:icon_no: Đây mới là định nghĩa Vật và Tâm là gì. Tức là phải thống nhất xem mọi người đang bàn về vấn đề gì. Sau khi đã hiểu vấn đề đang bàn luận là gì thì mới đến phần xem xét, đưa ra quan điểm riêng.

....


Đến lúc này thì người theo quan điểm duy tâm mới có thể lên tiếng giống như bạn: 'VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật', tức là cho rằng Tâm có trước và sinh ra Vật...

Còn khi bạn nói: 'Vậy khi không có đối tựơng của chủ thể tri giác thì TÂM đó...đi về đâu?' thì cũng giống như người theo duy vật đang hỏi người theo duy tâm.

....


Thấy không, bạn đang lẫn lộn giữa định nghĩa và tranh luận xem duy vật và duy tâm ai đúng ai sai.

(Cái định nghĩa của tôi xem như đã bao hàm những gì sau này mới phát hiện rồi nhé :D)

Trời ạ!!!??? Tôi đâu có tranh luận gì về duy tâm-duy vật lẫn tâm có trước có sau...gì gì đâu??? Bởi "luận văn" của ban có tiêu đề là Thế Giới Quan Phật Giáo với hai khái niệm Tâm, Vật làm nền tảng mặc định nên tôi mới chỉ ra cho bạn các khái niệm "mặc định" tâm, vật đó nó khiếm khuyết và bất toàn không tương ưng với cái gọi là Thế giới quan Phật giáo nên vô dụng đối với một hành giả Phật tử mà thôi, hề hề.

(Mạng Internet chập chờn quá. Xin ngừng đến khi đường dây cáp quang được sữa chữa xong)

Phật Pháp trường tồn
Hẹn ngày tái ngộ

Trừng Hải

 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
Trời ạ!!!??? Tôi đâu có tranh luận gì về duy tâm-duy vật lẫn tâm có trước có sau...gì gì đâu??? Bởi "luận văn" của ban có tiêu đề là Thế Giới Quan Phật Giáo với hai khái niệm Tâm, Vật làm nền tảng mặc định nên tôi mới chỉ ra cho bạn các khái niệm "mặc định" tâm, vật đó nó khiếm khuyết và bất toàn không tương ưng với cái gọi là Thế giới quan Phật giáo nên vô dụng đối với một hành giả Phật tử mà thôi, hề hề.

(Mạng Internet chập chờn quá. Xin ngừng đến khi đường dây cáp quang được sữa chữa xong)

Phật Pháp trường tồn
Hẹn ngày tái ngộ

Trừng Hải



Tôi thấy định nghĩa của tôi về Vật và Tâm không có gì là khiếm khuyết và bất toàn vô dụng đối với Phật giáo cả.

Bởi vì phải định nghĩa sao cho ai nấy đều hiểu đúng cái cần bàn luận, do đó phần định nghĩa tôi để ở phần 'tổng quan', chưa nói gì đến quan điểm của PG xem xét Tâm và Vật cái nào có trước sinh ra cái nào.

1/ Vật: là vật chất, tức là vạn vật xung quanh chúng ta, kể cả thân xác của con người.
2/ Tâm: là tâm thức, tức là ý thức, suy nghĩ, tâm hồn, tình cảm của con người.

Rồi sau đó đến phần quan điểm của PG, cho rằng Vật không thể có nếu không có Tâm, cái gọi là Vật chính là đối tượng của Tâm...

Do bạn còn lầm lẫn nên đánh đồng giữa định nghĩa tổng quan và quan điểm của duy tâm (định nghĩa riêng theo duy tâm) nên hiểu sai rằng định nghĩa còn khiếm khuyết.

....
VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật
Vậy khi không có đối tựơng của chủ thể tri giác thì TÂM đó...đi về đâu?

....


Hai câu trên của bạn là đi vào phần tranh luận, đưa ra quan điểm riêng của duy tâm và duy vật rồi. Khi nói 'VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật' tức là bạn cho rằng nhờ có Tâm mới có Vật, còn câu sau thì nói theo duy vật. Rõ vậy mà bạn còn chối cãi rằng

Tôi đâu có tranh luận gì về duy tâm-duy vật lẫn tâm có trước có sau...gì gì đâu???

thì quả là hài hước :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Tôi thấy định nghĩa của tôi về Vật và Tâm không có gì là khiếm khuyết và bất toàn vô dụng đối với Phật giáo cả.

Bởi vì phải định nghĩa sao cho ai nấy đều hiểu đúng cái cần bàn luận, do đó phần định nghĩa tôi để ở phần 'tổng quan', chưa nói gì đến quan điểm của PG xem xét Tâm và Vật cái nào có trước sinh ra cái nào.

1/ Vật: là vật chất, tức là vạn vật xung quanh chúng ta, kể cả thân xác của con người.
2/ Tâm: là tâm thức, tức là ý thức, suy nghĩ, tâm hồn, tình cảm của con người.

Rồi sau đó đến phần quan điểm của PG, cho rằng Vật không thể có nếu không có Tâm, cái gọi là Vật chính là đối tượng của Tâm...

Do bạn còn lầm lẫn nên đánh đồng giữa định nghĩa tổng quan và quan điểm của duy tâm (định nghĩa riêng theo duy tâm) nên hiểu sai rằng định nghĩa còn khiếm khuyết.

....
VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật
Vậy khi không có đối tựơng của chủ thể tri giác thì TÂM đó...đi về đâu?

....


Hai câu trên của bạn là đi vào phần tranh luận, đưa ra quan điểm riêng của duy tâm và duy vật rồi. Khi nói 'VẬT chỉ hiện hữu khi có tri giác vào vật' tức là bạn cho rằng nhờ có Tâm mới có Vật, còn câu sau thì nói theo duy vật. Rõ vậy mà bạn còn chối cãi rằng

Tôi đâu có tranh luận gì về duy tâm-duy vật lẫn tâm có trước có sau...gì gì đâu???

thì quả là hài hước :D


1, 2 đều là do có biết rồi đặt tên! Vậy cái gì biết?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
631
Điểm tương tác
372
Điểm
63
1, 2 đều là do có biết rồi đặt tên! Vậy cái gì biết?

Hí hí :D Hai thầy trò ngươi đúng là 'đồng bệnh tương lân' :D (Ý là cùng một bệnh như nhau, không biết cụm từ đó có phải nghĩa là vậy không, nếu sai thì nhờ thầy Trừng Hải giải thích giùm nhé)

Ở đây đang nói đến định nghĩa là đúng hay sai. Nhưng cả hai cho rằng sai, mà té ra là không thấy sự khác nhau giữa vấn đề định nghĩa (cái gì) và đặc tính (thế nào)

Tiến trình nhận thức luôn theo thứ tự 3w: what (cái gì) how (thế nào) why (tại sao)

....

1, 2 đều là do có biết rồi đặt tên!

Thì cái gì chả vậy, nói câu rất huề vốn :D


Vậy cái gì biết?

Hí hí, cái gì biết thì kệ cha nó đi, hỏi câu này có liên quan gì đến định nghĩa đâu :D
 

Tịch Nhiên

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
12 Thg 1 2017
Bài viết
901
Điểm tương tác
314
Điểm
63
Hí hí :D Hai thầy trò ngươi đúng là 'đồng bệnh tương lân' :D (Ý là cùng một bệnh như nhau, không biết cụm từ đó có phải nghĩa là vậy không, nếu sai thì nhờ thầy Trừng Hải giải thích giùm nhé)

Ở đây đang nói đến định nghĩa là đúng hay sai. Nhưng cả hai cho rằng sai, mà té ra là không thấy sự khác nhau giữa vấn đề định nghĩa (cái gì) và đặc tính (thế nào)

Tiến trình nhận thức luôn theo thứ tự 3w: what (cái gì) how (thế nào) why (tại sao)

....

1, 2 đều là do có biết rồi đặt tên!

Thì cái gì chả vậy, nói câu rất huề vốn :D


Vậy cái gì biết?

Hí hí, cái gì biết thì kệ cha nó đi, hỏi câu này có liên quan gì đến định nghĩa đâu :D



Lão ca ngươi ngu quá ta không chơi với người ngu hì hì...
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên