Thế nào là tu tập?

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
THẾ NÀO LÀ TU TẬP?​
Đạo sư Wanko Yeshe Norbu truyền khẩu Giáo pháp về sự tu tập​

Ngày hôm nay con, là một rinpoche, đã trân trọng thỉnh cầu một bài giảng pháp liên quan đến câu hỏi “Thế nào là tu tập?” Đây là một bài học rất cơ bản, thực chất là bài học đầu tiên. Tuy vậy, đây là một vấn đề quan trọng mà nhiều người tu tập, trong đó có những người đã tu tập nhiều năm, thường không hiểu và nhầm lẫn về nó. Thật khó khi được sinh ra là một con người. Còn khó hơn nữa nếu sinh ra là một con người với cơ hội được gặp Phật pháp đích thực. Vì vậy hôm nay ta sẽ làm sáng tỏ cho các con về giáo pháp liên quan đến câu hỏi “Thế nào là tu tập?”

Điều cốt lõi của học hỏi Phật giáo nằm ở việc thực hiện những gì ta học được trong quá trình tu tập. Chúng ta sử dụng nhân duyên tốt và xấu như là các đối tượng của nhận thức. Vì vậy trước hết ta phải hiểu thế nào là tu tập. Tu tập nghĩa là trau dồi sự tăng trưởng những nghiệp tốt và trau dồi sự xa lánh những nghiệp xấu. Tu tập là trau dồi việc làm tăng lên những duyên nghiệp tốt, trồng những nhân tốt và gặt những quả tốt. Nó có nghĩa là tránh làm tăng lên của những duyên nghiệp xấu, không trồng những nhân xấu và tránh việc gặt hái những quả xấu. Nhưng chữ tu tập còn có ý nghĩa rộng hơn. Trước tiên, chúng ta phải hiểu thế nào là tu tập.

Phải có điều gì đó mà người tu tập có thể dựa vào. Nếu không có cái để dựa vào, việc tu tập của các con rất dễ trở thành lối tu tập lầm lạc, ngoài Phật giáo, ví như việc tu tập các tín ngưỡng ma quỉ sẽ trau dồi hành vi của ma quỉ. Sự tu tập các tín ngưỡng Phật giáo sẽ trau dồi hành vi của các vị Phật. Vì vậy, phải có điều gì đó để người tu tập trông cậy vào. Phải có các khuôn mẫu để người tu tập có thể dùng để chiêm nghiệm và dựa vào.

Mọi tôn giáo khác đều tán thành việc tiêu trừ những điều xấu, phát triển điều tốt, hạn chế ích kỷ và làm lợi ích cho những người khác. Người tu tập không thể chỉ dựa vào những điều này trong quá trình tu tập của mình mà không hiểu mục đích của Phật giáo. Chỉ những điều đó thì không phải sự thực hành của đạo Phật thực sự. Bởi vì, trong sự tu tập của chúng ta, điều chúng ta dựa vào chính là Đức Phật. Sự giác ngộ hoàn hảo của Đức Phật là hình mẫu cho sự tu tập của chúng ta. Chúng ta sử dụng ba nghiệp của thân, khẩu, ý để làm theo tất cả mọi điều giống như Đức Phật. Vì vậy chúng ta giữ mình tránh xa những nghiệp không trong sạch dựa trên ảo tưởng và những hành vi xấu ác. Vì vậy chúng ta liên tục giữ mình tránh xa những gì xấu ác. Nhờ việc không can dự vào những gì xấu ác, ba nghiệp của chúng ta không tạo thêm những nhân xấu. Thêm vào đó, chúng ta phải thực hiện tất cả những nghiệp tốt. Ngay cả một suy nghĩ tử tế cũng là một thứ chúng ta cần làm tăng lên và không bao giờ để giảm đi. Chúng ta cần làm tăng trưởng những mối liên hệ nghiệp tốt, những nhân tốt, và hành động tốt hàng ngày. Nói đơn giản, chúng ta phải luôn luôn tránh xa những gì xấu ác và tích lũy những gì tốt đẹp.

Tại sao có thể nói chúng ta phải tránh xa những nghiệp xấu ác mà không thể nói chúng ta phải tiêu trừ những nghiệp xấu ác? Trong chân lý của Phật giáo, có nói rằng luật nhân quả không bao giờ có thể chối từ được. Nhân và quả không thể tiêu diệt được. Nếu nói rằng có thể tiêu diệt được thì đó là một cái nhìn hạn hẹp. Vì vậy chúng ta chỉ có thể xây dựng một bức tường của nghiệp tốt, giống như xây dựng một bức tường bảo vệ. Bức tường của nghiệp tốt này có khả năng ngăn chặn chúng ta khỏi những nghiệp xấu.

Vì vậy, chỉ bằng việc học hỏi từ Đức Phật, trau dồi cách hành xử của Đức Phật và cuối cùng trở thành một vị Phật chúng ta mới có thể thực sự được giải phóng khỏi nghiệp (nhân và quả) đã trói chúng ta vào vòng luân hồi. Nhân quả vẫn tồn tại khi một người trở thành một vị Phật. Tuy nhiên, nhân quả không ảnh hưởng tới một vị Phật. Ví dụ, khi vị Phật thấy những dãy núi gươm và biển lửa ở cõi địa ngục. Núi gươm và biển lửa vẫn tiếp tục tồn tại như một phương tiện tột cùng đau đớn cho những chúng sinh chịu sự trừng phạt của nghiệp báo. Khi vị Phật bỗng nhiên nhảy vào những núi gươm biển lửa này để chịu khổ thay cho những chúng sinh khác, núi gươm và biển lửa ngay lập tức biến thành ao sen đầy nước cam lồ. Chúng chuyển hóa sang một trạng thái tuyệt vời. Đối với một vị Phật, tất cả những duyên nghiệp xấu ác trở thành sự biểu hiện của nghiệp tốt. Không chỉ không còn khổ đau, thay vào đó là một sự biểu hiện của hạnh phúc lớn lao.

Tu tập là để thoát khỏi vòng luân hồi, giải phóng các con khỏi tất cả những đau khổ, trở thành một bậc thánh và kiên trì cho đến khi các con trở thành một vị Phật. Để thoát khỏi vòng luân hồi, chúng ta cần tạo ra một tâm từ bỏ (một tâm quyết định rời vòng luân hồi), một tâm xác tín, một tâm với những lời nguyện không thể lay chuyển, một tâm tinh tấn và một tâm bồ đề của Đại thừa. Tất cả những trạng thái thực sự xuất phát ra từ những tâm này dựa vào và đặt nền tảng trên chính kiến. Không có chính kiến, tất cả những trạng thái của tâm sẽ bị đảo ngược và bối rối. Nói cách khác, các con sẽ không kinh nghiệm được bất kỳ hiệu quả ích lợi nào từ việc tu tập nếu thiếu chính kiến.

Ví dụ nếu các con muốn thực hành bồ đề tâm trước, các con sẽ không thành công. Nó sẽ dẫn đến một bồ đề tâm trống rỗng và ảo tưởng, một trạng thái bị lừa dối và sai lầm của tâm. Bởi vì tâm bồ đề phải được đặt nền tảng dựa trên tâm từ bỏ. Nghĩa là các con phải có một tâm thực sự quyết tâm đạt được sự giải thoát, đạt được sự thành tựu về pháp và thoát khỏi mọi đau khổ của luân hồi. Các con phải hiểu sâu sắc rằng vòng luân hồi thực sự đau đớn không thể nào miêu tả hết. Không chỉ các con chịu khổ đau mà tất cả chúng sinh trong sáu cõi luân hồi, mỗi chúng sinh mà chúng ta coi là cha và mẹ, đều chịu khổ đau như vậy trong trạng thái đau đớn của vô thường. Chỉ khi các con muốn giải thoát chính mình ra khỏi đau khổ các con mới thực sự tu tập cho chính các con. Chỉ khi đó các con mới thực hiện những hạnh Bồ tát để làm lợi lạc cho các con và người khác. Chỉ khi đó bồ đề tâm mới được phát khởi.

Tuy nhiên, sẽ là một lỗi lầm nếu các con bắt đầu từ một tâm từ bỏ. Điều đó không tuân theo trình tự đúng đắn của việc tu tập. Nó sẽ tạo ra một dạng mong muốn lý thuyết, không thiết thực để thoát khỏi vòng luân hồi và một trạng thái tự lừa dối, tự bối rối của tâm. Trong trường hợp này, các con không thể tạo nên một trạng thái đích thực của tâm quyết định thoát khỏi vòng luân hồi.

Vì vậy, nếu các con muốn trạng thái thực này của tâm quyết định rời luân hồi, đầu tiên các con phải hiểu về vô thường. Bước tiếp theo là có một tâm xác tín. Các con cần tin chắc vào sự đau khổ của luân hồi, vì nó có nguồn gốc từ vô thường. Chỉ khi có một tâm xác tín các con mới sợ sự đau khổ gây ra bởi vô thường và đạt đến một trạng thái tâm thực sự sợ vô thường. Khi đã đạt được trạng thái tâm thực sự sợ vô thường, tâm xác quyết muốn thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử sẽ phát triển ngày một mạnh mẽ. Một cách tự nhiên, trạng thái tâm quyết rời bỏ vòng luân hổi sinh tử sẽ đi vào trạng thái thực sự sợ vô thường. Nếu những chúng sinh không hiểu mọi pháp có tính điều kiện trong vũ trụ đều vô thường, nếu họ không hiểu sự đau khổ của vô thường và luân hồi, họ không thể tạo ra một tâm xác quyết để hình thành những suy nghĩ muốn thoát khỏi vòng luân hồi. Nếu như các con không bao giờ nghĩ về việc rời khỏi vòng luân hồi, các con sẽ không trau dồi gì cả, các con cũng không muốn học đạo Phật. Những người không học đạo Phật không hề có mong muốn thoát khỏi luân hồi. Làm sao một người không học đạo Phật có được tâm xác quyết rời luân hồi? Vì vậy, các con không thể trau dồi một tâm xác quyết rời khỏi luân hồi. Cũng như ngay từ bước đầu tiên, các con sẽ không đi vào đạo Phật nếu không có tâm hiểu vô thường (Thực sự khởi lên cảm giác sợ vô thường và thực sự khởi lên trạng thái sợ vô thường). Ngay cả nếu các con trở thành Phật tử, các con sẽ không có được mức độ sâu sắc của việc tu hành đúng đắn.


Còn tiếp.​

http://tuyenphap.com/Phat-phap/The-nao-la-tu-tap#ixzz2vMng7pCh
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Để hiểu được thế nào là tu tập, các con phải hiểu tám cái nhìn đúng đắn cơ bản liên quan đến học đạo Phật và tu tập.
<p style="padding-left: 56px;">Đầu tiên là ý thức về vô thường.
Thứ hai là tâm xác tín.
Thứ ba là tâm từ bỏ (tâm quyết định rời khỏi vòng luân hồi).
Thứ tư là tâm với những lời nguyện đúng đắn.
Thứ năm là tâm tinh tấn.
Thứ sáu là giới luật.
Thứ bảy là thiền định.
Thứ tám là bồ đề tâm.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhận ra tám pháp này và thực hiện chúng với chính kiến là thực tập Phật pháp đúng đắn. Tám cái nhìn đúng đắn cơ bản này, là điều không thể thiếu được với người tu tập, và không được làm sai trình tự.
<p style="padding-left: 56px;">Tất cả quả có được từ tâm ý thức về vô thường là nhân của tu tập.
Tất cả quả có được từ tâm xác tín là nhân của sự kiên định không thay đổi.
Tất cả quả của tâm từ bỏ là nhân của việc giải thoát.
Tất cả quả từ tâm của những lời nguyện đúng đắn là nhân của các hành động.
Tất cả quả từ tâm tinh tấn là nhân của sự tiến bộ bền vững liên tục.
Tất cả quả có được từ việc tuân theo giới luật là nhân của việc tu tập đúng hướng.
Tất cả quả có từ thiền và chính định là nhân của trí huệ.
Tất cả quả của bồ đề tâm là nhân dẫn đến việc trở thành một vị Bồ tát.

<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tám cái nhìn đúng đắn căn bản này là nền tảng của tu tập, giải thoát và thành tựu trong pháp. Nếu như gốc rễ không đúng, tu tập không thể được thành lập. Vì vậy, tu tập không thể sai trình tự. Do đó tham gia vào tám bước căn bản của tu tập phải được hướng dẫn bởi các chính kiến. Nghĩa là được hướng dẫn bởi cách hiểu đúng và cách nhìn đúng, các con phát triển sự tu tập đúng đắn bằng việc đi qua tám bước cơ bản này theo đúng thứ tự của nó. Đó chính là tu tập. Trong sự tu tập của các con, các con phải liên tục đưa bồ đề tâm vào thực hành. Bởi bồ đề tâm là nền tảng để trở thành một vị Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Theo như sự diễn giảng của đức Phật về pháp, ý nghĩa thực sự của bồ đề tâm là: đó là nguyên nhân tất yếu dẫn đến việc ta trở thành một vị bồ tát. Bất cứ ai đi trên các con đường giác ngộ cuối cùng sẽ gặt quả giác ngộ. Ý nghĩa rộng của bồ đề tâm bao gồm tất cả pháp đại thừa liên quan đến việc giải cứu chúng sinh bằng tâm từ bi vĩ đại và nguyên nhân dẫn đến các mức độ giác ngộ của một Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tuy nhiên, bởi sự không đủ phước đức của chúng sinh, một số ý nghĩa đầy đủ vốn có của Phật pháp đã bị thất lạc trong quá trình truyền lại giữa các thế hệ. Đặc biệt trong thời Mạt Pháp này, nghiệp của chúng sinh trong ba cõi của vũ trụ giống như một đại dương đầy sóng gió, thật khó cho chúng linh để có thể gặp được Phật pháp đích thực. Điều này cũng giống như một các con rùa mù bơi trong biển nổi lên và tra cổ đúng vào một cái vòng trên một tấm gỗ đang trôi nổi. Thực vậy, hiện giờ cực khó để có thể gặp được Phật pháp hoàn hảo. Kết quả là, ý nghĩa của bồ đề đã bị giảm bớt. Nó đã bị giảm liên tục từ nghĩa rộng xuống nghĩa hẹp của pháp bồ đề tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có hai dạng của tâm bồ đề. Bồ đề tâm với nghĩa cao quý và bồ đề tâm với nghĩa thế tục. Bồ đề tâm với nghĩa thông thường có thể được chia thành “bồ đề tâm nguyện (lời thề)” và “bồ đề tâm hạnh (hành động).” Cho dù đó là bồ đề tâm cao quý hay bồ đề tâm thông thường, nếu như các con được hướng dẫn bởi ‘hai tập hợp’ của bảy nhánh của bồ đề tâm, đó chính là bồ đề tâm cao nhất, tuyệt vời nhất và đầy đủ nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mỗi chúng sinh trong sáu cõi của luân hồi sống trong tam giới của hiện hữu đều có quyền tu dưỡng bồ đề tâm. Tuy nhiên, phần lớn chúng sinh không có đủ các điều kiện về nghiệp, do đó họ thực hành một phần nhỏ, rất hạn chế của pháp bồ đề tâm. Và kết quả là, họ thường dung dưỡng những cách hiểu sai lầm, chẳng hạn như chỉ những ai có tâm giác ngộ mới có thể thực hành bồ đề tâm và bồ đề tâm chính là trạng thái pháp thân của giác ngộ. Tất nhiên, chúng ta không từ chối những phần đã tồn tại này của bồ đề tâm. Tuy nhiên, những nhận thức này hạn chế việc thực hành pháp bồ đề tâm với những người chưa có tâm giác ngộ. Quan trọng hơn, bồ đề tâm không phụ thuộc vào tâm giác ngộ hay chưa giác ngộ. Bồ đề tâm là sức mạnh của những thề nguyện từ lòng đại bi bởi chúng sinh học đạo Phật ở bất cứ cõi nào trong sáu cõi luân hồi trong tam giới của vũ trụ, cũng như từ sức mạnh của những lời nguyện từ lòng đại bi của những bậc thánh trong cõi pháp giới. Bồ đề tâm là các hoạt động thực sự dựa trên lòng đại bi muốn giúp đỡ chúng sinh để trở thành Phật hoặc Bồ tát. Đó là tâm của tình thương theo nghĩa thiêng liêng mà cả những sinh linh chưa giác ngộ, đã giác ngộ hoặc những vị thánh hay người thường đều có.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Với bồ đề tâm, những bậc đã giác ngộ sử dụng trạng thái giác ngộ của phẩm hạnh và thực chứng, của những thực hành đúng đắn và sự truyền bá chính pháp để dạy và giác ngộ chúng sinh để họ trở thành các vị Phật. Với bồ đề tâm, những người chưa giác ngộ thề nguyện với lòng đại bi rằng chúng sinh và chính họ sẽ cùng nhau thành tựu trong pháp và đạt được giải thoát. Họ giúp những người khác đi vào các con đường chính pháp của Phật. Với những người như vậy, pháp bồ đề tâm là đức hạnh của việc giúp đỡ những người khác thành tựu trong pháp. Bởi vì họ làm lợi cho người khác, họ sẽ nhận được lợi ích. Vì vậy họ tăng cường những nhân để dẫn dắt họ trở thành Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự biểu hiện của bồ đề tâm được thể hiện qua những thực hành thực tế liên quan đến ba nghiệp, mà sự thực hành là phản chiếu của lòng đại bi. Bất cứ người tu tập thực sự nào, không kể họ là người thường hay bậc thánh, đều có quyền phát khởi bồ đề tâm và nên phát khởi bồ đề tâm. Bởi vì bồ đề tâm không phải là tâm giác ngộ mà chỉ những bậc thánh mới sở hữu. Thực tế đó chính là những hành động dựa trên lòng đại bi. Đó là sự gieo những nhân dựa trên lời thề nguyện rằng họ và những người khác trở nên giác ngộ. Bồ đề tâm không chỉ bao gồm mười phẩm tính tốt, bốn trạng thái tâm vô lượng, sáu ba la mật (hạnh hoàn hảo), và tứ nhiếp pháp của Bồ tát (bốn phương pháp mà bồ tát sử dụng để tiếp cận và cứu giúp chúng sinh). Hơn thế, nó bao gồm toàn bộ tam tạng kinh điển, toàn bộ giáo huấn bí mật, tất cả các pháp truyền khẩu, qua tai hoặc qua tâm để đem đến các hành vi từ bi rộng lớn, phù hợp với pháp, đem lại lợi ích và cứu giúp chúng sinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì vậy, bồ đề tâm chính là chân lý tối thượng theo nghĩa rộng. Với một vị Phật, bồ đề tâm là ba thân, là trí tuệ hoàn hảo được tổng kết trong tứ diệu đế, là tâm của Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Với một vị Bồ tát, bồ đề tâm là lan truyền pháp và làm lợi cũng như cứu giúp chúng sinh bằng lòng đại bi. Với một người đã giác ngộ, bồ đề tâm là không bám chấp vào những thuộc tính hay đặc tính của sự vật và không lạc vào sự phù phiếm của trí óc hay sự tạo dựng các khái niệm. Đây là bản tính nguyên thủy của họ. Tính Không đích thực của bản tính nguyên thủy chính là sự hiện hữu tuyệt vời. Đó là chân lý tuyệt đối của mọi pháp có tính điều kiện. Chân lý này không sinh ra hay mất đi. Với một người bình thường, bồ đề tâm là sự từ bi giúp đỡ những người khác và thề nguyện rằng họ sẽ học đạo Phật và đạt được giải thoát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các con phải có cái nhìn về vô thường trước khi các con có thể phát khởi bồ đề tâm. Các con phải hiểu về sự vô thường và đau khổ liên quan tới chính các con và những chúng sinh khác đang trong vòng luân hồi và vì vậy tạo ra một cách nhìn của sự tỉnh thức, một tâm ý thức về vô thường. Sau đó các con sẽ thề để thoát khỏi luân hồi. Kết quả là các con sẽ tạo ra một tâm xác quyết rời khỏi vòng luân hồi. Các con sẽ nói “Tôi quyết tâm rời bỏ”. Các con cũng sẽ muốn chúng sinh trong sáu cõi, những người như cha mẹ các con, rời bỏ nó. Các con hiểu rằng vòng luân hồi như một biển đắng, rất khó để tồn tại, và cực kỳ đau đớn. Bởi cái nhìn xác quyết này, các con sẽ tạo ra một nỗi sợ hãi mạnh mẽ và cấp bách. Các con sẽ tìm cách để giải thoát ngay lúc này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng các con hiểu rằng thực hành những hành động của Bồ tát là cách duy nhất để các con có thể nhanh chóng đạt được giải thoát khỏi vòng luân hồi. Do đó các con sẽ nguyện trở thành các vị Bồ tát. Các con sẽ tìm cách để nhanh chóng giác ngộ chính các con và người khác. Một cách tự nhiên, các con sẽ tạo ra một tâm bi mẫn lớn lao. Kết quả là, hạt giống của giác ngộ đã được gieo. Sự khởi phát của tâm bồ đề dựa trên một tâm bi mẫn lớn lao. Như đức Phật nói ”Nước của đại bi tưới hạt giống bồ đề. Kết quả là cây bồ đề sẽ có cành lá sum suê và sẽ ra rất nhiều quả.” Vì vậy, bồ đề tâm sẽ tự nhiên được hình thành. Bồ đề tâm là nhân dẫn đến việc trở thành một vị Bồ tát đại thừa. Các con sẽ có những cái nhìn trong sáng và đúng đắn và hiểu biết về việc tu tập. Các con sẽ tự nhiên nhận ra tính không như lai tạng, trạng thái của pháp thân. Với bồ đề tâm, các con tu dưỡng các hành vi của giác ngộ và đi vào các địa (giai đoạn) của một vị Bồ tát.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tu dưỡng bồ đề tâm yêu cầu sự thực hành. Tu tập bồ đề tâm không phải là chỉ tụng niệm nghi lễ, thề nguyện sáo rỗng, hoặc thực tập quán tưởng. Trong sự tu tập bồ đề tâm, phần quan trọng nhất là tự mình tra xét sâu sắc điều sau: “Thân thể tôi là vô thường, là thay đổi từng sát na, và sức lực ngày càng giảm sút, già đi và chết. Tôi so sánh tại sao mặt tôi đã già đi sau hơn mười năm, sau hơn bốn mươi năm, và sau hơn bảy mươi năm. Mức độ già lão của tôi đã thay đổi. Tôi sẽ sớm vào tuổi già, ốm yếu và chết rồi lại tiếp tục lăn lộn trong vòng luân hồi nơi tôi sẽ trải nghiệm khổ đau. Tôi cũng quán sát niềm vui ngây thơ, mới sinh, tươi tắn và cái hình thức sống động khi tôi là một đứa trẻ. Tôi quán sát tôi không còn bề ngoài trẻ trung đó nữa. Mặt và da tôi đã già. Sức lực tôi đã giảm. Tôi hay ốm. Đặc tính của tuổi trẻ đã biến mất. Sức mạnh của vô thường sẽ kết liễu cuộc đời tôi. Tất cả bà con họ hàng và bằng hữu của tôi sẽ lần lượt ra đi. Giống như một giấc mơ, nó sẽ sớm kết thúc. Tâm tôi tràn đầy sợ hãi. Với một tâm dứt khoát, tôi hành động theo các giới luật, thực hành theo pháp và thâm nhập bồ đề tâm bởi hai tập hợp của bảy nhánh pháp bồ đề tâm: Pháp Bồ đề tâm Đại bi cho tất cả chúng sinh như mẹ mình và Pháp Bồ đề tâm Bồ tát hạnh.”

(còn tiếp)​
 

Quay lại

Registered
Phật tử
Tham gia
15 Thg 7 2013
Bài viết
100
Điểm tương tác
76
Điểm
28
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"> Khi thực hành Bồ đề tâm Đại bi cho mẹ mình (tất cả chúng sinh), các con phải khởi lên lòng bi mẫn lớn lao và tu tập như sau: (1) tri mẫu, (2) tri ân, (3) báo ân, (4) từ ái, (5) từ bi, (6) xả tham, (7) đoạn chấp. Khi thực hành sự tu tập này, tất cả nên nhớ thực hành những điều sau cho chính mình:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">1. Tri mẫu (hiểu ai là mẹ mình): Tôi hiểu sâu sắc rằng tất cả mọi chúng sinh trong sáu cõi của luân hồi trong tam giới của vũ trụ đều là cha và mẹ của tôi từ vô thủy trôi lăn trong vòng luân hồi sinh tử.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">2. Tri ân: Tôi nên giữ một cách sâu sắc trong tâm rằng tất cả cha mẹ tôi (tất cả chúng sinh) đang trong vòng sinh tử đã từ vô thủy đã sinh tôi ra, nuôi dưỡng, yêu thương và già yếu đi vì tôi. Sự tử tế này của họ dành cho tôi sâu nặng như núi sông. Tôi nên giữ trong tâm sự tử tế của họ. Tôi sẽ xem những đau khổ của cha mẹ tôi (chúng sinh) là đau khổ của tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">3. Báo ân: Tôi hiểu rằng cha mẹ tôi (chúng sinh) đã dành cho tôi mọi thứ. Hiện giờ họ đang trôi lăn và lạc lõng trong sáu cõi của luân hồi và chịu đựng vô số khổ đau. Tôi quyết tâm hành động để giác ngộ chính mình và người khác, cứu giúp và giải phóng cho cha mẹ tôi để báo đáp lại sự tử tế của họ dành cho tôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">4. Từ ái: Trong mọi lúc, bằng hành động của ba nghiệp, tôi yêu thương và tử tế với tất cả chúng sinh, những người đã từng là cha mẹ của tôi. Tôi cầu cho họ có một cuộc sống dài lâu không bệnh tật, giàu có, phước đức và hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">5. Từ bi: Cả ngày lẫn đêm, tôi liên tục cầu xin tất cả chư Phật và Bồ tát ban phước cho những cha mẹ tôi để họ có thể giải thoát chính họ khỏi các loại khổ đau, gặp gỡ và thực hành Phật pháp, tự giải thoát họ khỏi sự đau khổ của vòng luân hồi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">6. Xả tham (từ bỏ lòng tham): Tôi không giữ một bám luyến nào trong tâm về mọi thứ tôi làm để lợi ích cho chúng sinh, những người đã từng là cha mẹ tôi. Tôi tu tập sự không bám chấp vào tất cả những hành động tốt về thân, khẩu, ý của mình. Vì vậy, tất cả hành động tốt của tôi trở nên tự nhiên và tự phát, vì bản tính tự nhiên của tôi vốn là tốt đẹp. Tôi không làm điều tốt một cách có chủ ý. Tôi làm điều tốt và sau đó liền quên chúng đi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">7. Đoạn chấp (Cắt đứt bám chấp): Trong sự thực hành của mình, khi tôi trau dồi mọi loại thiện hạnh (hành vi tốt đẹp) và làm lợi lạc cho những cha mẹ của tôi (tất cả chúng sinh), tôi không nên bám chấp vào bất cứ pháp nào. Tôi cần cắt đứt mọi bám chấp vào tự ngã. Nhận ra trạng thái của tính Không, tôi nhận thức và trải nghiệm niềm hạnh phúc tuyệt vời đến từ chính định. Dù thực hành pháp, tôi không bám chấp vào pháp. Tôi không chủ định thoát khỏi những suy nghĩ lầm lạc. Tôi không chủ định đi tìm sự thật. Không đến và không đi, hân hoan, sáng tỏ, và không suy nghĩ, tôi bình an như nước lặng. Tất cả mọi thứ, kể cả chính tôi, đều vốn trống rỗng, không có thực.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các điều kiện hỗ trợ để đem bồ đề tâm vào thực hành phải dựa trên chính kiến. Chúng ta hỗ trợ cho chúng sinh khi họ thực hiện những việc làm tốt, nhưng chúng ta không hỗ trợ hoặc giúp chúng sinh trong việc làm xấu của họ. Chúng ta chỉnh sửa hành vi của họ để họ có thể làm những việc tốt. Như thế, chúng ta làm tất cả những việc tốt để lợi ích cho chúng sinh. Chúng ta gieo những hạt giống tốt dẫn đến lợi lạc cho chúng sinh. Theo đó, chúng ta thực hiện bảy nhánh của Pháp Bồ tát hạnh. Chúng ta giúp chúng sinh thực hiện những việc tốt và giúp tăng những nhân lành của họ. Chúng ta giúp chúng sinh giảm việc tích tập những nghiệp xấu và giúp họ tránh xa những nhân dữ.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên