THIỀN.- Nẽo Đường "Trực Nhận" Chân Lý.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Lời Phi Lộ.

THIỀN.- Là một con đường "Trực Nhận"- dẫn đến Chân lý, đã được Chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp...

Theo truyền thuyết (Thiền). -Thì trước khi Đức Phật Thích Ca Mưu Ni ra đời, đã có 7 vị Phật từ Hiền kiếp. vị Phật đầu tiên là Tì Bà Thi nói kệ rằng :

Từ trong vô tướng người thọ sanh

Tự hơi huyễn sanh ra hình tượng

Người huyễn, tâm thức bổn lai không

Tội phước đều không chẳng chỗ trụ
Thế đấy .Thiền. Đưa người vượt ra khỏi mọi sự đối đải, có- không, tội- phước v.v... để đưa vào một thực tại vô chung, không chỗ trụ...

Chính vì thế. Tìm hiểu về Thiền là hiểu về chỗ không thể hiểu bằng ý thức, trụ vào chỗ không có gì để trụ trong pháp hữu vi .- Chính vì vậy mà người đi vào đó, sẽ dể rẽ để lạc vào "mê lộ họa- phước" trên con đường tu chứng Chân lý.

Nhưng nói vậy... mà không phải vậy. Thiền luôn là một con đường bí ẩn và muôn vàn hấp dẫn, nên lủ lượt nhiều người cứ muốn tìm hiểu về Thiền, và đi vào con đường thẳng tắc ấy.

Chúng con cũng là những trong số nhiều người tìm kiếm ấy vậy...

"Nương gậy "Kim Cang" tầm Giác Lộ,

Nghìn trùng vòi vọi, noi thuyền "Bát nhã" lánh Mê Tân"


Kính mời Các vị, nếu nhã hứng, xin kính mời cùng chúng con đi vào con đường "Trực Nhận"....
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
* 6 trần không ô nhiễm.- Là Thiền ?

Có người hỏi:

- Mắt thấy sắc như không thấy vì không niệm so sánh phân biệt,như cảnh trong gương

- Tai nghe âm như không nghe vì vọng tâm không khởi,nghe âm thế gian mà luôn có âm diệu pháp
...

Vậy đó có phải là thiền không?

* Tùy theo tôn chỉ mà mỗi trường phái Thiền có khác nhau. Nhưng đại khái, Thiền Phật Giáo có 4 trạng thái :

1. Chỉ (Samà tha): là dừng đứng mọi vọng niệm.

2. Quán (Sama bát đề): Quán sát theo đề mục.

3. Thiền Na (Dhyàna): vừa chỉ vừa quán.

4. Tam Muội (Samadhi): Đỉnh cao của Thiền định.
Trong kinh Kim Cang Bát Nhã Phật dạy cách hành phục vọng tâm:

“Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ Tát theo đúng pháp, nên lấy tâm không chỗ trụ mà làm việc bố thí. Nghĩa là chẳng nên trụ nơi hình sắc mà bố thí, chẳng nên trụ nơi âm thanh, hương thơm, mùi vị, cảm xúc, pháp tướng mà bố thí...."

Như vậy, bước đầu tu Thiền Định, muốn vào được giai đoạn "Chỉ". thì phải Ly Dục , ly Bất thiện Pháp (cụ thể, phải để 6 căn không dính mắc vào 6 trần, ), sẽ vào được Sơ Thiền.

Nhưng để vào sâu trong thiền định, để đạt được "Tam Muội" , thì phương pháp này lại chính là trở ngại cho các tầng Thiền kế tiếp. (do vậy phải xả bỏ).

Như bài kệ của Ngài tú tài Trương Chuyết:

“Sáng trưng lặng chiếu khắp hà sa

Phàm Thánh sinh linh chung một nhà

Một niệm chẳng sanh : toàn thể hiện

Sáu căn vừa động bị mây mờ

Đoạn trừ vọng tưởng, càng thêm bệnh

Hướng tới Chân Như, ấy cũng tà

Tùy thuận duyên đời, không chướng ngại

Niết Bàn, sanh tử thảy không hoa”.

(Quang minh tịch chiếu biến hà sa

Phàm thánh hàm linh cộng nhất gia

Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện

Lục Căn tài động bị vân già

Đoạn trừ vọng tưởng trùng tăng bệnh

Thú hướng Chân Như diệc thị tà

Tùy thuận thế duyên vô quái ngại

Niết Bàn, sanh tử đẳng không hoa).

Tại sao đoạn trừ trần cấu lại là Bệnh ?

- vì như kinh Viên giác Phật dạy:

"Ba, bệnh CHỈ. Giả sử có người nói: Trên đường tu hành, tôi chỉ cần NGƯNG BẶC niệm lự để hợp với tánh tịch nhiên của Viên Giác. Ý tưởng đó không đúng, vì tánh Viên Giác không phải là tánh "ngưng bặc". Vì vậy, gọi CHỈ là một chứng bệnh..."

Trong TÍN-TÂM-MINH Tam Tổ dạy:

Dục thú nhất thừa

Bất ố lục trần

.Lục trần bất ố

Hoàn đồng chánh giác

Trí giả vô vi

Ngu nhơn tự phược

Muốn vào nhất thừa
Sáu trần chớ ghét.
Sáu trần chẳng ghét
Tức đồng chánh giác
Kẻ trí vô vi
Người ngu tự buộc.​

Rốt cuộc, phải làm sao để vào được "Tam Muội" ?

Thưa. Phải Trực Nhận mà thôi. Vấn đề là, Sự Trực nhận , mỗi người sẽ có khác nhau và do đây mà quả vị tu chứng có lớn nhỏ khác nhau. Như câu chuyện Ngài Xá Lợi Phất và Câu Hy La sau đây:

Sau 18 năm, nhập thất để nghiêng cứu hết các loại kinh sách. Người Cậu của tôn giả Xá lợi Phất đã xuống núi và muốn thể hiện là một Nghị Luận Sư Đệ nhất.- Ngài Câu Hy La lại nghe cháu mình là Xá Lợi Phất đã làm đệ Tử Phật. Móng ý muốn chinh Phục cả đức Phật và Ngài Xá Lợi Phất.

Ông Câu hy La đến hỏi đức Phật: "Thưa cù Đàm. Ông nghĩ sao nếu tôi là người đối với Sắc, không động, với thinh, không động, với hương không động, với vị không động, với thân xúc chạn không động, nhẫn đến với Pháp trần không động ? .- Nghĩa là Không Chấp Ngã và không chấp Pháp.(ý của Ông muốn rằng đức Phật sẽ tán thán người như vậy là Thánh)."

Phật hỏi vặn lại: "Ông đối với 6 trần không động, vậy chớ ông có dính mắc vào chỗ "không động" đó không ?

(Thất kinh vì biết mình bị hớ... nhưng Ông ta vẫn nói lướt)

- Ngài nghĩ sao.- Nếu tôi vẫn không bị dính mắc vào chỗ biết mình không động ?

Phật đáp: Nếu Ông với 6 Trần không bị dính mắc, và cũng không bị dính mắc vào chỗ không động ấy, thì các Pháp là bình đẳng Nhất Như. Hà cớ vì sao ông lại hỏi Như Lai ?
Ngay nơi câu nói này .Ngài Câu hy La liền chứng quả Tư Đà Hoàn. Trong khi đó, Ngài Xá Lợi Phất đứng kế bên lại chứng quả A- la- Hán.

Thế còn chúng ta thì sao ? Sai khác nhau trong sự chứng đắc "Tam Muội" là do căn cơ mỗi người khác nhau, hay nói cách khác là do khả năng "Trực Nhận", mỗi người sai khác nhau.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Mê & Ngộ

* Bản chất của Vô Minh.

Có người hỏi: Khả năng "trực nhận" có thể tự nói ra được không, hay là chỉ mượn lời kinh, ý Tổ để giải thích cái "Trực nhận" của mỗi người!?

...... Phật dạy:"Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh, tất cả đều đầy đủ Như lai đức tướng, công đức v.v...

......Thế thì khả năng Trực Nhận mỗi người đều tự sẳn đủ. Chỉ do Vô Minh mà thức tự che tâm. Nay nếu muốn hiển lộ khả năng Trực nhận, thì phải chuyển Thức thành Trí . Được thế thì gương sáng tự hiển bày, lo gì không trực nhận.

Ví như có một người, đi lạc trong một Thành Phố (tuy đã không xa lạ). Anh ta không còn nhận ra phương hướng, muốn đi Đông thì lại bước về Tây...

Quá mệt mõi. Anh ta ngồi xuống nghỉ mệt (Thiền). Bổng nhiên, anh trực nhận ra. A A A ! Hướng Đông là đây mà .... Thế là anh ta đã "Ngộ", và thế là hết tất cả "mê lầm".

Bản chất của Mê và Ngộ là vậy đó. Bất Giác mê lầm là Vô minh, Định tỉnh thoát khỏi si mê là Trí huệ. Vô Minh là Vô minh ngay nơi đây, mà Trí huệ cũng là Trí huệ ngay nơi đây.- Cá hóa thành Rồng không đổi vảy, từ Phàm thành Thánh cũng là Ta.

Chứng Đạo Ca, Tổ huyền Giác dạy: "Vô minh thật tánh,tức Phật Tánh

...... Vấn đề là chuyển Thức Thành trí, độ Vô Minh thành trí huệ.

...... Vậy thì chuyển Thức thành Trí để hưởng dụng Trực Tâm, khởi từ đâu?

- Quy sơn cảnh sách .Tổ Quy Sơn dạy:

...... Phật tiên chế luật, khải sáng phát mông. Quỹ tắc, uy nghi tịnh như băng tuyết. Chỉ, trì, tác, phạm, thúc liễm sơ tâm, vi tế điều chương, cách chư ổi tệ. Tỳ-ni pháp tịch tằng vị thao bồi, liễu nghĩa thượng thừa, khởi năng yên biệt. Khả tích, nhất sinh không quá, hậu hối nan truy. Giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ.

...... Đầu tiên, đức Phật chế ra luật, để mở tỏ cho con người còn mờ tối. Khuôn phép, uy nghi, làm cho trong sạch như băng tuyết. Những pháp: chỉ (ngưng), trì (giữ), tác (làm), và phạm, để giữ gìn (bó buộc) cho kẻ sơ-tâm. Những điều, những chương vi-tế, làm thay đổi những sự xấu xa, hèn kém. Chưa từng tham-dự, gần gũi những nơi giảng pháp, giảng luật, làm sao phân biệt được liễu nghĩa của kinh-giáo thượng-thừa? Đáng tiếc, để cho một đời luống qua, sau ăn năn khó kịp! Giáo-lý chưa từng để dạ, đạo nhiệm mầu, nhân đâu mà khế-ngộ được!


 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Hai dòng Thiền.

* Thiền Nguyên Thỉ & Thiền Phát triển:

có người hỏi:THIỀN.- Là một con đường "Trực Nhận"- dẫn đến Chân lý, đã được Chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp...

....Xin hỏi nếu thiền là do các chư Phật vạch ra từ vô thỉ kiếp truớc vậy vai trò của Phật Thích Ca với thiền là như thế nào? Nếu nó đã có từ vô luợng kiếp thì Phật Thích Ca chắc cũng không phải đi tìm khắp nơi như vậy?

Từ vô thỉ kiếp... Nhẫn đến Vô chung....

Đây chỉ là một cách nói.- muốn diễn tả một khái niệm: vượt không gian thời gian, thoát khỏi ý niệm ràng buộc bởi 3 Thời (quá khứ, hiện tại, vị lai). Bởi vì đối với Thiền, thì Quá khứ bất khả đắc, hiện tại bất khả đắc, vị lai bất khả đắc....

....... Vả lại, nói về "lịch sử Thiền" ,là nói về một truyền kỳ không có chứng tich. Vì những lịch sử của thiền đã bị hoặc do thời gian mà lệch lạc, hoặc bị nhân tai hủy hoại đi rồi, và người ta chỉ còn đặc sự tìm hiểu trong "niềm tin" mà thôi !!!. Tuy có những bộ như Truyền đăng lục,Lịch sử 33 vị Tổ thiền Tông, Trung hoa Chư Thiền Đức hành trạng,v.v... nhưng vẫn chưa đủ để xác chứng.

Nhân đây chúng con xin nêu, hệ thống lại 2 loại truyền thuyết về Thiền, mà phần đông nhiều người đã tạm chấp nhận: (rất mong, đây chỉ là điểm tựa để tham khảo mà thôi.)

1/. Thiền Phát triển. (Truyền thuyết về 7 vị Phật và Chư Tổ thiền Tông.)

Trong kinh Đại bổn kinh của Trường bộ kinh Nikaya có nói về 7 vị Phật quá khứ là:

Thuộc Trang Nghiêm kiếp:
Phật Nhiên Đăng (Dipankara),
Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
Phật Thi Khí (Sikhin)
Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)
Thuộc Hiền kiếp:
Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
Phật Ca Diếp (Kasyapa)

Các vị Phật này đều có bài kệ truyền Tâm- Thiền.

Đến sau đức Phật Thích Ca Mưu Ni, thì có sự truyền thừa 33 vị Tổ đầu tiên là Sơ Tổ Ca Diếp, cuối cùng là Lục Tổ huệ Năng.( Tây Thiên tứ thất, Đông Độ nhị tam.- Tây trúc 28 vị, Đông độ 6 vị).

* Sở dĩ, phân loại vào Thiền Phát triển, là vì kể từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (thứ 28 ở Ấn Độ) đã đến Trung hoa, và khai sáng một dòng Thiền Đông Độ. Mà tông chỉ là:

Bất lập văn tự.
Giáo ngoại biệt truyền,
Trực Chỉ Chân Tâm,
Kiến Tánh thành Phật​

Và ở mãnh đất Trung hoa này, đã phát triển nên một phong cách Thiền, riêng biệt là Tổ Sư Thiền, phương thức tu là :tham thoại đầu và quán công án ( mà ở xứ Ấn Độ chưa hề có từ thời Đức Phật.- theo Thiền Luận Suzuki)

2/. Thiền Nguyên Thỉ:

Loại Thiền này có từ trước khi đức Phật Thích Ca Mưu Ni thành Đạo. Gồm có:

Tứ Thiền và Tứ Định.

* Tứ Thiền gồm có:

- Sơ Thiền,
- Nhị Thiền,
- Tam Thiền,
- Tứ Thiền.

* Tư Định gồm có:

- Không vô biên xứ định,
- Thức Vô biên xứ định,
- Vô sở hữu xứ định,
- Phi tưởng, phi phi tưởng xứ định.

Đến khi Đức Phật Thích Ca Thành Đạo, ngài dạy thêm cho đệ tử Định thứ 9 là Diệt Tận Định, Diệt Thọ tưởng định , gọi chung là Cửu Thứ Đệ Đinh.

* 9 loại Thiền Định này, được các đệ tử tu hành, và tùy theo sự trực ngộ và ứng dụng Pháp Quán ( như Tam giải thoát môn v.v...) mà trở thành vô số Tam Muội.

* 9 loại Thiền Định này, là đặc trưng của Thiền Nguyên Thỉ Phật giáo, được chia làm hai loại là:

+ Thiền Chỉ,

+ Và Thiền Quán.


....... Như vậy, như trên chúng ta thấy: Dù Thiền Nguyên thỉ, hay Thiền phát triển, thì cũng đều công nhận Thiền đã có từ rất lâu rồi, Đức Phật là người đã hoàn thiện thêm và truyền cho đệ tử.
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Dĩ Tâm Ấn Tâm.

* Truyền Tâm Ấn.

Thửơ Phật còn tại thế. Tại Pháp Hội Linh Sơn. Khác với mọi ngày, đức Phật không thuyết pháp mà lặng lẻ cầm một cành hoa đưa lên.

images


Hội chúng không ai phản ứng. Lúc ấy chỉ có ngài Ca Diếp mĩm cười.

. Đức Phật liền tuyên bố với các thầy tì kheo: “Ta có chính pháp vô thượng trao cho Ma-ha Ca-diếp. Ca-diếp là chỗ nương tựa lớn cho các thầy tì kheo, cũng như Như Lai là chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh”.

Đồng thời truyền trao bài kệ:

Pháp bổn pháp vô pháp,
Vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời,
Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch :

Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay hồi trao không pháp
Các pháp đâu từng pháp.


+ Thế. Vì sao đức Phật lại "Ấn Chứng" cho ngài Ca Diếp.?

- Đây là giai thoại “ Dĩ Tâm Ấn Tâm”. Nghĩa là trực tiếp truyền trao bằng Trực tâm .- Cái Chỗ thâm diệu “ Phật Tâm” ,lìa ngôn ngữ, bặt suy lường, ngoài tất cả Giáo lý mà Phật đã phương tiện truyền dạy bấy lâu nay cho hành Thinh Văn, Duyên giác. Đây cũng chính là chỗ mà Đức Phật đã Đại Giác Ngộ vào lúc rạng đông, dưới gốc bồ Đề bên dòng sông A nô Ma- lịch sử. Và Ngài Ca Diếp đã hứng trọn vào Tâm mình (cái Tâm Phật ấy), như Bậc Trà Sư hứng nước trà được rót bằng một vị Trà sư siêu xuất khác, vào cái tách trà “bự chảng” của mình, nên không rơi nhiểu ra ngoài một giọt.


(còn tiếp)
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Dĩ Tâm Ấn Tâm

* Pháp Đốn - Tiệm sáng soi kim cổ:

+ Tích Nhị Tổ huệ Khả:

.......Tổ Đạt Ma, 9 năm quay mặt vào vách, không hoằng hóa vì chưa đúng thời.

Sư Huệ Khả nghe tiếng tìm đến. Để tỏ lòng thành cầu chánh Pháp, Ngài bèn tự chặt tay để xin cầu Đạo.

Thấy thế, Tổ hỏi: Ông không tiếc thân mạng để cầu việc gì ?

Sư Huệ Khả : Con cầu nghe được Tâm Ấn của chư Phật.

Tổ : Tâm Ấn của chư Phật không thể cậy nhờ người khác.

Sư Huệ Khả : Nhưng Tâm con không an, Xin Tổ làm cho con được An.

Tổ: Đưa Tâm đây ta an cho.

(Sư Huệ Khả sửng hồn tìm hoài không thấy được tâm.)
Bèn nói: Com tìm mãi mà không thấy Tâm ở đâu cả.

Tổ: Vậy là ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.

Ngay nơi đây Sư huệ Khả ngộ được Phật Tâm (Chân Tâm), nối ngôi Tổ Thiền Tông.

....... Như câu chuyện trên, Tổ Đạt Ma dùng phương tiện " Hỏi gạn" để làm cho ngài Huệ Khả "trực nhận" Chân Tâm.- Đây gọi là Đốn ngộ Thiền môn.

.......Nhưng có phải là - chỉ có Pháp Thiền Đông Độ mới chỉ được Chân Tâm ?

.......Thực ra , trong Tiệm ngộ Giáo Môn, cũng không phải nghèo nàn về phương pháp chỉ bày thể tánh "vô ngôn". Như đoạn kinh Duy Ma Cật sau đây:

"Duy Ma Cật hỏi các Bồ tát: Theo các ngài, thế nào là Bồ tát nhap pháp môn Bất nhị.

Bồ tát Pháp Tự Tại trả lời: Thừa, diệt là hai. Pháp vốn không sanh cũng không diệt, được vô sanh diệt, là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Đức Thủ nói: Ngã, ngã sở là hai. Nhân có ngã mới có ngã sở. Nếu không có ngã thì không có ngã sở. Đó là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Thiện Túc nói: Động, niệm là hai. Không động thì không niệm, không niệm thì không phân biệt, thông suốt lý ấy, là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Sư Tử Ý nói: Hữu lậu, vô lậu là hai. Nếu chứng được các pháp bình đẳng thì không có tướng hữu lậu và vô lậu. Không chấp có tướng, cũng không chấp vô tướng. Đó là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Tịnh Giải nói: Hữu vi, vô vi là hai. Nếu lìa tất cả thì tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại. Đó là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Thiện Ý nói: Sanh tử, Niết bàn là hai. Nếu thấy được tánh sanh tử thì không có sanh tử, không buộc không mở, không sanh không diệt. Hiểu như thế là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Nguyệt Thượng nói: Tối, sáng là hai. Không tối, không sang, thì không có hai. Vì sao. Như vào Định, diệt thọ tưởng thì không có tối, không có sáng. Tất cả pháp tướng cũng như thế. Bình đẳng vào chỗ ấy là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Châu Đảnh Vương nói: Chánh đạo, tà đạo là hai. Ở chánh đạo thì không phân biệt thế nào là tà, thế nào là chánh. Lìa hai món phân biệt, đó là nhập Bất nhị pháp môn.

Bồ tát Nhạo Thật nói: Thực, không thực là hai. Thực thấy còn không thấy, huống là không thực thấy. Vì sao. Không phải mắt thịt mà thấy được, chỉ có mắt tuệ mới thấy được. Nhưng mắt tuệ không có thấy mà chỗ nào cũng thấy cả. Đó là nhập Bất nhị pháp môn, v.v…

Các Bồ tát nói như thế rồi, hỏi ngài Văn Thù Sư Lợi rằng thế nào là Bồ tát nhập Bất nhị pháp môn.

Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: Như ý tôi, đối với tất cả pháp không nói, không rằng, không chỉ, không biết, xa lìa các vấn đáp. Đó là nhập Bất nhị pháp môn.

Khi đó, ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi Duy Ma Cật: Chúng tôi nói rồi, đến lượt ngài cho biết thế nào là Bồ tát nhập Bất nhị pháp môn.

Duy Ma im lặng không nói. Ngài Văn Thù Sư Lợi khen rằng: Hay thay, cho đến không có văn tự, ngữ ngôn. Đó mới thực là nhập Bất nhị pháp mon.

Khi nói phẩm này, trong chúng có năm ngàn Bồ tát nhập Bất nhị pháp môn, chứng Vô sanh pháp nhẫn."


Đấy.- Tuần tự tiệm ngộ vẫn đến được Bản thể Chân Tâm vô ngôn vô thuyết đó thôi.

....... Lại nữa, Pháp Thiền của Nguyên thỉ, tu từ sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định, phi tưởng phi phi tưởng xứ định, Vào Diệt Tận Định diệt thọ tưởng định là đắc quả Vô Sanh. Quả Vô Sanh là gì đấy không phải là Bản Thể Tâm ư ?

ĐỐN và TIỆM mường tượng thí dụ như trong cái ổ trứng gà. Một hôm "hốt nhiên" chú gà con khẻ mỏ bước ra từ đống trứng...

images


+ Chú gà không thể hốt nhiên được.- Nếu không có gà mẹ chăm chỉ ấp ủ trải qua 20 ngày quên ăn quên ngủ.

+ Hành giả không thể "hốt nhiên đại ngộ" được .- Nếu không có quá trình tu tập để giải trừ nghiệp chướng oan gia, vô minh, bất giác từ vô thỉ kiếp.

+ Vả lại, Khi đức Phật thành Đạo. Ngài mới chỉ dạy pháp Thiền Nguyên thỉ thôi, mà đã có 1250 tỳ kheo đắc quả A- la- hán rồi, và vô số Bồ tát chứng vô lượng tam Muội.

+ Cũng như, khi ngài Ca Diếp được truyền ngôi Sơ Tổ rồi, Chư Tổ vẫn tu pháp thiền Nguyên Thỉ thôi ,thế mà vẫn có đầy đủ 28 đời Tổ để truyền qua Đông Độ. Bằng chứng hiển nhiên là trong Đại Trí Độ Luận. Khi giảng về Thiền Na Ba- la- mật. (đây là chõ tinh yếu của thiền. Thì Tổ Long Thọ thứ 14 Thiền Tông, vẫn dạy về Cửu Thứ Đệ Định).

Thế nên suy ra rằng: Đốn ngộ, phải nương nơi Tiệm Thứ tién tu, Tiệm Tu là để chờ ngay Đốn ngộ.

"Dòng Tào Khê, nước chảy từ nguồn.
Pháp Đốn - Tiệm sáng soi kim cổ "


(còn tiếp)
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Dĩ Tâm Ấn Tâm

* Minh Tâm - Kiến Tánh:

"Bất biến tùy duyên - Chơn thủy tánh,
Tùy duyên bất biến - thị Chân Tâm.
Minh Tâm minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thủy diện trừng."

Bất biến tùy duyên, Thật Tánh nước.
Tùy duyên bất biến Vốn Chân Tâm,
Minh Tâm biết huyễn trên sóng bọt,
Kiến Tánh nhìn sâu mặt nước bằng.

( ?)

Huyết mạch luận .Tổ Đạt Ma dạy:

* Nếu chưa được tỏ-ngộ phải nên cần khổ tham học, nương nơi giáo mới được ngộ. Nếu đã ngộ rồi chẳng học chả sao, không đồng với người mê.

....... Nếu chưa minh bạch được đen trắng mà kỳ vọng nói tuyên-bày giáo-pháp của Phật, chê Phật kỵ pháp. Những bọn như thế, thuyết-pháp như thế, hết thảy đều là ma nói, không phải Phật nói, tức là ma vương, đệ-tử của họ là ma dân.

....... Người mê chịu cho chúng nó chỉ-huy chẳng được giác-ngộ, đọa vào biển sanh tử chỉ vì chẳng thấy tánh, vọng xưng là Phật. Bọn chúng-sanh như thế là đại ma vương, gạt gẫm tất cả chúng sanh cho vào cõi ma.


Như vậy Tổ dạy hành giả cần phải "Ngộ".

+ Thế thì , Ngộ ở đây là ngộ cái gì ?

- Đó là Ngộ được TÂM và TÁNH.

Tỏ ngộ được Tâm và Tánh.- Thiền gọi là MINH TÂM - KIẾN TÁNH.

Vậy cái gì là Tâm ? Cái gì là Tánh ?

....... dõi theo nguồn giáo lý, thì hành giả sẽ bắt gặp vô số thuật ngữ về Tâm: Nào là, tích tụ tâm, tinh yếu tâm, nhục đoàn tâm, phân biệt tâm, duyên lự tâm, tâm- ý, vọng tâm, chân Tâm v.v... Vậy chúng ta cần Ngộ cái tâm nào ?

....... Còn về Tánh ,thì có vô số Tánh: tánh ước, tánh lạnh, tánh nóng, tánh mê, tánh hiền, tánh dữ, Pháp Tánh, Phật Tánh v.v... Vậy thì chúng kiến cái Tánh nào ?

- Đây là bài luận Tổ dạy về Tâm:

Hỏi: Nếu như hết thảy hành vi vận động lúc nào cũng chính là bản tâm, vì sao thân xác trong lúc vô thường không thấy được bản tâm?

Đáp: Bản tâm thường hiện hữu ngay trước mắt, chỉ tại người không nhìn thấy.

Hỏi: Tâm nếu đang hiện có, vì sao lại không thấy?

Đại sư hỏi lại: Ông đã từng nằm mộng chăng?

Đáp: Đã từng nằm mộng.

Lại hỏi: Trong khi nằm mộng, có phải là thân của ông chăng?

Đáp: Đúng là thân của tôi.

Lại hỏi: Như lời nói, việc làm của ông với bản thân ông là khác hay chẳng khác?

Đáp: Chẳng khác.

Đại sư dạy: Nếu đã chẳng khác thì thân ấy chính là pháp thân của ông. Pháp thân ấy lại chính là bản tâm của ông.

Tâm ấy từ vô số kiếp cho đến nay, so với hiện giờ vẫn không khác biệt, chưa từng chịu sinh tử, không sinh ra không diệt mất, không thêm không bớt, không sạch không dơ, không tốt không xấu, không đến không đi. Chẳng có đúng sai, cũng không có hình tướng nam nữ, không tăng không tục, không già không trẻ, không thánh không phàm, cũng không Phật không chúng sanh, không có tu chứng, không có nhân quả, cũng không gân cốt sức lực, cũng không có tướng mạo, đồng như hư không, không thể nắm giữ, không thể buông bỏ, núi sông tường đá không thể ngăn ngại, ra vào qua lại thần thông tự tại, qua núi năm uẩn, vượt sông sinh tử, hết thảy các nghiệp đều không thể trói buộc được pháp thân ấy.

Tâm ấy mầu nhiệm tinh tế khó thấy. Tâm ấy chẳng đồng với hình tướng. Tâm ấy là chỗ người người đều nhìn thấy giữa rõ ràng sáng tỏ diễn ra vô số hành vi động tác đưa tay nhấc chân, nhưng chợt khi hỏi đến lại chẳng ai nói được gì, khác nào như người máy gỗ. Thảy đều là tự mình nhận dùng tâm ấy, vì sao lại không rõ biết?
(huyết mạch luận)

- Thế đấy.- Cái Tâm, mà Tổ đã cặn kẻ chỉ dạy ở trên.- Là Phật Tâm. Nếu người tu Ngộ được cái Phật Tâm ấy, tỏ được cái Chân Tâm ấy, hết sạch được vô minh che chắn làm khuất cái Như Tâm ấy. Đó gọi là MINH TÂM.


(còn tiếp)
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Dĩ Tâm Ấn Tâm

* Minh Tâm - Kiến Tánh (tt):

+ Kiến Tánh là gì ?

- Ở phẩm Hành Do, Pháp bảo đàn kinh Lục Tổ kể lại quá trình Kiến Tánh của ngài như sau:

. Huệ Năng liền hội được ý Tổ, đến khi trống đổ canh ba liền lén vào thất. Tổ lấy cà-sa che chung quanh không để người thấy, vì nói kinh Kim Cang, đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳtâm”, Huệ Năng ngay lời đó đại ngộ, thấy tất cả muôn pháp chẳng lìa tự tánh, liền thưa Tổ rằng:

Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp !


Ngũ Tổ biết Huệ Năng đã ngộ được bản tánh mới bảo: “Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích, nếu biết được bản tâm mình, thấy được bản tánh mình, tức gọi là Trượng phu, là Thầy của trời người, là Phật.”.


+ Vậy Tự Tánh là Tánh gì ?

- Ở phẩm Tựa Đàn kinh ,Lục Tổ chỉ thẳng:

....Ấn Tông hỏi rằng: Sự phó chúc của Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào?

Huệ Năng nói: Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?

Ðáp: Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị.

Ấn Tông lại hỏi: Thế nào là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp?

Ðáp: Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, đã rõ Phật tánh là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp! Như trong Kinh Niết Bàn nói: Cao Quý Ðức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốn giới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình), làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không? Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt, gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy.

* Vậy thì, nếu có thể Trực nhận, thì Kiến Tánh, tức là Thấy được Cái Thật Tánh của các Pháp là Bất nhị, là Nhất Chân, là Niết Bàn, là Tánh không, là Phật Tánh v.v...

...... Và biết rõ rằng. Phật Tánh đó : Phàm Thánh không hai, Quách Nhiên vô Thánh, trong Phật Tánh đó không có tướng Ngã, nhơn , chúng sanh, thọ giả...là Như Như Bất Động, là Thường, lạc, ngã, tịnh.là vốn tự thanh tịnh, là vốn không sanh diệt, là vốn tự đầy đủ, là vốn không dao động,là vốn hay sanh muôn pháp....Đầy đủ Vô lượng Công Đức Vô lậu vậy.

(còn tiếp)
 

Chùa Phước Thành

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 6 2013
Bài viết
121
Điểm tương tác
58
Điểm
28
Dĩ Tâm Ấn Tâm

* Minh Tâm - Kiến Tánh (tt):

+ Vậy thì ; Pháp Thiền Đốn ngộ (của Đông Độ) với Thiền Nguyên Thỉ (của Tây Trúc) đói với vấn đề Minh Tâm- kiến tánh thì sao ?

- Xin thưa vẫn đồng nhất bất dị.

- Xin trưng dẫn một vài thí dụ:

TD1. Về Minh Tâm:

a). Thiền Đốn ngộ. lục tổ dạy:

" Không nghỉ thiện không nghỉ ác, tâm thượng tọa ở đâu ?"( Pháp bảo Đàn)

b). Thiền Nguyên Thỉ Tổ Long Thọ dạy: Nhị Thiền: . Nếu còn chấp “ đối đải” là tâm còn loạn động, nên xả ác tâm rồi, thiện cũng xả trừ luôn,giữ tâm thường bất động, như mặt hồ lắng yên,Khi nhiếp tâm vào Thiền.- Giác – Quán sanh trở ngại, phải nên trừ Giác - Quán– để vào nhất thế xứ. Vào nhất thế xứ rồi, khiến nội tâm thanh tịnh, định ấy sanh hỷ lạc, dẫn vào đệ nhị Thiền. (đại trí độ luận).

* Như thế chúng ta thấy: cả hai loại Thiền,chư Tổ đều dạy hành giả không nên trú chấp vào nhị biên.

TD2: Về Kiến Tánh:

A). Thiền Đốn ngộ. lục tổ dạy: chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát.

Ấn Tông hỏi: Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?

Tổ Ðáp: Vì đó (Thiền) là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp. Phật Pháp là pháp bất nhị. (Đàn kinh)

B). Thiền Nguyên Thỉ Tổ Long Thọ dạy: Lại nữa, Bồ tát quán 5 Triền cái (Tham dục, Sân nhuế, Thùy miên, Trạo hối, Nghi pháp.) là vô sở hữu, là vô tướng, mà đã là vô tướng thì cũng là Thật tướng vậy. Như vậy 5 Triền cái tức là Thiền, Thiền tức là 5 Triền cái. Bồ tát quán 5 Triền cái là Thiền định, rồi y nơi đó tiến thẳng đến chỗ vô sở y, vào thâm thiền định gọi là Thiền na Ba- la- mật....

* Như vậy đến chỗ thâm sâu, thì không trú chấp vào Thiền định, cũng không cần xả ly Ác Pháp.- vì Tất cả các Pháp đều không có tướng hai (bất nhị),đều là Chơn Như thanh tịnh vậy.

....... Do so sánh những Pháp thiền nguyên thỉ và Đốn ngộ ở trên. Có thể quả quyết rằng: Dù là Thiền Nguyên thỉ, hay làThiền Đốn ngộ, Các Pháp Thiền Định của Phật giáo đều nhằm chỉ thẳng vào TÂM và TÁNH, đều nhằm giúp cho chúng sanh được Minh Tâm- kiến Tánh, đều nhắm đến giải thoát giác ngộ, đều thành Phật vậy.

[MOVLLEFT]NAM MÔ TÂY THIÊN TỨ THẤT ĐÔNG ĐỘ NHỊ TAM LỊCH ĐẠI TỔ SƯ BỒ TÁT, MA HA TÁT CHỨNG MINH.[/MOVLLEFT]
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên