Thỉnh ngài Tông Khách Ba vào trao đổi!

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Nhập Trung Luận của ngài Nguyệt Xứng:
Nếu nhân sinh ra quả, sinh ấy gọi là nhân
Nếu nó không sinh quả thì không là nhân
Quả nếu có nhân thì sẽ được sinh
Nên nói nhân quả cái nào có trước cái nào.

Theo Bạn, nếu quả được sinh qua tiếp xúc nhân
Khi đó (chúng) có cùng một năng lực thì nhân và quả không khác nhau
Giả sử chúng khác biệt thì không khác giữa có nhân này và không nhân
Loại trừ hai trường hợp này sẽ không có khái niệm khác tồn tại.

Theo Bạn, không nhân sinh ra quả thì không gọi là quả
Không quả mà có nhân thì cũng không hợp lý thành lập nhân
Do vì cả hai (nhân quả tiếp xúc hoặc không tiếp xúc) giống như huyễn thuật
Nên các pháp thế gian tồn tại, Tôi (Trung Quán) không có lỗi.

Attachments hư


Kính gửi đạo sư Tông Khách Ba!

Tiểu đệ thấy, nếu ngài chỉ là con người như trong mắt các đệ tử thường hay tuyên thuyết về thầy của mình như vậy thì ngài quả là kém cỏi.

Chắc ngài cũng không ngờ là tự vẽ dây trói bọn hậu nhân đâu nhỉ? So vai vế thì ngài cũng là người học Phật, tiếc cho ngài là cổ Phật nhìn thấy tương lai mới nói một câu 49 năm thuyết pháp chưa từng nói một chữ. Ngài chỉ biết sài của báu mà quên không nói tới cái công năng đặc biệt của nó là sanh mà chẳng sanh nên hậu nhân đẻ được mà không nuôi được. Tất cả là lỗi của ngài!

Hỏi thật! Nay ngài muốn sửa sai không?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
Là vị này?

Đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa; 1357-1419) sinh tại Amdo, Đông Bắc Tây Tạng trong một gia đình quan lại quyền thế đồng thời cũng là một gia đình Phật giáo. Sư là một vị Lạt-ma Tây Tạng, nhà cải cách lừng danh của Phật giáo tại đây. Sư sáng lập tông phái Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་), với một trong những giáo phái quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng. Sư là người xây dựng nhiều tháp quan trọng tại Tây Tạng như Drepung (Triết Bang), Sera (Sắc Nhạ) và Ganden (Cách Đăng).
Lúc còn nhỏ, Sư đã đi vào con đường tu học. Năm ba tuổi, Sư thụ giới Cư sĩ với Cát-mã-ba thứ 4, La-bồi Đa-kiệt (bo. rol pa'i rdo rje རོལ་པའི་རྡོ་རྗེ་, 1340-1383). Sư học với nhiều vị đạo sư khác nhau và nghe nhiều khai thị của hai tông phái Tát-ca và Cam-đan. Khả năng luận giảng xuất sắc của Tsongkhapa biểu lộ trong 18 tác phẩm và các tác phẩm này đã trở thành kinh sách giáo khoa cho các thế hệ sau. Nổi tiếng nhất trong các tác phẩm này là "Đại Luận về con đường giác ngộ" và "Luận về trình tự của mật chú". Sư cho rằng, một tỉ-khâu cần phải nghiên cứu năm ngành học và muốn thế, vị này cần biết lắng nghe các lời khai thị, biết tự mình suy xét phân biệt và biết thực hiện chúng thông qua thiền định. Trong năm ngành đó thì về triết học, Sư khuyên học Trung quán và ngành Nhân minh (sa. hetuvidyā, tức logic học), về thiền định nên nghiên cứu giáo pháp của kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa và A-tì-đạt-ma (sa. abhidharma), về một đời sống chân chính nên dựa vào Luật tạng.
Ngoài các đóng góp trên, Sư còn hoàn tất bốn công trình lớn được kể là: tu chỉnh một bức tượng quan trọng của Di-lặc, kiên trì giữ giới luật ghi trong Luật tạng, thành lập lễ nguyên đán Mon-lam và xây nhiều bảo tháp.
Sau khi tu học và bắt đầu thu nhận đệ tử vào năm 29 tuổi, ngài bắt đầu đổi sang đội mũ màu vàng. Các đệ tử của sư sau đó cũng đều học theo ông đội mũ vàng, nhờ vậy bắt đầu hình thành Hoàng Mạo phái (phái mũ vàng). Mũ vàng vốn ban đầu là mũ dành riêng cho những đại sư có nhiệm vụ duy trì giới luật.

Nguồn: Google
 

Vô Năng

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 2 2017
Bài viết
139
Điểm tương tác
42
Điểm
43
View attachment 7093

*Một số người đã rơi vào quan điểm triết học về “chủ nghĩa hư vô đoạn kiến”, đó là một nguyên nhân tái sinh xuống địa ngục.
-Tất cả mọi thứ ngoài trường phái Tông Khách Ba đề xướng ra, đều thể hiện một quan điểm triết học sai lầm.
Đức pháp chủ Gelugpa Pabongka Rinpoche

Cái gì vậy đại ca?

Suốt ngày chỉ lôi lời người khác ra nhai lại rồi làm như chính mình nói ra, nghe có vẻ cao siêu khó hiểu thật là đáng nể nha.

Phật Pháp là pháp liễu thoát sanh tử, không biết đại sư Tông Kách Ba bây giờ ở đâu? Người học theo chỉ nhặt lấy đờm giải cho là quý mà không biết đại sư bây giờ ở đâu thì học làm gì nữa? Đốt sách đi!!!

???
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên