Thực Hành Pháp Mới Giải Thoát

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
*******************************************************

Mỗi chủ đề chỉ cần đăng một nơi. Bài này bị xoá . (HP)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
20663994_1912202752365545_1057810422335906003_n.jpg


Kinh văn: (Chữ in đậm là Kinh văn)

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Cần Thủ rằng : Phật tử ! Phật giáo là một, sao có chúng sinh thấy được, chẳng lập tức đoạn trừ tất cả các phiền não trói buộc, để được giải thoát. Nhưng nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, dục giới, sắc giới, vô sắc giới, vô minh tham ái, chẳng có khác biệt. Vậy thì Phật giáo nơi các chúng sinh, hoặc có lợi ích, hoặc không có lợi ích.

Giảng giải: (Chữ thường là giảng giải)

Sau khi Bồ Tát Mục Thủ nói bài kệ xong rồi, thì lúc đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Cần Thủ thỉnh pháp, hỏi rằng : "Phật tử ! Giáo Pháp của Phật nói, chỉ có một. Hết thảy chúng sinh thấy Phật nghe pháp đều như nhau. Tại sao có chúng sinh nghe pháp, thì lập tức đoạn được tất cả phiền não ? Tại sao có chúng sinh nghe pháp, mà không thể lập tức đoạn trừ tất cả phiền não ? Ðây là nhân duyên gì ? Nếu đoạn trừ tất cả phiền não trói buộc, thì sẽ thoát khỏi phiền não, chẳng có tình ái, không bị năm uẩn, các pháp trói buộc. Song, uẩn có hình sắc, uẩn có lãnh thọ, uẩn có tư tưởng, uẩn có hành vi, uẩn có phân biệt. Lại có tam giới : Dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và vô minh, ái, tham. Chúng sinh trong tam giới đều như nhau, chẳng có phân biệt. Mà giáo pháp của Phật là một, vì sao giáo hoá tất cả chúng sinh, người có được lợi ích thì sẽ lập tức đoạn trừ được vô minh và tham ái mà thoát khỏi tam giới ? Song, có những chúng sinh cũng nghe Phật thuyết pháp như nhau, tại sao chẳng đắc được lợi ích, chẳng thoát khỏi được tam giới ? Ðây là đạo lý gì ? Xin Ngài từ bi diễn nói đạo lý nầy".

Bấy giờ, Bồ Tát Cần Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, Ðại Bồ Tát Cần Thủ dùng bài kệ để trả lời những câu hỏi của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi.

Phật tử khéo lóng nghe
Nay tôi như thật đáp
Có người sớm giải thoát
Có người khó thoát khỏi.


Bồ Tát Cần Thủ nói : "Phật tử ! xin Ngài hãy chú ý lóng nghe, bây giờ tôi căn cứ theo vấn đề của Ngài, thật thật mà trả lời. Hoặc có những chúng sinh nghe pháp môn của Phật nói, thì mau chóng đắc được giải thoát. Ðây là nguyên nhân gì ? Vì trong quá khứ thì họ đã gieo trồng căn lành, nên căn lành tăng trưởng, hoặc đã chín mùi, cho nên một khi nghe được Phật nói pháp, thì sớm sẽ đắc được giải thoát. Ðây là vì trồng đủ căn lành, mới có sự thành tựu như thế. Hoặc có chúng sinh, trong quá khứ chẳng gieo trồng căn lành, bây giờ mới nghĩ trồng căn lành, tuy nghe được Phật nói pháp, nhưng cũng không thể lập tức đoạn trừ tất cả phiền não trói buộc, chẳng dễ gì thoát khỏi tam giới, chẳng thể lập tức đắc được giải thoát».

Nếu muốn cầu trừ diệt
Vô lượng các tội ác
Nên ở trong Phật pháp
Dũng mãnh thường tinh tấn.


Giả sử có chúng sinh hy vọng sớm trừ diệt vô minh phiền não, và mê hoặc tham ái, và tất cả vô lượng vô biên tội lỗi nghiệp ác, thì nên đối với Phật pháp dũng mãnh tinh tấn. Chẳng những một thời tinh tấn, mà luôn luôn tinh tấn. Do đó, có câu : "Ngày sáu thời luôn luôn thường tinh tấn". Thân tinh tấn thì chẳng làm các việc sát hại, trộm cắp, tà dâm. Tâm tinh tấn thì chẳng có tâm tham sân si. Tóm lại, thân tinh tấn là siêng tu giới định huệ; tâm tinh tấn là diệt trừ tham sân si. Tức là phải dũng mãnh tinh tấn tiến về trước, đừng giải đãi thối lùi về sau. Như thế thì sẽ đoạn trừ tất cả vô minh và tham ái, đắc được giải thoát.
Gốc rễ phiền não của chúng sinh, là do tham sân si mà ra. Khi ba độc nầy phát sinh tác dụng, thì đối với thân sẽ có hành vi sát hại, trôm cắp, tà dâm; đối với miệng thì nói dối .v.v… các nghiệp ác. Không sát hại tức là giới sân; phàm là có tư tưởng giết hại đều là do sân hận mà ra. Chẳng trộm cắp tức là giới tham; phàm là sinh ý niệm trộm cắp, đều là do tham lam mà ra. Không tà dâm tức là giới si; phàm là sinh tâm dâm đều là do ngu si mà ra. Tức nhiên biết công dụng của giới, thì phải tu định học. Ðịnh là gì ? Tức là chẳng khởi tâm động niệm, chẳng có vọng tưởng. Trước hết bắt đầu trong đời sống hằng ngày, đi đứng nằm ngồi, bốn oai nghi lớn phải luôn luôn cẩn thận, đừng tham, đừng ái, thì tự nhiên tâm sẽ vắng lặng như nước, chẳng có sóng. Sau đó tham thiền đả tọa, tụng Kinh lễ Phật, thì thân tâm sẽ thanh tịnh; lúc đó, một niệm không sinh, một hạt bụi không nhiễm, thì tự nhiên trí huệ sẽ hiện tiền, đây tức là huệ.
Chân tâm thanh tịnh của chúng ta, giống như tấm gương, bất quá bị bụi trần (vô minh) che lấp, mất đi ánh sáng không thể chiếu vật được. Chúng ta dụng công phu (tu hành) là tẩy trừ bụi bặm trên tấm gương, thì tự nhiên sẽ hiện ra ánh sáng, chiếu soi mọi vật, cho nên Thần Tú Ðại Sư nói :

"Thời thời thường lau chùi
Đừng để dính bụi bặm».

Ví như đốm lửa nhỏ
Củi ướt khiến lửa tắt
Ở trong giáo pháp Phật
Người giải đãi cũng thế.


Giống như dùng lửa nhỏ để thiêu đốt củi ướt? thì lửa đó sẽ tắt sớm. Tại sao ? Vì phần nước của củi ướt đó, thắng hơn tánh lửa, lửa chẳng có sức thiêu đốt, cho nên bị tắt. Ở trong Phật giáo, nếu giải đãi chẳng tu hành thì cũng giống như đạo lý đốm lửa nhỏ thiêu đốt củi ướt, chẳng có sự thành công. Lửa nhỏ là đại biểu chẳng tinh tấn tu hành, củi ướt là đại biểu cho nghiệp chướng sâu nặng. Nếu tu hành chút chút, thì làm sao tiêu trừ nghiệp nặng ? Làm sao sinh ra lửa trí huệ ? Làm sao dứt hẳn vô minh tham ái ? Vì bạn vốn chẳng muốn đoạn trừ, cho nên chẳng dụng công tu hành. Nếu bạn dũng mãnh tinh tấn, tuyệt đối chẳng giải đãi, thì tất cả phiền não sẽ tiêu trừ sạch sẽ.
Lửa nhỏ không thể thiêu đốt củi ướt, song, củi khô, sẽ rất dễ dàng thiêu đốt, nghĩa là vô minh và tham ái của chúng ta bị lửa lớn trí huệ thiêu sạch. Phàm là người giải đãi chẳng tu hành, thì cũng giống như đạo lý lửa nhỏ thiêu đốt củi ướt.

Như dùi cây lấy lửa
Chưa được mà dừng nghỉ
Tánh lửa theo đó diệt
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như dùi cây để lấy lửa, dùng hòn đá dùi ở trên gỗ, lâu dần thì sẽ được lửa. Song, dùi một lúc, lửa sắp phát hiện thì dừng nghỉ một chặp, lại dùi một lúc rồi nghỉ, như thế thì lửa cũng theo đó mà diệt mất, vĩnh viễn chẳng sinh ra lửa. Học Phật pháp cũng đồng đạo lý đó, tinh tấn một lúc, giải đãi một lúc, tinh tấn giải đãi, chẳng quán triệt thủy chung, thì không thể có sự thành tựu.
Người tu hành, tinh tấn lại tinh tấn, sẽ có một phút cuối cùng nào đó sẽ khai ngộ. Ðáng tiết người tu hành, đến một giây phút cuối cùng nào đó, thì cảm thấy quá mệt mỏi, dừng nghỉ một chặp, sang ngày mai lại tinh tấn cũng chẳng muộn. Biết đâu tại một niệm đó, bèn mất đi cơ hội khai mở ngũ nhãn lục thông, Do đó có câu :

"Tất cả là khảo nghiệm.
Nhìn xem bạn làm thế nào ?
Trước mắt chẳng nhận thức
Hãy luyện lại từ đầu".

Tức là đạo lý nầy. Nghĩ muốn dùi cây lấy lửa, khi lửa chưa hiện mà dừng nghỉ thì chẳng hy vọng lấy được lửa. Muốn cầu được lửa thì lại dùi tiếp. Dùi đến lúc lửa sắp hiện, thì lại dừng nghỉ, do đó lại mất đi cơ hội, lại phải dùi lại từ đầu.

Như người cầm ngọc châu
Không dùng vật tiếp bóng
Trọn không thể được lửa
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như có người tay cầm nhật châu. Nhật châu là kính lồi (kính lúp), hay hấp thu ánh sáng mặt trời, thành điểm cháy. Ðem điểm cháy chiếu vào vật dễ cháy, thì sẽ sinh ra lửa. Nếu chỉ có kính lồi và ánh sáng mặt trời, mà chẳng có đồ dễ bốc cháy, thì dù có chiếu thời gian bao lâu cũng chẳng sinh ra lửa. Cho nên nói, không dùng vật tiếp bóng (điểm cháy) thì chẳng thể nào được lửa. Nhật châu đại biểu cho Phật pháp, vật dễ cháy đại biểu cho tinh tấn. Người học Phật pháp giải đãi làm biếng chẳng tinh tấn, thì chẳng thể nào thành tựu. Tóm lại, phiền não chẳng dứt thì trí huệ không hiện. Tại sao chúng ta phải tu đạo ? Tức là dứt phiền não, cầu trí huệ. Có trí huệ rồi thì chẳng còn tạo nghiệp, chẳng thọ quả báo.

Như mặt trời nắng gắt
Trẻ con nhắm đôi mắt
Bảo lạ sao không thấy
Người giải đãi cũng vậy.


Ví như mặt trời nắng gay gắt, chiếu khắp đại địa. Song, trẻ con nhắm mắt lại, còn nói "Tôi chẳng nhìn thấy mặt trời màu đỏ". Chúng nhắm mắt lại thì làm sao mà nhìn thấy mặt trời ? Một số chúng sinh biết có Phật pháp, mà chẳng chịu tu hành, cũng giống như thế, thật là đáng thương xót ! Mặt trời đại biểu cho Phật pháp, trẻ con vô tri đại biểu cho chúng sinh ngu si, nhắm mắt đại biểu cho giải đãi. Mặt trời chiếu khắp đại địa, chẳng có chỗ nào mà không chiếu tới, song, nhắm mắt, cho nên chẳng thấy mặt trời. Ở trong Phật giáo, minh bạch đạo lý Phật pháp mà chẳng nương theo pháp tu hành, thì giống như nhắm mắt, chẳng thấy mặt trời, là lý giống nhau.

Như người không tay chân
Muốn dùng cỏ làm tên
Bắn phá khắp đại địa
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như có người chẳng có tay, cũng chẳng có chân, song, tâm nghĩ muốn dùng cỏ hoang làm mũi tên để bắn phá đại địa. Vọng tưởng đó có phải là người ngu nói mộng chăng ? Làm sao có thể thành sự thật ? Việc vốn chẳng làm được. Người giải đãi chẳng tu hành cũng như thế, không thể nào thành tựu.
Chẳng có tay chân tức là chẳng tu hành, mà muốn dùng tên trí huệ để bắn phá tất cả vô minh. Ðó chẳng phải là người ngu vọng tưởng chăng ? Chẳng có chân tay thì làm sao mà dương cung bắn tên ? Làm sao mà tiến về trước lùi về sau ? Ngày ngày giải đãi, ngày ngày phóng dật, tâm khỉ ý ngựa thu chẳng được, chẳng có giới lực, chẳng có định lực, chẳng có huệ lực, thì làm sao mà khai ngộ.

Như dùng một sợi lông
Để lấy hết nước biển
Muốn khiến cạn sạch khô
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như dùng nơi đầu một sợi lông, muốn lấy sạch nước biển, khiến cho khô cạn. Trừ khi có thần thông thì miễn bàn tới, bằng không thì vốn chẳng thể nào làm được. Ðây là nói nhận thức được một chút đối với Phật pháp, thì nghĩ muốn đắc được lợi ích lớn. Ðây chẳng phải là vọng tưởng chăng ? Suốt ngày giải đãi chẳng tu hành, thì làm sao mà phá trừ vô minh, phiền não, chấp trước, vọng tưởng, tham ái, mê hoặc ? Cứ nghĩ tìm tiện nghi, phí sức ít, thu hoạch nhiều. Phải biết thiên hạ chẳng có việc chẳng mệt nhọc mà được thu hoạch, do đó có câu :

"Trồng trọt một phần
Thì thu hoạch một phần".

Chẳng thể nào ở trên trời rớt bánh xuống, vốn chẳng thể nào có việc đó. Người giải đãi chẳng tinh tấn tu hành, thì giống như ngu si dùng đầu một sợi lông lấy hết nước biển.

Lại như kiếp lửa cháy
Muốn dùng chút nước mắt
Ở trong nơi Phật pháp
Người giải đãi cũng vậy.


Lại giống như lúc kiếp lửa nổi dậy, đất đai đều bị thiêu đốt, biến thành lò lửa lớn. Muốn dùng một giọt nước để dập tắt kiếp lửa, thì chẳng thế nào làm được. Ở trong Phật giáo mà chẳng tu hành, thì cũng giống như muốn dùng chút nước để dập tắt kiếp lửa, chẳng thế nào được. Nếu như một xe củi cháy, chỉ dùng một ly nước để cứu hỏa thì có dập tắt được lửa chăng ? Người giải đãi chẳng tinh tấn thì cũng như thế.
Thời gian kiếp hoại sẽ phát sinh một lần nạn lửa lớn. Nạn lửa nầy chẳng những huỷ diệt địa cầu, mà thiêu hủy trời Sơ Thiền, tức là sắc giới Phạm Chúng Thiên, Phạm Phụ Thiên, Ðại Phạm Thiên, cho nên gọi là kiếp lửa. Tại sao lại có kiếp lửa như thế ? Vì đến thời kỳ kiếp hoại, tâm của con người quá xấu xa, nghiệp chướng quá nặng, Long vương phẫn nộ chẳng mưa xuống, đại địa nóng bức, cỏ cây chẳng sinh trưởng. Lúc đó, hư không xuất hiện bảy mặt trời, đồng thời chiếu xuống đại địa. Nước biển cũng khô cạn, do đó phát sinh lửa lớn, một khi thiêu, sẽ thiêu hủy đến cõi Phạm Thiên. Khi hai mươi tiểu kiếp lửa qua rồi, thì đến kiếp không, đại địa tất cả đều không, chẳng còn vật gì cả. Khi hai mươi tiểu kiếp không qua rồi, thì đến kiếp thành, bắt đầu dần dần thành tựu địa cầu. Trải qua hai mươi tiểu kiếp rồi, thì người trời ở cõi trời Quang Âm lại du hành đến địa cầu. Lúc đó, nước cam lồ ở địa cầu rất ngọt, người trời uống quá nhiều nên bị say, mất đi thần túc thông, không thể trở về trời được nữa, cho nên mới ở lại thế gian, trở thành thủy tổ của loài người. Ðây là trụ kiếp bắt đầu.

Như người nhìn hư không
Ngồi yên chẳng lay động
Mà nói bay đi khắp
Người giải đãi cũng vậy.


Giống như có người, nhìn thấy hư không, ngồi yên ở đó mà thân chẳng lay động, bèn nói : "Tôi có thể đằng vân giá vũ đi đến hư không, hết thảy chỗ hư không, đều có dấu chân của tôi», đạo lý nầy (ngoại trừ Phật Bồ Tát) chẳng có. Hư không đại biểu cho Phật pháp, ngồi yên đại biểu cho giải đãi. Thấy được Phật pháp mà chẳng tu hành Phật pháp, thì quả vị gì cũng chẳng đắc được. Người chẳng tu hành mà tự mình còn nói : "Tôi chứng được tứ quả A La Hán, hoặc tôi chứng được thập địa Bồ Tát". Ðây là tự mình chụp mũ cho mình, tự mình an ủi mình, tức cũng là tự mình lừa gạt người.
Giống như vào thời vua A Dục, có vị Tỳ Kheo Ðại Thiên, tự mình chẳng chứng quả mà lừa gạt đệ tử nói y đã chứng quả. Ðây là ngồi yên chẳng lay động mà nói dối là bay đi khắp, là chẳng có sở thành tựu.
Những ví dụ ở trên rất là quan trọng. Chúng ta học Phật pháp phải cần độc mặc niệm, để làm cảnh sách. để tỉnh chính mình, không thể qua loa, thời khắc phải nhận chân tu hành, không thể giải đãi. Học Phật pháp phải tự cường bất tức, cung hành thực tiễn. Phải thấu triệt là cây to từng ngày từng ngày lớn lên, La Mã là từng ngày từng ngày kiến trúc, Phật pháp là từng ngày từng ngày tu thành. Do đó, có câu : "Người có chí, việc sẽ thành». Tu một phút thì có một phút công đức, công đức tròn thì tự nhiên sẽ thành tựu. Do đó có câu :

Khối sắt mài thành kim
Công đáo tự nhiên thành.

Bấy giờ, Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hỏi Bồ Tát Pháp Thủ rằng : Phật tử ! Như Phật nói, nếu có chúng sinh thọ trì chánh pháp, tất sẽ dứt trừ tất cả phiền não. Tại sao có người thọ trì chánh pháp, mà chẳng dứt trừ phiền não. Theo thế lực của tham sân si, theo ngạo mạn, theo sự che đậy, theo sự căm phẫn, theo sự oán hận, theo sự đố kị, theo sự keo kiệt, theo sự lừa dối, theo sự xiểm nịnh xoay chuyển, không rời nơi tâm, người hay thọ trì pháp, tại sao lại ở trong tâm hành khởi các phiền não ?

Sau khi Bồ Tát Cần Thủ nói bài kệ xong rồi, thì lúc đó Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hướng về Bồ Tát Pháp Thủ để thỉnh pháp bèn hỏi : "Phật tử ! Trước kia Phật đã từng nói, nếu như có chúng sinh hay thọ nơi tâm, trì nơi thân, theo pháp tu hành, thì sẽ hoàn toàn dứt trừ hết thảy tất cả phiền não. Vậy tại sao có chúng sinh hay thọ trì chánh pháp, mà phiền não chẳng dứt trừ, vô minh không thể phá trừ ? Ðây là đạo lý gì ? Hy vọng Ngài hãy khai thị".
Một số người tu hành, thọ trì chánh pháp, song, tâm tham vẫn chưa dứt, tâm sân cũng chưa dứt, tâm si càng chưa dứt. Chẳng những chưa dứt mà còn chạy theo nó, lại chạy theo cống cao ngã mạn, lại chạy theo phiền não che đậy. Có lỗi chẳng dám nhận, chẳng dám sám hối, sợ người biết, như thế sẽ che đậy tội nghiệp, vĩnh viễn chẳng tiêu trừ. Lại chạy theo phẫn nộ phiền não, tâm chẳng bình là phẫn, phẫn cực điểm là oán, oán đến cực điểm là hận, hận đến cực điểm là phiền, phiền đến cực điểm là phát ra. Phát ra lửa vô minh, thiêu trụi lý trí, cảm tình dụng sự, sẽ nổi giận, tạo thành hậu quả bất lương, bèn mất đi đạo nghiệp. Lại chạy theo đố kị, tức là hận người ta có, cười người không có. Phàm là cùng học, cùng làm, cùng hành, cùng tu, với nhau đều có tâm lý đố kị. Vì người có tâm tranh cường háo thắng, đều muốn hơn người, muốn thắng hơn người khác, bằng không thì tâm ma tác quái, phát sinh đố kị. Lại chạy theo keo kiệt không xả bỏ, tức là chẳng bố thí, chẳng có tâm từ bi, chẳng những chẳng đồng tình sự khổ của người khác, ngược lại còn nói những lời không tốt. Lại chạy theo lừa dối, tức là trong không sinh ra có, chẳng nói lời thật. Hoặc là khêu chọc thị phi, phỉ báng danh dự của người khác, tạo khẩu nghiệp thì tương lai sẽ đoạ vào địa ngục cắt lưỡi. Lại chạy theo xiểm nịnh, tức là nịnh bợ kẻ khác, đây là tác phong của kẻ tiểu nhân. Người tu hành chánh pháp không nên có những hành vi như thế. Nhưng bị những thế lực đó xoay chuyển, đây là nguyên nhân gì ? Chẳng có chúng sinh nào có thể lìa khỏi tâm mà thọ trì chánh pháp. Tại sao chẳng những chẳng dứt phiền não, ngược lại còn sinh ra rất nhiều phiền não ? Ðạo lý nầy tôi thật chẳng hiểu, xin Ngài hãy giải thích cho rõ ràng, cứu kính là nguyên nhân gì ?

Bấy giờ, Bồ Tát Pháp Thủ dùng kệ đáp rằng.

Lúc đó, vị đại Bồ Tát Pháp Thủ dùng bài kệ để trả lời những vấn đề Bồ Tát Văn Thù đã hỏi.

Phật tử khéo lắng nghe
Ngài hỏi như thật nghĩa
Chẳng phải là đa văn
Vào được pháp Như Lai.


Bồ Tát Pháp Thủ nói : "Phật tử ! xin Ngài hãy chú ý lắng nghe, tôi dùng chân tâm để trả lời những đạo lý mà Ngài đã hỏi. Chân thật nghĩa quý chẳng tại nhiều, mà tại tinh". Tuy nhiên, hay tụng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang, Kinh Viên Giác .v.v... nhưng chẳng y pháp tu hành, thì chẳng lợi ích gì. Giống như nói nhiều món ăn ngon mà không ăn, thì kết quả vẫn đói bụng. Ví như người làm ở ngân hàng, hằng ngày đếm tiền mà mình chẳng có xu nào. Học Phật pháp chẳng phải cậy nhờ đa văn, để có thể vào được trong pháp môn của Như Lai. Giống như Ðề Bà Ðạt Ða và Tỳ Kheo Thiện Tịnh đều có trí huệ, lại đa văn. Nhưng ngược lại họ phỉ báng Phật pháp, kết quả hai người lúc còn sống đọa vào địa ngục, tức là lúc còn sống, bị hãm vào dưới đất.

Như người trôi trong nước
Sợ chìm mà chết khát
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người trôi ở trong nước lớn, tâm sinh sợ hãi, sợ bị nước lớn chìm chết, trong miệng rất khát nước cũng chẳng dám uống nước, thà chết khát cũng chẳng uống. Chúng sinh đối với pháp của Phật nói, chỉ có thọ trì, nghiên cứu, minh bạch, nhưng chẳng tu hành, thì chẳng có lợi ích gì. Ða văn cũng như đạo lý đó; bác quảng đa văn, nhưng là lý luận ở ngoài da, chẳng phải công phu thật tế, cũng chẳng phải tu hành pháp môn cơ bản. Do đó có câu :

«Nói một trượng, không bằng hành một thước".

Giống như nằm trên giường mà học kỹ thuật bơi lội, nghiên cứu rất thấu triệt minh bạch, nhưng khi vào trong nước để bơi lội thì tay chân tán loạn, nhẹ thì uống một bụng nước, còn nặng thì nguy hiểm tánh mạng, đây là nói rõ lý luận và kinh nghiệm sai cách nhau mười vạn tám nghìn dặm.
Phật pháp tức là nước lớn. Chúng sinh trôi ở trong nước, tức là nghiên cứu Phật pháp. Sợ bị nước lớn chìm chết, tức là vô minh. Chẳng muốn xả bỏ phiền não, tức là chẳng dám uống nước, cho nên nói nơi pháp chẳng tu hành, đa văn cũng như vậy.

Như người bày cỗ ngon
Mình đói mà chẳng ăn
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người bày cỗ tiệc, thức ăn rất ngon, mà lúc mình đói cũng chẳng ăn thức ăn ngon đầy bổ dưỡng. Giống như người đối với Phật pháp chẳng nhận chân tu hành, chỉ nghiên cứu văn tự Bát Nhã, nghiên cứu đi, nghiên cứu lại, biết rất nhiều đạo lý. Song, chẳng chịu tu hành, thì có lợi ích gì ? Ða văn cũng như vậy. Nói tóm lại, nói thì hay, nói thì giỏi, mà chẳng tu hành thì chẳng phải đạo.

Như người khéo chế thuốc
Mình bệnh chẳng cứu được
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có vị lương y, khéo bắt mạch. khéo chế thuốc, theo chứng bệnh mà hốt thuốc, thuốc đến thì bệnh khỏi, có công cải tử hồi sinh, bất cứ nghi nan tạp chứng, đều có thể diệu thủ hồi xuân, tế thế cứu dân. Song, lúc mình có bệnh thì bó tay không chữa được, chẳng có biện pháp, tay chân tán loạn, chẳng biết uống thuốc gì cho hết bệnh. Tại sao ? Vì đầu óc của mình đã chẳng còn sáng suốt, giống như tuy đao nhọn sắc bén, nhưng không thể cắt cái cán của mình. Ở trong Phật pháp, tham đồ đa văn, chẳng chịu tu hành thì giống như đạo lý vị lương y trị chẳng được bệnh của chính mình.

Như người đếm châu báu
Mình chẳng có một đồng
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người, hằng ngày thế người ta tính đếm của cải châu báu, thế người ta quản lý tiền bạc, song, mình chẳng có đồng nào, cho đến nửa đồng cũng chẳng có. Ở trong Phật pháp, chỉ biết học nghĩa lý trong Kinh điển, mà chẳng chịu y pháp tu hành, không thể đoạn dục khử ái, thì thật tế chẳng có ích gì. Ða văn tức là đếm châu báu, cuối cùng vẫn nghèo cùng. Phật giáo hóa chúng sinh, khiến cho họ tu hành chánh pháp, nếu nhận chân tu hành, thì nhất định đắc được lợi ích. Còn nếu chẳng tu hành, thì nhất định chẳng đắc được lợi ích, cho nên nói thực hành mới là đạo.

Như người sinh cung vua
Mà chịu đói chịu lạnh
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như có người, sinh vào cung của nhà vua, có thể làm thái tử, giàu có bốn biển, quyền nắm thiên hạ. Song, ở trong cung vua, chịu đói chịu khát, chịu lạnh. Có đạo lý chăng ? Tức nhiên sinh vào nhà phú quý, thì sao lại chịu đói chịu lạnh ? Ðây là việc không thể có. Ở trong Phật pháp, chẳng chịu tu hành, chỉ biết nghĩa lý, biết vừa nhiều lại rộng, mà chẳng cung hành thật tiễn, thì cũng chẳng ích gì. Nghiên cứu Phật pháp, biết một chút hành một chút mới có đại dụng. Do đó có câu :

Tri hành hợp nhất.

Giống như người què và người đui. Người què thì thấy mà chẳng đi được. Người đui thì chẳng thấy mà đi được. Nếu hai người hợp làm một, giúp đỡ lẫn nhau, thì sẽ đạt được mục đích. Học Phật pháp, tín giải hành chứng đều quan trọng, như xe bốn bánh mới có thể đến bờ bên kia. Bốn bánh mà thiếu một, thì chẳng thể nào được, ngừng lại giữa đường, không thể tiến về trước, do đó "giữa đường phế bỏ", như thế thì công lao lúc trước bị phế bỏ. Ða văn mà chẳng tu hành, cũng như sinh vào nhà vua mà chịu đói chịu lạnh.

Như điết tấu âm nhạc
Người nghe mình chẳng nghe
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như người điết, diễn tấu âm nhạc là để cùng với người khác thưởng thức, người ta nghe hay, êm tai mà chính mình chẳng nghe, tấu hay hoặc dở, mình chẳng biết. Âm nhạc giống như Phật pháp, có người biết Phật pháp là tốt, song, mình tu hành hay không tu hành, mình chẳng biết. Người điết tấu âm nhạc, hợp hay chẳng hợp nhạc phổ ? Âm luật đi đều chăng ? Mình chẳng biết, nơi Phật pháp ham cầu đa văn, mà chẳng chú trọng tu hành, thì cũng giống như người điết tấu âm nhạc chẳng khác.

Như mù vẽ hình tượng
Họ thấy mình chẳng thấy
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như người mù loà (vô minh rất nặng), hay vẽ rất nhiều hình tượng, song, chính mình chẳng thấy, chỉ để cho người khác thưởng thức. Nghe được Phật pháp, minh bạch Phật pháp, mà chẳng chịu tu hành, tham cầu bác học đa văn, thì cũng giống như người mù vẽ hình tượng, thật là đáng thương xót.

Ví như người lái thuyền
Mà chết ở trong biển
Nơi pháp chẳng tu hành
Đa văn cũng như vậy.


Giống như nhà hàng hải, sống ngày nầy tháng nọ ở trên biển, lấy biển làm nhà, có kỹ thuật lèo lái, có kinh nghiệm đi thuyền. Ông ta trên biết thiên văn, dùng vị trí sao đẩu, có thể ở trong biển cả đêm tối, biết được phương hướng; dưới biết địa lý, dùng sự lưu động và nhan sắc của nước biển, thì biết nơi nào có đá ngầm, nơi nào có nước xoáy, biết được rất rõ ràng, song, lại chết ở trên biển, tại sao ? Vì kỹ thuật chưa đến cực điểm, cho nên dễ phát sinh nạn biển mà mất mạng. Người học Phật, chỉ nói khẩu đầu thiền, hay nói mà chẳng tu hành, chỉ cầu đa văn mà chẳng chịu tu hành, thì giống như nhà hàng hải, chết ở trên biển, ông ta không thể liễu sinh thoát tử.

Như nơi ngã tư đường
Rộng nói những điều tốt
Mình chẳng có thật đức
Chẳng tu cũng như vậy.


Giống như có người ở tại ngã tư đường, diễn nói dạy người làm nhiều việc lành, khuyên người khắp bố thí, khiến người tu phước tu huệ. Nói rất hay, đầu đầu thị đạo, cái nào cũng có lý. Song, chính họ chẳng có đức chẳng có hạnh, bèn mất đi giá trị lãnh đạo hiệu chiêu. Chúng ta người tu đạo, mình có đức hạnh chân thật thì nói pháp mới khởi tác dụng. Ðức hạnh chân thật từ đâu đến ? là từ chỗ tự lợi lợi tha mà đến. Tóm lại, phải lợi ích kẻ khác, phải trợ giúp kẻ khác. Ðây tức là từ bi thế trời tuyên hóa, thành thật vì nước cứu dân. Mỗi cử chỉ hành động đều phải lợi ích chúng sinh, như thế mới sung mãn thật đức của mình. Nếu đối với Phật pháp, chỉ nói mà không tu hành thì cũng như thế. Bên ngoài khuyên người thì tốt, mà bên trong mình chẳng có thật đức, cũng chẳng ích gì.
Trong Ðại Trí Ðộ Luận có nói : "Ða văn biện huệ khéo lời lẽ, khéo nói các pháp chuyển tâm người, mình không như pháp hành bất chánh, ví như mây sấm mà chẳng mưa. Bác học đa văn có trí huệ, nói chậm lời thô chẳng khéo léo, không thể hiển phát tạng pháp bảo, ví như có mây chẳng sấm mưa. Chẳng rộng học vấn chẳng trí huệ, không thể nói pháp chẳng tu hành tốt, là pháp sư tồi chẳng hổ thẹn, ví như chẳng mây chẳng sấm mưa».Ở trong Sa Bà Luận có nói :

«Ða văn biết được pháp
Đa văn hay lìa tội
Đa văn xả vô nghĩa
Đa văn đắc Niết Bàn».

Ða văn là một đức tốt. Tôn giả A Nan là bậc nhất đa văn. Ngài đời đời kiếp kiếp tu pháp môn đa văn, cho nên ký ức của Ngài rất mạnh. Lúc Phật còn ở đời, nói tất cả Kinh điển, một khi lọt qua tai Ngài, thì một chữ cũng không sót. Nhưng Ngài chẳng biết tu hành, cho nên chẳng có định lực. Một ngày nọ, Ngài A Nan khất thực đến trước cửa nhà nữ Ma Ðăng Già, thì bị cô ta dùng chú Phạm Thiên làm mê hoặc, dẫn vào trong phòng, chút nữa là phá giới thể. Trong đường tơ kẽ tóc thì Bồ Tát Văn Thù đi đến (phụng mạng của Phật) dùng pháp lực của Chú Lăng Nghiêm, khiến cho Ngài A Nan tỉnh lại, cứu khỏi nạn nữ. Do đó có thể chứng minh, Ða Văn chẳng phải là pháp cứu kính, có lúc chẳng vượt qua đặng sự khảo nghiệm.

Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Giảng Giải

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông)


*******************************************************

Mỗi chủ đề chỉ cần đăng một nơi. Bài này sẽ bị xoá . (HP)


Này bạn hiền.

Bạn đã là Phật!
Cho dù bạn là đồ tể chỉ cần buông đao là thành Phật.

Bạn đã là Phật!
Cho dù bạn không biết chữ như Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ cũng đã giác ngộ thành Phật.

Thành thật cảm ơn
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
27912788_1808937156074865_4448996271865624697_o.jpg


Người tên X… lên núi, hỏi đến cuộc sống của bà, cho biết: Bà thường ngày đọc Thiền Lục, thường bàn luận công án. Ngu tôi cho rằng: Lúc tuổi già suy, nên siêng niệm Phật, lấy Tịnh Độ làm tông mới có thành tựu thật sự. Xin thử bàn xem: Thiền và Tịnh Độ lý vốn không hai. Nếu luận trên mặt Sự tu thì tướng trạng khác nhau một trời, một vực. Thiền nếu không triệt ngộ triệt chứng sẽ chẳng thể siêu xuất sanh tử. Vì thế, ngài Quy Sơn nói: “Nơi chánh nhân thì có thể đốn ngộ, còn xuất trần phải tiến từ từ theo thứ tự. Nếu đời đời bất thoái thì thành Phật quyết định có kỳ”. Lại nói: “Sơ tâm do duyên đốn ngộ tự tánh, nhưng hãy còn có tập khí từ vô thỉ bao kiếp chưa thể diệt ngay được, nên phải dạy ngươi trừ cho hết hiện nghiệp lưu thức”. Ngài Hoằng Biện[1] nói: “Đốn ngộ tự tánh bằng với chư Phật, nhưng chưa thể nhanh chóng hết sạch tập khí vô thỉ. Cần phải nhờ vào đối trị mới hòng khởi công dụng thuận theo Tánh được, như người ăn cơm chẳng thể ăn một miếng liền no ngay!” Ngài Trường Sa Sầm[2] nói: “Thiện tri thức trong thiên hạ chưa chứng quả Niết Bàn là vì công hạnh chưa bằng với chư thánh vậy”. Do vậy, Ngũ Tổ Giới lại trở thành Tô Đông Pha, Thảo Đường Thanh lại thành Lỗ Công. Cổ kim tông sư triệt ngộ nhưng chưa triệt chứng phần nhiều như vậy. Ấy là do chỉ cậy vào Tự Lực, chẳng cầu Phật gia bị, Hoặc nghiệp còn mảy may chưa tận thì sanh tử quyết chẳng thể thoát khỏi.

Tịnh Độ hễ có đủ ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh liền có thể đới nghiệp vãng sanh. Hễ được vãng sanh liền thoát sanh tử, kẻ ngộ chứng bèn mau lên Bổ Xứ, kẻ chưa ngộ cũng chứng A Bệ Bạt Trí (Bất Thoái Chuyển). Vì thế, Hoa Tạng hải chúng đều nguyện vãng sanh; các tri thức bên Tông, bên Giáo cùng sanh Tịnh Độ. Là vì hoàn toàn cậy vào Phật lực, lại thêm tự mình tâm khẩn thiết. Vì thế, được cảm ứng đạo giao; do vậy, mau thành Chánh Giác. Nay tôi vì bà tính toán: Hãy nên gạt bỏ hết Thiền Lục, chuyên tu Tịnh nghiệp. Dùng cái tâm mảy trần chẳng nhiễm trì thánh hiệu vạn đức hồng danh, hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm, không xen tạp, không gián đoạn. Niệm phải khởi từ tâm, tiếng lọt vào tai, từng chữ phân minh, từng câu chẳng loạn, lâu ngày chầy tháng sẽ tự thành phiến, đích thân chứng Niệm Phật tam-muội, tự biết Tây Phương tông phong. Đấy là đem cái công phu “xoay trở lại nghe nơi tự tánh” của Quán Âm để tu tịnh nghiệp “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thì tu Tịnh mà là Thiền, còn gì diệu bằng!

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Chú Thích:

[1] Hoằng Biện là người nối pháp (pháp tự) của ngài Chương Kính Huy thiền sư, sống vào thời Đường Tuyên Tông. Câu nói trên trích từ sách Ngũ Đăng Hội Nguyên trong cuộc vấn pháp của nhà vua vào năm 851.

[2] Trường Sa Cảnh Sầm là người nối pháp của ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện. Câu nói trên cũng trích từ sách Ngũ Đăng Hội Nguyên.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
27912788_1808937156074865_4448996271865624697_o.jpg


Người tên X… lên núi, hỏi đến cuộc sống của bà, cho biết: Bà thường ngày đọc Thiền Lục, thường bàn luận công án. Ngu tôi cho rằng: Lúc tuổi già suy, nên siêng niệm Phật, lấy Tịnh Độ làm tông mới có thành tựu thật sự. Xin thử bàn xem: Thiền và Tịnh Độ lý vốn không hai. Nếu luận trên mặt Sự tu thì tướng trạng khác nhau một trời, một vực. Thiền nếu không triệt ngộ triệt chứng sẽ chẳng thể siêu xuất sanh tử. Vì thế, ngài Quy Sơn nói: “Nơi chánh nhân thì có thể đốn ngộ, còn xuất trần phải tiến từ từ theo thứ tự. Nếu đời đời bất thoái thì thành Phật quyết định có kỳ”. Lại nói: “Sơ tâm do duyên đốn ngộ tự tánh, nhưng hãy còn có tập khí từ vô thỉ bao kiếp chưa thể diệt ngay được, nên phải dạy ngươi trừ cho hết hiện nghiệp lưu thức”. Ngài Hoằng Biện[1] nói: “Đốn ngộ tự tánh bằng với chư Phật, nhưng chưa thể nhanh chóng hết sạch tập khí vô thỉ. Cần phải nhờ vào đối trị mới hòng khởi công dụng thuận theo Tánh được, như người ăn cơm chẳng thể ăn một miếng liền no ngay!” Ngài Trường Sa Sầm[2] nói: “Thiện tri thức trong thiên hạ chưa chứng quả Niết Bàn là vì công hạnh chưa bằng với chư thánh vậy”. Do vậy, Ngũ Tổ Giới lại trở thành Tô Đông Pha, Thảo Đường Thanh lại thành Lỗ Công. Cổ kim tông sư triệt ngộ nhưng chưa triệt chứng phần nhiều như vậy. Ấy là do chỉ cậy vào Tự Lực, chẳng cầu Phật gia bị, Hoặc nghiệp còn mảy may chưa tận thì sanh tử quyết chẳng thể thoát khỏi.

Tịnh Độ hễ có đủ ba pháp Tín - Nguyện - Hạnh liền có thể đới nghiệp vãng sanh. Hễ được vãng sanh liền thoát sanh tử, kẻ ngộ chứng bèn mau lên Bổ Xứ, kẻ chưa ngộ cũng chứng A Bệ Bạt Trí (Bất Thoái Chuyển). Vì thế, Hoa Tạng hải chúng đều nguyện vãng sanh; các tri thức bên Tông, bên Giáo cùng sanh Tịnh Độ. Là vì hoàn toàn cậy vào Phật lực, lại thêm tự mình tâm khẩn thiết. Vì thế, được cảm ứng đạo giao; do vậy, mau thành Chánh Giác. Nay tôi vì bà tính toán: Hãy nên gạt bỏ hết Thiền Lục, chuyên tu Tịnh nghiệp. Dùng cái tâm mảy trần chẳng nhiễm trì thánh hiệu vạn đức hồng danh, hoặc niệm ra tiếng, hoặc niệm thầm, không xen tạp, không gián đoạn. Niệm phải khởi từ tâm, tiếng lọt vào tai, từng chữ phân minh, từng câu chẳng loạn, lâu ngày chầy tháng sẽ tự thành phiến, đích thân chứng Niệm Phật tam-muội, tự biết Tây Phương tông phong. Đấy là đem cái công phu “xoay trở lại nghe nơi tự tánh” của Quán Âm để tu tịnh nghiệp “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” thì tu Tịnh mà là Thiền, còn gì diệu bằng!

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Chú Thích:

[1] Hoằng Biện là người nối pháp (pháp tự) của ngài Chương Kính Huy thiền sư, sống vào thời Đường Tuyên Tông. Câu nói trên trích từ sách Ngũ Đăng Hội Nguyên trong cuộc vấn pháp của nhà vua vào năm 851.

[2] Trường Sa Cảnh Sầm là người nối pháp của ngài Nam Tuyền Phổ Nguyện. Câu nói trên cũng trích từ sách Ngũ Đăng Hội Nguyên.

Này bạn hiền.

Bạn không TIN Chúa Trời rước con chiên mà bạn lại có Niềm Tin vào Phật A Di Đà rước bạn?


Xin hẹn bạn ngày mai thử bàn xem:

Thiền vốn lý, và Tịnh Độ vốn vô lý.

Nếu luận trên mặt Sự tu thì tướng trạng khác nhau một trời, một vực ở chỗ nào?.....?

Thành thật cảm ơn
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Này bạn hiền.

Bạn không TIN Chúa Trời rước con chiên mà bạn lại có Niềm Tin vào Phật A Di Đà rước bạn?


Xin hẹn bạn ngày mai thử bàn xem:

Thiền vốn lý, và Tịnh Độ vốn vô lý.

Nếu luận trên mặt Sự tu thì tướng trạng khác nhau một trời, một vực ở chỗ nào?.....?

Thành thật cảm ơn

Này bạn hiền.

Bạn không TIN Chúa Trời rước con chiên mà bạn lại có Niềm Tin vào Phật A Di Đà rước bạn?

Thiền vốn lý, và Tịnh Độ vốn vô lý.

Đức Phật, Chư Tổ Thiền Tông chẳng lầm Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.
Tịnh Độ lầm Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Phần1: Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Tất cả kinh sách giáo lý của Đức Phật không ra ngoài Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.
Lý Lẽ của Chư Tổ Thiền Tông Giáo Ngoại Biệt Truyền cũng chẳng ra ngoài Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Dẫn chứng:
Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi chi phối bất cứ người nào cho dù là Phật là Tổ đều phải trả cho hết Nghiệp Báo.

Phật là người! Chư Tổ là người! Chúng Sanh là người thì làm người tốt, xấu đều đã gieo Nghiệp Báo.

Phật, Tổ cho dù chỉ còn một kiếp làm người cũng phải trả Nghiệp Báo cho xong mới nhập Niết Bàn.

Những chuyện Đức Phật từ lúc xuất gia tới lúc thành Phật bị người nầy hại, người kia giúp, người khác phỉ báng, người thân khen ngợi dẫy đầy trong kinh sách Phật Giáo chứng minh Nghiệp Báo Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.


Chỗ của Tịnh Độ vốn Vô Lý là đây:
Chúng sanh mê muội như bạn dẫy đầy Nghiệp Báo từ A Tăng Kỳ Kiếp thì phải Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi A Tăng Kỳ Kiếp chưa chắc Nghiệp Báo đã trả xong.

Thành thật cảm ơn



Xin hẹn bạn ngày khác thử bàn xem:

Phần 2: Phật Giáo không có Phật nào là ông Trời Toàn Năng.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Này bạn hiền.

Bạn không TIN Chúa Trời rước con chiên mà bạn lại có Niềm Tin vào Phật A Di Đà rước bạn?

Thiền vốn lý, và Tịnh Độ vốn vô lý.

Đức Phật, Chư Tổ Thiền Tông chẳng lầm Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.
Tịnh Độ lầm Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Phần1: Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Tất cả kinh sách giáo lý của Đức Phật không ra ngoài Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.
Lý Lẽ của Chư Tổ Thiền Tông Giáo Ngoại Biệt Truyền cũng chẳng ra ngoài Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Dẫn chứng:
Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi chi phối bất cứ người nào cho dù là Phật là Tổ đều phải trả cho hết Nghiệp Báo.

Phật là người! Chư Tổ là người! Chúng Sanh là người thì làm người tốt, xấu đều đã gieo Nghiệp Báo.

Phật, Tổ cho dù chỉ còn một kiếp làm người cũng phải trả Nghiệp Báo cho xong mới nhập Niết Bàn.

Những chuyện Đức Phật từ lúc xuất gia tới lúc thành Phật bị người nầy hại, người kia giúp, người khác phỉ báng, người thân khen ngợi dẫy đầy trong kinh sách Phật Giáo chứng minh Nghiệp Báo Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.


Chỗ của Tịnh Độ vốn Vô Lý là đây:
Chúng sanh mê muội như bạn dẫy đầy Nghiệp Báo từ A Tăng Kỳ Kiếp thì phải Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi A Tăng Kỳ Kiếp chưa chắc Nghiệp Báo đã trả xong.

Thành thật cảm ơn

Hề hề,

- Nghe nói Thiền Tông kêu rằng: Thoát ly sinh tử luân hồi, "sát na rũ sạch a tỳ nghiệp", "sinh tử tự tại".

Vậy thì cái gọi là nghiệp chói buộc sinh tử là cái chi chi mà ông tu thiền thì thoát mà ông niệm Phật thì không thể thoát ?

- Lại nghe nói quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật đều có quốc độ riêng để giáo hóa gọi là Tịnh Độ, vậy Tịnh Độ của chư Phật nếu chắng có cõi nước - há lẽ Phật Thích Ca miệng nói "nhân quả 3 đời" là đúng, còn Tịnh Độ chư Phật, thọ ký thành Phật, lại là điều sai lầm ?

- Lại "thường thấy chư Phật mười phương" gọi là môn "niêm Phật Tam Muội", "bát chu tam muội"...chẳng hay đã nếm thử tu chưa mà kêu rằng huyễn hóa ?

Hề hề.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Hề hề,

- Nghe nói Thiền Tông kêu rằng: Thoát ly sinh tử luân hồi, "sát na rũ sạch a tỳ nghiệp", "sinh tử tự tại".

Vậy thì cái gọi là nghiệp chói buộc sinh tử là cái chi chi mà ông tu thiền thì thoát mà ông niệm Phật thì không thể thoát ?

- Lại nghe nói quá khứ Phật, hiện tại Phật, vị lai Phật đều có quốc độ riêng để giáo hóa gọi là Tịnh Độ, vậy Tịnh Độ của chư Phật nếu chắng có cõi nước - há lẽ Phật Thích Ca miệng nói "nhân quả 3 đời" là đúng, còn Tịnh Độ chư Phật, thọ ký thành Phật, lại là điều sai lầm ?

- Lại "thường thấy chư Phật mười phương" gọi là môn "niêm Phật Tam Muội", "bát chu tam muội"...chẳng hay đã nếm thử tu chưa mà kêu rằng huyễn hóa ?

Hề hề.

Này bạn hiền.

Chỉ có người đã nhận ra Phật Tánh! Chứ không có người đã thọ ký Phật Tánh.

Thành thật cảm ơn
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Này bạn hiền.

Chỉ có người đã nhận ra Phật Tánh! Chứ không có người đã thọ ký Phật Tánh.

Thành thật cảm ơn

1/ "Người nhận ra Phật tánh" thì người này với Phật tánh đồng nhau hay khác nhau ?

- Nếu đồng nhau thì làm sao thành đối tượng mà nhận ra ?

- Nếu khác nhau thì Phật tánh này tất phải có phương sở thì mới thấy được, thế thì Phật tánh này khác gì vật ? tất phải chịu sinh diệt.

2/Nói tới thọ ký thành Phật thì như Kinh Pháp Hoa có đề cập tới trong phẩm Thọ ký (các vị như Đại Ca Diếp, Tu Bồ Đề...đều có cõi nước, danh hiệu, Thánh chúng, thời gian chánh pháp trụ thế...rất đầy đủ).

/* "thọ ký Phật tánh" - quả thực nghe rất mới lạ !
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
1/ "Người nhận ra Phật tánh" thì người này với Phật tánh đồng nhau hay khác nhau ?

- Nếu đồng nhau thì làm sao thành đối tượng mà nhận ra ?

- Nếu khác nhau thì Phật tánh này tất phải có phương sở thì mới thấy được, thế thì Phật tánh này khác gì vật ? tất phải chịu sinh diệt.

2/Nói tới thọ ký thành Phật thì như Kinh Pháp Hoa có đề cập tới trong phẩm Thọ ký (các vị như Đại Ca Diếp, Tu Bồ Đề...đều có cõi nước, danh hiệu, Thánh chúng, thời gian chánh pháp trụ thế...rất đầy đủ).

/* "thọ ký Phật tánh" - quả thực nghe rất mới lạ !

Này bạn hiền.

Có trả lời những câu hỏi của bạn thì bạn cũng không Tin.
Vì bạn là người chỉ biết 1 mà không chịu biết 2.

Như vậy:
Tùy theo căn cơ của bạn để Vô Minh này hỏi theo ý của bạn rồi bạn sẽ trả lời theo ý của bạn.
Chắc chắn chỉ có bạn tuyệt đối Tin bạn khi bạn tìm ra câu trả lời cho bạn.


Bạn hỏi Vô Minh:
Người với Phật tánh đồng nhau hay khác nhau?

Thì Vô Minh hỏi bạn:

Có phải Phật tánh là Thường?
Có phải bạn là Vô Thường?
Có phải bạn là Vô Thường là đồng nhau hay khác nhau với Phật tánh là Thường?


Bạn có Tin Thầy VienQuang, Mod Trừng Hải xác định bạn là Vô Thường không?
Bạn có Tin Thầy VienQuang, Mod Trừng Hải xác định Phật tánh là Thường không?

Mình sẽ tiếp tục sau Tết phần 2 câu hỏi:
Nếu đồng nhau thì làm sao thành đối tượng mà nhận ra?

Thành thật cảm ơn
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Này bạn hiền.

Bạn không TIN Chúa Trời rước con chiên mà bạn lại có Niềm Tin vào Phật A Di Đà rước bạn?

Thiền vốn lý, và Tịnh Độ vốn vô lý.

Đức Phật, Chư Tổ Thiền Tông chẳng lầm Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.
Tịnh Độ lầm Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Phần1: Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Tất cả kinh sách giáo lý của Đức Phật không ra ngoài Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.
Lý Lẽ của Chư Tổ Thiền Tông Giáo Ngoại Biệt Truyền cũng chẳng ra ngoài Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.

Dẫn chứng:
Lý Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi chi phối bất cứ người nào cho dù là Phật là Tổ đều phải trả cho hết Nghiệp Báo.

Phật là người! Chư Tổ là người! Chúng Sanh là người thì làm người tốt, xấu đều đã gieo Nghiệp Báo.

Phật, Tổ cho dù chỉ còn một kiếp làm người cũng phải trả Nghiệp Báo cho xong mới nhập Niết Bàn.

Những chuyện Đức Phật từ lúc xuất gia tới lúc thành Phật bị người nầy hại, người kia giúp, người khác phỉ báng, người thân khen ngợi dẫy đầy trong kinh sách Phật Giáo chứng minh Nghiệp Báo Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi.


Chỗ của Tịnh Độ vốn Vô Lý là đây:
Chúng sanh mê muội như bạn dẫy đầy Nghiệp Báo từ A Tăng Kỳ Kiếp thì phải Nhân Quả Sanh Tử Luân Hồi A Tăng Kỳ Kiếp chưa chắc Nghiệp Báo đã trả xong.

Thành thật cảm ơn



Xin hẹn bạn ngày khác thử bàn xem:

Phần 2: Phật Giáo không có Phật nào là ông Trời Toàn Năng.

Khoan bàn đến Cực Lạc vì căn bản Phật pháp bạn chưa vững. Nhờ bạn vận dụng luật nhân quả mà giải thích cho vnbn hiểu: xưa kia có một vị đã giết 999 người mà vẫn được Phật độ chứng quả A La Hán. Nói như bạn thì vị đó phải luân hồi tiếp tục để trả nghiệp nhưng vị ấy đã chứng và nhập Niết Bàn rồi? Nghiệp sát hại 999 người đâu rồi? 999 người đó chết uất ức lắm!



 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
26220313_192076048196881_2772614447570871496_o.jpg


Dạy những nghĩa lý về pháp môn Tịnh Độ và cách đối trị nóng giận

Đức Như Lai ra đời vốn nhằm làm cho các chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử mãi cho đến khi thành Phật mới thôi! Nhưng vì chúng sanh căn tánh không đều nhau, cho nên Như Lai phải thuận theo cơ nghi, nói ra hết thảy các pháp Đại - Tiểu, Quyền - Thật, Thiên - Viên, Đốn - Tiệm. Pháp tuy đủ mọi loại bất nhất, nhưng đều nhằm để thành thục thiện căn cho chúng sanh, khiến cho họ rốt ráo thành Phật. Nhưng đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử há phải dễ dàng ư? Nếu chẳng phải thuộc hai loại người, [tức là] hạng đã gieo trồng [hạt giống] từ trước đến nay chín muồi và hàng Pháp Thân thị hiện, thì dù có tu trì cũng chẳng thể ngay trong đời này, hoặc trong một hai đời giải quyết nhanh chóng được! Kẻ căn cơ độn dù trải qua kiếp số lâu xa vẫn khó thể liễu thoát bởi lẽ chỉ cậy vào tự lực! Như Lai nghĩ thương chúng sanh tự lực liễu thoát khó khăn, nên bèn đặc biệt mở ra pháp môn Tịnh Độ tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật thì tuy là tội nhân Ngũ Nghịch Thập Ác cực nặng sắp đọa địa ngục A Tỳ vẫn được vãng sanh. Huống chi những ai không làm các điều ác, vâng làm các điều thiện ư? Huống gì những Phật tử thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới ư?

Pháp môn Tịnh Độ thích hợp khắp ba căn, chính là để tiếp dẫn căn khí Thượng Thượng, và là tiếp dẫn kèm thêm hạng trung hạ. Kẻ ngu thường hay chê [pháp này] là thiển cận, Tiểu Thừa, nói chung là vì do chưa đọc kinh luận Đại Thừa, chưa gặp được bậc thông suốt có đầy đủ con mắt, dùng cái tâm điên đảo, chấp trước của chính mình để dò lường đạo thông suốt từ ban đầu cho đến chung cục của Như Lai. Như kẻ mù nhìn mặt trời, như kẻ điếc nghe sấm, cố nhiên bọn họ chẳng thấy, chẳng nghe, cho nên mới bình luận lầm lạc! Phải biết: Một pháp Tín Nguyện Niệm Phật chính là lời tuyên thuyết phát xuất tâm từ bi triệt để phổ độ chúng sanh của đức Như Lai; chỉ có các vị Bồ Tát như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền v.v… mới có thể gánh vác rốt ráo. Bọn họ thấy ngu phu, ngu phụ đều có thể niệm Phật bèn coi [pháp này] là thiển cận, là Tiểu Thừa, có khác gì thấy ngôi sao treo nhỏ tí trên không trung bèn cho trời là nhỏ nhoi, thấy con trùng bé xíu bò trên đất bèn cho là đất cỏn con hay chăng?

Nếu có thể tin tưởng được pháp này thì chính là nhiều đời nhiều kiếp đã gieo sâu thiện căn. Nếu có thể dùng lòng tín nguyện sâu xa trì danh hiệu Phật, nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối thì chính cái tâm phàm phu ấy sẽ biến thành Như Lai Tạng, như người nhiễm mùi hương thân có mùi thơm. Hiện tại được tiếp xúc với khí phận của Phật, lúc lâm chung lẽ nào chẳng cảm ứng đạo giao, được Phật tiếp dẫn hay sao? Những pháp như nhiếp tâm niệm Phật và tùy phận tu trì, tùy duyên hóa đạo, cũng như duyên do của Thiền Tông, Tịnh Tông, Phật lực, tự lực lớn - nhỏ, khó - dễ đã được trình bày tường tận trong Ấn Quang Văn Sao, xin hãy lắng lòng đọc kỹ ắt sẽ tự biết, nên ở đây không ghi lại cặn kẽ.

Chỗ quan trọng trong việc tu hành chính là đối trị tập khí phiền não. Tập khí ít đi một phần thì công phu tiến thêm được một phần. Có người càng ra sức tu hành, tập khí càng dấy động là vì chỉ biết tu trì theo mặt sự tướng, chẳng biết phản chiếu hồi quang, kiên quyết trừ khử những vọng tình trong tâm họ mà ra. Nếu ngay trong lúc bình thời đã đề phòng sẵn, thì lúc gặp cảnh đụng duyên, phiền não sẽ chẳng phát khởi. Nếu bình thời biết được thân tâm ta đây hoàn toàn thuộc về huyễn vọng, cầu lấy thực thể, thực tánh của Ngã hoàn toàn chẳng thể được thì đã không có Ngã, nào còn có nhân cảnh (cảnh nơi nhân), nhân nhân (đối tượng con người nơi nhân) mà hòng sanh khởi những chuyện phiền não! Đây chính là phương pháp giải quyết tối thiết yếu từ trên căn bản vậy! Nếu như chẳng thể hiểu chắc thật Ngã Không, hãy nên nương theo pháp Ngũ Đình Tâm Quán đức Như Lai đã dạy để đối trị (Ngũ Đình Tâm nghĩa là dùng năm pháp này để điều hòa, ngưng lặng cái tâm, khiến cho tâm an trụ, chẳng bị chuyển theo cảnh nữa!) Có nghĩa là: Chúng sanh nhiều tham thì hành Bất Tịnh Quán; chúng sanh nhiều sân thì hành Từ Bi Quán; chúng sanh nhiều tán loạn thì hành Sổ Tức Quán; chúng sanh ngu si thì hành Nhân Duyên Quán, chúng sanh nhiều chướng thì hành Niệm Phật Quán.

Tham có nghĩa là thấy cảnh bèn dấy lòng yêu thích. Chúng sanh trong Dục Giới đều do dâm dục mà sanh. Dâm dục do ái sanh. Nếu có thể quán sát mỗi mỗi kỹ càng thân mình, thân người từ ngoài vào trong thì chỉ thấy hờm đất, mồ hôi, đờm rãi, tóc, lông, móng, răng, xương, thịt, máu, mủ, đại tiện, tiểu tiện, thối như xác chết, bẩn như chuồng xí, ai có thể sanh lòng tham ái đối với vật này cho được! Tham ái đã dứt thì tâm địa thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh niệm danh hiệu Phật, như chất ngọt được trộn lẫn, như vải trắng ăn màu, dùng Nhân Địa Tâm khế hợp Quả Địa Giác, sự giảm được nửa mà công gấp bội, lợi ích khó nghĩ suy!
Sân là thấy cảnh khởi tâm bực bội, chán ghét. Người phú quý thường hay nóng giận. Phàm mọi chuyện muốn được như ý phải có người [để sai bảo], hễ hơi chút sai trái liền sanh phẫn nộ, nhẹ thì buông lời dữ ác, nặng thì roi vọt vụt đánh, chỉ cốt khoái ý mình, chẳng đoái hoài người khác đau lòng! Lại nữa, tâm sân nếu khởi lên thì vô ích cho người, tổn hại cho mình, nhẹ thì cũng khiến cho tâm ý bực bội, xáo động; nặng thì gan lẫn mắt đều bị tổn thương. Hãy nên giữ sao cho trong tâm thường có một khối nguyên khí thái hòa thì bệnh tật tiêu diệt, phước thọ tăng trưởng. Xưa kia vua A Kỳ Đạt (A Xà Thế) cả đời thờ Phật, giữ vững năm giới, khi lâm chung do người hầu cầm quạt đuổi ruồi, quạt lâu mệt mỏi, hôn trầm, đánh rơi cây quạt rớt trúng mặt vua, tâm vua sanh phiền hận, ngay lập tức mạng chung. Do một niệm ấy liền mang thân mãng xà. Do sức túc phước, còn biết được nhân ấy bèn cầu sa-môn dạy cho Tam Quy, Ngũ Giới, liền thoát thân mãng xà, sanh lên trên trời. Do vậy biết thói nóng giận gây hại rất lớn. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Một niệm sân tâm khởi, trăm ngàn cửa chướng mở!” Cổ đức nói: “Sân là lửa trong tâm, cháy trụi rừng công đức. Muốn học đạo Bồ Đề, nhẫn nhục phòng tâm sân”.

Như Lai dạy chúng sanh nhiều sân tu Từ Bi Quán như sau: Xem hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ, là chư Phật trong vị lai. Đã là cha mẹ trong quá khứ thì nên nghĩ đời trước họ có ân đức sanh thành, dưỡng dục, thẹn chưa thể báo đáp, há có nên vì chuyện trái ý nhỏ nhặt bèn ôm lòng phẫn nộ ư? Đã là vị lai chư Phật ắt sẽ rộng độ chúng sanh. Nếu ta chưa giải quyết được sanh tử, vẫn mong họ đến độ thoát! Chẳng những chuyện trái ý nhỏ nhặt không nên nổi nóng, dẫu là chuyện táng thân mất mạng cũng chỉ sanh hoan hỷ, chẳng sanh sân hận! Vì vậy, lúc Bồ Tát xả đầu, mắt, tủy, não, đều xem người xin những thứ ấy như thiện tri thức, coi như ân nhân, coi như người thành tựu đạo Bồ Đề vô thượng cho mình. Xem phẩm Thập Hồi Hướng trong kinh Hoa Nghiêm sẽ tự biết.

Lại nữa, một niệm tâm tánh của chúng ta và chư Phật không hai. Chỉ vì mê trái bổn tâm, chấp chặt Ngã Kiến nên hết thảy các duyên đều thành đối đãi. Như cái bia để bắn đã lập thì các mũi tên đều nhắm vào. Nếu biết được tâm ta vốn là tâm Phật, Phật tâm không, vô sở hữu. Giống như hư không: Sâm la vạn tượng không gì chẳng bao gồm. Cũng như biển cả: Trăm sông mọi nguồn nước không gì chẳng dung nạp. Như trời che chở khắp, như đất nâng bình đẳng, chẳng coi chuyện che chở, nâng đỡ là đức. Nếu ta do chuyện nghịch ý nhỏ nhặt bèn sanh nóng giận thì chẳng những khiến cho tâm lượng chính mình thành hẹp hòi, mà còn tự đánh mất cả đức. Tuy có đủ Phật tâm lý thể nhưng khởi tâm động niệm toàn là xử sự theo phàm tình, coi vọng là chân, biến tớ thành chủ; suy nghĩ như thế há không hổ thẹn ư? Nếu bình thời thường nghĩ như thế thì tâm lượng sẽ rộng lớn, không gì chẳng dung được, coi muôn loài như chính mình, chẳng thấy đây - kia. Điều nghịch xảy đến còn thuận chịu được, huống gì những chuyện trái ý nhỏ nhặt mà lại sanh nóng giận ư?

Ngu si nghĩa là hoàn toàn không có tri thức, tức là nói thế nhân đối với cảnh duyên thiện - ác chẳng biết đều là do túc nghiệp chuốc lấy, do hành vi trong hiện tại cảm lấy, lầm lạc bảo là không có nhân quả báo ứng, và những chuyện đời trước, đời sau v.v… Hết thảy chúng sanh không có con mắt Huệ, nếu không chấp Đoạn thì lại chấp Thường. Chấp Đoạn là nói con người bẩm thụ khí chất của cha mẹ mà sanh ra, trước lúc được sanh ra vốn chẳng có vật gì, đến lúc chết rồi, hình hài đã mục nát thì hồn cũng phiêu tán; làm gì có đời trước cũng như đời sau! Những nhà Nho câu nệ, hẹp hòi cõi này đa phần nói như thế. Chấp Thường là nói con người thường làm người, súc vật thường làm súc vật; chẳng biết nghiệp do tâm tạo, hình tùy tâm chuyển.

Thời cổ có kẻ cực độc từ ngay nơi thân ấy biến thành mãng xà, có kẻ cực tàn bạo, ngay từ chính nơi thân ấy biến thành cọp. Ngay trong lúc nghiệp lực đang mạnh mẽ, dữ dội, còn có thể biến đổi được hình thể, huống chi nhằm lúc sau khi chết đi, trước lúc được sanh ra, thức do nghiệp lôi kéo mà chuyển biến ư? Do vậy, đức Phật nói mười hai nhân duyên chính là lời luận bàn xuyên suốt cả ba đời. Nhân trước ắt cảm lấy quả sau, quả sau ắt có nhân trước. Báo ứng thiện - ác, phước - họa xảy đến đều do tự mình làm, tự mình chịu, nào phải trời giáng xuống! Chẳng qua do hành vi của người ấy mà trời đứng ra làm chủ mà thôi.[1] Sanh tử tuần hoàn chẳng có cùng cực, muốn khôi phục bổn tâm để liễu sanh tử mà bỏ tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì chẳng thể được! Ba thứ Tham - Sân - Si là căn bản của sanh tử. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh chính là diệu pháp để liễu sanh tử. Muốn bỏ ba thứ ấy thì cần phải tu ba pháp này. Ba pháp này tu đắc lực thì ba thứ ấy tự tiêu diệt. Pháp quán Sổ Tức không nhất thiết phải dùng, bởi lẽ trong lúc niệm Phật nhiếp tai lắng nghe thì sự nhiếp tâm ấy tương tự Sổ Tức, nhưng lực dụng khác Sổ Tức một trời một vực. Về pháp quán trong khi Niệm Phật chỉ cần xem Ấn Quang Văn Sao và những trước thuật Tịnh Độ sẽ tự biết.

Hỏi: Nếu như nói: “Dẫu táng thân mất mạng cũng chỉ sanh hoan hỷ, chẳng sanh nóng giận”, thì giả sử như có người ác đến hại mình cũng chẳng bận tâm, mặc cho họ giết chóc ư?

Đáp: Phàm người tu hành có người là phàm phu, có vị là Bồ Tát đã chứng Pháp Thân. Lại có người lấy việc duy trì thế đạo làm chủ, có người lấy liễu giải tự tâm làm chủ. Nếu chỉ nhằm liễu giải tự tâm và là bậc Bồ Tát đã chứng Pháp Thân thì giống như trên đã nói: Coi muôn vật và ta như nhau, sống - chết hệt như nhau. Nếu là kẻ phàm phu, lại muốn duy trì thế đạo thì suy nghĩ nên giống như Bồ Tát từ bi lớn lao, sâu xa, không gì chẳng dung nạp, nhưng xử sự thì vẫn phải y theo lẽ thường của thế gian, hoặc làm chuyện ngăn cản, chế ngự để nhiếp phục, hoặc dùng nhân từ để cảm hóa. Sự việc chẳng nhất loạt giống nhau, nhưng tâm nhất quyết chẳng được có lòng sân độc, kết thành oán hận! Những điều chỉ dạy trong đoạn văn phía trước chính là để dạy người “dùng chuyện giả dụ nhằm tiêu diệt tập khí nóng giận”. Nếu pháp quán này thành thục thì tập khí nóng giận tự diệt. Dẫu gặp phải cảnh hại thân thật sự cũng vẫn giữ được tấm lòng thản nhiên, hành đại bố thí. Nhờ vào công đức ấy liền sanh về Tịnh Độ. So với chuyện giết chóc lẫn nhau, bao kiếp dài lâu báo đền thì chẳng phải là cách biệt như trời với đất ư?

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Chú Thích:

[1] Tức là đứng ra làm thực hiện họa phước ứng với nhân quả chứ không phải trời cố ý giáng họa hay ban phước!
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Khoan bàn đến Cực Lạc vì căn bản Phật pháp bạn chưa vững. Nhờ bạn vận dụng luật nhân quả mà giải thích cho vnbn hiểu: xưa kia có một vị đã giết 999 người mà vẫn được Phật độ chứng quả A La Hán. Nói như bạn thì vị đó phải luân hồi tiếp tục để trả nghiệp nhưng vị ấy đã chứng và nhập Niết Bàn rồi? Nghiệp sát hại 999 người đâu rồi? 999 người đó chết uất ức lắm!




Này bạn hiền.

Bạn nói mà không biết mình nói cái gì?

Xin được chứng minh lần thứ hai bạn ăn nói lôi thôi lếch thếch mà không biết mình ăn nói lôi thôi lếch thếch.


Bạn tội nghiệp 999 người chết oan ức????????
Vậy sao bạn còn TIN có Phật tha lực nào ĐỘ Người giết 999 người chết oan ức THÀNH Phật vậy nhỉ???????

Có Phật tha lực nào ĐỘ Vua Trần Nhân Tông kiến tánh thành Phật sau khi giết hàng vạn quân Nguyên chết oan ức không ta????????


Thành thật cảm ơn
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
26220313_192076048196881_2772614447570871496_o.jpg


Dạy những nghĩa lý về pháp môn Tịnh Độ và cách đối trị nóng giận

Đức Như Lai ra đời vốn nhằm làm cho các chúng sanh đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử mãi cho đến khi thành Phật mới thôi! Nhưng vì chúng sanh căn tánh không đều nhau, cho nên Như Lai phải thuận theo cơ nghi, nói ra hết thảy các pháp Đại - Tiểu, Quyền - Thật, Thiên - Viên, Đốn - Tiệm. Pháp tuy đủ mọi loại bất nhất, nhưng đều nhằm để thành thục thiện căn cho chúng sanh, khiến cho họ rốt ráo thành Phật. Nhưng đoạn Hoặc chứng Chân, liễu sanh thoát tử há phải dễ dàng ư? Nếu chẳng phải thuộc hai loại người, [tức là] hạng đã gieo trồng [hạt giống] từ trước đến nay chín muồi và hàng Pháp Thân thị hiện, thì dù có tu trì cũng chẳng thể ngay trong đời này, hoặc trong một hai đời giải quyết nhanh chóng được! Kẻ căn cơ độn dù trải qua kiếp số lâu xa vẫn khó thể liễu thoát bởi lẽ chỉ cậy vào tự lực! Như Lai nghĩ thương chúng sanh tự lực liễu thoát khó khăn, nên bèn đặc biệt mở ra pháp môn Tịnh Độ tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật thì tuy là tội nhân Ngũ Nghịch Thập Ác cực nặng sắp đọa địa ngục A Tỳ vẫn được vãng sanh. Huống chi những ai không làm các điều ác, vâng làm các điều thiện ư? Huống gì những Phật tử thọ trì Tam Quy, đầy đủ các giới ư?

Pháp môn Tịnh Độ thích hợp khắp ba căn, chính là để tiếp dẫn căn khí Thượng Thượng, và là tiếp dẫn kèm thêm hạng trung hạ. Kẻ ngu thường hay chê [pháp này] là thiển cận, Tiểu Thừa, nói chung là vì do chưa đọc kinh luận Đại Thừa, chưa gặp được bậc thông suốt có đầy đủ con mắt, dùng cái tâm điên đảo, chấp trước của chính mình để dò lường đạo thông suốt từ ban đầu cho đến chung cục của Như Lai. Như kẻ mù nhìn mặt trời, như kẻ điếc nghe sấm, cố nhiên bọn họ chẳng thấy, chẳng nghe, cho nên mới bình luận lầm lạc! Phải biết: Một pháp Tín Nguyện Niệm Phật chính là lời tuyên thuyết phát xuất tâm từ bi triệt để phổ độ chúng sanh của đức Như Lai; chỉ có các vị Bồ Tát như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền v.v… mới có thể gánh vác rốt ráo. Bọn họ thấy ngu phu, ngu phụ đều có thể niệm Phật bèn coi [pháp này] là thiển cận, là Tiểu Thừa, có khác gì thấy ngôi sao treo nhỏ tí trên không trung bèn cho trời là nhỏ nhoi, thấy con trùng bé xíu bò trên đất bèn cho là đất cỏn con hay chăng?

Nếu có thể tin tưởng được pháp này thì chính là nhiều đời nhiều kiếp đã gieo sâu thiện căn. Nếu có thể dùng lòng tín nguyện sâu xa trì danh hiệu Phật, nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối thì chính cái tâm phàm phu ấy sẽ biến thành Như Lai Tạng, như người nhiễm mùi hương thân có mùi thơm. Hiện tại được tiếp xúc với khí phận của Phật, lúc lâm chung lẽ nào chẳng cảm ứng đạo giao, được Phật tiếp dẫn hay sao? Những pháp như nhiếp tâm niệm Phật và tùy phận tu trì, tùy duyên hóa đạo, cũng như duyên do của Thiền Tông, Tịnh Tông, Phật lực, tự lực lớn - nhỏ, khó - dễ đã được trình bày tường tận trong Ấn Quang Văn Sao, xin hãy lắng lòng đọc kỹ ắt sẽ tự biết, nên ở đây không ghi lại cặn kẽ.

Chỗ quan trọng trong việc tu hành chính là đối trị tập khí phiền não. Tập khí ít đi một phần thì công phu tiến thêm được một phần. Có người càng ra sức tu hành, tập khí càng dấy động là vì chỉ biết tu trì theo mặt sự tướng, chẳng biết phản chiếu hồi quang, kiên quyết trừ khử những vọng tình trong tâm họ mà ra. Nếu ngay trong lúc bình thời đã đề phòng sẵn, thì lúc gặp cảnh đụng duyên, phiền não sẽ chẳng phát khởi. Nếu bình thời biết được thân tâm ta đây hoàn toàn thuộc về huyễn vọng, cầu lấy thực thể, thực tánh của Ngã hoàn toàn chẳng thể được thì đã không có Ngã, nào còn có nhân cảnh (cảnh nơi nhân), nhân nhân (đối tượng con người nơi nhân) mà hòng sanh khởi những chuyện phiền não! Đây chính là phương pháp giải quyết tối thiết yếu từ trên căn bản vậy! Nếu như chẳng thể hiểu chắc thật Ngã Không, hãy nên nương theo pháp Ngũ Đình Tâm Quán đức Như Lai đã dạy để đối trị (Ngũ Đình Tâm nghĩa là dùng năm pháp này để điều hòa, ngưng lặng cái tâm, khiến cho tâm an trụ, chẳng bị chuyển theo cảnh nữa!) Có nghĩa là: Chúng sanh nhiều tham thì hành Bất Tịnh Quán; chúng sanh nhiều sân thì hành Từ Bi Quán; chúng sanh nhiều tán loạn thì hành Sổ Tức Quán; chúng sanh ngu si thì hành Nhân Duyên Quán, chúng sanh nhiều chướng thì hành Niệm Phật Quán.

Tham có nghĩa là thấy cảnh bèn dấy lòng yêu thích. Chúng sanh trong Dục Giới đều do dâm dục mà sanh. Dâm dục do ái sanh. Nếu có thể quán sát mỗi mỗi kỹ càng thân mình, thân người từ ngoài vào trong thì chỉ thấy hờm đất, mồ hôi, đờm rãi, tóc, lông, móng, răng, xương, thịt, máu, mủ, đại tiện, tiểu tiện, thối như xác chết, bẩn như chuồng xí, ai có thể sanh lòng tham ái đối với vật này cho được! Tham ái đã dứt thì tâm địa thanh tịnh. Dùng tâm thanh tịnh niệm danh hiệu Phật, như chất ngọt được trộn lẫn, như vải trắng ăn màu, dùng Nhân Địa Tâm khế hợp Quả Địa Giác, sự giảm được nửa mà công gấp bội, lợi ích khó nghĩ suy!
Sân là thấy cảnh khởi tâm bực bội, chán ghét. Người phú quý thường hay nóng giận. Phàm mọi chuyện muốn được như ý phải có người [để sai bảo], hễ hơi chút sai trái liền sanh phẫn nộ, nhẹ thì buông lời dữ ác, nặng thì roi vọt vụt đánh, chỉ cốt khoái ý mình, chẳng đoái hoài người khác đau lòng! Lại nữa, tâm sân nếu khởi lên thì vô ích cho người, tổn hại cho mình, nhẹ thì cũng khiến cho tâm ý bực bội, xáo động; nặng thì gan lẫn mắt đều bị tổn thương. Hãy nên giữ sao cho trong tâm thường có một khối nguyên khí thái hòa thì bệnh tật tiêu diệt, phước thọ tăng trưởng. Xưa kia vua A Kỳ Đạt (A Xà Thế) cả đời thờ Phật, giữ vững năm giới, khi lâm chung do người hầu cầm quạt đuổi ruồi, quạt lâu mệt mỏi, hôn trầm, đánh rơi cây quạt rớt trúng mặt vua, tâm vua sanh phiền hận, ngay lập tức mạng chung. Do một niệm ấy liền mang thân mãng xà. Do sức túc phước, còn biết được nhân ấy bèn cầu sa-môn dạy cho Tam Quy, Ngũ Giới, liền thoát thân mãng xà, sanh lên trên trời. Do vậy biết thói nóng giận gây hại rất lớn. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Một niệm sân tâm khởi, trăm ngàn cửa chướng mở!” Cổ đức nói: “Sân là lửa trong tâm, cháy trụi rừng công đức. Muốn học đạo Bồ Đề, nhẫn nhục phòng tâm sân”.

Như Lai dạy chúng sanh nhiều sân tu Từ Bi Quán như sau: Xem hết thảy chúng sanh đều là cha mẹ trong quá khứ, là chư Phật trong vị lai. Đã là cha mẹ trong quá khứ thì nên nghĩ đời trước họ có ân đức sanh thành, dưỡng dục, thẹn chưa thể báo đáp, há có nên vì chuyện trái ý nhỏ nhặt bèn ôm lòng phẫn nộ ư? Đã là vị lai chư Phật ắt sẽ rộng độ chúng sanh. Nếu ta chưa giải quyết được sanh tử, vẫn mong họ đến độ thoát! Chẳng những chuyện trái ý nhỏ nhặt không nên nổi nóng, dẫu là chuyện táng thân mất mạng cũng chỉ sanh hoan hỷ, chẳng sanh sân hận! Vì vậy, lúc Bồ Tát xả đầu, mắt, tủy, não, đều xem người xin những thứ ấy như thiện tri thức, coi như ân nhân, coi như người thành tựu đạo Bồ Đề vô thượng cho mình. Xem phẩm Thập Hồi Hướng trong kinh Hoa Nghiêm sẽ tự biết.

Lại nữa, một niệm tâm tánh của chúng ta và chư Phật không hai. Chỉ vì mê trái bổn tâm, chấp chặt Ngã Kiến nên hết thảy các duyên đều thành đối đãi. Như cái bia để bắn đã lập thì các mũi tên đều nhắm vào. Nếu biết được tâm ta vốn là tâm Phật, Phật tâm không, vô sở hữu. Giống như hư không: Sâm la vạn tượng không gì chẳng bao gồm. Cũng như biển cả: Trăm sông mọi nguồn nước không gì chẳng dung nạp. Như trời che chở khắp, như đất nâng bình đẳng, chẳng coi chuyện che chở, nâng đỡ là đức. Nếu ta do chuyện nghịch ý nhỏ nhặt bèn sanh nóng giận thì chẳng những khiến cho tâm lượng chính mình thành hẹp hòi, mà còn tự đánh mất cả đức. Tuy có đủ Phật tâm lý thể nhưng khởi tâm động niệm toàn là xử sự theo phàm tình, coi vọng là chân, biến tớ thành chủ; suy nghĩ như thế há không hổ thẹn ư? Nếu bình thời thường nghĩ như thế thì tâm lượng sẽ rộng lớn, không gì chẳng dung được, coi muôn loài như chính mình, chẳng thấy đây - kia. Điều nghịch xảy đến còn thuận chịu được, huống gì những chuyện trái ý nhỏ nhặt mà lại sanh nóng giận ư?

Ngu si nghĩa là hoàn toàn không có tri thức, tức là nói thế nhân đối với cảnh duyên thiện - ác chẳng biết đều là do túc nghiệp chuốc lấy, do hành vi trong hiện tại cảm lấy, lầm lạc bảo là không có nhân quả báo ứng, và những chuyện đời trước, đời sau v.v… Hết thảy chúng sanh không có con mắt Huệ, nếu không chấp Đoạn thì lại chấp Thường. Chấp Đoạn là nói con người bẩm thụ khí chất của cha mẹ mà sanh ra, trước lúc được sanh ra vốn chẳng có vật gì, đến lúc chết rồi, hình hài đã mục nát thì hồn cũng phiêu tán; làm gì có đời trước cũng như đời sau! Những nhà Nho câu nệ, hẹp hòi cõi này đa phần nói như thế. Chấp Thường là nói con người thường làm người, súc vật thường làm súc vật; chẳng biết nghiệp do tâm tạo, hình tùy tâm chuyển.

Thời cổ có kẻ cực độc từ ngay nơi thân ấy biến thành mãng xà, có kẻ cực tàn bạo, ngay từ chính nơi thân ấy biến thành cọp. Ngay trong lúc nghiệp lực đang mạnh mẽ, dữ dội, còn có thể biến đổi được hình thể, huống chi nhằm lúc sau khi chết đi, trước lúc được sanh ra, thức do nghiệp lôi kéo mà chuyển biến ư? Do vậy, đức Phật nói mười hai nhân duyên chính là lời luận bàn xuyên suốt cả ba đời. Nhân trước ắt cảm lấy quả sau, quả sau ắt có nhân trước. Báo ứng thiện - ác, phước - họa xảy đến đều do tự mình làm, tự mình chịu, nào phải trời giáng xuống! Chẳng qua do hành vi của người ấy mà trời đứng ra làm chủ mà thôi.[1] Sanh tử tuần hoàn chẳng có cùng cực, muốn khôi phục bổn tâm để liễu sanh tử mà bỏ tín nguyện niệm Phật cầu sanh Tây Phương thì chẳng thể được! Ba thứ Tham - Sân - Si là căn bản của sanh tử. Ba thứ Tín - Nguyện - Hạnh chính là diệu pháp để liễu sanh tử. Muốn bỏ ba thứ ấy thì cần phải tu ba pháp này. Ba pháp này tu đắc lực thì ba thứ ấy tự tiêu diệt. Pháp quán Sổ Tức không nhất thiết phải dùng, bởi lẽ trong lúc niệm Phật nhiếp tai lắng nghe thì sự nhiếp tâm ấy tương tự Sổ Tức, nhưng lực dụng khác Sổ Tức một trời một vực. Về pháp quán trong khi Niệm Phật chỉ cần xem Ấn Quang Văn Sao và những trước thuật Tịnh Độ sẽ tự biết.

Hỏi: Nếu như nói: “Dẫu táng thân mất mạng cũng chỉ sanh hoan hỷ, chẳng sanh nóng giận”, thì giả sử như có người ác đến hại mình cũng chẳng bận tâm, mặc cho họ giết chóc ư?

Đáp: Phàm người tu hành có người là phàm phu, có vị là Bồ Tát đã chứng Pháp Thân. Lại có người lấy việc duy trì thế đạo làm chủ, có người lấy liễu giải tự tâm làm chủ. Nếu chỉ nhằm liễu giải tự tâm và là bậc Bồ Tát đã chứng Pháp Thân thì giống như trên đã nói: Coi muôn vật và ta như nhau, sống - chết hệt như nhau. Nếu là kẻ phàm phu, lại muốn duy trì thế đạo thì suy nghĩ nên giống như Bồ Tát từ bi lớn lao, sâu xa, không gì chẳng dung nạp, nhưng xử sự thì vẫn phải y theo lẽ thường của thế gian, hoặc làm chuyện ngăn cản, chế ngự để nhiếp phục, hoặc dùng nhân từ để cảm hóa. Sự việc chẳng nhất loạt giống nhau, nhưng tâm nhất quyết chẳng được có lòng sân độc, kết thành oán hận! Những điều chỉ dạy trong đoạn văn phía trước chính là để dạy người “dùng chuyện giả dụ nhằm tiêu diệt tập khí nóng giận”. Nếu pháp quán này thành thục thì tập khí nóng giận tự diệt. Dẫu gặp phải cảnh hại thân thật sự cũng vẫn giữ được tấm lòng thản nhiên, hành đại bố thí. Nhờ vào công đức ấy liền sanh về Tịnh Độ. So với chuyện giết chóc lẫn nhau, bao kiếp dài lâu báo đền thì chẳng phải là cách biệt như trời với đất ư?

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Chú Thích:

[1] Tức là đứng ra làm thực hiện họa phước ứng với nhân quả chứ không phải trời cố ý giáng họa hay ban phước!

Này bạn hiền.

Tổ Thiền Tông Triệu Châu nói: Con chó có Phật Tánh không?

Chẳng lẽ kẻ căn cơ độn dù trải qua kiếp số lâu xa vẫn khó thể liễu thoát??????

Bạn là kẻ căn cơ độn có Phật Tánh không?

Nếu con chó có Phật Tánh thì tại sao bạn không có Phật Tánh?

Có phải Đức Phật nói người nào cũng có Phật Tánh không?

Vậy Phật A Di Đà là người không có Phật Tánh được THỌ KÝ Phật Tánh xong mới thành Phật?????????

Thành thật cảm ơn
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Này bạn hiền.

Bạn nói mà không biết mình nói cái gì?

Xin được chứng minh lần thứ hai bạn ăn nói lôi thôi lếch thếch mà không biết mình ăn nói lôi thôi lếch thếch.


Bạn tội nghiệp 999 người chết oan ức????????
Vậy sao bạn còn TIN có Phật tha lực nào ĐỘ Người giết 999 người chết oan ức THÀNH Phật vậy nhỉ???????

Có Phật tha lực nào ĐỘ Vua Trần Nhân Tông kiến tánh thành Phật sau khi giết hàng vạn quân Nguyên chết oan ức không ta????????


Thành thật cảm ơn

Vnbn đang bắt bẻ bạn đó, bạn lại chỉ trích vnbn. Bạn nói phải trả hết nghiệp đã tạo mới giải thoát nên mới đưa ra câu chuyện để phản biện. Bạn chê bai Tịnh Độ là việc của bạn, chỉ có điều là lý lẽ bạn đưa ra rất thiển cận và không có khả năng giao tiếp trao đổi.

Khoan hãy bàn tịnh độ, rõ giữa nhân quả, ba cõi và giải thoát rồi hãy bàn.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vnbn đang bắt bẻ bạn đó, bạn lại chỉ trích vnbn. Bạn nói phải trả hết nghiệp đã tạo mới giải thoát nên mới đưa ra câu chuyện để phản biện. Bạn chê bai Tịnh Độ là việc của bạn, chỉ có điều là lý lẽ bạn đưa ra rất thiển cận và không có khả năng giao tiếp trao đổi.

Khoan hãy bàn tịnh độ, rõ giữa nhân quả, ba cõi và giải thoát rồi hãy bàn.

Này bạn hiền.

Vậy theo bạn là người giác ngộ như Đức Phật phải đầu thai lại để trả Nghiệp à????
Vậy theo bạn là người giác ngộ như Đức Phật A Di Đà phải đầu thai lại để trả Nghiệp à?????
Vậy theo bạn là người giác ngộ sau này như Đức Phật phải đầu thai lại để trả Nghiệp à?????

Thành thật cảm ơn
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
28168349_217345542163485_7525577629984556326_n.jpg


27913298_1009268949210814_6920777063689076460_o.jpg


Đức Như Lai điều ngự chúng sanh, tùy cơ thuyết pháp, tuy Quyền - Thật - Đốn - Tiệm bất đồng, Đại - Tiểu - Thiên - Viên khác biệt, nhưng cốt yếu đều là làm cho chúng sanh tự chứng Chân Như Phật Tánh sẵn có nơi bổn tâm mà thôi. Nhưng Phật tánh ấy sẵn có ngay trong tâm này, chẳng từ ngoài đến, chẳng do gì khác mà được, như lấy của báu sẵn có trong nhà tùy ý sử dụng, hiện thành. Vì thế, chứng điều ấy là chuyện hết sức dễ dàng! Hiềm rằng chúng sanh ở trong sanh tử đã lâu, mê hoặc quá sâu, ví như gương báu bị bụi phủ cả kiếp, muốn cho nó khôi phục bản thể, hiện tột cùng ánh sáng chiếu trời soi đất, cố nhiên chẳng phải đổ công lau chùi, mài giũa một hai ngày là có thể đạt được ngay. Như Lai bi tâm chân thật thiết tha, biết sự khó khăn của chúng sanh dùng tự lực để tự chứng, dù có tu trì nhưng vì phiền hoặc chưa đoạn, hễ phải thọ sanh một lần nữa khó khỏi lại bị mê. Từ đó, đọa lạc thì nhiều, siêu thăng ít ỏi.

Do vậy, đặc biệt mở ra pháp môn tín nguyện niệm Phật ngõ hầu dù thánh hay phàm đều cùng trong đời này cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Người đã chứng thánh sẽ mau thăng lên địa vị bậc thượng; kẻ chưa đoạn Hoặc sẽ vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. So với những ai chỉ cậy vào tự lực tu Giới - Định - Huệ cho đến khi liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh thì khó - dễ khác biệt một trời một vực. Vì thế, kể từ hội Hoa Nghiêm dẫn về, từ thuở tại Kỳ Viên diễn thuyết đến nay, ngàn kinh vạn luận chốn chốn chỉ quy, vãng thánh tiền hiền ai nấy đều hướng về. Đến khi pháp truyền sang Đông Chấn, Viễn Công đại sư xướng xuất tại Lô Sơn, quần hiền đương thời đều nhóm cả về, những người thông suốt đời sau đều quy hướng. Từ đấy, Tăng - tục bốn chúng hoặc là tu trọn vạn hạnh để hồi hướng, hoặc chuyên trì Phật hiệu để cầu vãng sanh. Đến khi lâm chung, chánh niệm rõ ràng, hiện các tướng lành để vãng sanh, làm sao thấy hết, biết trọn cho được? Những gì Vãng Sanh Tập, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục ghi chép chỉ là một hai phần trong ngàn vạn phần đó thôi. Một trăm mấy mươi năm qua, người tu pháp này há có hạn lượng? Huống chi gần đây tầm mắt của bậc nhân sĩ rộng mở, hạng ngầm tu hiển hóa thật đông đảo. Trong số ấy, những người dùng tâm Phiền Hoặc khế hợp Như Lai trí, thoát khổ Sa Bà, dự vào hội Liên Trì càng đông hơn trước, há chẳng nên ghi chép thêm để rồi những chuyện ấy bị quên lãng hay sao?

Pháp môn tu trì có hai thứ bất đồng. Nếu cậy vào tự lực tu Giới - Định - Huệ để đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử thì gọi là “pháp môn theo đường lối thông thường”. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật để cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương thì gọi là “pháp môn đặc biệt”. Đường lối thông thường thì hoàn toàn cậy tự lực, còn đường lối đặc biệt thì tự lực lẫn Phật lực đều có. Nếu có công tu Định - Huệ đoạn Hoặc sâu xa nhưng không chân tín, nguyện thiết, niệm Phật cầu vãng sanh thì vẫn thuộc về tự lực. Nay dùng thí dụ để chỉ rõ: Đường lối thông thường giống như vẽ núi sông, ắt phải từng nét bút, từng vạch một mới dần dần vẽ thành. Còn [pháp môn] đặc biệt như chụp cảnh sông núi, dẫu cho mấy mươi tầng núi non um tùm, chụp một cái liền đầy đủ. Lại nữa, đường lối thông thường như đi đường bộ, người mạnh một ngày bất quá đi được một trăm mười dặm; còn pháp môn đặc biệt như cưỡi Luân Bảo của Chuyển Luân Thánh Vương trong một ngày liền có thể đến khắp bốn đại bộ châu. Chúng ta không có tư cách thành Phật ngay lập tức, lại không có thật chứng “đoạn được Kiến Hoặc, tùy ý chẳng tạo ác nghiệp”, nếu chẳng chuyên tu Tịnh nghiệp để hòng cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh thì chỉ e đến tột cùng đời vị lai vẫn cứ phải chịu sống chịu chết trong tam đồ lục đạo không cách gì thoát ra được! Chẳng đáng buồn ư? Nguyện những người cùng hàng với tôi đều sanh chánh tín.

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
28168349_217345542163485_7525577629984556326_n.jpg


27913298_1009268949210814_6920777063689076460_o.jpg


Đức Như Lai điều ngự chúng sanh, tùy cơ thuyết pháp, tuy Quyền - Thật - Đốn - Tiệm bất đồng, Đại - Tiểu - Thiên - Viên khác biệt, nhưng cốt yếu đều là làm cho chúng sanh tự chứng Chân Như Phật Tánh sẵn có nơi bổn tâm mà thôi. Nhưng Phật tánh ấy sẵn có ngay trong tâm này, chẳng từ ngoài đến, chẳng do gì khác mà được, như lấy của báu sẵn có trong nhà tùy ý sử dụng, hiện thành. Vì thế, chứng điều ấy là chuyện hết sức dễ dàng! Hiềm rằng chúng sanh ở trong sanh tử đã lâu, mê hoặc quá sâu, ví như gương báu bị bụi phủ cả kiếp, muốn cho nó khôi phục bản thể, hiện tột cùng ánh sáng chiếu trời soi đất, cố nhiên chẳng phải đổ công lau chùi, mài giũa một hai ngày là có thể đạt được ngay. Như Lai bi tâm chân thật thiết tha, biết sự khó khăn của chúng sanh dùng tự lực để tự chứng, dù có tu trì nhưng vì phiền hoặc chưa đoạn, hễ phải thọ sanh một lần nữa khó khỏi lại bị mê. Từ đó, đọa lạc thì nhiều, siêu thăng ít ỏi.

Do vậy, đặc biệt mở ra pháp môn tín nguyện niệm Phật ngõ hầu dù thánh hay phàm đều cùng trong đời này cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Người đã chứng thánh sẽ mau thăng lên địa vị bậc thượng; kẻ chưa đoạn Hoặc sẽ vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi. So với những ai chỉ cậy vào tự lực tu Giới - Định - Huệ cho đến khi liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh thì khó - dễ khác biệt một trời một vực. Vì thế, kể từ hội Hoa Nghiêm dẫn về, từ thuở tại Kỳ Viên diễn thuyết đến nay, ngàn kinh vạn luận chốn chốn chỉ quy, vãng thánh tiền hiền ai nấy đều hướng về. Đến khi pháp truyền sang Đông Chấn, Viễn Công đại sư xướng xuất tại Lô Sơn, quần hiền đương thời đều nhóm cả về, những người thông suốt đời sau đều quy hướng. Từ đấy, Tăng - tục bốn chúng hoặc là tu trọn vạn hạnh để hồi hướng, hoặc chuyên trì Phật hiệu để cầu vãng sanh. Đến khi lâm chung, chánh niệm rõ ràng, hiện các tướng lành để vãng sanh, làm sao thấy hết, biết trọn cho được? Những gì Vãng Sanh Tập, Tịnh Độ Thánh Hiền Lục ghi chép chỉ là một hai phần trong ngàn vạn phần đó thôi. Một trăm mấy mươi năm qua, người tu pháp này há có hạn lượng? Huống chi gần đây tầm mắt của bậc nhân sĩ rộng mở, hạng ngầm tu hiển hóa thật đông đảo. Trong số ấy, những người dùng tâm Phiền Hoặc khế hợp Như Lai trí, thoát khổ Sa Bà, dự vào hội Liên Trì càng đông hơn trước, há chẳng nên ghi chép thêm để rồi những chuyện ấy bị quên lãng hay sao?

Pháp môn tu trì có hai thứ bất đồng. Nếu cậy vào tự lực tu Giới - Định - Huệ để đoạn Hoặc chứng Chân liễu sanh thoát tử thì gọi là “pháp môn theo đường lối thông thường”. Nếu đầy đủ lòng tin chân thật, nguyện thiết tha, trì danh hiệu Phật để cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương thì gọi là “pháp môn đặc biệt”. Đường lối thông thường thì hoàn toàn cậy tự lực, còn đường lối đặc biệt thì tự lực lẫn Phật lực đều có. Nếu có công tu Định - Huệ đoạn Hoặc sâu xa nhưng không chân tín, nguyện thiết, niệm Phật cầu vãng sanh thì vẫn thuộc về tự lực. Nay dùng thí dụ để chỉ rõ: Đường lối thông thường giống như vẽ núi sông, ắt phải từng nét bút, từng vạch một mới dần dần vẽ thành. Còn [pháp môn] đặc biệt như chụp cảnh sông núi, dẫu cho mấy mươi tầng núi non um tùm, chụp một cái liền đầy đủ. Lại nữa, đường lối thông thường như đi đường bộ, người mạnh một ngày bất quá đi được một trăm mười dặm; còn pháp môn đặc biệt như cưỡi Luân Bảo của Chuyển Luân Thánh Vương trong một ngày liền có thể đến khắp bốn đại bộ châu. Chúng ta không có tư cách thành Phật ngay lập tức, lại không có thật chứng “đoạn được Kiến Hoặc, tùy ý chẳng tạo ác nghiệp”, nếu chẳng chuyên tu Tịnh nghiệp để hòng cậy vào Phật từ lực đới nghiệp vãng sanh thì chỉ e đến tột cùng đời vị lai vẫn cứ phải chịu sống chịu chết trong tam đồ lục đạo không cách gì thoát ra được! Chẳng đáng buồn ư? Nguyện những người cùng hàng với tôi đều sanh chánh tín.

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)



Xưa nay
Chẳng có Phật ĐỘ! Chẳng có chúng sanh ĐỘ

Bởi vì sao?​


Nầy Tu-Bồ-Đề!

"Ý của ông nghĩ thế nào?

Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."



Tu-Bồ-Đề!
Ý của ông nghĩ thế nào?

Đức Như-Lai có chỗ nào nói pháp chăng?"


Ông Tu-Bồ-Đề bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai không có chỗ nào nói pháp".




Ông chớ nói rằng đức Như-Lai nghĩ thế nầy:
Ta nên có chỗ thuyết pháp, ông đừng nghĩ như thế.

Bởi vì sao?
Vì nếu người nào nói rằng:

Đức Như-Lai có thuyết-pháp, thời là hủy báng đức Phật, không hiểu được nghĩa-lý của Phật nói.


Nầy Tu-Bồ-Đề!
Thuyết pháp đó chính thiệt không có pháp chi nói được, đó tạm gọi là thuyết pháp.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
28167282_1812958225672758_7063235997339264068_n.jpg


28166770_1812784112356836_5733660922618683516_n.jpg


27973080_1812957952339452_7076325064854155281_n.jpg


Phải biết: Chúng ta từ vô thỉ đến nay, ác nghiệp đã tạo vô lượng vô biên. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giả sử ác nghiệp có thể tướng thì mười phương hư không chẳng thể chứa đựng nổi”, huống gì tu trì lơ là, hờ hững, há có thể tiêu hết được nổi ư? Do vậy, Thích Ca, Di Đà, hai vị giáo chủ hai cõi, đau đáu nghĩ chúng sanh không sức đoạn Hoặc, riêng mở ra pháp môn cậy vào Phật từ lực, đới nghiệp vãng sanh này. Lòng từ, đại bi sâu thẳm, dẫu trời đất, cha mẹ cũng chẳng thể ví bằng một phần Hằng hà sa. Chỉ nên phát lòng hổ thẹn, phát tâm sám hối, sẽ được Phật gia bị, nghiệp tiêu, thân an.

Pháp môn Tịnh Độ quả là đường lối chung để mười phương ba đời hết thảy chư Phật trên thành Phật đạo dưới độ chúng sanh, mà cũng là đạo trọng yếu để hết thảy chúng sanh trong thời đại Mạt Pháp cậy vào Phật từ lực, liễu thoát ngay trong một đời này. Ấy là vì hết thảy các pháp môn đức Như Lai đã nói, không pháp nào chẳng nhằm làm cho chúng sanh thoát sanh tử, thành Phật đạo; nhưng do thượng căn thì ít, trung hạ căn lại đông, nên người được liễu thoát ngay trong một đời dẫu nhằm thời Chánh Pháp, Tượng Pháp còn chẳng thể thấy nhiều, huống gì thời Mạt Pháp căn cơ con người kém hèn, tuổi thọ ngắn ngủi, tri thức hiếm hoi, tà ma ngoại đạo tung hoành ư? Do vậy, đức Như Lai đã xét thấu trước cơ nghi, đặc biệt mở ra pháp môn Tịnh Độ nhằm làm cho hết thảy chúng sanh dù thánh hay phàm, thượng trung hạ căn đều chăm chú tu trì, đều cùng trong đời này vãng sanh Tịnh Độ. Bậc thượng căn thì mau thành Phật đạo, kẻ hạ căn cũng được dự vào dòng thánh.

So với những pháp môn cậy vào tự lực đã nói trong cả một đời đức Phật [thì pháp này] hạ thủ dễ, thành công cao, dùng sức ít được hiệu quả nhanh chóng. Do vì Phật lực, pháp lực chẳng thể nghĩ bàn, lại thêm sức Tín - Nguyện - Hạnh của chúng sanh nên bất luận công phu sâu hay cạn, tội nghiệp nặng hay nhẹ đều được Phật từ lực tiếp dẫn vãng sanh. Do vậy, trong các kinh Đại Thừa, đức Như Lai đều nói kèm pháp này, như các kinh Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm v.v… Còn kinh chuyên nói [về pháp Tịnh Độ] thì có kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Trong ba kinh này, phàm là thệ nguyện của Phật Di Đà, sự trang nghiêm của Tịnh Độ, nhân vãng sanh của ba bậc chín phẩm, mười phương chư Phật tán thán đều được nêu rõ không còn sót.

Thế nhưng kinh A Di Đà ngôn từ ngắn gọn, nghĩa lý đầy đủ, dễ thọ trì nhất. Do vậy, cổ nhân xếp vào khóa tụng hằng ngày, bất luận dù Tông, dù Giáo, dù Luật đều đọc tụng trong khóa tối, nghĩa là cả thiên hạ dù Tăng hay tục không ai chẳng lấy Tịnh Độ làm chỗ quy hướng. Tuy hành trì như thế nhưng nếu chẳng suy xét kỹ càng nguyên do Phật, Tổ lập pháp thì sẽ vẫn chẳng coi chuyện cầu sanh Tây Phương là trọng. Đấy chính là “dùng hằng ngày mà không biết, quen làm mà chẳng xem xét”. Dù là bậc cao nhân thông Tông thông Giáo vẫn còn rất nhiều người đề cao pháp môn Tự Lực, chẳng chịu tin tưởng nương cậy Phật lực. Chí ấy cố nhiên là cao, nhưng sự thật khó thể đạt được ngay trong đời này. Nếu như chưa đoạn sạch được Hoặc nghiệp, phải thọ sanh lần nữa, quá nửa bị mê mất. Không những mọi điều mong mỏi đều thành bánh vẽ mà còn có mối lo do phước tạo nghiệp, thân sau phải đọa lạc! Do đó, phải nói là “thật đáng kinh hãi!”

Phải biết: Pháp môn Tịnh Độ chính là pháp môn đặc biệt trong giáo pháp của cả một đời đức Phật, chẳng thể dùng những pháp môn thông thường để bàn luận được. Nếu chẳng hiểu rõ nghĩa này, cứ viện vào nghĩa lý của những pháp môn cậy vào tự lực thông thường để rồi ngờ vực lợi ích của pháp môn đặc biệt cậy vào Phật lực, chẳng chịu tin nhận thì sẽ bị mất mát to lớn. Phật nói pháp này khó tin chính là ngụ ý này vậy. Nếu không có mối chấp ấy thì có ai là không tin nhận, phụng hành? Gần đây thế đạo nhân tâm suy hãm, hèn tệ đến cùng cực hết cả thuốc chữa. Phàm những bậc vĩ nhân kiệt sĩ có đủ chánh tri kiến không ai chẳng lấy việc đề xướng nhân quả báo ứng, sanh tử luân hồi làm căn cứ để đẩy lùi cơn sóng cuồng, lấy việc tinh tu Tịnh nghiệp cầu sanh Tây Phương làm pháp an ổn rốt ráo. Một người xướng, trăm người hòa, không ai chẳng thuận theo. Do vậy, kẻ ăn chay, niệm Phật, đổi ác tu thiện ngày thấy càng nhiều.

Như Lai xuất thế, thuyết pháp độ sanh, vốn muốn cho hết thảy chúng sanh ngay đây được liễu sanh thoát tử, tự chứng vô thượng giác đạo mà thôi. Nhưng do căn cơ không bình đẳng, chẳng thể rốt ráo diễn giảng thông suốt bản hoài của Phật, chỉ đành tùy thuận cơ nghi, khéo dẫn dụ dần dần. Với kẻ đại căn bàn thẳng lẽ xứng tánh, giảng cho Phật thừa khiến họ ngay trong đời này viên chứng Phật quả, như Thiện Tài trong kinh Hoa Nghiêm, như Long Nữ trong kinh Pháp Hoa v.v…

Hạng kém hơn thì giảng Bồ Tát thừa, Thanh Văn thừa khiến họ dần dần tu tập, dần dần chứng quả. Thấp hơn nữa thì giảng Ngũ Giới, Thập Thiện, khiến cho họ chẳng đọa ác đạo, được thân trời, người, dần dần gieo thiện căn, tùy thiện căn đã gieo lớn hay nhỏ, trong tương lai sẽ nơi pháp tam thừa, tùy thiện lực đời trước phát hiện mà hoặc là nương vào Bồ Tát thừa, tu lục độ vạn hạnh, tự chứng được Pháp Thân, hoặc nương theo Duyên Giác - Thanh Văn thừa, ngộ Thập Nhị Nhân Duyên và pháp Tứ Đế để đoạn Hoặc chứng chân hòng có thể siêu xuất luân hồi, liễu sanh thoát tử.

Những pháp môn này tuy lớn - nhỏ bất đồng, tiệm - đốn đều khác, nhưng mỗi một pháp đều phải do sức chính mình tu tập sâu xa mới hòng đoạn Hoặc chứng chân, mới có thể vượt thoát luân hồi, liễu sanh thoát tử. Nếu trong tam giới, hai thứ Kiến Hoặc, Tư Hoặc dẫu còn sót lại mảy may chẳng đoạn thì căn bản sanh tử chưa thể cắt đứt, dẫu có sức Định Huệ sâu, vẫn cứ y như cũ không nhờ đâu được giải thoát. Ngay như Tam Quả thánh nhân còn phải sanh trong Ngũ Bất Hoàn thiên[1], phải qua nhiều kiếp mới chứng Tứ Quả. Nếu chứng Tứ Quả thì căn bản sanh tử đoạn sạch không sót; nhưng chỉ là Tiểu Quả Thanh Văn, vẫn phải đem Tiểu Quả mình đã chứng hướng về đại đạo của Như Lai, thừa nguyện thọ sanh trong mười phương thế giới, rộng hành lục độ vạn hạnh. Trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh, tùy theo công hạnh của chính mình sâu hay cạn, là Tiệm hay Đốn sẽ dần dần dự vào các địa vị Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Đẳng Giác. Đến Đẳng Giác lại phá một phẩm vô minh, chứng một phần tam đức[64], liền nhập địa vị Diệu Giác thành Phật.

Trong giáo pháp cả một đời Như Lai, những pháp môn đã nói tuy vô lượng vô biên, nhưng địa vị chứng nhập rốt ráo chẳng thể vượt ngoài những địa vị như vậy. Tuy Thiền Tông chỉ thẳng tâm người, kiến tánh thành Phật, thật là viên đốn thẳng chóng, nhưng kiến tánh thành Phật là ước trên Pháp Thân vốn có, chứ chẳng luận trên nhân quả tu chứng của phàm thánh. Nếu luận theo địa vị tu chứng thì cũng trọn chẳng khác gì đường lối của bên Giáo. Nhưng trong đời mạt, căn tánh con người hèn kém, tri thức hiếm hoi, còn khó tìm được người ngộ, huống hồ bậc thật chứng!

Như Lai biết các chúng sanh chỉ cậy vào tự lực khó thể liễu thoát, nên ngoài hết thảy các pháp môn, riêng mở một môn Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ: Chỉ cần chân tín, nguyện thiết tha, dẫu kẻ Ngũ Nghịch, Thập Ác tội lỗi cực nặng, lúc mạng sắp dứt, tướng địa ngục hiện, có thiện tri thức dạy cho niệm Phật. Nếu niệm Phật được mười tiếng, hoặc chỉ mấy tiếng, hoặc chỉ một tiếng, cũng được Phật từ lực tiếp dẫn vãng sanh. Huống hồ những ai tu hành sự thiện thế gian, chẳng tạo các điều ác? Nếu là người tinh tu phạm hạnh, sức thiền định sâu thì phẩm vị vãng sanh càng cao, thấy Phật nghe pháp thật chóng. Dẫu là người đại triệt đại ngộ, đoạn Hoặc chứng chân cũng cần hồi hướng vãng sanh để mong viên chứng Pháp Thân, mau thành Phật quả.

Các pháp môn khác pháp nhỏ thì đại căn chẳng cần tu, pháp lớn thì tiểu căn chẳng thể tu nổi! Chỉ có một môn Tịnh Độ này, độ khắp ba căn, lợi - độn gồm thâu. Trên thì như Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền chẳng thể vượt ra ngoài pháp này, dưới thì Ngũ Nghịch, Thập Ác, chủng tánh A Tỳ địa ngục cũng có thể dự vào. Nếu Như Lai chẳng mở ra pháp này thì chúng sanh đời mạt muốn trong đời này liễu sanh thoát tử trọn chẳng có hy vọng gì! Tuy pháp môn này rộng lớn như thế, nhưng cách tu lại cực giản dị. Do vậy, nếu không phải là kẻ đời trước có thiện căn Tịnh Độ sẽ khó thể tin chắc không nghi. Chẳng những phàm phu không tin, Nhị Thừa còn đa nghi. Chẳng những Nhị Thừa không tin, quyền vị Bồ Tát rất có thể còn ngờ. Chỉ có Đại Thừa Bồ Tát thuộc những địa vị sâu xa mới có thể triệt để thỏa đáng tin tưởng không nghi.

Có thể sanh lòng tin sâu xa đối với pháp này, dẫu là phàm phu đầy dẫy triền phược thì chủng tánh ấy đã trội vượt bậc Nhị Thừa. Ví như thái tử rớt xuống đất, vẫn cao quý hơn quần thần. Tuy tài đức chưa lập, nhưng cậy vào sức vua, cảm được báo như thế. Người tu Tịnh Độ cũng giống như vậy. Do dùng tín nguyện trì danh hiệu Phật, bèn có thể đem cái tâm phàm phu gieo vào biển giác của Phật, cho nên ngầm thông Phật trí, thầm hợp đạo mầu. Muốn nói pháp tu Tịnh Độ mà không nêu đại lược sự khó khăn của các pháp cậy vào tự lực để liễu thoát, và sự dễ dàng của pháp cậy vào Phật lực vãng sanh này thì nếu không nghi pháp cũng sẽ nghi chính mình. Nếu có mảy may tâm nghi sẽ do nghi mà thành chướng. Đừng nói gì không tu, dẫu có tu cũng chẳng thể được lợi ích thật sự rốt ráo. Do vậy phải nói: Một pháp Tín phải gấp gáp suy cầu, ngõ hầu tạo lòng tin sâu xa đến cùng cực vậy!

Nói đến Tín thì phải tin Sa Bà quả thật là khổ, Cực Lạc quả thật là vui. Sa Bà khổ vô lượng vô biên, nói tóm lại chẳng ngoài tám khổ, tức là: sanh, già, bệnh, chết, thương yêu phải xa lìa, oán ghét phải gặp gỡ, cầu không được, Ngũ Ấm hừng hực. Tám nỗi khổ này dù sang đến cực phẩm hay hèn như ăn mày, ai nấy đều có. Bảy nỗi khổ đầu là quả do đời quá khứ cảm thành. Suy nghĩ kỹ ắt tự biết, không cần phải viết tường tận, nói nhiều quá tốn bút mực. Cái khổ thứ tám là Ngũ Ấm hừng hực chính là hiện tại khởi tâm động niệm và những hành động, nói năng, chính là nhân của cái khổ trong vị lai. Nhân quả kéo dắt nhau, nối tiếp không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, không thể giải thoát!

Ngũ Ấm chính là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Sắc chính là cái thân do nghiệp báo cảm thành. Thọ, Tưởng, Hành, Thức chính là cái tâm khởi huyễn vọng khi tiếp xúc cảnh. Do những pháp “thân tâm huyễn vọng” này bèn khởi Hoặc tạo nghiệp nơi sáu trần cảnh như lửa cháy hừng hực chẳng thể ngưng tắt nên gọi là “xí thạnh” (cháy hừng hực) vậy. Ngoài ra, Ấm 陰(bộ Phụ) có nghĩa là che kín, đồng nghĩa với chữ Ấm 蔭 (cũng có nghĩa là che lấp, bộ Thảo), do năm pháp này che lấp chân tánh chẳng thể hiển hiện, như mây dầy che khuất mặt trời. Tuy mặt trời tỏa sáng rực rỡ, trọn chẳng bị tổn giảm, nhưng vì mây che, nên chẳng chiếu sáng được. Phàm phu chưa đoạn Hoặc nghiệp, bị năm Ấm này chướng ngăn, mặt trời trí huệ nơi bầu trời chân tánh chẳng thể hiển hiện, cũng giống như thế. Sự khổ thứ tám này là gốc của hết thảy các khổ.

Người tu đạo sức Thiền Định sâu, đối với cảnh giới sáu trần, trọn chẳng chấp trước, chẳng khởi yêu - ghét. Từ đây gia công dụng hạnh, tiến lên chứng Vô Sanh, Hoặc nghiệp sạch hết, cắt đứt gốc rễ sanh tử. Nhưng công phu này thật chẳng dễ dàng, trong đời Mạt đạt được thật khó. Vì thế nên chuyên tu Tịnh nghiệp, cầu sanh Cực Lạc, nương Phật từ lực, vãng sanh Tây Phương. Đã được vãng sanh thì liên hoa hóa sanh, không có các khổ. Thuần là tướng đồng nam (bé trai), thọ như hư không, thân không tai biến. Những cái tên như già, bệnh, chết v.v… chẳng còn nghe đến, huống gì thật có. Theo chân thánh chúng, thân cận Di Đà, nước, chim, cây cối đều diễn pháp âm, tùy căn tánh mình do nghe pháp bèn chứng. Thân còn trọn chẳng thể được, huống gì có oán! Nghĩ đến áo bèn có áo, nghĩ ăn bèn có ăn; lầu, gác, nhà, viện đều do bảy báu hợp thành, chẳng nhọc sức người, chỉ là hóa ra. Biến bảy sự khổ nơi Sa Bà thành bảy niềm vui. Lại thêm thân có đại thần thông, có đại oai lực, chẳng lìa chỗ mình liền có thể trong một niệm ở khắp trong mười phương thế giới chư Phật làm các Phật sự, thượng cầu hạ hóa. Tâm có đại trí huệ, có đại biện tài, từ một pháp biết Thật Tướng của các pháp. Tùy cơ thuyết pháp không lầm lạc, dẫu nói bằng ngôn ngữ Thế Đế nhưng đều khế hợp diệu lý Thật Tướng, không có nỗi khổ Ngũ Ấm hừng hực, hưởng niềm vui thân tâm tịch diệt. Vì thế kinh nói: “Không có các khổ, chỉ hưởng các sự vui, nên gọi là Cực Lạc”.

Sa Bà khổ, khổ không nói nổi; Cực Lạc vui, vui chẳng ví tầy. Tin sâu lời Phật, trọn chẳng nghi hoặc mới gọi là chân tín. Chớ nên dùng tri kiến phàm phu ngoại đạo lầm sanh suy lường, bảo các thứ thù thắng trang nghiêm mầu nhiệm trong Tịnh Độ đều là ngụ ngôn, tỷ dụ tâm pháp, chẳng phải là cảnh thật! Nếu có sự thấy biết tà vạy, sai lầm như thế sẽ mất lợi ích thật sự được vãng sanh Tịnh Độ, tai hại quá lớn! Không thể không biết!

Đã biết Sa Bà là khổ, Cực Lạc là vui, hãy nên phát tín nguyện thiết thực, nguyện lìa Sa Bà khổ, nguyện được Cực Lạc vui. Nguyện khẩn thiết như đang té trong hầm xí mong gấp được thoát ra. Lại như đang bị trói buộc trong lao ngục, tha thiết nhớ đến quê nhà. Sức mình chẳng thể tự ra, ắt phải cầu người có đại thế lực kéo ra. Hết thảy chúng sanh trong thế giới Sa Bà đối với cảnh thuận hay nghịch, khởi tham - sân - si, tạo giết - trộm - dâm, ô uế diệu giác minh tâm sẵn có, khác nào hầm xí không đáy. Đã tạo ác nghiệp phải chịu ác báo, trải kiếp dài lâu, luân hồi lục đạo, không được tha khỏi lao ngục.

A Di Đà Phật trong kiếp xưa, phát ra bốn mươi tám nguyện độ thoát chúng sanh, có một nguyện là: “Nếu có chúng sanh nghe danh hiệu ta, cầu sanh nước ta, dẫu chỉ mười niệm, nếu như chẳng sanh, chẳng lấy Chánh Giác”. A Di Đà Phật thệ nguyện độ sanh. Nếu chúng sanh chẳng cầu tiếp dẫn, Phật cũng chẳng làm gì được! Nếu chí tâm xưng danh, thệ cầu xuất ly Sa Bà, không ai chẳng được Phật rủ lòng từ nhiếp thọ. A Di Đà Phật có đại thế lực, cứu được người trong hầm xí không đáy, trong lao ngục không tha, ngay đó được xuất ly, đều được đặt yên nơi quê nhà Cực Lạc vốn có, khiến được nhập Phật cảnh giới, thọ dụng giống như Phật.

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)

Chú Thích:

[1] Ngũ Bất Hoàn thiên: Năm tầng trời phía trên của Sắc Giới (tức Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến và Sắc Cứu Cánh), do không còn dục tưởng, không đọa trong nhân gian và Dục Giới nên gọi là Ngũ Bất Hoàn. Do chư thiên cõi này toàn là thánh nhân Tam Quả, không có phàm phu thiên nên còn gọi là Tịnh Cư Thiên.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)




Xưa nay
Chẳng có Phật ĐỘ! Chẳng có Đại Thế Chí Bồ Tát ĐỘ

Bởi vì sao?​


Này Tu-Bồ-Đề!
Ví như thân người cao lớn."

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng:

"Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai nói thân người cao lớn, chính là chẳng phải thân cao lớn, đó tạm gọi là thân cao lớn".

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Bồ-tát cũng như thế.

Nếu nói lời như vầy:
Ta sẽ diệt-độ vô-lượng chúng-sanh, thời vị đó không gọi là bực Bồ-tát.

Bởi vì sao?
Nầy Tu-Bồ-Đề!

Thiệt không có pháp chi gọi là Bồ-tát.
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
27545300_2002248046655789_3722816816490983268_n.jpg


Lớn lao thay giáo pháp Tịnh Độ! Tâm này làm Phật, tâm này là Phật, pháp Trực Chỉ Nhân Tâm phải thua pháp này về mặt kỳ đặc (đặc biệt, lạ lùng). Mười niệm, một niệm liền lên Bất Thoái. Dù trải bao kiếp tu chứng vẫn ngưỡng mộ phong thái cao xa của pháp này. Độ khắp thượng trung hạ căn, thống nhiếp Luật, Giáo, Thiền Tông. Mưa đúng thời nhuần thấm mọi vật, như biển cả thâu nạp muôn sông. Hết thảy pháp Thiên, Viên, Đốn, Tiệm, không gì chẳng lưu xuất từ pháp giới này; hết thảy hạnh Đại, Tiểu, Quyền, Thật, không hạnh nào chẳng quy hoàn pháp giới này. Chẳng đoạn Hoặc nghiệp, được dự vào Bổ Xứ. Ngay trong một đời này, chứng Đại Bồ Đề. Chúng sanh chín pháp giới lìa pháp này thì trên chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp này thì dưới chẳng thể lợi khắp quần sanh. Do vậy, Hoa Tạng hải chúng đều tuân theo mười đại nguyện vương. Hội Pháp Hoa xưng niệm một tiếng đều chứng Thật Tướng các pháp. Lực dụng lớn lao như thế, chư Phật cùng tuyên dương. Phát huy tột bậc đến như vậy, chư Tổ đều cùng như thế. Thật có thể nói là lời cực đàm (bàn luận đến tột cùng) của cả một đời giáo hóa, là đại giáo Nhất Thừa vô thượng vậy! Chẳng trồng cội đức, dù trải bao kiếp cũng khó được gặp gỡ! May được nghe ngóng, un đúc, gắng sức tu trì, sợ lũ cuồng đồ vô tri kia chê là thiển cận, cho nên y giáo khen ngợi, thuật bày để họ phụng hành vậy!

Hỏi: Pháp môn Niệm Phật người ngu cũng tu được, Luật, Giáo, Thiền Tông kẻ trí còn khó hiểu được, sao lại nói pháp này thống nhiếp các pháp kia?

Đáp: Muốn biết nghĩa này, cần phải hiểu kỹ sự lớn - nhỏ, hơn - kém giữa Phật lực và tự lực thì hết thảy nghi hoặc sẽ ào ạt tiêu tan, cởi gỡ ngay! Phật và chúng sanh tâm tánh tuy đồng, nhưng nếu luận về lực dụng thì khác biệt vời vợi như trời với đất. Ấy là vì chúng sanh có đủ vô lượng phiền não ác nghiệp, nên công đức - trí huệ chẳng thể hiện tiền. Phật đầy đủ vô lượng công đức - trí huệ, phiền não ác nghiệp hết sạch không còn sót. Phật và chúng sanh mê - ngộ bất đồng, cho nên lực dụng hơn - kém thật khác! Luật, Giáo, Thiền Tông đều cậy vào tự lực để liễu thoát sanh tử. Vì thế, trải kiếp dài lâu vẫn khó thoát khỏi. Pháp môn Niệm Phật hoàn toàn cậy vào Phật lực kiêm thêm tự lực để liễu thoát sanh tử. Vì thế, hết một đời này liền lên Bất Thoái.

Hỏi: Tự lực, Phật lực nghĩa như thế nào, xin giảng rõ cho!

Đáp: Luật, Giáo, Thiền Tông thoạt đầu phải hiểu sâu xa giáo lý, y giáo tu hành, công tu hành sâu, đoạn Hoặc chứng Chân mới thoát sanh tử. Nếu chẳng hiểu giáo lý thì là tu mù luyện đui. Nếu không, được chút ít đã cho là đủ, liền bị ma dựa, phát cuồng. Dẫu cho hiểu lý, công sâu, cũng phải đoạn Hoặc. Nếu còn mảy may chưa đoạn sạch thì vẫn y như cũ chẳng thoát khỏi vòng khổ. Đến khi nào Hoặc nghiệp hết sạch mới có thể lìa khỏi sanh tử, nhưng vẫn còn cách địa vị Phật rất xa. Lại phải trải qua bao kiếp tấn tu mới có thể viên mãn Phật quả. Ví như thứ dân sanh ra thông minh, trí huệ, đọc sách học văn nhọc nhằn nhiều năm, học vấn đã thành, thi đậu làm quan. Do có tài năng lớn, cho nên từ chức nhỏ được thăng lên dần, cho đến làm tể tướng, làm quan cực phẩm, không thể thăng lên được nữa. Trong quần thần địa vị bậc nhất, nhưng nếu so với thái tử, quý - hèn một trời một vực, huống gì [sánh với] hoàng đế? Suốt đời làm bầy tôi, phụng hành mạng vua, cúc cung tận tụy, giúp vua cai trị quốc gia. Nhưng địa vị tướng quốc ấy thật chẳng dễ dàng, nhọc nhằn cả nửa đời người, nai lưng chịu đựng, rồi đến rốt cuộc chẳng qua chỉ như vậy! Nếu học vấn tài năng hơi kém cỏi hơn, chẳng đạt được như vậy ắt có đến trăm ngàn vạn ức người! Đấy là tự lực. Học vấn tài năng ví như hiểu sâu giáo lý, y giáo tu hành. Địa vị đến chức Tể Tướng ví như công tu hành sâu dầy, đoạn Hoặc chứng Chân. Chỉ có thể xưng là thần, chẳng dám xưng là vua (Bầy tôi nhất định chẳng dám xưng là vua. Bầy tôi muốn làm vua trừ phi thác sanh trong cung vua, làm hoàng thái tử. Tu các pháp môn khác cũng có thể thành Phật, nhưng so với pháp Tịnh Độ thì khác biệt còn gấp nhiều lần [sự khác biệt] giữa ngày và kiếp. Người đọc phải khéo hiểu ý này, đừng chấp chặt vào từ ngữ. Nhưng theo như phần cuối kinh Hoa Nghiêm, Đẳng Giác Bồ Tát còn dùng mười đại nguyện vương để hồi hướng vãng sanh, rất giống với ý nghĩa thác sanh trong hoàng cung, làm hoàng thái tử. Pháp môn Tịnh Độ có được kinh Hoa Nghiêm giống như biển cả dung nạp vạn con sông, như thái hư bao trùm vạn tượng. Cao đẹp thay! Lớn lao thay!) ví như tuy thoát sanh tử, nhưng còn chưa thành Phật! Những kẻ học vấn chưa đầy đủ, chẳng thể [đạt được] như vậy rất đông; ví như những người chưa đoạn sạch Hoặc, chẳng thể thoát khỏi biển khổ sanh tử rất nhiều.

Trong pháp môn Niệm Phật, dẫu chưa hiểu giáo lý, chưa đoạn Hoặc nghiệp, chỉ cần tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, lúc lâm chung quyết định được Phật đích thân rủ lòng tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Khi đã sanh về Tây Phương, thấy Phật nghe pháp, ngộ Vô Sanh Nhẫn, ngay trong một đời này quyết định bổ vào địa vị Phật. Đây là Phật lực lại kiêm tự lực. Nói “tín nguyện trì danh” chính là do tự lực có thể cảm được Phật. Thệ nguyện nhiếp thọ, rủ lòng Từ tiếp dẫn chính là Phật lực có thể ứng với ta. Do cảm ứng đạo giao cho nên được như thế. Nếu lại hiểu sâu xa giáo lý, đoạn Hoặc chứng Chân thì phẩm vị vãng sanh càng cao, viên thành Phật đạo càng lẹ! Do vậy, Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa Tạng hải chúng, Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông đều nguyện vãng sanh. Ví như thác sanh trong hoàng cung, vừa ra khỏi thai mẹ đã sang quý lấn át quần thần, đấy là nhờ vào sức vua. Đến khi khôn lớn, học vấn, tài năng mỗi mỗi đều đầy đủ, bèn có thể kế thừa ngôi vua, bình trị thiên hạ. Hết thảy bầy tôi đều phải nghe chiếu dụ. Đấy chính là vương lực, tự lực đều cùng có.

Pháp môn Niệm Phật cũng giống như thế. Chưa đoạn Hoặc nghiệp, cậy vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương, liền thoát khỏi sanh tử. Ví như Thái Tử mới sanh đã sang quý lấn át quần thần. Đã được vãng sanh thì Hoặc nghiệp tự đoạn, quyết định bổ vào địa vị Phật, như Thái Tử khôn lớn, thừa kế ngôi vua, bình trị thiên hạ. Lại nữa, những vị đã đoạn Hoặc nghiệp như Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông, những vị đã đạt tới địa vị Bổ Xứ như Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa Tạng hải chúng đều nguyện vãng sanh. Ví như thuở xưa, trấn giữ chốn biên cương quê mùa, chẳng thể kế thừa ngôi báu; nay sống tại Đông Cung chẳng bao lâu sẽ đăng cực (lên ngôi vua). Xin hãy bỏ sạch thói cũ, đối với pháp môn này sanh lòng tín nguyện cùng cực, chuyên tinh tu tập thì vô tận phiền não nhanh chóng đoạn sạch chẳng khó khăn gì, vô lượng pháp môn tự nhiên chứng nhập. Viên thành vô thượng Phật đạo, độ thoát vô biên chúng sanh như trao bằng khoán ra lấy lại vật cũ. Hãy nên cố gắng! Hãy gắng sức lên!

Ấn Quang Đại Sư (Tổ Sư Đời Thứ 13 Của Tịnh Độ Tông Và Cũng Là Hóa Thân Của Đại Thế Chí Bồ Tát)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên