Tịch Diệt - Vô Sanh

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
TỊCH DIỆT VÔ SANH (Đệ tam Pháp Ấn).

Kính thưa Đại chúng:

Trong kho tàng Giáo lý Thậm thâm vi diệu của Đạo Phật. Đức Thế Tôn đã giảng dạy suốt 49 năm và nhân loại đã kết tập thành 3 Tạng KINH-LUẬT-LUẬN lập thành Đại tạng kinh.
Tuy nhiều nhưng tất cả các bày kinh đều mang con dấu Tam Pháp Ấn:
1/.Tất cả HÀNH Vô Thường.
2/.Tất cả PHÁP Vô Ngã.
3/.Níp Bàn Tịch Diệt -vô sanh.
Tam pháp ấn đã chỉ rỏ:
*Vật chất (thế giới mong manh tạm bợ)
*Con người (Ngã) không thật có chỉ là tổ hợp do Ngủ uẩn kết hợp với Nghiệp tạo nên.
*Do vậy Thế gian nên nhàm chán,Ngã kiến nên diệt trừ (diệt ngã phá chấp).
*Níp Bàn là tịch diệt-vô sanh không có khổ .-nên an trụ.
Kính mời Quý Thiện Hữu Tri Thức hãy cùng ôn lại và thảo luận những lời vàng ngọc của Đức Thế Tôn.-Qua chủ đề:
TỊCH DIỆT VÔ SANH

Kính Các Vị.V/Q sẽ trình bày Chủ Đề này với vài nét như sau:

*PHẦN DẪN NHẬP.
I/.VÀI NÉT VỀ TAM PHÁP ẤN.
II/.VÔ SANH THEO GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY.
1)Xuất gia.
2)Sa môn quả.
III/.TỊCH DIỆT TƯỚNG.
1).Tam tướng tứ đàn.
2).Như thị
IV/.TỊCH DIỆT VÔ SANH.
A).Vô tình chúng sanh tịch diệt vô sanh.
1/.Giáo lý Thất Đại duyên khởi (Kinh thủ lăng nghiêm)
2/.Quán lửa.
B/.Hữu tình chúng sanh tịch diệt vô sanh.
1/.Ngoại Đạo cật vấn.
2/.Ứng dụng của người học Phật trong cuộc sống.
*PHẦN KẾT.

I/.VÀI NÉT VỀ TAM PHÁP ẤN.
*Khái niệm:
-Ấn.-tức là con dấu,là một bằng chứng xác quyết đây là sự thật.Giống như chúng ta nhận được một văn bản Pháp lý của một cơ quan công quyền nào ,thì phải có Chữ ký và con dấu của cơ quan đó mới có gía trị thực.Giống như con dấu của các cơ quan chính phủ, có nhiều cấp bậc:cấp cơ sở,cấp Thành Phố,cấp Trung ương v.v…đó là cấp độ đẳng cấp của con dấu từ thấp lên cao.Ở đây cũng vậy.Đệ tam pháp ấn là con dấu đẳng cấp cao nhất trong nền Giáo Lý Đạo Phật.
-Pháp Ấn nghĩa là con dấu ấn chứng Chánh Pháp,là bằng chứng xác quyết đây là lời,là ý nghĩa Đức Thế Tôn đã dạy.
PHÁP ẤN là sự cô đọng,sự Mặc nhiên công nhận của Chư Tăng già đệ tử Phật.đối với toàn bộ Giáo Lý mà Đức Phật đã giảng dạy.
*Nội dung tam pháp ấn:
Tam Pháp Ấn gồm có.
1).Chư hành Vô Thường.Tất cả hành là vô thường tạm bợ.
2).Chư Pháp Vô ngã.Tất cả Pháp đều không có thực Ngã.
3).Niết bàn Tịch Diệt.Niết bàn là Tịch Diệt Vô sanh.
Niết bàn tịch tĩnh (Phạn: Satamnirvanam, còn gọi là Niết bàn tịch diệt ấn, Tịch diệt niết-bàn ấn, còn gọi là Diệt, Diệt Tận, Diệt độ, Tịch diệt, Bất Sinh,, Viên Tịch, Giải thoát, Vô vi , An lạc , từ phổ biến và gọi tắt là Niết bàn. Tất cả chúng sinh không rõ biết khổ đau sinh tử cho nên tạo nghiệp, trôi lăn trong ba cõi, sáu đường, vì thế Phật nói Niết Bàn tịch diệt cho chúng sinh quy hướng.
Niết bàn là mục tiêu tối hậu phải đạt được của tất cả những đệ tử Phật, dù họ thuộc về tông phái nào, Nguyên Thủy hay Ðại Thừa. Theo Phật Giáo Nguyên Thủy, Niết bàn được xem là đoạn tuyệt vòng luân hồi ( Samsara) và đi vào một thể tồn tại khác ( Nibbana is departure from the cycle of rebirths and entry into an entirely different mode of existence). Ðó là sự tận diệt gốc rễ của ba độc: tham, sân và si ( desire, hatred & delusion). Ðồng thời Niết Bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp (Karma/action), không còn chịu quy luật của nhân duyên, ở trạng thái vô vi, tức là đặc tính thiếu vắng sự sinh, trụ, dị, diệt hoặc thành, trụ, hoại, không. Còn theo Phật giáo Ðại Thừa, Niết Bàn được xem là sự thống nhất với cái Nhất thể tuyệt đối ( sự bình đẳng của chúng sinh- Sattvasamata), sự thống nhất luân hồi với dạng “ chuyển hóa” của nó. Niết bàn được xem như sự lưu trú trong tính tuyệt đối, sự an lạc khi thấy mình cùng một thể với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi ảo giác, mọi biến tướng của tham ái. Trích từ. http://www.quangduc.com/coban/54tamphapan.html
Ở đây chúng ta sẽ cùng nhau triễn khai về con dấu thứ 3
Niết bàn Tịch Diệt.Niết bàn là Tịch Diệt Vô sanh.

II/.VÔ SANH THEO GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY.
Như trên chúng ta thấy Tịch Diệt cũng chính là nghĩa của Niết bàn,nghĩa của Vô sanh v.v…
Dõi theo lời Đức Phật dạy trong các kinh điển chúng ta có thể nhận thấy:
TỊCH DIỆT,VÔ SANH,NIẾT BÀN,CỰC LẠC,V.V…LÀ NHỮNG TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI NHAU,VÀ LÀ NHỮNG TỪ NGỮ DIỄN TẢ TỪNG KHÍA CẠNH RIÊNG LẺ CỦA MỘT TỔNG THỂ CHÂN NHƯ.
Như trong các Kinh điển Nguyên thủy như NIKAYA,hoặc A HÀM Đức Thế Tôn đã dạy:
2. Kinh Sa-môn quả
(Sàmannaphala sutta)

...ví như tại dãy núi lớn có một hồ nước, thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Một người có mắt, đứng trên bờ sẽ thấy con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá bơi qua lại hay đứng một chỗ. Vị ấy nghĩ: "Ðây là hồ nước thuần tịnh, trong sáng, không cấu nhiễm. Ðây là những con hến, con sò, những hòn đá, hòn sạn, những đàn cá đang bơi qua lại hay đứng yên một chỗ". Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy. Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật "đây là nguyên nhân của khổ", biết như thật "đây là khổ diệt", biết như thật "đây là con đường đưa đến khổ diệt", biết như thật "đây là những lậu hoặc", biết như thật "đây là nguyên nhân của lậu hoặc", biết như thật "đây là sự diệt trừ các lậu hoặc", biết như thật "đây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc". Nhờ hiểu biết như vậy, nhờ nhận thức như vậy, tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, thoát khỏi hữu lậu, thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, vị ấy biết: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa.
*Sanh đã tận,việc cần làm đã làm,v.v… chính là Quả Vô sanh (alahán)

hoặc như kinh bộ A hàm.(Tứ thập nhị chương kinh)có dạy:
“Ly dục tịch tĩnh thị tối vi thắng.” được xem như tuyên ngôn đầu rất quan trọng của Đức Thế Tôn.

Thế Tôn thành đạo dĩ, tác thị tư duy: “Ly dục tịch tĩnh thị tối vi thắng.” Trụ đại thiền định, hàng chư ma đạo. Ư Lộc Dã Uyển trung, chuyển Tứ Đế pháp luân, độ Kiều Trần Như đẳng ngũ nhân, nhi chứng đạo quả. Phục hữu tì kheo sở thuyết chư nghi, cầu Phật tấn chỉ. Thế Tôn giáo sắc, nhất nhất khai ngộ, hợp chưởng kính nặc, nhi thuận tôn sắc. "

"Sau khi thành đạo Đức Thế Tôn khởi tư duy “Ly Dục Tịch Tĩnh là pháp môn tối thắng.” Ngài trụ trong Đại thiền định và hàng phục ma quân. Sau đó đến Lộc Dã Uyển chuyển pháp luân Tứ Đế, độ năm anh em Kiều Trần Như chứng đạo quả. Liền khi ấy có một vị Tỳ Kheo nói những điều nghi ngờ của mình, cầu Phật chỉ bảo và Thế Tôn giảng giải làm cho mọi người được khai ngộ. Các vị đều chấp tay vâng lời Phật dạy.

“Ly dục tịch tĩnh thị tối vi thắng.” từ ngữ Tịch Tĩnh nầy là nêu lên nghĩa Niết Bàn, tức “Ly dục và thành đạt Niết Bàn là pháp tối thượng.” Và tối ưu để hướng đến Ly Dục là con đường Xuất gia.

Như vậy theo Giáo Lý Phật Giáo Nguyên thủy thì.-
Tịch Diệt Niết bàn là Pháp tối thượng,chúng ta sẽ đạt được thông qua con đường Xuất gia tu tập.
Vậy thế nào là xuất gia?

1)Xuất gia.
Xuất gia là ra khỏi nhà.

*Có 3 loại nhà cần phải ra khỏi.-Đó là :
-nhàDỤC GIỚI (vật chất),
-nhà SẮC GIỚI (tình cảm),
-nhà VÔ SẮC GIỚI(tư tưởng chủ thuyết).
*Người bình thường (không có khiếm khuyết)khi đủ 18 tuổi,theo Thầy học Đạo, thọ giới TỲ KHEO được gọi là Bậc Xuất Gia (Sa Môn).

*TỲ KHEO là Nhân .-có 3 nghĩa:

a/.Khấc Sĩ.-là người ăn xin,trên xin giáo Pháp của chư Phật,dưới xin thức ăn của chúng sanh(cho gì ăn nấy) để nuôi thân.
b/.Phá Ác.-Phá trừ các việc ác.
c/.Bố ma.khủng bố đánh đuổi ma quân.

*kết thành.- Sa Môn Quả là ALAHAN.

-có 3 nghĩa:

A/.ỨNG CÚNG.-Xứng đáng nhận cúng dường.
B/.SÁT TẶC.-giết hết giặc phiền não.
C/.VÔ SANH.-Không còn sanh tử.

”Xuất gia vốn hạnh ly trần
Quyết ra nhà lửa bỏ thân luân hồi
Lợi danh quyến thuộc xa rời
Ðộc cư thanh tịnh sống đời xả ly
Hy sinh ngoại vật tứ chi
Hoặc luôn mạng sống sá gì huyển thân
Phật xưa pháp độ vẹn toàn
Chúng con nguyện bước theo chân Ðại Từ”
(anbinh)
Từ đây xin bỏ hình hài
Cắt dây tham ái lìa người quyến thân
Chuyện đời xem tựa phù vân
Dốc lòng tu tập tinh cần chuyên sâu
Mai kia thành tựu đạo mầu
Chúng sinh vô lượng nguyện cầu độ xong
(???)
Tóc vừa cạo tơ lòng đoạn phủi,
cuốn sổ đời tên tuổi đã bôi.
Chuyện đời từ ấy dứt rồi,
Tây Phương ngày ấy một ngôi sẳng dành.
(Kinh hệ phái Khất sĩ)
2)Sa môn quả.
Vâng.Thưa các Vị.
-Tỳ Kheo là NHÂN,kết thành Alahan là QUẢ.
Tiến trình đi đến Alahan bậc Vô Sanh được Đức Phật giảng dạy như các bài kinh sau:
*TIẾN TRÌNH ĐẾN VÔ SANH:
Trích từ :Trường bộ kinh
Con đường giải thoát:
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào mà không hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, nếu giáo pháp nào có hàm chứa Bát Chánh Đạo thì giáo pháp đó sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), sẽ đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán).
Nầy Subhada, giáo pháp của Ta có hàm chứa Bát Chánh Đạo nên giáo pháp đó đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ nhất (Dự lưu, Tu đà hoàn), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ hai (Nhất lai, Tư đà hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ ba (Bất lai, A na hàm), đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thứ tư (Vô sanh, A la hán). Các hệ giáo pháp khác đều không đào tạo các vị sa môn đạt đạo quả thánh, đắc tuệ giải thoát. Nầy Subhada, khi nào các vị sa môn tu tập và truyền giảng Chánh Pháp một cách đúng đắn thì thế giới nầy sẽ không bao giờ trống vắng các bậc A la hán giải thoát.
-- Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214

Lộ trình tu tập của vị Tỷ-kheo là lần lượt đoạn trừ mười kiết sử.
*Nếu đoạn trừ được ba kiết sử đầu (thân kiến, nghi và giới cấm thủ) thì chứng đắc quả Thất lai (Tu-đà-hoàn, Nhập lưu),
*nếu làm muội lược thêm dục và sân kiết sử, thì chứng đắc quả Nhất lai (Tư-đà-hàm).
* Nếu hoàn toàn đoạn trừ Năm hạ phần kiết sử (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục và sân) thì chứng đắc quả Bất lai (A-na-hàm).
* Nếu đoạn trừ hết Năm thượng phần kiết sử (hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử và vô minh) thì chứng quả A-la-hán. Ðây là quả vị Sa-môn cao nhất, hoàn toàn giải thoát sanh tử, khổ đau.
Bốn quả vị Sa-môn này chỉ có ở Phật giáo mà không thể có ở bất cứ một tôn giáo nào khác. Chỉ có bốn quả vị ấy là chân chính của bậc Thánh: quả Tu-đà-hoàn còn được gọi là quả Nhập lưu (bước vào dòng Thánh), quyết định đi thẳng vào giải thoát đó; từ quả vị Nhập lưu đến Bất lai là Thánh Hữu học, có nghĩa là còn có phần phải tu tập; quả vị A-la-hán gọi là Thánh Vô học hay vô lậu, là quả vị đã đoạn tận tham ái, chấp thủ và vô minh, hoàn toàn thoát ly sinh tử (theo Kinh Ðại Sư Tử Hống, Trung Bộ I và Sư Tử Hống Kinh, Trung A-hàm, số 24).
http://www.quangduc.com/coban/23phkhailuan3-03.html

II/.TỊCH DIỆT TƯỚNG.
Mô Phật.Ở đây v/q kính mời các vị cùng hướng vào quan điểm TỊCH DIỆT VÔ SANH của các kinh điển Phật Giáo Bắc Tông.
*Kinh Pháp Hoa nói:
Các pháp từ xưa nay,
Tướng thường tự vắng lặng.(tịch diệt tướng)
Phật tử hành đạo rồi,
Đời sau được làm Phật.
Âm:
Chư pháp tùng bản lai,
Thường tự tịch diệt tướng.
Phật tử hành đạo dĩ,
Lai thế đắc tác Phật.
Nghĩa là :
*cái bản lai diện mục,cái bộ mặt thật của các Pháp là Tịch Diệt Tướng.
*Tịch Diệt Tướng là Thật tướng của các Pháp.
*Vậy ra các Pháp có Tướng Thật và Tướng Ảo ư ? Xin thưa đúng như vậy.Các kinh điển Bắc Tông PG có dạy THẬT TƯỚNG và HUYỄN TƯỚNG.
Chúng ta sẽ khảo sát Thật Tướng qua Giáo Lý Tam Tướng ở Kinh Đại Bác Nhã (Đại Trí độ Luận),và Huyễn Tướng qua giáo lý Thập Như Thị kinh Pháp Hoa.

@/.Tản Mạn Tây Du Ký:
Kính các vị .-Trước khi đi sâu vào nền Giáo lý PG Phát Triển Bắc Tông.v/q kính mời các vị cho riêng vài phút để tản mạn vào đoạn truyện Tây Du Ký ,hy vọng sẽ thay dổi bầu không khí vui vẻ nhé...
Đây là kể đến.-
Hồi 58 - Hai hình Hành Giả mờ trời đất.
Một tiếng Như Lai rõ chánh tà
.-4 thầy trò Hành giả khi qua khỏi động Tỳ Bà.
…………Một ngày nọ trên đoạn đường vắng,bổng nhiên có vài tên ăn cướp nhảy ra để cướp đoạt hành lý.dằng co một lúc hành giả nổi giận giết sạch không chừa….Vì thấy Hành giả sát sanh hại mạng,Tam Tạng nhất quyết đuổi Ngộ Không về chốn cũ.
Xin mãi không được,Hành giả bèn đến gặp Phật Bà Quan Âm để phân trần.
Trong thời gian đó.Con Lục Nhĩ Kiển Hầu (vốn là con cháu của Ngộ Không)thừa cơ biến hóa ra Hành Giả,đến đánh Tam Tạng cướp hành lý ,quyết lòng lập ra “ghánh” khác, hầu thỉnh kinh…
Được Quan Âm BT nhắc nhở Hành giả liền trở về cứu ứng Tam Tạng.Đến nơi 2 bên không thể phân biệt được ai thật ai giả vì tài phép ngang nhau lại quá giống nhau.
Cả hai liền vừa đánh,vừa đưa nhau đi khắp cả Tam giới ,hạ giới Diêm La Vương,cho chí Thiên Giới Ngọc hoàng Thượng Đế, không ai có thể nhận ra thật giả,cuối cùng phải đến Phật Tổ Như Lai,mới biết được ngọn nguồn và Hành giả mới trừ được mối họa,…..

Ý gì mà v/q trước khi vào kinh điển lại dạo chơi trong đoạn truyện này ?

@/.Vạn pháp quy Tâm:
Vâng thưa các vị.Ở đây v/q muốn gợi ý với các vị.-Khi tìm hiểu theo tư tưởng:
+Giáo Lý PG Nguyên Thủy,thì người học Phật,luôn theo xác với kinh điển,và không được thêm bớt (mới đúng tinh thần Nguyên Thủy).
+còn tư tưởng Giáo lý PG đại Thừa Phát triển Bắc Tông thì có thể thoáng hơn,đó là "Bất biến tùy duyên".-vì
"Điểu ngữ,kinh thinh giai Đạo Lý,
Sương đầu,lạc diệp thị Thiền cơ"
nghĩa là:
"Chim hót,tụng kinh đều Đạo Lý,
lá rụng,sương rơi ẩn Thiền Cơ"
+Đức Thế Tôn cũng đã có nói ý này như lời dạy:"Khi có Phật ra đời,nghe lời dạy mà tu hành đó là Thanh Văn,khi không có Phật ra đời,quán được hiện tượng vũ trụ mà ngộ ra chân lý gọi là Độc Giác".
+Đó là ý Nghĩa "Vạn Pháp Quy Tâm" của nền Giáo Lý Phát triễn Bắc Tông.
@/.Trở lại truyện Tây Du:Chúng ta suy tư xem.-Ở đoạn truyện này,Tác Giả Ngô Thừa Ân muốn nói lên điều gì?
-Phải chăng muốn nêu ra Chơn Tâm và Vọng Tâm của người Hành giả.
-Hành giả Thật tức là Chân Tâm (người ta ví Tâm Viên -ý Mã)
-Hành giả giả (lục nhĩ kiển hầu) là Vọng Tâm.
-Người tu phải biện rỏ được Chân-Vọng và phải loại rừ Vọng Tâm đi.(Nhưng đó là cái thấy của t/g Ngô thừa Ân).
@/.Với tinh thần Bát Nhả của nhà Phật:Thì không phải vậy.Vọng Tâm phải xã.Mà Chân Tâm cũng phải Xã luôn
Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật dạy:
"Chơn tánh hữu vi không
Duyên sanh có như huyễn
Bất thật như không hoa
Ngôn vọng hiển chư chơn
Vọng, chơn đồng nhị vọng "
ý nghĩa:
Xứng theo chơn tánh (chơn tâm) thì các pháp hữu vi (vọng) không thật có, do nhơn duyên sanh, cũng như vật huyễn thuật.

Xứng về chơn tánh thì vô vi (chơn) cũng không thật có, vì nó không sanh diệt, như hoa đốm giữa hư không.

Nói hữu vi là vọng, để hiển vô vi kia là chơn. Vì đối đãi nhau mà có, nên “chơn” và “vọng” cũng đồng vọng cả. Ðến lý này, còn không thể nói là “chơn” hay “phi chơn”, thì làm sao gọi nó là cái “thấy” (căn) hay cái “bị thấy” (trần) được. Vì nó như vật huyễn, chẳng có thật tánh, cũng như hình cây lâu gác.
http://www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-07-11.htm
Như vậy.Chúng ta sẽ quy chiếu về Tâm.Nhưng đó là TÂM KHÔNG (Giáo lý Tánh Không)
Cổ Đức có nói:

Thập phương đồng tụ hội
Cá cá học vô vi
Thử thị tuyển Phật trường
Tâm Không cập đệ quy

Mười phương cùng tụ họp về đây
Người người cùng học đạo vô vi
Đây là trường thi của Phật
<< TÂM KHÔNG >> mới được đậu

Nhân ngưu câu vong 人牛俱忘

鞭索人牛盡屬空。
碧天遼闊信難通。
紅爐焰上爭容雪。
到此方能合祖宗。

Tiên sách nhân ngưu tận thuộc không
Bích thiên liêu khoát tín nan thông
Hồng lô diễm thượng tranh dung tuyết
Đáo thử phương năng hợp tổ tông

Roi gậy, người trâu thảy đều không
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông
Lò hồng rừng rực nào dung tuyết
Đến đó mới hay hiệp Tổ Tông.
*Có nhận ra được "Tâm Không" này mới có thể Vào được TỊCH DIỆT VÔ SANH.

Kính các vị.v/q xin trở lại bài kệ Kinh Pháp Hoa:
Các pháp từ xưa nay,
Tướng thường tự vắng lặng.
*Thế nào là các Pháp?
*Thế nào là Tướng?
PHÁP.-Là một thuật ngữ Phật học dùng để chỉ Con Người và đối tượng “Biết” của con người.
TƯỚNG.-gồm có Thật Tướng và Huyễn Tướng,đó là Hiện Tượng và bản Thể của các Pháp.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa này trong giáo lý Tam Tướng kinh Đại Bác Nhã thông qua Đại Trí Độ Luận.
1).Tam tướng tứ đàn.
Tam Tướng gồm có:
* A.hiển tướng (tướng hiện rỏ)của các pháp. .. Đó là hiện tượng Thường Tướng của Pháp.
* B.là Ẩn tướng (tường tìm ẩn).của các pháp. . Đó là hiện tượng Vô Thường Tướng của Pháp.
* C.Tổng tướng (tướng chung)của các Pháp.chính làTịch diệt tướng .-Là Bản Thể của các Pháp.

1/.THƯỜNG TƯỚNG. (A)
2/.VÔ THƯỜNG TƯỚNG. (B)
3/.TỊCH DIỆT TƯỚNG. (C)
Tứ đàn là:
1/.Thế gian tất đàn.
2/.Vị nhơn tất đàn.
3/.Đối trị tất đàn.
4/.Đệ nhất nghĩa tất đàn.

Tam tướng-Tứ Đàn .-là phương pháp Đức Phật vận dụng để đưa rước chúng sanh từ Hiện tượng huyễn hiện của các Pháp đi về Bản thể Chân Như của các pháp.
*Sơ Dẫn:Đối với những chúng sanh nhiều nghiệp chướng,chấp chặc thân này khi chết là hết (đọan kiến),là không còn gì nữa cả,họ không biết ham muốn Niết bàn,Trí huệ gì cả.-thì Đức Phật thuận theo căn tánh nói "Thường Tướng của Vũ Trụ",là nói Địa Ngục có thiệt,thiên đường có thật,các cõi trời có thật,các cõi Tịnh Độ của 10 phương Chư Phật có thật.Con người sau khi chết sẽ tái sanh mà không phải mất hẳn,muốn được sanh về các Lạc quốc đó phải biết làm lành lánh dữ,ăn chay,niệm Phật,bố thí v.v...sẽ được nhiều phước để về sau sung sướng.Chúng sanh vì ham phước báu,muốn được sung sướng cho bản thân về sau,có cảnh giới vui vẻ,khỏi làm cũng có ăn,ăn rồi thoải mái vui chơi.v.v…. mà tìm về tu hành lần lần vào được Đạo.
ĐÓ LÀ DÙNG THẾ GIAN TẤT ĐÀN ĐƯA NGƯỜI VỀ THƯỜNG TƯỚNG.Chỉ ra phần hiển tướng Huyễn hiện của các Pháp.

Sao gọi là Hiển Tướng ?

Ví dụ:Như chúng ta đang ngồi trong một căn phòng ấm cúng,có đèn sáng và đang xem kinh đọc sách v.v...
*A/.HIỂN TƯỚNG.-4 vách tường chung quanh ta là một thực tại có thật,nó đang che chắn cho ta,nó làm giá đở cho chúng ta gắng được những thiết bị nội thất như đèn quạt v.v...khi đi ra lúc vào nếu vô ý đụng phải nó thì ta liền bị u đầu sức trán v.v...Như vậy cái tướng thực tế hiển hiện đó là "Thường tướng".
HIỂN TƯỚNG ĐƯỢC NHẬN THỨC BỞI KIẾN, VĂN ,GIÁC, TRI.-QUA 6 CĂN MẮT,TAI,MỦI,LỮƠI,THÂN,Ý (6 Giác quan)

B/.VÔ THƯỜNG TƯỚNG
Cũng với bức tường đó.-Nếu ta chịu khó xét suy cho kỹ,thì chúng ta lại thấy khác (!)
Chúng ta chịu khó đến gần và xem kỷ.-thì bức tường này là do những viên gạch,cát,đá,xi măng,nhân công,nước,v.v...và lại có cả mặt trời trong đó nữa (!)và chúng ta lại nhận ra BỨC TƯỜNG NÀY LÀ MỘT HỔN HỢP KHÔNG CÓ THẬT TƯỚNG,NÓ VÔ THƯỜNG TẠM BỢ KHÔNG BỀN CHẮC,VÀ CŨNG KHÔNG THẬT CÓ...(Vô thường,vô ngã,vô tướng).
Cái thấy như vầy là thấy VÔ THƯỜNG TƯỚNG,thấy được ẨN TƯỚNG của các Pháp.

C/.TỊCH DIỆT TƯỚNG LÀ TỔNG TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP:
*THẤY BẰNG THƯỜNG TƯỚNG VÀ VÔ THƯỜNG TƯỚNG CHƯA PHẢI LÀ CÁI THẤY HOÀN CHỈNH.(bởi vì Chân tướng của vạn pháp không phải chỉ có thường tướng,hoặc chỉ có vô thường tướng,MÀ LÀ CÓ HUYỄN TƯỚNG VÀ THẬT TƯỚNG).
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỷ trong Giáo lý NHƯ THỊ.

2).Như Thị:
Ở trên v/q có nói về BẢN THỂ & HIỆN TƯỢNG.
*Thế nào là Hiện Tượng ?
*Thế nào là bản thể ?
v/q xin nêu ra hai thí dụ để các vị suy đoán vấn đề nha:
Ví dụ 1/.-Ví như trong một cái biển lớn.
+Do có những nhân duyên như.Nhiệt độ,áp xuất,thời tiết thay đổi,gió v.v… mà từ nước lại sanh ra sóng,mòi, bong bóng,bọt v.v…Đó là Hiện Tượng của Nước Biển do duyên mà sanh ra (Đó là Hiện Tượng-Huyễn Tướng)
+Tất cả những duyên giả hợp mà có sóng,mòi v.v… Nhưng tất cả có chung cùng một Bản Thể là Nước.(Đó là Bản Thể-Chân Tướng).
Ví dụ 2/.-Ví như một hệ thống cung cấp điện lưới Quốc gia.dẫn nguồn đến cho mỗi gia đình:
+Người ta sử dụng nguồn điện đó,khi đi vào bóng đèn thì phát sáng,khi đi vào quạt thì sanh gió,khi đi vào lò đốt thì sinh nhiệt,khi đi vào các thiết bị nghe nhìn thì thấy hình ảnh,âm thanh v.v…(Đó là Hiện Tượng-Huyễn Tướng).
+Tất cả những ứng dụng về điện như trên,đều do một nguồn phát sinh là Điện .
(Đó là Bản Thể-Chân Tướng).

@/.Các thí dụ đó cũng tạm gượng gạo mà nêu.Chân Lý thì phải vào sâu hơn.
@/.Hiện Tượng là Tùy Duyên muôn hình vạn trạng, biến ảo vô thường Nhà Phật gọi là HUYỄN TƯỚNG.(Sẽ giới thiệu qua Thập Như Huyễn).
@/.Bản Thể thì Bất Biến Tịch Diệt Vô Sanh.THẬT TƯỚNG (Sẽ giới thiệu qua Thập Như Thị).

a/.Thập Như huyễn:
Kinh Như Lai Viên Giác có dạy,người Tu học Phật Pháp,muốn thể nhập Viên Giác Tánh (Thật Tướng Tịch Diệt Vô Sanh),thì theo lộ trình:
“Tri Huyễn tức LY,bất tác phương tiện,Ly Huyễn tức GIÁC diệc vô tiệm thứ”
(1)TRI HUYỄN TỨC LY,BẤT TÁC PHƯƠNG TIỆN,
(2)LY HUYỄN TỨC GIÁC DIỆC VÔ TIỆM THỨ".
đó là *phương pháp
“DĨ HUYỄN TU HUYỄN”
-Câu thứ nhất có nghĩa là.Biết được huyễn tức là đã lìa Huyễn rồi không cần phải tạo tác phương tiện
-Câu thứ hai có nghĩa là:người đã Ly huyễn thì tức khắc Giác Ngộ rồi không cần phải theo thứ lớp tu hành nữa.(Chữ TIỆM là đối với chữ ĐỐN.Đốn là thẳng tắc,tiệm là thứ lớp từ từ).
Trong hai câu kinh này.Trọng tâm là chữ TRI
*Thiền Sư Hiện Quang nói:
"Pháp huyễn đều là huyễn,
Tu huyễn đều là huyễn,
Hai huyễn đều chẳng nhận,
Tức là trừ các huyễn."
(Huyễn pháp giai thị huyễn,
Huyễn tu giai thị huyễn,
Nhị huyễn giai bất tức,
Tức thị trừ chư huyễn.)
Thiền sư Hiện Quang
(? - 1221)
(Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông)
-Phàm tiến trình tu tập của người đệ Tử Phật,sẽ đi qua 4 giai đoạn xã bỏ:
1/.BỎ HUYỄN CẢNH....-Dùng Huyễn tâm.
2/.BỎ HUYỄN TÂM......-Dùng huyễn Trí.
3/.BỎ HUYỄN TRÍ.......-Dùng Huyễn Không.
4/.BỎ HUYỄN KHÔNG.-Quán Như Thị.
(1).-Nghĩa là cảnh Ta Bà này là giả huyễn,muốn xã bỏ tham luyến phải dùng cái Tâm muốn tu để xa lìa.
(2).-Cái Tâm muốn Tu cũng là Huyễn,muốn xã bỏ phải dùng Huyễn Trí là các pháp tham thiền,niệm Phật,trì chú v.v..
(3).-Tham thiềm,niệm Phật v.v... cũng là huyễn Pháp.muốn xã bỏ phải quán Huyễn Không (Ngã không+pháp Không).
(4).-Cái "Không" cũng là Huyễn,phải xã bỏ ,bằng cách "quán Như Thị".
Chư Tổ Đức đã đúc kết lại thành PHÁP THẬP NHƯ HUYỄN:
1/.như ảnh trong gương.
2/.như bóng trăng dưới nước.
3/.như cảnh trong mộng.
4/.như tiếng vang
5/.như sóng nắng.
6/.như thành Càn thác bà.
7/.như ảo thuật.
8/.như sương buổi sớm.
9/.như hoa đóm giữa hư không
10/.như ánh chớp.
Kinh KIM CANG BÁT NHÃ dạy:
“Nhất thiết Hữu vi Pháp,
Như Mộng,huyễn ,bào,ảnh,
Như lộ,diệc như điển,
Ưng Tác như thị quán”
Nghĩa là các Pháp “Hữu Vi” (Pháp do nhân duyên Tập hợp hoặc ly tán tạo thành),đều không thật có,Phải thường quán sát như vậy mà tu hành.

Kính các Vị:Hằng ngày chúng ta vẫn sống,vẫn sinh hoạt,vẫn thọ dụng các Pháp.Nhưng duyên gì Đức Thế Tôn lại nói các Pháp Như Huyễn ?
Kinh Bác Nhã và Đại Trí Độ Luận Đức Phật dạy:
"DO NGÃ BẤT KHẢ ĐẮC,NÊN CÁC PHÁP TẬP TÁN"
Nghĩa là do "CÁI TA" không thể vựng lập nên các Pháp chỉ là tướng duyên hợp và Ly tán.-Đó là Nghĩa các Pháp NHƯ HUYỄN.(Chư Pháp Vô Ngã,nên biểu hiện chỉ là như huyễn).
Ví dụ như.-con người chúng ta chỉ là tập hợp của 5 uẩn là:Sắc,thọ,tưởng,hành,thức.5 món đó lại là duyên hợp của vô số duyên nữa,và suy đến vô cùng vô cực không có đầu mối,không có chung cuộc.-Đó là Giáo lý Vô Ngã.
Nhưng:
- "Vô Ngã" đã là rốt ráo chỗ Đức Phật chỉ dạy chưa ?
- Nếu chỉ là Vô Ngã ,thì ai tu,ai chứng? Tu để làm gì ?
Do nghĩa này,nên kinh Bát Nhã Ba La Mật mới dạy đằng sau cái "Vô Ngã" là Bản Thể Chân Không Diệu Hữu.,là Tịch Diệt Vô Sanh,là NHƯ.
Và chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nghĩa NHƯ qua .-
THẬP NHƯ THỊ

b/.-THẬP NHƯ THỊ:
Trong kinh PHÁP HOA,phẩm Phương Tiện Đức Phật khai thị:
”Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ? Vì Pháp mà đức Phật đã thành tựu là Pháp chủ yếu chưa từng có và khó hiểu. Chỉ có Phật cùng với Phật mới thấu hiểu chân tướng của tất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái như thế (như thị tướng), bản tính như thế (như thị tính), biểu hiện như thế (như thị thể), năng lực như thế (như thị lực), hành tác như thế (như thị tác), nguyên nhân như thế (như thị nhân), duyên cớ như thế (như thị duyên), kết quả như thế (như thị quả) báo đáp như thế (như thị báo) và toàn bộ nền tảng rốt ráo như thế (như thị bổn mạt cứu cánh)”.
Và Những lời dạy này được kết tập lại thành Pháp THẬP NHƯ THỊ.
-như thị tướng” (nyoze sò),
-“như thị tính” (nyoze shò),
-“như thị thể” (nyoze tai),
-“như thị lực” (nyoze-riki),
- “như thị tác” (nyoze sa),
-“như thị nhân” (nyoze in),
- “như thị duyên” (nyoze en),
- “như thị quả” (nyoze ka),
-“như thị báo” (nyoze hò),
“như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (nyoze hommatsu kukyò-tò).

Đó là vì cầu Vô Thượng Bồ Đề.
Vâng.Chúng ta đã biết rằng.-Thời kinh Pháp hoa,là thời đỉểm Đức Thế Tôn muốn nâng tầm nhận thức Chân Lý của chúng đệ tử từ quả vị Thanh Văn duyên Giác lên thành Phật Quả.Do vậy những "cái được gọi là CHÂN LÝ" ở bước Sơ học phải được gia cố,điều chỉnh cho xứng với tầm cao...
Đức Thế Tôn đã xác định:
Chỉ có Phật cùng với Phật mới thấu hiểu chân tướng của tất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái như thế (như thị tướng)v.v..., -Đến chỗ này Đức Thế Tôn chỉ rỏ
THẬT TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP LÀ NHƯ THỊ.
Do vậy muốn vào Tich Diệt Vô Sanh chúng ta phải tu tập pháp THẬP NHƯ THỊ.(Pháp thập Như thị phải được tu tập sau khi thành tựu được ,Như Huyễn tam muội).
*Tránh lầm lẫn:
Chúng ta nên lưu ý kẻo lại lầm lẫn Pháp Thập Như Thị với "Tự nhiên như vậy"của cái hiểu phàm phu vô văn.-như câu chuyện sau:
Xưa có Ông phú hộ giàu có.Ông có được hai chàng rể quý.Một anh khôn khéo đa văn quảng kiến,một anh khù khờ thì lại ít ăn ít nói,có hỏi việc gì chỉ chỉ nói một câu"Tại nó tự nhiên như vậy".
Một hôm có việc đi ra làng,ông phú hộ cho hai chàng rể đi theo.
#.Dọc đường họ gặp một con vịt đang bơi dưới ao.Ông hỏi:
-Tại sao con vịt lại bơi được dưới nước?
Chàng Khôn khéo trả lời:
-Tại vì nó có lông nên bơi được dưới nước.
Chàng khù khờ trả lời:
-"Tại nó tự nhiên như vậy".
#Đi một đổi,gặp người thổi kèn,ông hỏi:
-Tại sao cây kèn kêu to thế?
Chàng khôn khéo trả lời:
-Tại nó có cái miệng loa ra.
Chàng khù khờ lại nói:
-"Tại nó tự nhiên như vậy".
#Họ lại đi một đổi nữa,gặp người đánh trống.Ông hỏi:
-Tại sao cái trống kêu được?
Chàng khôn khéo trả lời:
-Tại nó ngoài bịt bằng da,bên trong trống rổng nên kêu được.
Chàng khù khờ vẫn nói:
-"Tại nó tự nhiên như vậy".
Về đến nhà.Ông phú hộ gọi các con lại và nói.Đứa con rể khôn khéo thật là giỏi ăn học,các con nên bắt chước.
Chàng khờ tức quá nên trả lời:
Anh hai nói
+ con vịt có lông nên bơi được thì không đúng.Con thấy con mèo cũng có lông sao nó bơi không được.
+Cây kèn bởi vì cái miệng nó loa ra mà kêu lớn,con thấy cũng khôg đúng.Vì cái ống bô miệng cũng loa ra sao không kêu lớn
+Cái trống,ngoài bịt da,trong trống rổng nên kêu được,con thấy cũng không đúng,Vì mẹ vợ con cái bụng bầu,ngoài cũng bịt da trong cũng trống rỗng sao không kêu được....

Cho nên con nói:-"Tại nó tự nhiên như vậy". là đúng...
Vâng.Thưa các vị.-"Tại nó tự nhiên như vậy",không phải là Thập như Thị mà Đức Phật đã dạy.Vì sao?
Xin thưa là vì nó dược vọng thức phân biệt qua kiến,văn,giác,tri mà hình thành .

Như Thị chỉ hiển hiện khi và chỉ khi nào đã hoàn toàn NHẬN CHÂN được các huyễn.

*NHƯ THỊ.nghĩa là .-các Pháp từ NHƯ mà Thị hiện.NHƯ chính là cái Hình,THỊ (pháp) chính là cái bóng.Cái bóng huyễn hiện trong tấm gương TÂM Ý.
Đức Thế Tôn đã dạy trong phẩm phương tiện kinh Pháp hoa:
"Thị pháp trụ pháp vị,
Thế gian tướng thường trụ, "
Nghĩa là .-Các Pháp trụ Ngôi Pháp,tướng thế gian thường hằng.
*Ngôi của các Pháp chính là NHƯ NHƯ NIẾT BÀN TƯỚNG.
*Ngôi của Các Pháp là NHẤT CHÂN THẬT TƯỚNG (Một là tất cả,tấc cả là một).
*Ngôi của các Pháp chính là TỊCH DIỆT TƯỚNG
*BẢN THỂ ( NGÔI ) CỦA CÁC PHÁP LÀ CHÂN NHƯ,HIỆN TƯỢNG CỦA CÁC PHÁP LÀ NHƯ HUYỄN.

IV/.TỊCH DIỆT VÔ SANH.

Ở trên chúng ta thấy.-Bản Thể của các pháp là NHƯ,biểu hiện Hiện Tượng là Thập Như Thị,và thập như huyễn.
(Như Nghĩa thời lìa ngôn ngữ tuyệt suy lường,nếu có nói ra thì chỉ là Danh Tự Tướng.!!!
May thay Đức Thế Tôn đã dùng Phương Tiện Lực mà nói Chư Kinh (Chư kinh chỉ là Danh Tự),Nhưng lại dặn kỷ trong kinh Đại Bác NHả.
DANH TỰ BẤT TRÚ-PHI BẤT TRÚ.
Nghĩa là không nên trú vào Danh Tự,mà cũng không nên Không Trú vào danh Tự,Vì Nhất Thiết Tu Đa La Giáo như tiêu nguyệt chỉ.)
Muốn thấy rỏ hơn tánh chất NHƯ NGHĨA (TỊCH DIỆT VÔ SANH )này;Kính mời các vị cùng với v/q thảo luận ở trên nền giáo lý THẤT ĐẠI DUYÊN KHỞI,
Mà Đức Phật đã nói về Chúng sanh.
*/.Khái quát về Giáo lý Thất Đại Duyên Khởi .
,Xin có một sự so sánh khập khểnh thế này để chúng ta dể liên tưởng:
+Trong môn Hóa học hữu cơ có một khái niệm.-Tấc cả vật chất hữa cơ tuy nhiều,nhưng chúng có chung 4 yếu tố căn bản là

C-H-O-N.Tấc cả nhưng nguyên tố đó chúng không bao giờ hoại diệt mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác (Định luật Bảo tồn nguyên tố).
+Trong Giáo Lý Thất Đại Duyên Khởi,thì tấc cả Chúng sanh (Vô tình lẫn hữu tình)có chung một nền tảng là 7 đại .-ĐỊA,THỦY ,HỎA,PHONG,KHÔNG,KIẾN,THỨC hợp lại (nhân duyên) tạo thành.5 đại trước thành Vô tình chúng sanh,thêm 2 đại sau thành hữu tình chúng sanh.
+Khoa học thì chỉ đi đến đó là thôi.-nghĩa là cho rằng vật chất có thật.
+Giáo lý Thật Đại Duyên khởi đi xa hơn,nói rỏ là tuy Thất đại là bất sanh bất diệt,châu biến cả vũ trụ,nhưng chỉ là biểu hiện của CHÂN TÂM THƯỜNG TRÚ(tức TỊCH DIỆT TƯỚNG)

*/Về Thuật Ngữ CHÚNG SANH .
Thông thường,các học thuyết Triết học,hoặc khoa học thường quy hướng về giải thích Vũ trụ và Con Người,nhằm giải thích Vũ Trụ thành lập như thế nào?(Vũ Trụ Quan)con người do đâu mà có (nhân sinh quan).Nhưng thuật ngữ Chúng Sanh ở đây thì mang ý nghĩa rộng hơn nhiều.-Nó bao hàm cả Vũ Trụ,con người,và Tư Tưởng .
+CHÚNG SANH:Giả chúng duyên nhi sanh khởi ,tức viết chúng sanh.Nghĩa là Nhiều nhân duyên chung hiệp lại giả có,thì gọi là Chúng Sanh.Như vậy Từ ;sơn hà đại địa v.v...cũng do nhiều nhơn nhiều duyên họp lại mà thành,nên gọi là
VÔ TÌNH CHÚNG SANH(CHÚNG SANH KHÔNG CÓ TÌNH THỨC).
Con người,nhẩn đến các loài sinh vật dù là nhỏ nhít như con vi trùng cũng do nhiều nhân nhiều duyên hợp lại mà thành nhưng có tình thức nên gọi là
HỮU TÌNH CHÚNG SANH.(Chúng sanh có tình thức).

Và với nền Giáo lý này V/Q xin được hầu chuyện cùng Quý vị...

A/.VÔ TÌNH CHÚNG SANH.-TỊCH DIỆT VÔ SANH.

Kính các Vị.Bây giờ chúng ta thử nghiệm xét "Thất Đại".-Đơn vị tạo thành Thế Giới TA BÀ (cảnh giới chúng ta đang cư ngụ,làm đại biểu để thấy được tánh chất VÔ SANH TỊCH DIỆT.của vật chất-Vô tình chúng sanh. )-
I/.GIÁO LÝ THẤT ĐẠI DUYÊN KHỞI(tóm tắc):
Kinh Thủ Lăng Nghiêm dạy:
*Thế giới này là cảnh giới duyên hợp bởi 7 đại là:địa,thủy ,hỏa,phong,không,kiến,thức. (thất đại duyên khởi)
1/.-Địa đại là Đất.
2/-Thủy đại là nước.
3/-Hỏa đại là lửa.
4/-Phong đại là gió.
5/-Không đại là khỏang trống.
6/-Kiến đại là đại biểu cho kiến văn giác tri.(các giác quan của mọi lòai sinh vật).
7/-Thức đại là Tâm ý thức của lòai người (Sinh vật bậc cao có đủ nhãn,nhỉ,tỉ,thiệt,thân,ý thức).
*Nói chung 7 đại này là triển khai rộng của 5 Uẩn,hoặc Danh-Sắc,nghĩa là Vật Chất và Tinh Thần,nếu ngày nay với kiến thức cập nhật của Nhân loại,thì cấu tạo Vũ Trụ có thể dùng những từ ngữ khác hơn nhưng cũng không ngoài 2 lĩnh vực.- Vật Chất và tinh thần này
*Cả 7 đại này cùng hiển hiện khắp vũ trụ ,thoáng nhìn thì chúng khác biệt nhau,thậm chí chống trái nhau.-như hỏa đại & thủy đại - Nhưng thật tế chúng dung thông,không chướng ngại,không chèn lấn với nhau (vì chúng chỉ là "cái bóng-hiện tượng huyễn hiện " của Chân Như,đó là nghĩa Tâm vật nhất NHƯ, ).
*Cả 7 đại này cùng vô sanh bất diệt,.- Vì một vật đã sẳn đủ nhưng chúng ta không thấy,nay do duyên mà thấy được,chúng ta gọi là Sanh thì không đúng.luôn luôn tồn tại,nhưng thiếu duyên nên chúng ta không thấy được,lại gọi là Diệt thì không ổn.
Đức Phật đã dạy:
:"TÁNH (Thất Đại) CHƠN KHÔNG,TÁNH KHÔNG CHƠN (thất Đại),THANH TỊNH BẢN NHIÊN,CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI,TÙY CHÚNG SANH TÂM,ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN".

*CHƠN KHÔNG Ở ĐÂY LÀ CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU,LÀ TỊCH DIỆT VÔ SANH.

2/.QUÁN LỬA:
*Bây giờ chúng ta khảo sát Hỏa Đại (các đại khác cũng khảo nghiệm y như vậy)để thấy :"TÁNH HỎA CHƠN KHÔNG,TÁNH KHÔNG CHƠN HỎA,THANH TỊNH BẢN NHIÊN,CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI,TÙY CHÚNG SANH TÂM,ỨNG SỞ TRI LƯỢNG TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN".



LỬA TỪ ĐÂU ĐẾN ?

LỬA TẮC ĐI VỀ ĐÂU?

Trong số đông chúng ta,chắc hẳn rất nhiều lần chúng ta đã cầm chiếc Bậc lửa và sử dụng.-hoặc để châm điếu thuốc,hoặc để nấu nồi cơm,hoặc chỉ để vui chơi vậy thôi,nhưng...
Có khi khi nào chúng ta đặc câu hỏi này chưa?
có khi nào chúng ta tư duy về nguồn cội các pháp như thế chưa?
Nếu chưa;V/Q xin kính mời các Bác cùng Tư duy nhé...
*Lửa từ viên đá đến chăng?CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG,VÌ VIÊN ĐÁ CHẲNG TỰ NÓ RA LỬA...
*Lửa từ tay người sử dụng đến chăng?CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ TAY CHẲNG TỰ NÓ CÓ LỬA.
*Lửa từ Ga mà đến chăng?CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ GA CHẲNG TỰ NÓ CÓ LỬA.
*Lửa từ Hư không đến chăng?CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ HƯ KHÔNG CHẲNG TỰ NÓ CÓ LỬA.
*Lửa từ các nhân duyên đầy đủ đến chăng?CŨNG ĐÚNG MÀ CŨNG CHƯA ĐÚNG.VÌ BẢN CHẤT(nó) NẾU KHÔNG CÓ LỬA THÌ NHÂN DUYÊN HỢP LÀM SAO CÓ LỬA.
Đức Phật dạy.
"TÁNH HỎA CHƠN KHÔNG,TÁNH KHÔNG CHƠN HỎA,THANH TỊNH BẢN NHIÊN,CHÂU BIẾN PHÁP GIỚI,TÙY CHÚNG SANH TÂM,ỨNG SỞ TRI LƯỢNG,TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN."
Nghĩa là Tánh lửa vốn là Chơn Không(chơn không là nền tảng chứa đựng pháp giới),Tánh của Chơn không vốn thật là Lửa,mặc dù vậy nó vẫn tự nhiên thanh tịnh nên không đốt phá một ai(dù ở chung với nó trong pháp giới),đầy cả vủ trụ,chỉ tùy theo cái sở tri,sở lượng (cái nhận biết,yêu cầu của chúng sanh)Tuần tự theo Nghiệp mà hiện ra.
Cái tánh Thanh tịnh Bản nhiên ,châu biến pháp giới của Lửa chính là TỊCH DIỆT TƯỚNG CỦA LỬA.
+Như vậy thật tướng của lửa là TỊCH DIỆT,là chơn không,là Niết bàn,là vô sanh,là bất diệt,là không đến không đi(vì đã ở sẳn mọi nơi,khi duyên đủ thì hiện ra,khi thiếu duyên thì ẩn)
+Các đại khác cũng y như vậy mà phát hiện,nhẩn đến cả vủ trụ pháp giới 10 phương cũng y như vậy mà hình thành.

B).HỮU TÌNH CHÚNG SANH TỊCH DIỆT VÔ SANH:
Kính các Vị.5 đại (địa,thủy,hỏa,phong,không) duyên hợp với nhau chúng ta gọi là Vô tình Chúng sanh ,nếu thêm 2 đại (Kiến,và Thức) thời hình thành hữu Tình Chúng sanh.

*Kiến Đại,vàThức Đại Bản Thể vẫn là Tịch Diệt Vô Sanh,(thấy bằng cách chúng ta Thiền quán như quán lửa ở trên).
*Đoạn kinh Thủ Lăng Nghiêm sau là Đức Phật đã khai thị về Bản tánh của Thức Đại Tịch Diệt Vô Sanhsau khi bảo Ngài La Hầu La đánh tiếng chuông để dẫn chứng)
"- A Nan! Tiếng dứt chẳng âm vang thì ngươi nói là chẳng nghe, nếu thật chẳng nghe thì tánh nghe phải diệt, đồng như cây khô, khi tiếng chuông lại đánh lên, thì ngươi làm sao biết được? Biết có biết không ấy là thanh trần, hoặc có hoặc không đâu phải tánh nghe vì ngươi mà thành có thành không? Nếu tánh nghe thật không thì ai biết không nghe?
- A Nan! Thanh trần ở trong tánh nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ngươi theo thanh trần sanh diệt khiến tánh nghe thành có thành không. Ngươi còn điên đảo nhận lầm thanh trần là tánh nghe, lạ gì chẳng mê muội cho Thường là Đoạn?
- Tóm lại, chẳng nên cho rằng lìa các tướng động, tịnh, thông, nghẽn, nói chẳng có tánh nghe.
Như người đang ngủ mê trên giường, trong nhà có người giã gạo, người ấy trong chiêm bao nghe tiếng giã gạo, tưởng thành tiếng khác, hoặc cho là tiếng trống, hoặc cho là tiếng chuông, trong chiêm bao liền lấy làm lạ, sao tiếng chuông lại như tiếng cây đập vào đá, khi chợt tỉnh dậy nghe tiếng chày, bảo với người nhà rằng, trong lúc chiêm bao đã lầm tiếng chày cho là tiếng trống. A Nan, người đó trong chiêm bao đâu nhớ những sự động, tịnh, thông, nghẽn. Thân hình dù ngủ, nhưng tánh nghe chẳng mất, vậy dẫu cho hình tướng tiêu tan, thân mạng dời đổi, làm sao tánh nghe này lại vì ngươi mà tiêu diệt.- Do các chúng sanh từ vô thỉ, nương theo sắc thanh, đuổi theo vọng niệm mà lưu chuyển, chưa từng khai ngộ bản tánh trong sạch thường trụ, chẳng theo tánh chơn thường, lại đuổi theo sanh diệt, do đó đời đời bị xoay vần trong vòng tạp nhiễm.
- Nếu bỏ sanh diệt, giữ tánh chơn thường, thì ánh sáng của Chơn Thường tự hiện, căn, trần, tâm thức, ngay đó liền tiêu; tướng vọng tưởng là trần, tánh phân biệt là cấu, cả hai đều xa lìa, thì pháp nhãn của ngươi liền được trong suốt, làm sao lại chẳng thành Vô Thượng Tri Giác?"

*TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN.
Khi vào tư duy về Giáo lý Thất Đại Duyên Khởi.Chúng ta sẽ thấy được
-Vạn Pháp (7 đại) là ẢNH XẠ của CHÂN NHƯ
-Chân Như Và Thất đại đều là Tịch Diệt Vô Sanh.
Như vậy lẽ ra CHÂN NHƯ XẠ ẢNH thì tấc cả Các Thế giới đều phải Thanh tịnh,phải là Tịnh Độ như nhau.Tại sao chúng ta lại thấy có các tướng THÀNH,TRỤ,HOẠI,KHÔNG.?Tại sao Hữu tình chúng sanh lại chịu sanh,lão,bịnh,tử ? Tại sao có thế giới là trang nghiêm cực lạc, lại có thế giới là Ta Bà Uế trược?
Xin thưa đó là do TUẦN NGHIỆP PHÁT HIỆN.
Nghĩa là;
- Do nghiệp mà có sanh tử luân hồi,
- do NGHIỆP mà chúng sanh thấy các cõi nước có sai khác.!!!
-Chúng sanh tạo nghiệp khác nhau nên cảm nhận thế giới cũng khác nhau.(mặc dù có đồng nghiệp và biệt nghiệp).
Ví dụ:Nước là môi trường sống không thể thiếu của loài cá.Nhưng nếu ta thả con mèo vào đó thì nó không sống được.-Vì con mèo và con cá có những cảm nhận THỦY ĐẠI khác nhau.do Nghiệp khác nhau.(mặc dù nước thì là một).
Cũng thế do tâm chúng ta Vô minh (nghiệp)dày cạn khác nhau nên thấy cảnh giới khác nhau hoặc Ta Bà hoặc Cực Lạc.
Có câu:
"TA BÀ UẾ ĐỘ DO TÂM UẾ,CỰC LẠC THANH LƯƠNG TỰ TÁNH LƯƠNG"
*Bằng chứng là Đức Phật Thích Ca Bổn Sư của chúng ta,khi thành Phật rồi thì ngài vẫn trụ ở Thế giới Ta Bà này mà vẫn an vui Niết Bàn chớ ngài không cần phải chạy trốn vào thế giới xa xăm nào khác.
*Chư Thánh đệ Tử A la Hán của Phật như ngài Mục Kiền Liên,Xá lợi Phất v.v...khi chứng quả A la Hán rồi thì vẫn ở tại đây mà an trụ quả Vô sanh chớ các ngài đâu có biến mất vào cảnh giới Vô sanh nào đâu.
Chư Tổ có câu:
"THÂN TẠI HẢI TRUNG HƯU MÍCH THỦY,
NHẬT HÀNH LÃNH THƯỢNG MẠC TẦM SƠN"
nGHĨA LÀ:
"CHÚNG TA ĐANG LỘI TRONG BIỂN RỒI,HÁ MIỆNG RA LÀ UỐNG NƯỚC,CHỚ CÒN TÌM NƯỚC NƠI NÀO?
HẰNG NGÀY ĐÃ ĐI TRÊN ĐỈNH NÚI RỒI,CHỚ CÓ ĐỨNG NÚI NÀY MÀ TRONG NÚI NỌ"
Kinh Duy Ma Cật nói:TÙY KỲ TÂM TỊNH TẮC PHẬT ĐỘ TỊNH,DỤC TỊNH PHẬT ĐỘ TIÊN TỊNH KỲ TÂM.(Tùy theo Tâm tịnh mà Phật Độ tịnh,muốn được Tịnh Độ trước phải tịnh tâm).
Cũng do nghĩa này mà trong nghi thức chẩn tế có bày kệ:
"Ngôi Diêm Đài ;quanh quất ở đâu đây,
Miền Tịnh Độ; hiện tiền ngay trước mặt.
Ngón tay búng chẳng phiền nhọc sức,
Đã chứng vào trong bật VÔ SANH."

*Ngoại Đạo cật vấn Đức Phật:
Thửơ Đức Phật còn tại thế,tại một khu rừng nọ,có 500 người Phạm Chí cùng hội họp lại để tìm cách công kích Đức Thế Tôn.
Chúng nói với nhau:
Cù Đàm đúng thật là người trước sau bất nhất.-Khi thì nói Thường tướng,khi thì nói Vô thường tướng,có lúc thì lại nói chẳng phải thường mà cũng chẳng phải Vô thường.Chúng ta nay phải đến Chỗ của cù Đàm để cật vấn.Họ bèn cử ra người đại diện đến gặp Phật.
Khi đến gặp Đức Thế Tôn Phạm Chí bèn hỏi:
-Chúng sanh CÓ hay KHÔNG CÓ?
Đức Phật đáp;
-Cũng có mà cũng không.
Hỏi:
-Tại sao cũng có mà cũng không?
Đáp:
-Vì Chúng sanh khi thấy có sanh ra thì cho là có,Khi chết thì cho là không,cho nên theo cái thấy điên đảo đó mà ta nói cũng có cũng không.
Hỏi:
-Con người do đâu mà sống?
Đáp:
-Do ăn ngủ cốc mà sống.
Hỏi:
-Ngủ cốc do đâu mà sanh?
Đáp:
-Ngủ cốc do Đất,nước,gió,lửa mà sanh.
Hỏi:
-Đất,nước ,gió,lử do đâu mà sanh?
Đáp:
-Đất,nước,gió,lửa do KHÔNG mà sanh.
Hỏi:
Không do đâu mà sanh?
Đáp:
-Không do VÔ SỞ HỮU mà sanh (Vô sở hữa là không có chỗ chĩ)
Hỏi:
-Vô sở hữu do đâu mà sanh?
Đáp:
-Vô sở hữu do NIẾT BÀN SANH.
Hỏi:
-Niết Bàn do đâu mà sanh?
Đáp:
-Niết bàn là pháp Tịch Tĩnh,không sanh không diệt,thường,lạc,ngã,tịnh.
Hỏi:
-Cù Đàm đã được Niết bàn chưa?
Đáp:
-Ta chưa được Niết Bàn.
Hỏi:
-Ông chưa được Niết bàn sao lại biết Niết bàn là thường,lạc,ngã,tịnh ,không sanh không diệt?
Đức Phật hỏi lại:
-Theo ông chết là sướng hay khổ?
Phạm chí trả lời:
-Chết là rất khổ.
Đức Phật hỏi:
-Vậy ông đã chết chưa?
Phạm Chí trả lời:
-Tôi chưa chết.
Đức Phật hỏi:
-Ông chưa chết,tại sao lại biết chết là rất khổ?
Phạm Chí trả lời:
-Vì tôi thấy mọi người khi sắp chết oằn oại,muốn sông mà không sống được nên tôi biết chết là Khổ.
Đức Phật nói:
-Ta cũng vậy.Ta thấy 10 phương chư Phật an trụ Niết Bàn,thường,lạc,ngã,tịnh nên biết Niết bàn không sanh không diệt.
500 Phạm Chí nghe pháp Thoại này liền chứng quả Tư đà hoàn.

(Bày giảng Đại Trí độ luận 43A)
http://www.thichthientri.com/phapthoai.htm

2/.ỨNG DỤNG CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT TRONG CUỘC SỐNG..

*THOÁT LY SANH Tử. ƯU BI KHỔ NÃO
Thế nào là sự thật của Sanh tử ?
-Sanh Tử chỉ là một giấc MỘNG.-Vì trong Tịch Diệt Tướng vốn không có Sanh tử,
-Sanh tử chỉ là VỌNG TƯỞNG.-Như. trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Thế Tôn đã dạy:
"Phật bảo A Nan:
- Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, đủ thứ điên đão tạo thành giống nghiệp, kết tụ nghiệp nhân thành quả luân hồi. Những người tu hành chẳng được chứng quả Vô thượng Bò Đề, trở thành Thanh Văn,Duyên Giác,hoặc thành cõi trời Ngoại Đạo,Ma Vương quyến thuộc của Ma.Đều do chẳng biết hai thứ Căn Bản,tu tập sai lầm.cũng như nấu cát mà muốn thành cơm,dẫu trải qua nhiều kiếp vẫn chẳng đắc Đạo.
Thế nào là hai thứ Căn Bản?
- Một là căn bản của Sanh Tử từ Vô thỉ,tức là nay nhận lầm Tâm Phan Duyên làm tự tánh của ngươi vàChúng sanh;
- Hai là bản thể vốn thanh tịnh của Bồ Đề Niết Bàn tử Vô thỉ,tức là cái bổn Thức vốn sáng tỏ,hay sanh các duyên mà bị các duyên che khuất thành lạc mất của ngươi.Vì Chúng sanh lạc mất bản Thức sáng tỏ,dù hằng ngày sống trong bản thức,mà chẳng tự biết,oan uổng vào Lục Đạo..."Vâng.Cũng chỉ vì vọng tưởng điên đão,mà chúng ta thấy biết không NHƯ THẬT.Nên không có SANH TỬ mà lại thấy sanh tử,KHÔNG CÓ CHÚNG SANH mà lại thấy có chúng sanh
Kinh Tiểu Phẩm Bát nhả dạy:”Vô lão tử,diệc vô lão tử tận….”
Ở trang làng mai cũng có nói:
Kinh Đại bát Niết Bàn dạy:

Chư hành vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi Lạc
'Chư hành vô thường' dịch ra tiếng Anh là all formations are impermanent. Formation là danh từ chuyên môn của đạo Bụt. Chữ hành có nghĩa là hiện tượng, tiếng Phạn là samskara. Cái bàn là một hành, do đó cái bàn là vô thường (chư hành vô thường); cái chuông là vô thường, ta là vô thường, cái nhà là vô thường, núi sông là vô thường, tất cả những cái đó là đều là hành cả. Chư hành vô thường tức là tất cả mọi hiện tượng đều là vô thường. Thị sinh diệt pháp, chúng nó đều là những pháp phải đi ngang qua Sinh và Diệt. Sinh Diệt diệt dĩ. Sinh là birth, Diệt là death. Dĩ là xong rồi. Một khi ý niệm sinh diệt đã được lấy ra rồi, đạt tới sự vắng lặng rồi, thì tịch diệt vi Lạc, tức là sự vắng lặng đó là hạnh phúc. Chữ tịch diệt này nghĩa là Niết Bàn. Nirvana có nghĩa là extinction, tức là không còn nữa, là vắng lặng, là sự tắt ngấm. Sinh và Diệt là một cặp đối nghịch, có sinh thì có diệt, hễ còn sinh thì còn diệt, hễ vượt thoát sinh diệt thì gọi là Niết Bàn. Niết Bàn là sự vắng mặt của những ý niệm về sinh và về diệt.
(nguồn.- http://langmai.info/new/tu-hc/phien-...con-ng?start=1)
Như vậy.
+ Bản thể của sanh tử là TỊCH DIỆT VÔ SANH,
+Hiện tượng của sanh tử là SANH,LÃO,BỆNH,TỬ.
Có Bản thể thì có Hiện tượng .Chứng Đạo Ca dạy:
Kỷ hồi sinh, kỷ hồi tử?

Sinh tử du du vô định chỉ.

Tự tòng đốn ngộ liễu vô sinh,

Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ.

Mấy hồi tử, mấy hồi sanh?

Sanh tử mơ màng không định dứt!

Tự thời thoắt ngộ pháp vô sanh,

Cơn vinh nhục mừng lo gì tá.
(Chứng Đạo Ca Huyền Giác TS)
Chỉ khác nhau -một đàng thì sanh tử ưu bi khổ não,
-một đàng thì sanh tử không ưu bi khổ não
Do vậy
*NGƯỜI THOÁT KHỎI Ý NIỆM LẦM CHẤP VỀ SANH TỬ,LÀ THOÁT LY SANH TỬ -ƯU BI KHỔ NÃO.(VÔ SANH)
ngực trần
chân không
bùn đất giữa chợ đời.
sảng khoái ngoát miệng cười.
đâu cần thần tiên bí quyết.
Cành khô nẩy nụ tươi.

*TỰ TẠI GIỮA KHỔ & VUI.
Ngài Vạn Hạnh Thiền Sư nói:
"Thân như điện ảnh Hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
Nhậm Vận thạnh suy vô bố úy,
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô."
Thân như ánh chớp có rồi không,
Cây cỏ xuân tươi thu não nùng,
MẶC KỆ thạnh suy đừng sợ hãi,
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành.

VẤN ĐỀ CHỈ LÀ NHẬN RA THỰC TƯỚNG CỦA CÁC PHÁP LÀ .-TỊCH DIỆT VÔ SANH,VÀ CỨ THẾ MÀ SỐNG AN NHIÊN,THẢN NHIÊN MÀ CHẾT,MIỄN LÀ KHẾ HỢP ĐƯỢC TỊCH DIỆT VÔ SANH.

Và Chỉ Cần.-

THẾ THẾ THƯỜNG HÀNH BỒ TÁT ĐẠO.
PHẦN KẾT:

Ở Kinh Pháp Bảo Đàn có một câu chuyện nói về Tịch Diệt Vô sanh như sau:
Phẩm Thứ Bảy: Cơ Duyên
Pháp thoại này nhẵc lại chuyện Lục Tổ Huệ Năng thọ ký cho Ngài Huyền Giác TS.
Nghe Lục Tổ Huệ Năng là người kề thừa của Ngủ Tổ.Huyền Giác TS bèn đến tham vấn:
Khi đến, Huyền Giác nhiễu Tổ ba vòng, chống tích trượng mà đứng.
Tổ bảo: “Phàm là Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ phương nào đến, sanh đại ngã mạn?”
Huyền Giác thưa: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.”
Tổ bảo: “Sao chẳng thể nhận cái vô sanh, liễu không mau ư?”
Huyền Giác thưa: “Thể tức là vô sanh, liễu vốn không có mau.”
Tổ bảo: “Như thế, như thế!”
Huyền Giác mới đầy đủ oai nghi lễ bái, trong chốc lát liền cáo từ.
Tổ bảo: “Trở về chóng vậy?”
Huyền Giác thưa: “Vốn tự không động, há có mau ư?”
Tổ bảo: “Ai biết chẳng động?”
Huyền Giác thưa: “Nhân giả tự sanh phân biệt.”
Tổ bảo: “Ông rất được cái ý vô sanh.”
Huyền Giác thưa: “Vô sanh há có ý sao?”
Tổ bảo: “Nếu không ý thì ai biết phân biệt?”
Huyền Giác thưa: “Phân biệt cũng không phải ý.”
Tổ bảo: “Lành thay! Hãy dừng lại một đêm.”
Thời nhân gọi là Nhất túc giác. Sau Ngài có trước tác bộ Chứng Đạo Ca, thịnh hành ở đời.

Ở Pháp thoại này Tổ đã xác định.-Thể vốn Vô Sanh,Trong Thể Vô Sanh không có Ý thức,không có NGÃ TƯỚNG (Ai),không có Tướng Phân biệt của Ý Thức.
*Hiểu Như Vậy,thì được Tổ Ấn Chứng.
NAM MÔ PHẬT.
“Tất cả Pháp không sinh.
Tất cả Pháp không diệt.
Ai hiểu được nghĩa này.
Thì Chư Phật hiện tiền.
Nào có đến có đi”.
(???)
Phẩm “Đang Tu di sơn đỉnh” trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn:
“Quan sát nơi các pháp, vốn không có tự tính, tướng sinh diệt của chúng, do giả danh mà nói. Tất cả pháp không sinh, tất cả pháp không diệt, nếu thường hiểu như vậy, chư Phật thường hiện tiền. Pháp tính vốn không tịnh, không thủ cũng không kiến, tính không tức là Phật, không thể nghĩ bàn được. Nếu biết tất cả pháp, thể tính đều như vậy, người này không hiểu được, nên bị nhiễm phiền não. Phàm phu thấy các pháp, chỉ theo nơi tướng chuyển, không hiểu cái vô tướng, của tất cả các pháp, nên họ không thấy Phật…Các pháp không chân thật, vì nhằm chấp thủ kiến, mà cho là chân thật, cho nên các phàm phu, luân hồi trong địa ngục, chịu phiền não sinh tử, người này không thể có, được thanh tịnh pháp nhãn…Tất cả các pháp tính, không sinh cũng không diệt. Lành thay, đại Đạo sư! Tự giác thường giác tha… Thường biết thực thể này, là tịch diệt chân như, thì thấy bậc Chính giác, vượt thoát đường ngônngữ”.
Thế đấy.-Khi bước vào Nhất Chân thật tướng thì chúng ta nhận ra:
*Niết Bàn-Sanh tử vốn không hai ,
*Chư Phật & Chúng sanh chỉ đồng nhất thể.
*3 A tăng kỳ kiếp như một thoáng ngủ trưa.
*10 phương hư không,thế giới như chiếc hoa đốm nổi trôi trên bầu trời Tự Tánh.
NHƯNG TẤT CẢ NHỮNG TRI KIẾN NHƯ THẾ,CHỈ MỚI LÀ BÓNG DÁNG CỦA VÔ SANH,CÒN TỊCH DIỆT VÔ SANH THÌ VẪN Ở CÒN TRONG XA THẲM.VÌ CHÂN LÝ PHẢI ĐƯỢC THỰC CHỨNG BẰNG SỰ TU TẬP,THỂ NHẬP CỦA CHÍNH MÌNH,CHỚ KHÔNG PHẢI BẰNG LỜI NÓI.
Tất cả những gì nói được thì chỉ là Danh Tự,Tịch Diệt Vô sanh thì:
*LY DUYÊN LỰ TƯỚNG,
*LY NGÔN THUYẾT TƯỚNG,
*LY DANH TỰ TƯỚNG.
ĐẾN ĐƯỢC TỊCH DIỆT VÔ SANH .-CHỈ CÓ MỘT CON ĐƯỜNG DUY NHẤT. ĐÓ LÀ THỰC HÀNH SA MÔN HẠNH, ĐẮC SA MÔN QUẢ MÀ ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY TRONG TAM TẠNG.-KINH-LUẬT-LUẬN.
Bởi vì.Lý tuy đốn ngộ,sự nãi tiệm trừ.

Và khi vào Tu tập.chúng ta sẽ nhận ra:
TỊCH DIỆT VÔ SANH :
*CHÍNH LÀ NHẤT CHÂN THẬT TƯỚNG ẤN.
*CHÍNH LÀ TÂM ẤN (Mà Chư Phật-Chư Tổ tương truyền).

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

NGUỒN SÁNG:
-Trường Bộ Kinh
-Digha Nikaya
-2. Kinh Sa-môn quả
(Sàmannaphala sutta)
-Bài giảng ĐTĐL
- Kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ Kinh, 16:214
-Kinh tứ thập nhị chương.
-Kinh Như Lai viên Giác trực chỉ đề cương (HT.Thích Từ Thông.)
-Kinh Pháp Hoa.
-Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
-Kinh Pháp bảo Đàn.
-Kinh Hoa Nghiêm.
http://www.thichthientri.com/phapthoai.htm

http://www.quangduc.com/coban/54tamphapan.html

http://langmai.info/new/tu-hc/phien-...con-ng?start=1

Viết xong ngày 8 th áng 3 n ăm 2009
Vienquang6 Kính ghi.
Xin cảm ơn các vị đã ghé xem.
Kính chúc Vô lượng an lạc.
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên