Tiến Trình Thanh Tịnh của Thiền Nội Quán

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Tiến Trình Thanh Tịnh của Thiền Nội Quán

Tất cả thánh hiền trên thế giới đều khuyên chúng ta phải “hiểu rõ chính mình.” Điều đó có nghĩa là hiểu rõ chính mình ở giai tầng thực nghiệm, chứ không phải chỉ là ở giai tầng trí thức mà thôi. Chỉ khi nào chúng ta thấy rõ thực tướng của mình, trong chân tánh của mình, thì chúng ta mới thực sự nhận thức được chân lý trong tất cả mọi chiều hướng và hiểu rõ chân lý này trong nội tâm thâm sâu của mình. Loại hiểu biết này sẽ thay đổi chúng ta và thanh tịnh hóa tâm thức chúng ta. Trong Cơ Đốc giáo có nói: “Hãy chứng kiến chân lý, rồi chân lý sẽ thanh tịnh hóa bạn.” Đây chính là tác dụng của thiền Nội Quán. Nhờ thiền Nội Quán, chúng ta chứng kiến chân lý, hay chân như, ngay chính trong bản thân. Loại chân lý thực tướng này cần phải được trải qua trong thân xác ở giai tầng thực nghiệm.

Chúng ta kinh nghiệm đời sống qua những cảm quan, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý. Khi những cảm quan này tiếp xúc với lục trần, trên thân thể liền sanh ra thọ. Thập nhị nhân duyên miêu thuật loại quá trình này như sau “Xúc duyên thọ, thọ duyên ái.” Sau khi lục trần và lục căn tiếp xúc, thì sanh ra “thọ,” mà loại thọ này chỉ có thể kinh nghiệm trên thân thể. Chúng ta chỉ cần quan sát những thọ này thì có thể trực tiếp kinh nghiệm về Tam Pháp Ấn: Vô Thường, Khổ, Vô Ngã. Loại quá trình kiến chứng chân lý này, giống như khoa học gia, chỉ quan sát một cách khách quan, tiếp nhận thực thể vốn có của sự thật, không có những ý niệm tiên khởi nào, nhờ đó có thể thanh tịnh hóa tâm thức của chúng ta. Chúng ta chỉ cần tiếp tục tu trì thiền Nội Quán, thì lòng càng ngày càng thanh tịnh. Nhờ loại phương pháp quan sát giác thọ này, chúng ta có thể đạt đến chân lý tối thượng và Niết Bàn tịnh tịch. Đức Phật dạy rõ ràng về điều đó: Như Lai chỉ là người vạch ra con đường giải thoát, chứ không phải là người mang chúng sanh tới mục tiêu tối cao; mỗi con người đều cần phải tự mình gắng công mới có thể tự giải thoát.

http://www.chuadieuphap.us/Tac_pham/Phatgiaodoisong/Phatgiaohuongdan_08.asp
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Thiền Nội Quán Không Bao Hàm Màu Sắc Tôn Giáo

Loại tu trì quan sát chính mình, quan sát thực tướng trong thân thể mình và pháp môn tịnh tâm, mỗi con người, bất kể địa vị xã hội, giai cấp, tôn giáo hoặc màu da của mình, đều có thể thực hành. Người ta không cần phải tự xưng Phật tử mới có thể tu tập Phật Pháp, cho dù hành giả là tín đồ Ấn Độ giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo, hoặc người vô thần, đều không khác biệt.

Đức Phật dạy: “Ta không có ý bảo ngươi lìa thầy, ngươi cần nên tiếp tục tôn kính họ và hỗ trợ họ. Ngươi đang chịu khổ, ta đã tìm thấy con đường thoát khổ. Ta muốn dạy ngươi làm sao để giải thoát đau khổ. Hãy tiếp nhận kỹ thuật này, học tập cách giải thoát đau khổ.” Đây là điều ngài đã dạy và đã tu trì. Lối tu hành và giáo pháp của ngài hoàn toàn không mang màu sắc giáo phái.

Ngài đã dạy những gì? Ngài dạy Bát Chánh Đạo. Ngài dạy Giới, ngài dạy Định, ngài dạy Huệ. Qua “Giới” chúng ta biết ngài dạy đạo đức – không dùng ngôn ngữ hoặc động tác làm phương hại người khác. Đạo Đức không phân biệt giáo phái, nó là cơ sở của tất cả tôn giáo. Ngài dạy “Định,” dùng đối tượng không mang màu sắc tôn giáo, theo dõi hơi thở của mình để kiểm soát tâm, Pa-li ngữ gọi là “Anapanasati.” Bằng cách theo dõi hơi thở vào và hơi thở ra của mình, người ta có thể huấn luyện tâm, kiểm soát tâm. Với một cái tâm được kiểm soát, người ta có thể kiểm soát những hành vi và ngôn ngữ của mình, không làm phương hại người khác, cũng không làm hại chính mình nữa. Điều này cũng không mang màu sắc giáo phái, người ta không cần tự xưng Phật tử mới có thể tu “Anapanasati.” Hô hấp là hô hấp. Chúng ta quan sát hơi thở vào và hơi thở ra. Khi tâm tản mạn, chúng ta liền mang nó trở lại với sự giác tỉnh của hô hấp. Dùng phương pháp này chúng ta phát triển “Định” -- tức là “sự chuyên nhất bất động của tâm.” Kế đó, Đức Phật lại dạy trí huệ Bát Nhã, dùng “Quán” để định tâm.

 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Hiểu Rõ Vô Thường, Khổ và Vô Ngã

Thầy của đại sư Goenka là Sayagi U Ba Khin, người Ngưỡng Quang, Miến Điện, vị thầy thiền Nội Quán rất nổi tiếng và rất được tôn kính. Ông bảo với học sinh Tây phương rằng: “Vô Thường, Khổ, Vô Ngã là ba đặc tánh cốt yếu trong giáo lý của Đức Phật. Nếu bạn hiểu đúng nghĩa Vô Thường, tự nhiên có thể hiểu rõ Khổ và Vô Ngã, chứng được Chân Lý Tối Cao. Cần phải trải qua một thời gian mới có thể hiểu rõ Tam Pháp Ấn này cùng một lượt.

Vô thường là sự kiện cốt yếu, cần phải tu tập để thể nghiệm và hiểu rõ thêm. Nếu chỉ gặt được trí thức Phật pháp trên sách vở, và thiếu giai tầng kinh nghiệm, thì vẫn không đủ để hiểu rõ vô thường một cách chính xác. Kiến thức qua sách vở về Phật pháp sẽ không đủ để giúp người ta hiểu đúng nghĩa Vô Thường, vì thiếu sót sự thể nghiệm. Chỉ có thể qua hiểu biết do kinh nghiệm về thực tướng của Vô Thường, như là tiến trình biến đổi không ngừng trong chúng ta, thì bạn mới có thể hiểu được Vô Thường theo như Đức Phật muôn bạn hiểu nó. Ở thời đại Đức Phật, đối với những người không biết gì về Phật pháp cũng có thể hiểu rõ vô thường này, ngày nay cũng vậy. Nếu muốn hiểu rõ vô thường, và tiến tới hiểu rõ khổ và vô ngã, cần phải nghiêm chỉnh và tinh tiến thực hành Bát Chánh Đạo và Giới Định Huệ. Giới (cách sống đạo đức) là cơ sở của Định (kiểm soát và an định tâm ý); và Định là điều kiện để phát triển Huệ. Vì thế, Giới và Định là điều kiện tiên quyết của Huệ. Vậy thì Huệ có nghĩa là hiểu rõ Vô Thường, Khổ, Vô Ngã qua sự thực hành thiền Nội Quán. Mục tiêu trước tiên của thiền Nội Quán là thể nghiệm Vô Thường trong chính bản thân mình, sau cùng đạt đến yên tịnh và quân bình cả bên trong và bên ngoài.”

Khóa Trình Thiền Nội Quán 10 Ngày

Kỹ thuật thiền Nội quán do Đại Sư S.N Goenka dạy theo truyền thống của Sayagi U Ba Khin, được thiết kế thành khóa trình kéo dài 10 ngày. Khóa sinh tuân theo ngũ giới, ba ngày đầu tu theo “Anapanasati.” Khi đến ngày thứ ba, không những có thể rõ ràng cảm nhận hơi thở ra vào mà còn có thể cảm thấy những cảm giác phát sinh ở giữa khu vực ba góc của hai lỗ mũi và môi trên, không liên quan tới hơi thở. Đó là những cảm giác tự nhiên bình thường, giống như cảm giác tê tê, toát mồ hôi, sức ép hồi hộp, đau mỏi, siết chặt, nới rộng, co rút v.v…Thật ra thì những cảm giác này luôn luôn có ở nơi đó; nhưng vì tâm chúng ta tán loạn cho nên lúc bình thường chúng ta không cảm thấy. Tương tự như vậy, những cảm giác này cũng luôn luôn hiện diện trên toàn thân chúng ta.

Một khi tâm có cảm giác cảm thọ ở môi trên thì khóa sinh có thể luyện tập thiền Nội Quán. Phương pháp ấy sẽ được truyền dạy vào ngày thứ tư. Khóa sinh sẽ luyện tập di chuyển sự chú tâm đi khắp thân thể, bắt đầu từ đỉnh đầu, và dần dần chuyển xuống từng mỗi phần khắp toàn thân, cảm nhân những cảm giác này, và hiểu rõ chúng, qua chính kinh nghiệm của mình, rằng những cảm giác này đang thay đổi. Trong sáu ngày còn lại, khóa sinh quan sát những cảm giác trong toàn thân, hiểu rõ những cảm thụ này không ngừng thay đổi và mình không thể kiểm soát chúng, và tập giữ cho tâm mình bình thản trong khi có những kinh nghiệm này.

Trong khóa trình 10 ngày, có một sự thật càng ngày càng rõ rệt: mỗi khi ta cảm thấy cảm giác lạc thú thì sẽ sanh ra phản ứng tham dục, ta muốn kéo nó dài bất tận. Tương tự như vậy, mỗi khi cảm thấy cảm giác khó chịu, ta sẽ sanh a phản ứng ghét nó (sân) – “Ta không thích nó, ta phải khử trừ nó.” Ta cố gắng đẩy nó ra. Loại đẩy ra và níu kéo này, tức là nguyên nhân cơ bản của tất cả những căng thẳng trong nội tâm chúng ta.

Khi tiếp tục thực hành nội quán, ta thấy rõ rằng khi ta cắt đứt phản ứng đó bằng cách quan sát những cảm giác của mình và giữ cho tâm bình thản thì ta bắt đầu thoát ra khỏi sự khó chịu là phản ứng đối với cảm giác của ta. Nó là sự khác biệt giữa tình huống thực tế và tình huống mà ta mong đợi ở bất cứ thời khắc nào đó. Tình huống thực tế là như vầy, nhưng bạn lại mong rằng nó nhiều hơn thế hoặc ít hơn thế. Vì vậy ta thấy khổ. Xuyên qua thiền Nội Quán, có thể biết trên thân ta luôn luôn có những cảm thọ này, ta cảm nhận ra chúng bằng tiềm ý thức và ta phản ứng đối với nó bằng tiềm ý thức. Bây giờ tiềm ý thức này trở thành ý thức nhờ thực hành thiền Nội Quán, và ta bắt đầu kinh nghiệm đến cái khổ bên trong mình. “Ô! Đây là khổ! Cả đời tôi là sống như vậy đó! Vậy mà tôi và ý thức của tôi đều không biết, tôi cứ mãi mãi cảm thọ và phản ứng, cảm thọ và phản ứng.”

Vì thế, trong thiền Nội Quán, khi hành giả bắt đầu phát triển sự bình thản trong tâm qua sự ý thức về những cảm thọ và hiểu được Vô Thường, họ bắt đầu kinh nghiệm được sự an tường và hài hòa nội tâm. Những tầng lớp của tham và sân cũ dần dần trồi lên trên bề mặt và tan biến đi. Sau khi thiêu rụi tham và sân tồi trữ trong quá khứ, ngọn lửa phiền não của chúng ta dần dần giảm bớt, cho tới khi không còn nhiên liệu để đốt nữa. Cảnh giới này gọi là Niết Bàn. Niết Bàn có nghĩa là không đốt cháy nữa. Cháy đã ngưng rồi. Ngọn lửa tham sân si dập tắt rồi. Chỉ cần không phản ứng, những phiền não cũ liền trồi lên bề mặt, biểu hiện thành các cảm giác và tan biến đi, vì lòng chúng ta bình thản. Chúng đến để mà biến đi. Đây là thiền Nội Quán.

Vào ngày thứ 10 trong khóa trình, khóa sinh học tập thiền Metta Bhavana, chữ ngày có nghĩa là Từ-Ái (từ bi và yêu thương). Trong cách thiền này hành giả chia sẻ an lạc và hài hòa với tất cả mọi chúng sanh. “Nguyện tất cả chúng sanh đều đạt được cát tường hạnh phúc.” Bây giờ lòng Từ-Ái phát ra từ nơi sâu thẳm của tâm với sự ý thức về những cảm giác. Vào ngày thứ 10, sau 9 ngày đã Tịnh Khẩu, khóa sinh được phép nói chuyện với nhau, thảo luận về những kinh nghiệm của mình, chuẩn bị về nhà làm việc và học hành. Nhiều trường hợp cho ta thấy rằng kinh nghiệm gặt được trong 10 ngày của khóa sinh giúp họ có lòng tự tin để tiếp tục thiền quán hằng ngày ở nhà mình.

Truyền Bá Thiền Nội Quán

Vào thời của Đức Phật, loại pháp môn Nội Quán này truyền bá khắp Ấn Độ. Rồi tới thời của Vua A Dục (Asoka), nó được truyền bá từ Ấn Độ sang các nước lân cận, trong số đó có Miến Điện. Tại Miến Điện pháp môn này đã được bảo tồn đúng như phương pháp thực hành nguyên thủy, qua sự tiếp nối liên tục do các vị tăng lữ truyền dạy trong hơn 2000 năm qua.

Bốn đời gần đây, sự tiếp nối của các vị thầy là từ Hòa Thượng Ledi Sayadaw ở Miến Điện. Ông sanh năm 1846 ở phía bắc Miến Điện, và đã du hành khắp Miến Điện để dạy cả pháp môn thiền này và kinh điển. Ông xuất sắc cả hai môn. Ông viết khá nhiều và nhũng bài viết đó đã được tập hợp trong nhiều cuốn sách. Năm 1911, chính phủ Anh Quốc tặng cho ông danh hiệu “Aga Maha Pandita,” Có nghĩa là “Thượng Đẳng Đại Sư.” Ngoài ra, ông cũng được đại học Ngưỡng Quang tặng cho học vị Tiến Sĩ Văn Học. Hòa Thượng Ledi Sayadaw đã chọn một cư sĩ nông gia tên là U-Thet làm một trong các truyền nhân của ngài. U-Thet đã tu theo phương pháp Anapanasati 7 năm, trước khi gặp vị hòa thượng này. Và sau khi nhận Hòa Thượng Ledi Sayadaw làm thầy, ông lại trải qua bảy năm tu trì thiền Nội Quán rồi mới được phép dạy pháp môn này.

Hòa Thượng Ledi Sayadaw khuyến khích một số đệ tử xuất gia của ông hãy học thiền từ U-Thet. Và ông này đã thành lập trung tâm tu thiền gần Ngưỡng Quang, và chính tại đây một kế toán viên thuộc Phòng Tổng Kế Toán tên là U Ba Khin đã tới học thiền Nội Quán. Sau khi tu học mấy năm dưới sự chỉ đạo của U-Thet, U Ba Khin bắt đầu dạy thiền tọa và thành một bậc thầy nổi tiếng. Sayagi U Ba Khin tiếp tục đời sống tại gia, ông có gia đình, và sau này khi Miến Điện được Anh Quốc trao trả độc lập ông trở thành Trưởng Phòng Tổng Kế Toán của chính phủ Miến Điện. Và ông bắt đầu dạy thiền Nội Quán cho các công chức dưới quyền, khiến cho hiệu năng công tác của cơ quan trọng yếu này trở thành cao hơn trước rất nhiều.

Cuối thập niên 1950, S.N. Goenka gặp gỡ Sayagi U Ba Khin khi ông tham dự một khóa thiền 10 ngày ở trung tâm tu thiền của vị đại sư này. Rồi ông ở lại để tiếp tục học thêm 14 năm dưới sự chỉ đạo của U Ba Khin, cho đến khi trở về quê hương ở Bombay, Ấn Độ. Năm 1969, tại Bombay ông dạy khóa trình Nội Quán thứ nhất cho một nhóm gồm 14 khóa sinh. Sau khi khóa trình kết thúc, 14 người này yêu cầu ông dạy thêm khóa nữa cho các thân hữu và quyến thuộc của họ, rồi cứ thế hết khóa này tới khóa khác được tổ chức khắp nơi ở Ấn Độ. Vậy là Bánh xe Pháp Luân lại được chuyển lần nữa sau 2000 năm vắng bóng ở Ấn Độ.

Những khóa trình này được tổ chức trong những ngôi đền, nhà thờ và đền Hồi giáo của tất cả những tôn giáo chủ yếu ở Ấn Độ: Ấn giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo, Kỳ Na giáo (Jainism). Hiển nhiên rằng đây là một kỹ thuật tu tập phi giáo phái mà mọi người đều có thể tu và tiếp nhận lợi ích. Một số người Tây phương tới viếng Ấn Độ cũng bắt đầu theo học với đại sư Goenka, và sau khi ở lại Ấn Độ thêm thời gian, họ trở về Tây phương, sau khi trở về các nước Tây Phương, trông thấy người chung quanh họ quá đỗi đau khổ, nên họ đã thuyết phục đại sư Goenka sang Tây phương để dạy Đạo Phật. Năm 1979, đại sư đến nước Pháp và Canada để mở những khóa trình thiền Nội Quán đầu tiên ở Tây phương.

Cứ như thế, đại sư Goenka tiếp tục quay trở lại Tây phương để dạy thiền Nội Quán. Năm này qua năm khác, lời truyền tụng đã được người ta loan đi: “Hãy đến để xem, hãy đến và thử phương pháp thiền Nội Quán này.” Đây tức là phẩm chất của “Ehipassiko,” chữ Pa-li có nghĩa là đến để nếm thử Đạo Pháp. Các khóa sinh cũ mách bảo với bạn hữu của họ, và những người đó đến học. Rất nhanh, đại sư thấy rằng mình không đủ sức làm việc này một mình. Khi các môn sinh Ấn Độ và Tây phương ngày càng tiến triển công phu tu thiền, ông liền chỉ định một số môn sinh đó làm Thầy Phụ Tá để thay ông giáo thụ tu thiền. Tôi là một trong những Thầy Phụ Tá đó. Các khóa trình của chúng tôi dạy theo một đường lối mà tất cả những huấn thị chính thức đều do đại sư Goenka thu thanh vào những cuộn băng rồi được pháp thanh ra. Vào những buổi tối có những bài Thuyết Pháp của đại sư phát ra từ băng thu thanh hoặc băng video. Vai trò của Thầy Phụ Tá là hướng dẫn khóa sinh suốt thời gian tu tập 10 ngày, trả lời bất cứ các câu hỏi nào của khóa sinh liên quan phương pháp tu tập, và giải quyết bất cứ vấn đề gì có thể xảy ra trong khóa trình tu thiền. hệ thống tổ chức theo lối này giúp đại sư có thể mở nhiều khóa trình khắp thế giới. Những khóa trình này đã trở thành rất nổi tiếng, cho nên các trung tâm thiền Nội Quán đã được thành lập thêm khắp nơi ở Ấn Độ và Tây phương.

Năm 1976, đại sư Goenka thành lập trung tâm thứ nhất, đặt tên là “Đạo Pháp Chi Cương,” tọa lạc ở thị trấn Igatpuri, các thành phố Bombay khoảng bốn tiếng đồng hồ xe chạy. Ngày nay đây là trung tâm thiền Nội Quán lớn nhất thế giới. Trên toàn cầu bây giờ (năm 1995) có 40 trung tâm, và đã mua đất đai để thiết lập những trung tâm ở các nơi tôn nghiêm của Phật giáo, như Sarnath (nơi có Vườn Lộc Uyển), Bồ Đề Đạo Tràng, và Lâm-Tì-Ni (Lumbini).

Thiền Nội Quán Làm Cách Nào Để Giúp Nhân Thế Ở Thế Kỷ 21

Trong khi đang bước sang thế kỷ 21, chúng ta thấy sự đau khổ hiện diện khắp mọi nơi. Lối sống cạnh tranh hiện đại chuyển động rất nhanh, nhưng các khoa kỹ mới mẻ không đem lại hạnh phúc. Các hệ thống kinh tế của chúng ta giải quyết được bao nhiêu vấn đề thì đồng thời chúng cũng tạo ra thêm bấy nhiêu vấn nạn! Trong những quốc gia đã mở mang, chúng ta thấy rõ rằng bất kể những tiến bộ về y tế, giáo dục và kỹ thuật, những trường hợp bệnh tâm thần, thanh thiếu niên phạm pháp, nạn ghiền rượu, ma tuý, li dị, phạm tội, tự sát, v.v., vẫn gia tăng nhiều. Mức độ điện toán hóa rộng rãi bắt đầu làm tăng thêm nạn thất nghiệp. Hố cách biệt giữa quốc gia nghèo và giàu ngày càng lớn hơn. Trong quá trình phát triển của những nước nghèo khổ, cũng gặp những vấn đề giống như trong các xã hội Tây phương nói trên. Ngoài ra, phần lớn dân số của họ vẫn ở trong cảnh nghèo khó, vì tài phú vẫn ở trong tay của một số ít người. Vì thế, chúng ta thấy rằng người giàu đau khổ, người nghèo cũng đau khổ.

Làm sao giải quyết khốn khổ này? Mỗi xã hội đều do các cá nhân hợp thành. Con người biến thành nô lệ cho khát vọng, tham vọng, mục tiêu và lý tưởng của họ. Những dục vọng này rất ít khi có thể được thỏa mãn hoàn toàn, gây ra lo lắng nóng nảy và bất thỏa mãn. Đây là vấn nạn chung của tất cả nhân loại. Vì nó là tật bệnh phổ biến, cho nên phương thuốc chữa trị cũng cần phải phổ biến. Cơ sở của bất cứ xã hội lành mạnh nào luôn luôn phải là sự lành mạnh của các thành viên sống trong xã hội đó. Chỉ khi nào mỗi cá nhân đều có cái tâm thanh tịnh, an lạc, thì chúng ta mới có thể kỳ vọng xã hội có an tường và hài hoà. Lời giới thiệu về UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc) viết rằng: “Chiến tranh khởi nguyên ở trong lòng người, vì thế công trình bảo vệ hòa bình cần phải thiết lập trong lòng người.” Bất cứ pháp môn tu hành nào có thể tạo an tịnh và thanh tịnh hóa lòng người, chẳng hạn như thiền Nội Quán, hiển nhiên đáng để chúng ta thăm dò thảo luận. Nếu các phần tử ưu tú và các cấp công nhân trong xã hội – dù là thuộc các xí nghiệp hay thuộc cơ quan chính phủ -- có thể tận dụng những lợi ích của thiền Nội Quán, thì bao nhiêu vấn đề ngăn trở những ý nguyện truy cầu hòa bình và hạnh phúc trên thế giới sẽ tức khắc giải quyết được ngay. Dù sao chăng nữa, cơn tức giận của tín đồ Ấn Độ giáo đâu có khác gì với cơn tức giận của một tín đồ Do Thái giáo, hoặc Cơ Đốc giáo, hoặc Hồi giáo. Tức giận là tức giận. Ngược lại, hạnh phúc và sự hài hòa trong lòng của tín đồ Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Phật giáo hoặc một người vô thần cũng đều như nhau. Hạnh phúc là hạnh phúc, hài hòa là hài hòa. Nếu thiền Nội Quán muốn được các dân tộc khắp nơi trên thế giới tiếp nhận thì nó phải được cống hiến cho họ như là một phương pháp phi giáo phái. Nếu coi nó là một pháp môn tu hành của một tôn giáo, thì giáo đồ tôn giáo khác sẽ cảm thấy e ngại và không muốn thực hành phương pháp đó, và họ không được hưởng lợi ích.

Tiến Triển của Thiền Nội Quán tại Ấn Độ

Nếu muốn cho việc thực hành Phật pháp đạt được hiệu quả đích thực, thì cần phải đi sâu vào mọi tầng lớp xã hội. Ở phương diện này, Ấn Độ đã khởi sự tốt đẹp. Năm 1985, Viện Nghiên Cứu Nội Quán (VRI) thành lập tại “Phật Pháp Chi Cương” để nghiên cứu những vấn đề tương quan với thiền Nội Quán. Trung tâm ấy có hai nhiệm vụ:
(1) Phiên dịch và xuất bản Tạng Kinh Pa-li Văn

(2) Nghiên cứu để tìm cách áp dụng thiền Nội Quán trong đời sống hằng ngày

Viện VRI đã gách vác trọng trách xuất bản toàn bộ Tạng Kinh Pa-li văn và những phần chú giải tương quan. Các học giả Pa-li văn đến từ Ấn Độ và các nước khác, trong số đó có nhiều vị tỳ-kheo thông tuệ đến từ Miến Điện, đều hiệp trợ công tác này. Giai đoạn thứ nhất là cung cấp một phiên bản chính xác về Tam Tạng Kinh và những lời chú giải viết bằng thể văn tự Thiên Thành (Devanagari) của Ấn Độ. Công tác này sẽ có thể bổ sung cho những nỗ lực của chùa Na Lan Đà (Nalanda Mahavihara), chùa này đầu tiên xuất bản Tam Tạng Kinh bằng thể văn tự Thiên Thành, nhưng nay đã tuyệt bản. Kết quả là bộ kinh “Trưởng Ni Kha Gia” (Digha Nikaya) gồm 11 quyển đã xuất bản. Bộ “Trung Ni Kha Gia” đã được ấn loát. Kỳ dư, phần lớn những kinh điển còn lại đã viết vào máy điện tử. Đồng thời, việc xuất bản kinh điển bằng văn tự La-tinh hóa cũng đã bắt đầu. Trước tiên, Viện Nghiên Cứu Nội Quán sẽ xuất bản những kinh điển mà Học Hội Pa-li Thánh Điển chưa xuất bản. Học giả Tây phương và học sinh Nội Quán hiện đã có thể tiếp cận được toàn bộ kinh điển. Vì thế, kế hoạch xuất bản bằng văn tự La-tinh hóa của Viện Nghiên Cứu Nội Quán là bổ túc cho công tác vĩ đại mà Học Hội Pa-li Thánh Điển đã hoàn thành.

Sứ mạng thứ hai của Viện Nghiên Cứu Nội Quán là nghiên cứu cách áp dụng phương pháp khoa học cho thiền Nội Quán ứng dụng trong các địa hạt như giáo dục, y tế, biến thiên xã hội, và chính phủ, như sau:

Giáo Dục

Đầu tiên, chúng ta hãy xét thiền Nội Quán và giáo dục. Các nhà giáo dục hiện đại tựa hồ thờ ơ với việc thăm dò thế giới tình tự và tinh thần của tâm thức. Học hỏi về thế giới bên ngoài giúp học sinh thu nhập những kỹ năng để mưu sinh. Nhưng, giáo dục về thế giới nội tâm của chúng ta dạy cho học sinh nghệ thuật sống - nhờ đó họ phát sanh sự an tường và hài hòa cho chính mình và cho tha nhân.

Năm 1993, ở Ấn Độ đã tổ chức hơn 30 khóa trình nội quán dành cho thiếu nhi, với khoảng 5,000 em thuộc những lứa tuổi khác nhau đã tham gia. Viện Nghiên Cứu Nội Quán đã khai triển những bài học về Giới, Định, Huệ thích hợp với trình độ thiếu nhi, để sử dụng song song với những thời kỳ thực hành tu thiền “Anapanastati” trong ba ngày. Các em tham gia những trò chơi, tập hội họa, và cùng với các Thầy Phụ Tá tham dự các nhóm thảo luận. Các em nói chuyện về những vấn đề trong đời sống của chúng và về sự cần thiết phải thực hành Giới, những khóa trình này tiếp tục được tổ chức khắp nước Ấn Độ.

Những cuộc nghiên cứu về lãnh vực này cho thấy rằng các thiếu nhi này sau đó đã làm bài giỏi hơn trong kỳ thi và ít gây rắc rối tại trường hơn các trẻ em khác. Các thầy giáo nào đã tham gia khóa trình thiền Nội Quán 10 ngày cũng được khích lệ hãy cho các học sinh của họ thực hành “Anapanasati.” Chúng tôi đề nghị trước khi lớp học bắt đầu, giữa giờ học và khi lớp học kết thúc, thầy giáo và học trò cần thực hành vài phút “Anapanasati.”

Dạy trẻ em nhận thức Phật pháp tức là bạn huấn luyện cho chúng sống đời an trường và hạnh phúc.

Y Tế

Tương tự như trên, những nghiên cứu về thiền Nội Quán trong lãnh vực y tế cũng đang tiến hành. Thiền Nội Quán không phải chỉ dùng để chữa trị tật bệnh cơ thể; nếu làm như vậy nó sẽ mất đi giá trị chân chính. Nhưng, các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những người thực hành thiền Nội Quán thường thuyên giảm các chứng bệnh tâm thần. Điều này cho thấy một phản ứng phụ của sự thanh tịnh tâm trí là sức khỏe cơ thể cũng được hưởng lợi ích.

Cai Ma Tuý

Một bản phúc trình trong thời kỳ hai năm của nhân viên thuộc cơ quan Kripa Foundation ở Bombay, một viện cai ma túy hàng đầu, đã kết luận rằng thiền Nội Quán rất có hiệu quả để cai ma túy. Tương tự như vậy, những viện cai ma túy khác ở Đức và Úc cũng thấy rằng nếu trong khóa trình cai độc của họ có thêm vào thiền Nội Quán thì phần đông những người được chữa trị sẽ không trở lại với ma túy nữa.

Biến Thiên Xã Hội

Nhiều công tác trong các nhà tù ở Ấn Độ đang được đẩy mạnh. Trong khám đường Tihar ở ngoại ô Tân Đề Li, là nhà tù lớn nhất Á Châu với số người thọ hình gồm hơn 9,000 người, những khóa thiền Nội Quán 10 ngày đang được tổ chức liên tục. Vị Tổng Thanh Tra Khám Đường ở Ấn Độ đã nói: “khi tôi đang tìm kiếm một phương pháp có thể giúp cải hóa người thọ hình trong ngục tù thì tôi đã tìm được thiền Nội Quán.”

Mấy năm trước đây hai nhà tù Amadbad và Baroda đã mở những lớp thiền Nội Quán, nghiên cứu kết quả cho thấy thái độ người tham gia thay đổi rất lớn, không khí nhà tù cũng biến thành an tường hòa khí. Tháng Tư năm 1994, đại sư Goenka đã chủ trì một khóa học thiền Nội Quán tại nhà tù Tihar, với trên 1,000 tù nhân và nhân viên nhà tù tham gia. Ông nói: “Những nhà tù này nhắm tới việc giúp cho người ta thoát ra khỏi đau khổ, ra khỏi những sai lầm. Thiền Nội Quán là công cụ rất tốt cho họ. Tôi rất vui mừng khi thấy điều đó đã bát đầu có hiệu quả. Trong tương lai chắc chắn nó sẽ trở thành tấm gương sáng cho toàn thế giới. Nhà tù phải nên quản lý như thế nào? Người thọ hình phải được cải thiện như thế nào, để sau này khi ra tù họ sẽ biến thành hữu ích cho xã hội chứ không phải là gánh nặng. Thiền Nội Quán chắc chắn giúp được như vậy.”

Những cuộc nghiên cứu để xác định ảnh hưởng của thiền Nội Quán đối với tù nhân cho thấy rằng phần đông đã có thể kềm chế cơn nóng giận của họ dễ hơn trước, một số người nói rằng tuy mức độ nóng giận của họ vẫn như trước, nhưng sự nóng giận ít khi xảy ra hơn. Người thọ hình cũng cảm thấy họ đạt được yên tịnh về tâm thần. Tất cả tù nhân đều nói rằng họ đã cải thiện lòng thương và từ bi đối với người khác, đối với cả các tù nhân khác lẫn nhân viên nhà tù. Nhiều người cảm thấy rằng họ muốn giúp đỡ các tù nhân khác. Nhiều người đã bỏ hút thuốc lá. Tại nhà tù Tihar họ đã thành lập một trung tâm tọa thiền thường trực và đặt tên là “Tihar Đạo Pháp.”

Thiền Nội Quán và Trẻ Em Vô Gia Cư

Trong các vùng khác ở Ấn Độ, những khóa trình thiền Nội Quán đã được tổ chức cho giới trẻ em vô gia cư. Theo tài liệu của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc, Ấn Độ có con số nhi đồng lang thang đầu đường xó chợ nhiều nhất thế giới. Tháng 10 và tháng 12 năm 1994, hai khóa học Anapanasati đã được tổ chức cho giới trẻ em vô gia cư ở Bombay, với hơn 100 em tham gia. Khóa thứ nhất được tổ chức qua cơ quan từ thiện của Mẹ Theresa cho các trẻ em sống ngoài đường. Khóa thứ nhì thì được tổ chức bởi Ruman House, một cơ quan từ thiện chuyên giúp đỡ các thiếu nhi phạm pháp và những đứa trẻ bỏ nhà ra đi. Những khóa học này được hướng dẫn bởi các thầy phụ tá sơ cấp, và hàng tháng họ trở lại để tọa thiền cùng với các trẻ em và trả lời những câu hỏi của chúng. Các thầy phụ tá này thấy rằng các em sốt sắng tham gia, một cách đáng ngạc nhiên, trong những buổi tọa thiền tập thể, dù các em phải bỏ lỡ những giờ chơi đùa của chúng để tọa thiền với nhau! Người ta đang mở thêm những khóa học Anapanasati qua những cơ quan phi chánh phủ chuyên giúp trẻ em vô gia cư ở Bombay.

Thiền Nội Quán và Chánh Phủ

Thiền Nội Quán có thể trợ giúp mọi giai tầng của xã hội, kể cả chánh phủ. Các cơ cấu chánh phủ, như Bộ Gia Cư và Phát Triển của tiểu bang Maharashtra, Hội Đồng Dầu Hỏa và Khí Đốt Thiên Nhiên, v,v..., đã bắt đầu chính thức phái các viên chức cao cấp và sơ cấp tham gia các khóa học thiền Nội Quán tại Phật Pháp Chi Cương. Gần đây, Hội Đồng Lao Động của tiểu bang Maharashtra đã gửi một văn thư cho chánh phủ và các xí nghiệp tư nhân, yêu cầu phái nhân viên tham gia các khóa học thiền Nội Quán. Công việc nghiên cứu có tính cách khoa học đang được tiến hành đê thăm dò ảnh hưởng của thiền Nội Quán trong địa hạt này.

Cơ Kim Hội Phục Hưng Phật Pháp ở Ấn Độ

Gần đây, Viện Nghiên Cứu Nội Quán (VRI) đã thành lập một cơ kim hội (foundation) để phục hưng Phật Pháp ở Ấn Độ. Một trong những kế hoạch của cơ kim hội này là kiến tạo một ngôi chùa tai Tân Đề Li. Ngôi chùa này sẽ kính cẩn tàng trữ di tích của Đức Phật, thay vì cất chúng ở các viện bảo tàng khác nhau. Kiến trúc của ngôi chùa này sẽ phỏng theo ngôi chùa Shwedagon nổi tiếng ở Ngưỡng Quang, Miến Điện.

Hội Cơ Kim Phục Hưng Phật Pháp Ấn Độ cũng sẽ thi hành những công tác để đính chánh những sai lầm và ngộ nhận đã ăn sâu trong tâm trí dân chúng Ấn Độ về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Một phần trong công trình này sẽ là công việc phân phát miễn phí những kinh điển Pa-li văn viết bằng thể văn tự hiện đại của ngôn ngữ Hindi. Viện nghiên Cứu Nội Quán vững tin rằng công cuộc quảng bá này sẽ giúp các học giả, các khoa học hỏi và nghiên cứu các loại công tác phước lợi khác nhau ở Ấn Độ.

Phát Triển Thiền Nội Quán Trên Thế Giới

Hiện nay thế giới Tây Phương có 12 Trung Tâm Nội Quán, Mỹ và Úc Châu đều có 4 trung tâm, Đức, Pháp, Anh, và Tân Tây Lan mỗi nước có 1 trung tâm. Ở các nước Nhật Bổn, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Cam Bốt và Nepal cũng có những trung tâm Nội Quán. Ngoài ra, ở các nước Bỉ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Do Thái và Nam Mỹ đều thường xuyên tổ chức những khóa trình thiền Nội Quán 10 ngày. Những tư liệu về thiền Nội Quán đã được phiên dịch sang các ngôn ngữ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Do Thái, Nam Tư. Công tác phiên dịch Nga văn đang tiến hành. Trung tâm chính yếu ở Tây phương là ở Shelburne Falls, Massachsetts, Hoa Kỳ. Tại đây đang kiến tạo một ngôi chùa có những thiền phòng cá nhân, thiền phòng đang sử dụng thì đã vượt quá 100 gian. Các trung tâm này cũng thành lập “Nhà Mở Ngỏ” để tiếp những người địa phương chưa theo học những khóa trình thiền Nội Quán 10 ngày. Người ta đến đây để nghe những bài thuyết giảng nhập môn về thiền Nội Quán và Phật pháp.

Những trung tâm này cũng tổ chức những buổi tối thuyết giảng nhập môn tại các thư viện, trường đại học và trường học trong các thị xã lân cận. Những công tác trong các nhà tù đã được xúc tiến, đồng thời mở các khóa dạy Anapanasati cho các em học sinh. Ngày nay mỗi thị trấn đều có những trường học, hội quán thể dục, sân vận động, để phát triển trí thức và thân thể, hy vọng có ngày mỗi thị trấn cũng sẽ có một Trung Tâm Nội Quán, để phát triển cuộc sống an tường hài hòa. Vì thế, chúng tôi đang nghiên cứu dể tìm cách đem thiền Nội Quán vào các xã hội khác nhau, để dẫn tới sự thay đổi tốt đẹp cho tất cả mọi người.

Kết Luận

Sau cùng, tôi xin kết luận bằng cách trích dẫn từ bài diễn văn khai mạc của đại sư Goenka đọc tại một cuộc hội thảo quốc tế có chủ đề là “Thiền Nội Quán và Sự Thiết Yếu của Nó Đối Với Thế Giới Ngày Nay.” Cuộc hội thảo đó triệu tập ở Tân Đề Li vào tháng 4 năm 1994. “Các bạn thân mến, mỗi buổi sáng ánh mặt trời xua đuổi bóng tối của ban đêm. Ánh sáng chiếu rọi tới bất cứ một góc nào của thế giới, hoặc bất cứ mùa nào trong năm, cũng đều giống như thế. Dù là quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mỗi khi mặt trời mọc lên thì bóng tối tự nhiên biến mất. Tương tự như vậy, ánh sáng của Nội Quán xua đuổi bóng tối của vô minh và đau khổ, bất kể thời gian hay không gian. Trên khắp thế giới ngày nay bóng tối của đau khổ đang lan tràn. Dân chúng khắp nơi mong mỏi tìm được một cách giải pháp cho những đau khổ trong đời họ. Vì thế, chẳng đáng ngạc nhiên rằng ánh sáng của Nội Quán, tức là ánh sáng của trí huệ, đã chứng tỏ rằng nó rất thiết yếu trong thế giới hiện đại.” Xin cám ơn các bạn đã lắng nghe.

CHÚ THÍCH: Tác giả bài diễn văn này, Bác Sĩ Geo W. Poland, là một bác sĩ y khoa người Canada, ông tham dự cuộc hội nghị này trong khi đang ở Đài Loan để chủ trì những khóa trình thiền Nội Quán 10 ngày.
 

gioidinhhue

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 7 2010
Bài viết
950
Điểm tương tác
47
Điểm
28
Địa chỉ
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
Pháp đang là...

Không cần biết Pháp từ đâu đã tới
Chỉ biết rằng Pháp hiện hữu trong ta
Ta đón Pháp như đón niềm vui mới
Như món quà Trời Đất gởi tặng ta.

Sống trong Pháp ta như quên tất cả
Quên ưu phiền, quên cả bản thân ta
Nhưng ta biết Tuệ Nhật luôn tỏa sáng
Pháp đến đi ngay khoảnh khắc đang là...

Thiện và Ác
(Cảm tác sau khi đọc Thư thầy trò 13)

Em nói đã mơ hồ về thiện ác
Nhưng em ơi, thiện ác chỉ vô hình

Thiện và ác như đường tơ kẻ tóc
Vượt ra ngoài thiện ác, mới phân minh.

Em nói đã mơ hồ về thiện ác
Mừng cho em biết khai mở tâm mình
"Không nghĩ thiện và cũng không nghĩ ác"
Chính là nơi Thực Tánh Pháp hiển minh.

trungtamhotong
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên