Tiếp thu Phật pháp ra sao cho an toàn ? Trí Từ xin chia sẽ...

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
- Đến với kho tàng Tam Tạng Kinh điển thì vô la vô tận, để hiễu rõ các điều trong đó thì Trí Từ có cách nhìn sau:
A. Tiếp Cận:

1. Để biết chính xác hơn cả thì nên học tiếng Pali để tự thân cảm nhận được từng câu từ được ghi chép lại trong Tam Tạng kinh điển đến từ nơi đức Phật từng thuyết giảng.

2. Lớn tuổi rồi, đầu óc không còn minh mẫn nữa thì ta tiếp cận bằng các phương tiện như: Nghe các giảng sử giảng lại, trao đổi với các vị có học thức, đọc nhiều kinh sách, tự thân sàng lọc...

3. Lời dạy của Phật tuyệt đối không cay cú, thô bạo, lời Phật nghe rất nhẹ nhàng đậm chất Từ Bi, Trí Huệ. Phải nhớ rõ điều này.

4. Lời Phật dạy không thể nào có sự phỉ báng, moi móc người khác, quyết thắng hơn thua đến cùng.

5. Lời Phật dạy không bao giờ có sự cho rằng như vậy là đúng nhất vì như Phật đã nói rất nhiều câu liên quan về một sự việc như:
- Đúng Sai không tồn tại ở một sự việc, chỉ tồn tại ở nhận thức của người.
- Ta không tranh luận với thế gian, chỉ có thế gian tranh luận với ta.
- 4 Điều Phật dạy khi giao tiếp.
.........................

B. Nên Tránh Xa:

1. Kinh điển hoặc nghe ai nói Pháp nào đọc xong mà không đem lại lợi lạc ngay lúc đó.
2. Kinh điển hoặc nghe ai nói Pháp nào đọc xong và thực hành không thấy được lợi lạc lâu dài.
3. Nghe ai đó nói Phật pháp mà dùng câu từ bậy bạ, dơ bẩn, nói chuyện siêu hình, chẳng thực tế trước...
4. Phân tích cả bậc chứng quả, các quả vị mà nói y như ta đã trải qua thì phải cẩn trọng... vì nếu thực chứng quả thì đã chẳng ở đây.
5. Tranh luận gay gắt với nhau là điều hoàn toàn nên tránh, hãy nên đưa ra cái hiểu của mình và biện luận trong ôn hòa, khi đuối lý, hết kiến thức thì nên im lặng để lắng nghe vì rằng không phải cái gì ta cũng biết hết.

ÔN HÒA là từ thế gian, LỤC HÒA là bao trùm hơn cả
 

muathularung

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
15 Thg 8 2014
Bài viết
263
Điểm tương tác
102
Điểm
43
...

- Đến với kho tàng Tam Tạng Kinh điển thì vô la vô tận, để hiễu rõ các điều trong đó thì Trí Từ có cách nhìn sau:
A. Tiếp Cận:

1. Để biết chính xác hơn cả thì nên học tiếng Pali để tự thân cảm nhận được từng câu từ được ghi chép lại trong Tam Tạng kinh điển đến từ nơi đức Phật từng thuyết giảng.

2. Lớn tuổi rồi, đầu óc không còn minh mẫn nữa thì ta tiếp cận bằng các phương tiện như: Nghe các giảng sử giảng lại, trao đổi với các vị có học thức, đọc nhiều kinh sách, tự thân sàng lọc...

3. Lời dạy của Phật tuyệt đối không cay cú, thô bạo, lời Phật nghe rất nhẹ nhàng đậm chất Từ Bi, Trí Huệ. Phải nhớ rõ điều này.

4. Lời Phật dạy không thể nào có sự phỉ báng, moi móc người khác, quyết thắng hơn thua đến cùng.

5. Lời Phật dạy không bao giờ có sự cho rằng như vậy là đúng nhất vì như Phật đã nói rất nhiều câu liên quan về một sự việc như:
- Đúng Sai không tồn tại ở một sự việc, chỉ tồn tại ở nhận thức của người.
- Ta không tranh luận với thế gian, chỉ có thế gian tranh luận với ta.
- 4 Điều Phật dạy khi giao tiếp.
.........................

B. Nên Tránh Xa:

1. Kinh điển hoặc nghe ai nói Pháp nào đọc xong mà không đem lại lợi lạc ngay lúc đó.
2. Kinh điển hoặc nghe ai nói Pháp nào đọc xong và thực hành không thấy được lợi lạc lâu dài.
3. Nghe ai đó nói Phật pháp mà dùng câu từ bậy bạ, dơ bẩn, nói chuyện siêu hình, chẳng thực tế trước...
4. Phân tích cả bậc chứng quả, các quả vị mà nói y như ta đã trải qua thì phải cẩn trọng... vì nếu thực chứng quả thì đã chẳng ở đây.
5. Tranh luận gay gắt với nhau là điều hoàn toàn nên tránh, hãy nên đưa ra cái hiểu của mình và biện luận trong ôn hòa, khi đuối lý, hết kiến thức thì nên im lặng để lắng nghe vì rằng không phải cái gì ta cũng biết hết.

ÔN HÒA là từ thế gian, LỤC HÒA là bao trùm hơn cả

Xin được hỏi Trí Từ nên tránh xa kinh nào?
Nên thực hành kinh nào?
Kinh nào mà Trí Từ thấy không có lợi ích với trí Từ trong sự hiểu biết của chính mình?
Kinh nào là thực sự có lợi ích với Trí Từ? Tất cả câu hỏi dều muốn cho ví dụ cụ thể và vài lời giải thích
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Xin được hỏi Trí Từ nên tránh xa kinh nào?
Nên thực hành kinh nào?
Kinh nào mà Trí Từ thấy không có lợi ích với trí Từ trong sự hiểu biết của chính mình?
Kinh nào là thực sự có lợi ích với Trí Từ? Tất cả câu hỏi dều muốn cho ví dụ cụ thể và vài lời giải thích

Có nhớ là đã hữa không xen vào nhau nữa không mặt dày ?
 

vodanhladanh

Registered
Phật tử
Tham gia
24 Thg 1 2015
Bài viết
317
Điểm tương tác
274
Điểm
43
- Đến với kho tàng Tam Tạng Kinh điển thì vô la vô tận, để hiễu rõ các điều trong đó thì Trí Từ có cách nhìn sau:
A. Tiếp Cận:

1. Để biết chính xác hơn cả thì nên học tiếng Pali để tự thân cảm nhận được từng câu từ được ghi chép lại trong Tam Tạng kinh điển đến từ nơi đức Phật từng thuyết giảng.

2. Lớn tuổi rồi, đầu óc không còn minh mẫn nữa thì ta tiếp cận bằng các phương tiện như: Nghe các giảng sử giảng lại, trao đổi với các vị có học thức, đọc nhiều kinh sách, tự thân sàng lọc...


Kính đạo hữu Trí Từ!
vodanh xin có ý kiến về 2 ý này.
Thứ nhất là việc học tiếng Pali tuy tốt nhưng không đơn giản như Trí Từ nghĩ đâu, bởi 1 ngôn ngữ mà ta có thể cảm nhận từng câu từng chữ thì Trí Từ phải suy nghĩ bằng tiếng Pali, khóc bằng tiếng Pali, chửi thề bằng tiếng Pali, có vậy mới cảm nhận được, còn chỉ đọc dịch, còn phải suy nghĩ về ngữ pháp mà muốn có được sự cảm nhận từng câu từng chữ thì như mò trăng đáy nước, phí công vô ích. Đây là việc cả đời, phải dám hy sinh tất cả mới làm được, đâu phải chỉ thích sơ sơ là làm được, đâu phải học vài câu Pali rồi nói tôi biết tiếng Pali, tôi hiểu kinh Phật bằng tiếng Pali. Chẳng nên xúi bậy người khác phí công vô ích.
Thứ hai: khi đầu óc không còn minh mẩn nữa thì chỉ nên giữ thanh tịnh thôi, chớ có gặm kiến thức nhiều, bụng khó tiêu mà xúi ăn nhiều là nguy hiểm đấy. Có một số người khi đầu óc mệt mỏi, hay bị tress thì lôi kinh ra đọc, đó là sai lầm. Khi đầu óc mệt mỏi, bị tress chỉ nên niệm Phật để được thanh tịnh thôi. Việc đọc Kinh điển giáo lí phải dành cho lúc đầu óc tỉnh táo, việc cố đọc cho đến khi ngủ gật là một sai lầm.
Kính!
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính đạo hữu Trí Từ!
vodanh xin có ý kiến về 2 ý này.
Thứ nhất là việc học tiếng Pali tuy tốt nhưng không đơn giản như Trí Từ nghĩ đâu, bởi 1 ngôn ngữ mà ta có thể cảm nhận từng câu từng chữ thì Trí Từ phải suy nghĩ bằng tiếng Pali, khóc bằng tiếng Pali, chửi thề bằng tiếng Pali, có vậy mới cảm nhận được, còn chỉ đọc dịch, còn phải suy nghĩ về ngữ pháp mà muốn có được sự cảm nhận từng câu từng chữ thì như mò trăng đáy nước, phí công vô ích. Đây là việc cả đời, phải dám hy sinh tất cả mới làm được, đâu phải chỉ thích sơ sơ là làm được, đâu phải học vài câu Pali rồi nói tôi biết tiếng Pali, tôi hiểu kinh Phật bằng tiếng Pali.
- Trí Từ khuyên điều này là do đang tiếp cận 1 vị sư tu học bên Ấn Độ và trải qua gần 30 năm học tập bên đó. Nhận được học vị Tiến sĩ Phật Học và Tiến sĩ Triết Học. Trí Từ thọ giáo vị sư này kiến thức khá nhiều về Phật pháp và thấy được nhiều sự an lạc cũng như thực hành lời Phật dạy từ vị sư này trao truyền cảm thấy thật được an lạc nếu gắng hành trì.
- Cho nên Trí Từ luôn nghĩ để đạt được giải thoát ngoài xuất gia ra thì con đường tại gia khó mà đi đến nơi đến chốn, chỉ có xuất gia mới Ly Gia Cắt Ái hoàn toàn thì sự nghiệp tu học sẽ khác hẳn hoàn toàn so với tại gia. Cho nên Trí Từ luôn kính trọng các vị xuất gia là như vậy...
Chẳng nên xúi bậy người khác phí công vô ích.
- KHUYÊN và XÚI là khác nhau chứ đừng có nói là Xúi Bậy, bản thân chưa làm được hay chưa gần được vị nào đó làm được thì đưa ra câu này là sai lầm nghiêm trọng.
- Hỏi thử vodanh chứ vodanh có nghĩ trên đời này có người học thuộc lòng Tam Tạng kinh điển không ? Vodanh biết có tồn tại vị này không ? Người này được sánh ví như Anan đó...

Thứ hai: khi đầu óc không còn minh mẩn nữa thì chỉ nên giữ thanh tịnh thôi, chớ có gặm kiến thức nhiều, bụng khó tiêu mà xúi ăn nhiều là nguy hiểm đấy. Có một số người khi đầu óc mệt mỏi, hay bị tress thì lôi kinh ra đọc, đó là sai lầm. Khi đầu óc mệt mỏi, bị tress chỉ nên niệm Phật để được thanh tịnh thôi. Việc đọc Kinh điển giáo lí phải dành cho lúc đầu óc tỉnh táo, việc cố đọc cho đến khi ngủ gật là một sai lầm.
Kính!

Đồng ý luôn, cho nên Trí Từ đang rất lo sợ, sợ rằng giờ không chịu tu, sau này già rồi tu gì cũng không vào, vì bạn của Trí Từ giờ đây hầu như là các vị 5x 6x 7x 8x không, thấy họ ngày ngày tụng kinh, phụ giúp công quả cho chùa mà Phật pháp thấy họ không hiểu gì nhiều lắm, sợ rằng mình sau này cũng thế.

Lo ơi là lo mà chưa dám......................cố gắng thêm vậy. Duyên mỏng phước mòn quá :eek:nion43::eek:nion43::eek:nion43:
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên