Tìm bạn muốn thực hiện cuộc sống du sĩ, ẩn sĩ, tự do tự tại

alam

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2018
Bài viết
11
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Tìm một người bạn có lòng tin vào nhân quả luân hồi, giữ 5 giới, thích tự do tự tại, không muốn bị lệ thuộc gò bó, thích cuộc sống du sĩ, thích đời sống khổ hạnh, thích đời sống của các Tỳ kheo thời Đức Phật và muốn làm như vậy, yêu thích rừng núi, yêu thích sự tĩnh lặng, yêu thích cuộc sống của các ẩn sĩ thời xưa, muốn sống đời ẩn sĩ.

Muốn thực hiện các hoạt động sau: leo núi, vào rừng núi dạo chơi, hành thiền trong rừng, cắm trại trong rừng, đi bộ hoặc đạp xe xuyên Việt theo kiểu đi bụi ngủ lều, ngao du sơn thủy… sau cùng là ẩn tu. Tất cả đều thực hiện trong yên lặng, không ồn ào, không muốn mọi người biết đến.
Liên hệ: nam giới, tại gia, sn 1989, ở Sài gòn, email: bananaalam@gmail.com.vn, papayaalam@gmail.com
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Có phải Phật là họ Thích nên ai muốn làm Phật thì cái gì cũng phải thích mới thành phật được phải không .hahahahahahahahahahhahaha....

Tìm một người bạn có lòng tin vào nhân quả luân hồi, giữ 5 giới, thích tự do tự tại, không muốn bị lệ thuộc gò bó, thích cuộc sống du sĩ, thích đời sống khổ hạnh, thích đời sống của các Tỳ kheo thời Đức Phật và muốn làm như vậy, yêu thích rừng núi, yêu thích sự tĩnh lặng, yêu thích cuộc sống của các ẩn sĩ thời xưa, muốn sống đời ẩn sĩ.

Muốn thực hiện các hoạt động sau: leo núi, vào rừng núi dạo chơi, hành thiền trong rừng, cắm trại trong rừng, đi bộ hoặc đạp xe xuyên Việt theo kiểu đi bụi ngủ lều, ngao du sơn thủy… sau cùng là ẩn tu. Tất cả đều thực hiện trong yên lặng, không ồn ào, không muốn mọi người biết đến.
Liên hệ: nam giới, tại gia, sn 1989, ở Sài gòn, email: bananaalam@gmail.com.vn, papayaalam@gmail.com

Không biết đây có phải là hội bắt cóc lấy nội tạng không ta. hahahahahahahaahahahahhaha.......
Nếu nói thích những thứ trên để thành đạo thì các dân tộc trên núi cao họ đã thành Phật hết cả rồi . hahahahahaahahhahahaha......
Tương lai thế giới là đô thị hóa toàn phần , nên học cách làm Phật thành phố đi là vừa . hahahahahahahahaahahahhaha......
 

alam

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2018
Bài viết
11
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Không biết đây có phải là hội bắt cóc lấy nội tạng không ta. hahahahahahahaahahahahhaha.......
Nếu nói thích những thứ trên để thành đạo thì các dân tộc trên núi cao họ đã thành Phật hết cả rồi . hahahahahaahahhahahaha......
Tương lai thế giới là đô thị hóa toàn phần , nên học cách làm Phật thành phố đi là vừa . hahahahahahahahaahahahhaha......

dạ. Mỗi người mỗi bệnh. Mỗi người mỗi cách tu khách nhau. Em đang tìm kiếm người đồng quan điểm. Thích để rồi nhàm chán, để rồi từ bỏ. Nếu không Thích thì không cần phải tu làm gì nữa.
 

alam

Registered
Phật tử
Tham gia
25 Thg 4 2018
Bài viết
11
Điểm tương tác
3
Điểm
3
Sạo lại "Thích" với "Muốn" nhiều thế ạ?

Đây là một bài đoạn giảng của Ngài Ajahn CHah trong tác phẩm "Chỉ là một cội cây"
7. Cái Gáo Dừa

Tham muốn là một phiền não, nhưng trước tiên phải có ý muốn mới có thể khởi đầu việc hành thiền. Giả sử bạn đến chợ mua một quả dừa và lúc ra về có người hỏi:

- Anh mua dừa làm gì?

- Mua để ăn.

- Anh sẽ ăn luôn gáo dừa sao?

- Dĩ nhiên là không.

- Tôi không tin, nếu không ăn luôn gáo dừa, tại sao anh lại mua nó?

Vậy đó, bạn sẽ trả lời như thế nào khi có ai cắc cớ hỏi như vậy?

Chúng ta nảy ra ý muốn hành thiền trước khi thực hành. Nếu không có ý muốn thực hành đến trước thì sẽ không có việc thực hành. Quán sát như vậy giúp cho trí tuệ phát sinh. Bạn biết rõ điều này. Chẳng hạn, đối với trái dừa, bạn sẽ ăn luôn cái gáo dừa chăng? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao bạn mua nó? Bởi vì cái gáo dừa chứa đựng phần cơm dừa. Chúng ta không ăn gáo dừa, nhưng bây giờ chưa phải lúc vất bỏ nó. Thoạt đầu, phải giữ gáo dừa lại. Sau khi ăn cơm dừa xong, mới vất bỏ gáo dừa.

Việc thực hành của chúng ta cũng vậy. Trước khi hành thiền, ta phải có ý muốn hành thiền, nhưng sự muốn là một phiền não. Bởi vậy khi đã hành thiền rồi, phải bỏ mọi ý muốn, mọi tham ái đi. Nếu có người nào cho rằng chúng ta ăn cả cái gáo dừa thì đó là chuyện của họ. Chúng ta biết chuyện của chúng ta đang làm là được rồi.
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Nếu thích thì cứ OK không ai ngăn cản cả, nhưng dùng OK thì làm sao cho có....hahahahahaahahahahahhaa......

Sạo lại "Thích" với "Muốn" nhiều thế ạ?

Đây là một bài đoạn giảng của Ngài Ajahn CHah trong tác phẩm "Chỉ là một cội cây"
7. Cái Gáo Dừa

Tham muốn là một phiền não, nhưng trước tiên phải có ý muốn mới có thể khởi đầu việc hành thiền. Giả sử bạn đến chợ mua một quả dừa và lúc ra về có người hỏi:

- Anh mua dừa làm gì?

- Mua để ăn.

- Anh sẽ ăn luôn gáo dừa sao?

- Dĩ nhiên là không.

- Tôi không tin, nếu không ăn luôn gáo dừa, tại sao anh lại mua nó?

Vậy đó, bạn sẽ trả lời như thế nào khi có ai cắc cớ hỏi như vậy?

Chúng ta nảy ra ý muốn hành thiền trước khi thực hành. Nếu không có ý muốn thực hành đến trước thì sẽ không có việc thực hành. Quán sát như vậy giúp cho trí tuệ phát sinh. Bạn biết rõ điều này. Chẳng hạn, đối với trái dừa, bạn sẽ ăn luôn cái gáo dừa chăng? Dĩ nhiên là không. Vậy thì tại sao bạn mua nó? Bởi vì cái gáo dừa chứa đựng phần cơm dừa. Chúng ta không ăn gáo dừa, nhưng bây giờ chưa phải lúc vất bỏ nó. Thoạt đầu, phải giữ gáo dừa lại. Sau khi ăn cơm dừa xong, mới vất bỏ gáo dừa.

Việc thực hành của chúng ta cũng vậy. Trước khi hành thiền, ta phải có ý muốn hành thiền, nhưng sự muốn là một phiền não. Bởi vậy khi đã hành thiền rồi, phải bỏ mọi ý muốn, mọi tham ái đi. Nếu có người nào cho rằng chúng ta ăn cả cái gáo dừa thì đó là chuyện của họ. Chúng ta biết chuyện của chúng ta đang làm là được rồi.

Hahahahaahhaahhahahaha...... nói đến Lão sư Ajahn CHah thì ta lại nhớ Ngài cũng có nói câu chuyện về mấy cha tu sĩ lắm mồm là . nếu ai hỏi cái gì thì trả lời cái đó , đằng này có người hỏi ngài đi đâu đấy , thì trả lời là tôi vừa đến đây , nghe nói trong rừng có nhiều thứ để nhuộm áo quần tốt lắm , nên tôi đi đến đây để hỏi thăm xem chỗ nào có thứ đó , cụ có biết ai biết chỗ nào có...... hahahahaha........ thay vì chỉ nói một câu là xong . cũng vậy anh bạn cứ lòng vòng làm gì khi mà muốn xài cùi dừa là xài ngay , muốn THIẾN thì THIẾN ngay cần gì phải dấm dứ cho mệt người . hahahaahahahahahahahhahaha.....
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
dạ. Mỗi người mỗi bệnh. Mỗi người mỗi cách tu khách nhau. Em đang tìm kiếm người đồng quan điểm. Thích để rồi nhàm chán, để rồi từ bỏ. Nếu không Thích thì không cần phải tu làm gì nữa.

Hahahaahahahahahahaha....... Tu thì liên quan gì đến thích hay không thích. hahaahahahahahahahahhahaha....
Mà từ bỏ làm chi. Cơm cứ ăn , nước cứ uống , áo quần cứ mặc cả ngày .hahahahahahahaahhaahha..... đừng cởi ra trông kỳ lắm .hahahahahahaahhaahhaha.....
Các cụ khi xưa chỉ hay nhắc là chẳng lấy chẳng bỏ thôi.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,715
Điểm tương tác
784
Điểm
113

Ngay bây giờ và tại đây, ở chỗ gần gũi nhất là thân và ý của mình, hạ thủ công phu có phải tốt hơn không ?

Sao không tự hỏi cái ý tưởng "tìm bạn", "lên núi", "trải nghiệm xyz" này nó từ đâu chui ra mà cứ kéo dắt mình như trâu bò gà lợn, thật chẳng có chút thi vị sảng khoái nào của kẻ tự do cả !


Ps: Thế gian có câu: "Thích thì nhích", "dân chơi không sợ mưa rơi", "làm sao phải xoắn"...

Ấy dà ! Đã muốn liền làm, tính toán qua lại thành kẻ do dự, rốt sau rồi cũng thấy khó liền lui, thấy nản liền bỏ.

Nhớ khi xưa Ba Tuần, 1 bộ đồ, 1 đôi dép xách mông từ Bắc vô Nam, túi không cắc bạc, tâm vài lời Kinh; ấy thế mà cho tới nay vẫn thành kẻ vô dụng !

Đạo hữu này đang có những gì mà sao chần trừ do dự, tìm kiếm khắp nơi, nhấc mông chưa nổi ? Há muốn thành "kẻ bại hoại" của xã hội đương đại hay sao ?

Đừng lăn theo vết xe của Ba Tuần, thật uổng phí thì giờ, "đối với Đạo vô ích" !
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Có phải bạn không muốn tu ở chùa?
Có phải chỉ có nơi rừng núi bạt ngàn, không có những bức tường và cánh cổng, không thuộc quyền sở hữu của riêng ai mới làm bạn thỏa mãn? Nơi đó sẽ thanh lọc tâm của bạn một cách hoàn toàn tự nhiên.

Bạn muốn đi tu. Bạn tìm đến những ngôi chùa để trãi nghiệm thực tế, với hy vọng sẽ ở được lâu dài. Nhưng rồi chỉ được vài ba ngày là bạn cảm thấy ngột ngạt, cảm thấy bị giam cầm, quá ồn ào, du khách quá đông, sao lại nhiều nghi lễ thế...Và ý nghĩ "mình không thể ở đây lâu dài được" khởi lên trong tâm bạn, thế là bạn quyết định ra đi sau khi ngại ngùng xin phép trụ trì. Ôi giây phút bước ra khỏi cổng chùa mới thoải mái làm sao!

Bây giờ ở nhà thì không tu được: cuộc sống gia đình nhiều luyến ái, nhiều trói buộc, nhiều phận sự...
Còn ở chùa thì cũng gần giống như ở nhà, đó là một gia đình lớn hơn thôi


Tại sao các bậc thánh thời xưa đều từng trải qua thời gian ẩn tu nơi rừng núi?

(Bài viết chưa hoàn thiện...)



ha ha haha .... tại sao vậy ? [smile]

ờ mà có đúng TỰ NHIÊN không .... [smile]

:lol: :lol:
 

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
Tự quy y Phật. Đương nguyện chúng sanh thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. Thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm?
Tự quy y Pháp. Đương nguyện chúng sanh thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. Thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải?
Tự quy y Tăng. Đương nguyện chúng sanh thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. Thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại?

VĂN SÁM HỐI
...
Hiện tại đời con đang sống đây,
Tuy có duyên lành gặp Phật pháp,
Mà đã gây nên lắm nghiệp khiên.
Lòng còn chứa chấp tham kiêu mạn.
Sân si tật đố hạnh tà mê,
Miệng nói điêu ngoa thêm dối trá,
Gạt lường ác khẩu lời vu oan,
Sát sanh hại vật thân gây tạo,
Thương tổn sanh linh để lợi mình,
Tam Bảo chúng minh con sám hối.
Dứt tâm tương tục kể từ đây,
Không hề tái phạm dù lỗi nhỏ,
Nguyện gìn ba nghiệp như giá băng,
Nguyện đạt chân tông giáo viên đốn,
Kiến tánh viên minh tâm nhất như.
...

SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN QUY Y TAM BẢO

...Thế Tôn đã đinh ninh di giáo,
Mà con còn đắm đuối mê say,
Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày,
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh,
Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh,
Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go,
Thân ham dùng gấm vóc sa sô,
Ý mơ tưởng bao la vũ trụ,
Bởi lục dục lòng tham không đủ,
Lấp che mờ trí tuệ từ lâu,
Hôm nay con giác ngộ hồi đầu,
Xin sám hối phơi bày tỏ rõ,
Nguyện tội ác từ nay lìa bỏ,
Chuyển sáu căn ra khỏi lầm mê,
Trước đài sen thành kính hướng về,
Tịnh tâm ý quy y Tam Bảo,
Phật giới cấm chuyên trì chu đáo,
Dứt tận cùng cội rễ vô minh,
Chí phàm phu tự lực khó thành,
Cầu đức Phật từ bi gia hộ,
Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ,
Con dốc lòng vì đạo hy sinh,
Nương từ quang tìm đến bảo thành,
Đặng tự giác giác tha viên mãn.

SÁM TỔNG TRÌ

...Nguyện trở lại trong đời mê trược
Cứu chúng sanh hàn vết đau thương
Để báo đền ân đức Thế Tôn
Xin đem hết thân tâm phụng sự
Đời đau khổ con nguyền vào trước
Dẫu đau thương khó khổ không màng
Cứu chúng sanh là báo Phật thâm ân
Lời vàng ngọc con hằng ghi dạ
Nếu còn một chúng sanh chưa chứng quả
Cảnh Niết Bàn con đâu dám tự an
...
Nhưng tấm lòng kiên cố của chúng con
Nguyện trước Phật không bao giờ lay chuyển

Sờ sờ trước mắt đấy thôi. Cũng đâu khó hiểu. Cốt là khó làm.
Cái đơn giản trước mắt, cũng không nhận ra, cũng không thấy được, cũng không hiểu được, cũng không làm được, thì cái cao xa huyền diệu? Với tới chăng?

Dây dợ chằng chịt ra ri thì đi đến mô , làm cái chi rồi cũng lấn bấn cả thôi, chỉ mỗi cái tội là tìm hiểu dây chạc đã hết mẹ nó 100 kiếp rồi thì chạy đi mô .....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Tìm bạn đồng tu ẩn sĩ
Có ai đang tìm kiếm một đời sống ẩn tu nơi rừng núi xa vắng hay không? Có ai sẵn sàng từ bỏ tất cả, sống cuộc đời ẩn sĩ, ở các nơi xa vắng núi rừng, chuyên tâm thực hành Phật Pháp hay không ?

Nếu có hãy liên hệ với tôi (tôi là nam giới, tại gia, tphcm). Tôi đang tìm kiếm một đời sống như thế, chúng ta sẽ cùng nhau lên đường. Giống như rất nhiều vị đệ tử của Đức Phật đã chọn các trú xứ xa vắng, nơi rừng núi hoang vu, sống viễn ly, độc cư. Cũng giống như các vị thiền sư Ajahn Mun, Ajahn Chah, Sayadaw U Jotika và các đệ tử thời gian gần đây, đã sống đời du tăng trong rừng nhiều năm và khuyến khích sống nơi xa vắng. Chúng ta phải noi gương theo các ngài.

Nhưng trước tiên bạn phải tự mình trả lời 5 câu hỏi:
Câu 1. Tại sao tôi chọn sống đời du sĩ, ẩn sĩ, ở các nơi thanh vắng núi rừng? Ở chùa hoặc tu tại gia không được hay sao?
Câu 2. Tôi đã sẵn sàng từ bỏ gia đình, sống không gia đình hay chưa? Tôi có còn ràng buộc gì không? cha mẹ, con cái, người thân, huynh đệ, nhà cửa, chùa chiền...
Câu 3. Tôi đã vững tin vào phương pháp tu hành của mình chưa? Bởi vì sẽ không có một người thầy nào cả, chỉ có bạn với tôi và thiên nhiên thôi, có thể là thêm vài cuốn sách.
Câu 4. Tôi đã có cách sinh tồn ở nơi rừng núi xa vắng chưa? (chánh mạng, không sát sanh, không trộm cắp)
Câu 5. Tôi lên đường một mình hay cần có bạn đồng hành?

Nếu các câu trả lời của bạn là Câu 1: vẫn chọn nơi xa vắng núi rừng, Câu 2: sẵn sàng, Câu 3: vững tin, Câu 4: có cách sinh tồn, Câu 5: cần bạn đồng hành, thì hãy liên hệ với tôi, chúng ta sẽ cùng nhau lên đường khám phá cái tâm hoang dại của mình theo cách của các vị ẩn sĩ thời xưa. Nếu vì lý do nào đó mà một trong số chúng ta bỏ cuộc thì ít ra chúng ta cũng học được một bài học. Tôi nghỉ rằng mình sẽ không bao giờ bỏ cuộc khi vẫn còn một người bạn đồng hành. Email: bananaalam@gmail.com

Tái bút
Bạn hãy vào timbanansi chấm blogspot chấm com (tìm bạn ẩn sĩ) để xem các câu trả lời của tôi. Có thể tôi đã lên đường và không lên mạng nữa, bạn hãy vào blog đó, để lại thông tin liên lạc ở phần nhận xét, như vậy bạn có thể tìm được bạn đồng hành trên con đường ẩn sĩ hướng đến Niết Bàn.

Để tiện tìm kiếm người cùng chí hướng, mình ghi một số từ khóa: "muốn lên núi tu", "muốn lên rừng tu", " muốn vào rừng tu", "muốn tìm nơi ẩn tu", "muốn ở ẩn", "muốn vô rừng tu", "muốn lên núi sống", "muốn vô rừng sống", "muốn vào rừng sống" "muốn lên rừng sống", "vào rừng hành thiền", "lên núi hành thiền", "hành thiền trong rừng", "lên rừng tu hành", "lên núi tu hành" , "vào rừng tu hành", "vào rừng tu tập", "lên núi tu tập", "hành thiền trong rừng", "ngồi thiền trong hang", "lên núi ẩn tu", "vào rừng ẩn tu", "vào rừng thiền định", "vào rừng tu thiền", "lên núi tu thiền" ...


Cái đoạn từ khóa này làm tui suy nghĩ mất cả đêm [smile]

- phật đạo tu hành tại tâm ?

--> phải chăng vào rừng thì dễ tìm thấy TÂM chăng ?



ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,449
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha ... phim Đạt Ma Tổ Sư, phút 38+

https://www.youtube.com/watch?v=_W5-N0gH1pY

- Đại Sư, ngài đang làm gì vậy ?
- Các người đang làm gì ?

- Chúng tôi đang ngồi thiền làm Phật.
- Ta mài ngói làm gương.

- mài ngói mà cũng có thể mài gương ?
- Ngói không thể mài thành gương, tọa thiền há có thể thành Phật được sao ?

- Vậy làm sao mới có thể thành Phật ?
- Cần nên biết, Phật cũng không có hình thái nhất định và thiền cũng không phải là ngồi hay nằm. Các thầy chỉ biết ngồi thiền --> mà không hiểu vì sao lại phải ngồi thiền . Như vậy, mãi mãi không bao giờ kiến tánh .

- Vậy làm thế nào mới có thể kiến tánh ?
- Tu tập từ trên căn bản.

- Thế nào là căn bản.
- Tâm là căn bản.


Cho nên tui nghĩ chúng nên xác định mình nên bắt đầu từ chỗ nào để mà tu đã: TÂM. Rồi mới nên bắt đầu hạ thủ công phu .. phương pháp nơi đó. Trong bộ phim này có hai gương tu tập hoàn toàn khác nhau:

i. Bồ Đề Đạt Ma:

ngay từ ngày đầu lập chí đi tu đã khẳng định đi tìm tâm để lập đạo tràng .. phải tốn rất nhiều công phu, thời gian để tìm tâm --> cuối cùng tìm thấy ...

chắc chắn và có thể có lẽ chắc chắn vì vậy mà con đường tu của ông lại thênh thang hơn là một người khác.

ii. Lương Võ Đế:

người thứ hai chính là Lương Võ Đế .. ông hâm mộ đạo Phật .. trong quyền hạn làm vua đã xây chùa tạc tượng vô số .. nhưng lại không công không đức [smile]

Trạnh Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có viết một câu nói lối tu hành không biết mình làm gì của ông trong 1 bài thơ: Giới Sùng Bái Phật Vô Ích

- chẳng hay Lương Võ còn bia cũ

*** Lương Võ ở đây chính là một tấm gương tu đạo mà không đi học hỏi và có sự bắt đầu đứng đắn ... cho nên đối với bản thân không có ích lợi gì hết [smile].



mà thôi ... tạm gác chuyện đó .. trong các nhân vật thần tăng ở trong phim .. thì có 1 nhân vật tui nghĩ là ghê gớm nhất ... nhưng ông thành đạo ở trong Tàng Kinh Các --> là VÔ DANH THẦN TĂNG [smile]

https://www.youtube.com/watch?v=xcB8j0NhJ0k


Ở trong Phật Giáo Việt Nam hiện tại .. có nhiều vị cao tăng hòa thượng cũng tối ngày ở trong tàng kinh các ... nên họ giảng pháp hay quá ... như Hòa Thượng Thích Từ Thông, HT Thích Thanh Từ nè, ...[smile]


ờ mà đúng không ?

:lol: :lol:
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Tìm Tâm ở đâu?

Ha ha....

Chào khúc huynh!

Ngài Hoàng Bá là thầy của ngài Lâm Tế ấy thế mà khi Lâm Tế hỏi đại ý Phật Pháp là gì thì "Bộp" :icon_megagrin:

Nhưng đối với ngài Bùi Hưu thì ngài dạy : " Chư Phật và tất thảy chúng sinh đều là 1 Tâm... Vật nào ngay bản thể tức Phải..."

Chỗ dùng một gậy và dùng lời đều chỉ thẳng như vậy đấy ha ha...

Người học nên hướng chỗ nào tìm????

"Chưa cho suy nghĩ chủ khách phân" - Lâm Tế said

Chẳng phải là Thoại Đầu sao :icon_megagrin:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên