Tỉnh thức - Sự thật - Hạnh phúc

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Đây không phải là thứ tất cả mọi người đều quan tâm, nhưng đây là thứ tất cả mọi người đều sẽ tới lúc nhận ra được chúng.

Kính lễ các bậc tỉnh thức quá khứ, hiện tại và vị lai.

Cầu cho tất cả chúng sinh an lạc, tới được bến bờ của hiểu biết và thương yêu.

Mô Phật.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Kính Ngài Ba Tuần.

Xem những clip này lòng thấy vui vui... Vì tìm trong nhân thế có mấy người,,, sống an vui trong đời...

Nhưng qua cuộc nói chuyện trong clip; lại thấy niềm vui ấy thấp thoáng vẫn còn trong Nhân Tướng.

Cũng như lời cầu mong của Ngài - tới được bến bờ của hiểu biết và thương yêu (có phải là bến bờ chăng?),,, mong Ngài ngỏ ý đôi lời qua bài kệ trong kinh:
"Chư hành vô thường là pháp sanh diệt,
Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt làm vui".

Chỉ là đôi lời làm chộn rộn diễn đàn...
Cung kính Ngài.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Kính Ngài Ba Tuần.

Xem những clip này lòng thấy vui vui... Vì tìm trong nhân thế có mấy người,,, sống an vui trong đời...

Nhưng qua cuộc nói chuyện trong clip; lại thấy niềm vui ấy thấp thoáng vẫn còn trong Nhân Tướng.

Cũng như lời cầu mong của Ngài - tới được bến bờ của hiểu biết và thương yêu (có phải là bến bờ chăng?),,, mong Ngài ngỏ ý đôi lời qua bài kệ trong kinh:
"Chư hành vô thường là pháp sanh diệt,
Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt làm vui".

Chỉ là đôi lời làm chộn rộn diễn đàn...
Cung kính Ngài.
Chào đạo hữu,

Ngôn ngữ vốn luôn có hai miền đối đãi nên nói vui ắt có khổ, nói tịch diệt ắt có sanh diệt.

Các Pháp khi dùng nhục nhãn quán sát thì thấy có sự biến đổi, chuyển hoá (ấy là do lấy cái ảnh trực diện để so sánh với cái hình ảnh đã qua của Pháp).

Nếu dùng pháp nhãn quán sát thì thấy " cái này có nên cái kia có", cái này sanh tức là duyên hợp, cái này diệt tức là duyên ly, phân tách tới vi trần (ngày nay ví như nguyên tử, lân hư trần ngày nay gọi là hạt cơ bản) thì thành sắc không. Vi trần là sắc, sắc lúc chỗ này chỗ khác là nhờ cái không. Sắc chẳng nguồn gốc, Không chẳng xứ sở, gọi là cái sẵn có thì biết vốn chẳng sanh, chẳng diệt. Nếu trụ nơi sắc phát sanh phân biệt thì tướng có trước sau, động tĩnh. Nếu trụ nơi không thì tướng chẳng có , vô thường đặt ở chỗ nào. Thường, vô thường là do chấp trước, phân biệt mà ra.

Nên trụ nơi tâm vô sở trụ thì huệ nhãn phát sanh, vốn chẳng sanh diệt hay tịch diệt, vì bám chấp sự tướng nên bị tướng chuyển, thành ra sinh diệt thật có. Nơi sinh diệt, tìm kiếm sự bình yên cho tâm hồn thì tướng khổ vui hiện ra. Nói sanh diệt diệt dĩ là vì trực nhận ra sanh diệt vốn chẳng thật có, các Pháp xưa nay đều chẳng sai khác, chẳng đến đi vì nơi Pháp chẳng trụ tâm quá khứ, hiện tại, vị lai. Chỉ như thị thấy, như thị biết. Duyên sanh giả tạm vốn chẳng chướng ngại tâm tánh là ta nên khổ vui chỉ còn là danh tự trống không, ấy thì tức là cái vui của tịch diệt vậy.

Ps: Phật thấy tướng sanh diệt,
Mà nghĩ đến vô sanh.
Tìm trong, ngoài chẳng ra,
Ngưng tịch liền giải thoát.

*****************

VQ kính cúng dường Phật Tánh hiển bày.

y-nghia-hoa-sen-phong-thuy(1)(1).jpg
 
Last edited by a moderator:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Nên trụ nơi tâm vô sở trụ thì huệ nhãn phát sanh, vốn chẳng sanh diệt hay tịch diệt, vì bám chấp sự tướng nên bị tướng chuyển, thành ra sinh diệt thật có. Nơi sinh diệt, tìm kiếm sự bình yên cho tâm hồn thì tướng khổ vui hiện ra. Nói sanh diệt diệt dĩ là vì trực nhận ra sanh diệt vốn chẳng thật có, các Pháp xưa nay đều chẳng sai khác, chẳng đến đi vì nơi Pháp chẳng trụ tâm quá khứ, hiện tại, vị lai. Chỉ như thị thấy, như thị biết. Duyên sanh giả tạm vốn chẳng chướng ngại tâm tánh là ta nên khổ vui chỉ còn là danh tự trống không, ấy thì tức là cái vui của tịch diệt vậy

Vậy hỏi: ... Trụ nơi tâm vô sở trụ,,, có đồng nghĩa với tâm như hư không vô sở hữu chăng?

Vì còn trụ là còn có hướng về...
Còn có hướng về thì sao nói chẳng đến đi...
Vậy bến bờ hiểu biết và thương yêu có phải là nơi hướng về chăng?

Mong Ngài giải thích cho...
Cung kính
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Vậy hỏi: ... Trụ nơi tâm vô sở trụ,,, có đồng nghĩa với tâm như hư không vô sở hữu chăng?

Vì còn trụ là còn có hướng về...
Còn có hướng về thì sao nói chẳng đến đi...
Vậy bến bờ hiểu biết và thương yêu có phải là nơi hướng về chăng?

Mong Ngài giải thích cho...
Cung kính
Tâm như hư không vô sở hữu là thí dụ về tính vô nhiễm, thể vô biên của tâm. Còn "trụ nơi tâm vô sở trụ" để đối trị với thói quen bám víu của chúng sanh, vì vô sở trụ thì chẳng thể bám víu, dù cho muốn nắm giữ cũng không thể được. Vì chấp rằng có cái "tâm" ngoài mình để tìm kiếm nên nói "trụ nơi tâm" đấy là phép phá nhị biên hiển bày thật tướng.

Ví như ở nhà thì chẳng nói đã về, nói đã về là để nhằm khích lệ người chưa nhận ra mình vốn ở nhà mà thôi. Danh tự vốn không, vì tâm chấp nghĩa nên thành trói buộc đấy là tác dụng của thức thần, ngã chấp, pháp chấp.

Cho nên Kinh nói nghĩa có 03 câu, nay dùng ở đây thì nói: bến bờ, chẳng phải bến bờ, thị danh là bến bờ đó thôi.

Hiểu biết và thương yêu là tên gọi khác của vô duyên từ, đồng thể bi. Người đời chỉ thương yêu mà chẳng hiểu biết, lại cho phân biệt tướng, tánh, dụng là hiểu biết nên tách biệt hiểu biết với thương yêu ra làm 02. Kỳ thật chỉ là hai mặt của một bàn tay, nên nói "và" là nghĩa này vậy.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Tâm như hư không vô sở hữu là thí dụ về tính vô nhiễm, thể vô biên của tâm. Còn "trụ nơi tâm vô sở trụ" để đối trị với thói quen bám víu của chúng sanh, vì vô sở trụ thì chẳng thể bám víu, dù cho muốn nắm giữ cũng không thể được. Vì chấp rằng có cái "tâm" ngoài mình để tìm kiếm nên nói "trụ nơi tâm" đấy là phép phá nhị biên hiển bày thật tướng.

Ví như ở nhà thì chẳng nói đã về, nói đã về là để nhằm khích lệ người chưa nhận ra mình vốn ở nhà mà thôi. Danh tự vốn không, vì tâm chấp nghĩa nên thành trói buộc đấy là tác dụng của thức thần, ngã chấp, pháp chấp.

Cho nên Kinh nói nghĩa có 03 câu, nay dùng ở đây thì nói: bến bờ, chẳng phải bến bờ, thị danh là bến bờ đó thôi.

Hiểu biết và thương yêu là tên gọi khác của vô duyên từ, đồng thể bi. Người đời chỉ thương yêu mà chẳng hiểu biết, lại cho phân biệt tướng, tánh, dụng là hiểu biết nên tách biệt hiểu biết với thương yêu ra làm 02. Kỳ thật chỉ là hai mặt của một bàn tay, nên nói "và" là nghĩa này vậy.

Mô Phật.

Lời Ngài nói thật là rốt ráo.

Đa tạ người...
Cung kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên