Tội Lớn Nhất Và Nghiêm Trọng Nhất

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
46453324_1720505564722577_8896239298634842112_o.jpg


TỘI LỚN NHẤT VÀ NGHIÊM TRỌNG NHẤT (xin hãy chia sẽ rộng bài viết này)

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm Thứ Ba Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên, Địa Tạng Bồ Tát dạy như sau:

"NẾU CÓ CHÚNG SANH TRỘM CẮP TÀI VẬT, LÚA GẠO, ĐỒ ĂN THỨC UỐNG, Y PHỤC CỦA THƯỜNG TRỤ, CHO ĐẾN KHÔNG CHO MÀ LẤY MỘT VẬT; KẺ ĐÓ PHẢI ĐỌA VÀO ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN TRONG NGÀN MUÔN ỨC KIẾP, KHÔNG LÚC NÀO MONG RA KHỎI ĐƯỢC."

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông) giảng giải đoạn kinh văn trên như sau:

Thuở trước, có một vị Ðại Bồ Tát phát nguyện rằng: "Giả sử có người phạm các tội Ngũ Nghịch, Tứ Trọng, Thập Ác, thì tôi vẫn có thể cứu độ được. Duy trường hợp trộm cắp tài vật của Thường Trụ, dù chỉ là một lá cây hay một cọng cỏ, thì tôi không thể nào cứu nổi, vì tôi không có cách nào cứu được người đó. Giả sử có người giết chết tám vạn bốn ngàn cha mẹ của mình, tạo tội nghiệt thâm trọng đến dường ấy, thì bằng nguyện lực của mình, tôi vẫn có thể cứu được người đó thoát khỏi địa ngục. Song le, nếu người đó trộm cắp tài vật, đồ ăn thức uống của Thường Trụ—dù chỉ một hạt gạo—thì tôi không tài nào cứu nổi!"

Qua lời nguyện trên, quý vị có thể thấy được rằng trộm cắp tài vật của chùa là tội lớn nhất, nghiêm trọng nhất. Chúng ta, những người tin Phật, cần phải hiểu cho thấu đáo điều này. Phàm là tài sản của Thường Trụ, như lúa gạo, đồ ăn thức uống, hoặc ngay cả một món đồ hết sức nhỏ bé, tầm thường, nhưng nếu chưa được chủ nhân ở chùa cho phép thì quý vị cũng không được lấy; bằng không, sẽ mắc tội "không cho mà lấy." Và như thế, "kẻ đó phải đọa vào Ðịa Ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được."



* Lời Bàn Của 123456789:

Sau khi đọc đoạn kinh văn do Địa Tạng Bồ Tát tuyên nói và lời giảng giải của Hòa Thượng Tuyên Hóa ở trên, chúng ta thấy tội trộm cắp tài vật của chùa rất nặng, vì vậy khi các bạn đi chùa phải hết sức cẩn thận, đừng bao giờ phạm vào lỗi này nếu không thì hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên nếu những ai trong quá khứ mà lỡ phạm phải lỗi lầm này thì phải thành tâm sám hối, thề chẳng bao giờ phạm lại nữa, nên bồi thường đền lại số tài vật gấp nhiều lần số đã lấy, sau đó phát khởi lòng tin nơi Tam Bảo và tạo tượng Phật, thì may ra tội lỗi mới dược tiêu trừ. Như trong Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật dạy như sau:

"BỒ TÁT DI LẶC LẠI THƯA HỎI TIẾP:

- KÍNH BẠCH THẾ TÔN! NẾU CÓ NGƯỜI NÀO, TRỘM LẤY NHỮNG VẬT TRONG BẢO THÁP PHẬT, TRỘM VẬT THƯỜNG TRỤ, TRỘM VẬT BỐN PHƯƠNG TĂNG, VẬT HIỆN TIỀN TĂNG, TỰ MÌNH TIÊU DÙNG, ĐEM CHO NGƯỜI DÙNG, COI NHƯ CỦA MÌNH. THẾ TÔN THƯỜNG NÓI: “DÙNG VẬT LẤY TRỘM TỪ TRONG THÁP PHẬT HAY VẬT CỦA TĂNG, TỘI ẤY RẤT NẶNG.” VẬY CHÚNG SANH NÀO TẠO TỘI ẤY RỒI RẤT TỰ HỐI TRÁCH, KHỞI LÒNG TỊNH TÍN VÀ TẠO TƯỢNG PHẬT, CÁC HẠNG NGƯỜI ĐÓ TỘI ĐƯỢC DIỆT CHĂNG?

ĐỨC PHẬT BẢO NGÀI BỒ TÁT DI LẶC:

- NẾU CHÚNG SANH NÀO TỪNG DÙNG VẬT ẤY, SAU TỰ TỈNH XÉT ÔM LÒNG THẸN HỐI, Y SỐ THƯỜNG BỒI, THỀ CHẲNG PHẠM NỮA, NAY TA VÌ ÔNG NÓI MỘT VÍ DỤ: NHƯ CÓ NGƯỜI NGHÈO TRƯỚC MẮC NHIỀU NỢ, BỖNG GẶP CỦA CHÌM VÔ SỐ VÀNG NGỌC, TRẢ HẾT NỢ XONG VẪN CÒN DƯ LỚN. NGƯỜI TẠO TỘI KIA LẠI CŨNG NHƯ THẾ, ĐỀN VẬT NỌ RỒI LẠI TẠO TƯỢNG PHẬT, SẼ KHỎI NẠN KHỔ, MÃI ĐƯỢC AN VUI."
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tào Tháo

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 11 2016
Bài viết
254
Điểm tương tác
67
Điểm
28
46453324_1720505564722577_8896239298634842112_o.jpg


TỘI LỚN NHẤT VÀ NGHIÊM TRỌNG NHẤT (xin hãy chia sẽ rộng bài viết này)

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm Thứ Ba Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên, Địa Tạng Bồ Tát dạy như sau:

"NẾU CÓ CHÚNG SANH TRỘM CẮP TÀI VẬT, LÚA GẠO, ĐỒ ĂN THỨC UỐNG, Y PHỤC CỦA THƯỜNG TRỤ, CHO ĐẾN KHÔNG CHO MÀ LẤY MỘT VẬT; KẺ ĐÓ PHẢI ĐỌA VÀO ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN TRONG NGÀN MUÔN ỨC KIẾP, KHÔNG LÚC NÀO MONG RA KHỎI ĐƯỢC."

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông) giảng giải đoạn kinh văn trên như sau:

Thuở trước, có một vị Ðại Bồ Tát phát nguyện rằng: "Giả sử có người phạm các tội Ngũ Nghịch, Tứ Trọng, Thập Ác, thì tôi vẫn có thể cứu độ được. Duy trường hợp trộm cắp tài vật của Thường Trụ, dù chỉ là một lá cây hay một cọng cỏ, thì tôi không thể nào cứu nổi, vì tôi không có cách nào cứu được người đó. Giả sử có người giết chết tám vạn bốn ngàn cha mẹ của mình, tạo tội nghiệt thâm trọng đến dường ấy, thì bằng nguyện lực của mình, tôi vẫn có thể cứu được người đó thoát khỏi địa ngục. Song le, nếu người đó trộm cắp tài vật, đồ ăn thức uống của Thường Trụ—dù chỉ một hạt gạo—thì tôi không tài nào cứu nổi!"

Qua lời nguyện trên, quý vị có thể thấy được rằng trộm cắp tài vật của chùa là tội lớn nhất, nghiêm trọng nhất. Chúng ta, những người tin Phật, cần phải hiểu cho thấu đáo điều này. Phàm là tài sản của Thường Trụ, như lúa gạo, đồ ăn thức uống, hoặc ngay cả một món đồ hết sức nhỏ bé, tầm thường, nhưng nếu chưa được chủ nhân ở chùa cho phép thì quý vị cũng không được lấy; bằng không, sẽ mắc tội "không cho mà lấy." Và như thế, "kẻ đó phải đọa vào Ðịa Ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được."



* Lời Bàn Của 123456789:

Sau khi đọc đoạn kinh văn do Địa Tạng Bồ Tát tuyên nói và lời giảng giải của Hòa Thượng Tuyên Hóa ở trên, chúng ta thấy tội trộm cắp tài vật của chùa rất nặng, vì vậy khi các bạn đi chùa phải hết sức cẩn thận, đừng bao giờ phạm vào lỗi này nếu không thì hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên nếu những ai trong quá khứ mà lỡ phạm phải lỗi lầm này thì phải thành tâm sám hối, thề chẳng bao giờ phạm lại nữa, nên bồi thường đền lại số tài vật gấp nhiều lần số đã lấy, sau đó phát khởi lòng tin nơi Tam Bảo và tạo tượng Phật, thì may ra tội lỗi mới dược tiêu trừ. Như trong Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật dạy như sau:

"BỒ TÁT DI LẶC LẠI THƯA HỎI TIẾP:

- KÍNH BẠCH THẾ TÔN! NẾU CÓ NGƯỜI NÀO, TRỘM LẤY NHỮNG VẬT TRONG BẢO THÁP PHẬT, TRỘM VẬT THƯỜNG TRỤ, TRỘM VẬT BỐN PHƯƠNG TĂNG, VẬT HIỆN TIỀN TĂNG, TỰ MÌNH TIÊU DÙNG, ĐEM CHO NGƯỜI DÙNG, COI NHƯ CỦA MÌNH. THẾ TÔN THƯỜNG NÓI: “DÙNG VẬT LẤY TRỘM TỪ TRONG THÁP PHẬT HAY VẬT CỦA TĂNG, TỘI ẤY RẤT NẶNG.” VẬY CHÚNG SANH NÀO TẠO TỘI ẤY RỒI RẤT TỰ HỐI TRÁCH, KHỞI LÒNG TỊNH TÍN VÀ TẠO TƯỢNG PHẬT, CÁC HẠNG NGƯỜI ĐÓ TỘI ĐƯỢC DIỆT CHĂNG?

ĐỨC PHẬT BẢO NGÀI BỒ TÁT DI LẶC:

- NẾU CHÚNG SANH NÀO TỪNG DÙNG VẬT ẤY, SAU TỰ TỈNH XÉT ÔM LÒNG THẸN HỐI, Y SỐ THƯỜNG BỒI, THỀ CHẲNG PHẠM NỮA, NAY TA VÌ ÔNG NÓI MỘT VÍ DỤ: NHƯ CÓ NGƯỜI NGHÈO TRƯỚC MẮC NHIỀU NỢ, BỖNG GẶP CỦA CHÌM VÔ SỐ VÀNG NGỌC, TRẢ HẾT NỢ XONG VẪN CÒN DƯ LỚN. NGƯỜI TẠO TỘI KIA LẠI CŨNG NHƯ THẾ, ĐỀN VẬT NỌ RỒI LẠI TẠO TƯỢNG PHẬT, SẼ KHỎI NẠN KHỔ, MÃI ĐƯỢC AN VUI."

1234567890
 

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
47294039_1733614133411720_1651897288794046464_n.jpg


HỄ ĐẾN BẤT CỨ ĐẠO TRÀNG NÀO THÌ CŨNG ĐỀU PHẢI NỖ LỰC TRỢ GIÚP ĐẠO TRÀNG ĐÓ VÀ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC XÂM TỔN CỦA THƯỜNG TRỤ!

Trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện, Phẩm Thứ Ba Quán Chúng Sanh Nghiệp Duyên, Địa Tạng Bồ Tát dạy như sau:

"Nếu có chúng sanh xâm tổn của Thường Trụ, làm nhơ nhuốc Tăng Ni, hoặc tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam, hoặc giết hoặc hại; hạng người như thế phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được."

Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông) giảng giải đoạn kinh văn trên như sau:

"Nếu có chúng sanh xâm tổn của Thường Trụ..." Thế nào gọi là "xâm tổn của Thường Trụ"? "Thường Trụ" tức là đạo tràng, và có bốn loại (Tứ Chủng Thường Trụ); đó là:

-Thường Trụ Thường Trụ;

-Thập Phương Thường Trụ;

-Hiện Tiền Hiện Tiền Thường Trụ;

-Thập Phương Hiện Tiền Thường Trụ.

1) Thường Trụ Thường Trụ. "Ðạo tràng" thì luôn luôn tồn tại và thường xuyên có người xuất gia trú ngụ, cho nên gọi là chốn "thường trụ của thường trụ."

"Thường Trụ" là chỗ ở của Tăng chúng; vậy thì thế nào gọi là "xâm tổn của Thường Trụ"? Những thứ gì của Thường Trụ có thể bị xâm phạm, hao tổn? Ðó là thực phẩm (đồ ăn thức uống), và tài vật thuộc về Thường Trụ. Phàm những người chưa xuất gia mà đến ở trong chùa, thì cần phải biết cúng dường cho chùa. Nếu quý vị ở chùa vài ngày rồi bỏ đi, chẳng hề cúng dường Thường Trụ gì cả, như thế tức là quý vị đã "xâm tổn của Thường Trụ" và trong tương lai chắc chắn sẽ bị đọa địa ngục.

Vậy thì, thế nào mới là không "xâm tổn của Thường Trụ"? Thí dụ quý vị đến ở trong chùa và có thể cúng dường Thường Trụ một số tiền tương đương với phí tổn mà quý vị phải trả nếu ở trọ nơi khác; như thế thì quý vị không "xâm tổn của Thường Trụ." Do đó, tôi chủ trương rằng tất cả các đệ tử quy y của tôi, hễ đến bất cứ đạo tràng nào thì cũng đều phải nỗ lực trợ giúp đạo tràng đó và tuyệt đối không được xâm tổn của Thường Trụ!

"Xâm tổn của Thường Trụ" tức là bóc lột tài sản của chùa, làm cho tài sản của chùa bị hao hụt, sút giảm. Chúng ta đã không giúp đỡ được thì thôi; chứ đừng bao giờ xâm phạm, gây tổn thất cho chùa. Những người không hiểu Phật Pháp cứ cho rằng ở trong chùa thì khỏi tốn kém gì cả, nên tha hồ lợi dụng cơ hội! Ðiều này, nếu chưa hiểu Phật Pháp thì còn có thể châm chế cho được; nhưng sau khi đã hiểu Phật Pháp rồi thì dứt khoát là không nên xâm tổn của Thường Trụ nữa!

Ðừng nói là người tại gia, ngay cả tôi tuy là kẻ xuất gia, song hễ đến trú ở bất cứ Thường Trụ nào, tôi đều có cúng dường đôi chút. Thí dụ, nếu ở nhà trọ mỗi ngày phải trả năm đồng, thì tôi cúng dường cho Thường Trụ đó một nửa số tiền, tức là ba đồng. Ở lại chùa nào tôi cũng đều cúng dường cả, trừ phi chính mình thật sự không có tiền mà thôi. Nếu quý vị quả thật là không có tiền thì không sao, nhưng nếu có tiền thì chớ nên xâm tổn của Thường Trụ; cho dù là người xuất gia cũng không nên xâm tổn của Thường Trụ. Bởi Thường Trụ ví như đại địa, là nơi trú ngụ của đại chúng; nếu quý vị phá hoại, phung phí của Thường Trụ, khiến cho đại chúng bị thiếu thốn, không đủ ăn, thì quý vị có tội rất lớn. Riêng cá nhân mình thì dẫu có đói đến chết cũng chẳng hề chi, nhưng nếu quý vị làm cho những người xuất gia đang sống trong Thường Trụ này không còn gì để ăn, cũng không được ai cúng dường, tức là quý vị đã "xâm tổn của Thường Trụ" vậy. Bởi "dân dĩ thực vi thiên"—người dân xem cái ăn là trời, xem sự no cơm ấm áo là điều thiết yếu—cho nên, nếu quý vị khiến cho người khác không còn gì ăn, tức là quý vị đã tạo tội rồi vậy.

Cho nên chúng ta, những người nghiên cứu Phật Pháp, hễ ở lại bất cứ chùa nào thì đều nên tùy khả năng mà cúng dường cho chùa đó, không nên xâm tổn của Thường Trụ. Quý vị tạm trú tại chùa, cúng dường dù có ít so với tiền thuê phòng trọ, thì cũng được coi như quý vị đã hết lòng; chớ nên chỉ ở rồi bỏ đi, chẳng cúng dường một chút gì cả!

2) Thập Phương Thường Trụ. Ðạo tràng là nơi mà chư Tăng từ khắp mười phương đều có thể trú ngụ, nên gọi là "thường trụ của mười phương Tăng."

3) Hiện Tiền Hiện Tiền Thường Trụ. Chư Tăng hiện đang trú ngụ ở đạo tràng được gọi là "hiện tiền Tăng."

4) Thập Phương Hiện Tiền Thường Trụ. Chư Tăng từ khắp mười phương đến đạo tràng thì đều được dự phần; điều này bao gồm cả đồ vật của "vong Tăng." Thế nào gọi là "vong Tăng"? "Vong Tăng" tức là vị Sư đã viên tịch. Sau khi một vị Sư viên tịch, những đồ đạc của vị ấy để lại—có thể là những món đồ quý giá, hoặc bảo vật đắt tiền cũng không chừng (bởi giữa các Tăng nhân không có gì là nhất định cả!)—sẽ được Thập Phương Hiện Tiền Thường Trụ phân chia.

Tăng vật thuộc Hiện Tiền Hiện Tiền Thường Trụ thì chỉ dành cho chư Tăng hiện đang tạm thời trú ngụ tại chùa, những vị đến sau không có phần; còn của Thập Phương Hiện Tiền Thường Trụ thì bất kể là đến trước hay đến sau, chư Tăng đều có thể cùng chia nhau di sản của vị Sư đã viên tịch.

"Làm nhơ nhuốc Tăng Ni." Tăng Ni là những người xuất gia—Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni. Có nhiều người rất dã man, độc ác, nhẫn tâm làm nhơ nhuốc phẩm hạnh thanh tịnh của Tăng Ni, cưỡng bức các Tỳ Kheo Ni làm điều dâm loạn—những kẻ ấy đều mang tội rất nặng.
I
"Hoặc tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam." "Già Lam" là nơi thanh tịnh yên tĩnh—như đạo tràng, chùa chiền, tự viện. "Tứ" là phóng túng, không tuân giữ quy củ. Không tuân giữ quy củ gì? Ðó là không tuân giữ thanh quy, tùy tiện hành dâm ở chốn đạo tràng thanh tịnh. Những nơi có hình tượng Phật thì không được hành dâm, làm điều ô uế; nếu phạm, thì bị khép vào tội "tứ tình hành dâm."

Thuở trước, có một người nọ mắc phải chứng bệnh nam căn thường bị ung nhọt, lở loét, bèn đến thỉnh vấn ngài Mục Kiền Liên về nguyên nhân bệnh trạng của mình. Tôn Giả Mục Kiền Liên trả lời người ấy rằng: "Bởi trong đời quá khứ ông đã phạm tội ‘tứ tình hành dâm trong chốn Già Lam,’ do đó đời này phải chịu quả báo nam căn thường bị làm độc, ghẻ lở, mắc nhiều chứng bệnh." Ðây là nói về người nam, song nam hay nữ thì cũng vậy—bất luận là ai, hễ không giữ phép tắc thanh quy, tùy tiện làm điều dâm loạn ở chốn đạo tràng, thì đều bị đọa địa ngục cả; đến khi ra khỏi địa ngục, nếu được đầu thai làm người thì nam căn hoặc nữ căn thường bị ung nhọt, hoặc mắc phải các chứng bệnh nan y, không chữa trị được. Cho nên, "nhân nào quả nấy"—quý vị nhất định phải tin ở luật nhân quả; bằng không, sau này sẽ phải nhận lãnh quả báo khổ sở.

"Hoặc giết hoặc hại." Có khi những kẻ độc ác đó, vì việc cưỡng hiếp không thành, bèn nhẫn tâm ám hại hoặc giết chết nạn nhân.

"Hạng người như thế—những kẻ xâm tổn Thường Trụ, ô phạm Tăng Ni, tứ tình hành dâm trong chốn chùa chiền, hoặc giết hại người xuất gia—phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được." Họ cầu mong được thoát khỏi địa ngục song kỳ hạn thì lâu dài đến vô lượng vô biên, không thể tính kể.

Có người cảm thấy rằng Phật Pháp càng học càng khó khăn, càng học càng bị gò bó, mất tự do. Kỳ thực, không học Phật Pháp thì sau này sẽ hoàn toàn bị mất tự do; còn học Phật Pháp thì chỉ hiện tại tạm thời bị mất tự do mà thôi. Bây giờ quý vị học Phật Pháp thì đây chính là lúc thiện căn tăng trưởng; trái lại, nếu không học Phật Pháp thì nghiệp chướng sẽ gia tăng. Nghiệp chướng tăng trưởng thì sự "mất tự do" ấy sẽ là "mất tự do" vĩnh viễn. Song, thiện căn tăng trưởng thì sự "mất tự do" trong hiện tại chỉ là tạm thời, chỉ một thời gian ngắn mà thôi. Nếu quý vị muốn mãi mãi "mất tự do" thì khỏi học Phật Pháp; còn nếu muốn trong tương lai được tự do thì tạm thời chịu khó "mất tự do" đôi chút. Ðối với người học Phật Pháp, sự "mất tự do" này rất ngắn ngủi và không đáng kể; nhưng với kẻ không học Phật Pháp, thì thời gian bị "mất tự do" ấy dài đăng đẳng! Vậy, quý vị hãy tự cân nhắc thiệt hơn, xem mình phải làm như thế nào!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên