Tội Phá Thai Nặng Như Tội Ngũ Nghịch

123456789

Registered
Phật tử
Tham gia
14 Thg 6 2009
Bài viết
491
Điểm tương tác
76
Điểm
28
48429503_1759819314124535_381210001428971520_n.jpg


TỘI PHÁ THAI NẶNG NHƯ TỘI NGŨ NGHỊCH

Trong Phật Thuyết Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy như sau:

"VÀO THUỞ QUÁ KHỨ CÓ MỘT THẾ GIỚI TÊN LÀ VÔ CẤU THANH TỊNH. TRONG CÕI NƯỚC ẤY CÓ ĐỨC PHẬT, HIỆU LÀ PHỔ QUANG CHÁNH KIẾN NHƯ LAI, ỨNG CÚNG, CHÁNH BIẾN TRI, MINH HẠNH TÚC, THIỆN THỆ THẾ GIAN GIẢI, VÔ THƯỢNG SĨ, ĐIỀU NGỰ TRƯỢNG PHU, THIÊN NHÂN SƯ, PHẬT, THẾ TÔN. ĐỨC PHẬT ẤY CÓ VÔ BIÊN CHƯ BỒ-TÁT ĐẠI CHÚNG CUNG KÍNH VÂY QUANH.

TRONG GIÁO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT ĐÓ CÓ MỘT ƯU-BÀ-DI TÊN LÀ ĐIÊN ĐẢO. KHI BIẾT PHẬT ĐÃ XUẤT THẾ, NÀNG ĐẾN CHỖ CỦA PHẬT VÀ XIN MUỐN XUẤT GIA. KHI ẤY ƯU-BÀ-DI ĐIÊN ĐẢO KHÓC LÓC THẢM THIẾT RỒI THƯA VỚI ĐỨC PHẬT KIA RẰNG:

'THƯA THẾ TÔN! CON ĐÃ TRÓT TẠO ÁC NGHIỆP. CON NAY MUỐN CẦU XIN SÁM HỐI. KÍNH MONG THẾ TÔN HÃY NGHE CON KỂ RÕ SỰ TÌNH.

XƯA KIA CON TỪNG CÓ MANG VÀ THAI NHI ĐÃ TRÒN TÁM THÁNG TUỔI. DO VÌ GIA PHÁP NÊN CON KHÔNG THỂ CÓ CON CÁI. THẾ LÀ CON UỐNG THUỐC ĐỘC ĐỂ PHÁ THAI. BÀO THAI DO CON PHÁ KHI ẤY ĐÃ ĐẦY ĐỦ HÌNH NGƯỜI. SAU ĐÓ, CON GẶP MỘT BẬC TRÍ GIẢ VÀ VỊ ẤY ĐÃ BẢO CON RẰNG:

"NẾU AI CỐ Ý PHÁ THAI THÌ HIỆN ĐỜI NGƯỜI NÀY SẼ BỊ QUẢ BÁO BỆNH NẶNG VÀ THÊM THỌ MẠNG NGẮN NGỦI. CÒN LÚC CHẾT THÌ SẼ ĐỌA VÀO ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN ĐỂ CHỊU ĐAU ĐỚN KHÔN XIẾT."

GIỜ CON SUY NGHĨ LẠI THÌ CẢM THẤY VÔ CÙNG HOẢNG SỢ. CẦU MONG THẾ TÔN VỚI SỨC ĐẠI TỪ BI, XIN NGÀI HÃY VÌ CON MÀ THUYẾT PHÁP VÀ CHO PHÉP CON ĐƯỢC XUẤT GIA ĐỂ THOÁT MIỄN KHỔ BÁO NÀY.'

LÚC BẤY GIỜ ĐỨC PHỔ QUANG CHÁNH KIẾN NHƯ LAI BẢO NGƯỜI NỮ ĐIÊN ĐẢO RẰNG:

'Ở THẾ GIAN CÓ NĂM LOẠI ÁC NGHIỆP KHÓ MÀ SÁM HỐI CHO SẠCH. NHỮNG GÌ LÀ NĂM?

1. GIẾT CHA.
2. GIẾT MẸ.
3. PHÁ THAI.
4. LÀM THÂN PHẬT CHẢY MÁU.
5. PHÁ HÒA HỢP TĂNG.

TỘI LỖI CỦA NHỮNG ÁC NGHIỆP NÀY RẤT KHÓ DIỆT TRỪ.'

LÚC BẤY GIỜ NGƯỜI NỮ ĐIÊN ĐẢO NGHẸN NGÀO KHÓC THAN, LỆ TUÔN NHƯ MƯA, ĐẦU ĐẢNH LỄ SÁT ĐẤT, VÀ QUỲ LẾT ĐẾN TRƯỚC PHẬT, RỒI THƯA VỚI PHẬT RẰNG:

'ĐỨC THẾ TÔN, BẬC ĐẠI TỪ CỨU HỘ TẤT CẢ. CÚI MONG THẾ TÔN THƯƠNG XÓT, XIN HÃY THUYẾT PHÁP CHO CON.'

ĐỨC PHỔ QUANG CHÁNH KIẾN NHƯ LAI LẠI BẢO RẰNG:

'ÁC NGHIỆP DO CON GÂY RA SẼ KHIẾN CON ĐỌA VÀO ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN VÀ PHẢI CHỊU ĐAU ĐỚN KHÔNG CHÚT TẠM NGƯNG.

Ở TRONG ĐỊA NGỤC NÓNG BỎNG, LUỒNG GIÓ LẠNH BỖNG NHIÊN THỔI ĐẾN VÀ LÀM CHO NGƯỜI TỘI TẠM THOÁNG ĐƯỢC LẠNH. Ở TRONG ĐỊA NGỤC LẠNH BUỐT, LUỒNG GIÓ NÓNG BỖNG NHIÊN THỔI ĐẾN VÀ LÀM CHO NGƯỜI TỘI TẠM THOÁNG ĐƯỢC NÓNG.

ĐỊA NGỤC VÔ GIÁN THÌ KHÔNG PHẢI NHƯ VẬY. Ở ĐỊA NGỤC NÀY, LỬA TỪ TRÊN BẮN XUỐNG, LỬA Ở DƯỚI BỐC LÊN. Ở BỐN PHÍA TƯỜNG CỦA NGỤC NÀY ĐỀU LÀM BẰNG SẮT. BÊN TRÊN CÓ MÀN LƯỚI SẮT BAO PHỦ. TRÊN BỐN CỬA THÀNH CỦA ĐÔNG TÂY NAM BẮC ĐỀU CÓ LỬA NGHIỆP CHÁY HỪNG HỰC.

NẾU MỘT NGƯỜI THỌ TỘI THÌ THÂN HỌ CŨNG ĐẦY CHẬT CẢ NGỤC VÀ THÂN DÀI ĐẾN 80.000 DO-TUẦN. NẾU NHIỀU NGƯỜI THỌ TỘI THÌ THÂN HỌ CŨNG ĐẦY KHẮP CẢ NGỤC.

TOÀN THÂN CỦA NGƯỜI TỘI CÓ NHỮNG CON RẮN SẮT KHỔNG LỒ QUẤN QUANH. NỌC ĐỘC CỦA NÓ CÒN THỐNG KHỔ HƠN CẢ LỬA DỮ. CÓ CON BÒ VÀO MIỆNG RỒI CHUI RA MẮT HOẶC TAI CỦA NGƯỜI TỘI. CHÚNG SIẾT CHẶT TOÀN THÂN CỦA HỌ TỪ KIẾP NÀY ĐẾN KIẾP KHÁC. TỨ CHI VÀ CÁC ĐỐT XƯƠNG CỦA NGƯỜI TỘI LUÔN CÓ LỬA CHÁY RỰC PHUN RA.

LẠI CÓ QUẠ SẮT MỔ ĂN THỊT TỘI NHÂN. HOẶC CÓ CHÓ ĐỒNG CẮN XÉ THÂN XÁC NGƯỜI TỘI. CÁC NGỤC TỐT ĐẦU TRÂU CẦM BINH KHÍ VÀ THÉT RA TIẾNG ÁC VANG DỘI NHƯ SẤM SÉT NỔ.

CON CỐ Ý PHÁ THAI NÊN SẼ CHUỐC LẤY KHỔ NÀY. NẾU TA NÓI DỐI THÌ TA KHÔNG GỌI LÀ PHẬT."


* Sau đây là phần hỏi đáp về việc phá thai và Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời:

HỎI ĐÁP VỀ PHÁ THAI VÀ VONG LINH THAI NHI
- Hòa Thượng Tuyên Hóa (Tổ Sư Giác Ngộ Đời Thứ 9 Của Quy Ngưỡng Thiền Tông) trả lời  


1. Câu hỏi: Nếu có cặp vợ chồng không còn biện pháp nào khác ngòai phá thai vì những khó khăn kinh tế hay vì những lý do khác, hậu quả có nặng nề lắm không?

Hòa Thượng: Vì điều kiện kinh tế không cho phép có con thì, không nên để lỡ mang thai ngay từ đầu; như vậy, sẽ tránh được rắc rối về sau. Cho là hiện thời có những khó khăn về tài chánh, tại sao họ phải đợi cho đến khi vấn đề xảy ra rồi mới đi tìm giải pháp? Họ phải tự cảnh giác về vấn đề này trước khi để nó xảy ra; tại sao không tìm những giải pháp tốt đẹp khác. Có câu nói, "Tại sao để ván đã đóng thuyền rồi mới mới nghĩ đến việc quan trọng là cần củi để nấu cơm." Tại sao phải đợi đến muộn màng rồi mới tính. Họ cần phải nghĩ đến việc có thể có mang thai khi chiết tính những chi tiêu hàng năm.

2. Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai ... Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.

Hòa Thượng: Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát. Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ -- lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình ... và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở Trung Hoa thì thật xấu hổ.

Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam ... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh ... Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên.

Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.

Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại ... Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra.

Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này .

3. Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, nhân dịp Ngài trở lại Đài Loan, xin Ngài ban lời khuyên cho những đệ tử tại Đài Loan.

Hòa Thượng: Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn? Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị , và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình.

Ngòai ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn ; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được? Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đốiI phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy, với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình?

4. Câu hỏi: Làm sao cứu Đài Loan?

Hòa Thượng: Bằng cách không phá thai, bằng cách không giết hại chúng sinh.

5. Câu hỏi: Phá thai tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể làm gì để đền bù lại nghiệp chướng của con?

Hòa Thượng: Bằng cách làm thêm nhiều việc phước thiện, bằng cách sám hối sửa đổi nhiều thêm, và bằng cách niệm danh hiệu Phật thường xuyên hơn.

6. Câu hỏi: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tôi này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ?

Hòa Thượng: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị r ất to lớn , đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tộiI sẽ tiêu sạch.

7. Câu hỏi: Ngày nay có nhiều quảng cáo "Cúng Dường Vong Linh Thai Nhi" trên báo hàng ngày và tạp chí. Chúng con có thể cúng dường những vong linh thai nhi này hay không, hay các vong linh thai nhi này nên được siêu độ ?

Hòa Thượng: Chữ "cúng dường" không thể dùng trong ý nghĩa này được, vì vong linh thai nhi không phải là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu quý vị xem đó là cúng dường vong linh thai nhi tức là đã rơi vào tà kiến vậy. Đó phải gọi là 'siêu độ'. Siêu độ chúng sanh không giống cúng dường cho chúng sanh, bởi vì việc siêu độ giúp chúng lìa khổ được vui. Tuy nhiên, vong linh thai nhi mang mối oán hận rất lớn khó làm vơi đi được, bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mạng. Thế nhưng, nếu các vong linh thai nhi đó gặp được những vị chân tu không tham tiền thì chúng có cơ hội được siêu độ..

8. Câu hỏi: Nhiều người bỏ tiền ra cúng những vong linh thai nhi, có thể nào những căm hận của các vong linh thai nhi này được đền bù hay không?

Hòa Thượng: Không.

9. Câu hỏi: Ngày nay có nhiều người lợi dụng để làm tiền người khác bằng cách nói rằng có thể khuyên giải những vong linh thai nhi. Có những phật tử không tán thành những việc làm như vậy. Thưa Hòa Thượng, ý của Hòa Thượng như thế nào? Những vong linh thai nhi sẽ làm cho những kẻ thiếu nợ chúng bị bênh hay bị những vấn đề khác không? Có những người đã từng phá thai nhưng lại ngại ngùng sợ tốn tiền không lập bài vị để cầu nguyện cho vong linh thai nhi. Bạch Hòa Thượng, Ngài nghĩ như thế nào về việc này? Có thực là những vong linh này có thể gây rắc rối không? Nếu như thế, làm sao để điều phục những vong linh thai nhi này? Làm sao chúng ta có thể an ủi và làm chúng an lạc ?

Hòa Thượng: Tốt hơn hết là không nên có bài vị hơn là lập một bài vị. Tôi nói thế có nghĩa là gì? Người ta không nên phá thai ngay từ đầu; bằng cách ngăn ngừa phá thai thì không sát sinh. Vì không sát sinh, nên không cần bài vị. Thỉnh một bài vị cho một vong linh thai nhi là "lo cái ngọn mà quên cái gốc", và giống như "bịt tai để đánh chuông", vì đó là tự lừa dối mình. Những vong linh này có thể được siêu độ chăng? Món nợ này có thể giải quyết được chăng? Vâu trả lời là không chắc. Vì thế, nên ngăn ngừa việc xảy ra hơn là hối hận về sau này. Trước khi kết hôn, không nên uống thuốc ngừa thai hay giao hợp tình dục. Tại sao không thể đợi đến khi kết hôn? Tại sao lại vội vàng như thế? 

10. Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có những hiện tượng lạ trên thế giới ngày nay như nhiều thiếu nữ chưa kết hôn đi phá thai, bị cưỡng hiếp, và đồng tình luyến ái. Là cha mẹ, chúng con ngày nay phải giáo dục con cái như thế nào để thanh thiếu niên có thể phát triển tâm hồn và thể xác trở thành những cá nhân tốt đẹp?

Hòa Thượng: Câu hỏi này xuất sắc vì nó liên quan đến giải pháp đúng đắn cho những vấn nạn trong xã hội chúng ta. Các vấn nạn mà quý vị vừa nói đó đều rất đơn giản, dễ giải quyết. Những thanh thiếu niên này từ đâu đến? Những thanh thiếu niên có vấn đề này đều có cha mẹ, có phải không? Tuy nhiên, những bậc cha mẹ này không biết cách làm cha mẹ đúng đắn, làm cha mà không hành xử như một người cha; làm mẹ không hành xử như một người mẹ. Mặc dù, họ sinh ra con cái, nhưng trọng tâm của họ không ở con cái, họ chỉ tham lam khoái lạc và thỏa mãn ham muốn tình dục. Họ hành động chỉ để thỏa mãn chính họ, họ chỉ biết sinh đẻ mà không biết gì về cách giáo dục con cái. Đàn ông và đàn bà ở đất nước chúng ta đang bắt chước các trào lưu ở Âu Châu và Mỹ Châu, đam mê tình ái và đắm say tình dục, hẹn hò bừa bãi và theo đuổi người khác phái; họ nghĩ họ rất thời thượng khi làm như vậy! Nhiều người cho rằng nếu một người đàn ông mà không có bạn gái thì đó là một kẻ khờ. Tương tự như vậy, nếu một cô gái không có bạn trai trước khi kết hôn thì bị cho là bị bệnh tâm thần và không ai muốn kết hôn với cô ta! Vì những người này điên cuồng đắm mình vào tình ái và tình dục, họ chẳng quan tâm về con cái sau khi sinh ra chúng; họ chỉ quan tâm đến chính họ. Như thế, chỉ cần hai ngày rưỡi sau hôn lễ là họ bắt đầu chán nhau, và cuối cùng là ly dị.

Sau khi ly dị, con cái họ hoặc không có cha hoặc không có mẹ. Rồi sau đó, quan tòa quyết định đứa bé sẽ ở ba ngày ở với cha , và bốn ngày ở với mẹ. Vì họ không còn sống chung với nhau, con cái họ không cần biết trai hay gái sẽ đến ở với người cha một thời gian. Người cha sẽ nói: "Mẹ con không làm tròn bổn phận một người mẹ. Mẹ con không tốt, vì thế ba đã ly dị mẹ con và gặp người đàn bà khác. Người bạn gái này của ba thật tuyệt vời, còn mẹ con là người tồi tệ nhất." Đứa bé sẽ suy nghĩ: "Ô, mẹ mình thật tệ quá!" Khi đứa bé trở về nhà với mẹ, nó lơ là với mẹ nó và nói rằng: "Mẹ tồi tệ lắm! Mẹ không xứng đáng làm mẹ con!" Đứa bé chỉ nghe câu chuyện một chiều từ cha nó.

Người mẹ bèn nghĩ: "Con mình thay đổi quá rồi! Tốt hơn là phải có một biện pháp." Bà nói với con mình: "Ba con là một người đàn ông tồi tệ nhất. Mẹ không thể chịu đựng ba con, vì thế mẹ đã phải ly dị với ba con." Người mẹ còn nêu thật nhiều lý do khác về việc ly dị người chồng và làm cho đứa bé suy nghĩ rằng: "Ô, ba tôi là nguời đàn ông ông tồi tệ nhất; và mẹ tôi là người đàn bà tồi tệ nhất! Tôi nên làm gì đây? A! với cha mẹ như vậy, tôi cũng phải học cách để thành đứa bé tồi tệ nhất.." Đứa bé bắt đầu dùng ma túy và gây đủ thứ rắc rối. Đứa bé không quan tâm bất cứ chuyện gì, kể cả tổ quốc, gia đình và cơ thể nó. Nó nghĩ,: "Tôi là một hạt giống xấu; cả ba và mẹ tôi đều xấu; do đó tôi phải là người xấu." Với thái độ này, đứa bé buông thả không còn biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm bất cứ những gì nó thích.

Vì có những người đàn ông bị đàn bà bỏ, và có những người đàn bà bị đàn ông sao nhãng, họ đi quá trớn. Họ trở thành người “đồng tình luyến ái”; và học những hành vi ngược lại nhân tính. Bởi vì vợ chồng không biết cách cư xử với nhau như vợ chồng, cuối cùng họ tạo ra những vấn nạn khổng lồ mà chúng ta phải đương đầu ngày nay. Khi gia đình đổ vỡ, quốc gia cũng đổ vỡ. Nếu mọi người có thể như bà mẹ của Mạnh Tử hay bà mẹ của Nhạc Phi, cả hai đều biết dạy con trở thành vĩ nhân thánh thiện, thì sẽ không còn nhiều trẻ con gây rối lọan. Tôi đã trả lời câu hỏi của quý vị, và tôi không biết là tôi nói đúng hay sai. Nếu quý vị không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, xin tìm hỏi những vị khác có khả năng hơn.

Về vấn đề phá thai, đó là một hành động vô nhân đạo! Quý vị hãy suy nghĩ đi, nếu quý vị giết một bào thai chưa chào đời, quý vị sẽ nói rằng quả báo của hành vi này có nghiêm trọng hay không? Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị điều này dù quý vị có tin hay không: mặc dù thai nhi bị hủy phá chỉ là một thai nhi nhỏ bé, nhưng vong linh thai nhi này còn dữ dằn hơn cả vong linh người lớn! Ngày nay bệnh ung thư trở nên khá thông thường trong xã hội chúng ta, và căn bệnh này một phần là do sự phá thai. Vì càng có nhiều trường hợp phá thai, số vong linh thai nhi càng gia tăng, và những vong linh thai nhi này rãi độc tố khắp nơi làm người ta bất an. Chúng nghĩ rằng: "Quý vị đã giết tôi sớm như vậy, tôi không để quý vị tránh thoát tội này đâu. Tôi cũng sẽ giết quý vị !" Vì thế, chúng ta có nhiều bệnh lạ lùng và không thuốc chữa.

* Sau đây Phản Ảnh Của Đệ Tử Về Việc Phá Thai, và Sư Cô Hằng Vân trả lời các câu hỏi:

PHẢN ẢNH CỦA ĐỆ TỬ VỀ VIỆC PHÁ THAI
- Sư Cô Hằng Vân (Đệ Tử Hòa Thượng Tuyên Hóa) Trả Lời Các Câu Hỏi


Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do lòng ưa thích lưu chuyển thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng. ”, một khi thụ thai, tức có sanh mạng !

1. HỎI: Nếu như người mẹ đang mang thai, sau khi soi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, như bị chứng bệnh chậm phát triển Down (hội chứng Down) chẳng hạn, xin hỏi có thể vì thế mà phá thai hay không ?

ĐÁP : Phá thai nằm trong giới sát, thuộc về sát thai nên vẫn là phạm tội sát nhân. Trên căn bản, nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.

2. HỎI : Nhưng nếu cha mẹ nuôi nấng đứa con tàn tật bẩm sinh này thì chẳng phải là họ phải cực khổ suốt một đời hay sao ?

ĐÁP : Dĩ nhiên là cực khổ lắm, nhưng điều này là do có nhân duyên quả báo bên trong. Vì khi đứa con có khuyết tật đến đầu thai, là do có duyên với cha mẹ. Có câu “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến.” Con đến đầu thai, phải có ba duyên thành thai là duyên cha, duyên mẹ, và duyên của chính đứa bé. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hóa. Cái thấy phát sáng thì sinh hình sắc, thấy sáng thì ý tưởng thành hình. Nghịch ý thì ghét nhau, cùng ý thì thích nhau. Do lòng ưa thích lưu chuyển nên thành chủng tử; do thâu nạp niệm tưởng nên thành ra bào thai. Do có nhân duyên thai bào phát triển qua cac giai đoạn Yết La Lam, Át Bồ Đàm v.v ....” Gọi là “đồng nghiệp”, là nghiệp của đứa bé và nghiệp của cha me có cùng nhân duyên. Do đồng nghiệp nên sanh ra một thứ tình thương lẫn nhau, tức như keo và sơn quyện dính vào nhau. Do đó mà có những chúng sanh sinh ra từ thai, từ trứng, từ sự chuyển hóa, từ ẩm ướt.

Con người khi đến làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên; lúc chết thì thức thứ tám rời đi sau chót. Thần thức vừa rời đi, trên thân liền lạnh; thức chưa đi, thân vẫn không thể lạnh. Cho nên nói “đi sau đến trước làm chủ nhân”. Con người từ sau khi chết cho đến lúc đầu thai thân mới thì trong khoảng thời gian thức thứ tám ở giữa này được gọi là “Thân Trung Ấm” hay còn gọi là “Thân Trung Hữu". Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy một màn tối đen, cái gì cũng chẳng nhìn thấy. Nhưng thân này có duyên với người cha, người mẹ nào, hoặc quan hệ cha con, mẹ con, tức là có cùng một loại nghiệp báo tương đồng. Lúc đó dù cách xa ngàn muôn dặm nhưng khi cha mẹ chăn gối ăn nằm, Thân Trung Ấm sẽ thấy một tia ánh sáng nhỏ, sự vô minh của nó liền dấy động, lúc này liền có một luồng sức hút như nam châm hút sắt, không kể khoảng cách xa đến đâu, đều có thể hút nó sang đến để đến đầu thai ! Đây gọi là “Do lưu giữ lòng ưa thích nên thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng.”

Sau khi thụ thai thì tuần thứ nhứ được gọi là “Yết La Lam”, nghĩa là “khối đặc trơn đục như sữa". Tuần thứ hai gọi là “Át Bồ Đàm”, tức là do khối đặc trơn biến thành hình thai. Về sau thì phát triển dần thành thân hình vậy.

Trong pháp “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành, vô minh tức là ngườI nam, ngườI nữ sanh ra một thứ tình ý yêu thương, sau đó mớI có chuyện phòng the. “Hành duyên thức”, có hành vi của hai tính phái, theo đó thì có một thứ thức, đây tức là “Nạp tưởng vi thai” cái thức này. Trong lúc này, “Thân Trung Ấm” đầu thai, cũng tức là nói, lúc này đã có sinh mạng rồi. Cho nên giữa con cái và cha mẹ đều có một thứ nhân duyên đặc thù, dầu cho con cái có mang chứng bệnh dị tật gì, cũng đều có một nghiệp duyên đặc biệt cần phải nhận lấy.

Hồi xưa không có máy dò siêu âm nên thọ thai gì thì đều hạ sanh ra, bây giờ có máy dò siêu âm một khi soi rọi thấy là chứng ngu đần, liền đem phá bỏ, tưởng là đem dẹp bỏ đi cái phiền não về sau. Kỳ thật, thông thường những thứ duyên này chẳng phải là một thứ duyên lành, nhưng người làm cha mẹ phải nhận lấy bào thai đó. Nếu như cha mẹ chẳng cảm thông cho nó, lại đem nó giết đi, điều nầy sẽ càng làm tăng duyên ác với nhau trong quan hệ ác duyên này, không chừng trong đời sau nữa thì lại càng ghê gớm hơn, như “Kinh Lăng Nghiêm” đã nêu trong “Thập nhị loại sanh”, có một loại chúng sanh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài chúng sanh nầy chẳng phải là không có tư tưởng, mà là tư tưởng bất bình thường. Tỷ như một loài chim cú sau khi sanh ra thì sẽ ăn thịt chim mẹ, lấy máu thịt của mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra một loài bọ hung ăn thịt mẹ nó. Vì sao nó phải ăn thịt mẹ, bởi vì trong đời quá khứ, họ có mối oán thù rất sâu.

Chẳng hạn có trường hợp lấy thù báo ân như trong quá khứ con là ân nhân của mẹ, mà mẹ không biết đã dùng đủ mọi cách làm con chết, để con chết không nhắm mắt mà lại chẳng có cách tố oán. Cho nên trong đời này nó sanh làm con của người, mới ăn thịt mẹ nó. Đại loại là như thế, bên trong đó đều có một thứ nhân duyện quả báo. Tuy nhiên người thế gian chẳng hiểu rõ nhân quả. Cho nên khi nghĩ là bào thai có vấn đề thì cho rằng có thể phá bỏ; điều này có thể nói là trải sương lên tuyết. Trên căn bản một cái bào thai như thế không nên phá bỏ, mà là phải am hiểu để xóa trả nghiệp duyên.

3. HỎI: Nếu một cô gái bị cưỡng hiếp có thai, có thể được phá thai hay không?

ĐÁP : Tình trạng nầy khiến người ta rất là thương xót. Nhưng mà, nếu như vì thế mà đi phá thai thì đây là giết hại một sanh mạng. Cho nên ở trong tình huống bất hạnh như vậy, vẫn nên để đứa trẻ ra đời mà không phá thai. Tuy nhiên, suốt cuộc đời người con gái nầy có thể phải chịu nhiều đau khổ, nhưng từ góc độ nhân quả mà nói, đây là cách làm tương đối ổn thỏa hơn.

Phá thai, trong xã hội hiện nay là một sự lạm dụng bừa bãi, tôi kể một câu chuyện có thật, để quý vị lấy làm cảnh giác. Có một vị cư sĩ kể lại lúc bà mẹ của ông sắp vãng sanh trước đó một khoảng thời gian thì các hành vi của bà biến thành giống như là có ba con người, một chốc đổi thành như một bé trai, một lát lại biến thành một em bé gái, một hồi nữa thì trở lại hình dáng người thật của bà; lúc biến thành bé gái, bà còn biết theo ông cư sĩ ấy nhõng nhẽo. Nguyên là bà mẹ của ông ấy trong quá khứ đã từng phá thai hai lần, một lần thai nam, một lần thai nữ; bây giờ mấy thai này đến tìm “MẸ”, gá vào thân người “MẸ”. Cho nên trên đời nầy mọi người đều chỉ nhìn thấy được một bề mặt của cái “QUẢ”.

Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sanh ra đời đều là núm ruột được thương yêu nâng niu hết mức, được sự đùm bọc đầy đủ không thiếu sót mảy may. Thế khi hủy phá đứa trẻ trong thai, thì cho dù là con cái đến do duyên thiện, cũng biến thành duyên ác, trở thành thù hận, thành ra “quỷ tí hon khó hòa giải".

Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có đề cập đến: “Nếu dùng tài vật, hoặc công sức lao lực bồi thường đủ thì nợ sẽ tự chấm dứt. Nếu như giữa lúc trả nợ đó lại giết hại thân mạng hoặc ăn thịt lẫn nhau thì như thế mãi cho đến trải qua vô số kiếp nhiều như hạt bụi nhỏ cứ sát hại ăn nuốt lẫn nhau, giống như bánh xe xoay chuyển lúc lên cao lúc xuống thấp, xoay chiều đổi thế liên tục chẳng ngưng nghỉ. Trừ khi tu XA-MA-THA hoặc đến khi Phật ra đời, nếu không chẳng thể ngơi nghỉ.” Đây là nói giữa chúng sanh với nhau có nợ về phương diện tiền bạc, thì dầu là sanh thân người hoặc thân súc sanh, hoặc ở đời này hoặc đời sau, hoặc là dùng tiền vật, hoặc dùng công sức lao lực, phải trả sòng phẳng cho nhau, nợ trả đủ rồi, nghiệp báo như vậy đối với nhau đều chấm dứt. Trong sự âm thầm này tuy là không có người chủ chốt nhất định, nhưng bởi do quan hệ nghiệp lực, không ai muốn bị thiệt thòi, cho nên tuyệt đối không nên lợi dụng lẫn nhau, chỉ sau khi trả nợ công bằng thì món nợ mới tự nhiên ngưng dứt được.

Thế nhưng nếu như là món nợ mạng sống thì sao? Lúc kết oán lẫn nhau thì hoặc đem đối phương giết hại hoặc ăn thịt đối phương. Anh ăn thịt của tôi, thì tôi sẽ giết thân mạng anh; tôi ăn thịt anh, thì anh lại sẽ giết thân tôi; giống như bánh xe lăn mãi chẳng có lúc ngừng. Ngoại trừ được sức chánh định Lăng Nghiêm hoặc có Phật ra đời để giải trừ tướng nghiệp tội nầy. Chỉ đến lúc đó đôi bên đều rõ biết lẫn nhau rồi, không tạo thêm nghiệp, như thế mới chấm dứt món nợ được. Nếu không thì biển máu thù sâu nầy, thì rất khó dập tắt.

Thảo nào Hòa Thượng Tuyên Hóa từng bảo: “Ta phải khuyên mọi người đừng có phá thai nữa, hãy suy nghĩ mà xem, một sanh mạng chưa kịp ra đời thì đã thành hồn oan, khắp nơi là những tiểu quỷ đòi mạng, quý vị bảo xã hội sẽ yên ổn hay sao? Những tiểu quỷ nầy cần thiết gặp người có đạo hạnh, không tham tài lợi, mới có thể siêu độ họ được. Nhựng tiểu quỷ này rất khó hòa giải! Rất khó giải quyế việc này, vì vậy nghiệp tội tràn ngập khắp nơi, làm sao an ổn cho được?”

4. HỎI: Một người bà con của tôi là bác sĩ phụ khoa, nếu một thai phụ có khó khăn về kinh tế hoặc đã có con cái đông đúc v.v... thì bác sĩ đó có thể giúp bà ấy phá thai được không?

ĐÁP: Khoảng 30 năm về trước, hồi tôi chưa xuất gia, tôi xem trên báo có một bài viết của một cô y tá. Cô ấy kể lại rằng tại bệnh viện nơi cô làm việc, các y tá trẻ không dám trực ca đêm. Vì sao? Bởi vì trong phòng giải phẫu phá thai ở tầng lầu hai vào ban đêm thường hay vọng lại tiếng khóc của trẻ sơ sinh, cho nên các y tá trẻ bị hoảng sợ không dám trực đêm. Nhưng do gia cảnh nên cô y tá ấy tình nguyện làm ca đêm, vì như thế có thể chăm lo gia đình cô thuận tiện hơn; vả lại cô có can đảm hơn, nên cô nhận làm y tá trực đêm. Sự việc thế nào? Dù phòng giải phẫu ở lầu hai của bệnh viện lúc về đêm vắng người thường hay vang vọng rõ ràng tiếng trẻ con khóc, cô cũng chẳng lấy làm lạ cứ tiếp tục trực ca đêm của cô.

Có một hôm lúc cô sắp tan ca vào lúc sáng sớm thì có một thai phụ sắp sửa lâm bồn đến bệnh viện, người sản phụ trông vẻ rất lo âu. Khi cô trở lại trực đêm tối hôm đó thì nghe biết sản phụ kia đã hạ sanh được con, nhưng vì sanh khó nên đã mất mạng. Không may cha của đứa bé cũng chẳng đến bệnh viện nên đứa bé được đặt trong phòng dưỡng nhi. Cô chẳng biết do nhân duyên gì, tự nhiên đặc biệt ân cần chăm sóc đứa bé; có lẽ là do thương hại đứa bé bị mất mẹ! Cô chăm sóc đứa bé qua một thời gian thì đến một hôm, khi cô đến nhận ca trực, cô y tá ban ngày bảo cô là hôm nay cha của đứa bé đã đến nhận con mang về rồi.

Sau khi trẻ được bồng đi rồi thì ngay đêm đó khi cô y tá bất chợt ngủ gục, trong mơ màng cô thấy bà mẹ sanh khó kia đến, nói với cô: “Cám ơn cô đã giúp tôi săn sóc cho đứa bé nhiều ngày qua, tôi thật rất cám ơn cô. Tôi sẽ phụ giúp cô chăm sóc các em bé khác.” Kể từ đêm hôm đó, khi cô đến trực ca, phòng giải phẫu lầu hai không còn tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang vọng lại nữa !

Qua câu chuyện này, quý vị bảo là các thai nhi chưa sanh ra đời chẳng có tánh linh hay sao? Chúng chỉ là một khối thịt chăng? Khối thịt cắt ra là thịt chết; trên thân người chúng ta cũng đều có thịt, cái gì khiến thịt trên thân chúng ta hoạt động, trở thành một phần của sinh mạng chúng ta. Thai bào bám theo khối thịt này phát triển thành linh tánh của con người thì phải làm sao? Nếu đem thai bào cắt ra khỏi cơ thể người me, thì tánh linh của thai bào đi đâu? Thai nhi có thể trở thành cô hồn lang thang trong cõi giới u linh chăng? Nó phải đi tìm ai để đòi món nợ (tánh mạng) này đây?

Có một cô con gái, vì trẻ người non dạ, thời học sinh đã từng đến một nhà thương phá thai; bấy giờ thai thì phá rồi, vết thương thân tâm tuy vậy khó mà bình phục. Vài năm sau, tại trước cửa bệnh viện này đã xảy ra tại nạn ngay nơi ngã tư đường hồi cô ấy đi phá thai ngang qua. Cho nên, việc làm phá thai này đối với người mẹ và thai nhi đều bị thương tổn cả thân và tâm !

Có một hôm, có vị nữ cư sĩ đưa ông bác sĩ phụ sản khoa của bà đến đạo tràng. Tại sao? Vì ông bác sĩ nầy bị chứng bệnh ung thư, hy vọng nương vào Phật lực và Bồ-Tát cứu giúp ông. Ông ấy nói với tô rằng ông rất chú trọng sức khỏe, mỗi ngày đều vận động để gìn giữ sức khỏe, nhưng chẳng biết tại sao lại có thể bị chứng bệnh ung thư. Tthật ra, trong xã hội ngày nay với phong trào phá thai tấp nập, các bác sĩ hành nghề bác sĩ khoa phụ sản càng không thể không thận trọng! Chức trách người bác sĩ là “Tế thế cứu người”; phá thai cho người chính là phản ngược sự “cứu người”. Gieo nhân gì, hái quả nấy. “NGHIỆP” là do hành vi chúng ta mỗi ngày gây tạo ra; “NHÂN” là thỉnh thoảng chúng ta mới tạo ra, nhân nầy gieo trồng rồi, tương lai hái quả này. Như mùa xuân gieo hạt giống, hạt giống nầy gieo trồng xuống phải đợi đến mùa thu mới có thu hoạch. Từ lúc gieo trồng đến khi hát quả, đây gọi là “Gieo nhân hái quả”. “Nghiệp” này, tức là từ mùa xuân đến mùa thu, trong thời gian này quý vị làm nhiều chuyện, tức là quý vị thường hay làm việc gì thì đây là “nghiệp”. Lấy thí dụ trên mà nói thì cô gái trẻ đi phá thai một lần, đây tức là “nhân”; bác sĩ khoa phụ sản thường hay phá thai cho người thì đây tức là “nghiệp”. Cái nghiệp này quý vị thường hay làm, thì có thể sẽ bị lãnh thọ quả báo bất cứ lúc nào, làm thiện tức là thiện nghiệp, làm ác tức là ác nghiệp.

“Giới Bồ Tát” trong “Kinh Phạm Võng” nói: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen ngợi việc giết, thấy giết lòng vui theo,. Không dùng bất kỳ phương pháp nào, ngay cả đọc chú, để giết hại. Không đươc tạo nhân giết hại, duyên giết hại, phương pháp giết hại, nghiệp giết hại. Cho đến hễ chúng sanh nào có mạng sống, thì không được cố ý giết hại.” "Tự mình giết" tức là tự chính mình hành động kết liễu mạng sống của kẻ khác; cũng bao gồm tự mình kết liễu mạng sống của chính mình. “Bảo người giết” là tự mình tuy là không giết hại nhưng bảo người hành động giết, hoặc sai người thay mình đến nơi khác để giết, như vậy cũng giống chính mình giết chết, tội đều nặng như nhau.

Tôi kể câu chuyện thật xảy ra về việc “Bảo người giết”. Vào thập niên 80, có một vị Giám Đốc từ Đông Nam Á xa xôi đến Vạn Phật Thánh Thành để cầu thỉnh Hòa Thượng Tuyên Hóa cứu giúp vì thân ông mắc bệnh ung thư. Hòa Thượng Tuyên Hóa đưa ông vào trong Vạn Phật Bảo Điện của Thánh Thành, trước Chư Phật Bồ Tát mười phương và tứ chúng phát lồ sám hối, để cứu vãn nghiệp tội của ông. Ông kể ông phạm nghiệp ác một cách thảm khốc vô nhân đạo về nhân “miệng” vì ăn thịt chúng sanh như ăn óc khỉ, chân ngỗng v.v... Tiếp theo, Hòa Thượng Tuyên Hóa hỏi ông: “Ông có từng giết người không?” Ông nói: “Tuyệt đối không có! Ngoại trừ khi tôi uống rượu say lái xe, vô ý đụng chết người mà không biết.” Hòa Thượng Tuyên Hóa lại hỏi: “Thế vợ của ông thì sao?” “Chao ôi! Tôi nhớ ra rồi, tôi có từng bảo bà nhà tôi phá thai!” Cho nên, những sinh mạng này đều đến để đòi nợ ông ! Do đó, nếu có người hỏi quý vị là có nên phá thai không thì cần phải khuyên họ chớ nên phá thai. Đừng bao giờ nói: “Nếu gặp khó khăn trở ngại thì đem đứa nhỏ phá bỏ đi.” Nếu quý vị bảo người phá thai thì bị xem là bảo người giết.

Quý vị trì giới thì có công đức của trì giới; phá giới thì có nghiệp tội của phá giới. Nói theo lý nhân quả, dù có hay không có thọ giới, nhân quả đều tồn tại. Việc giết thai là sai lầm, trên nhân quả trong âm thầm đều phải đối trả lẫn nhau. Tôi đã từng thấy giữa những bài vị siêu độ, có mười mấy bài vị thai nhi chưa ra đời cùng có chung một bà mẹ cầu siêu cho chúng, xem thấy khiến tâm tôi lo sợ cho bà mẹ đã mắc nợ quá nhiều sanh mạng ! Con người hiện tại vô tri chẳng biết nên tạo thành sự vô tri trong đời vị lai; tương lai chẳng biết lại càng khiến người thêm vô tri, giống y trái cầu tuyết càng lăn càng lớn thêm!.

5. HỎI : Xin phép hỏi Pháp Sư có cái nhìn thế nào về THÁNG CHÍN là tháng phá thai?

ĐÁP : Đây là chuyện hơn 10 năm về trước, một phóng viên truyền thông có hỏi tôi về vấn đề nầy. Bấy giờ tôi chẳng hiểu tại sao tháng chín là tháng phá thai? Người phóng viên truyền thông trả lời: “Bởi vì học sinh nghỉ hè, cho nên rất nhiều chuyện xảy ra giữa quan hệ trai gái. Sau khi có thai rồi, học sinh phải trở về tựu trường vào tháng chín, thì đi phá thai.” Vậy đó, mười mấy năm trước phong trào như thế, bây giờ càng khỏi phải nói nữa. Điều này kể ra, thật sự mọi người đều có trách nhiệm.

1. Từ cách ăn uống mà nói : Con người thì nên uống sữa người (mẹ), nhưng bây giờ trẻ con đại đa số uống sữa bò nuôi lớn; bò là thú, thú thì có tánh thú, người ta dùng sữa của thú để nuôi lớn con cái. Dứt sữa rồi sau đó lại là thịt cá ê hề, đồ ăn ngọt, thức ăn chiên xào. Dùng những thứ đồ ăn thức uống như vậy để nuôi trẻ con, bầy trẻ trông thấy bề ngoài hình như cao lớn nhanh chóng, sinh lý trưởng thành mau lẹ, nhưng chẳng có cơ sở sức khỏe thật sự, đồng thời dục niệm cũng nặng, mức độ tâm lý thành thục chính chắn không đủ theo kịp sự trưởng thành của sinh lý.

2. Lạm dụng bừa bãi mạng lưới thông tin (internet) : Khi chúng ta hưởng dùng phương tiện khoa học kỹ thuật, phong trào này đưa đẩy cả thế hệ trẻ vào trong sự lạm dụng tin học truyền thông làm mất đi sự che chở bảo vệ, cám dỗ quá lớn mạnh nên rất khó giữ thân không nhiễm hư xấu, cũng chẳng biết cách giữ thân tránh khỏi bị nhiễm hư xấu.

3. Về phương diện giáo dục mà nói : Giáo dục là phải dạy người “hiểu đạo lý”, chẳng phải “danh lợi”. Nhưng giáo dục hiện nay thì đi ngược lại với đạo lý. Cả thế hệ trẻ chẳng thọ nhận nền giáo dục thấm nhuần đạo đức, tức giống như không có gốc rễ, cứ theo dòng nước dần dần bị cuốn trôi, mất đi căn bản làm người.

Vì vậy, thức ăn làm tăng lòng dục vọng ham muốn, mạng truyền thông đưa đường dẫn lối sự ham muốn, đường lối giáo dục sai lầm lạc hướng…, học sinh tự nhiên rất dễ dàng phóng túng hành động theo sự đòi hỏi của lòng ham muốn tình dục, nên tháng phá thai ra đời ! Nếu có thể cải thiện giáo dục, ăn uống, tiết chế giảm thiểu tác dụng tiêu cực của khoa học kỷ thuật, nâng cao quan niệm đạo đức v.v... thì mới mong sau này hoàn toàn mất hẳn danh từ “Tháng phá thai”!

Kết Luận

Có một lần, tôi tham dự một cuộc hội nghị, chủ đề là: “Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội.” Riêng cá nhân tôi cảm thấy: Lấy Phật pháp cải tạo lòng người, đây tức là sự ảnh hưởng lớn nhất ! Đem thân phận người xuất gia của tôi mà nói, tôi thấy không nhất định cần phải đi ra ngoài làm một số công việc, như thế mới có thể giúp ích xã hội; mà là, đem quan niệm đúng đắn đến với mọi người, ảnh hưởng đến người người để họ đều có quan niệm đúng đắn. Giống như hiện nay chúng ta bàn thảo đến chuyên đề phá thai, đây là một sự thật nghiêm trọng đã tồn tại trong xã hội rồi, nếu như người người có quan niệm đúng đắn thì sẽ giúp cho rất nhiều sinh mạng. Cho nên, đem lại cho mọi người tri kiến (biết và thấy) đúng đắn, đây tức là một phần của sự hành trì Phật pháp vậy !
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên