Tôi phải làm gì?

flare

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 6 2013
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Hồi nhỏ em cũng hay được mẹ dẫn đi chùa và cũng được cho quy y từ năm lên 6 tuổi. Em rất thích đọc những cuốn như Kinh nhân quả ba đời...Tuy nhiên kể từ khi mẹ mất đi, em không còn lên chùa nữa. bởi cứ có cái gì đó trong em ngăn lại, đi một mình thấy buồn buồn. Cảm giác như mình không thuộc về nơi đó vậy.
Gần đây, được một người thầy giác ngộ, em lại trở về tìm sự bình yên trong phật pháp. Thường thì mọi người hay nói ban đầu mình gặp nhiều trở ngại lớn lắm, nếu không vượt qua được thì coi như là không có duyên với đạo Phật. Bản thân em thấy nó đúng lắm. Bởi dạo gần đây, khi đi chùa trỏ lại thì em cảm thấy nhiều chuyện khổ tâm, phiền não đến với mình hơn là sự thanh thản. Không biết bao giờ em mới vượt qua được chướng ngại.
Em cũng có một thắc mắc lớn muốn hỏi quý vị Phật tử như sau. Một người thầy tốt sẽ giúp chúng ta tìm được con đường tu tập tốt để đi phải không ạ? Nhưng như thế nào là một người thầy tốt? một vị minh sư?
Khi người Thầy quan tâm đặc biệt đến một người phật tử, thường hay gọi điện và bảo ra chùa thì có sao không? Bởi em là nữ, đang là sinh viên. Có khi nào các vị tăng đã tu nhiều năm rồi lại không vượt qua được ái dục hay không? Hay họ đã giải thoát trong tư tưởng nên có những hành động như thế?
Trong mắt mọi người thì ai cũng bảo đấy là một người thầy tốt. Nhưng trong em vẫn còn sự do dự nào đó. Làm cho em cảm thấy áp lực khi đi chùa. Và thường thì em chọn cách trốn tránh.
Nếu như em nghĩ sai về nhân cách của một người, thì quả thật là em đã gây nên một tội nghiệp lớn rồi. Giống như là ăn cháo đá bát vậy.
Xin mọi người chỉ rõ đúng sai cho em với! Còn nhiều điều em thấy thắc mắc nữa, nhưng chắc phải giải quyết từ từ ạ :)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Em cũng có một thắc mắc lớn muốn hỏi quý vị Phật tử như sau. Một người thầy tốt sẽ giúp chúng ta tìm được con đường tu tập tốt để đi phải không ạ? Nhưng như thế nào là một người thầy tốt? một vị minh sư?
Khi người Thầy quan tâm đặc biệt đến một người phật tử, thường hay gọi điện và bảo ra chùa thì có sao không? Bởi em là nữ, đang là sinh viên. Có khi nào các vị tăng đã tu nhiều năm rồi lại không vượt qua được ái dục hay không? Hay họ đã giải thoát trong tư tưởng nên có những hành động như thế?
Trong mắt mọi người thì ai cũng bảo đấy là một người thầy tốt. Nhưng trong em vẫn còn sự do dự nào đó. Làm cho em cảm thấy áp lực khi đi chùa. Và thường thì em chọn cách trốn tránh.
Nếu như em nghĩ sai về nhân cách của một người, thì quả thật là em đã gây nên một tội nghiệp lớn rồi. Giống như là ăn cháo đá bát vậy.
Xin mọi người chỉ rõ đúng sai cho em với! Còn nhiều điều em thấy thắc mắc nữa, nhưng chắc phải giải quyết từ từ ạ :)
Chị flaire ơi !

Đọc bài của chị, em đoán chắc có lẻ chị đẹp và có duyên lắm, cho nên đi tới đâu cũng được ái mộ.

Thường thì chúng ta không để ý, khi đến chùa mà chị em mình vẫn trang điểm kỹ càng, bận đồ tơ lụa, model, hở hang, xức dầu thơm ....v....v...

Thường thì chúng ta không để ý khi nói chuyện với quý Thầy, quý Sư mà chúng ta vẫn làm duyên, làm dáng, đôi khi chỉ một động tác lắc đầu hất mái tóc cũng đủ làm cho người nam đối diện phải mơ màng nhớ mãi về chúng ta.

Người xuất gia vẫn là người tràn đầy sinh lực, cái áp lực Giới cấm đôi khi làm tăng áp suất "a-xê-ty-len" trong lòng người tu sĩ.

Người xuất gia vẫn là người còn ái dục, như than hồng ủ trong tro, chúng ta để cho than ấy lụi tàn hay là bươi nó lên, bỏ bổi thêm vào cho nó bùng phát thiêu đốt đạo nghiệp của quý Thầy ???

Chúng ta quả thật là tội đồ vì đã làm cho quý Thầy, quý Sư rạo rực, mất định tâm, đôi khi phải hoàn tục.

Mà thường thì người ta chỉ lên án quý Thầy, quý Sư "tu hành mà không thúc liễm thân tâm !", chứ ai có biết đâu trong chúng ta có những kiều nữ có tay "sát Sư". Kiều nữ ấy đi đến đâu là sóng gió nổi lên đến đấy.

Khi người Thầy quan tâm đặc biệt đến một người phật tử, thường hay gọi điện và bảo ra chùa thì có sao không?

Hoatihon nghĩ nếu chúng ta đến chùa với "mặt mộc", không son phấn trang điểm chi cả, nói chuyện với quý Thầy, quý Sư mà nghiêm trang, đứng đắn, không ỏng ẹo đùa giỡn, "tạo khoảng cách" thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả.

Chuyện chúng ta mất gì hay không mất gì thì chưa chắc, nhưng chuyện người xuất gia mất HUỆ MẠNG thì đáng lo hơn ! Phải thế không chị ?

Ý nghĩ chủ quan của em là như thế, xin góp ý với chị.

Kính !
 

flare

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 6 2013
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
hoatihon

Chị flaire ơi !

Đọc bài của chị, em đoán chắc có lẻ chị đẹp và có duyên lắm, cho nên đi tới đâu cũng được ái mộ.

Thường thì chúng ta không để ý, khi đến chùa mà chị em mình vẫn trang điểm kỹ càng, bận đồ tơ lụa, model, hở hang, xức dầu thơm ....v....v...

Thường thì chúng ta không để ý khi nói chuyện với quý Thầy, quý Sư mà chúng ta vẫn làm duyên, làm dáng, đôi khi chỉ một động tác lắc đầu hất mái tóc cũng đủ làm cho người nam đối diện phải mơ màng nhớ mãi về chúng ta.

Người xuất gia vẫn là người tràn đầy sinh lực, cái áp lực Giới cấm đôi khi làm tăng áp suất "a-xê-ty-len" trong lòng người tu sĩ.

Người xuất gia vẫn là người còn ái dục, như than hồng ủ trong tro, chúng ta để cho than ấy lụi tàn hay là bươi nó lên, bỏ bổi thêm vào cho nó bùng phát thiêu đốt đạo nghiệp của quý Thầy ???

Chúng ta quả thật là tội đồ vì đã làm cho quý Thầy, quý Sư rạo rực, mất định tâm, đôi khi phải hoàn tục.

Mà thường thì người ta chỉ lên án quý Thầy, quý Sư "tu hành mà không thúc liễm thân tâm !", chứ ai có biết đâu trong chúng ta có những kiều nữ có tay "sát Sư". Kiều nữ ấy đi đến đâu là sóng gió nổi lên đến đấy.



Hoatihon nghĩ nếu chúng ta đến chùa với "mặt mộc", không son phấn trang điểm chi cả, nói chuyện với quý Thầy, quý Sư mà nghiêm trang, đứng đắn, không ỏng ẹo đùa giỡn, "tạo khoảng cách" thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả.

Chuyện chúng ta mất gì hay không mất gì thì chưa chắc, nhưng chuyện người xuất gia mất HUỆ MẠNG thì đáng lo hơn ! Phải thế không chị ?

Ý nghĩ chủ quan của em là như thế, xin góp ý với chị.

Kính !
hoàn toàn không phải như vậy :). Thầy cũng đã gần 50 rồi hoatihon ơi. Mà thầy bảo không biết tại sao lại có duyên với m như vậy. Duyên ở đây là việc m đến chùa mà thầy cứ để m ngồi nghe thầy nói chuyện đến hơn tiếng đồng hồ, mà m cũng có nói gì nhiều đâu, mỗi lần ra chùa thầy m muốn dọn dẹp thì thầy cứ bảo ngồi ở đó nói chuyện, hoặc lau dọn phòng của thầy thôi. m cũng ăn mặc đàng hoàng, có phân son gì đâu, vì đang là SV mà. Đến Chùa toàn mang jean vs sơ mi, buộc tóc, đeo balo thôi. Có điều mình không hiểu cái duyên đó nó là duyên tốt hay duyên xấu nữa nên mới đem lòng sinh nghi. Một người tu hành đạt thành tựu đâu có dễ dàng gì. Nhưng sao mình vẫn không thật sự tin tưởng. Bởi vì trong suy nghĩ của mình đã mặc định một nhà tu hành là phải có một đời sống giản dị, phải tụng kinh niệm phật, phải làmt ừ thiện, phải thế này thế kia.... Chắc thời nay đã hiếm lắm rồi. Mình sợ lắm những người sư mà không phải là sư. Bởi vì có những người như vậy sẽ làm m mất niềm tin vào phật giáo. M chỉ muốn thầy đối xử với m bình thường như bao người phật tử khác thôi....
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
flare mến !

Mình cũng là Phật tử bình thường như flare, nhưng "may mắn" là mình xấu xí và vô duyên cho nên không phải lo lắng đề phòng chi cả, cũng xin góp đôi lời với bạn.

Một người thầy tốt sẽ giúp chúng ta tìm được con đường tu tập tốt để đi phải không ạ?
_ Đúng vậy !

Nhưng như thế nào là một người thầy tốt?
1_ Hiểu sâu, biết rộng về Phật pháp.
2_ Tinh tấn tu hành, nghiêm trì Giới Luật.
3_ Quan tâm chăm sóc đệ tử.

Như thế nào là một vị minh sư?
_ Đã chứng đắc quả vị cao trong Phật pháp và biết phương tiện độ sinh.

Có khi nào các vị tăng đã tu nhiều năm rồi lại không vượt qua được ái dục hay không?
_ Có ! Rất nhiều.

Hay họ đã giải thoát trong tư tưởng nên có những hành động như thế?
_ Phải nói là họ "cởi mở, dễ dãi trong suy nghĩ", chứ không thể nói "họ đã giải thoát".

Trong mắt mọi người thì ai cũng bảo đấy là một người thầy tốt.
_ Có thể "mọi người" quá hời hợt, đơn giãn.

Nhưng trong em vẫn còn sự do dự nào đó. Làm cho em cảm thấy áp lực khi đi chùa. Và thường thì em chọn cách trốn tránh.
_ Vì hơn ai hết, flare cảm nhận được những "xung điện" bất thường nơi Thầy.

Nếu như em nghĩ sai về nhân cách của một người, thì quả thật là em đã gây nên một tội nghiệp lớn rồi. Giống như là ăn cháo đá bát vậy.
_ Theo H/p bất luận điều nghi ngờ của bạn đúng hay sai, bạn nên ngưng tới lui chùa ấy, tìm Thầy khác. Người học Phật không nhất thiết phải chỉ học với một Thầy (chung thủy) mà có thể học với rất nhiều Thầy, điều này là bình thường, không thể dùng từ "ăn cháo đái bát" trong trường hợp người đệ tử tìm học vị Thầy khác.

Mến !
 

flare

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 6 2013
Bài viết
8
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Mình cũng là Phật tử bình thường như flare, nhưng "may mắn" là mình xấu xí và vô duyên cho nên không phải lo lắng đề phòng chi cả
M cũng đâu có đẹp đẽ gì, lại còn bị âm nữa ( Thầy nói vậy), tính mình cũng ít nói, ai hỏi gì mới trả lời, không thì cứ ru rú 1 mình vậy đó ( trầm cảm???) .
Minh sư:
Đã chứng đắc quả vị cao trong Phật pháp và biết phương tiện độ sinh.
Cái này m không hiểu, quả vị cao đó là gì? Đại đức, Thượng tọa, hay HÒa thượng? Phương tiện độ sinh thì thế nào? M mới trở lại với Phật pháp gần đây thôi nên có thể nói là cái gì cũng không biết hết :)
 

Vô Ngã

Registered
Phật tử
Tham gia
9 Thg 6 2013
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Điểm
1
Địa chỉ
.:: Vô Niệm ::.
A Di Đà Phật
theo mình bạn nên để ý và sáng suốt.
 

Hắc phong

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
7 Thg 10 2010
Bài viết
2,665
Điểm tương tác
476
Điểm
113
Bạn Vô Ngã mến !

Theo quy định của Diễn Đàn này :

1. bạn PHẢI viết Hoa danh hiệu Phật, thí dụ như A Di Đà Phật.

2. Một bài viết không thể chỉ gọn lỏn một cụm từ hay một hình vui biểu cảm như ở những trang web khác. Lần sau nếu bạn viêt như vầy sẽ bị XÓA bài.

Mong bạn lưu ý !
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
Minh sư:
Hắc phong đã viết:
Đã chứng đắc quả vị cao trong Phật pháp và biết phương tiện độ sinh.
Cái này m không hiểu, quả vị cao đó là gì? Đại đức, Thượng tọa, hay HÒa thượng? Phương tiện độ sinh thì thế nào? M mới trở lại với Phật pháp gần đây thôi nên có thể nói là cái gì cũng không biết hết :)
Chào flare !

Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng chỉ là những chức danh thế tục tạm gán cho một Tu sĩ.
Những chức danh này không tiêu biểu cho những chứng đắc, quả vị gì trong Phật pháp.

Trong đạo Phật có rất nhiều vị chứng đắc mà không có chức danh gì cả, như đức Lục Tổ Huệ Năng chứng ngộ khi chỉ là một người làm công quả (chuyên đứng đạp chày giả gạo dưới nhà bếp), Tuệ Trung Thượng sĩ là một tướng quân, Trần Nhân Tông là vua nước Việt ta, Bàng Uẫn là cư sĩ bình thường, .....v...v....

"Chứng đắc quả vị cao" là những bậc Đại Bồ tát (từ Bát Địa trở lên)

Quả vị A La Hán cũng là chứng đắc, nhưng thường không thấy hết những tiền duyên căn kiếp của chúng ta, cho nên đôi khi dạy đạo không hiệu quả (Sau này xem Kinh Phật, flare sẽ được đọc có một số vị A La Hán mắc sai lầm khi có người đến học đạo).

Trong nhân gian, có những vị may mắn được học đạo với một vị Tiên, họ cũng gọi Thầy mình là Chân Sư, Minh Sư (đó là quyền của họ).

Trong nhân gian, có những vị may mắn được học đạo với một vị Tu sĩ Phật giáo nghiêm trì Giới Luật, Thiền Định giỏi (có thể nhập được Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam thiền, Tứ Thiền, Tiểu Định, Đại Định), họ cũng gọi Thầy mình là Chân Sư, Minh Sư (đó là quyền của họ).

Ở đây chúng ta chỉ nói đến nghĩa đúng đắn nhất trong đạo Phật :

Minh Sư phải là người chứng ngộ cao (quả vị từ Bát Địa trở lên) và phải biết PHƯƠNG TIỆN ĐỘ SINH.

 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Kính Bác Ngọc Quế!

Những người theo Đạo Phật,thật ra có người hiểu (tưởng tượng được) , có người chẳng hiểu , "quả vị cao là bao cao ???" "bát địa là cao cở nào?"



CT có một câu chuyện,

Một thầy giáo dạy cấp 1 nói " Các em phải biết quả đất như Trái cam, còn trường học của mình như đầu bút chì chấm trên quả cam đó!".

Có một em thắc mắc, vì không tưởng tượng nổi, giử mải thắc mắc đó cho đến lớn.

Đến khi gặp được nhà du hành vũ trụ. Cậu đó hỏi: " Anh! ra khỏi bầu trời anh thấy quả đất như thế nào? Thấy được trường em không?"
Nhà du hành đáp"
_Nhỏ xíu àh! _ nhìn quanh quất, nhà du hành chộp trái cam trên bàn_ như thế này đây! Làng mình chỉ nhỏ như đầu bút chì trên quà cam vậy.

Thua luôn.
100%
 

Ngọc Quế

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (2015
Tham gia
28 Thg 2 2012
Bài viết
859
Điểm tương tác
1,078
Điểm
93
flaire đã viết:
Phương tiện độ sinh thì thế nào?
Chào các bạn !

Có một Phật tử mới là bạn flaire chưa hiểu điều này, N/Q xin vì bạn ấy mà giải thích sơ lược :

"Không PHƯƠNG TIỆN thì buộc, có PHƯƠNG TIỆN thì mở"

Phật bảo Phú Lâu Na đến thăm bệnh ngài Duy Ma Cật. Phú Lâu Na bạch Phật rằng:

Thế Tôn! Con không xứng đáng đến thăm bệnh Duy Ma Cật. Tại sao? Con nhớ lại khi xưa, con ở dưới gốc cây trong rừng thuyết pháp cho các Tỳ kheo sơ học. Lúc ấy Ngài đến bảo con rằng: Này Phú Lâu Na! Trước nên nhập định để quán xét tâm địa của những người này rồi mới thuyết pháp, chớ đem thức ăn dơ để trong bửu bát, nên biết rõ tâm niệm của những Tỳ kheo này, chớ xem lưu ly cho là thủy tinh. Ông chẳng biết cội nguồn của chúng sanh, chớ nên dùng pháp Tiểu Thừa dạy người. Họ vốn chẳng tì vết, chớ làm cho bị thương; họ muốn đi đường lớn, chớ chỉ lối nhỏ; chớ nên đem biển lớn để trong vũng chân trâu; chớ cho ánh sáng mặt trời bằng lửa đom đóm. Phú Lâu Na! Những Tỳ kheo này đã phát tâm Ðại Thừa từ lâu, nay chỉ tạm quên, sao lại dùng pháp Tiểu Thừa dạy họ? Tôi xem trí huệ Tiểu Thừa cạn cợt như người mù, chẳng thể phân biệt căn tánh lợi độn của chúng sanh. Lúc bấy giờ, Ngài liền nhập chánh định, khiến những vị Tỳ kheo này tự biết túc mạng, những kiếp trước đã từng gieo trồng nhiều phước đức nơi năm trăm Ðức Phật, hồi hướng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, tức thì hoát nhiên đắc lại bổn tâm. Các Tỳ kheo đảnh lễ chân Ngài và Ngài nhân đó thuyết pháp, khiến tất cả chẳng còn thối lui nơi đạo Vô Thượng Bồ Ðề. Con nghĩ hàng Thanh Văn chẳng quán được căn người thì không nên thuyết pháp, nên con không đáng đến thăm bệnh.

http://www.hoakhaikienphat.com/kinhdiensach/kinhduymacat/duymacat/kinhduymacat3.htm

Nếu có ai nghĩ rằng "Tu hành theo đạo Phật là đi tìm Giác Ngộ cho mình" thì người này chưa hiểu hết về đạo Phật !

Thực ra "Tu hành theo đạo Phật là ĐỘ SINH", hết Chúng Sinh là hết chuyện ! Mà Chúng Sinh thì vô số cho nên ĐỘ SINH cũng vô cùng.

Có câu "Chúng sinh đa bệnh, Phật pháp đa phương" (Chúng sinh có bao nhiêu bệnh, thì Phật pháp có ngần ấy phương pháp chữa trị), nghĩa là những Phương Tiện Độ Sinh thì nhiều lắm (đếm không xuể).

Đức Lục Tổ Huệ Năng chỉ 8 tháng đạp chày giả gạo mà chứng ngộ Yếu chỉ Phật thừa (dĩ nhiên là có sự chỉ điểm khai hóa thêm của đức Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn), nhưng phải mất 16 năm ở chung lộn với đám thợ săn Ngài mới "nắm" được một vài Phương Tiện Độ Sinh (chớ không phải biết hết _ chừng nào Toàn Giác mới biết hết).

Phương Tiện Độ Sinh là gì ?

Là vị đã Giác Ngộ quán sát căn cơ, nghiệp duyên của đệ tử (hoặc người có duyên) rồi tùy theo đó mà có phương án (giảng nói, hành xử) thích hợp. Không nhất thiết là phải cứ Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, ....v....v....miễn sao có thể giúp đệ tử tiến bộ tốt nhất, tiếp cận Chân Lý là được.

Đơn cử như trường hợp Ngài Marpa đối xử "tệ bạc" với học trò là Ngài Milarepa, mà lại giúp cho đời có thêm một vị Giác Ngộ.

http://youtu.be/IyCzOB7OHjg

Milarepa dùng pháp thuật "hô phong hoán vũ" giết hại kẻ thù, làm hoa mầu, tài sản và rất nhiều sinh vật bị chết (vạ lây)

http://youtu.be/_TEYjEUu6B0

Milarepar bị Thầy là Ngài Marpa bắt vác đá xây đền thờ nhiều lần (làm đi làm lại).

Các bạn có thể xem thêm những phần tiếp theo hoặc là tìm đọc "The life of Milarepa".

Mến !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên