Tóm tắc Ẩn Ý truyện Tây Du

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Đoạn 1: * Con đường hàng phục Tâm ma .
Đại khái ý là Cổ đức Dùng Văn để truyền tải Đạo Pháp của Thánh Hiền chứ không phải nói chuyện huyễn hoăc Thần Tiên Ma quái.

Đoạn 2: * Ngũ vị nhất thể.
5 nhân vật chính trong truyên Tây Du:

1. Đường Tăng là thân thể, cũng là chủ nguyên thần của người tu luyện,
2. Tôn Ngộ Không tượng trưng cho cái tâm,:
“Tâm có 72 tướng”, tương ứng với 72 phép biến hóa của Ngộ Không.
Luyện tâm có thể khiến lòng người sáng sủa, trí huệ sáng suốt, vậy nên lò Bát Quái không thể thiêu chết mà trái lại còn khiến Tôn Ngộ Không luyện thành hỏa nhãn kim tinh. Mắt của Ngộ Không sáng tỏ là tượng trưng cho trí huệ sáng rực như vàng kim.

Bồ Đề Tổ Sư trên núi Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh. Ở đây, Tà Nguyệt Tam Tinh (trăng khuyết và ba vì sao) chính là chữ “Tâm” (心). “Tà Nguyệt” chẳng phải chính là một nét móc đó sao? Ba ngôi sao chẳng phải chính là chỉ ba nét chấm đó sao? Vậy nên, Tôn Ngộ Không là thể hiện cho chữ Tâm của người tu hành.

Bên cạnh đó, chiếc gậy Như Ý và Cân Đẩu Vân của Ngộ Không cũng ẩn chứa những hàm nghĩa sâu sắc.

Gậy Như Ý nặng 1 vạn 3 nghìn 5 trăm cân, giống với những điều được viết trong Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nan Kinh: “Cả ngày lẫn đêm, con người ta thở 1 vạn 3 nghìn 5 trăm nhịp”. Vậy nên, gậy Như Ý là tượng trưng cho khí.

Trên đời này, thứ gì có thể “trên thì lên đến 33 tầng trời, dưới thì xuống tới 18 tầng địa ngục; lớn thì có thể thông thấu khắp trời, nhỏ thì như cái kim thêu”? Chính là khí độ của con người.

Người Trung Hoa có câu: “Tâm viên ý mã” (tâm con vượn, ý con ngựa), nghĩa là tâm trí con người ta thường xáo động và dễ mất kiểm soát. Cũng bởi vì tâm người luôn bay nhảy tự do như vậy, nên tư tưởng con người có thể qua lại giữa thiên đường và địa ngục, có thể dao động giữa thiện và ác. Vì vậy, về sau này Quan Âm Bồ Tát đã phải tặng cho Đường Tăng chiếc vòng kim cô và bài “Khẩn cô nhi chú” để khắc chế cái tâm này.

Cân Đẩu Vân của Tôn Ngộ Không lộn nhào một cái là đi được 10 vạn 8 nghìn dặm, nhưng lại không thể nhảy ra khỏi lòng bàn tay của Phật Như Lai. Đó là nói, con người dẫu làm gì thì cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ.

Cân Đẩu Vân của Ngộ Không có thể bay 10 vạn 8 nghìn dặm, vừa khéo lại là khoảng cách từ đông thổ Đại Đường đến Linh Sơn, điều này có ngụ ý gì? Đó chính là: Linh Sơn dù có xa hơn nữa thì cũng chỉ một niệm của tâm là có thể đến nơi. Thiện ác chỉ cách nhau một niệm, một niệm có thể thành Phật, nhưng một niệm cũng có thể biến thành tà ma.

Tôn Ngộ Không bị giam dưới núi Ngũ Hành suốt 500 năm, tượng trưng cho cái tâm lên trời xuống đất của con người bị Kim — Mộc — Thủy — Hỏa — Thổ trong thế giới trần tục đè chặt.

Núi Ngũ Hành cũng tượng trưng cho “tham (tham lam), sân (giận dữ), si (ngu si), mạn (ngạo mạn), nghi (hoài nghi)trong Phật học. Phật Tổ nói rằng, 5 chữ ấy đã khái quát mọi tâm niệm thân hành của con người. Dù Ngộ Không có thần thông quảng đại đến đâu, vẫn không nhảy ra khỏi 5 chữ này. Tôn Ngộ Không khi đại náo Thiên Cung, cũng chính là bị ngũ độc này vây khốn.

Về sau, khi thầy trò Đường Tăng đến Hoả Diệm Sơn, núi Ngũ Hành đã trở thành Lưỡng Giới Sơn (ngọn núi giữa hai ranh giới). Đi qua ngọn núi này, cái tâm từng xáo động không yên đó cuối cùng cũng có thể nhảy ra khỏi Tam Giới.
3. Trư Bát Giới là tình cảm và dục vọng,
4. Sa hòa thượng là bản tính, và
5.Bạch Long Mã là ý chí của con người.
là ý chí lực. Ý chí của con người giống như ngựa hoang, chỉ khi xác định được mục tiêu tiến tới, mới có thể chuyên tâm chuyên ý mà lấy được Chân Kinh.

Ngộ Không thu phục Tiểu Bạch Long, cũng chính là cái Tâm đã thu phục được Ý, đạt đến tâm ý hợp nhất. Chỉ cần tâm ý hợp nhất, chí hướng kiên định thì không có Tây Thiên nào là không đến được.

Người xưa thường nói “tâm viên ý mã” (tâm vượn ý ngựa) là như thế. Đường Tăng thu phục được Ngộ Không, Bạch Long Mã, Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý”(Ngũ Vị) – Là Nhất Thể.

* Về sau, Ngộ Không và Đường Tăng lại thu phục được Bát Giới và Sa Tăng, nghĩa là “thân, tâm, tình, tính, ý” — đoàn thể hoàn mỹ nhất này đã hợp thành.

Đoạn 3 * Linh Sơn là ở trong tâm người.

Ở đoạn 3 này. Người viết có cái nhìn thô sơ về Giáo lý Đạo Phật. họ mờ nhạt nhận ra rằng: tu là sửu bản tâm từ "ma tính" (Tham, sân, si). Tu cho đến trong lòng "trống rổng" (kịnh không chữ).- Đó gọi là tìm được Chân kinh.

Đây là Giáo lý Sơ Thiện của Phật giáo: Giải trừ Tham- Sân- Si để Tâm được Thanh tịnh. Sự Thanh tịnh do hết Tham- Sân- Si phải khởi tác tại Tâm. Khi thành tựu Sự Thanh Tịnh- Đó là : Linh sơn hay Niết Bàn.

Đoạn 4 + Trừ Lục Tặc- diệt Thất Tình. sáu bảy mười ba.

+ Lục Tặc gồm: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn) — đây chính là lục căn.

+ Thất tình gồm: mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, muốn (hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục). Đôi khi bảy ả còn đổi tên khác đi chút xíu là: mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, khiếp (hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh).

Đại ý đoạn này truyền dạy cách tu của phần đông các Tôn Giáo ở phương Đông (chớ không riêng PG).

Trong cách tu này:

- Đạo Tiên gọi là Tu Tánh (Tánh mạng khuê chỉ)
- Đạo Phật gọi là Thiền Định.

* Chủ yếu trong pháp tu này: Khi 6 căn (mắt, tai. mũi. lưỡi, thân, ý) tiếp xúc 6 trần cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Người tu dùng quán trí kiểm soát (Gọi là Tỉnh thức- không cho mê muội, không để sanh ra 7 tình cảm là : mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, và 6 ham muốn.

* Đạo Tiên tu hành ngang đến đây là được cho là Thánh là Tiên.

* Đạo Phật thì đến đó chưa được vào vòng Thánh. Như Đoạn kinh Phật dạy sau đây:

+ Thế nào là 7 lần sanh, 7 lần tử ?

- Đó là:

1/. Khi Nhãn căn tiếp xúc với nhãn trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là một lần sanh và một lần diệt.

2/. Khi Nhĩ căn tiếp xúc với Thanh trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 2 sanh và lần thứ 2 diệt.

3/. Khi Tỷ căn tiếp xúc với Hương trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 3 sanh và lần thứ 3 diệt.

4/. Khi Thiệt căn tiếp xúc với Vị trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 4 sanh và lần thứ 4 diệt.

5/. Khi Thân căn tiếp xúc với Xúc trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 5 sanh và lần thứ 5 diệt.

6/. Khi Ý căn tiếp xúc với Pháp trần, thì tâm thức liền sanh khởi. Bậc Tu Đà hoàn biết rõ sự sanh khởi đó là Vọng tưởng nên không theo vọng. Đó là lần thứ 6 sanh và lần thứ 6 diệt.

7/. Khi tâm thức biết rõ 6 Trần là ô nhiễm, 6 Thức là vọng động, và từ đó xã bỏ để tâm được thanh tịnh. Nhưng cũng không chấp sự thanh tịnh đó làm sở đắc, Đó là lần thứ 7 sanh và lần thứ 7 diệt.

Như vậy là hành tướng của quả vị Tu Đà Hoàn.

Ghi chú:

*
Tu Tánh Mệnh Khuê Chi của Đạo Tiên, chỉ dạy đến Thanh tịnh 6 Căn (vì Đạo tiên chủ Ý và Tu Thân và Mệnh để củng cố cho Bản Ngã được thành Tiên)

* Quả Tu Đà Hoàn. Nghĩa là Nhập Lưu ( ý là vào dòng chảy Thánh triết). Phải xã bỏ Bản Ngã, xã bỏ ý niệm ở pháp quán :

thứ 7/. Khi tâm thức biết rõ 6 Trần là ô nhiễm, 6 Thức là vọng động, và từ đó xã bỏ để tâm được thanh tịnh. Nhưng cũng không chấp sự thanh tịnh đó làm sở đắc, Đó là lần thứ 7 sanh và lần thứ 7 diệt.

Đoạn 6 * Đường Tăng 3 lần cự tuyệt yêu quái.

Đoạn này nói lên ý nghĩa: Dùng Tâm Ý mà quan sát thì "Vương Hầu Bạch cốt- Hồng phấn khô lâu".

Ý là Tôn Ngộ Không tượng trưng Tâm ý của hành giả. Dùng Tâm ý để quán sát đủ mọi thành phần: già, trẻ, vợ, chồng, con, cái hay dù bậc Vương Hầu, khanh tướng rốt cục cũng thành xương trắng. Dẫu là giai nhân tuyệt sắc chung cùng cũng hóa cốt khô.

Sự quan sát đó cũng gian truân chìm nổi. Vì Quán trí và Dục Tâm tranh đấu với nhau.- Gọi là "hốt giác hốt mê" Nghĩa là lúc thì tỉnh, có lúc lại mê.

Đoạn 9A * Tôn Ngộ Không bị giam 500 năm dưới Ngũ Hành Sơn, ẩn ý thâm sâu đằng sau là gì ?

* Mỹ Hầu Vương (Tề Thiên) sanh ra từ trứng đá. Mang ý nghĩa gì ?

Chuyện kể:
Cứ theo truyền thuyết Trung Hoa thì kẻ sanh trước loài người là ông Bàn Cổ làm chúa thiên hạ. Kế đó là vua Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng và Nhơn Hoàng, gọi là Tam Hoàng. Rồi đến vua Phục Hi, Thần Nông, Huỳnh, Nghiêu và Thuấn gọi là Ngũ Ðế....
...Ðặc biệt là nơi ven biển lại có một nước tên Ngao Lai. Trong nước ấy có một hòn núi gọi là Hoa Quả Sơn (Núi có nhiều thứ hoa quả lạ) đứng sừng sững giữa trời, bao phủ đồi cây gò đất. Trong cảnh hùng tráng âm u ấy có một tảng đá rất lớn, bề cao ba mươi sáu thước năm tấc, chu vi hai mươi bốn thước, trên mặt có chín lỗ thông thiên, bốn bên có tám hang thông ra rừng rậm!
Thật là một tảng đá dị thường, "Cấu Tạo từ thuở khai thiên lập địa" mà loài người không ai có thể tưởng tượng nổi. Với chiều cao vượt lên muôn vật trên mặt đất ấy tảng đá không bị che khuất, hứng chịu sức nóng và lạnh của nhật nguyệt, lần lần tụ tinh nứt ra một viên trứng đá.
Trong lâu năm, trứng ấy tượng hình, rồi gặp một trận gió lớn nỡ ra một con Khỉ đá, giống tạc hình người, đủ tai, mắt, miệng, mũi và tay chân rất lanh lẹ.
Khỉ đá đi đứng khắp vùng, cặp mắt chói lòa như hai cái đuôi sao Bắc Ðẩu.
Gặp lúc Ngọc Hoàng đang ngự nơi Linh Tiêu điện, thấy hào quang từ địa giới chói lên lấy làm lạ, sai thiên thần đến hỏi:
- Vì cớ gì lúc nầy nơi trần gian lại có hào quang chói sáng?
Thiên thần không ai biết.
Ngọc Hoàng liền sai Thiên Lý Nhãn, Thuận Phong Nhĩ ra cửa trời xem thử.

Hai thần tuân lệnh đi do xét một lúc, trở về báo:
- Tâu Thiên Hoàng! Hào quang đó là đôi mắt của một con Khỉ đá!
Ngọc hoàng ngạc nhiên nói:
- Cõi trần gian, sao có loài khỉ phi thường?
Hai thần tâu:
- Nơi Ðông Thắng Thần Châu có một hòn đá trên núi Hoa Quả, cảm khí âm dương, chứa hơi nhật nguyệt, nứt ra một trứng đá. Trứng ấy nở ra một con Khỉ, đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi.
Ngọc Hoàng hỏi:
- Thế thì phải làm cách nào để tiêu diệt luồng nhãn khí đó?
Hai thần tâu:
- Chẳng hề chi! Hiện nay nó đang sống bằng hoa quả. Hạ thần tưởng chắc một thời gian đôi mắt nó sẽ mờ đi.

+ Chúng ta cũng biết rằng: Truyền thuyết Bàn cổ là thủy tổ của con người đó là quan niệm của người Trung Quốc cổ. Thưở Tam Hoàng thật ra xã hội TQ cỗ theo chế độ Mẫu hệ. Nghĩa là Phụ nữ cầm quyền. Kể cả trong tín ngưỡng vẫn có truyền thống đó.- Thể hiện bằng truyền thuyết Bà Nữ Oa rèn đá vá trời.
Chuyện kể rằng Bàn Cổ là vị thần đầu tiên trong vũ trụ này. “Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng.” (1) Rồi tiếp sau Bàn Cổ là các vị thần Sông, thần Gió, thần Núi… Lại có chuyện kể “Vào thời Hiên Viên; thần nước Cộng Công(gong=khảm) đánh nhau với thần lửa Chúc Dong. Cộng Công thua trận; húc đầu vào núi Bất Chu; khiến cột trời đổ gẫy. Trời nghiêng về phía Tây Bắc; đất lệch về phía Đông Nam. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư thành tro ngăn nước lụt; lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời. Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội trời lên. Từ đó; cuộc sống trở lại yên bình.” ...
cũng kể rằng: sau khi Bàn Cổ khai thiên lập địa, thần Nữ Oa đã du ngoạn khắp đó đây giữa trời và đất. Và khi bay lượn dọc theo sông Hoàng Hà, Nữ Oa cúi đầu thấy bóng dáng xinh đẹp của mình mà bất giác vui mừng. Bà quyết định dùng bùn đất dưới sông nặn một người theo hình dạng của thần.
Theo các truyền thuyết như trên. Bàn Cổ là hiện thân của Thượng Đế (cha trời) người sanh ra Trời Đất, Bà Nữ Oa là hiện thân của Địa Mẫu (Mẹ Đất) sanh ra con người. Chính Bà Nữ Oa đã rèn đá vá trời những chỗ thiếu, hà hơi cho đất hóa thành con người gọi là "Linh Căn".

Mỹ Hầu Vương sinh ra từ Đá tiên, có lẽ tác giả muốn nói đến loại đá Bà Nữ Oa đã dùng để vá trời.

Đây là quan niệm Đa Thần Giáo của TQ mà không phải là của PG.

+ Ở đoạn:
Trứng ấy nở ra một con Khỉ, đôi mắt sáng quắc. Mỗi khi hắn ngó lên trời là hào quang chói lọi.
Ngọc Hoàng hỏi:
- Thế thì phải làm cách nào để tiêu diệt luồng nhãn khí đó?
Hai thần tâu:
- Chẳng hề chi! Hiện nay nó đang sống bằng hoa quả. Hạ thần tưởng chắc một thời gian đôi mắt nó sẽ mờ đi.

Đây là ảnh hưởng kinh Khởi Thế của PG.- Cho rằng con người từ cõi Trời Quang Âm Thiên đi xuống quả đất. Do ăn thử Đất Đá (Biến thành 5 vị: mặn, ngọt, chua, ay, đắng) mà mất thần thông không thể bay lên được phải ở lại thế gian.

Nói chung. Tác giả ảnh hưởng nhiều về Tín ngưỡng TQ và một ít tín ngưỡng PG.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 1: Khí thiêng kết tụ sanh khỉ đá Tâm thành tu niệm đạo nhân gian

Tóm tắc Ẩn ý:

Đoạn này ảnh hưởng tư tưởng PG:

+ Mý Hầu Vương suy nghĩ đến Sanh, già, bệnh, chết.- Đây là hình tượng Đức Phật Thích Ca khi ở cung vua du hoán 4 của thành, thấy cảnh Sanh, già, bệnh, chết và Bà la môn tu sĩ mà phát tâm đi tu để thoát khổ luân hồi.

+ 4 Châu Thiên hạ: Nam thiệm bộ châu, Tây ngưu hoa châu, Bắc cu lô châu, Đông thắng thàn châu.- Là Đức Phật đã diễn tả Hoa Tạng Pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm.

+ Mỹ Hầu Vương tìm đến Bồ Đề Tổ Sư. Chữ Bồ Đề là tiếng Phạn Ấn Độ, mang nghĩa là giác Ngộ. Tìm sự giác ngộ chỉ ở Tâm mình, mà không thể có ở bên ngoài, nên nói Bồ Đề Tổ Sư ở động Tam tinh tà nguyệt, là chiết tự chữ Tâm của TQ. Cần kưu ý: Phật là tại Tâm, tiên là ở Hải Đão núi Bồng Lai, Thần là ở Hang sâu, núi thẩm. Thánh là ở chỗ hòa quang đồng trần. Như Khổng tử dạy: Người được học rồi mới Thiện, là người Hiền, Không ai dạy mà Thiện gọi là Thánh. được dạy mà vẫn không thiện là phàm phu.

+ Bồ Đề tổ Sư giới thiệu 360 phép học mà không được thoát ly sanh tử vì đó là Bàng môn tả Đạo. Là học thức Thế gian, chưa phải là pháp xuất thế gian.

+ Tôn Ngộ Không tuy học được phép trường sanh bất lão (sống lâu) nhưng vẫn chưa thoát khỏi luân hồi (Hồi sau mới nói Tôn Ngộ không náo Địa Phủ, mới thoát luân hồi). Mà vẫn chịu Tam tai. Quan niệm Tam Tai Thủy- hỏa- Phong này cũng là thuyết nhà Phật. Tam Tai đại diện cho Tham (thủy)- sân (hỏa)- si (phong). là 3 nạn lớn mà người tu cũng khó tránh khỏi khi kiếp tận, nghĩa là đến lúc quả báo chín mùi.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 2: Phép nhiệm nhờ thầy truyền bí thuật Tài cao về xứ giết yêu ma
Tóm tắc:
Bồ Đề Tổ sư Dứt lời, gõ óc Ngộ không ba cái, chắp tay sau đít quay vào phòng đóng cửa.
Các môn đệ đều thất kinh! Kẻ oán Ngộ Không, người lo thầy giận.
Còn Ngộ Không chẳng hề sầu não, lại cười giỡn tươi vui.
Vì Ngộ Không biết thầy ra dấu: " Ðến canh ba lén vào cửa sau vô phòng thầy truyền phép ".

Đây là ý Thầy tìm người có "ngộ tính cao" để truyền Pháp.
Tạo sao dạy Truyền chí Đạo lại phải tìm người có "ngộ tính cao" ?

Bởi vì người "ngộ tính cao" mới thấu được chỗ khúc mắc che khuất của chí Đạo, mới tránh được do hiểu lầm mà đọa đường ác.

Ví dụ như: Chư Tổ Thiền nói về chố chí Đạo của PG: "Vô tội phước- vô tổn ích, Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch". Hòa Thượng Thích Từ Thông dịch là:
+ Tội là chi, phước lại là chi?
Đa mang chi hai gánh nặng như chì!
Ai bắt tội? Ai là người chịu tội?
+ Thiện là chi, ác cũng lại là chi?
Sợ làm chi hai danh tự vô nghì!
Sợ cái đáng sợ! Lương tâm tự hành hạ lấy .

Nếu là người hạ căn, sẽ không thể nhận ra THỂ TỊCH DIỆT. mà chỉ chấp lấy không tội không phước do đó giáo lý này không thể truyền cho kẻ hạ căn.- Để tránh người nghe bị đọa đường dữ (mà không phải dấu diếm chơn pháp).
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 2 (tt)

* Tôn Ngộ Không bị đuổi về cố quận mang ý nghĩa gì ?


Truyện kể:
- Xin thầy mở lượng từ bi dung thứ cho đệ tử được gần thầy ngày đêm hầu hạ. Nếu thầy quyết đuổi, đệ tử biết về đâu!
Tổ Sư lắc đầu nói:
- Thuở trước ngươi ở đâu, nay về đó cho an phận.
Ngộ Không sực nhớ cảnh củ, nhưng không muộn về cứ đứng khóc lóc van xin mãi:
- Sống nơi đây hơn mấy năm trời, mến thầy nhớ bạn, lẻ nào nhất đán thầy nỡ đuổi đệ tử về quê để ôm lòng sầu cách biệt.
Ngươi đừng nói nữa vô ích, đi cho kíp thì còn hồn, nán lại ta không dung thứ.

* Tu theo PG. Khi đã "Minh Tâm Kiến tánh". Nghĩa lầ biết Tâm mình từ đâu sanh.- Biết do 6 căn mắt, tai, mui, lươi, thân, ý- tiếp xúc 6 trần sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà khởi sanh. Cái "Tâm" nầy lầ "Vọng Tâm". Khi ấy cần xả trừ mà quay về "Tự Tánh Vô Sanh". Nghĩa là "Tâm Tịch Diệt- vắng lặng, CHON NHƯ. Lúc căn chưa bị tác động bởi trần cảnh".- Đó là "Quê quán của Tâm". Danh từ nhà Phật gọi là PHẢN BỔN HÒAN NGUYÊN. Hoặc TƯƠNG ƯNG NHƯ.

Đây mới là chổ dụng công chân Pháp mà hành giả thực hành tiến đến Niết Bàn.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 3: Thiên động ngàn non đều sợ phép Diêm quang mười cửa thảy kiêng oai

truyện kể:
Từ đó, Ngộ Không xưng là Mỹ Hầu vương thường ngày đằng vân giá vũ, đi khắp nơi, cùng chơi thân với sáu vị Ma vương sau đây, sớm tối luận bàn thế sự: l) Ngưu ma vương 2) Giao ma vương 3) Bàng ma vương 4) Sư đà vương 5) Nhĩ hầu vương 6) Ngô nhung Vương.

Ẩn ý là: Tâm qua lại giao lưu cùng 6 Thức là: Nhản thức, Nhỉ thức,
Tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức.

6 Thức giống như là yêu quái, thường rủ rê phá phách Tâm Đaọ của người tu.

chuyện kể:
Trong giấc nồng, Ngộ Không chiêm bao thấy hai người: một người cầm vòng, một người nắm giấy, có đề ba chữ "Tôn Ngộ Không", và hối hả tròng vòng vào cổ, dắt Tôn Ngộ Không đi. Ðến một nơi cung điện nguy nga, hồn Ngộ Không ngó lên thấy bảng đề ba chữ: "U Minh Giái", thất kinh lẩm bẩm:

- Nơi đây là âm-phủ sao dắt ta đến đây làm gì?

Hai Kẻ kia nói:

- Nhà ngươi tới số phải trở về Diêm chúa, nên hai ta là quỉ vô thường, vâng chỉ đến bắt ngươi đây.

Tôn Ngộ Không nói:

- Ta không thuộc ngũ hành, vượt ngoại vòng tam giái, thập điện vô phép bắt ta, hãy coi chừng cung này tan vỡ.

Hai quỉ vô thường không đáp, dắt Ngộ Không đi mãi. Ngộ không nổi giận, móc kim ở lổ tai ra, niệm chú lớn thành thiết bảng, đập chết hai quỉ vô thường, rồi xông vào đập phá cung thành.

Ngưu Ðầu khiếp vía, Mã Diện kinh hồn, mạnh ai nấy chạy.

Bọn quỉ sứ vội chạy tới thập điện phi báo:

- Có thiên lôi giáng hạ phá đền đài, đập chết quỉ vô thường rồi!

Thập Ðiện đang ngồi thương nghị, nghe tin chẳng lành, liền kéo ra xem, thấy Ngộ Không hung hãng dữ tợn, bèn kêu lớn:

- Xin thượng tiên cho biết tên họ trước khi phá điện này.

Tôn Ngộ Không hói:

- Chúng bây biết là thượng tiên sao còn vô lễ, cho ngươi đến bắt. Ta là thánh trời sanh, tên là Tôn Ngộ Không ở núi Hoa Quả, động Thủy Liêm. Còn chúng bay tên chi? Mau xưng lên kẻo tan hồn.

Thập điện đồng xá, và nói:

- Chúng tôi là Nhứt điện Trần quảng vương, Nhị điện Sở giang-vương, Tam điện Tống đế vương, Tứ điện Ngũ quang vương, Ngủ điện Diêm la vương, Lục điện Bình đẳng vương, Thất điện Thái sơn vương, Bát điện Ðồ nhị vương, Cửu điện Biện thành Vương, Thập điện Chuyển luân vương.

Tôn Ngộ Không nói:

- Các ngươi là vương vị, sao không hiễu lẻ trời, làm điều trái phép, ta là thần tiên ngoài tam giái, vượt khỏi ngủ hành, sao các ngươi còn sai quỉ đến bắt?

Thập điện nói:

- Mong thượng tiên bớt giận, vì thiên hạ lắm kẻ trùng tên, nhiều người giống tuổi nên vô thường lầm lỡ, thượng tiên nghĩ tình lượng thứ

Tôn Ngộ Không nói:

- Còn nói trớ trêu, ta đập một thiết bảng tan hồn. Hãy lấy bộ sinh tử ra đây ta xem sao?

Thập điện sợ sệt thưa:

- Xin thượng tiên quá bước, lên điện này xem sổ.

Tôn Ngộ Không cầm thiết bảng nhãy phóc lên Sum la điện. Phán Quan sợ sệt lật đật dâng sổ bộ.

Ngộ Không lật ra tra các bộ Vỏ trùng, Mao trùng, Lân trùng, Giáp trùng, mãi tới Côn trùng là cào, chấu, bướm, ong, cũng không thấy tên mình. Tra tới loài Viên hầu: vượn, khỉ. Ðến chữ hầu, số một nghìn ba trăm năm mươi hiệu, dưới có hàng chữ: " Tôn Ngộ Không mãi thị thiên sản thạch hầu, cai thọ tam bá thập nhị tuế thiên chung "

Xem mấy hàng chữ, Tôn Ngộ Không căm tức, liền lấy viết chấm mực gạt bôi lia lịa và nói:

- Ta chẳng cần sống mấy trăm năm đó.
Ðã bôi tên mình còn bôi luôn cho các vượn, khỉ kia nữa.

Ðoạn, quăng viết ném sổ và nói:

- Từ nay các ngươi đừng nhắc đến tên ta nữa đó!

Dứt lời huơi thiết bảng phóng mình ra khỏi điện Sum la, trở về dương thế.

Theo truyền thuyết dân gian. Chưởng quản sanh tử côn người là 10 vị Diêm Ma Vương ở Địa Phủ. Là:
Nhứt điện Trần quảng vương, Nhị điện Sở giang-vương, Tam điện Tống đế vương, Tứ điện Ngũ quang vương, Ngủ điện Diêm la vương, Lục điện Bình đẳng vương, Thất điện Thái sơn vương, Bát điện Ðô Thị vương, Cửu điện Biện thành Vương, Thập điện Chuyển luân vương.- Đây không phải là quan điểm chính thống của PG.

Thật ra theo PG. Ẩn ý của sự sanh tử là do NGHIỆP.
Có 10 Nghiệp (Lành + dữ) là :

+ Thân có 3 Nghiệp: Sát sanh, trộm cướp, tà dâm. - Là Dữ. làm ngược laị là Thiện.- Đó là 3 vị Diêm Vương.

+ Miệng có 4 Nghiệp: Nói dối, nói thêu dệt, nói lời hung ác, nói đâm thọc ly gián - Là Dữ. làm ngược laị là Thiện.- Đó là 4 vị Diêm Vương.

+ Ý có 3 Nghiệp: Tham, Sân, Si. - Là Dữ. làm ngược laị là Thiện.- Đó là 3 vị Diêm Vương.

+ Chính 10 Nghiệp nầy lầ 10 vị Diêm Vương sai sử luân hồi lên xuống của con người.

+ 2 con quỷ Vô Thường là Hắc Bạch Vô Thường. Chính là ngày và đêm bào mòn sức sống

+ Sự "taọ Nghiệp" nầy dùng Quán Tâm (tu) cố thể xoá sạch.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 4: Chức phong Bậc Mã lòng chưa muốn Hiệu gọi Tề Thiên dạ mới đành

Truyện kể:
- Trong hàng văn võ còn khuyết chức nào, dùng Ngộ Không vào làm chức đó?

Võ Khúc Tinh Quân tâu:

- Muôn tâu Thượng Ðế, chức tước hiện nay đều đũ cả, chỉ còn khuyết chức Bậc Mã Ôn là Chánh Ngự Mã Giám, không biết Ngộ Không có vừa lòng chăng?

- Vậy bổ Ngộ Không vào làm chức ấy.

Chư tiên bảo Ngộ Không tạ ơn.

Ngộ Không cũng chỉ bước đến bái như lần trước.

Ngọc Hoàng bảo Mộ Ðức Tinh Quân dẫn Ngộ Không đến sở Ngự Mã Giám.

Mộ Ðức Tinh Quân vâng lịnh dẫn Ngộ Không đến giao cho viên chức trong sở, rồi lui về.

Giám Thừa, Giám Phổ, Ðiểu Bộ, Lực Sĩ bốn người đến thĩnh tân Bậc Mã Ôn là Tôn Ngộ Không lên ngồi trên, rồi đem sổ bộ giao trình xét.

Ngộ Không từ lãnh chức ấy, ngày đêm lo chăm sóc mọi việc, chỉ hoàn hảo chức Ðiểu Bộ lo lúa cỏ cho ngựa, chức Giám Thừa, Giám Phó thính tùng Bậc Mã Ôn để sai khiến, còn Lực Sĩ lo coi tắm ngựa.

Tôn Ngộ Không ở đó được nữa tháng, ngựa mập vô cùng. Các viên chức đều hoan nghênh, thết tiệc ăn mừng. Giữa tiệc Ngộ Không hỏi các quan:

- Chức Bậc Mã Ôn của ta như thế nào?

các quan nói:

- Chức ấy ở sở Ngự Mã nầy to hơn hết.

Tôn Ngộ Không hỏi:

- Vậy chức nầy thuộc về phẩm trật thứ mấy?

Các quan thưa:

- Chức ấy không có phẩm-trật gì cả.

Tôn Ngộ Không trợn mắt nói:

- Không có phẩm-trật nghĩa là lớn hết thảy phải không?

Các quan nói:

- Chức tước nầy là hạng bét nơi thiên triều chỉ có quyền điều khiển chúng tôi, và toàn thể ngựa trong sở này thôi. Cũng may ông sung bổ vào đây ngựa mập béo mới được tiếng khen và được thết tiệc ăn mừng. Nếu rủi ngựa ốm thì không khỏi bị quở phạt.

Tôn Ngộ Không nghe xong, nổi giận nghiến răng, đập bàn nói:

- Ngọc Hoàng khi ta lắm! Lão Tôn đang ở núi Hoa Quả xưng vương, thế mà lại gạt đến đây làm tên giữ ngựa, khinh bạc quá lẻ! Thôi ta về kẻo mang tiếng sĩ-nhục!

Dứt lời, hét lên một tiếng, lấy cây kim dắt nơi vành tai thổi lân, hóa ra cây thiết bảng múa tít. Vừa múa vừa tiến ra cửa Nam thiên. Các thiên tướng biết mặt Bậc Mã Ôn không hề ngăn cản....
....
Ngọc Hoàng nghe tâu giật mình phán:

- Loài yêu nghiệt, cả gan dám xúc phạm thiên trào! Các thiên tướng mau xuống bắt nó đem về đây.

Thái Bạch Kim Tinh tâu:

- Yêu hầu háo danh nói bướng, nó không biết chức nào lớn nhỏ. Nếu sai binh tướng đi bắt nhọc công, mà chưa chắc đã bắt được! Xin Ngọc-hoàng hạ chỉ chiêu an, phong chức ấy cho nó, tưởng cũng không tốn gì lương bỗng, mà cũng chẳng hại gì của thiên triều. Chẳng qua đó chỉ là một hư danh.

Ngọc Hoàng phán hỏi:

- Sao gọi là hư danh?

Thái Bạch Kim Tinh tâu:

- Thuở nay có chức Tề Thiên Ðại Thánh bao giờ. Nay phong cho nó là hữu danh vô vị, không có phẩm trật nào, không có quyền cai trị ai. Như vậy nó sẽ an lòng, khỏi còn phá phách.

Ngọc Hoàng y tấu truyền viết chiếu, sai Kim Tinh hạ giới chiêu an lần nữa.

Thái Bạch Kim Tinh phụng chiếu, đằng vân thẳng xuống núi Hoa Quả, vào động Thủy Liêm thấy trước dinh lẩy lừng sát khí, rực ánh hào quang, yêu tinh vác đao xách búa, vượn khỉ múa gậy trương cung.

Chúng vừa thấy Thái Bạch đến, liền xốc tới bao vây, đứa nào, đứa ấy vẻ mặt hầm hầm dữ tợn.

Thái Bạch Kim Tinh nói:

- Chúng bay mau vào báo với Ðại Thánh, có ta là Thiên sứ, phụng sắc chiêu an, mau ra tiếp chiếu.

Các yêu vào báo Tôn Ngộ Không nói:

- Vậy thì tốt lắm! Lần trước Thái Bạch mời ta lên Thiên đình, tuy phong chức nhỏ, song cũng giúp ta thuộc đường hiểu lối. Lần nầy chịu khó đến nữa, chắc Ngọc Hoàng thuận ý phong ta chức lớn.

Liền truyền quân sắp hàng hai bên rồi bước ra động chào Thái Bạch và hỏi:

- Xin mời Lão tinh vào động.

Thái Bạch vào đứng giữa động nói lớn:

- Ngày trước Ðại Thánh chê chức nhỏ, bõ trốn về đây, nên Ngọc Hoàng sai Lý Thiên vương và Na Tra xuống vấn tội. Hai người ấy trở về báo rằng: Ðại Thánh dựng cờ đòi phong chức Tề Thiên. Các thiên tướng đều giận dữ, muốn đem thiên binh xuống bắt Ðại Thánh. Riêng tôi năm lần, mấy lượt, tâu Ngọc Hoàng xin tha tội cho Ðại Thánh, và xin cho Ðại Thánh được lãnh chức ấy. Ngọc Hoàng đã nhận lời, vậy Ðại Thánh theo ta về trời nhận chức.

Tôn Ngộ Không cười lớn nói:

- Lần trước Lão tinh đã tốn công, lần nầy nữa gíúp nữa, tôi xin đa tạ. Nhưng không biết trên trời có chức Tề Thiên Ðại Thánh chăng?

Thái Bạch Kim Tinh nghe hỏi cười thầm, nói:

- Bởi có, nên tôi mới tâu phong, xin Ðại Thánh đừng nghi kỵ, mau lên lãnh chức kẻo Ngọc Hoàng mong chờ.

Tan Ngộ Không muốn mời thiên sứ dự yến, nhưng Thái Bạch tìm cách từ chối rồi hai người cùng đằng vân, bay thẳng đến Thiên -đình.

Ðến cửa Nam thiên các thiên tướng đều vòng tay nghinh tiếp, không hề ngăn đón như lần trước.

Thái Bạch Kim Tinh đi fhẳng vào bệ ngọc quì tâu:

- Hạ thần vâng chỉ đòi Bậc Mã Ôn về đến đây, xin Ngọc Hoàng dạy bảo.

Ngọc Hoàng đòi Ngộ Không đến trước bệ phán:

- Nay ta chiều theo ý muốn, phong cho ngươi chức Tề Thiên Ðại Thánh là tột bực rồi. Vậy từ nay đừng gây chiến mà phạm tội.

Tôn Ngộ Không nhe răng đắc ý, rồi chỉ trả lời gọn hai tiếng: Tạ ơn!

Ngọc Hoàng liền truyền Lò Bang và Trương Bang cất một biệt dinh gọi là Tề Thiên Bàng Thánh gần vườn đào. Trong dinh chia làm hai phòng: Ân Linh tự và Ninh Thần tự, có tiên lại ở thường xuyên để chầu chực. Tiếp đó Ngọc Hoàng ban cho Tề Thiên hai ve ngự tửu, mười cái bông vàng, và sai Ngủ Ðẩu Tinh Quân đưa Tề Thiên về tư-phủ.

Về đến phủ, Tề Thiên bày tiệc rượu đải Ngủ Ðẩu Tinh Quân và các tiên.

Tiệc mản, ai về dinh nấy, còn Tề Thiên ở lại hưởng cảnh thanh nhàn muốn ra vào chẳng ai cấm ngăn.

+Quan niệm "Thượng Đế" có quyền ban phước, giáng họa muôn loài, là quan niệm của Nhất Thần giáo và của dân gian Trung quốc cỗ.- Mà không phải là quan niệm của PG.

+ Về phần công phu Thiền của PG và phép luyện công của Đạo Tiên- Đều lấy Tâm và Ý làm chỗ dụng công. Được ví là Tâm Viên- Ý mã. Nghĩa là Tâm như con khỉ con vượn leo trèo nhảy nhót không yên. Ý như bầy ngựa dong vượt mọi nẽo đường.

+ Vấn đề người tu phải giải quyết là: Phải luyện Tập Tâm như thế nào ? Phải rèn Ý như thế nào ? Nhà Phật còn một thuật ngữ tương tợ là "Chăn Trâu".

+ Ở đây (truyện Tây Du) thượng đế đã dùng cách sai lầm là: nuông chìu con khỉ Tánh bằng cách phong chức mà không hàm, để mặc nó rong chơi. nhốt bầy ngựa ý mà thiếu luyện. Nên cuối cùng cốt khỉ lại hoàn cốt khỉ, ngựa lại hoàn ngựa.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 5: Phá vườn đào, Ðại Thánh trộm linh đơn Loạn cung trời, chư thần bị bại trận
Truyện kể:
Té ra Ðại Thánh ăn vụng no rồi biến hình ra nhỏ còn hai tấc, chun nằm trong hột đào mà ngủ, nên kiếm không đặng.

Còn Thất tiên nữ nóng về nên nói rằng:

- Chúng tôi vâng lệnh Vương Mẫu đến đây, mà kiếm Ðại Thánh chẳng đặng, lẽ nào dám về không!

Tiên lại nói:

- Ðại Thánh hay dạo đã quen, chắc là đi tìm bạn, các cô vâng chỉ thì hái lần đi, chừng Ðại Thánh về, chúng tôi sẽ thưa lại.

Thất tiên nữ y lời, ra vườn trước hái đầy ba giỏ. Rồi lại vườn sau không thấy đào chín, còn những trái xanh, là bị Tề Thiên ăn hổn!

Thất tiên nữ nói:

- Lạ này, hội này là hội lớn, chánh chín ngàn năm, sao vườn này không có trái chín, hái sao cho đầy một giỏ.

Bởi vườn sau trái ít, nên hái đặng bảy giỏ mà thôi. Ba thứ đào vì sao lại chín một lượt? Là vì ba ngàn năm chín một thứ, hái hai giỏ, hội nhỏ; sáu ngàn năm chín một thứ nữa, hái hai thứ đặng sáu giỏ thì hội trung, đến chín ngàn năm chín một thứ nữa, đặng bảy giỏ nên chín ngàn năm thì đại hội.

Khi Thất tiên nữ kiếm khắp vườn, thấy phía nam trái đào ở trên nhành nửa xanh nửa đỏ.

Thanh y tiên nữ kéo nhành ấy xuống, Huỳnh y tiên nữ hái rồi, Thanh y tiên nữ buông nhành đào bật lên.

Tề Thiên té nhào xuống, giật mình thức dậy, hiện hình rút thiết bảng hét lớn rằng:

- Chúng bây là yêu quái ở đâu? Sao dám cả gan hái đào trộm.
..,,,
Tề Thiên thấy các tiên nữ trơ trơ dưới cội đào, liền nhảy vào nhà mát mặc áo đội mão, rồi cân đẩu vân đi phó hội trước, xảy gặp Xích Cước đại tiên.

Tề Thiên sinh ra một kế, liền bái mà hỏi rằng:

- Chẳng hay ông đạo đi đâu?

Xích Cước đại tiên nói:

- Tôi đi phó hội Bàn Ðào.

Tề Thiên nói:

- Thượng Ðế khen tôi có tài cân đẩu vân hay lắm, nên sai tôi đón các thần tiên mà dặn rằng: "Lệ này phải hội tề tại đền Thông Minh; tập lễ xong rồi, sẽ hội Bàn Ðào luôn thể".

Xích Cước ngỡ là thiệt cải lệ, nên quay lại đi qua Thông Minh điện.

Còn Tề Thiên thấy Xích Cước đi xa rồi niệm chú... Biến hình ra Xích Cước, rồi riết qua hội Bàn Ðào.

Khi vào tới Bửu các, thấy tiệc dọn chỉnh tề, những đồ mỹ miều kể đà không xiết, mà không có rượu với đào, và chưa thấy ai dự tiệc.

Tề Thiên muốn làm lén ba miếng, xảy có mùi rượu bên phía Ðông phất qua thơm nực mũi, Tề Thiên bước qua thấy hũ rượu rất ngon thì bắt thèm, ngặt có quan canh, biết làm sao đặng! Liền nhổ lông bỏ vào miệng nhai nhỏ phun ra, hóa ra con buồn ngủ bay đậu trên mặt quân canh, quân liền ngủ gục hết.

Lúc này Tề Thiên làm lộng, lựa mấy ngón nhất hạng bưng qua phía Ðông mà ăn, nên cổ bàn lỡ hết.

Tề Thiên ăn đồ no nốc, uống rượu say mềm! Nghĩ rằng:

- Không xong, khi mình giữ vườn thì lựa đào ngất ăn hết, nay lại ăn vụng làm lỡ hết cổ bàn, khui hết mấy chinh rượu mà uống! Nếu đến chừng khách tới, thì chúng bắt chẳng sai, chi bằng lén lén về dinh mình mà ngủ, dầu có lậu ra cũng dễ chối. ..
Làm tuồng tỉnh táo riết về phủ Tề Thiên, nhằm lúc say ba ngù, đi lạc qua cung Ðâu Suất.

Khi ấy Tề Thiên thấy bảng đề Ðâu Suất cung thì sực nhớ rằng:

- Cung Ðâu Suất là chỗ Thái Thượng lão quân ở, nếu vậy mình đã đi lạc xa rồi! Xưa rày cũng lâu đến ông này, sẳn dịp ghé thăm luôn thể.

Nói rồi sửa bước vào, chẳng dè ông Thái Thượng mắc giảng kinh trên lầu với ông Nhiên Ðăng, các đệ tử đều đứng hầu nghe giảng, nên Tề Thiên vào cung Ðâu Suất không thấy một người, liền đi thẳng vào phòng, thấy trong năm cái bầu đựng những thuốc kim đơn.

Tề Thiên mừng quá nói rằng:

- Từ mình thành tiên tới nay, biết thứ thuốc này là quý, song chưa đặng luyện chế mà cứu người, may gặp vật này, mà không có chủ, vậy mình uống thử ít viên.

Nói rồi trút bầu thuốc bỏ vào miệng nhai nuốt.

Tề Thiên làm một hơi sạch trơn trong bầu chẳng còn huờn nào hết, nhờ thuốc dã rượu hết say giựt mình ngẫm nghĩ rằng:

- Không xong rồi, họa lớn bằng trời, không phải dễ! Nếu Thượng Ðế hay đặng ắt tánh mạng chẳng còn! Chi bằng chạy về động Thủy Liêm mà trốn. ...
.....
Lại thuật hết các công chuyện từ khi đi cho đến về đây. Yêu quỷ và quần hầu mừng rỡ, rót rượu nước dừa dâng lên. Tề Thiên hớp một miếng, rồi phun phèo phèo, nhăn mặt mà rằng:

- Uống không đặng! Hồi sớm ta lại cung Diêu Trì uống những quỳnh tương tiên tửu, hơi thơm ngát, vị ngạt ngào, thương hại cho chúng bây biết làm sao mà uống cho đặng đồ quý ấy! Vậy thì ta lén lên trộm về vài hủ các ngươi uống một đứa một chút cũng đặng trường sinh.

Yêu quỷ và quần hầu tạ ơn, Tề Thiên Ðại Thánh ra khỏi cửa động làm phép tàng hình, cân đẩu vân lén vô cung Diêu Trì, thấy quân canh còn ngủ!

Tề Thiên lựa hai hủ lớn cập nách, còn hai tay xách hai hủ nữa là bốn hủ, rồi tàng hình đem về động, làm hội tiên tửu uống với yêu quái và quần hầu.

...

Đoạn này ngụ ý nói về sự luân hồi của Tâm. Khi được lên cõi Trời hưởng phước, Nhưng vẫn còn tánh tham, sân, si, vọng ngữ, nói dối, trộm cắp. lừa đão mọi điều nên lại rớt xuống làm địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, yêu quái v.v... Nên cuối cùng phải bị quả báo.

Sự qua lại lên xuống luân hồi của Tâm Nhà Phật gọi là: "Ra vào 3 cõi, xuống lên 6 đường". Nghĩa là: Tâm ra vào 3 cõi Dục, Sắc, Vô Sắc. Luân hồi 6 nẽo là: Trời, người. A tu La, Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 6: Quan Âm phó hội hỏi căn do Tiểu Thánh ra oai trừ Ðại Thánh

Chương 7: Ðại Thánh trốn khỏi lò Bát quái Thích ca nhốt yêu núi Ngũ hành


Truyện kể:

Thái Thượng về cung Ðâu Suất mở trói cho Tề Thiên, bỏ vô lò bát quái đậy nắp lại, truyền Lục đinh Lục giáp và một đạo sĩ coi chụm lửa cho đủ bốn mươi chín ngày đêm. ...
....
Ðủ bốn mươi chín ngày đạo sĩ dỡ nắp ra coi, trong ý tưởng Tề Thiên tiêu rồi, còn thuốc kim đơn chảy ra cả khối.

Ai dè Tề Thiên đương dụi con mắt, nghe tiếng dỡ nắp lản cản, trên miệng lò trống lỗng! Tề Thiên vùng nhảy thót ra, đá ngã lò rớt xuống trung giới, sau thành Hỏa Diệm sơn, làm đạo sĩ phải đọa.

Khi thình lình Ðạo sĩ đậy nắp không kịp. Còn Lục đinh Lục giáp a lại nắm Tề Thiên mà kéo, Tề Thiên vụt lăn cù!

Lúc ấy Tề Thiên như cọp sút rọ.

Thái Thượng nóng mũi chạy theo níu lại, bị Tề Thiên xô ngã sấp! Rồi lấy thiết bảng ra riết tới thiên cung loạn đả! Chín vì sao lo đóng cửa, bốn Thiên Vương chạy tan.

Tề Thiên đánh đến chỗ nào thì tan chỗ nấy, không ai dám cự, đánh tới Linh Tiêu bửu điện, ...
....Thượng Ðế kinh hãi, liền truyền chỉ sai Du Diệc linh quan và Duật Hành chơn quân, đồng qua Tây Phương đặng thỉnh Phật Tổ Như Lai cứu giá. ...
.....
Tề Thiên hoảng kinh nói rằng:

- Kỳ không kìa! Ta đề tám chữ đó nơi cây cột chống trời, sao lại ở nơi tay nọ! Chắc họ có phép tiên tri, làm vậy đặng gạt mình, ta chẳng hề tin, đi coi lại một nữa.

Nói rồi nhảy lên một cái bị Thích Ca lật bàn tay xuống đất, năm ngón tay Thích Ca hóa ra năm hòn núi Ngũ Hành, chụp đè trên lưng Tề Thiên Ðại Thánh!
...
Xảy thấy Linh Quan đi tuần về báo rằng:

- Tề Thiên ló đầu ra khỏi núi!

Thích Ca nói:

- Không hề chi.

Liền lấy một tờ giấy trong túi ra có đề sáu chữ vàng là: Án ma ni bát di hồng.

Sai Á Nang tôn giả đi dán trên chót núi Ngũ Hành, năm hòn núi tự nhiên chắc cứng, như trên có câu đầu, dưới có ràng cẳng rút vô vậy! Tuy ló đầu ló tay ra, mà dậy không nổi.

Tất cả mọi người, dù là người tu đều phảỉ chịu luật nhân quả. Do làm sai trái nên Tâm (tức Tề Thiên) ẫn mắt phảỉ quả baó.

* Tôn Ngộ Không bị nhốt vaò lò Bát quaí. Đó là diễn tả sự tu luyện của Hành giả.

PG Không có quân niệm Bát quaí - ngủ hành.

Nhìn dưới mắt người hộc Phật.- Lò Bát quaí tượng trưng 8 Thánh Đạo (để tôi luyện hành giả. Đó là:
1. Chánh kiến
2. Chánh tư duy
3. Chánh ngữ
4. Chánh nghiệp
5. Chánh mạng
6. Chánh tinh tấn
7. Chánh niệm
8. Chánh định

* 5 hòn núi Ngũ Hành: ám chỉ 5 Thừa Đạo của Đaọ Phật là:
Nhân Thừa, Thiên Thừa, Thanh Van- Duyên Giác Thừa, Bò Tát Thừa, Phật Thừa.

* 6 Chử Án ma ni bát di hồng. Ý nghĩa: Ma ni là viên Ngọc tượng trưng trí tuệ. di hồng là hoa sen tượng trưng từ bi. Ý là dù tu phấp môn naò cũng lấy trí tuệ. - từ bi mầ gia cố thì mới thành công.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 8: Như Lai tạo kinh truyền Cực Lạc Quan Âm vâng chỉ xuống Tràng An
Truyện kể:

Ba tạng cộng lại là 25 bộ cai ra một muôn năm ngàn một trăm bốn mươi bốn cuốn (15.144) thiệt là phép chu nhân thánh thiện. Ta muốn cho về Ðông Ðộ, e thiên hạ ngu dại chê bai phép Phật, chẳng biết kinh du là chánh tông. Phải đặng một người tài phép giỏi qua Ðông Ðộ khuyên dạy chúng sanh, sẽ đặng có công đức như non. Ai muốn lãnh đi?

Quan Âm Bồ Tát nói:

- Tôi tuy bất tài, xin qua Ðông Ðộ kiếm một người đi thỉnh kinh.

Như Lai cả đẹp nói:

- Quan Âm thần thông biến hóa đi đặng. Như có đi thì đi trên mây, mà chớ đi cao lắm, ngươi tuy có lòng mà cũng khó đi đặng, nay ta cho ngươi năm phép báu.

Liền dạy Ấ Nang Ca Diếp lấy cà sa và Cữu huờn tích trượng đặng cho người thỉnh kinh bền lòng đi, khi bận áo cà sa khỏi đọa luân hồi, cầm tích trượng khỏi bị hại. Quan Âm lạy mà lãnh....
...
- Chẳng hay Bồ Tát đi đâu?

Quan Âm nói:

- Tôi vâng chỉ Như Lai đến Ðông Ðộ tìm người lấy kinh ...
....sau đó Quan Âm Bồ Tát "tìm thấy" 4 nhân vật: Ngộ Tĩnh, Ngộ Năng, Rồng Bạch và Ngộ Không. 4 nhân vật này đồng phò tá người lấy kinh.

Đoạn này mang ý nghĩa:

Trong PG có 2 trường phái: Đại Thừa và Tiểu Thừa.

Theo Đại Thừa PG mới có tượng hình Bồ Tát Quan Âm, (Tiểu thừa không có).

Ở Đại Thừa PG dạy rằng:

* Tất cả chúng sanh đều có (chơn) TÂM. Mà (chơn) TÂM tức là PHẬT.- Ở đây nói Phật.- Tức là nói về (chơn) TÂM.

* Từ (chơn) TÂM, mà hiện ra 3 Thân Phật:
+ Pháp Thân Phật (Như Lai),
+ Báo Thân Phật (tức là 8 Thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạc na và A lại da).
+ Hóa Thân Phật là biểu tượng 1 Căn - Thức (trong 8 Thức- Căn đã tu hành viên mãn thành tựu).

- Ở đây đại biểu Bồ Tát Quan Âm là Nhĩ Căn Viên thông.- Chỉ cho phép tu PHẢN VĂN TỰ TÁNH. Nghĩa là người tu quay lại "nghe" (Quan Âm) tiếng lòng thanh tịnh của mình.- Để nhận biết chính mình.
- Biết rằng mình có 8 Thức Tâm có cấu , có tịnh (tức là 8 Thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, mạc na và A lại da).
- Nay tu hành để chuyển biến 8 Thức này trở thành 4 Trí:

# Diệu Quan Sát Trí (dụ cho Ngộ Không)
# Thành sở tác Trí (dụ cho Ngộ Năng)
# Bình Đẳng Tánh Trí (dụ cho Ngộ Tĩnh)
# Đại Viên Cảnh Trí (dụ cho Ngựa Bạch). Về dụ ngựa Bạch này Tranh Thiền Tông dụ là Trâu Trắng (Bạch ngưu).

* Phương tiện bảo hộ người tu. Như Lai giao 4 món bửu bối: tích trượng, cà sa, vòng kim cô, và 3 cái lông cứu mạng. Đó là tượng trưng:

1. Tích trượng: Là dạy tu Thiền Định (như câu "nương gậy kim cang tầm Giác lộ".
2. Vòng Kim Cô đội đầu tượng trưng trí huệ sanh từ học tập kinh điển (Văn Huệ)
3. 3 cộng lông cứu mạng tượng trưng Giới- Định- Huệ.
4. Áo Cà sa tượng trưng tánh nhẫn nhục chịu đựng mọi khó khăn.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 10: Long Vương phạm tội Thiên Tào Ngụy Trưng gởi thơ Âm phủ
Chương 11: Xuống Âm Ti, Thái Tôn huởn sanh Ði dâng dưa, Lưu Toàn gặp vợ


Tóm tắc ẩn ý:

Đối với quần chúng bình dân, họ luôn bị 3 thế lực chi phối trong đời sống:

1. Dục vọng, ham muốn: Ăn, mặc, ở, ngũ, nghĩ. (Dục giới)
2. Tình cảm, cảm xúc. (Sắc Giới)
3. Tư tưởng, tín ngưỡng, triết lý. (Vô Sắc giới).

Nhà Phật gọi là Tam giới: Dục, Sắc, Vô Sắc.

Nhà cầm quyền và các học sĩ lợi dụng đặc tính thứ 3 này để tạo ra hệ thống Thần Quyền, nhằm phục vụ củng cố cho quyền lực Thế quyền của mình:

* Về mặc tinh thần Thần quyền (3) họ thêu dệt nên một vị vua (Thượng Đế - Thiên Thượng) cai quản chư Thần. Họ thêu dệt chư Thần là một công cụ, phải hoàn toàn tuân theo ý chỉ của Thượng Đế,- Sai là giết, Vua Âm Phủ là chư hầu của Thượng Đế.

* Về mặc Thế quyền.- Họ thêu dệt Vua (Thiên hạ) là một vị "Bán Thần" quan lại (Long- Rồng) thừa hành tuân theo ý chỉ Thượng Đế để cai quản con người.

* Để củng cố Thế quyền bằng Thần Quyền. Các học sĩ do miếng ăn và xu nịnh thế quyền, họ thêu dệt truyền thuyết.- Vua có thể sai khiến cả quỷ Thần, thậm chí quỷ thần cũng theo lệnh thượng đế mà phò tá Vua (Như chuyện Ngụy Trưng, quan lại của vua mà đi thiếp chém rồng), và chuyện Vua nhà Lý đi gặp Phán quan, Diêm vương và hoàn hồn sau khi xuống Âm Phủ.

Những cái đó hoàn toàn có mục đích phục vụ Quyền Lực. Trên Thế gian chuyện này nhan nhãn.- Không có gì lạ cả.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 14: Núi Lưỡng giới, thần hầu thoát nạn Ðường Tây Phương, thầy tớ băng ngàn

Truyện kể:
- Ta là vua núi, thâu thuế đường rừng, nhà ngươi muốn đi qua phải nạp tiền mãi lộ. Tôn Hành Giả nói:
- Ta cũng là vua núi lâu lắm, sao không nghe tiếng các cha?
Thằng cầm gươm nói rằng:
- Nhà ngươi đầu không thấy mặt, song cũng nghe danh, đã một tụi với nhau, chẳng giấu chi tên họ. Ta hiện là Nhản Khán Hỉ còn năm người kia hiệu là Nhỉ Thính Nộ, Bỉ Xú Ái, Thiệt Thường Tư, Ý Kiến Dục, Hân Bổn Ưu.
Tôn Hành Giả nghe nói cười rằng:
- Vậy thì bây là giặc cỏ chưa đáng vua rừng, đã gặp Tôn thần còn xưng tiểu quỷ, cái tội đón đường đó, chúng bây phải tính cho xong, thôi hãy đem đồ tang vật đó đặng ta tính êm cho. Ðây chia ra làm bảy phần ta dung toàn sáu mạng.
Lũ ăn cướp đồng ó lớn rằng:
- Hòa Thượng nầy vô duyên quá! Mình chưa chia của nó, nó muốn chia của mình.
Ðồng hê một tiếng với nhau, áp lại chém đâm Hành Giả.
Tôn Hành Giả không thèm nói lại, đứng chống nạnh làm thinh để ăn cướp áp đập đầu, như thầy chùa gõ mỏ. Sáu thằng ấy nói rằng:
- Hòa Thượng nầy đầu nhỏ, cớ sao sọ cúng quá chừng! Gươm chém không trầy, búa bửa không bể, cây đập sang sảng, không hề hấm chút nào!
Tôn Hành Giả cười rằng:
- Bây đánh đả mỏ, để ta lấy kim cho chúng bây coi thử.
Sáu thằng ăn cướp nói rằng:
- Bộ thầy chùa nầy biết lể đạn, nên mới sắm kim, chúng ta không mắc ban cua, hòa thượng đừng quen lể ốc.
Tôn Hành Giả móc trong lỗ tai lấy cây kim nhỏ, dồi lên một cái hóa ra thiết bảng tức thì, cầm giơ lên mà nói rằng:
- Chúng bây đừng chạy, để ta đánh thử một hèo.
Mấy thằng ăn cướp thất kinh, chạy quên tên quên tuổi.
Tôn Hành Giả rượt theo như ngựa, đập chết hết sáu thằng, liền lột áo quần, và lấy tiền bạc cười ha hả, trở lại thưa với thầy rằng:
- Tôi giết hết ăn cướp rồi, xin thầy lên ngựa.

Ngụ ý:

Như vậy sơ yếu lý lịch của lũ cướp đường trắng trợn này đã rõ. Chúng vốn là sáu căn (lục căn) của mỗi người, gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý).

Bản lý lịch trích ngang của chúng còn cho thấy tuy năng khiếu sở trường hay “tay nghề chuyên môn” của từng tên rất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở một căn bản chung: đối cảnh sinh lòng.

Sáu căn hàng ngày hàng giờ tiếp cận với ngoại cảnh thì sinh lòng biến đổi theo cảnh. Biến theo cảnh hoài thì tâm điên đảo, giống như nước trong bị vẩn bụi dơ bẩn.

Có sáu thứ bụi trần (lục trần) từ bên ngoài đột nhập vào tâm con người (lục ngoại nhập) thông qua lục căn, và tương ứng với lục căn là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.

1. Nhãn – Sắc: mắt thấy màu sắc, hình dạng vừa lòng thì tham, trái ý thì chê. Mắt gặp sắc tướng sinh ra kiến (thấy).

2. Nhĩ – Thinh: tai nghe âm thanh ngọt ngào thì chê, âm thanh chói tai thì ghét. Tai gặp âm thanh sinh ra văn (nghe).

3. Tỷ – Hương: mũi ngửi mùi thơm tho thì thích thú, hít phải hơi hôi hám thì chẳng ưa. Mũi gặp hương sinh ra khứu (ngửi).

4. Thiệt – Vị: lưỡi nếm vị ngon béo thì khoái, nhấp phải đắng cay thì ớn. Lưỡi gặp vị sinh ra vị (nếm).

5. Thân – Xúc: Thân xác thịt da cọ xát với da thịt hay lụa là êm ái thì mê, chạm phải sần sùi nhám nhúa thì chán. Thân xác do chung đụng mà sinh ra giác (cảm giác).

6. Ý – Pháp: ý gặp tư tưởng (pháp) thì sinh ra phân biệt, chê khen, ưa ghét, tính toán... Ý gặp pháp sinh ra tri (hiểu biết).

Giải thích căn do, duyên cớ của lục tặc, Cao đài cũng cho rằng: “... hễ có lục dục thì có lục trần, mà có lục trần thì mới sanh lục tặc.”

Theo Phật, lục căn gặp lục trần sinh ra lục thức, làm cho tâm con người đối đãi thị phi theo kiểu nhị nguyên (tương đối). Muốn đạt đạo, tức là thủ đắc được chân lý nhất nguyên (tuyệt đối), thì phải biết đối trị với lục dục là sáu điều ham muốn của con người mà lục thức đã gieo rắc lên mảnh tâm điền của mỗi người.

Thiền Phật, Lão và Cao đài quan niệm sở dĩ sáu tên ăn cướp xông vô nhà được là vì nhà vắng chủ. Hành giả biết làm chủ bản tâm, củng cố địa vị chủ nhà (chủ nhân ông) thì làm sao có nạn lục trần đột nhập để sinh ra lục tặc. Chính vì thế, khi giáp mặt lũ cướp, lập tức Tôn hành giả khẳng định liền vai trò chủ nhân ông của mình: “Ồ, các ngươi là sáu thằng giặc cỏ, không nhận ra người xuất gia này là chủ của các ngươi sao mà lại dám chận đường?” [TDK II 1982: 82]
(Trích Giải mã truyện Tây Du- Lê anh Dũng)
Sưu tầm)
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
* Ngụ ý Chương 14 (tt)

Các Tôn Giáo ở Phương Đông. Chỗ tu phần nhiều khởi từ 6 Giác Quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

Họ cho rằng đây là 6 tên "giặc" nghe theo nó sẽ bị mất hết của báu công đức.- Do đó họ ra sức diệt trừ 6 giác quan: Để mắt không chạy theo Thấy, tai không chạy theo nghe, mũi không chạy theo ngửi, lưỡi không chạy theo nếm, thân không chạy theo cảm xúc, ý không chạy theo suy nghĩ.

Khi đã được "trơ trơ như gỗ đá" họ cho là đã "Đắc Đạo".

- THeo PG: Đây là sự sai lầm lớn. Nhà Phật gọi chỗ "Đắc Đạo" như thế là Vô Tưởng Định .

Diệt hết ý tưởng tuy cũng được một thời gian không khổ, nhưng cuối cùng cũng phải hoạt động lại 6 Thức.- Vì Thức như cái bóng. Tâm như cái hình. Còn hình là còn bóng.- Đủ duyên lại hiện.

* Theo Phật dạy: "Trói mở do nơi 6 căn của ông, giải thoát cũng do 6 căn của ông, chớ không có chi khác". Nghĩa là cũng khởi tu từ 6 căn. Nhưng không diệt trừ 6 căn (như ngoại Đạo).

Pháp thoại Trò chơi bắt dế trích từ Hư hư lục sau, nói lên ý nghĩa đó:

Trò Chơi Bắt Dế

Potthila là vị giáo thọ của một tăng đoàn ở tịnh xá Đại Lâm.

Sư tinh thâm tam tạng, uy nghi cốt cách sư phạm rất đường bệ… chỉ hiềm một điều là sư chưa chứng quả, dù sư đã được đức Phật cắt đặt công việc trùng tuyên kinh luật cho một hội chúng tỳ kheo đông đảo.

Vì thế, mỗi lần sư Potthila đến hầu thăm Phật, đức Thế Tôn liền gọi một cách thân ái lẫn trêu chọc:

-À đây! Cái ông sư rỗng đã đến!

Và khi sư cáo từ, Ngài liền bảo đại chúng:

-Cái sư thầy rỗng đó đi rồi!

Những lời nói này lọt vào tai Potthila làm cho sư vô cùng đau xót. Biết đức từ phụ muốn khuyến khích mình, tôn giả Potthila lấy làm bối rối, không biết làm cách nào đề hạ thủ công phu sao cho thành một ông sư “đặc” hẳn hoi.

Cho đến một hôm lòng buồn tột độ, tôn giả bỏ hội chúng vào rừng, nhà sư đáng thương này đi hoài đi mãi cho thật xa cái nơi mà uy danh giáo thọ đã làm ngài cực lòng khôn tả đó. Và cuối cùng sư gặp phải 30 vị La Hán đang ẩn cư trong rừng, vốn là học trò cũ của sư.

Tôn giả Potthila đến đảnh lễ với vị thủ tòa, khiêm tốn xin vị này chỉ cho cách hạ thủ công phu.

Vị thủ tòa mỉm cười:

-Ồ! Làm sao tôi dám làm điều đó bạch thượng tọa? Khi Ngài là vị giáo thọ của tôi.

Tôn giả bị đẩy xuống đệ nhị tòa cũng bị từ chối… cuối cùng tôn giả đến trước vị La Hán thứ 30, nhỏ tuổi nhất, mới lên 7, van nài một cách khẩn thiết:

-Bạch đại đức! Xin đại đức thương xót chỉ cho con cách “hạ thủ công phu.”

Vị La Hán trẻ tuổi im lặng tiếp tục vá áo. Tôn giả Potthila tiếp tục van nài một cách tuyệt vọng… đến nỗi vị thánh tăng tí ton này phải mở lời:

-Ồ! Thượng tọa, tuy Ngài nói thế nhưng tuổi tác và sở học của tôi kém Ngài rất xa… e rằng lời tôi hãy còn nhẹ lắm liệu Ngài có tin nổi hay không?

-Bạch đại đức! Lòng con tha thiết khẩn cầu mỗi lời chỉ bảo của đại đức là một lời vàng ngọc đối với con, thì dù đại đức bảo con nhảy vào lửa con cũng “y giáo phụng hành.”

-Thôi, đừng nhảy vào lửa mà toi mạng, đằng kia có cái hồ nước mát, thượng tọa thử nhảy xuống xem. Vị La Hán chưa dứt lời, tôn giả Potthila đã nhảy ùm xuống nước. Đợi tôn giả Potthila vừa ngoi đầu lên, vị La Hán trẻ dõng dạc ra lệnh:

-Hãy leo lên đây!

Tôn giả Potthila lồm cồm bò lên, vị thánh tăng lại bảo:

-Nhảy xuống hồ mau!

-Leo lên đây!

Sau khi bắt tôn giả Potthila nhảy xuống leo lên hơn 3 lần như thế, vị thánh tăng mới đến ngồi kiết già trên một tảng đá, và tôn giả Potthila ướt như chuột lột, thành kính quỳ trước mặt La Hán giảng giải:

-Này Thượng tọa lúc còn sống đời tại gia ta thường chơi đá dế với bạn, thượng tọa có biết con dế không?

-Thưa biết ạ!

-Ồ, tốt lắm. Giả sử như có một cái hộp vuông chứa đầy dế. Nếu cái hộp ấy có 6 cửa ngỏ, cửa nào cũng để hé ra hết, thì các chú dế sẽ thò râu hoặc chân tay ra ngoài các ngỏ ấy. Có phải thế không nào?

-Thưa vâng!

-Và nếu cửa ngỏ nào mở rộng thì có thể các chú dế sẽ chui ra mất theo các ngỏ ấy… phải không?

-Thưa đúng như vậy.

-Bây giờ, muốn quan sát các chú dế ấy cho kỹ, chúng ta có thể bịt kín đi năm lỗ, chỉ chừa một cửa thôi… Và nhìn chăm chăm vào cửa ấy… Thượng tọa có theo kịp không?

-Thưa kịp ạ!

-Chỉ nhìn thôi chứ không thò tay chân vào trong hộp ấy nhé…

-Vâng!

-Nhìn thật rõ ràng, chăm chú vào các sinh hoạt của bầy dế trong hộp, ta sẽ biết rõ về chúng hơn, từng đứa một… dế than, dế lửa, dế cơm tất cả đều rõ ràng tách bạch… đấy nhé!

-Thưa vâng!

-Này Thượng tọa, các cửa của cái hộp dế ấy dụ cho 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của ta… Những vọng tưởng lao xao và rộn ràng không khác nào bầy dế kia. Muốn điều phục chúng không cách nào tốt hơn là ngồi yên lặng giảm bớt các hoạt động của ý thức… bình thản nhìn một cách rõ ràng chăm chú như đứa trẻ chơi dế nhìn bầy dế lao xao trong hộp. Có thể nào Thượng tọa áp dụng trò chơi này một cách bình an, thoải mái, quan sát theo dõi những vọng niệm của mình mà không xen vào những ước muốn lấy bỏ, loại trừ… chăng?

-Bạch đại đức, con đã hiểu rồi…

Và tôn giả Potthila, sau khi từ giã 30 vị La Hán, đi tìm một trú xứ thích hợp để tọa thiền… Để khuyến khích sư, Đức Thế Tôn gởi đến một bài kệ:

“Tu thiền trí huệ sanh

Bỏ thiền trí huệ diệt

Biết con đường hai ngã

Đưa đến hữu, phi hữu

Hãy tự mình nỗ lực

Khiến trí huệ tăng trưởng.”

-Pháp cú 282-

(hết trích)

* Vâng thưa các Bạn: Tâm dụ cho con dế, 6 căn dụ cho 6 ngách hang dế. Thiền Định của PG không phải diệt trừ con dế, cũng không diệt trừ 6 cái ngách hang dế. - Mà chỉ là QUAN SÁT SỰ RA VÀO HANG CỦA CON DẾ. Ở Thiền Tông 10 tranh chăn trâu, bức thư 2 gọi là "Thấy dấu chân trâu".- Nhắm vào sự vọng động của Tâm.- mà không can thiệp- Để hóa giải (mà không phải diệt trừ) và xả bỏ mọi vọng động qua 4 giai đoạn:

+ Sơ Thiền có 5 chi:

1. TẦM là quan sát sự vọng động, ví như xem con dế ra vào.
2. TỨ là theo dõi để tâm vào đối tượng (một trong 6 hang, tức là 1 căn. 5 căn kia bít lại).
3. HỶ khi đến đó tâm có sự hoan hỷ vì bớt loạn động.
4. LẠC tâm hành giả sinh lạc thú Thiền vị.
5. NHẤT TÂM Tâm hành giả được an trú Nhất Tâm không loạn động.

Khi đạt đến Sơ Thiền. Hành giả vào Nhị Thiền.- Nhị Thiền xã bỏ chi thứ nhất là TẦM, chỉ còn lại 4 chi.

+ Nhị Thiền có 4 chi:

1 TỨ là theo dõi để tâm vào đối tượng (một trong 6 hang, tức là 1 căn. 5 căn kia bít lại).
2. HỶ khi đến đó tâm có sự hoan hỷ vì bớt loạn động.
3. LẠC tâm hành giả sinh lạc thú Thiền vị.
4. NHẤT TÂM Tâm hành giả được an trú Nhất Tâm không loạn động.

Khi đạt đến Nhị Thiền. Còn Tầm, tứ và Hỷ, thì Tâm bị các món đó làm loạn động, nên Hành giả vào Tam Thiền.- Tam Thiền xã bỏ chi thứ nhất, Nhì và ba là TẦM, TỨ và HỶ chỉ còn lại 2 chi.

+ Tam Thiền có 2 chi:

1. LẠC tâm hành giả sinh lạc thú Thiền vị.
2. NHẤT TÂM- Tâm hành giả được an trú Nhất Tâm không loạn động.

Khi đạt đến Tam Thiền. Hành giả thấy còn Lạc là còn loạn động, nên xả lạc. Vào Tứ Thiền.

+ Tứ Thiền chỉ còn NHẤT TÂM Thanh Tịnh. Và Từ đó vào được Chơn Như Thanh Tịnh Địa hoặc các Thâm Thiền Định về sau.

* Tứ Thiền xã Niệm Thanh Tịnh Địa.- Cuối cùng Nhất Tâm xã mọi ý niệm bước vào Chân Như. (sẽ qua các bước tiếp theo).

Như vậy chúng ta thấy: Tu Thiền PG không diệt trừ 6 căn.

Tín- Tâm- Minh Tam Tổ dạy.

"Dục thủ Nhất thừa bất ố lục trần,
Lục trần bất ố hoàn đồng Chánh Giác:.

Nghĩa là:

"Muốn được Nhất Thừa, chớ ghét 6 trần,
6 trần không ghét (không thương) thì được thành Phật."
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 16: Chùa Quan Âm, thầy tu tham báu vật Núi Hắc Phong, yêu quái trộm Cà sa

Truyện kể:
Khi đến "Quan Âm thiền viện" 4 thầy trò gặp sư ở trụ xứ nói:

Thầy ở Trung Quốc chắc là nhiều vật báu hơn, có món chi cho tôi xem, lấy làm cám ơn lắm.

Tam Tạng than rằng:

- Ngặt nước tôi không vật chi báu, đem cho các sãi xem chơi.

Các sãi nghe nói tức cười.

Tôn Hành Giả hỏi rằng:

- Các ngươi cười chuyện gì vậy?

Hòa Thượng rằng:

- Ông nói áo cà sa là báu, ai nghe mà chẳng tức cười? Giá anh em tôi, cầm bỏ cũng hơn ba chục cái, chớ như của Tổ sư tôi đó, bảy tám trăm cái có dư, để tôi biểu đem ra cho mà coi, kẻo nghi là nói dối.

Hòa Thượng ấy hay diện lắm, biểu khiêng mười hai tủ áo ra. Ðôi bên giăng dây, tủ áo để giữa, lấy áo cà sa vắt từ cái, chỉ cho Tam Tạng với Hành Giả coi.

Thiệt là: Rằn rực cả nhà, đỏ đen bốn phía, những là kết hàng may gấm, thêu chữ đíùnh vàng.

Tôn Hành Giả xem thấy cười rằng:

- Tốt lắm, tốt lắm, cất đi, cất đi, để lấy áo cho các ngươi coi thử.

Tam Tạng níu Hành Giả mà nói rằng:

- Trò ôi! Ðừng khoe của tốt làm chi? Thầy trò mình cô thế, nếu mà hơ hỏng, e việc rủi ro. Lời xưa rằng: "Những vật quý báu trong đời, chẳng để cho nhiều người thấy là sợ tham lam, xem qua ngoài mắt, động đến trong lòng, bụng đà chi lắm thì sanh mưu kế, người ta lụy vì của, chim sẽ chết tại lòng".

Tức thì chạy vô mở gói, lấy áo đem ra, màu sáng áo cà sa, chiếu thấu hai lớp giấy, mở giấy ra thì thấy hào quang chói mắt, hơi ánh sáng nhà, thầy nào cũng thất kinh, gãi đầu le lưỡi, nhứt là Sãi già thấy áo, muốn lấy được mà thôi.

Liền khóc rồi quì xuống nói với Tam Tạng rằng:

- Tôi lấy làm vô duyên xấu phước lắm!

Tam Tạng đỡ dậy nói rằng:

- Chuyện chi xin thầy nói, làm sao lại khóc than?

Sãi già nói rằng:

- Mới dở áo báu ra, trời đà vừa tối, phần con mắt tôi làn lỉnh chẳng rõ ràng. Ấy là xấu phước vô duyên, không tủi làm sao cho đặng? Phải chi thầy rộng rãi, cho tôi mượn vào phòng coi cho sáng đêm nay, đến rạng đông sẽ trả.

Tam Tạng nghe nói thất kinh, trách Hành Giả rằng:

- Cũng tại nhà ngươi hết thảy.

Tôn Hành Giả cười rằng:

- Không hề chi mà sợ! Tôi cho mượn thử coi, nếu có lẽ nào, thì cứ tôi mà trách. Nói rồi lấy áo, trao cho Sãi già tức thì Sãi già mừng rằng:

- Tôi cám ơn lắm.

Nói rồi truyền các sãi dọn cơm nước đãi đằng.

Tối lại sẽ dọn liêu cho hai ông ngủ, truyền rồi vào nhà hậu tức thì.

Khi ấy Sãi già đem gói áo vào phòng, hối đệ tử thắp đèn cho kíp, ôm gói áo mà khóc, nước mắt dầm dề.

Các sãi lấy làm lạ hỏi rằng:

- Vì cớ nào ông khóc làm vậy?

Sãi già nói:

- Ta khóc vì coi không đặng cái áo cà sa.

Các sãi thưa rằng:

- Áo cà sa trong gói, sao ông không mở mà coi, để khóc lóc làm chi, mà nói rằng coi không đặng?

Sãi già nói:

- Coi một giây một lát, rồi cũng như không? Ta hai trăm bảy chục tuổi rồi, sắm cà sa hơn mấy tủ, xét lại mấy trăm áo đó, không bằng một cái nầy. Nếu mặc đặng một ngày, chết cũng đặng nhắm mắt.

Các sãi nói:

- Ông muốn mặc áo đó có khó chi đâu. Cầm họ ở một ngày, thì ông mặc một bữa, cầm họ mười bữa, thì ông mặc mười ngày, chuyện ấy dễ như chơi, xin ông đừng khóc nữa.

Sãi già nói:

- Lẽ nào cầm cả năm, mặc cho phỉ chí? Chừng họ đi cũng theo họ mà bận hay sao? Mấy thầy trò đương nói với nhau, xây vần chưa dứt.

Có một Hòa Thượng nhỏ tên là Quảng Trí, ló cổ ra bạch rằng:

- Ông muốn bận hoài cũng không khó chi.

Sãi già nghe nói mừng rỡ hỏi rằng:

- Con tính làm sao đó?

Quảng Trí bạch rằng:

- Hai thầy trò họ, ngày đi mê mệt, tối ngủ li bì, sẽ phá cửa vào phòng cắt cổ đi cho rảnh, lại đặng gói đồ và con ngựa, áo cà sa truyền tử lưu tôn.

Sãi già nghe nói mừng lắm, lau nước mắt mà khen rằng:

- Kế ấy hay lắm, hãy đem dao búa cho mau.

Có Hòa Thượng nhỏ là Quảng Mưu, can rằng:

- Kế ấy không khéo, không khéo. Mình làm mưu hại nó, phải giữ thế mới xong, anh mặt trắng thì dễ lắm, chú mặt lông e khó chịu, mình giết mà không đặng, nó hại mình như chơi, tôi xin dâng kế nầy, đổ dầu bó củi mà thiêu. Họ tưởng là cháy chùa, mình khỏi mắc thường nhân mạng.

Sãi già khen rằng:

- Hay lắm! Hay lắm!

Truyền vác hết mấy đống củi, chất giáp vòng chùa.

Nói về thầy trò Tam Tạng, đương ngủ sau liêu, Tôn Hành Giả tuy ngủ mặc lòng, mà tai tỏ lắm, nghe tiếng kéo chà chất củi, sanh nghi ngờ dậy tức thì, sợ ở cửa thầy giật mình ngủ không ngon giấc.

Hành Giả hóa làm con ong nhỏ, chun cửa sổ mà bay ra.

Thấy các sãi đương chất củi tưới dầu. Hành Giả nực cười rằng:

- Nghĩ thầy mình nói phải lắm, nó quyết đốt cho chết, mà lấy áo cà sa, nó ở ác như vầy, cũng nên đập một hèo cho chết, nếu mình làm bất tử, sợ thầy nói sát sanh. Thôi thôi, phải tính thế làm êm, muốn vậy thì cho vậy.

Hành Giả nhảy lên trời một cái, tới cửa Nam Thiên Môn, các ông thần giữ cửa thất kinh, đồng la lớn rằng:

- Không xong, không xong, chắc Tề Thiên làm phản nữa.

Tôn Hành Giả khoát mà nói rằng:

- Tôi không phản mà các ông hòng sợ, thiệt đi tìm Quảmg Mục thiên vương.

Nói chưa dứt lời, xảy thấy Thiên Vương bước vào bái chào Hành Giả.

Tôn Hành Giả nói:

- Bây giờ không rảnh mà chuyện vản. Thầy tôi bị sãi đốt tại chùa, gấp rút như vầy, nên tìm ông lập tức, xin cho mượn cái lồng Tịch hỏa, xong rồi đem trả tức thì. Quảng Mục thiên vương hỏi:

- Nếu thầy bị lửa thiêu, sao chẳng hóa nước ra mà cứu, mượn làm chi Tịch hỏa trạo, mất công đem xuống đem lên.

Tôn Hành Giả nói:

- Bởi ông không rõ, để tôi cắt nghĩa cho mà nghe; nó đốt chùa lấy áo của mình, mình tưới nươc như chữa nhà cho nó, nên tôi mượn cái lồng Tịch hỏa mà đậy một mình thầy, nó đà tính việc sát nhân, để cháy chùa cho bỏ ghét.

Quảng Mục thiên vương cười rằng:

- Ông giộc nầy thiệt độc quá: Miễn cho mình khỏi hại, không thương xót tới ai.

Nói rồi lầy lồng ghép tức thì, mà trao cho Hành Giả.

Tôn Hành Giả liền kiếu rồi hiện hình về chùa lấy cái lồng linh che một khoản cho thầy, và đồ với ngựa, rồi hiện vào liêu của ông sãi, ngồi giữ áo cà sa, làm phép tiên nổi gió tức thì đặng cho mau cháy.

Còn lũ thầy chùa mới chế dầu châm lửa, xảy đâu gió tới ào ào.

Xưa là một kiểng chùa, nay hóa hòn núi lửa, nó cháy lan qua nhà hậu, không còn sót một nóc chùa, các sãi thất kinh, vò đầu vang xiết.

Bây giờ thôi niệm Phật, lúc ấy cứ kêu trời, thầy cả đội bàn, thầy con mang gói, kẻ thì xúc gạo người lại dọn đồ.

Thiệt là:

Ai làm dữ nấy lo,

Ai đánh to thua lớn.

Ngụ ý: "Quan Âm thiền viện". Tức là Quan sát tiếng lòng thanh tịnh, nghĩa là dõi theo lương tâm, lương tri của mình.

Ở đây các vị sải đã quên đi "tiếng lòng thanh tịnh của mình" mà chạy theo tiếng súi dục tham- sân- si của vọng tâm điên đão, nên chiêu cảm yêu quái đến quấy nhiễu, lửa tham thiêu đốt tự thân và Áo Cà Sa là giải thoát mà lại trở thành nguyên nhân họa hoạn sát thân.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 17: Hành Giả đánh yêu ăn trộm Quan Âm bắt gấu thành tinh

Truyện kể:

Tôn Hành Giả thấy đạo sĩ đi dựa chân núi, tay bưng dĩa lưu ly đựng hai viên thuốc.

Tôn Hành Giả nhảy xuống lấy thiết bảng đập đầu.

Quan Âm thất kinh nói rằng:

- Con khỉ yêu nầy thiệt dữ quá, nó không ăn trộm áo, cớ gì mà giết người ta.

Tôn Hành Giả nói:

- Bà không rõ tưởng nó là hiền, thiệt một tụi với con gấu ngựa, nó đi qua ăn tiệc đám sanh nhật con gấu kia, và mừng hội Phật Y, nên bưng thuốc dâng cho con gấu.

Nói rồi kéo thầy Ðạo sĩ chờ dậy, coi ra là chó sói lông xanh, rồi xem đáy dĩa lưu ly, chạm bốn chữ Lăng hư tữ chế. Nghĩa là thuốc của thầy Lăng Hư làm ra.

Tôn Hành Giả ngó thấy cười rằng:

- May lắm may lắm, tôi muốn làm một kế không biết bà có chịu cùng chăng?

Quan Âm rằng:

- Ngươi nói ta nghe thử.

Tôn Hành Giả nói:

- Cứ theo chữ ở dưới đít dĩa, thì lão nầy tên thiệt Lăng Hư. Nếu bà nghe kế tôi, thì phải hóa làm Ðạo sĩ, để tôi nuốt hai viên thuốc, rồi thâu hình hóa lại một huờn. Bà bưng vào động tức thì mà gạt con gấu uống, miễn tôi vô bụng nó, nó làm sao cũng trả áo cà sa, bằng chẳng đưa ra, tôi sẽ rút gân nuốt ruột.

Quan Âm nghe nói nực cười mà gật đầu, liền hóa phép thần thông biến làm Ðạo sĩ. Hình dung như tạt, cốt cách không sai.

Tôn Hành Giả cười hả hả mà hỏi rằng:

- Không biết phật yêu hay là yêu phật.

Quan Âm cười rằng:

- Yêu phật hình dung cũng vậy, dữ lành tâm địa khác nhau. Phật làm dữ cũng như yêu, yêu đi tu cũng thành phật.

Tôn Hành Giả nghe nói trí hóa mở mang, liền làm phép dùng mình, hóa làm huờn thuốc.

Ngụ ý: Bồ Tát Quan Âm có 32 hóa thân. Trong đó ngài hóa hiện làm Tiêu Diện Quỷ Vương.- Là vị Quỷ vương mặt mày xấu ác, hung tợn , dùng hình tượng này để độ kẻ cùng hung cực ác.

Bởi vậy: Diện mạo xấu xí chưa hẳn là Tà Ác. Sắc mạo phương phi chưa hẳn là kẻ hiền lành.- Hiền hay dử phải xem xét từ việc làm mới biết được.

Có bài thơ rằng:

Tạc nhật Dạ Xoa tâm
Kim triêu Bồ Tát diện
Bồ Tát dữ Dạ Xoa
Bất cách nhất điều tuyến.

Dịch:

Hôm qua tâm Dạ Xoa
Sáng nay mặt Bồ Tát
Bồ Tát cùng Dạ Xoa
Chẳng cách một sợi tóc.

Nhà Phật có câu nói :

Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật (Quăng dao mổ heo, ngay đó thành Phật).
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 18: Quan Âm điện, Ðường Tăng khỏi nạn Cao lão trang, Hành Giả bắt yêu
Chương 19: Vân San động, Ngộ Không thâu Bát Giới Phù đồ Sơn, Tam Tạng gặp Thiền sư



Truyện kể: Khi đến Cao Lão Trang 2 thầy trò Tam Tạng gặp Trư Bát Giới:
- Thiệt con khỉ cứng đầu cứng cổ, ta nhớ lúc loạn thiên cung hồi trước ngươi ở Thủy Liêm động biệt tích đã bấy lâu, sao nay lại tới đây làm dữ? Hay là ông gia ta rước đến đây chăng?

Hành Giả nói:

- Ông gia mi biết đâu mà rước, bởi ta cải tà quy chánh, theo Ðường Tăng đi tây phương thỉnh kinh, ghé ngủ nhờ nhà Cao Lão, ông ấy cầu khẩn lắm, nên ta bắt đồ ăn cám mà cứu con gái người.

Con quái ấy nghe nói liền quăng cào cỏ, bái mà thưa rằng:

- Chẳng hay thầy thỉnh kinh ở đâu, xin đem tôi đến đó.

Hành Giả nói:

- Ðem mi đến đó làm chi?

Con quái ấy nói:

- Quan Âm độ tôi tu niệm, biểu theo thầy qua cảnh Phật mà thỉnh kinh, tôi đợi bấy lâu không nghe tin tức, nay nghe anh nói mới rõ.

Hành Giả nói:

- Mi đừng có nói xảo, tưởng ta dễ gạt hay sao? Nếu quả thiệt thì thề đi, ta mới tin. Con quái ấy quỳ xuống, lạy thinh không niệm Phật mà thề rằng:

- Nếu tôi chẳng thiệt tình theo kẻ thỉnh kinh, thì trời sẽ giết chết!

Hành Giả thấy vậy mới tin, biểu chất chà nổi lửa đốt động, con quái ấy nghe lời đốt hết.

Hành Giả một tay cầm thiết bảng, một tay xách tai con quái ấy, đồng đằng vân trở lại tức thì.

Trong Nhà Phật, Từ ngữ Bát Giới là chỉ cho Bát Quan trai giới. Đây là giới luật để người cư sĩ tại gia tập tu xuất gia (nữa tháng tu 1 ngày). 8 Giới là:
1. Không sát sinh;
2. Không trộm cướp;
3. Không dâm dục;
4. Không nói dối;
5. Không uống rượu;
6. Không trang điểm, dầu thơm, múa hát và xem múa hát;
7. Không nằm ngồi giường cao rộng đẹp;
8. Không ăn quá giờ ngọ;

Vì là người cư sĩ tập tu, nên học vẫn còn đủ tham- sân- si nghiệp chướng thế gian.

Biểu hiện:

+ khí giới của Bát Giới là cây cào cỏ, chỉ cào hốt về mình, mà không buông ra.

+ Vẫn tham dâm, làm biếng v.v...

Nhưng mầm mống muốn tu hành có sẳn trong tâm nên khi nghe có Thầy Thỉnh kinh đến thì liền "quăng cào cỏ, mà bái lại để đi theo. Cuối cùng được độ tu hành.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 19: Vân San động, Ngộ Không thâu Bát Giới Phù đồ Sơn, Tam Tạng gặp Thiền sư
Truyện kể:
Núi nầy tên là Phù Ðồ, trong núi có ông Ô Sào thiền sư, ở tu trên ổ quạ. Thầy ấy có quen biết với tôi".

Nói rồi lại lên tới núi.

Tam Tạng ngồi trên ngựa ngó xa xa thấy ổ trên ngọn cây. Bên tả có hưu nai tha bông. Bên hữu có vượn mai dựng trái. Trên ngọn thì có con hạc con công chầu múa, chim loan chim phụng gáy vang.

Bát Giới chỉ ổ quạ mà nói rằng:

- Thầy Ô Sào ở đó.

Tam Tạng đi đến cội cây.

Ô Sào thiền sư ở trên ổ nhảy xuống.

Tam Tạng xuống ngựa cúi lạy.

Ô Sào thiền sư đỡ dậy nói rằng:

- Tôi cam thất lễ vì không nghinh tiếp thánh tăng.

Bát Giới bước đến bái sát đất Ô Sào thiền sư kinh hãi hỏi rằng:

- Ngươi là Trư Cang Liệp ở núi Phước Lăng. Nay thiệt quá may, đặng đi với thánh tăng qua Tây Phương Phật.

Bát Giới nói:

- Xưa nhờ ơn Quan Âm khuyên biểu, dạy ngày nay đi với thầy tôi.

Ô Sào thiền sư khen rằng:

- Tốt lắm, tốt lắm. ..
...
Ô Sào thiền sư nói:

- Còn xa lắm, còn xa lắm! Tuy là diệu vợi song có ngày đi tới Tây Phương. Ngặt vì bị yêu ma hoạn nạn. Tôi có tâm kinh câu, cộng chữ. Như bị hoạn nạn, niệm Tâm kinh thì việc dữ cũng hóa lành.

Tam Tạng làm lễ xin truyền Tâm kinh.

Ô Sào thiền sư đọc qua một bận, vân vân.

Tam Tạng sáng lắm, nghe qua đã thuộc lòng.

Ðến sau truyền tới đời nay, trong kinh thiền đều có Tâm kinh là cội rễ.

Tôi e choán giấy nên chẳng biên vào. Kinh ấy mấy thầy chùa đều biết.

Nguồn gốc tích Ô sào TS:

Ở Đại Trí Độ Luận của PG có kể chuyện tiền thân đức Phật, thưở còn tu Bồ tát hạnh .
Trong kinh Bổn Sanh có chép mẫu chuyện sau đây:

....... Đức Phật Thích Ca Mưu Ni khi còn là Bồ tát, một thời làm Tiên nhân Loa Kế, thường hành tứ Thiền, đoạn hơi thở ra vào, nhất tâm tọa Thiền dưới gốc cây, chẳng hề lay động. Chim trong rừng tưởng ngài là cây khô, đến làm tổ trên đầu tóc và đẻ trứng trên đó. Bồ tát ở trong thiền, biết trên đầu mình có chim đang ấp trứng, tự suy nghĩ:" Nếu ta cử động, thì chim mẹ chẳng đến ấp trứng nữa, các trứng kia ắt bị hư thối". Nghĩ như vậy rồi, Bồ tát vào thâm Thiền Định, chơ cho các trứng nở ra chim con, và các chim con đều có đủ sức bay đi, rồi mới xuất Thiền, rời chỗ ngồi đi nơi khác....

Đến đời Đường Đại Tông, ở Trung Quốc có sư Đạo Lâm, con nhà họ Phan ở núi Phú Dương, Hàng Châu tu theo hạnh đức Phật.

...Ở phía Bắc Tây Hồ, nơi núi Tần Vọng có một cây tùng cao lớn, cành lá sum suê, uốn quanh như cái lọng, Sư bèn ở trên cây đó. Vì thế, người thời bấy giờ gọi Sư là Thiền Sư Điểu Khòa (Tổ Chim). Lại có chim khách đến làm tổ bên cạnh nên người ta còn gọi Sư là Hòa thượng Thước Sào.

Như vậy Ô Sào thiền sư chỉ là người tu (Sư PG), ngài không có khả năng tự thuyết kinh PG.

* Tâm kinh mà truyện này nhắc đến.- Đó là bản rút gọn của Kinh Ma Ha Bát Nhã do đức Phật Thích Ca thuyết.

Nội dung chủ yếu, nói đến con người và vạn pháp đều KHÔNG THẬT CÓ. Thuật ngữ PG là:

1/. Nhân Vô Ngã: Nghĩa là NGÃ (cái Tôi) không thật có, chỉ là hổn hợp của 5 nhóm Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.

3/. Pháp Vô Sở Hữu - Tánh không: Nghĩa là các Pháp (có trong vũ trụ) đều không thật có, chỉ do các duyên giả hợp mà thành. không có tự tánh (Tánh Không)

* Con người sở dĩ có sợ hãi là vì lầm chấp có NGÃ và PHÁP.

+ Nếu biết rõ VÔ NGÃ thì Ai sợ ? Ai khổ ? Không có chủ thể (NGÃ) thì sợ hãi dựa vào đâu ?

+ Nếu biết rõ Pháp Vô Sở Hữu - Tánh không.- Thì "Trần chẳng tương quan, bể cả nương dâu mặc thay đổi. Tâm không sở Đắc trăng thanh mây bạc tự vui nhàn".

Như vậy gọi là: "Quán Tự tại Bồ tát: Hành Thâm Bát Nhã Ma la mật, thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách"
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 20: Tới Huỳnh Phong, Ðường Tăng mắc nạn Gặp tiên phuông, Bát Giới trổ tài
Chương 21: Hộ Pháp hóa nhà cứu Ðại Thánh Linh Kiết cho phép bắt Huỳnh Phong


Truyện kể:
Hành Giả trèo non lặn suối, đạp sỏi tuôn rừng, kiếm một hồi lâu, thấy động ở kề chân núi, trước cửa động đề sáu chữ lớn: Huỳnh Phong lãnh, Huỳnh Phong động. Hành Giả cầm thiết bảng cả kêu rằng:

- Yêu quái, trả thầy ta cho mau mau, kẻo ta phá ổ. ..
...
Huỳnh Phong đánh không lại, hớp gió hướng Ðông Nam thổi ra.

Xảy có trận gió vàng vụt tới. Những Hành Giả biến ra đó, bị gió vàng thổi tống lên trời. ..
...
Ông già nói:

- Bạc ác thì thôi! Ông tu hành sao còn nói dối, Huỳnh Phong đại vương thổi gió độc. Không phải gió Ðông, Tây, Nam, Bắc, không phải gió Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Ấy là gió Tam mụi thần phong, ở trong lỗ mũi, lỗ miệng và lỗ con mắt bay ra, thiệt là độc quá! ...
....
Hành Giả nói:

- Ngươi không biết, để ta nói cho mà nghe: Hộ Pháp, Già Lam, Lục Ðinh, Lục Giáp, Yết Ðế, Công Tào, đều vâng lệnh Quan Âm bồ tát, theo bảo hộ thầy. Từ ngày ở núi Xà Bàn, ta có kêu cho biết đủ thiếu. Sau có em giúp việc, chẳng cần dùng các thần ấy, nên chẳng kêu tên. ...
...
Linh Kiết Bồ Tát nói:

- Phật Như Lai có cho ta hai phép, là Phi Long trượng, với Ðịnh Phong châu đặng ở đây mà trấn nó. Khi trước ta đã bắt đặng, lại dung cho nó tu hành, ngày nay nó phạm đến lịnh sư, làm cho ta mang tội.

Nói rồi lấy hai phép, đằng vân đi với Ngộ Không.

Khi tới núi Huỳnh Phong, Linh Kiết biểu Hành Giả rằng:

- Tôi ở trên mây, Ðại Thánh xông vào khiêu chiến, dụ nó ra khỏi động, thì tôi bắt tức thì. Ðã có Ðịnh Phong châu ở đây, chắc nó làm gió vàng không được.

Hành Giả y lời xách thiết bảng xông vào phá cửa.

Tiểu yêu vào phi báo.

Huỳnh Phong nổi giận nói rằng:

- Con khỉ nầy vô lễ quá! Thế nầy dung nó chẳng đặng rồi. Ta ra trận, quyết thổi cho nó chết.

Nói rồi cầm chỉa ba ra cửa động, nhảy đâm Hành Giả tức thời.

Hành Giả liền đánh lại.

Ước chừng ít hiệp, Huỳnh Phong day mặt về hướng Tốn, mà hớp gió Ðông Nam, xảy thấy Linh Kiết ở trên mây, quăng gậy Phi Long xuống, hóa ra con rồng vàng tám móng, chụp đầu Huỳnh Phong đập vào núi, liền hiện nguyên hình là con chuột lông vàng nghệ.

* Thế nào là gió "Tam mụi thần phong" của yêu Huỳnh Long ?

+ Thuật ngữ PG: “Tam-muội” 三昧 dịch âm chữ Phạn "samādhi", dịch nghĩa “chính định” 正定, nghĩa tập trung tinh thần, giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn.
+ Ngược lại trong Đạo Tiên, thuật ngữ "Tam mụi" (tiếng Hoa) chỉ cho 3 sự mê mụi: Tham mụi, Sân mụi, Si mụi.- Chúng là các ngọn gió độc hại người hại mình. Chữ "Tam mụi" ở đây chỉ cho trường hợp thứ 2 (Đạo Tiên).

* Hộ Pháp, Già Lam, Lục Ðinh, Lục Giáp, Yết Ðế, Công Tào. Là ai ?

+ Trong PG: Hộ Pháp là chỉ cho những người phát tâm ủng hộ, bảo trì Giáo Pháp Phật. Giá Lam là chỉ cho nhà chùa. Gộp chung Hộ Pháp- Già Lam là chỉ cho những người lui tới ủng hộ nhà chùa.

+ Trong tín ngưỡng dân gian Trung Hoa: Lục Ðinh, Lục Giáp, Yết Ðế, Công Tào chỉ cho những vị thần duy trì trật tự "thiên điều" (Thiên lý- Lẽ phải của Trời đất).

* Thế nào là "chuột uống dầu bàn Phật" ?

+ Đèn bàn Phật được thắp sáng ám chỉ cho Giáo Pháp Phật được lưu truyền trong nhân gian.
+ Dầu: Chỉ cho tài nguyên, vật chất của tín thí cúng dường cho Sư để làm Phật sự.
+ "Chuột uống dầu bàn Phật": Chỉ cho những người trú ngụ trong ánh hào quang Phật, lén lúc sử dụng tài nguyên trái phép- phi nghĩa. Làm cho Phật Pháp thiếu tài nguyên để phát triển.- Nên là một loại yêu quái quấy phá Phật pháp.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 22: Bát Giới cự chiến sông Lưu Sa Mộc Tra vâng phép thâu Ngộ Tịnh

Trong hàng đệ tử Phật có 2 người đệ tử vào hàng thượng thủ:
1/. Tu Bồ Đề: được cho là người "Giải Không đệ nhất" mà ở Truyện Tây Du này Tôn Ngộ Không là một bản sao (xem thêm Cảm ngộ Tây Du (Kỳ 7): Bí ẩn tên gọi của Tôn Ngộ Không )
2/. Ương Quật Đa La: Được cho là "buông đao thành Phật". Như chuyện tích sau:

Chuyện tích Ương Quật Đa La:


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có một người đệ tử rất đặc biệt tên là Ương-quật-ma-la. (Angulimala)

Thưở chưa xuất gia anh ta là người vũ dũng lại ham tu học để tìm chân lý. Không may anh lại gặp Tà sư và bạn ác. Họ súi dục anh phải giết và cướp 1000 người để chặt lấy 1000 ngón tay út và xỏ xâu làm chuổi đeo nơi cổ sẽ được thành Đạo.

Tin lời Thầy Tà Bạn ác anh ta liền nai nịt, cầm vũ khí, tới một khu rừng vắng mà mai phục, chờ có người đi ngang qua thì đón lấy mà giết và chặt ngón tay. Người quanh đó sợ hãi và gọi anh là “Tên Cướp Vô Não".

Sau khi cướp được 999 người lấy 999 ngón tay làm chuổi ,chỉ còn thiếu 1 người là đủ nhưng khu rừng vắng đó không còn ai dám đi ngang . Đợi mãi thì cuối cùng chỉ có Mẹ ruột anh ta vì thương con bị đói nên mang cơm đến cho anh. Túng quá anh mới cầm dao định giết Mẹ cho đủ số 1000 người cho được Đắc Đạo... Bổng nhiên anh thấy Đức Phật đi tới gần,.. Mừng quá anh bèn bỏ không giết Mẹ mà quay qua rượt giết Phật.Đức đạo sư dùng thần thông khiến Angulimala không tài nào đuổi kịp ngài, dù y đã thi triển hết tài nghệ. Cuối cùng Angulimala đành dừng chân cất tiếng gọi:
- Ðứng lại! Ðứng lại! Bớ sa môn!
Ðấng đạo sư bình thản đáp:
- Này Angulimala! Dù Như Lai đang đi Như Lai đã dừng bước. Còn con, con đã dừng bước hay chưa?
Angulimala ngạc nhiên thầm nghĩ:
- Hàng sa môn đầu trọc này không bao giờ nói láo. Vậy mà ông sư này ổng lại nói là ổng đã dừng chân, còn ta thì đang đi. Thế nghĩa là sao?
Angulimala liền hỏi:
- Này sa môn! Ông đang đi chính tôi mới là người dừng chân. Sao ông lại nói năng tương phản thế, ông muốn nói gì ?
- Ðúng vậy, này thanh niên! Như Lai đã dừng chân và dừng chân mãi mãi. Như Lai đã khước từ, vứt bỏ không còn hành hung hay gây thương tổn cho một sinh vật nào. Còn con, bàn tay đang đẫm máu của đồng loại. Sao con lại đem sự đau khỗ hãi hùng cho người khác để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình? Vì thế mà ta bảo rằng Như Lai đã dừng còn Angulimala thì đang tiếp tục.
Angulimala bối rối. Chàng im lặng, lặng lẽ nhìn đấng đạo sư hồi lâu. Thái độ từ ái cùng dung mạo phi phàm của ngài khiến chàng cảm thấy an tâm và lấy lại được sự bình tĩnh khi xưa: “Trước đây còn thơ ấu, ta có nghe thiên hạ đồn đãi rằng sa môn Cồ Ðàm là một bậc giác ngộ. Ngài có một dung nhan sáng rỡ và một giọng nói rất là từ hòa thân ái, có lẽ đây là ngài chăng?
Angulimala bèn vứt gươm và quỳ gối trước mặt đức Phật, hỏi:
- Bạch sa môn! Ngài có phải là sa môn Cô Ðàm không? Là con của đức vua Tịnh Phạn?
- Ðúng vậy, này Angulimala! Con đã vứt bỏ thanh gươm đẫm máu kia, có nghĩa là con đã vứt bỏ con đường lầm lạc cũ, con có cần Như Lai giúp đỡ điều gì không?
- Bạch sa môn, đã từ lâu, con không hề quỳ lạy một ai, mà ngược lại ai thấy con cũng run rẫy quỳ mọp van xin được tha mạng. Con đường này không ai dám lai vãng một mình, mà thiên hạ thường rủ nhau đi từng đoàn hàng trăm người. Bạch sa môn! Con đã từng nghe rằng có những sinh vật bị khắc phục bằng võ lực, bằng cù móc hay roi vọt. Nhưng con, một con thú hoang đàng cuồng dại, lại được chế ngự bởi một người không gươm dao hay roi vọt.
- Bạch sa môn! Hình bóng từ ái của người đã khiến con muốn trở về với con đường thuần lương sống yêu thương và giúp đỡ đồng loại như những ngày xa xưa, lúc con chưa điên loạn… Nhưng ai, ai có thể cho phép chở che và giúp đỡ một con người như con – người đã giết chết nghìn nhân mạng?
- Này thanh niên, trên thế gian này có hai hạng người được xem là thanh tịnh: hạng thứ nhất là người không hề gây tội lỗi, hạng thứ hai là kẻ gây tội nhưng biết ăn năn và không bao giờ tái phạm. Nếu lòng con tha thiết muốn hoàn lương Như Lai sẽ giúp con toại nguyện.
(hết truyện)
Ở đây chúng ta thấy sự lập lại của 2 truyện tích:

+ Ương Quật giết 999 người lấy ngón tay út làm chuổi đeo cổ.
+ Sa Tăng giết 9 người lấy sọ làm chuổi đeo cổ.

+ Trước khi theo Phật Ương Quật làm kẻ cướp.
+ Trước khi theo Phật Sa Tăng làm yêu quái.

+ Ương Quật đuổi giết Phật, không xong lại được Phật độ.
+ Sa Tăng đánh nhau với thầy trò Đường Tăng không thắng lại được Quan Âm Bồ tát độ.

* Phải chăng đây là bóng dáng chuyện tích Thánh Tăng PG.

3a.jpg
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 23: Tam Tạng chẳng quên đạo Tứ Thánh thử lòng thiền
Chương 24: Vạn Thọ sơn, Trấn Nguơn cầm cố hữu Ngũ Trang am, Hành Giả trộm nhơn sâm


Truyện kể:
khi 4 thầy trò Tam Tạng đi đến xứ phương Tây gọi là Ðông Ấn độ. thì gặp 4 mẹ con nhà góa phụ giàu có. Bị quyến rũ vì sắc dục và giàu có. Bát Giới muốn hoàn tục để tái hôn... cuối cùng bị trói buộc vì gia đình không tự tại...

Sau đó Bát Giới lại van nài xin được tiếp tục đi tu.

Chuyện này tương tự chuyện tích trong PG

Vị Tỳ kheo 7 lần hoàn tục vì tham dục. Như sau:

Thời Đức Phật còn tại thế, có một chàng trai thuộc gia đình khả kính sống ở Xá-vệ vào rừng kiếm con bò bị lạc. Giữa trưa anh tìm thấy và đưa nó về bầy. Nhưng đói khát quá, anh vào tinh xá gặp các Tỳ-kheo cúi chào và đứng cung kính một bên. Thấy anh quá kiệt sức, các Tỳ-kheo chỉ thức ăn thừa trong bình, bảo anh lấy ăn (khi Đức Phật còn hiện đời luôn luôn có cháo được cùng dường dồi dào cùng với nhiều thứ nước sốt và cà ri). Chàng trai ăn uống no nê xong rửa tay, chào các Tỳ-kheo và hỏi:
- Chư Tôn giả! Chắc hôm nay nhà nào mới thỉnh các Ngài?
- Không cư sĩ ạ! Các Tỳ-kheo thường xuyên nhận được thức ăn như thế.

Chàng trai thấy rằng dù làm lụng tích cực vất vả liên tục ngày và đêm cũng không bao giờ được cháo ngon như vậy. Trong khi các Tỳ-kheo, theo lời họ, vẫn được ăn liên miên. Thế tại sao ta cứ sống đời cư sĩ? Ta sẽ xuất gia. Anh đến các Tỳ-kheo xin và được nhận vào Tăng đoàn. Sau khi làm tròn bổn phận chính và phụ chỉ trong vài ngày được chia phần trong số phẩm vật cúng dàng, anh tròn trịa và phương phi hẳn ra, nhưng rồi anh hết thích đời sống khất thực nên hoàn tục. Trở về nhà làm việc chỉ vài ngày thân hình anh lại tiều tụy. Anh lại xuất gia, rồi bất mãn, rồi lại về nhà. Thời gian ở chung, anh hay giúp đỡ các Tỳ-kheo nên về nhà rồi xin tu trở lại, họ nghĩ tình chấp nhận. Cứ như thế anh ra vào đến sáu lần liên tiếp. Các Tỳ-kheo đặt tên anh là Cittahattha, tức “người bị tâm sai sử”.
Ra vào lui tới như thế, vợ anh mang thai. Lần thứ bảy anh từ rừng trở về mang theo nông cụ. Cất nông cụ xong anh bước vào phòng, lòng phân vân ray rứt muốn khoác y trở lại. Bấy giờ vợ anh đang ngủ, quần áo trong tuột ra, nước miếng nhễ nhại, miệng mở toang hoác, ngáy vang trời, trông chẳng khác nào một tử thi trương phình lên. Anh thấy rõ trong thế gian này tất cả đều vô thường và khổ não. Liền đó anh nhận ra suốt thời gian đi tu chỉ vì nghĩ đến cô ta mà anh thối tâm nản chí. Tay nắm viền chiếc y vàng vừa anh quấn vào bụng vừa chạy ra khỏi nhà.
Mẹ vợ anh chợt thấy anh phóng vụt qua, kêu lên thất thanh, nhưng anh chẳng thèm nghe, một mực chạy thẳng. Bà chỉ còn biết lầm bầm:
- Cái gã phản bội này, vừa mới từ rừng về, lại bỏ nhà, mình quấn y mà chạy vào tinh xá. Thế là sao?
Bước vào nhà thấy con gái nằm ngủ, bà hiểu ngay lý do. Bà lay con gái dậy mắng:
- Dậy đi, đồ phù thủy! Chồng mày thấy mày nằm ngủ, nó gớm ghiếc quá nên bỏ đi rồi. Mày không còn chồng nữa kể tù đây!
Cô gái dụi mắt, giọng lè nhè:
- Ði đi, mẹ! Anh ta đi hay ở có gì quan trọng đâu! Vài bữa nữa anh ta lại về.

Trên đường, Cittahattha ôn đi ôn lại câu "Các pháp trong thế gian đều vô thường, trói buộc trong đau khổ", và anh chứng quả Dự lưu. Ðến gặp các Tỳ-kheo anh cúi chào và xin vào Tăng đoàn. Lần này anh bị từ chối quyết liệt:
- Không! Chúng tôi không thể nhận anh. Tại sao anh đi tu nữa? Ðầu anh cứng như cục đá mài.
Anh khẩn khoản:
- Chư Tôn giả! Hãy nhận con vào Tăng đoàn một lần nữa thôi!
Và chỉ sau vài ngày ông chứng quả A-la-hán cùng các thần thông. Các Tỳ-kheo không hiểu tại sao lần này ông ở lâu, được các ông giải thích là trước đây ông còn quyến luyến thế gian nên rời bỏ Tăng đoàn, nay đã cắt hết mọi trói buộc nên không bỏ đi nữa.
Các Tỳ-kheo không tin, thưa lại với Thế Tôn câu chuyện. Đức Phật bảo:
- Ðúng vậy, các Tỳ-kheo! Ðệ tử của Ta khi tâm không kiên định, khi không biết pháp lành thì đi tu cứ hay về nhà. Nhưng bây giờ ông ta đã buông bỏ cả thiện và ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:

(38) Ai tâm không an trú,
Không biết chân diệu pháp,
Tịnh tín bị rúng động,
Trí tuệ không viên thành.
(39) Tâm không đầy tràn dục
Tâm không (bận) công phá,
Ðoạn tuyệt mọi thiện ác,
Kẻ tỉnh không sợ hãi.

Một hôm các Tỳ-kheo lại bàn tán về Tỳ-kheo đi tu bảy lần và hoàn tục bảy lần, cũng vì tham dục xấu xa tại hại ghê gớm. Đức Phật vào Pháp đường ngồi xuống Phật tòa, nghe thế liền dạy:
- Quả vậy các Tỳ-kheo! Tham dục xấu xa rất là tai hại. Giả sử mấy thứ tham dục ấy có hình dạng cụ thể để ta đem bỏ đâu, thì một thế giới cũng còn quá nhỏ, cõi trời Ðại Phạm cũng còn quá thấp, không chứa nổi chúng. Ta không thể đắt chúng vào đâu cả. Ngay một người trí tuệ và dòng dõi cao quý như Ta cũng bị chúng áp đảo nữa. Thử hỏi ai có thể tả được ảnh hưởng của nó? Trong một tiền kiếp, chỉ vì một xị đậu giống và cái cuốc cùn mà Ta đã đi tu và ra đời sáu lần liên tiếp.
Các Tỳ-kheo hỏi:
- Chuyện đó xảy ra hồi nào, Bạch Thế Tôn?
- Các ông muốn nghe sao? Ðó là:

“Ngày xưa, thời Phạm-ma-đạt cai trị Ba-la-nại, có một người thiện trí tên Kuddàla, có nghĩa là "vị Thánh Cuốc". Ông là một tu sĩ ngoại đạo đã sống tám tháng trong Hy-mã-lạp-sơn. Một đêm vào mùa mưa, thấy mặt đất ẩm ướt ông nhớ đến ở nhà còn một chai đậu giống. Sợ giống hư, ông trở lại thế gian lấy cuốc dọn một miếng đất nhỏ, tỉa đậu và rào chung quanh. Ðậu già, ông hái xuống, để một số trong chai làm trái giống, phần còn lại thì ăn. Nhưng chẳng bao lâu ông lại chán cuộc sống thế gian, vào núi tu suốt tám tháng. Cứ như thế, chỉ vì chai đậu giống và cái cuốc cùn, ông đi tu đến bảy lần.
Lần thứ bảy, ông chợt nghiệm ra rằng chỉ vì cây cuốc cùn này mà phải đi tu rồi lại hoàn tục mãi nên quyết định ném bỏ nó, luôn cả chai đậu giống. Ông đến bờ sông Hằng buộc cái chai đậu giống trong một miếng vải buộc vào cán cuốc, tay nắm chạt đầu cuốc, nhắm mắt lại, quay cuốc ba vòng trên đầu rồi ném xuống sông. Ông cố tình làn như thế để đừng thấy chỗ cuốc rơi, sợ sau này động tâm lại xuống sông vớt lên. Và ông la lớn ba lần lớn:
- Ta đã chiến thắng! Ta đã chiến thắng!
Lúc bấy giờ vua Ba-la-nại vừa trở về sau cuộc dẹp loạn ở biên giới, cắm trại bên bờ sông Hằng và xuống sông tắm. Chợt nghe tiếng Kuddàla vang lên liền hỏi:
- Chỉ có ta vừa mới hạ được kẻ thù mới gọi là chiến thắng, còn ngươi cũng xưng chiến thắng, nghĩa là sao?
Kuddàla đáp:
- Ngài đã chiến thắng bọn giặc cướp ở bên ngoài. Chiến thắng của Ngài có thể sẽ bị thua trở lại. Còn tôi đã chiến thắng một kẻ thù ở bên trong, kẻ cướp tên là Tham Dục. Hắn sẽ không bao giờ thắng tôi được nữa. Chiến thắng được hắn mới thực sự là chiến thắng.

Cùng lúc ấy, do nhìn sông Hằng và quán tưởng về yếu tố nước, ông đạt thần thông. Ông bay lên trời, ngồi kiết già trong hư không. Nhà vua sau khi nghe bài thuyết của Bồ-tát Kuddàla liền đảnh lễ Ngài, xin được nhận làm tu sĩ. Vua cùng toàn quân đông dài khoảng một dặm đường đều đi tu. Vua nước láng giềng nghe tin muốn đánh chiếm vương quốc Ba-la-nại, nhưng khi thấy thành quách thịnh vượng đó trống không, mới hiểu rằng một vị vua từ bỏ một kinh thành tráng lệ như thế để đi tu chắc chắn là không phải muốn bị trói buộc. Vua bèn đỉnh lễ Bồ-tát xin được đi tu với đoàn tùy tùng của mình. Cứ như thế bảy vị vua lần lượt đi tu. Cùng với hội chúng đông đảo đó, Bồ-tát Kuddàla sống đời Phạm hạnh và sinh lên cõi trời Ðại phạm”.
Thế Tôn kết luận:
- Các Tỳ-kheo! Lúc đó Ta là Kuddàla. Hãy học từ chuyện này để biết tham dục nguy hiểm trầm trọng đến mức nào.
(Trích ấn phẩm: “Tích truyện Pháp cú”
Nguyên tác: "Buddhist Legends"
Eugène Watson Burlingame
Việt dịch: Thiền viện Viên Chiếu)

(hết trích)

Ôi ! Ái Dục là vị ngọt, lại là chỗ nguy hiểm... Biết thế nhưng rất khó thoát sự cám dổ của Ái Dục. Người tu đôi khi phải nhiều lần cố gắng mới có thể thoát được.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Chương 24: Vạn Thọ sơn, Trấn Nguơn cầm cố hữu Ngũ Trang am, Hành Giả trộm nhơn sâm
Chương 25: Trấn Nguơn tiên bắt thầy Tam Tạng Tôn Hành Giả phá viện Ngũ trang

Truyện kể:
4 thầy trò đi thỉnh kinh, đến núi Vạn thọ, ghé vào tá túc ở quán Ngũ trang là một "Đạo Quán" của người tu Tiên. Tên là Trấn Nguyên Đại Tiên.

Nơi đây có cây Nhân Sâm đặc biệt.- truyện tả: "Một thân cây cổ thụ cực to, cành xanh thơm ngát, lá biếc um tùm, lá trông từa tựa lá chuối, dựng đứng cao hơn nghìn thước, gốc to đến bảy tám ôm. Hành giả tựa vào gốc cây nhìn lên, thấy cành phía nam lấp ló một quả sâm rất giống đứa trẻ, cuống quả dính vào ngọn cây, chân tay đung đưa, đầu mặt gật gù, gió thổi qua kẽ lá như tiếng trẻ kêu." ...

Cũng nơi đây Ngộ Không, Bát Giới và Sa Tăng lén ăn trộm quả Nhân Sâm, nên sanh ra lớn chuyện.

Ở đây chúng ta tìm hiểu xem: 1. Thế nào là Tiên ? 2. Trấn Nguyên Đại Tiên là ai ? 3. Tại sao là Quả Sâm mà không là Củ Nhân Sâm như thông thường ? 4. Thế nào là 3 người học trò ăn trộm Nhân Sâm ?

* Câu 1 Thế nào là Tiên ?

+ Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm. Đức Phật dạy có 10 loại Tiên:

Người đi vào rừng núi thâm u hẻo lánh, chỗ không có người tới lui, tu theo vọng niệm riêng, tư tưởng chuyên chú, kiên cố hình hài, cốt để thành tiên, gồm mười hạng như sau:
1. Hạng người chuyên tìm các thứ bổ dưỡng để ăn, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi đạo ăn thành tựu, gọi là Địa-hành tiên;
2. Hạng người chuyên ăn các thứ cỏ cây, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi đạo thuốc thành tựu, gọi là Phi-hành tiên;
3. Hạng người chuyên luyện vàng, đá, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi đạo hóa chất thành tựu, gọi là Du-hành tiên;
4. Hạng người chuyên vận khí dưỡng tinh, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi đạo khí tinh thành tựu, gọi là Không-hành tiên;
5. Hạng người chuyên nhai nuốt nước miếng, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi nhuận đức thành tựu, gọi là Thiên-hành tiên;
6. Hạng người chuyên hút tinh hoa nhật nguyệt, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi hút khí tinh túy thành tựu, gọi là Thông-hành tiên;
7. Hạng người chuyên luyện bùa chú, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi thuật pháp thành tựu, gọi là Đạo-hành tiên;
8. Hạng người chuyên luyện về trầm tư tĩnh niệm, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi công phu tư niệm thành tựu, gọi là Chiếu-hành tiên;
9. Hạng người chuyên luyện về thủy hỏa giao cấu, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi đạo cảm ứng thành tựu, gọi là Tinh-hành tiên;
10. Hạng người chuyên luyện về biến hóa, bền bỉ luyện như thế mãi, cho đến khi tâm tĩnh giác thành tựu, gọi là Tuyệt-hành tiên.

Xét 10 loại Tiên nêu trên, Thì Trấn Nguyên Đại Tiên củng cố ăn nhân sâm quả mà thành Tiên, nên thuộc loại Địa-hành tiên cộng Phi-hành tiên.

* Câu 2. Trấn Nguyên Đại Tiên là ai ?
+ Trong phép tu của Đạo Tiên, có Phép gọi là "Cố Nguyên", nghĩa là củng cố giữ lại Tam Nguyên. Đó là:

1. Nguyên Tinh: Là giữ Tinh khí (của đàn ông - hoặc kinh nguyệt của đàn bà) không cho tiết lậu, mất mát, nghĩa là không hành dâm, hoặc thủ dâm, thuật ngữ gọi là Nam trừ bạch hổ - nữ trảm thanh long.- Và dùng công phu vận hành đưa nguyên tinh và huyệt Đan Điền (thuật ngữ gọi là lò Bát Quái) dùng công phu tu luyện vận hành để "Nguyên Tinh" vầo "Nguyện Vị" (tức đan điền để kết thành Thánh Thai).- Như vậy gọi là Trấn Nguyên Tiên.

2. Nguyên Khí: Con người có Ngũ Tạng sanh ra ngũ khí là: Tâm khí (nhớ thương ai thì thắt tim là Tâm khí động), can (nóng giận thì đỏ mặt là Can khí động), tỳ (thèm món ăn thì chảy nước miếng là Tỳ khí động), phế (hồi hộp hoặc động tình thì hơi thở gấp rút không đều, là Phế khí động), Thận (khi quan hệ nam nữ thì tinh dịch tràn trề là Thận khí động). Giữ cho Ngũ khí không động gọi là Trấn Nguyên Tiên.
Như đoạn kinh tu Tiên (Tánh Mạng Khuê Chỉ) nói:
+ Đầu tiên tu Luyện Khí:

Ngoại Cảnh (chương 1):
«Hô hấp hư vô nhập đan điền, 呼 吸 虛 無 入 丹 田
Ngọc trì thanh thủy quán linh căn, 玉 池 清 水 灌 靈 根
Tổng chân đồng tử thực Thai tân, 總 真 童 子 食 胎 津
Thẩm năng tu chi, khả trường tồn.» 審 能 修 之 可 長 存
(Tánh mạng khuê chỉ)

Dùng phép hô hấp để dẫn Ngũ khi Triều Nguyên. (Ngũ khí là: Tâm, can, tỳ, phế, thận khí), như bài thơ:

Ngồi xem phế khí nhập đơn điền,
Can khí khinh phiêu, thông tâm đan,
Ngũ khí kết thành ngũ sắc vân...

T09.jpg



Khi thành tựu là kết Thánh thai. tức là đã Cố được Tinh. Vận chuyển hô hấp đưa lên Nê Hoàn cung, tức là huyệt Bách Hội theo 2 mạch Nhâm Đốc, gọi là tiểu chu thiên.- Cuối cùng được Độ kiếp thành Tiên.
(còn tiếp)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên