Tổng Quan Tìm Hiểu Mật Tông

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Mật tông là một tông phái trong nhiều tông phái của Phật giáo.
Trong từ kép "Mật tông" , chữ "mật' có nghĩa là bí mật , ý chỉ tông phái tu theo giáo pháp bí mật hay Mật giáo chỉ được truyền riêng cho người tu bởi chính vị Thầy của người đó . Điều này khác với Hiển giáo , ai muốn tu thì đều có thể tự nghiên tầm kinh điển giáo lý mở , và tự tu .Nói như vậy không có nghĩa Mật tông hoàn toàn biệt lập với Thiền tông , Tịnh Độ tông của Hiển giáo . Trái lại ba tông phái Thiền , Tịnh, Mật mỗi tông phái đều có giao thoa với hai tông phái kia . Trong Mật tông có phép tu Thiền , Tịnh độ .Trong Tịnh độ tông cũng có khi hành giả trì chú của Mật tông và có phép tu Thiền của Nhất Tâm Bất loạn ...
Mật tông được hình thành tại Ấn Độ vào khoảng cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch , tức khoảng gần 1000 năm sau khi Phật nhập diệt. Mật tông bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa.
Vì là pháp môn mật truyền do sư phụ truyền cho đệ tử nên Mật tông vốn không được truyền bá rộng rãi . Nhưng ngày nay quốc gia theo Mật tông Phật giáo thịnh hành nhất là xứ Tây Tạng đã có những Đạo sư danh tiếng có ảnh hưởng và uy tín đối với những nước tiền tiến Âu Mỹ, và có những Đạo sư sang truyền pháp tại Việt Nam
Phép tu Mật tông có những điểm quan trọng là : Trì niệm chân ngôn , kết ấn bằng hai bàn tay, sử dụng mạn đà la để quán tưởng , lễ quán đỉnh , thiền định ...
1-CHÂN NGÔN :Chân ngôn là lời nói chân thật, hay lời nói diễn tả chân lý về nhân sinh . Chân lý phát xuất từ cảnh giới sở chứng về Pháp thân Phật , biểu hiện khía cạnh của Phật tính chân như và có sức mạnh năng lực nhiệm mầu . Chân ngôn là câu nói bí mật ( mật ngôn, mật ngữ ) của chư Phật phát ra trong lúc thiền định có chứa sức mạnh vũ trụ .
Chân ngôn nói thẳng ra là các câu thần chú như : chú Lục Tự Đại Minh, chú Chuẩn Đề , chú Lăng Nghiêm ...
Chân ngôn còn gọi là Mạn Trà ( phiên âm tiếng Phạn mantra) hay Đà La Ni ( dalani )
Dalani thường được hiểu là những câu chú dài
Trong Hiển giáo có dạy trong Phật pháp có 84.000 pháp môn tu , mỗi pháp môn có một câu đà la ni tương ứng , tức là có 84.000 câu Đà la ni .Đà la ni còn có nghĩa là : dung chứa, duy trì, bảo tồn . Đà la ni có bốn hình thức :
1/ Pháp Đà la ni : duy trì Phật pháp
2/Nghĩa đà la ni : dung chứa ý nghĩa Phật pháp
3/Chú đà la ni : bảo tồn chân ngôn
4/ Nhẫn đà la ni :duy trì an trú trong thực tướng , không tán loạn tâm
2-ẤN PHÁP :có hai loại Thủ Ấn ( tay không ) và Khế ấn ( tay cầm pháp khí )
Mỗi một câu chân ngôn có một Thủ ấn pháp tương ứng .Đó là hình thức kết hợp 10 ngón tay của hai bàn tay , hành giả kết ấn trong lúc trì niệm chân ngôn . Thủ ấn là biểu trưng cho sự được gia trì thần lực của Phật.
Vì vậy Mật tông còn gọi là Chân ngôn tông .

3-MẠN ĐÀ LA

2Q==
mandala.jpg
Thai Tạng Giới mandala​

Phiên âm của tiếng Phạn mandala . Nghĩa của "mandala" là "tinh túy , chứa đựng", còn có nghĩa rộng là một điểm lớn được tách ra và trang trí .
Mạn đà la trong Mật giáo là hình vẽ trong một vòng tròn để biểu thị vũ trụ mà trong đó có chư Phật , Bồ Tát ngự trì , chữ Hán dịch "mạn đà la" là "luân viên cụ túc "là vòng tròn đầy đủ , ý nói vũ trụ hoàn hảo .Mạn đà la còn có nghĩa là "đàn tràng" nơi hành giả cúng kiến, hành lễ . Mạn đà la còn là tên gọi loại hoa sen trắng thường được tung rải trong không trung để cúng dường Phật . Mạn đà la đồ hình vũ trụ có hai loại :
_ Thai tạng giới mạn đà la :( Gabhadhatu mandala ) Mạn đà la biểu thị vũ trụ mặt Lý , như tính cách nằm trong thai mẹ. Để biểu thị tâm đại bi của chư Phật ( ôm ấp vũ trụ trong thai).Loại Mạn đà la này có dạng cơ bản là đóa sen tám cánh hay hơn .Nhụy sen là đức Đại Nhật Như Lai. Mỗi cánh sen biểu trưng một vị Phật hay Bồ tát .Chung quanh có các vị thần ngồi trên tòa sen.

_Kim cương giới mạn đà la (Vajra mandala): Ở giữa của hình tròn là biểu tượng của đức Đại Nhật Như Lai , pháp thân của Đức Thích Ca Mâu Ni .
Ý nghĩa là nói lên Pháp thân Phật như mặt trời (Đại Nhật là mặt trời lớn )tỏa ánh sáng khắp vũ trụ , nhưng mặt trời này ánh sáng có thể xuyên qua vật thể và đi khắp nơi không giới hạn , còn mặt trời tinh cầu lửa thì ánh sáng không xuyên qua vật thể và ánh sáng đi còn giới hạn tầm xa .
Xung quanh đức Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na Phật ) là bốn vị Phật:A Súc Phật ở phương đông , Bảo Sinh Phật ở phương nam, A Di Đà Phật ở phương tây, Bất Không Thành Tựu Phật ở phương Bắc.
Năm vị Phật là năm trí : Pháp Giới Thể Tánh Trí , Đại Viên Mãn Trí ,Bình Đẳng Tánh Trí,Diệu Quán Sát Trí , Thành Sở Tác Trí .
.Kim cương giới mandala biểu thị mặt TRÍ của vũ trụ .
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Wt002-mandala.jpg

Kim Cương Giới mạn đà la


4-LỄ QUÁN ĐỈNH
Trong Mật tông , quán đỉnh là một nghi lễ có nghĩa là qua đó vị Đạo sư cho phép đệ tử tu tập Tantra (Mật tông ) và hứa truyền pháp cho đệ tử . Ở nghi lễ này , đạo sư rưới nước lên đầu đệ tử và đọc , giảng Nghi Quỹ cho đệ tử . Có bốn cấp quán đỉnh :
_ quán đỉnh Bình
_ quán đỉnh Bí mật
_quán đỉnh trí huệ
_ quán đỉnh thứ tư

5- THIỀN
Pháp Thiền của Mật tông là dựa trên Đại Thủ Ấn, một bài văn của ĐẠo Sư Karma -pa Rantchung Dorje , đại học giả và đại thành tựu giả vĩ đại của Tây Tạng.
ĐẠi thủ Ấn là tâm ấn cho sự chứng ngộ tính không để giải thoát luân hồi . Phép tu Đại Thủ Ấn bắt đầu bằng tu Samatha lấy đó làm bước ngoặc để biến chuyển mọi kinh nghiệm thành sự trực ngộ tính không
Bài Nguyện ĐẠI THỦ ẤN
1-Thượng sư bổn tôn đàn thành chư thánh chúng
Thập phương tam thế chư Phật và Phật tử
Bí niệm đến đệ tử và lời đệ tử phát nguyện
Giúp được như thành tựu lời cầu xin
Các điều đệ tử và vô lượng chúng sinh tạo tác
Lìa tam luân cầu thân tâm thanh tịnh nghiệp
Như nước núi tuyết khe trong kia tuôn chảy
Nguyện đều thâm nhập vào biển Phật Tứ Thân

2- Ngay lúc chưa đạt được quả vị như thế
Trong tất cả các đời đời kiếp kiếp kia
Không nghe danh hiệu của tội nghiệp khổ não
Nguyện thường được thụ dụng biển pháp thường lạc
Đủ tín , trí , huệ và tinh tiến , nhàn hạ
Gặp thiện tri thức được khẩu truyền tâm yếu
Như pháp tu trì không gián đoạn chướng ngại
Nguyện trọn đời đời kiếp kiếp được pháp lạc

3-Nghe thánh lý lượng giải thoát vô tri chướng
Tư duy lời dạy mãi diệt các nghi ám
Tu được quang minh như lượng chứng thực tướng
Nguyện tăng trưởng ba loại trí huệ hiển hiện

 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
4-Lìa chấp đoạn thường mượn hai đế làm căn
Lìa chấp tăng giảm vốn liếng đạo thù thắng
Lìa thắng quả hai lợi luân hồi niết bàn
Nguyện thường gặp pháp không lầm về điều ấy
5- Nơi thể tính tịnh thể minh không song vận
Kim cương du già đại thủ ấn năng tịnh
Tịch tịnh các nhiễm cấu mê loạn vô căn
Nguyện chứng được quả pháp thân ly cấu tịnh
6- Nơi thể lìa các tăng ích là định kiến
Thủ hộ các thể ấy không tán là tu yếu
Trong các pháp tu đây là lối thắng tu
Nguyện thường đầy đủ kiến hành tu tam yếu
7-Tất cả các pháp là do tâm biến hiện
Tâm vốn vô tâm thể tính tâm là không
Không mà không diệt không gì chẳng hiển hiện
Nguyện khéo quan sát nơi thể đắc định kiến.
8-Từ gốc chưa có tự hiện mê làm cảnh
Vì vô minh nên chấp tự minh làm ngã
Vì hai chấp tự trôi lăn các cõi hữu
Nguyện dứt các căn nguồn của vô minh mê loạn
9-Tất cả là hữu chư Phật còn không thấy
Tất cả phi vô các căn nhân luân niết
Không nghịch không thuận song luân trung quán đạo
Nguyện chứng được pháp tính tâm thể lìa biên
10-Nói là như vậy ai cũng khó miêu họa
Nói không như vậy ai cũng khó đuổi trừ
Vô vi pháp tính lìa ý thức hành cảnh
Nguyện thấu cứu cánh chính nghĩa được quyết định
11-Vì không rõ vậy biển luân hồi lưu chuyển
Nếu chứng tính này lìa nó nào có Phật
Tất cả là nó lìa nó đều không hữu
Nguyện chứng pháp tính chủng yếu nghĩa
12-Hiển hiện là tâm không ấy cũng là tâm
Rõ tỏ tâm này mê loạn cũng là tâm
Sinh ấy là tâm diệt ấy cũng là tâm
Nguyện rõ tất cả tăng tổn đều do tâm
13-Không nhiễm cấu bệnh tác ý tu quán kia
Cũng lìa gió thế gian tán loạn trói buộc
Không chỉnh bản thể an trụ nơi tự nhiên
Nguyện được thiện xảo hộ trì tu tâm nghĩa
14-Các sóng vọng niệm thô tế tự tịch tĩnh
Không thác lũ loạn tâm tất tự nhiên trụ
Cũng lìa luôn cáu bẩn hôn trầm trạo cử
Nguyện được biển thiền định kiên cố bất động
15-Lần lần khi quán cái tâm không thể quán
Thấy suốt rõ ràng cái nghĩa không thể thấy
Mãi lìa các niệm nghi rằng đúng rằng sai
Nguyện tự chứng tri tự diện mục không lầm
16-Quán sát nơi cảnh thấy tâm không thấy cảnh
Quán sát nơi tâm tâm vô thể tính không
Quán sát năng sở hai chấp tự giải thoát
Nguyện chứng thực tướng của tâm thể quang minh
17-Sự lìa ý này tức là Đại Thủ Ấn
Việc ly biên này tức là Đại Trung Đạo
Thu nhiếp nhất thiết này cũng gọi Đại viên mãn
Nguyện được lòng tin rõ một rõ tất cả
18-Không tham lớn nên Đại Lạc thường không đoạn
Không chấp tướng nên sáng tỏ lìa che chướng
Siêu việt ý thức tự tại vô phân biệt
Nguyện tu trì chăm chắm không hề gián đoạn
19-Tự giải thoát khỏi tham trước thiện diệu thụ,
Ác niệm mê loạn tự tính tự nhiên tịnh
Bình thường tâm vốn chẳng giữ , bỏ, được , mất
Nguyện chứng nghĩa đế pháp tính lìa hí luận
20-Tự tính chúng sinh tuy thường là Phật tính
Vì không rõ, nẻo luân hồi lạc vô hạn
Ở nơi chúng hữu tình vô cùng thống khổ
Nguyện thường sinh khởi tâm đại bi khó nén
Khi tâm bi mẫn khó nén kia chưa diệt
Không nghĩa của thể tính cũng hiển hiện rõ
Đạo song vận tối thắng lìa lỗi lầm này
Nguyện được ngày đêm thường tu quán chẳng lìa
21-Nhờ tu mà sinh các thần thông như nhãn...
Thành thục hữu tình thanh tịnh các cõi Phật
Viên mãn các đại nguyện thắng pháp của Phật
Rốt cuộc viên thành nguyện thanh tịnh thành Phật
Mười phương chư Phật , Phật tử lực đại bi
Tất cả lực của các thanh tịnh thiện nghiệp
Nguyện nơi lực ấy thanh tịnh mình và người
Nguyện được như pháp tự nhiên mà được thành tựu ./.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Quá Trình Truyền Thừa Mật Tông
Mật Tông bát nguồn từ Ấn Độ du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7, trở nên thịnh hành tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hiện của ba vị cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp : Ngài Thiện Vô Úy, Ngài Kim Cương Trí, Ngài Bất Không Kim Cương .
Mật tông Trung quốc kết hợp giáo nghĩa đều của cả hai Giới là Thai Tạng Giới và Kim Cương Giới. Sự truyền thừa pháp tu Mật tông tại Trung Quốc lấy trung tâm Phật học Nalanda làm căn cứ điểm.Nhưng ở Trung Hoa , Mật tông thường bị hiểu lầm. Nói đến Mật tông , nhiều người lập tức có cái ấn tượng rằng nó là thần bí , lạ lùng, chấp trước sự tướng ...Bởi vì có một số người Trung Hoa không nhận thức thấu triệt được đạo lý của Mật tông nên có sự hiểu lầm và thành kiến.Vào cuối thế kỷ thứ 8 Mật tông mới được truyền vào Tây Tạng bởi đạo sư Liên Hoa Sinh . Tại Tây Tạng Mật tông thiên về giáo nghĩa của Kim Cang Giới nên Mật Tông Tây Tạng được gọi bằng một cái tên mới là Kim Cang Thừa .Ở Tây Tạng , Mật tông chủ trương giác ngộ thông qua Thiền định và thực hành hành trì Chân Ngôn .
Sự truyền thừa Mật giáo tại Tây Tạng bắt nguồn và lấy cứ điểm tại trung tâm Phật Học Vikramasila.
Mật tông được truyền vào Nhật Bản đầu thế kỷ thứ 9 bởi thiền sư Không Hải , sư đã từng sang Trung Quốc theo học Đại Sư Huệ Quả . Sau khi về nước Sư Không Hải lập ra phái Chân Ngôn Tông rất hưng thịnh ,đặt nền móng cho Mật giáo tại Nhật Bản.,
Tại Việt Nam , nói đến Mật tông chúng ta có các Đạo sư nổi tiếng : Hòa Thượng Thích Viên Đức , HT Thích Thiền Tâm , Thầy Tịnh Danh ...
Về Sự Chứng Ngộ trong Mật Giáo , là Tam Mật Tương Ưng tức thân thành Phật
Tam Mật là : Thân Mật ,Khẩu Mật,Ý Mật
Thân : tay kết ấn
Khẩu :miệng tụng Chân ngôn
Ý : Quán tưởng chư Phật , Bồ Tát trong mandala
Hành giả thực hành Tam Mật Vi Dụng được tương ưng với Tam Mật của bậc giải thoát.
Bổn Tôn của Mật Tông là Đức Phật Tỳ Lô Giá Na hay còn gọi là Đức Đại Nhật Như Lai
Kinh điển chủ yếu của Mật tông :Đại Nhật Kinh ( Đại Tì Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh ), Kim Cương Đỉnh Kinh.
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Ngoài những điểm quan trọng nêu trên , nói đến Mật tông , chúng ta không quên rằng , Mật tông xuất phát từ Ấn Độ , và Ấn Độ cũng là nơi xuất phát của pháp môn Yoga. Và do đó có một sự thật khá dễ hiểu là :pháp môn Mật Giáo có liên hệ với pháp môn Yoga (Du Già )

Mật Giáo nếu trải qua tất cả các giai đoạn , các pháp môn , từ sơ phát tâm đến thành tựu thì có bốn Bộ , hay bốn Đát-đặc-la.: Tác Bộ, Hành Bộ, Yoga Bộ, Tối Thượng Yoga Bộ.

1- Tác Bộ : Tác có nghĩa là ,bắt đầu hành sự pháp môn, lập đàn tràng cúng lễ, hành trì chân ngôn, kết ấn, nhưng chưa quán tưởng , thiền định.
2-Hành Bộ :Đã đi vào thực hành tu tập thường , nhưng còn chưa được nhiều đạo lý của Mật Giáo .
3-Yoga Bộ :có thêm thực hành thiền định theo phép tu luyện TÂM của pháp môn Yoga ( RAJA yoga ,hoặc cả hai HATHA yoga - luyện hơi thở , THÂN , hay Tư Thế thiền định- /và RAJA yoga-luyện TÂM thiền định)
4-Vô Thượng Yoga Bộ : Phương pháp tu thành tựu tột cùng ,thành Phật ngay kiếp này với thân này .Đây là pháp môn LAYA yoga luyện tập thân thể liên hệ tới các luân xa trong thân . LAYA Yoga dạy rằng , ở tận cùng của cột xương sống có luân xa Kundalani . Nếu luyện tập thân thể với các tư thế thích hợp , sẽ đưa năng lực của Kundalani nằm cuộn tròn như một con rắn tại điểm ấy , được đánh thức dậy và di chuyển lên đỉnh đầu là luân xa thứ bảy . Được như vậy là giải phóng và phát triển năng lực tâm linh , được cảnh giới nội chứng theo nội tâm .Vô Thượng Yoga là pháp môn kết hợp với nữ tính là trí huệ , nam tính là phương tiện . Đây là pháp tu dành cho hàng Thượng Căn .
Phật Giáo dùng pháp môn Yoga , nhưng đây là phương tiện để đạt tới Vô ngã .Phật giáo không theo mục đích của Yoga chính thống . Yoga là phương tiện có thể dùng để đạt mục đích giải thoát luân hồi.

Kính
7655307_orig[1].jpg

mandala-2[1].jpg
 

Phithuydu

Registered
Phật tử
Tham gia
8 Thg 8 2008
Bài viết
754
Điểm tương tác
179
Điểm
43
Địa chỉ
Việt Nam
Vâng , Yoga không nên được hiểu chỉ là pháp Dưỡng Sinh tập luyện thân thể cho hết bệnh tật ,có thêm sức khỏe và kéo dài tuổi thọ .
Yoga có nhiều bộ , với tổng thể các bộ Yoga, cần được hiểu đúng đắn về pháp môn tu này .
Du Già Kinh Ban Đa Xà Lê định nghĩa Yoga : "Yoga là sự chế ngự những hoạt động của tâm thức"
Năm hoạt động của tâm thức :Chân lượng (sự hiểu biết chân chính ) , Đảo kiến ( sự hiểu biết điên đảo ), Vọng tưởng ( tưởng thêm ),Miên ( ngủ ),Niệm ( sự nghĩ nhớ ).
Năm hoạt động này nói chung thuộc về, hay có liên quan đến những phiền não :1-Vô minh, 2-Vị kỷ, 3-Tham ái , 4-Sân , 5-Hữu ái .

Áo Nghĩa Thư nói về Yoga với sáu pháp :
1-Điều tức: điều tiết hơi thở và tập trung tâm thức
2-Chế cảm: làm chủ kiểm soát giác quan
3-Tĩnh Lự:thực hành thiền
4-Chấp Trì :quán xét , chánh niệm
5-Tầm tư: tâm tư duy tìm hiểu
6-Tam Ma Địa : tâm đạt định

Chí Tôn Ca định nghĩa yoga :"Yoga là tâm an xả bất động "

Kính

( Sưu Tầm và tổng hợp )
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên