Tổng quan về Chơn Lý và Pháp trì bình khất thực

Bạch Vân Nhi

Trưởng Ban Đại Biểu Thường Trực nhiệm kỳ III (thán
Phật tử
Tham gia
27 Tháng 5 2009
Bài viết
2,518
Điểm tương tác
888
Điểm
113
Địa chỉ
CANADA
Tổng quan về Chơn Lý và
Pháp trì bình khất thực


<small></small> (TXNM): Đức tổ sư Minh Đăng Quang, vị sáng lập Hệ phái Khất Sĩ Việt Nam, xuất hiện tại thế gian vào đầu thế kỷ 20. Ngài xuất gia tu tập và đắc được lý đạo nhiệm mầu, lập ra “Đạo Phật Khất Sĩ việt Nam” để “Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp.”
>>> Vài nét về sớt bát gieo duyên theo Hệ phái Phật giáo Khất Sĩ
>>> Tiếp tục tìm hiểu về hạnh sớt bát theo truyền thống Khất Sĩ
Y – Bát Khất Sĩ – Ảnh G.M.L
Giáo pháp của Ngài gói gọn trong 69 quyển được kết tập lại trong bộ Chơn Lý, truyền thừa lại cho hàng hậu học, lấy đó làm kim chỉ nam để tu hành. Nếu ai trong chúng ta thực hành làm theo được như Ngài, sẽ được đắc quả, đắc pháp trong hiện tại mà không chờ đến kiếp vị lai.
Bộ Chơn Lý gồm 69 quyển bao trùm cả thiên nhiên vạn vật, chỉ có bậc thượng căn mới lãnh ngộ được. Văn cứu trong Chơn Lý đơn giản mộc mạc, súc tích; đặc biệt là không dùng âm ngữ của Pali, Hán ngữ mà dùng toàn Tiếng việt, để cho tất cả chúng ta dễ hiểu, dễ nhớ, cân nhắc suy gẫm nương theo đó là tu hành, nhưng vì chúng ta căn cơ cạn cợt không tiếp nhận, không thực hành nỗi phương pháp viễn ly của Ngài mà thôi. Nếu ai thực hành đúng pháp của Ngài thì sự tu chứng đến với chúng ta không xa.
Mỗi cuốn trong bộ Chơn Lý đều có ý nghĩa riêng, nhưng sau kết làm thành một bộ xuyên suốt thừ thấp đến cao từ phàm đến thánh, là kho báu trí tuệ vô cùng tận, có đủ sự, lý, tâm, pháp, nội, ngoại, trần cảnh, duyên sinh, chân đế, tục đế, thật vi diệu khó nghĩ bàn, một giáo lý chân không rốt ráo hoàn toàn, là ánh đuốc cho người đi đêm, là vầng thái dương tỏa ngời ánh sáng hương vị giải thoát. Rất tiếc hàng hậu học chúng ta chưa đạt được, chưa thừa hưởng hết sự mầu nhiệm rốt ráo cứu cách này.

1- Thật là “lý đốn ngộ, sự tiệm tu”.

Cũng như Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đức Tổ sư cới tâm đại đồng thương yêu và hóa độ cho tất cả chúng sanh đồng vào Như Lai pháp tánh, nhưng chủ yếu là ngắm đến loài người. Bởi con người rất thù thắng trong các loài hai chân và bốn chân, từ ác đến thiện, từ phàm đến thánh, từ con người đến quả vị Phật, cũng từ con người, xa vào tam đồ lục đạo cũng từ con người cả vì thế Ngài thiết giảng chơn lý, và để lại kho báu cho thế gian, ngài ngắm vào con người. Điển hình là quyển Võ trụ quan, Ngũ uẩn, Lục căn, Thập nhị nhân duyên, Có và không, Sanh và tử, Nam và nữ,…Ngài chỉ cho chúng ta thấy con người từ đâu mà có, rồi tâm thức sinh hoạt thế nào để tạo ra trần cảnh, dây chuyền nghiệp báo của chúng sanh trong thế gian v.v…
Khi luận giảng đến phần phát sinh tư tưởng hành động của một con người thì Ngài chỉ rõ trong các quyển Công lý võ trụ, Giác ngộ, Khuyến tu, Đi tu và nghiệp, Ăn và sống, Hột giống, Sợ tội lỗi, Con sư tử, Sám hối, v.v…
Khi luận giảng về đời sống con người, có cuộc sống an vui, xã hội lành mạnh, xây dựng hạnh phúc thật sự tại một xứ thiên đàng cực lạc tại thế gian thì ngài giảng dạy trong các quyển: Trường đạo lý, Đời đạo đức, Nguồn đạo lý, Xứ thiên đường,…
Và khi chúng sanh đã có tầm hiểu biết sinh hoạt tại thế gian muốn đi đến sự an tịnh của tâm hồn, đạt được sự giải thoát an lạc đắc đạo, thì Ngài chỉ cho phương pháp, con đường, giới thiệu pháp môn tu tập trong các quyển: Bát chánh đạo, Chánh đẳng Chánh giác, Y bát chơn truyền, Nhập định, Thần mật, Số tức quan, Chư Phật, Phật tánh, Chánh pháp, Pháp chánh giác,v.v…
Khi nói về tương quan liên hệ các tông phái và tư tưởng Đại Thừa, Tiểu Thừa, sự phát triển của các Hệ Phái Nam Tông, Bắc Tông thì Ngài nói rõ trong các quyển: Tam giáo, Tông giáo, Đại thừa giáo, Đạo Phật, Pháp tạng, Vô lượng cam lộ, Quán Thế Âm, Đại thái thức, Địa tạng, Pháp hoa,v.v… tất cả gồm 60 quyển.
Còn lại 9 quyển là phần giới luật của người xuất gia, của hàng cư sĩ đã thọ Bồ Tát giới như: Bài học Khất Sĩ, Luật Nghi Khất Sĩ, Bài học Sa Di I, Pháp học Sa Di II, Pháp học Sa Di III, Giới Bồ Tát, Giới bổn tăng, Giới bổn Ni. Ngài dạy: “người xuất gia, cư sĩ phải có giới buộc ràng, phải có giới ngăn chận tư tưởng hành động xấu ác phát sinh làm chướng ngại đạo quả.”
Vì vậy 9 quyển Chơn lý sau là thềm thang bước lên Thánh quả, nếu ai muốn đắc đạo, thành tựu mọi công đức lành mà không giữ gìn giới luật thì không bao giờ có được điều mong muốn và sẽ bị ra khỏi biển Phật Pháp.
Bởi vì: “Giới Luật là thọ mạng của Tăng Già
Là xâu chuỗi Anh Lạc để trang nghiêm Pháp thân”

Kính lạy Đức Tổ Sư.

Mặc dù đối với bộ Chơn Lý chúng con thật hữu duyên khi được thấy, được đọc kim ngôn ngọc ngữ của Ngài, lời kinh ý Tổ thật quý giá vô ngần. Nhưng chúng con lại thiếu phước chưa thực hành thâm sâu những điều mà Tổ đã khai mở, thật có lỗi vô cùng. Xin chí thành sám hối.
Nay chúng con vì ngưỡng mộ tôn kính giáo pháp, chúng con xin trình bày sự hiểu biết hạn hẹp của mình, dâng lên cúng dường Đức Tổ Sư nhân ngày tưởng niệm trọng đại này. Xin đem tâm cầu pháp mạo muội trình bày một pháp hành của bộ Chơn Lý mà chúng con đem áp dụng thực hành trong cuộc sống tu tập.

2- Pháp khất t
hực trì bình của Người Khất Sĩ

Người tu Khất Sĩ lấy hạnh trì bình khất thực làm một trong những pháp môn tu tập, làm biểu trưng của đường lối tu tập. Hạnh khất thực đúng chánh pháp là thể hiện chơn truyền của Phật – Tổ. Nhìn vào một vị tu sĩ ôm bình bát đi hóa duyên trang nghiêm thanh tịnh, tất cả đều nghĩ rằng đó hạnh Khất Sĩ chơn truyền, là đệ tử Hệ Phái Khất Sĩ của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang.
Và sự lợi ích lớn cho mình và người là khi đi khất thực đúng chánh pháp, hành giả rất thanh tịnh, lục căn vắng lặng vì: Mắt chẳng nhìn quanh, tai không nghe lóng, mũi chẳng ngửi xằng, miệng không nói quấy, thân chẳng lăng xăng, ý không vọng động, và người dù nghèo nhất cũng được gieo duyên phát tâm cúng dường Tăng Bảo, và họ sẽ được lợi ích an lạc vô cùng.
Cúng dường Tam Bảo, lợi ích vô cùng, kiếp này bố thí, mai hầu thong dong, và khi hành giả lục căn thanh tịnh vắng lặng, người thí cũng vô sở chấp, không còn thấy vật của cúng dường bố thí sẽ đạt đến quả “Đẳng tam luân không tịch” Vả lại thân con người do năm uẩn mà thành, thế mà khi có nó thì chấp trước bản ngã, đắm nhiễm không buông tha, tận hưởng của ta khó mà trừ diệt. Pháp khất thực là hạnh của Chư Phật tự ngàn xưa, pháp ấy có công năng diệt trừ bản ngã. Người Khất Sĩ thực hành được hạnh ấy là diệt trừ được bản ngã chấp ta, lòng ham muốn.
Pháp khất thực dạy người bố thí
Cùng dạy mình chơn lý không tham.
Khất Sĩ là xin ăn tu học, thượng cầu hạ hóa, là xin Pháp của Chư Phật để nuôi tâm, và xin thức ăn của đàn việt để nuôi thân, nuôi mạng sống tu hành; Sĩ là học, học mãi cho đến khi thực hành thấy được tự tánh của các pháp. Khi chúng ta diệt được lòng ham muốn thì được vô tham, khi lòng tham diệt trừ thì sân không có nguồn gốc để sanh khởi, ta được vô sân, và khi không có sân hận phát khởi, tâm ta sáng suốt không còn mê muội thì ta có được vô si. Chúng ta đạt được đến vô tham, vô sân, vô si lúc đó tam độc được diệt trừ.
Khi tam độc được diệt trừ thì chúng ta thoát ngoài vi tế hoặc phiền não, đắc được Tu Đà Hoàn, vào dòng thánh tiến dần đến quả Vô sanh A La Hán.
Đó là lợi ích khi thực hành Pháp khất thực đúng chánh pháp của con người xuất gia theo Hệ phái Khất Sĩ Việt Nam.
Ni sư Hoa Liên
Trích “Kỷ yếu Tổ sư”

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên