Tổng quan về Phật giáo

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
Kính mời ngài Viên Quang và các Phật tử vào đây trình bày giáo lý đạo Phật cho người sơ cơ cũng như ngoại đạo muốn tìm hiểu về Phật giáo. Tôi chỉ có 2 yêu cầu:

1. Chỉ giảng giải ngắn gọn về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo, để cho ai cũng hiểu và thấy được sự khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.

2. Chỉ dùng những ngôn từ thông thường - không dùng từ Hán Việt hoặc những khái niệm riêng của Phật giáo - để mọi người đều hiểu được.

Sau đó nếu có thắc mắc hoặc có những điều cần giải thích cụ thể hơn thì sẽ nói sau.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Kính thỉnh ngài trình bày sở kiến.

VQ xin lắng nghe tiếp.

Cung kính mong chờ.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thưa Ngài Viên QUANG,
Ngài là bậc Thượng Thủ Phật Pháp CHẮC CHẮN phải CÓ cái gì mang ra mới AN TÂM được Ngài doccoden mới HỢP ĐẠO LÝ phải không thưa Ngài????

Ngài KHÔNG CÓ????
Có Lý nào Diễn Đàn này KHÔNG CÓ cái gì AN TÂM được cho chúng sinh???
Vậy Diễn Đàn này CÓ gì???
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
Kính thỉnh ngài trình bày sở kiến.

VQ xin lắng nghe tiếp.

Cung kính mong chờ.

Ồ không, tôi lập ra chủ đề này với tư cách là đại diện cho những người ngoại đạo, muốn tìm hiểu về Phật giáo. Ngài Viên Quang là người có rất nhiều kiến thức về Phật học, lại có cách trình bày rõ ràng dễ hiểu nhất nên tôi mong ngài đáp ứng cho nguyện vọng của tôi.

Các phật tử khác cũng có thể vào đây thảo luận, thắc mắc hoặc nói lên quan điểm của mình về Phật giáo, nhưng hãy nhớ làm đúng theo 2 yêu cầu mà tôi đã nói lúc đầu. Cứ ngắn gọn dễ hiểu là được, giống như tôi đã nói về Ấn Độ giáo. Hãy hình dung có những người muốn tìm hiểu về Thiên Chúa giáo, một linh mục sẽ giảng giải thế nào cho họ hiểu? Đối với Phật giáo cũng vậy, và đây là nơi giao lưu tư tưởng nên rất hợp với chủ đề này. Những từ ngữ đặc trưng của Phật giáo không nên nói ở đây, nếu buộc phải nói thì sẽ kèm theo chú thích cho mọi người hiểu nhé.
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Ồ không, tôi lập ra chủ đề này với tư cách là đại diện cho những người ngoại đạo, muốn tìm hiểu về Phật giáo. Ngài Viên Quang là người có rất nhiều kiến thức về Phật học, lại có cách trình bày rõ ràng dễ hiểu nhất nên tôi mong ngài đáp ứng cho nguyện vọng của tôi.

Các phật tử khác cũng có thể vào đây thảo luận, thắc mắc hoặc nói lên quan điểm của mình về Phật giáo, nhưng hãy nhớ làm đúng theo 2 yêu cầu mà tôi đã nói lúc đầu. Cứ ngắn gọn dễ hiểu là được, giống như tôi đã nói về Ấn Độ giáo. Hãy hình dung có những người muốn tìm hiểu về Thiên Chúa giáo, một linh mục sẽ giảng giải thế nào cho họ hiểu? Đối với Phật giáo cũng vậy, và đây là nơi giao lưu tư tưởng nên rất hợp với chủ đề này. Những từ ngữ đặc trưng của Phật giáo không nên nói ở đây, nếu buộc phải nói thì sẽ kèm theo chú thích cho mọi người hiểu nhé.
Vậy. Không rõ ngài Doccoden muốn nghe sự thật hay muốn nghe Hý luận ?

* Sự thật thì khó nghe và khó hiểu, khó nói đấy !

* Hý luận nghĩa là nói dóc cho sướng tai, thì dể nghe, dể nói nói đễ hiểu đấy ! Nhưng sẽ không rốt ráo được ý Phật. Không đúng chân lý đó. (nhà Phật gọi là Quyền thuyết đó mà)

Không hiểu ngài muốn nghe cái nào ạ ?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
Vậy. Không rõ ngài Doccoden muốn nghe sự thật hay muốn nghe Hý luận ?

* Sự thật thì khó nghe và khó hiểu, khó nói đấy !

* Hý luận nghĩa là nói dóc cho sướng tai, thì dể nghe, dể nói nói đễ hiểu đấy ! Nhưng sẽ không rốt ráo được ý Phật. Không đúng chân lý đó. (nhà Phật gọi là Quyền thuyết đó mà)

Không hiểu ngài muốn nghe cái nào ạ ?

Theo ngài thì muốn thuyết giảng về Phật giáo cho ngoại đạo như thế nào mới là phải đạo? :) Nói cho dễ nghe dễ hiểu thì không đúng sự thật, còn nói cho đúng sự thật thì lại khó hiểu. Hãy tưởng tượng ngài là một đạo sư đang đứng trước đám đông đang tò mò tìm hiểu về một tôn giáo mới có tên là "Phật giáo", ngài sẽ nói gì với họ?

Theo tôi thì mới đầu mà nói khó hiểu thì người ta sẽ bỏ đi hết :) Cứ nói điều dễ hiểu trước tiên, sau khi 'dẫn dụ vào tròng' rồi mới nói điều khó hiểu nhưng là sự thật. Giống như chúng ta đi học vậy thôi, nên đi từ thấp lên cao.

Đó là nói theo quan điểm cá nhân, còn ngài Viên Quang muốn thuyết giảng thế nào thì tùy ý ngài vậy. Tôi xin được lắng nghe.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Theo ngài thì muốn thuyết giảng về Phật giáo cho ngoại đạo như thế nào mới là phải đạo? :) Nói cho dễ nghe dễ hiểu thì không đúng sự thật, còn nói cho đúng sự thật thì lại khó hiểu. Hãy tưởng tượng ngài là một đạo sư đang đứng trước đám đông đang tò mò tìm hiểu về một tôn giáo mới có tên là "Phật giáo", ngài sẽ nói gì với họ?

Theo tôi thì mới đầu mà nói khó hiểu thì người ta sẽ bỏ đi hết :) Cứ nói điều dễ hiểu trước tiên, sau khi 'dẫn dụ vào tròng' rồi mới nói điều khó hiểu nhưng là sự thật. Giống như chúng ta đi học vậy thôi, nên đi từ thấp lên cao.

Đó là nói theo quan điểm cá nhân, còn ngài Viên Quang muốn thuyết giảng thế nào thì tùy ý ngài vậy. Tôi xin được lắng nghe.
Vâng. Vậy trước dùng DỤC câu dắc. Sau dùng TRÍ để độ nha ?

Sao gọi là trước dùng DỤC câu dắc ?

Phàm thói thường người ta muốn làm ít mà hưởng nhiều. Không cần làm mà vẫn có ăn do Phật Bồ tát phù hộ độ trì. Bởi vậy dạy cho họ Niềm Tin và Phước Đức.

Hay Bạn nên tin vào Cõi Phật Tịnh Độ; xin về cõi Phật A Di Đà đi. không cần làm mà có ăn, ăn rồi khỏi rửa chén đó.

Nói với người mới tìm hiểu Phật nghe cho sướng nha...
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Theo ngài thì muốn thuyết giảng về Phật giáo cho ngoại đạo như thế nào mới là phải đạo? :) Nói cho dễ nghe dễ hiểu thì không đúng sự thật, còn nói cho đúng sự thật thì lại khó hiểu. Hãy tưởng tượng ngài là một đạo sư đang đứng trước đám đông đang tò mò tìm hiểu về một tôn giáo mới có tên là "Phật giáo", ngài sẽ nói gì với họ?

Theo tôi thì mới đầu mà nói khó hiểu thì người ta sẽ bỏ đi hết :) Cứ nói điều dễ hiểu trước tiên, sau khi 'dẫn dụ vào tròng' rồi mới nói điều khó hiểu nhưng là sự thật. Giống như chúng ta đi học vậy thôi, nên đi từ thấp lên cao.

Đó là nói theo quan điểm cá nhân, còn ngài Viên Quang muốn thuyết giảng thế nào thì tùy ý ngài vậy. Tôi xin được lắng nghe.
Thưa ngài Doccoden,

Ngài đang làm KHỔ cho ngài rồi!
Ngài Viên Quang căn bản là Thiền Tông! Còn ngài Doccoden căn bản là Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa.

Với lại HAI Ngài đều chưa GIÁC NGỘ Phật Pháp thì KHÔNG THỂ TRÁNH được cái câu mà ngài Doccoden thường nói là " Ông NÓI gà! Bà NÓI vịt!" phải không Thưa hai ngài????

Xin góp Ý! Nếu các ngài muốn độ người ngoại đạo!
Tại sao HAI Ngài không thảo luận Thiền Tông có cái gì ĐỒNG NGHĨA với Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa có cái gì ĐỒNG NGHĨA với Thiền Tông cho HAI Ngài dễ HIỂU!

Dám chắc HAI Ngài sẽ Ù...Ù... CẠC... CẠC....
Vì HAI Ngài THẤY ĐỐI LẬP thì quá DỄ! THẤY ĐỒNG thì quá KHÓ!

Với người chưa GIÁC NGỘ thì KHÔNG THẾ nào THẤY được Phật Giáo ĐỒNG với các Tôn Giáo trên thế giới này được đâu.

Xin mời HAI Ngài thử xem sao được không???

Ngài Trừng Hai với Ngài KIẾN CẮN KKT cùng với toàn thể Mod đâu rồi????

Xin mời tham gia!
Nếu các ngài không tham gia thì sau vài ngày các ngài TỰ ĐỐI nick! TỰ HỎI! TỰ TRẢ LỜI trong Diễn Đàn này as usual!.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thưa ngài Doccoden,

Ngài đang làm KHỔ cho ngài rồi!
Ngài Viên Quang căn bản là Thiền Tông! Còn ngài Doccoden căn bản là Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa.

Với lại HAI Ngài đều chưa GIÁC NGỘ Phật Pháp thì KHÔNG THỂ TRÁNH được cái câu mà ngài Doccoden thường nói là " Ông NÓI gà! Bà NÓI vịt!" phải không Thưa hai ngài????

Xin góp Ý! Nếu các ngài muốn độ người ngoại đạo!
Tại sao HAI Ngài không thảo luận Thiền Tông có cái gì ĐỒNG NGHĨA với Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa có cái gì ĐỒNG NGHĨA với Thiền Tông cho HAI Ngài dễ HIỂU!

Dám chắc HAI Ngài sẽ Ù...Ù... CẠC... CẠC....
Vì HAI Ngài THẤY ĐỐI LẬP thì quá DỄ! THẤY ĐỒNG thì quá KHÓ!

Với người chưa GIÁC NGỘ thì KHÔNG THẾ nào THẤY được Phật Giáo ĐỒNG với các Tôn Giáo trên thế giới này được đâu.

Xin mời HAI Ngài thử xem sao được không???

Ngài Trừng Hai với Ngài KIẾN CẮN KKT cùng với toàn thể Mod đâu rồi????

Xin mời tham gia!
Nếu các ngài không tham gia thì sau vài ngày các ngài TỰ ĐỐI nick! TỰ HỎI! TỰ TRẢ LỜI trong Diễn Đàn này as usual!.
Theo như lời đạo hữu thì người giác ngộ Phật Pháp mới được nói?!
Vậy thì mời đạo hữu nói thật rõ:
Giác ngộ Phật Pháp là như thế nào? Đạo hữu giác ngộ Phật Pháp chưa?

Vả lại, bản thân đạo hữu cũng không xứng đáng để học Bồ Tát Đạo. Thật vậy, đạo hữu cho rằng Thiền Tông là Thiền Tông, Nguyên Thủy là Nguyên Thủy nên mới nói rằng Ngài VQ và doccoden không thể nói chuyện thảo luận. Thiền Tông hay Nguyên Thủy là do nhân duyên, nhân duyên có thể thay đổi, nhờ các duyên mà chuyển hóa các nhân bên trong. Nhân bên trong đầy đủ thì tự giác. Nay người ta muốn thêm duyên thì hà tất gì phải cấm đoán!
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hmmm .. để coi nói gì đây ... theo tui biết về mí cái tôn giáo mà tui học hỏi [smile] ... thì Phật Giáo có vài đặc điểm nổi bật .. và hoàn toàn khác với các tôn giáo khác.

(i) Tự Giác Tự Ngộ

Có lẽ phật giáo là một trong những tôn giáo hiếm hoi, mà mỗi 1 giáo đồ, phật tử .. tự có thể VẠCH RA CON ĐƯỜNG HỌC HỎI .. tự giác tự ngộ của bản thân .... từ khởi điểm chỉ là 1 CHÚNG SANH NHỎ NHOI, ĐAU KHỔ TRÀN TRỀ --> cho tới sự tỉnh giác, trí tuệ khôn dò trầm tĩnh ung dung tự tại của 1 VỊ PHẬT ... mà sự giác ngộ ấy, không phải là do 1 quyền năng nào áp đặt .. hay làm chủ ... hay phải tuân thủ theo luật lệ giáo điều của một tổ chức tôn giáo [smile]

mà do chính bản thân mỗi tín đồ, giáo đồ tự chủ --> con đường học hỏi ấy [smile] ... đó là 1 đặc điểm nổi bật [smile]


(ii) Nhân Định thay đổi Nhận Thức về mối Tương Quan của Bản Thân với Thế Giới Hiện Tượng

Nếu nhìn vào chung mô hình đơn giản nhất .. thì Sự Trưởng Thành trong tinh thần, tư duy, tư tưởng của một người học hỏi phật giáo.... sẽ dẫn họ tới NHẬN THỨC CHÂN THỰC --> về thế giới hiện tượng ... mà lúc trước .. tinh thần và tâm trí của họ không nghĩ tới được [smile]

Sự trưởng thành trong nhận thức do quán sát được hình thành khi tâm trí được đặt và trạng thái lắng đọng, bình tĩnh .. dễ cho người ta khám ra những quy luật tương quan của thế giới hiện tượng, của thân và tâm của chính họ .. mà trước giờ người ta chưa biết đến [smile]


(iii) Quan Điểm Cá Nhân [smile]

Cá nhân tui mà nói .. thì đúng là con đường học hỏi này dẫn đến sự trưởng thành trong ĐỊNH LỰC .. mà nói đúng hơn ...

khi mình đạt tới mức độ TRẦM ỔN BÌNH TĨNH hơn .. thì cái nhìn và sức quán sát với thế giới hiện tượng, và người khác [smile] --> cũng sẽ rõ ràng hơn .. thì đương nhiên là NHỮNG GÌ HỒI ĐÓ TIN TƯỞNG TẦM BẬY TẦM BẠ hỏng còn nữa [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
Vâng. Vậy trước dùng DỤC câu dắc. Sau dùng TRÍ để độ nha ?

Sao gọi là trước dùng DỤC câu dắc ?

Phàm thói thường người ta muốn làm ít mà hưởng nhiều. Không cần làm mà vẫn có ăn do Phật Bồ tát phù hộ độ trì. Bởi vậy dạy cho họ Niềm Tin và Phước Đức.

Hay Bạn nên tin vào Cõi Phật Tịnh Độ; xin về cõi Phật A Di Đà đi. không cần làm mà có ăn, ăn rồi khỏi rửa chén đó.

Nói với người mới tìm hiểu Phật nghe cho sướng nha...

Vâng, xin ngài Viên Quang cứ tùy nghi thuyết giảng sao cho mọi người đều hiểu về Phật giáo.

Chẳng hạn khi thuyết giảng về Thiên Chúa giáo thì sẽ được nghe nói kiểu như: lúc đầu chỉ có Chúa là đấng toàn năng, ngài tạo ra trời đất của vũ trụ này, sau đó tạo ra loài người theo hình dạng của ngài. Chúa tạo ra linh hồn của con người, là cái không bao giờ mất đi. Sau khi chết, nếu làm điều thiện thì linh hồn sẽ được về với Chúa, an lạc vĩnh hằng, còn nếu làm điều ác thì sẽ bị Chúa đọa vào cõi địa ngục, mãi mãi sống trong đau đớn cùng cực....

Đại loại là vậy. Sau đó nếu có thắc mắc gì thì người nghe giảng đạo sẽ hỏi và được giải thích cụ thể hơn. Trong chủ đề 'Tổng quan về Phật giáo' này, tôi là đại diện cho người nghe, còn ngài Viên Quang đại diện cho các vị đạo sư Phật giáo nhé.

Thưa ngài Doccoden,

Ngài đang làm KHỔ cho ngài rồi!
Ngài Viên Quang căn bản là Thiền Tông! Còn ngài Doccoden căn bản là Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa.

Với lại HAI Ngài đều chưa GIÁC NGỘ Phật Pháp thì KHÔNG THỂ TRÁNH được cái câu mà ngài Doccoden thường nói là " Ông NÓI gà! Bà NÓI vịt!" phải không Thưa hai ngài????

Xin góp Ý! Nếu các ngài muốn độ người ngoại đạo!
Tại sao HAI Ngài không thảo luận Thiền Tông có cái gì ĐỒNG NGHĨA với Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy Tiểu Thừa có cái gì ĐỒNG NGHĨA với Thiền Tông cho HAI Ngài dễ HIỂU!

Dám chắc HAI Ngài sẽ Ù...Ù... CẠC... CẠC....
Vì HAI Ngài THẤY ĐỐI LẬP thì quá DỄ! THẤY ĐỒNG thì quá KHÓ!

Với người chưa GIÁC NGỘ thì KHÔNG THẾ nào THẤY được Phật Giáo ĐỒNG với các Tôn Giáo trên thế giới này được đâu.

Xin mời HAI Ngài thử xem sao được không???

Ngài Trừng Hai với Ngài KIẾN CẮN KKT cùng với toàn thể Mod đâu rồi????

Xin mời tham gia!
Nếu các ngài không tham gia thì sau vài ngày các ngài TỰ ĐỐI nick! TỰ HỎI! TỰ TRẢ LỜI trong Diễn Đàn này as usual!.

Chào bạn Vô Minh

Bạn hiểu sai về tôi rồi. Tôi chỉ là người ngoại đạo đã có tìm hiểu về Phật giáo. Trước đây tôi có vài lời bênh vực cho Phật Giáo Nguyên Thủy là vì thấy có người đề cao Phật giáo đại thừa, chỉ có vậy thôi.

Sở dĩ có vấn đề "Ông NÓI gà! Bà NÓI vịt!" là vì mọi người có cách hiểu khác nhau về những khái niệm căn bản. Chẳng hạn trong Phật giáo có Chân Như, Niết Bàn, Ngã...thì mỗi người hiểu mỗi khác. Chính vì để tránh gặp lại vấn đề hay mắc phải nói trên nên tôi mới lập ra chủ đề này, chỉ dùng những ngôn từ thông thường sao cho ai cũng hiểu được.
 

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Vâng, xin ngài Viên Quang cứ tùy nghi thuyết giảng sao cho mọi người đều hiểu về Phật giáo.

Chẳng hạn khi thuyết giảng về Thiên Chúa giáo thì sẽ được nghe nói kiểu như: lúc đầu chỉ có Chúa là đấng toàn năng, ngài tạo ra trời đất của vũ trụ này, sau đó tạo ra loài người theo hình dạng của ngài. Chúa tạo ra linh hồn của con người, là cái không bao giờ mất đi. Sau khi chết, nếu làm điều thiện thì linh hồn sẽ được về với Chúa, an lạc vĩnh hằng, còn nếu làm điều ác thì sẽ bị Chúa đọa vào cõi địa ngục, mãi mãi sống trong đau đớn cùng cực....

Vâng. Theo VQ thấy: Đối với nhà Phật thì NHẤT THIẾT DO TÂM TẠO.

Câu này có thể hiểu theo 2 ý:

1/. Do Tâm Ý thức tưởng tượng của mình mà tạo ra tất cả.

Thí dụ: Với một con người, thì "Chúa" đối với họ là một con người rất đẹp, rất thánh thiện. toàn năng, siêu việt. Nếu với một con Bò, thì "Chúa" của nó là một con bò rất đẹp, rất thánh thiện và rất toàn năng. Nghĩa là "Chúa" hay Thượng Đế là hình chiếu vọng tưởng do tâm ý thứa tậo ra theo hình tượng của chính mình.

Nói cách khấc. Người ta nói: "Chúa" tạo ra con người giống hình ảnh của Chúa. Nhưng thật ra. Con người tạo ra "Chúa" theo hình ảnh của chính mình đó.

Tóm lại: Do vọng tưởng, tưởng tượng, mê lầm mà Tâm Vọng của con người tạo ra "Chúa" "Thượng Đế" mà sanh ra.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kính mời ngài Viên Quang và các Phật tử vào đây trình bày giáo lý đạo Phật cho người sơ cơ cũng như ngoại đạo muốn tìm hiểu về Phật giáo. Tôi chỉ có 2 yêu cầu:

1. Chỉ giảng giải ngắn gọn về thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo, để cho ai cũng hiểu và thấy được sự khác nhau giữa Phật giáo và các tôn giáo khác.

2. Chỉ dùng những ngôn từ thông thường - không dùng từ Hán Việt hoặc những khái niệm riêng của Phật giáo - để mọi người đều hiểu được.

Sau đó nếu có thắc mắc hoặc có những điều cần giải thích cụ thể hơn thì sẽ nói sau.

Đạo hữu Doccoden kính,

Giáo lý đạo Phật rất thiết thực, gần gũi và giản dị.
- Thiết thực vì: sống trên đời con người khó tránh những lúc khổ đau, thực hành theo lời Phật dạy sẽ chấm dứt tình trạng khổ đau trên một cách triệt để.
- Gần gũi vì: nguồn gốc của khổ không xuất phát từ bên ngoài, tác nhân bên ngoài chỉ là điều kiện góp phần làm cho hạt giống khổ đau nằm ẩn sâu trong lòng mỗi người có cơ hội phát triển và biểu hiện ra mà thôi.
- Giản dị vì: chỉ cần không lầm nhận những yếu tố cấu thành nên thân tâm là mình, dùng năng lực thấy biết sẵn có lặng lẽ quán chiếu (một phương pháp thực tập: quán là nhìn thấu, chiếu là buông bỏ hay buông xả) nó thì nỗi khổ niềm đau sẽ tự nhiên tan rã đi do định luật vô thường chi phối vạn vật điều khiển, như vậy sẽ thấy khổ sinh khổ diệt, ta vẫn là ta thấy biết rõ ràng, lặng lẽ vô nhiễm.

Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
 
Last edited:

Nam Mô Phật

Registered
Phật tử
Tham gia
12 Thg 11 2020
Bài viết
4
Điểm tương tác
2
Điểm
3
Thầy VienQuang6 và các thầy ơi xin giải thích cho con hiểu về 2 câu
Nhất Thiết Duy Tâm Tao và Nhân Duyên Sở Sanh Pháp. 2 câu có đối lập nhau không ạ. Một bên là Tâm tạo một bên là Nhân Duyên thì giống và khác nhau như nào ạ.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Thầy VienQuang6 và các thầy ơi xin giải thích cho con hiểu về 2 câu
Nhất Thiết Duy Tâm Tao và Nhân Duyên Sở Sanh Pháp. 2 câu có đối lập nhau không ạ. Một bên là Tâm tạo một bên là Nhân Duyên thì giống và khác nhau như nào ạ.

Trong khi chờ thầy Vienquang6 giảng giải chi tiết hơn, Ba Tuần sẽ chia sẻ quan điểm cá nhân về ý nghĩa của 02 câu trên với đạo hữu:

Câu "Nhất thiết duy tâm tạo" nghĩa là tất cả mọi thứ đều có sau Tâm, Tâm là cái có trước tất cả (thời gian, không gian, vật chất); Tâm tức là Chúa cha, tức là Đạo, tức là Vô cực. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì sự sáng tạo ra vạn vật lại là một sự mê lầm của Tâm Tánh, chứ không phải là một phép mầu đầy quyền lực, như là Đấng Sáng Tạo ra vạn vật của các tôn giáo bạn, chủ động làm ra vậy. Một cái là bị động, một cái là chủ động.

Câu "Nhân duyên sở sanh pháp" nghĩa là tất cả cái thấy có sanh diệt đều phải nhờ có điều kiện mới thấy được, không thể nào chỉ dựa vào ý thức chủ quan mà khiến cho nó sanh diệt được như thế.


Ví dụ: bạn muốn có cái ăn thì bạn phải làm việc tạo ra giá trị cho người khác, bạn muốn mọi người yêu quý mình thì bạn phải mang lại niềm vui - ích lợi cho họ, không thể ngồi mong cầu mơ mộng mà khiến cho nó thành hiện thực được. Tuy nhiên mọi cái bạn đang có sẽ không trường tồn vĩnh cửu (thế mới gọi là giả, là tạm), dù bạn có muốn nhiều như thế nào đi nữa, cho nên đừng cố nắm giữ níu kéo những thứ sanh hóa được tạo ra do điều kiện làm gì, hãy giữ và sống với cái tánh giác nguyên thủy sẵn có nơi bạn, nó sẽ giúp bạn sáng suốt - an lạc và thảnh thơi.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

DCD cho rằng ÔNG NÓI GÀ .. BÀ NÓI VỊT là sai rùi .... mà nên nói là ÔNG Ỷ GÀ ... BÀ Ỷ VỊT [smile] ---> nhừ là coi đám cưới con nhà giàu ... nhứt trai làng anh công tử hào hoa ... nhứt gái quê [smile]

chỗ sai đó ... là SAI với THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO [smile] ... để kể cho mà nghe [smile]


Ông Phật trong Kinh Hoa Nghiêm .. chia thế giới của CON NGƯỜI .. ra thành 3 THẾ GIỚI ... và gọi đó là:

(i) Thế Giới của Nhân Quả ... Chánh Báo --> thế giới này bao gồm những quy luật nhân quả, nhân duyên tương đối rõ ràng ... có thể quan sát và hiểu được nhiều khi cũng rõ ràng ..

thí dụ: nhảy sông mà hỏng biết bơi thì chết đuối ... ráng có công mài sắt thì có ngày nên kim ... theo học thầy giỏi thì minh sư xuất cao đồ ...

ăn nhiều đồ độc hại thì cũng có ngày chết [smile] --> vân vân .. và vân vân

(ii) Khí Thế Giới:

Có 1 câu nói quen thuộc chắc là ai cũng biết: CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT của QUÁN TÍNH của THÓI QUEN --> hay nói bằng 1 danh từ quen thuộc với phật giáo hơn là TẬP KHÍ

TẬP KHÍ ... là nguyên nhân ... làm cho người ta đau khổ, mà không dứt ra được ...

TẬP KHÍ tồn tại ở phương diện vật chất, tinh thần .. bao hàm luôn cả thân và tâm ... là chỗ lệ thuộc ... Ỷ LẠI, TỰA VÀO của nhiều người ...

thí dụ tập khí điển hình đơn giản: như là 1 người PHẬT TỬ nhà giàu .. nhiều nhà, lắm xe ..

đứng ở phương diện CHÁNH BÁO --> NHÂN QUẢ .. họ khá thành công đấy ...

nhưng ở phương diện KHÍ THẾ GIỚI .. TẬP KHÍ thì tinh thần họ hơi yếu --> tin tưởng đủ loại mê tín, thờ cúng lung tung địa chủ nhà đất ông đi qua bà đi lại, tin luôn cả người thân, chú thím nội ngoại chết về kéo NHAU ĐI THEO ... mà những tập khí đó đâu có đi riêng lẻ 1 mình .. thường là dính cả chùm --> làm nên 1 đời sống tinh thần tương đối vất vả, khổ sở .. mặc dù -> ĐI CHÙA MỖI TUẦN đấy [smile]

hay 1 nhà lãnh tụ NÓI DỐI TRĂNG TRỢN mỗi ngày, mỗi giờ .. chuyện gì cũng nói lời không thật dối lừa được ... nhưng mà VẪN LẮM NGƯỜI ỦNG HỘ và NGUYỆN THEO --> đó là THẾ GIỚI của ĐIÊN ĐẢO về TẬP KHÍ .. mà bản thân người theo .. cũng không dứt ra được [smile]


*** HA HA HA ... thế giới của TẬP KHÍ này .. là thế giới của nhiều SI MÊ .. đúng là ... ha ha hah a... ĐÁNG COI TRÊN TỪNG CÂY SỐ [smile]

(iii) Thế Giới của Giác Tánh .. cũng những người nhìn thấy (smile)

Đương nhiên ... lúc nào cũng có những người sáng suốt .. nhìn thấy THẾ GIỚI NHÂN QUẢ/CHÁNH BÁO .. THẾ GIỚI của tập khí/KHÍ THẾ GIỚI ... như là ÔNG PHẬT

bởi vì vậy ổng mới vẽ ra mô hình miêu tả KHÍ THẾ GIỚI đó ... miêu tả bằng THÂN và TÂM ... bằng BỐN KHOA 7 ĐẠI, bằng Như Lai Tạng ... bằng tập khí .. bằng tương ưng ... bằng trí tuệ .. bằng thiền tập/thiền quả ... bằng định lực ...

hay bằng giáo lý về TỨ DIỆU ĐẾ ... mà cũng như KINH ĐIỂN phật giáo ghi chép lại ... BỒ TÁT TỲ BÀ THI --> nhờ QUÁN SÁT SÂU DÀY KHÍ THẾ GIỚI --> THẾ GIỚI TẬP KHÍ --> phát triển và tăng trưởng được THIÊN NHÃN

và GIÁC NGỘ [smile] ... đó là thế giới của những người CÓ GIÁC TÁNH ... CÓ TU HÀNH để nhìn thấy rõ, không lầm những ngăn ngại, trì hoãn khó thoát của thế giới TẬP KHÍ ...

và cũng đứng ở vị trí đó ... ông vẽ ra mô hình TẬP KHÍ THẾ GIỚI chia thành ba cõi: DỤC, SẮC, và VÔ SẮC ...

cũng là chỗ vướng mắc của tập khí ..khi mà người ta hỗn loạn, chẳng biết mò đâu tìm đâu theo 1 nguyên tắc, quy luật, phương pháp nào nhất định --> CÕI DỤC

cũng là chỗ vướng mắc tập khí thuộc về TINH THẦN và VẬT CHẤT --> SẮC và VÔ SẮC

HA HA HA ... và cũng LẼ ĐƯƠNG NHIÊN RÙI ---> BỚT NGĂN NGẠI .. GIẢM TRỪ BỚT ĐI TẬP KHÍ --> thì nhận thức của người ta về KHÍ THẾ GIỚI .. về CON NGƯỜI .. về mô hình thế giới quan của PHẬT GIÁO cũng rõ ràng hơn [smile]

Đáy biển tuy sâu nhưng người đời đo được. Lòng người tuy nông nhưng không ai thấu bao giờ.

nhưng bằng quán sát thế giới tập khí .. quan sát tập khí bằng đúng mô hình đức Phật miêu tả về thế giới tập khí ... ĐO ĐƯỢC ĐẤY [smile]

** bì giờ nói tới ÔNG Ỷ GÀ .. BÀ Ỷ VỊT .. chỗ Ỷ .. chính là chỗ nương tựa .. là nơi người ta chấp nhận, cố gắng giữ gìn, tin có được hoài .. và tưởng có được hoài .. bền vững chắc chắn .. và Ỷ HOÀI Ỷ SÂU .. Ỷ SÂU TỰA KỸ [smile] .... đó là chỗ Ỷ của TẬP KHÍ ... trong KHÍ THẾ GIỚI [smile] .... nhiều LOẠI Ỷ TỰA đó [smile] ... mà đúng hông ? [smile]



Ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Thầy VienQuang6 và các thầy ơi xin giải thích cho con hiểu về 2 câu
Nhất Thiết Duy Tâm Tao và Nhân Duyên Sở Sanh Pháp. 2 câu có đối lập nhau không ạ. Một bên là Tâm tạo một bên là Nhân Duyên thì giống và khác nhau như nào ạ.

ha ha ha [smile] ... thì ngay đó .. chúng ta có thể nhìn thấy HẾT RÙI [smile]

Tự Tánh của Tâm = Không ... có nghĩa là không có 1 cái gì đó .. độc lập tự thể, nên nói tất cả mọi hiện hữu đều trống rỗng ... hiện hữu đấy, nhưng không hề có 1 TƯỚNG RIÊNG BIỆT, ĐẶC TÍNH RIÊNG BIỆT có thể nắm giữ được hoài

vì vậy ... nói Nhất Thiết (tất cả, tổng thể) --> do Tâm tạo .. thì tất cả đều từ tâm, do NHÂN DUYÊN khế hợp mà ra: CĂN + TRẦN --> THỨC .. thì khi không thể giữ mãi 1 tướng riêng, 1 bản thể riêng biệt

thì cũng ngay đó mà TRỞ VỀ --> HOÀN NGUYÊN [smile]

** chúng ta nên nghĩ đó ... là 1 LỜI KHẲNG ĐỊNH ... sau khi đã kiểm chứng ... thì câu nói đó ... rõ nghĩa hơn nhiều ... là CÁI NGƯỜI ĐÃ KIỂM CHỨNG --> THẤY HẾT TẤT CẢ những gì do tâm thức con người nhận biết, quan sát, tư duy, cho là này là nọ --> nên nói là TẤT CẢ đều là từ 1 NGUỒN là TÂM tạo ... thì câu nói này sẽ DỄ HIỂU HƠN NHIỀU [smile] .. đặc biệt hơn ... khi lồng ý nghĩa câu nói này vào KHÍ THẾ GIỚI, khi tất cả mọi tập khí tan rã, kiến chấp tan rã, .. thì chỉ còn lại 1 TÂM ... nguyên là 1 "KHÔNG" [smile]


vì vậy 2 câu nói này .... chỉ khác nhau ở chỗ ... MÊ --> thì cho rằng có TƯỚNG RIÊNG --> SỞ

còn TỈNH ... thì không có 1 tướng riêng .. tất cả mọi THƯỜNG HỮU --> đều TRỐNG RỖNG ... đó là 1 TƯỚNG CHUNG [smile - ĐỒNG THỂ ]

thì dụ .. chúng ta có thể xét tới 1 luận điểm tương đối quen thuộc về Thượng Đế để xem thử chỗ MÊ TỈNH có thể thuyết phục lẫn nhau hông chứ .. nhứt là những người có niềm tin tín ngưỡng khác [smile]

- con người .. do Cha Mẹ sanh ra ...

- cha mẹ .. do Ông Bà Tổ Tiên sanh ra

vậy người đầu tiên do AI SANH RA ?

--> THƯỢNG ĐẾ [smile]



và THƯỢNG ĐẾ .. là 1 BẢN THỂ ĐỘC LẬP RIÊNG BIỆT ... THƯỜNG HỮU mà không hề TRỐNG RỖNG đó [smile]

nhưng đứng ở phương diện NHỨT THIẾT (tổng thể, tất cả) ... thì phần GHI ĐẬM trên .. vốn là TỪ TƯ DUY sinh ra, THỨC SINH RA ..

cho nên .. vẫn thuộc về phạm trù bao hàm TÂM TẠO RA [smile]

mà những thứ do TÂM TẠO RA --> thì TƯỚNG TRỐNG RỖNG ... hỏng có 1 TỰ THỂ ... cho nên ... THƯỢNG ĐẾ cũng KHÔNG [smile] .. không phải luôn là THƯỢNG ĐẾ .. thân linh cũng có lúc tiêu tan [smile]

nhưng với người TIN THƯỢNG ĐẾ thì sao ? --> Ồ THƯỢNG ĐẾ phải là 1 bản thể tự hữu, độc lập riêng biệt với thần tính đầy đủ của THƯỢNG ĐẾ chứ ...và THƯỢNG ĐẾ phải là 1 cái gì đó NGOÀI TÂM THỨC [smile]

--> cho nên ... đó là chỗ gọi là SỞ --> SANH ... và nghĩa của chữ SỞ và SANH .. đều có 1 nét tương đồng là chỗ đó ... cho rằng có 1 TỰ THỂ RIÊNG BIỆT [smile] ... THƯỜNG HẰNG BẤT BIẾN [smile]

ha hà .. ở đây chúng ta phải đương đầu với 1 VÂN ĐỀ LỚN [smile]

vậy người đầu tiên do AI SANH RA ?

--> THƯỢNG ĐẾ [smile]


đây là do TÂM THỨC --> tư duy mà ra .. nhưng TÂM THỨC người ta không công nhận đó là TÂM THỨC mà ra .. mà lại cho rằng .. đó là TRỰC GIÁC, CẢM GIÁC --> phải là 1 CÁI GÌ ĐÓ .. CÓ THẬT [smile]


vì vậy trong thực hành ... thì trong TAM TÁNH ... đã có hẳn 1 TÁNH gọi là Y THA KHỞI TÁNH .. nói về sự PHÂN BIỆT "CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG" ... như là SƠ THIỀN .. 1 trong 8 bước thiền của Phật Giáo Nguyên Thủy ... thì nói tới sự PHÂN BIỆT và CÔNG NHẬN

cái gì thuộc về TÂM THỨC .. thì đó là TÂM THỨC

và do quán sát từng cặp chủ thể và đối tượng .. dần dần nhận ra phạm trù bao hàm của tâm thức .. giới hạn của tâm thức ... quy luật của tâm thức .. và đương nhiên là SỰ HÌNH THÀNH và TAN RÃ của TÂM THỨC đối với hiện tượng --> làm nên VẠN PHÁP [smi;e]

và đương nhiên .. chỉ có SỰ "CHUYỂN HÓA TÂM THỨC" như vậy .. mới có sự thay đổi .. về "SỰ CÔNG NHẬN" cái gì của NHẬN THỨC, TƯ DUY thôi [smile] ...

và 1 khi không có sự TRẢ NHẬN THỨC về cho NHẬN THỨC .. hỏng nhìn thấy sự tan rã, hình thành của NHẬN THỨC ... thì làm gì có cái NHẬN THỨC KHẲNG ĐỊNH là:

NHỨT THIẾT (tất cả, tổng thể) --> là DO TÂM TẠO

cho nên kinh Hoa Nghiêm mới nói tới

chư Phật ba đời --> đều QUÁN CÁC PHÁP --> nên nhận biết rằng: TẤT CẢ DO TÂM TẠO [smile]

nhược nhân dục liễu tri

tam thế nhứt thiết Phật

ưng quán pháp giới tánh

nhứt thiết duy tâm tạo


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

vienquang6

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn - Quyền Admin
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
6 Thg 2 2007
Bài viết
3,869
Điểm tương tác
920
Điểm
113
Thầy VienQuang6 và các thầy ơi xin giải thích cho con hiểu về 2 câu
Nhất Thiết Duy Tâm Tao và Nhân Duyên Sở Sanh Pháp. 2 câu có đối lập nhau không ạ. Một bên là Tâm tạo một bên là Nhân Duyên thì giống và khác nhau như nào ạ.
Bạn là người rất tinh tế có tư duy sâu. Rất quý giá.

Thật ra. Tâm tạo ra các Pháp. Hay nhân duyên tạo ra các Pháp cũng cùng một Chân Nguyên.

Vấn đề này chúng ta cần tư duy thời gian lâu mới thẩm thấu được.`

Có thể tạm khái quát như vậy để bạn tam phân biệt.

* Tâm có 2 hình thức là Vọng Tâm. Đây là ý thức phân biệt. Tâm này chưa thể sanh ra tất cả pháp. Ví như 7 Đại v.v...

* Tâm Chơn Như, tức là Chân Tâm. Tuy nó Vô Sanh nhưng là nền tảng của các Pháp, Sơn hà Đại địa v,v,,, không có pháp nào ngoài Tâm Chân Như mà có được.

SỞ dĩ nhân duyên tạo ra các Pháp là vì căn nguyên chúng là Tâm Chơn Như nầy.

Lẻ thứ 2 Nhân duyên tạo ra các Pháp, thì Tâm cũng là một trong nhân duyên. là Chánh Nhân không thể thiếu. Ví như cột kèo, mè, ngói v,v,,, tạo ra cái nhà, Nhưng đổ một đống cột kèo đâu thể thành nhà mà phải có tâm thức con người sắp xếp mới ra cái nhà. Bởi vậy nên nói duy tâm tạo.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Trong khi chờ thầy Vienquang6 giảng giải chi tiết hơn, Ba Tuần sẽ chia sẻ quan điểm cá nhân về ý nghĩa của 02 câu trên với đạo hữu:

Câu "Nhất thiết duy tâm tạo" nghĩa là tất cả mọi thứ đều có sau Tâm, Tâm là cái có trước tất cả (thời gian, không gian, vật chất); Tâm tức là Chúa cha, tức là Đạo, tức là Vô cực. Tuy nhiên, đối với Phật giáo thì sự sáng tạo ra vạn vật lại là một sự mê lầm của Tâm Tánh, chứ không phải là một phép mầu đầy quyền lực, như là Đấng Sáng Tạo ra vạn vật của các tôn giáo bạn, chủ động làm ra vậy. Một cái là bị động, một cái là chủ động.

Câu "Nhân duyên sở sanh pháp" nghĩa là tất cả cái thấy có sanh diệt đều phải nhờ có điều kiện mới thấy được, không thể nào chỉ dựa vào ý thức chủ quan mà khiến cho nó sanh diệt được như thế.


Ví dụ: bạn muốn có cái ăn thì bạn phải làm việc tạo ra giá trị cho người khác, bạn muốn mọi người yêu quý mình thì bạn phải mang lại niềm vui - ích lợi cho họ, không thể ngồi mong cầu mơ mộng mà khiến cho nó thành hiện thực được. Tuy nhiên mọi cái bạn đang có sẽ không trường tồn vĩnh cửu (thế mới gọi là giả, là tạm), dù bạn có muốn nhiều như thế nào đi nữa, cho nên đừng cố nắm giữ níu kéo những thứ sanh hóa được tạo ra do điều kiện làm gì, hãy giữ và sống với cái tánh giác nguyên thủy sẵn có nơi bạn, nó sẽ giúp bạn sáng suốt - an lạc và thảnh thơi.
Trích một câu đối đáp của đức Giesu với môn đệ là ông Phi lip phê ( TIN MỪNG: Ga 14,1-12 ):

- Ông Phi-líp-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện”.

- Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ?”


Thiền sư Nguyệt Khê trong Cội nguồn truyền thừa nói:

Theo quan điểm của nhà Phật, vô cực tức là vô thỉ vô minh ( Vô thỉ vô minh bổn lai ám muội chẳng sáng, vô tri vô giác nên chẳng phân biệt thiện ác, khi bị kích thích sanh khởi nhất niệm vô minh, mới có kiến, văn, giác, tri, phân biệt được thiện, ác, tốt, xấu), thái cực tức là nhất niệm vô minh. Tại sao? Vô cực vốn vô mà sanh ra hữu, nhất niệm đã sanh tức là thái cực, niệm có động tịnh thì phân thành âm dương, âm dương phân thì lưỡng nghi lập, biến hợp mà sanh ngũ hành. Tinh diệu của lưỡng nghi hợp nhau mà có Càn nam, Khôn nữ, nhị khí (âm dương), ngũ hành hóa sanh vạn vật, rồi vạn vật trở về nơi ngũ hành, ngũ hành trở về âm dương, âm dương trở về thái cực, một lên một xuống, trở đi trở lại tức là pháp luân hồi sanh diệt, bắt đầu khởi từ vô minh, cuối cùng cũng trở lại nhập nơi vô minh, giống như Thập Nhị Nhân Duyên của thừa Duyên giác.

[ Vô thỉ vô minh chính là “vô ký không” được Lục Tổ nói đến trong Kinh Pháp Bảo Đàn ]

Tại chương 25 Đạo Đức Kinh, Lão tử viết:

Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh, tịch hề liêu hề độc lập bất cải, chu hành nhi bất đãi, khả dĩ vi thiên hạ mẫu, ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo

“ Có vật lẫn lộn pha trộn mà nên, sinh ra trước trời đất,yên lặng trống rỗng đứng một mình mà không thay đổi, đi khắp mọi nơi mà không trễ nải mỏi mệt, có thể lấy làm mẹ thiên hạ, ta không biết là gì, đặt tên chữ cho nó là Đạo”
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Ui cha .. ngầu vậy ...vậy thì bây giờ chúng ta cùng đi tới 1 THẾ GIỚI QUAN như vầy .. xem thử coi THẾ GIỚI GIAN này .. có thuộc về PHẠM TRÙ BAO HÀM của TÂM THỨC không [smile]

cho nên ... có 1 điểm cần NÊN NHÌN [smile] .. để thấy sự khác biệt:

(i) Nhứt Thiết (tổng thể, tất cả) --> DO --> TÂM TẠO

(ii) nhưng mặt khác, trong Ki Tô Giáo chẳng hạn, thì quan niệm lại khác đi ...

vì cái TỔNG THỂ, TẤT CẢ = TRỐNG RỖNG ... nó không thuộc về bên trong của 1 TẠO VẬT [smile] cho nên CHỈ CÓ 1 NGƯỜI --> DUY NHẤT (smile) --> có hiện tượng "LÀ MỘT" với cái TRỐNG RỖNG ĐÓ (trinity)

*** và CÁI TRỐNG RỖNG đó --> có thần tính .. thiên tính --> HỎNG PHẢI là TÂM [smile] ***

và LỜI của NGƯỜI ĐÓ ... là "LỜI", "WORD" --> LOGOS từ cái TRỐNG RỖNG đó mà nói .. vì là CỨU TẤT CẢ MỌI TẠO VẬT KHÁC [smile]

cho nên "LOGOS" = LỜI cũng chính là CHƯƠNG TRÌNH (plan), KẾ HOẠCH (plan) ... để cứu tất cả mọi người

cho nên .. điểm KHÁC BIỆT này so với ý nghĩa "NHỨT THIẾT" = TỔNG THỂ, TẤT CẢ các pháp --> đều do TÂM TẠO ... thì cũng hơi nhiều [smile]

và đương nhiên .. khác nhiều như vậy thì GIẢI THOÁT ... cũng khác hơi nhiều rùi đó [smile]

ờ mà đúng hông [smile] ?
 
Last edited:

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên