Trả hiếu cho cha mẹ, người con Phật tử phải làm gì ?

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Kính thưa toàn thể các vị Phật tử,

Trí Từ xin được phép chia sẽ cách đức Phật dạy trả hiểu cho công ơn của cha mẹ. Trong bài chia sẽ có thiếu sót ra sao, bổ xung như thế nào xin các vị ôn hoà chỉ giúp cho.

- Phận làm con với đạo hiếu ở đời như: kính trọng cha mẹ, vâng lời, làm cha mẹ vui lòng, giúp đở cho mẹ khi đau yếu, sơm hôm chăm sóc cha mẹ... thì các việc này chưa phải là trả hiểu cho cha mẹ một cách trọn vẹn nhất vì đức Phật dạy trả hiểu cho cha mẹ là phải giúp cha mẹ biết cách xoá bỏ nghiệp xấu.
- Những người con nên biết rằng chúng ta đến thế gian này là trần trụi, rất bé nhỏ, sau nhờ công cha nghĩa mẹ nuôi dưỡng ta nên người, cho ta ăn mặc, bệnh giúp ta khoẻ... thì trong quá trình nuôi dưỡng này gian khổ biết bao, đôi khi phải tạo nghiệp xấu ác vì con nữa như 1 đoạn trong bài Sám Hối Tam Nghiệp:
"...
Tội thứ nhứt : Sát sinh thực nhục,
Thuở bé thơ đến lúc trưởng thành,
Vì con cha mẹ cam đành,
Giết loài muông thú nuôi sanh mạng nầy.
..."

- Cho nên cha mẹ sẽ phải đoạ địa ngục chỉ vì tạo các nghiệp ác mà nuôi lớn ta. Vậy giờ chúng ta biết Phật pháp rồi, hãy mỗi ngày 1 chút, 1 chút nói cho cha mẹ nghe, hiểu từ từ rồi hi vọng với nguyện vọng thiết tha muốn giúp cha mẹ thoát cảnh khổ đau phải đoạ vì các nghiệp không tốt.
- Hướng cha mẹ về với Phật pháp ,về với Tam bảo là hạnh hiếu lớn nhất mà Phật dạy.

Xin cám ơn các vị lắng nghe !
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
Báo hiếu cha mẹ là : Tịnh tu tam nghiệp, Chứng thật tướng.

Trước mắt là : Quy Y Tam Bảo.
sau đó là : Văn Tư Tu
Rốt sau là : Chứng thật tướng_giai không.
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Báo hiếu cha mẹ là : Tịnh tu tam nghiệp, Chứng thật tướng.

Trước mắt là : Quy Y Tam Bảo.
sau đó là : Văn Tư Tu
Rốt sau là : Chứng thật tướng_giai không.

Nếu không có gì phiền lòng lắm thì xin Chiếu Thanh hãy dùng từ Thuần Việt để chia sẽ nha, vì Trí Từ đây hoặc ai đó không hiểu nhiều Hán văn đọc vào dễ hiểu lầm.

Tịnh tu tam nghiệp có phải nói đến thoát Tham Sân Si không? Chứng Thật Tướng có phải nói đến giác ngộ không ?
Như Văn Tư Tu là gì Trí Từ không rõ lắm.
 

Chiếu Thanh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
26 Thg 10 2006
Bài viết
1,343
Điểm tương tác
592
Điểm
113
_Tịnh tu tam nghiệp : là ngăn chừa nghiệp về Thân, về Khẩu, và về Ý.

Nghiệp thì nhiều, không thể kẻ xiết được. Nhưng tựu trung, người có thể phân ra mười loại nghiệp lành và mười loại nghiệp dữ. Những loại nghiệp nầy do ba chỗ phát khởi sau đây: Thân (việc làm), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ).

1. Những nghiệp dữ:

Những nghiệp dữ chia ra như sau:

a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là:Sát sanh, trộm cắp, dâm dật.

b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là:

Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.

c) Những nghiệp dữ về Ý có ba là:

Tham lam, giận hờn, si mê.

Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ý thì có mười nghiệp dữ.

2. Những nghiệp lành:

Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây thì sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:

a) Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.

b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.

c)Về Ý có ba: Không tham lam (Tham), không giận hờn (Sân), không si mê (Si).

_Chứng thật tướng : Đồng với nghĩa Giác ngộ, lấy trong Chứng Đạo Ca, có câu Chứng thật tướng vô nhân pháp.

_Văn, Tư, Tu : là chịu khó lắng nghe (Văn), suy nghỉ về điều ấy thật sâu hết mức có thể (Tư), và hành động sửa đổi (Tu)

_Cao Tâm: Thí dụ như một người chạy xe lạng lách, đánh võng ngược chiều thì sẻ bị công an thổi phạt ghi biên bản, còn người chạy xe chấp hành luật lệ GT, một năm, 2,3,..., năm hoặc trường kỳ ... lại đòi CA cấp giấy khen, như vậy là "Cao tâm".
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Kính thưa toàn thể các vị Phật tử,

Trí Từ xin được phép chia sẽ cách đức Phật dạy trả hiểu cho công ơn của cha mẹ. Trong bài chia sẽ có thiếu sót ra sao, bổ xung như thế nào xin các vị ôn hoà chỉ giúp cho.

- Phận làm con với đạo hiếu ở đời như: kính trọng cha mẹ, vâng lời, làm cha mẹ vui lòng, giúp đở cho mẹ khi đau yếu, sơm hôm chăm sóc cha mẹ... thì các việc này chưa phải là trả hiểu cho cha mẹ một cách trọn vẹn nhất vì đức Phật dạy trả hiểu cho cha mẹ là phải giúp cha mẹ biết cách xoá bỏ nghiệp xấu.
- Những người con nên biết rằng chúng ta đến thế gian này là trần trụi, rất bé nhỏ, sau nhờ công cha nghĩa mẹ nuôi dưỡng ta nên người, cho ta ăn mặc, bệnh giúp ta khoẻ... thì trong quá trình nuôi dưỡng này gian khổ biết bao, đôi khi phải tạo nghiệp xấu ác vì con nữa như 1 đoạn trong bài Sám Hối Tam Nghiệp:
"...
Tội thứ nhứt : Sát sinh thực nhục,
Thuở bé thơ đến lúc trưởng thành,
Vì con cha mẹ cam đành,
Giết loài muông thú nuôi sanh mạng nầy.
..."

- Cho nên cha mẹ sẽ phải đoạ địa ngục chỉ vì tạo các nghiệp ác mà nuôi lớn ta. Vậy giờ chúng ta biết Phật pháp rồi, hãy mỗi ngày 1 chút, 1 chút nói cho cha mẹ nghe, hiểu từ từ rồi hi vọng với nguyện vọng thiết tha muốn giúp cha mẹ thoát cảnh khổ đau phải đoạ vì các nghiệp không tốt.
- Hướng cha mẹ về với Phật pháp ,về với Tam bảo là hạnh hiếu lớn nhất mà Phật dạy.

Xin cám ơn các vị lắng nghe !

Theo Ng-chiếu thì ngoài những điều trên, thì người con cần phải học, hành và tin Phật Pháp nữa. Nếu chúng ta tin Phật Pháp ( tin chánh pháp) tức là chúng ta có tất cả những yếu tố trên.
 

minhđịnh

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Phật tử
Tham gia
18 Thg 10 2011
Bài viết
1,036
Điểm tương tác
255
Điểm
63
Theo Ng-chiếu thì ngoài những điều trên, thì người con cần phải học, hành và tin Phật Pháp nữa. Nếu chúng ta tin Phật Pháp ( tin chánh pháp) tức là chúng ta có tất cả những yếu tố trên.

Chào bạn Nguyenchieu,

Tin vào Phật Pháp thì đúng rồi,nhưng thế nào là Phật Pháp,thế nào là Chánh Kiến thì lại là việc khác,lại phải bàn,lại phải tranh luận,lại phải có khác biệt,lại cãi nhau...Đó mới là quan trọng.

Ta phải nên tự hỏi : Thế nào là Phật Pháp ?

Đây là câu hỏi gây nên tranh luận suốt bao nhiêu năm nay,từ khi Đức Phật nhập Niết Bàn,thành ra mới tạo ra biết bao hệ phái,bao tư tưởng ... Một người Phật tử như chúng ta có biết đâu là Chánh Pháp hay chăng ?
 

Trí Từ

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Tham gia
28 Thg 4 2014
Bài viết
643
Điểm tương tác
303
Điểm
63
Chào bạn Nguyenchieu,

Tin vào Phật Pháp thì đúng rồi,nhưng thế nào là Phật Pháp,thế nào là Chánh Kiến thì lại là việc khác,lại phải bàn,lại phải tranh luận,lại phải có khác biệt,lại cãi nhau...Đó mới là quan trọng.

Ta phải nên tự hỏi : Thế nào là Phật Pháp ?

Đây là câu hỏi gây nên tranh luận suốt bao nhiêu năm nay,từ khi Đức Phật nhập Niết Bàn,thành ra mới tạo ra biết bao hệ phái,bao tư tưởng ... Một người Phật tử như chúng ta có biết đâu là Chánh Pháp hay chăng ?

Có Mod nào rãnh chuyển 2 câu hỏi này sang chủ đề mới nha.

Trí Từ định nghĩa Phật pháp là những phương pháp của đức Phật
Chánh pháp là những phương pháp chân chánh, đúng nhất, đem lại lợi lạc cho người nghe và thực hành nhất.

Thiết nghĩ câu hỏi "Phật pháp là gì" không dẫn đến tranh luận mà tranh luận Phật pháp nào là đúng nhất. Chắc ai cũng biết Kinh, Luật, Luận và chúng ta thường hay tranh cãi cái chổ Luận là đây. Vì tranh luận hầu như dựa vào lý thuyết, vì nếu có thực hành sẽ phần nào dựa trên sự bàn luận chứ không tranh luận.

Trí Từ thiết nghĩ ai mà tranh luận, hơn thua nhau quyết liệt, dùng lời cay đắng để mong chiến thắng đối phương thì Trí Từ tin chắc người này chỉ biết Nói chứ không bao giờ Thực Hành.
 

Nguyên Chiếu

Ban Đại Biểu nhiệm kỳ III (2015-2016)
Quản trị viên
Thượng toạ
Phật tử
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
5 Tháng 5 2014
Bài viết
987
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Chào bạn Nguyenchieu,

Tin vào Phật Pháp thì đúng rồi,nhưng thế nào là Phật Pháp,thế nào là Chánh Kiến thì lại là việc khác,lại phải bàn,lại phải tranh luận,lại phải có khác biệt,lại cãi nhau...Đó mới là quan trọng.

Ta phải nên tự hỏi : Thế nào là Phật Pháp ?

Đây là câu hỏi gây nên tranh luận suốt bao nhiêu năm nay,từ khi Đức Phật nhập Niết Bàn,thành ra mới tạo ra biết bao hệ phái,bao tư tưởng ... Một người Phật tử như chúng ta có biết đâu là Chánh Pháp hay chăng ?

Chào bạn Minhdinh,

Thế nào là Phật Pháp thì theo Ng-Chiếu nghĩ rằng: Phật pháp là giáo pháp của đức Phật.

Còn vấn đề tranh cãi thì Ng-Chiếu nghĩ nếu ai tranh cãi một cách tích cực thì cứ tranh cãi, nhưng đừng để tính Sân nổi lên là được và ngược lại.

Nhưng nếu một người học Phật lâu năm, hành trì Phật Pháp sâu thì họ rất ít tranh cãi, chỉ trừ trường hợp ai sai quá họ chỉ cho thấy mà thôi, nếu không nghe thì chỉ Im Lặng Là Vàng.

Kính.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên