trở về...

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Hihi được mọi người quan tâm nhiều vậy, tôi xin được cảm ơn, hy vọng đợt dịch mới này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và gđ, cũng mong chư Phật mười phương gia hộ cho tất cả mọi người và gđ thân Tâm Thường an lạc ạ.
Thật ra tôi vẫn luôn rõ ràng là cái không tăng và không giảm, không thừa và không thiếu! Chỉ là đôi lúc vì duyên hay nghiệp, tôi bị kéo theo nên không thấy rõ ràng, vì vậy điều mà đãng lẽ muốn bàn ở đây là khi quá dính sâu vào "bùn lầy" của duyên nghiệp, thì cách nào nhanh nhất để có thể nắm bắt được sợi dây kéo mình ra khỏi "vũng bùn lầy " ấy thôi, nếu vì sự ngu dốt của tôi khiến mọi người hiểu nhầm, cũng mong mọi người rộng lòng từ bi và thông cảm và bỏ quá cho tôi. Hihi vì tôi vẫn chỉ là một con mà thôi, làm người thì vẫn đang tập tành ạ, Mong mỏi ý kiến của mọi người ạ
Chào đạo hữu,
Ba Tuần có lời khuyên và chia sẻ cùng đạo hữu như thế này:

1. Sống "chậm lại" theo nghĩa đen là điều đầu tiên.

2. Dưỡng Tánh và lo toan vì bổn phận, trách nhiệm, nhu cầu v..v (tóm lại vì tạp niệm sanh tử) cái nào quan trọng hơn cái nào.

3. Tại sao Bàng Công Uẩn cư sĩ lại đem tiền của gia tài đổ xuống biển rồi cùng vợ con quay về làm ruộng đan chiếu để kiếm sống. Gặp người hỏi thì đáp: Tôi đã bị cái đó hại rồi, sao có thể để nó hại người khác đươc ?

4. Lục Tổ dạy, nếu thật là người kiến tánh thì dù ra trước trận tiền múa đao vung kiếm cũng phải rõ ràng chẳng có lầm lẫn. Nên biết, Tổ còn phải ẩn thân, Ta là hạng người gì ?

Chúc đạo hữu thường lạc, tinh tấn.
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Chào các bạn! Để có cái nhìn tổng quan về kiến tánh (tiểu ngộ - đại ngộ triệt để),,, đây là thuật ngữ của thiền tông... theo tinh thần Phật giáo phát triển. Cái tôi xin dẫn nhập trích đoạn "tâm siêu thế" trong vi diệu pháp... theo tinh thần Phật giáo nguyên thủy. Mong các bạn tham chiếu với cái nhìn bất nhị nhé!

Hầu hết hành giả chỉ là kiến tánh - tiểu ngộ (sơ quan),,, do vậy vẫn còn hoang mang trong giai đoạn sau kiến tánh (tham khảo sách vở hỏi người tùm lum khởi sinh bất mãn),,, do vì cái thấy đã trở thành dĩ vãng nên mong mỏi hướng về lúc thấy... rồi khởi niệm phiền não muốn giải quyết rốt ráo trong một đời. Cho nên Tổ nói: Chứng ngộ là chướng ngại cần phải vượt qua...!!!

Hí hí,,, được kiến tánh (nhập lưu) là ok rồi,,, vì đã vào đạo lộ tu hành đúng nghĩa (kiến tánh khởi tu). Mong các bạn thong dong tiến đạo...!!!

Trích dẫn vi diệu pháp:

TÂM SIÊU THẾ
Lokuttaracitta

Là tâm biết cảnh Niết-Bàn. Một trạng thái siêu thế vượt ngoài thời gian và không gian; không thuộc về thế gian vô thường, khổ não và vô ngã. Chấm dứt sanh diệt, thoát ly tam giới. Vượt ngoài thế gian ở đây có nghĩa là hiện trạng sanh diệt chấm dứt chớ không phải có một cái gì thực hữu sanh tồn ngoài thế gian. Tâm siêu thế được chia làm hai loại: Tâm Đạo và Tâm Quả.
-----------------------------------
1) Tâm sơ đạo (Sotapattimagga).

Còn gọi là Tu-Đà-Huờn đạo, là tâm chứng ngộ, thấy rõ Niết-Bàn lần đầu tiên, như người tìm hướng đi trong đêm tối, bổng có một tia chớp lóe lên giúp người đó nhận rõ hướng đi của mình là đúng. Do đó, đối với vị Tu-Đà-Huờn, khi thấy rõ Niết-Bàn, vị ấy không còn quan niệm sai lầm về "cái này là tôi, cái này là của tôi, là tự ngã, Tôi", tức là đoạn diệt được Thân Kiến (Sakkāyadiṭṭhi). Bởi sự thật được thấy rõ, vị này thành tựu một ṅiềm tin bất thối", không còn sự hoài nghi đối với tam bảo, lý duyên khởi, ... (Si Hoài Nghi), tức là vị này đoạn được hoài nghi kiết sữ (Vicikicchā) và dứt mọi tà kiến, không gìn giữ sự cúng tế hay các điều luật tà vạy vô ích nửa, tức là vị này chấm dứt "giới cấm thủ" (Sīlabataparānāna). Khi chứng đắc Sơ đạo, vị này được gọi là Nhập Lưu (Sotāpana) nghĩa là bước vào dòng Thánh, sẽ trôi chảy Niết-Bàn.

2) Tâm nhị đạo (Sakadāganimagga).

Còn gọi là tâm Tư-Đà-Hàm Đạo, là tâm liểu tri, chứng ngộ Niết-Bàn lần thứ hai, tâm đạo này làm giảm nhẹ hai phiền não kiết sữ: Dục Ái (Kāmarāga) và Sân Hận (Patigha). Đạt được tâm đạo này hành giả chỉ còn phải trở lại cõi Dục giới một lần nửa mà thôi; do đó, còn gọi tâm đạo này là Nhất Lưu Đạo Tâm.

3) Tâm tam đạo (Anāgamimagga).

Còn gọi là tâm A-Na-Hàm Đạo, là tâm chứng ngộ Niết-Bàn lần thứ ba. Tâm này diệt trừ hoàn toàn hai kiết sữ: Dục Ái và Sân Hận, nhờ đó mà hành giả sẽ không còn tái sanh vào cõi Dục giới nữa (vì nhân tái sanh cõi Dục giới là Dục Ái đã bị diệt mất), nên còn gọi tâm này là Bất Lai Đạo Tâm.

4) Tâm tứ đạo (Arahattamagga).

Còn gọi là A-La-Hán Đạo tâm, là tâm chứng ngộ Niết-Bàn một cách rốt ráo. Những lần chứng ngộ trước, đối với hành giả, như những tia chớp lóe sáng lên rồi phụp tắt. Lần chứng ngộ thứ tư này, hành giả được bừng tỏ hoàn toàn như mặt trời hiện lên xóa tan đêm tối vậy.

Tâm đạo này sát trừ trọn năm kiết sữ còn lại là: Ái Sắc (Rūparāga), Ái Vô Sắc (Aruparāga), Ngã Mạn (Māna), Phóng Dật (Uddhacca) và Vô Minh (Avijjā).
-------------------------------
Các bạn có thấy chứng đạo bên nguyên thủy đâu dễ dàng,,, phải không?
Và các bạn có tìm thấy sự tương đồng giữa chứng đạo và kiến tánh?

Thiệt là nhiều chuyện rồi...
Cung kính.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

nếu chỉ đọc lời giải thích quá cô đọng về những tâm siêu thế này .. chắc chẳng mí người có TƯ LƯƠNG hiểu nổi đâu [smile]

--> nhưng nếu đọc những lời này ... cộng với "những giáo lý thực hành" trong KINH NGUYÊN THỦY thì dễ hiểu hơn nhiều ... [smile]


(1) Tâm Sơ Đạo --> Tâm Nhị Đạo --> Tâm Tam Đạo

vốn chỉ là 2 những mặt ứng dụng khác nhau của ĐỊNH GIÁC CHI [smile]


(a) Định Giác Chi: trước tiên .. phải cố định là định này dẫn tới vô vi luôn nhé [smile] ... trong cả 3 mặc ứng dụng khác nhau khi: có TẦM + TỨ, không TẦM

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi?

Ðịnh có tầm có tứ --> này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi... (như trên)...

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi?

Ðịnh không tầm, chỉ có tứ --> này các Tỷkheo, đây là con đường đưa đến vô vi. - Tương Ưng Bộ



Định Giác Chi [smile]
26) Cái gì là định có tầm, có tứ, này các Tỷ-kheo --> cái ấy là định giác chi.

Cái gì là định không tầm, không tứ --> cái ấy là định giác chi.

Gọi là định giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

Tương Ưng Bộ nói tới hai mặt ứng dụng của Thất Giác Chi với Tầm và Tứ .. cho nên .. Định Giác Chi là 1 --> thành 2 .... thất giác chi là 7 --> thành 14 [smile]


(b) hai mặt ứng dụng có Tầm có Tứ .. Không Tầm chỉ có Tứ ...


(1) Mặt Ứng Dụng có Tầm có Tứ

Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo sống, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

Vị ấy trú,

quán thân trên thân, hoặc thân sở duyên (kàyàrammano) khởi lên, hoặc thân nhiệt não (kàyasmin parilàho), hoặc tâm thụ động, hoặc tâm phân tán hướng ngoại (bahiddha va cittam vikkhipati);

--> do vậy, này Ananda, Tỷ-kheo cần phải hướng tâm đến một tướng tịnh tín (pasàdaniyenimitta).

Do vị ấy hướng tâm đến một tướng tịnh tín, hân hoan (pàmujjam: Thắng hỷ) sanh. Người có tâm hân hoan, hỷ sanh. Người có tâm hỷ, thân được khinh an. Người có tâm khinh an, lạc thọ sanh. Người có tâm lạc thọ, tâm được định tĩnh.

Vị ấy tư sát như sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được. - Tương Ưng Bộ


đối với Thọ .. thì hướng dẫn của Định có Tầm Tứ cũng tương tự như vậy [smile]

8-9) Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo sống, quán thọ trên các thọ... sống, quán tâm trên tâm... 10) Vị ấy sống, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Vị ấy trú, quán pháp trên các pháp, hoặc thân sở duyên khởi lên, hoặc thân nhiệt não, hoặc tâm thụ động, hoặc tâm phân tán, hướng ngoại; do vậy, này Ananda, Tỷ-kheo cần phải hướng tâm đến một tướng tịnh tín. Do vị ấy hướng tâm đến một tướng tịnh tín, hân hoan sanh. Người có hân hoan, hỷ sanh. Người có tâm hỷ, thân được khinh an. Người có thân khinh an, lạc thọ sanh. Người có lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị ấy tư sát như sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được. - Tương Ưng Bộ


Tầm và Tứ vốn là hai TÂM SỞ --> đều thuộc về Tư Sát ..

- nghĩa của Tầm là tư sát, suy tư, suy nghĩ ở DẠNG THÔ ..

- và nghĩa của TỨ là tư sát, suy tư, suy nghĩ ở dạng tinh tế, tỉ mỉ hơn ...


như vậy là 2 mức quán THÔ và TẾ về "AN TỊNH" khác nhau


(2) khi đã có sự thành thục thì mặt thô không còn là vấn đề ngăn ngại nữa .. mà chỉ còn cái VI TẾ là cái chỗ QUÁN ... phải suy tư, suy nghĩ, ở dạng tinh tế hơn vẫn còn .. và còn cần thiết

cho nên ...

Ðịnh không tầm, chỉ có tứ --> này các Tỷkheo, đây là con đường đưa đến vô vi. - Tương Ưng Bộ

Nếu chúng ta để ý kỹ thì không có Thiền mà chẳng có sự quán chiếu, tư sát .. bởi vì .. TẦM TỨ vốn là hai tâm sở thuộc về tư sát [smile]... cho nên .. thiền hỏng đúng cách vì thiếu khả năng tư sát nên không có hiệu quả thường là vấn đề xảy ra [smile]


(3) Tâm Tam Đạo

Không Tầm Không Tứ .. Tâm Tam Đạo nói tới 1 vấn đề quán sát thực tướng khác hơn [smile]


Chúng ta để ý hai lời chỉ dẫn khác nhau về Tứ Niệm Xứ đối với Định Giác Chi .. Tâm Sơ Đạo và Nhị Đạo ở phần cuối có thêm 1 đoạn khác .... [smile]

Vị ấy tư sát như sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được.

--> Nay ta rút lui (patisamharàmi) (khỏi đối tượng tịnh tín)".

Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. (khéo cắt đứt ... smile)

Vị ấy rõ biết: "Không tầm, không tứ, - nội tâm chánh niệm, ta được an lạc". - Tương Ưng Bộ



Vị ấy tư sát như sau: "Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được.

Nay ta rút lui (khỏi đối tượng tướng tịnh tín)".

Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. (khéo cắt đứt ... smile)

Vị ấy rõ biết: "Không tầm, không tứ, nội tâm chánh niệm, ta được an lạc".



Không Tầm, Không Tứ --> và vẫn có TÂM CHÁNH NIỆM, AN LẠC tồn tại [smile]


Vì vậy ... cũng có thêm nhiều đoạn khác nói tới sự thực hành tương tự ... điển hình như:

Ngài Tu Bồ Ðề (Sudhùti), tu định không tầm (avitakkam samàdhim) và được Thế Tôn tán thán và nói lời cảm hứng :

"Với ai tâm quét sạch,

Nội tâm khéo cắt đứt, Không còn chút dư tàn,

Vượt qua ái nhiễm ấy.

Ðạt được tưởng vô sắc, Vượt khỏi bốn ách nạn,
- Tiểu Bộ Kinh



Do đó .. kinh điển Nguyên Thủy nêu ra rất nhiều trường hợp thực hành "KHÉO CẮT ĐỨT" Thân Kiến, Hoài Nghi, Giới Cấm Thủ ... muội lược dục ái, sân hận bằng an tịnh chỉ ... nhất tâm [smile] .... chỗ khéo SỬ DỤNG do TẦM và TỨ đem lại .. do CHÁNH NIỆM CHÁNH TRI ...


Chính niệm chính tri

“Ma-nạp, Tỳ-kheo như vậy thành tựu Thánh giới, được các căn của Thánh, ăn biết vừa đủ; bấy giờ, đầu hôm cuối hôm, tinh tấn tỉnh giác.

Lại vào lúc ban ngày, hoặc đi hoặc dừng, ---> thường niệm nhất tâm, --> trừ các ấm cái.

Vị ấy, vào khoảng đầu hôm, hoặc [85a] đi hoặc ngồi, --> thường niệm nhất tâm --> trừ các ấm cái.

Cho đến giữa đêm, nằm nghiêng hông phải, tưởng niệm sẽ trỗi dậy, --> đặt ý tưởng vào ánh sáng, tâm không loạn tưởng.

Đến lúc cuối đêm, liền dậy tư duy, hoặc đi hoặc ngồi, trừ các ấm cái. Tỳ-kheo có Thánh giới như vậy đầy đủ, được các căn bậc Thánh, ăn uống biết đủ, đầu hôm cuối hôm, tinh cần tỉnh giác, thường niệm nhất tâm, không có loạn tưởng.


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Chào các bạn và quý đạo hữu...
Hôm nay nói tiếp... Cái nghĩa 3 câu về Kiến Tánh nhé: Kiến Tánh,,, tức Phi Kiến Tánh,,, Thị Danh Kiến Tánh!

Sao bạn Vạn Vấn và quý đạo hữu không chia sẻ nhỉ,,, chuyện của bạn ấy cũng là nỗi niềm của nhiều người!

Thật ra tôi vẫn luôn rõ ràng là cái không tăng và không giảm, không thừa và không thiếu! Chỉ là đôi lúc vì duyên hay nghiệp, tôi bị kéo theo nên không thấy rõ ràng, vì vậy điều mà đãng lẽ muốn bàn ở đây là khi quá dính sâu vào "bùn lầy" của duyên nghiệp, thì cách nào nhanh nhất để có thể nắm bắt được sợi dây kéo mình ra khỏi "vũng bùn lầy " ấy thôi

Thật ra,,, bạn nói tôi vẫn luôn rõ ràng là cái không tăng giảm,,, không thừa thiếu... Là không đúng!

Vì sao? - vì nếu ở trạng thái đó thì bạn đã Đại Ngộ triệt để rồi,,, nghĩa là bạn nhập Chân Tâm - Thường Lạc Ngã Tịnh (Trạng thái niết bàn thường tịnh thuộc Chân Đế Vô Vi,,, là phi nhân duyên phi tự nhiên,,, làm gì bị duyên nghiệp lôi kéo nữa!).

Vậy bạn đang ở đâu? - Nếu là kiến tánh thì mới qua cửa sơ quan thôi (tiểu ngộ),,, còn bị Thức Uẩn làm chủ. Bạn phải Tham Cứu tiếp để sống ly 5 uẩn (quên cái ngộ này đi - vô thủ trước niết bàn).

* Có Tổ nói: Sau khi Ngộ vô sanh rồi phụp tắt,,, phải sống Khế Hợp với cái Ngộ vô sanh đó để Nhập vô sanh... Dụng vô sanh.

Vậy sống Khế Hợp vô sanh là sao? - là sống với TÁNH BIẾT thấy pháp (cũng là ly 5 uẩn - làm muội dần tham dục - sân hận và các kiết sử còn lại). Vừa qua đã trích dẫn vi diệu pháp "Tâm Siêu Thế",,, tham khảo.

Tóm lại: có 2 cách sống đạo... sau khi kiến tánh!


Nhiều chuyện rồi phải không các bạn...
Chơi mà lị....
Cung kính.
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
wallpaper4.jpg
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Hehe còn có đúng sai... Thôi chịu vậy, hít được là sống, thở ra là chết... Sinh trụ hoại diệt trong từng hơi thở, chân như đởn giản vậy sao? Hehe
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Mà thôi luyên thuyên, quá nhiều, chỉ mong không vì vậy mà tạo thêm nghiệp hay duyên gì... Hehe :))
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Hehe còn có đúng sai... Thôi chịu vậy, hít được là sống, thở ra là chết... Sinh trụ hoại diệt trong từng hơi thở, chân như đởn giản vậy sao? Hehe

Hí hí,,, vẫn là chơi nhé bạn.

- Với người tìm lối vào đạo,,, thì khuyên chẳng nói đúng sai! Vì sao? - vì giúp họ bặt suy lường nhị nguyên để khế hợp chân tâm mà nhập đạo (cắt đứt dòng Hành tương tục của Thọ Tưởng Thức).

- Với người đã nhập đạo như bạn,,, thì cái tôi này chỉ lấy gương cho bạn tự soi vậy. Tất cả đã nhập đạo thì tự mình thắp đuốc lên đi cả mà,,, đúng không? Vậy chẳng lìa tự tánh mà nói đúng sai là cái dụng ở nơi sự mà nói,,, xong rồi tự lìa bạn phải biết cái đó chứ,,, sao còn nói nhau thế. Vậy ắt bạn bản ngã còn thô rồi.

Hí hí... Giống cái tôi này lắm lắm,,, đồng bệnh chúng sanh mà đang ở niết bàn vậy.

Cung kính.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Cái gì các ông cũng thấy biết hết mà lại hỏi đáp tranh luận như người mù???

Muốn giúp người khác THẤY BIẾT lại đi KHOE KHOANG KHOÁC LÁC cái THẤY BIẾT của mình làm chi vậy ta???

Có người hỏi: "Phật, Tổ THẤY BIẾT gì???"

Có một người hỏi lại người hỏi:
"CÓ cái gì mà ông KHÔNG THẤY BIẾT???
Có phải ông cho là Phật, Tổ THẤY BIẾT đúng???
Còn ông THẤY BIẾT sai???"
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Cái gì các ông cũng thấy biết hết mà lại hỏi đáp tranh luận như người mù???

Muốn giúp người khác THẤY BIẾT lại đi KHOE KHOANG KHOÁC LÁC cái THẤY BIẾT của mình làm chi vậy ta???

Có người hỏi: "Phật, Tổ THẤY BIẾT gì???"

Có một người hỏi lại người hỏi:
"CÓ cái gì mà ông KHÔNG THẤY BIẾT???
Có phải ông cho là Phật, Tổ THẤY BIẾT đúng???
Còn ông THẤY BIẾT sai???"

Chào Vo Minh. Hí hí,,, bạn tham gia chơi vui vẻ.

Ừ ừ,,, lời bạn nói rất đúng. Cũng tùy người chơi; có bụi trong mắt còn nhiều hay ít đó mà.

Với người sạch bụi trong mắt,,, đâu có khởi tâm trước cảnh. Chỉ tùy duyên theo hạnh nguyện xưa hoặc sự thỉnh cầu của người hỏi pháp.

Bạn có biết vì sao không?
Hí hí,,, có người chơi mà chẳng biết họ... Ờ ờ...

Cung kính.. các vị Phật.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Hí hí, cái này mới buồn cười hơn nè :D

- Nếu vậy thì Tự tánh cũng là Tự thấy, nói cách khác là Tự tánh vốn đã tự thấy tự hiểu biết rốt ráo cả rồi. Như thế thì theo Thiền tông để làm gì?
- Còn nói phải tu tập mới kiến tánh được thì cái gì thấy tánh? Hoá ra câu "Thấy tức tánh, tánh tức thấy" là sai hay sao? :)
Ha ha...

Buồn cười vì lão huynh chỉ hỏi da lông nghe buồn cười như vậy! Nếu muốn trao đổi chuyên sâu một tý. Mời lão huynh hỏi lại kkkk
 

Vạn Vấn

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
15 Thg 10 2018
Bài viết
439
Điểm tương tác
52
Điểm
28
Tôi chẳng biết gì cả :))
 

nguyenngoc9592

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 3 2022
Bài viết
24
Điểm tương tác
1
Điểm
1
Địa chỉ
Tân Bình, TPHCM
--> vậy thì cứ "TRĂNG" thì phải đáp ứng thôi .. như là SỰ XOAY CHUYỂN của CÁI THẤY [smile]
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên