Trung Quán Học Viện-Hiển Mật Song Tu Viên Dung.

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
2011_03_19_jataka_teachings_05-biography-retire.jpg

MUỐN THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG MẬT THỪA ĐIỀU THIẾT YẾU QUÝ VỊ PHẢI CÓ ĐẠO SƯ TRAO TRUYỀN [QUÁN ĐẢNH] ĐỂ GIA TRÌ TỪ DÒNG TRUYỀN THỪA KHÔNG GIÁN ĐOẠN TỪ ĐỨC KIM CANG TRÌ,ĐỂ KHƠI DẬY TIỀM NĂNG TRONG TÂM THỨC.


Nếu muốn tiến triển thành công trên con đường tu tập Mật thừa, điều thiết yếu là quý vị phải được chính vị đạo sư (guru) của mình trao truyền cho một niềm hứng khởi và sự gia trì của dòng truyền thừa không gián đoạn, khởi đầu từ đức Phật Kim Cang Trì (Vajradhara), để khơi dậy được tiềm năng trong tâm thức nhằm đạt đến trạng thái thành tựu Phật quả. Sự trao truyền này đạt được thông qua lễ quán đảnh. Vì thế, trong tu tập Mật thừa, vị đạo sư (guru) là rất quan trọng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hiển Mật

2011_03_19_jataka_teachings_05-biography-retire.jpg

THỜI CƠ TU HỌC CHẲNG PHẢI TỰ NHIÊN MÀ ĐẾN.
NÓ CẦN PHẢI SẮP XẾP [RÕ RÀNG] CẨN THẬN.

Lúc tôi còn trẻ chưa có chuyện gì xảy ra.Khoảng mười bốn mười lăm tuổi,tôi bắt đầu thật sự quan tâm đến Phật pháp.Rồi người Trung Hoa đến và tôi đã tiêu phí nhiều năm với đủ loại xoáy lốc chính trị.Tôi đã đi Trung Quốc và viếng thăm Ấn Độ vào năm 1956.Sau đó,trở về lại Tây Tạng,và lại lần nữa phung phí một số thời gian cho nhiều sự vụ chính trị.Điều rõ nhất mà tôi có thể còn nhớ nổi là sự tham gia khảo thí cho chức vụ Geshe (học vị cao nhất trong đại học tăng viện Tây Tạng); sau đó tôi buộc lòng phải rời bỏ quê hương. Đến nay tôi đã sống lưu vong hơn ba mươi mấy năm rồi;tuy tôi vẫn không ngừng nghiên cứu học tập và tu hành nhưng phần lớn cuộc đời tôi trôi qua không chút ý nghĩa cũng chẳng ích lợi gì.Tôi rất lấy làm hối tiếc vì đã bỏ lỡ công việc tu hành.Nếu nghĩ về pháp tu “Vô Thượng Du Già Mật pháp” thì tôi không còn khả năng hành trì một vài phép tu của pháp môn này vị sự cấu tạo cơ thể của tôi đã bắt đầu suy thoái với tuổi tác.Thời cơ tu học Phật pháp chẳng phải tự nhiên mà đến, ngược lại,nó cần phải được sắp xếp riêng rẽ cẩn thận
.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hiển Mật

2018-07-31-Leh-Gallery-GG02_SA99632.jpg
Trong thời đại mạt pháp những vị Thượng sư (Guru) thường đại biểu cho tất cả Chư Phật, Chư Bồ Tát để tận lực vì mục đích giải thoát mọi loài hữu tình chúng sanh ra khỏi vòng luân hồi đau khổ.Trong nhiều mật pháp đã từng được tiên tri từ trước rằng, Đức Phật sẽ lấy hình tướng của Thượng sư (Guru) để thị hiện vào thời buổi lộ ra ngoài một cách mạnh mẽ hơn vào thời Mạt pháp; điều này có thể gây hoang mang xáo trộn cho những ai kỳ vọng một hình thức cố định đối với Đại Bi Tâm.Nếu không dễ dàng tiếp nhận lòng bi mẫn và sự minh huấn của Chư Phật thì không có sư trưởng nào có thể giúp đỡ gì nhiều cho chúng ta được.Nhưng,tín ngưỡng và lòng xác tín kiên định sẽ thông hướng chúng ta đến pháp lực của Chư Phật.Bi tâm lớn mạnh của Chư Phật hướng về tất cả chúng sanh,không có biệt lệ nào cả.Điều này bao gồm cả bạn và tôi. Có một bài giáo thị nói rằng: “Khi ta đang phiêu du trong luân hồi sanh tử,Ngài (Đức Phật) đã tìm đến ta và soi sáng mọi tăm tối vô minh của ta.Ngài đã hướng dẫn ta bằng một con đường quang minh chính đại và giải phóng ta vượt thoát mọi trói buộc phiền não”. Dựa vào quá trình của sự Chỉ Diệt,chúng ta có thể phát hiện rằng Phật đang vì ta mà nỗ lực.Hãy tự vấn: ai trong số những người cận kề đã chỉ đạo cho bạn thoát xa khỏi vòng luân hồi đau khổ vì vô minh,tham đắm và sân hận? Là một trong song thân bạn chăng?Bằng hữu bạn chăng? Vợ hay chồng bạn chăng? Bằng hữu bạn không thể,thân quyến bạn không thể, song thân bạn cũng không thể nốt.Vậy thì,nếu có một vị Phật nỗ lực vì bạn, ắt hẳn vị ấy là người đã dẫn đạo để bạn chứng đắc được quả vị giác ngộ.Sư trưởng của bạn đấy. Đó là nguyên nhân ta nên xem sư trưởng hệt như một vị Phật châu toàn viên mãn.Quá khứ từng có nhiều dẫn chứng,do chướng ngại nội tâm,người tu đã trông thấy một vị Phật chân thật mang hình tướng tầm thường.Ngài Asanga (Vô Trước) (thế kỷ thứ 4 C.E.) đã từng trông thấy ngài Di Lặc Bồ Tát ,đức Phật đời vị lai thị hiện thành một con chó cóc ghẻ đầy mình; và ngài Sang-pu-wa thì trông thấy vị Phật Mẫu hiện thành một bà lão cùi hủi.Nếu chúng ta có thể hội ngộ được những vị đại sư của quá khứ,các vị này đã từng chứng ngộ trong cùng một hiện kiếp; thoạt nhìn họ chỉ như một đoàn hành khất bình dị ở Ấn Độ,dạo quanh khắp vùng áo quần lõa thể và trên trán có xâm vẽ nhiều hành chữ. Khi tôi đề cập đến sự quan trọng của lòng kính ngưỡng đối với sư trưởng và sự nhận tri rằng sư trưởng như một vị Phật;xin chớ hiểu lầm tôi đang ám chỉ cá nhân tôi là Phật. Đây không phải là trường hợp đó ,vì tôi biết tôi không phải là Phật.Bất cứ là tôi được tôn sùng,tuyên dương hay bị kết án;tôi sẽ luôn là một tăng lữ Phật giáo bình phàm như hiện giờ tôi đang là một tăng sĩ,và tôi cảm thấy rất thoải mái và an lạc.Người ta gọi tôi là Đại Bi Bồ tát, bồ tát Quán Thế Âm;nhưng điều này không làm tôi trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát được.Người Trung Cộng gọi tôi là con chó sói mặc áo cà sa,nhưng điều này cũng không khiến tôi thua một con người và hơn một con chó sói.Tôi vẫn nguyên vẹn là một tăng sĩ tầm thường.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hiển Mật

2018-08-01-Leh-Gallery-GG01_SA90152.jpg

SỰ HÀNH TRÌ THEO MẬT THỪA THỰC HIỆN KHI ĐÃ CÓ NỀN TẢNG VỮNG CHẮC TRONG HỆ THỐNG KINH ĐIỂN,QUÝ VỊ MỚI CÓ THỂ HÀNH TRÌ MẬT PHÁP NHƯ MỘT PHÁP TU BỔ SUNG.


Sự hành trì theo Mật thừa có thể được thực hiện khi một người đã đạt được nền tảng vững chắc trên đường tu tập theo như chỉ dạy trong hệ thống kinh điển. Nền tảng này bao gồm một sự nhận hiểu đúng về tánh Không, như đã được thuyết giảng trong lần chuyển pháp luân thứ hai, và một nhận thức về tâm nguyện vị tha, mong muốn đạt đến giác ngộ vì lợi ích cho tất cả chúng sanh, trên căn bản của lòng từ bi cùng với sự thực hành sáu pháp ba-la-mật. Cho nên, chỉ sau khi đã thiết lập được một nền tảng thích hợp trong những pháp môn tu tập thông thường thì quý vị mới có thể hành trì Mật thừa như một pháp tu bổ sung.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hiển Mật

xlarge
ĐẶC THÙ CỦA VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT KHÔNG CHỈ LÀ...
Không cần phải trải qua vô số đại kiếp, mau chóng thành Phật, đây là pháp môn đặc thù của Vô thượng du già mật. Các hành giả của ba Mật bộ cấp thấp, nếu muốn chứng đắc
[quả vị nhanh chóng], cũng cần phải tu tập hai giai đoạn của Vô thượng du già mật, chứ không thể chỉ thỏa mãn với pháp môn tu tập của mình. Bởi vậy, không thể cho rằng sự khác biệt về tu hành nhanh chậm của mật chú chỉ là: (1) sự thành tựu quả vị toàn giác trong một đời trong thời đại đấu tranh này, hoặc (2) có thể thành tựu quả vị toàn giác mà không cần phải tu tập trải qua vô số đại kiếp.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Hiển Mật

875076889492131840

NẾU CHỈ TU TẬP TÁNH KHÔNG ,KHÔNG DÙNG PHƯƠNG TIỆN NÀO KHÁC (loại bỏ phương tiện cứu cánh),DỤNG CÔNG CÁCH NÀO CŨNG CHẲNG THỂ THÀNH PHẬT.

Có người cho rằng: “Muốn thanh tẩy cấu nhiễm, chỉ cần tu tập quán không, bởi vì trí tuệ thông đạt chân thật (tánh không) chính là sự đối nghịch với hành tướng của ngã chấp, trong khi những pháp tu khác thì không đối nghịch. Cho nên con đường thành Phật chỉ là sự tu tập tánh không, đâu cần những hý luận (phương tiện) nào khác?”
Nếu chỉ tu tập không tánh thì dù có dụng công cách nào cũng không thể thành Phật. Bởi vì ngoài sự quán không, không còn phương tiện nào khác để chiêu cảm quả Phật, xa lìa phương tiện, không đủ nhân tố để thành Phật. Cho nên tu tập tánh không, không viên mãn tất cả phương tiện. Ngài Thiên Chủng Tuệ (Devakulamahāmati) giải thích hợp lý khi cho rằng đường lối tu tập này (trí tuệ và phương tiện), không chỉ riêng cho Mật thừa, mà cũng là cho Ba la mật đa thừa.
THƯỢNG SƯ TÔNG KHÁCH BA.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tu đúng pháp không ảnh hưởng Cổ Mật.

2018-11-01-Dharamsala-G01_DSC9918.jpg

Trong bốn trăm câu kệ của ngài Thánh Thiên có dạy như thế này: "Nếu mà giải thoát nghiệp và phiền não thì mình sẽ được giải thoát". Nghiệp và phiền não gốc nằm ở đâu? Do “phi như lý tác ý” do chấp thật.
Do vậy, nếu mình diệt trừ được si mê chấp thật đó thì mình sẽ diệt trừ được các loại phiền não còn lại. Điều quan trọng là chúng ta nổ lực chứng đắc tánh không để nhận biết được, tất các pháp không thật, để diệt trừ si mê chấp thật.
Tại do chấp thật đó,chúng ta đã tạo nghiệp gây ra phiền não,rồi chúng ta có cái thân thủ uẩn phải tiếp tục sanh tử khổ đau.Trí tuệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhiều lúc các bạn hành pháp Ngondro (pháp khởi đầu),hay lễ lạy 100.000 lạy,cúng dường cả một trăm, một tỷ, cúng dường vô lượng, vô số , rồi các bạn có thể hành trì niệm chú, hành những hạnh khó hành, nhưng những cái hành trì đó.Nó không có tác động, và không cắt đứt được gốc khổ đau.
Nhưng những hành trì đó nó chỉ trợ giúp phát triển trí tuệ, tích thêm công đức để bạn tu tập để bạn phát triển trí tuệ.Chứ nó không thể nào giúp bạn ra khỏi sanh tử luân hồi, cũng không thể phát triển trí tuệ.
Nhiều lúc bạn tu lòng đại bi,hay là phát cái tâm Bồ Đề giữ giới, thiền định, bố thí, tinh tấn, làm tất cả hạnh của một hạnh Bồ Tát.Nhưng những hạnh đó,không có khả năng đoạn trừ cái gốc của khổ đau, không thể nào cắt đứt được chấp thật si mê. Chấp thật si mê là căn nguyên dẫn đến khổ đau, bạn muốn cắt được căn nguyên gốc khổ đau đó thì bạn phát triển trí tuệ.
Phát triển trí tuệ không tánh kiến.Tại vì trí tuệ đối nghịch trực tiếp cái chấp thủ tất cả cảnh chấp thật,trí tuệ có nghĩa là không thật, từ không thật mới tiêu diệt chấp thật, chỉ trí tuệ là vũ khí duy nhất để đoạn tận khổ đau.Vì thế, mọi nỗ lực chúng ta vào tánh không,còn những hạnh khác chỉ trợ giúp cho chúng ta phát triển trí tuệ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Lối thiền đốn ngộ của Trung Hoa sai lời Phật dạy, theo Liên Hoa Giới Bồ Tát (xếp chứng ngộ theo Đại Tạng Kinh Trung Hoa)

2018-11-01-Dharamsala-G12_DSC0360.jpg

*NGÀI LIÊN HOA GIỚI (Bồ Tát) TRUYỀN THỪA TỪ TỔ LONG THỌ (Nalanđà).NGÀI NÓI RẰNG: HỆ THỐNG SAI LẦM THUỘC THIỀN ĐỐN NGỘ CỦA TRUNG HOA,
1, VÌ HỆ THỐNG NÀY KHÔNG CÓ LỐI XÁC MINH ĐÚNG ĐẮN VỀ CHÁNH KIẾN VÔ NGÃ QUA LÝ LUẬN VÀ PHỦ QUYẾT.
2,HỌ CHO RẰNG CÁC NIỆM PHÂN BIỆT LÀ THẬT CÓ. (đây là điều Trung Quán ngài Long Thọ đã bác bỏ)
3,BỞI VÌ HỌ CHO RẰNG TẤT CẢ LÝ LUẬN QUAN SÁT CHƯỚNG NGẠI THÀNH PHẬT.ĐÃ BỊ PHỦ ĐỊNH CHÍNH NGÀI LIÊN HOA GIỚI.


Ngài Liên Hoa Giới (Kamalaśila) trong phần ba của Tu Thứ Đệ Luận (Bhāvanā Krama) cũng hướng dẫn cùng một phương pháp như vậy: Khi tu nhiều về quán tuệ (tỳ bát xá na), trí tuệ vượt mức, mà sức định chỉ (samatha) quá yếu, giống như ngọn đèn dầu trước gió, tâm sẽ diêu động, không thể thấy rõ như thị ngã kiến, lúc đó nên tu định chỉ [đối trị]. Cũng thế khi định chỉ vượt mức, hành giả chìm đắm trong đề mục không thể thấy rõ như thị ngã kiến, lúc đó nên tu quán (huệ). Nếu lúc nào cũng quân bình giữa định (chỉ) và huệ (quán), giống như cổ xe kéo bởi một cặp bò, cả hai phải kéo đồng đều và cùng lúc, hành giả phải tu tập đến lúc thân tâm tự tại, trụ vô tác hành (vô công dụng hành), thì lúc đó không cần phải áp dụng đối trị nữa, gọi là đẳng trì đẳng chí, quân bình cả hai thiền chỉ và thiền quán một cách tự nhiên. Theo ý của ngài Liên Hoa Giới, hành giả cần phải quân bình giữa thiền chỉ và thiền quán, đặt nặng sự tu tập vào thành thành phần yếu thế (Anh: not predominant), khiến cho sự tu tập hai bên được cân bằng. Nếu như thiền chỉ quá mạnh, hay chỉ quán lực không quân bình, thì hành giả không nên cho là mình đắc vô phân biệt thiền (vô niệm thiền), cũng không nên chấp thủ hệ thống Đại thừa của Hòa thượng (Mahāyanā Hvashang) thuộc hệ thống thiền đốn ngộ Trung quốc, vì hệ thống này không có lối xác minh đúng mức độ chánh kiến vô ngã qua lý luận và phủ quyết (đây là điểm sai lầm nổi bật trong hệ thiền đốn ngộ Trung quốc). Hệ thiền này cho rằng tất cả các niệm phân biệt đều là thật có. Vì cho rằng đây là điều mà Trung quán đã bác bỏ), bởi vậy họ đã sai lầm khi cho là tất cả các quán sát phân tích đều là chướng ngại cho trí tuệ thành Phật.
Chú thích: Đây là hệ thống truyền pháp theo thiền đốn ngộ Trung quốc, do vị Hòa thượng đại diện, nặng về hành trì làm sao cho được vô niệm (vô phân biệt tâm), thì cho là ngộ chân tâm, đắc giải thoát. Hệ thiền vô tâm này bị phủ nhận bởi ngài Liên Hoa Giới, tạo thành một cuộc tranh biện dữ dội giữa hai thiền phái Trung hoa và Ấn độ, qua sự chứng minh của vua Tây tạng Triseng Detsen (trị vì từ 755-799). Hai bên cam kết nếu ai không hợp chánh lý sẽ không được truyền pháp ở Tây tạng. Kết quả tranh biện là phe của Hòa thượng đuối lý nên theo lời hứa đã trở về Trung quốc, và hệ thiền vô niệm này được xem như không đúng chánh pháp giải thoát của Phật giáo nên không được truyền bá ở Tây tạng nữa.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nếu không tu Du Già tánh không,chỉ duy trì tâm vô phân biệt (vô phân biệt=không phân biệt) ,thì không phải là tu tập không tánh

906189712063586304

*NGÀI LIÊN HOA GIỚI GIẢI THÍCH RẰNG: PHẢI TU TẬP VỀ “DU GIÀ TÁNH KHÔNG”,
-NẾU XA LÌA QUÁN TUỆ THÌ KHÔNG THỂ NHẬP “VÔ TƯỚNG DU GIÀ”.
-NẾU NHƯ KHÔNG CÓ CHÁNH KIẾN,HOẶC TUY CÓ CHÁNH KIẾN [VỀ KHÔNG TỰ TÁNH CỦA CÁC PHÁP] ,CHÁNH KIẾN LIỄU NGỘ KHÔNG TÁNH.
-NHƯNG LÚC TU TẬP KHÔNG TU CHÁNH KIẾN LIỄU NGỘ KHÔNG TÁNH, MÀ CHỈ DUY TRÌ TÂM VÔ PHÂN BIỆT,THÌ ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ TU TẬP KHÔNG TÁNH.



Tu Thứ Đệ Luận (Stages of Meditation) của ngài Liên Hoa Giới (Kamalaśila). Phần ba của Tu Thứ Đệ Luận nói: Bảo Vân Kinh (Cloud of Jewels Sutra) nói: “Như vậy, sau khi khéo léo vượt qua các lỗi lầm, vì muốn xa lìa các hý luận, phải tu tập du già về không tánh. Sau khi tu tập không tánh dài lâu, nếu ở bất cứ cảnh giới nào làm tâm tán loạn, vui mừng, thì đối với cảnh giới đó phải quán sát tự tánh của nó, liễu giải không tánh. Lại phải quán sát nội tâm, liễu giải không tánh. Kế đến, quán sát cái tâm liễu giải đó, và cũng biết bổn tánh nó là không. Nương vào những sự liễu giải như vậy mà hành giả có thể ngộ nhập vô tướng du già.” Điều này nói rõ rằng nếu không quán sát như vậy thì không thể ngộ nhập vô tướng du già.
Ngài Liên Hoa Giới nói vì kinh giải thích rằng dùng trí tuệ quán sát mới có thể ngộ nhập vô tướng, tức là nếu xa lìa quán tuệ thì không thể ngộ nhập vô tướng du già.
Kinh trên cũng nói rằng muốn tu tập vô tướng tam ma địa, phải nên quán sát thân tâm không thật có. Điều này cũng nói rõ rằng nếu không dùng trí tuệ quán sát sự chân thật của các pháp thì không thể sanh khởi vô tướng tam ma địa.
Cho nên,cần phải thường thường tu tập chánh kiến, quyết trạch ý nghĩa vô tự tánh của các pháp để đạt được định giải. Nếu như không có chánh kiến, hoặc tuy có chánh kiến, nhưng lúc tu tập lại không tu chánh kiến liễu ngộ không tánh, mà chỉ duy trì tâm vô phân biệt, thì đây không phải là tu tập không tánh.
Đại sư Tông Khách Ba

 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tứ Bách Ngũ Thập Luận Thích

904369419137146880


TỨ BÁCH NGŨ THẬP LUẬN THÍCH CỦA NGÀI TỊCH TĨNH:
*NẾU CHỈ TU TẬP ~BỔN TÁNH CỦA BỔN TÔN~,HÀNH GIẢ KHÔNG THỂ THÀNH PHẬT VÌ PHƯƠNG TIỆN KHÔNG VIÊN MÃN.

*NẾU CHỈ TẬP PHÁP TÁNH CỦA BỔN TÔN ,MÀ KHÔNG TU TẬP PHÁP BỔN TÔN [VÔ THƯỢNG] DU GIÀ,HÀNH GIẢ PHẢI TRẢI QUA NHIỀU A TĂNG KỲ KIẾP MỚI CÓ THỂ THÀNH PHẬT.

*NẾU TU TẬP CẢ HAI THÌ HÀNH GIẢ MAU CHỨNG ĐẮC VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG BỒ ĐỀ.ĐÂY LÀ SỰ TU TẬP THỎA ĐÁNG NHẬN ĐƯỢC SỰ GIA TRÌ.


Ngài Tịch Tĩnh (Ratnākaraśānti) trong Tứ Bách Ngũ Thập Luận Thích (Skt: Guhyasamājamaṇḍalavidhiṭīkā) nói: “Nếu chỉ tu tập về bổn tánh của bổn tôn (Anh: nature of a deity), hành giả không thể thành Phật, vì sự tu tập phương tiện không viên mãn. Nếu chỉ tu tập về pháp tánh của bổn tôn (Anh: suchness of a deity), mà không tu tập pháp Bổn tôn du già, hành giả cần phải trải qua nhiều a tăng kỳ kiếp mới có thể thành Phật. Nếu tu tập cả hai thì hành giả sẽ mau thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, bởi vì đây là sự tu tập rất thỏa đáng và nhận được những sự gia trì thù thắng.”
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Om Ah Hum

906187749662277632


NẾU SỰ TU HỌC CỦA KIM CANG THỪA CHỈ DỰA TRÊN SỰ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VÀ THỰC HÀNH SÁU BA LA MẬT ĐA MÀ CHẲNG CÓ PHƯƠNG TIỆN KIM CANG THỪA MÀ CHẲNG CÓ NHỮNG PHÁP VÔ THƯỢNG DU GIÀ THÌ KIM CANG THỪA SẼ TRỞ THÀNH BA-LA MẬT ĐA THỪA.


Ba la mật đa thừa dựa trên căn bản tu tập Bồ đề tâm, nghĩa là phát đại thệ nguyện thành Phật để lợi ích tất cả chúng sanh. Con đường tu tập chính là thực hành sáu Ba la mật đa, mà không thêm những phương tiện nào khác, chẳng hạn như hai giai đoạn tự khởi và viên mãn của Vô thượng du già. Nếu như sự tu tập của Kim cang thừa cũng chỉ dựa trên sự phát Bồ đề tâm và thực hành sáu Ba la mật đa, mà không có những phương tiện khác (chẳng hạn như hai giai đoạn của Vô thượng du già), thì Kim cang thừa cũng sẽ trở thành Ba la mật đa thừa.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Thực hành Vô Thượng Du Già Mật.

904006401289347072


Mật Điển Du-già Tối Thượng, là để làm tan rã hay rút bỏ những cấp độ thô của tâm thức và những năng lượng thúc đẩy chúng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Nương tựa Vô Thượng Du Già Mật

903611242514923520

*THỜI KỲ MẠT PHÁP MUỐN MAU VIÊN MÃN PHẬT QUẢ CHỈ CÓ NƯƠNG TỰA GIA TRÌ CỦA PHÁP VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT.
-BA BỘ PHÁP MẬT TAN TRA (CHÚ THẤP) ""KHÔNG PHẢI NÓI THỜI GIAN TU TẬP NHANH CHÓNG THỜI MẠT PHÁP
"".
Tương truyền sự chứng đạt Phật quả nhanh chóng ngay trong đời mạt pháp nầy [ngày nay mạng sống con người chừng 60 năm] là một khía cạnh nổi bật của Vô thượng Du-già Tantra, nhưng sự chứng đạt Phật quả trong một đời nầy cũng là một khía cạnh thuộc ba pháp Tantra còn lại. Trong ba pháp Tantra nầy, không phải là nói đến khoảng thời gian tu tập nhanh chóng để thành tựu trong thời mạt pháp mà chỉ cho khả năng thành tựu của các Du-già sư thông qua thực hành pháp Thiên thần du-già, trì tụng thần chú (mantra), thế nên kéo dài mạng căn của họ qua được nhiều kiếp. Ngay trong đời nầy họ có thể đạt được giác ngộ tối thượng nhờ vào tu tập ba pháp Tantra thấp hơn mà cuối cùng họ có thể tiến sâu vào Vô thượng Du-già Tantra.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Mật điển

898930949702406144

NHỮNG GÌ THÂM DIỆU NHẤT CHÚNG TA CÓ THỂ TÌM THẤY TRONG VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT.
Những gì thâm diệu nhất có thể được tìm thấy trong tantra Tối thượng Du-già. Chính nhờ tantra này, quý vị có thể đạt đến sự nhận hiểu về thuật ngữ “tánh Phật” hay “yếu tính thành Phật”, hay nói theo cách khác là “tánh giác không nhiễm ô” được giảng giải trong [luận giải] Tương tục Tối thượng [của ngài Di-lặc]. Ý nghĩa sâu xa nhất của khái niệm này chỉ có thể được nhận hiểu trong tantra Tối thượng Du-già.

Cho dù chúng ta có lập luận rằng tự thân [luận giải] Tương tục Tối thượng đã bàn đến tánh Phật trong hình thức đầy đủ nhất [của khái niệm này], thì một điều hết sức rõ ràng là chỗ hoạt dụng rốt ráo của tánh Phật chính là tâm quang minh bản sơ như [chỉ được] giảng giải trong tantra Tối thượng Du-già.

Sự độc đáo và thâm diệu của Tối thượng Du-già là tantra này giảng giải và vạch ra những phương pháp không chỉ để chứng nghiệm những tiến triển tâm linh trên con đường tu tập ở mức độ thô của tâm thức, mà còn giảng giải những kỹ năng và phương pháp để vận dụng mức độ vi tế nhất của tâm thức, tức là tâm quang minh bản sơ. Khi quý vị có khả năng chuyển hóa tâm quang minh bản sơ vào toàn bộ con đường tu tập, quý vị sẽ có được trong tay một công năng cực kỳ mạnh mẽ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Mật Điển

897113331290636288


CÁC HÀNH GIẢ BA BỘ MẬT CẤP THẤP,NẾU MUỐN CHỨNG ĐẮC QUẢ VỊ NHANH CHÓNG,CŨNG CẦN PHẢI TU TẬP HAI GIAI ĐOẠN CỦA VÔ THƯỢNG DU GIÀ MẬT,CHỨ KHÔNG THỂ CHỈ THỎA MÃN VỚI PHÁP MÔN TU TẬP CỦA MÌNH.
Không cần phải trải qua vô số đại kiếp, mau chóng thành Phật, đây là pháp môn đặc thù của Vô thượng du già mật. Các hành giả của ba Mật bộ cấp thấp, nếu muốn chứng đắc
[quả vị nhanh chóng], cũng cần phải tu tập hai giai đoạn của Vô thượng du già mật, chứ không thể chỉ thỏa mãn với pháp môn tu tập của mình.
Thượng sư Tông Khách Ba.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Om Ah Hum

896422390762016768



*KHÔNG THỂ PHÂN BIỆT TIỂU THỪA & ĐẠI THỪA BẰNG DỰA TRÊN KIẾN GIẢI TÁNH KHÔNG.
-NGÀI LONG THỌ VÀ CÁC ĐỆ TỬ NGÀI ĐỀU CHO RẰNG ĐẠI THỪA & TIỂU THỪA LÀ DỰA TRÊN SỰ TU TẬP PHƯƠNG TIỆN THIỆN XẢO.
-CHỨNG ĐẮC VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ LÀ NHÂN RIÊNG ĐỂ PHÂN ĐỊNH ĐẠI THỪA-TIỂU THỪA

Bảo Man Luận (kệ 390, 393) của ngài Long Thọ nói:
Trong pháp Thanh văn thừa,
Chưa nói Bồ đề nguyện,
Đại hạnh và hồi hướng,
Làm sao thành Bồ tát?
Kinh Tiểu thừa chưa nói,
An trụ Bồ tát hạnh,
Nhưng Đại thừa đã nói,
Người trí nên thọ trì .
Không thể phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa bằng cách dựa trên kiến giải về tánh không. Ngài Long Thọ và các hàng đệ tử đều cho rằng sự khác biệt giữa Tiểu thừa và Đại thừa là sự tu tập phương tiện thiện xảo. Ví dụ người mẹ là nhân chung, còn người cha là nhân riêng để biện biệt tộc tánh (hoặc Tây Tạng, hoặc Mông Cổ, hoặc Ấn Độ, v.v…) của những đứa con. Tương tự, bà mẹ Bát nhã là nhân chung cho bốn người con (Thanh văn, Độc giác, Bồ tát và Phật), còn những phương tiện, như phát tâm, chứng đắc Vô thượng bồ đề để lợi ích chúng sanh, là nhân riêng để phân định Đại thừa và Tiểu thừa.
Thượng sư Tông Khách Ba
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Tu Ngã Phương Tiện Luận (Skt: Ātmasādhanāvatāra), ngài Trí Túc (Jñānapāda)

894942921046491136

*TRONG TU NGÃ PHƯƠNG TIỆN LUẬN CỦA NGÀI TRÍ TÚC GIẢI THÍCH,
-NẾU PHÁP TU QUÁN VÔ NGÃ ~THIẾU NHỮNG TÁNH CHẤT CỦA PHƯƠNG TIỆN~,NÓ KHÔNG THỂ PHÁT SANH NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ, (nhất thiết chủng trí,trí biết tất cả của Phật).
-DO VẬY,HÀNH GIẢ PHẢI NỔ LỰC TU TẬP MỘT PHƯƠNG TIỆN RÕ RÀNG.
-NHÂN CỦA SỰ LỢI LẠC NÀY LÀ PHƯƠNG TIỆN TU TẬP [CỨU CÁNH].
.
Tu Ngã Phương Tiện Luận (Skt: Ātmasādhanāvatāra), ngài Trí Túc (Jñānapāda) đã giải thích rất rõ ràng những điều được dạy trong Mật bộ vừa nêu trên. Trước tiên, ngài nói về pháp tu của Ba la mật đa thừa:
Nếu pháp tu quán vô ngã thiếu những tánh chất của phương tiện, nó không thể phát sanh nhất thiết chủng trí – xa lìa tất cả phiền não phân biệt, lợi lạc tất cả hữu tình. Cho nên, hành giả phải nỗ lực tu tập một phương tiện rõ ràng. Chỉ có nhất thiết chủng trí của Phật mới có thể lợi lạc tất cả chúng sanh, và sự lợi lạc này phát sanh từ sự rộng lớn rốt ráo (Anh: ultimate vastness). Nhân của sự lợi lạc này cũng chỉ là sự tu tập phương tiện, bởi vì sự tu tập vô ngã chỉ đoạn trừ phiền não phân biệt.
THƯỢNG SƯ TÔNG KHÁCH BA.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Mật điển

893150941760651264

*ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂY TẠNG TỐI THƯỢNG DU GIÀ MẬT GIỐNG NHƯ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG THƯỜNG NGÀY.
-TỐI THƯỢNG DU GIÀ MẬT CHỦ YẾU DÀNH CHO NHỮNG HÀNH GIẢ THUỘC CÕI DỤC,VÌ CẤU TRÚC CƠ THỂ SÁU PHẦN,BA PHẦN CHA,BA PHẦN MẸ.

Đối với người Tây Tạng chúng tôi, Tối Thượng Du-già Mật thừa cũng [quen thuộc và thiết yếu] giống như chế độ ăn uống hằng ngày. Tôi được biết là việc thực hành tu tập các tantra Căn bản yếu lược và Đại Nhật Như Lai đã phát triển rộng rãi ở Nhật Bản, với khá nhiều hành giả tu tập theo các thừa ngoại mật. Nhưng có vẻ như Tối Thượng Du-già Mật thừa thì chỉ được thấy trong truyền thống Tây Tạng, cho dù tôi không thể nói chắc chắn về điều này.
Tối Thượng Du-già Mật thừa chủ yếu dành cho các hành giả tu tập là những con người thuộc cõi dục, với cấu trúc cơ thể được tạo thành từ sáu phần. Sáu phần này bao gồm ba phần chúng ta nhận được từ cha và ba phần nhận được từ mẹ.
Đức Đạt Lai Lạt Ma.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Sai lầm của các Lạt Ma

893122394748100608


*NHIỀU LẠT MA TÂY TẠNG SAI LẦM PHÁP BỔN TÔN [VÔ THƯỢNG] DU GIÀ CHỈ ÁP DỤNG GIAI ĐOẠN TỰ KHỞI THỨ NHẤT CỦA VÔ THƯỢNG DU GIÀ.
-PHÁP BỔN TÔN VÔ THƯỢNG DU GIÀ CẦN PHẢI ĐƯỢC ÁP DỤNG CHUNG CHO CẢ HAI GIAI ĐOẠN:GIAI ĐOẠN TỰ KHỞI & GIAI ĐOẠN VIÊN MÃN.

Nhiều lạt ma Tây Tạng sai lầm khi chỉ áp dụng pháp tu Bổn tôn du già (deity yoga) – vòng mạn đà la (Anh: mandala circle) – vào giai đoạn thứ nhất của Vô thượng du già (giai đoạn tự khởi). Đây là lỗi không phân biệt được sự rộng hẹp của pháp Bổn tôn du già (tồn tại trong ba Mật bộ cấp thấp và trong cả hai giai đoạn của Vô thượng du già), và giai đoạn tự khởi (chỉ tồn tại trong giai đoạn đầu tiên của Vô thượng du già). Pháp tu Bổn tôn du già (deity yoga) cần phải được áp dụng chung cho cả hai giai đoạn (giai đoạn tự khởi và giai đoạn viên mãn).
Đại sư Tông Khách Ba.
 
Last edited:

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Mật Điển

892634798367277056

MỘT HÀNH GIẢ QUÁN SÁT RỘNG LỚN MÌNH VÀ CHÚNG SANH,ẮT KHÔNG THỂ THỎA MÃN VỚI QUY TẮC THẾ GIAN CHỈ BIẾT TRUY CẦU KHOÁI LẠC,XA LÁNH CÁI KHỔ TRONG HIỆN ĐỜI (đời này).
Một khi hành giả quán sát lợi ích rộng lớn của mình và chúng sanh, ắt không thể thỏa mãn với quy tắc thế gian là chỉ biết truy cầu khoái lạc và xa lánh sự khổ trong hiện đời. Ngưỡng cửa cho những hành giả đang tìm cầu sự hướng thượng cho đời sau, sự giải thoát khỏi sanh tử, và sự thành tựu Nhất thiết chủng trí chính là những lời dạy vang lừng khắp ba cõi của Đức Phật.
Đại sư Tông Khách Ba
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên