Tứ ân

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
Cảm Niệm về Tứ Ân <?XML:NAMESPACE PREFIX = O /><O:p></O:p>

Thích Thông Huệ<O:p></O:p>

Ðức Phật, trước khi dạy môn đệ làm Hiền Thánh, cũng rất xem trọng tư cách làm người. Con người khi sống trong xã hội là "sống cùng, sống với", không ai có thể đơn độc mà tồn tại và phát triển. Nói khác đi, mỗi người chúng ta đều chịu nhiều ơn nặng, từ khi sinh ra đến khi nhắm mắt. Ðạo Phật đề cập đến Tứ trọng ân (ơn cha mẹ, ơn Thầy Tổ, ơn Tổ quốc và ơn chúng sinh), và ngày Vu lan là dịp tôn vinh những ân tình ân nghĩa ấy.<O:p></O:p>
Trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn cha mẹ, và không có bất hạnh nào lớn hơn bất hạnh của kẻ mồ côi. Hình ảnh người cha lao động cần mẫn sớm hôm, người mẹ dịu hiền chăm chút các con từng miếng ăn giấc ngủ, đã từng là - và mãi là - những cung bậc êm đềm của bài hợp xướng gia đình. Căn bản đạo đức cũng bắt đầu từ sự giáo dục của gia đình, vì cha mẹ là chuẩn mực của các con từ lúc còn thơ ấu. Và mãi mãi về sau, dù ở lứa tuổi nào, chúng ta cũng thấy cha mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể lúc ta thành công trong sự nghiệp hay hạnh phúc trong cuộc sống lứa đôi, ta không cảm nhận rõ điều này. Nhưng khi gặp cảnh ngộ không may, khi bị sóng đời dập vùi tơi tả, khi hoàn toàn mất niềm tin đối với người xung quanh, ta mới chợt hiểu rằng, nơi một góc trời xa yêu dấu, cha mẹ vẫn là chiếc nôi ấm cho mình ru giấc ngủ sâu, là vòng tay êm xóa tan hết nơi mình mọi buồn đau hận tủi. Ân sủng thiêng liêng ấy, tình cảm bao la bất tận ấy, ta có thể tìm được nơi đâu, ngoài cha mẹ của mình?<O:p></O:p>
Ðêm khuya trăng rụng xuống cầu<O:p></O:p>
Cảm thương cha mẹ dãi dầu ruột đau.<O:p></O:p>
Người con xa quê hương, vất vả mưu sinh, có lúc phải tạm quên cha mẹ. Cũng có khi do mải vui với vợ con bạn bè, nên tình quê bị lui xuống hàng thứ yếu. Nhưng một hôm nào đó, khi cuộc vui đã tàn, còn một mình ta trong đêm khuya vắng lặng, nhìn ánh trăng cô đơn dưới dòng sông, ta chợt nhớ về làng cũ. Ta chợt nhớ về hai đấng sinh thành tuổi cao sức yếu, ngày ngày tựa cửa trông ngóng tin con. Ðau lòng lắm khi thấy mình chưa đền đáp một phần nhỏ công ơn sâu dày của cha mẹ. Vội vã trở về mong chuộc lại lỗi lầm, thì hỡi ôi, cha mẹ đã không còn! Hối hận cách mấy, khóc than cỡ nào cũng không thể kéo lại thời gian đã mất. Nỗi đau này, niềm hối tiếc này đến bao giờ mới nguôi ngoai!<O:p></O:p>
Mất cha con cũng u ơ<O:p></O:p>
Mất mẹ con cũng bơ vơ một mình.<O:p></O:p>
Không người nào muốn mình mất cha mẹ, nhưng vô thường nào có tha cho một ai? Vì thế, ngay khi cha mẹ còn sinh tiền, ta nên biết trân quý từng ngày sum họp, như quý viên ngọc vô giá đang cầm trên tay mà chắc chắn không thể giữ được vĩnh viễn. Sự trân quý ấy, kết hợp với sự biết ơn và thương kính chân thành đối với cha mẹ, là những điểm xuất phát của lòng hiếu thảo. Chúng ta biết ơn cha mẹ vì thân ta do cha mẹ mà có, nhờ cha mẹ mà trưởng thành. Chúng ta thương cha mẹ khi ta còn thơ dại, vì cha mẹ là nơi nương tựa vững chãi bình an nhất. Ta thương cha mẹ khi ta khôn lớn, vì biết mỗi ngày ta sống hạnh phúc ấm no là một ngày ta rút bớt sức lực của các Người. Ta càng thương cha mẹ khi ta có con cái, vì lúc bấy giờ ta mới thấm thía được sự hy sinh của cha mẹ đối với con. Rồi một hôm, nhìn kỹ dung nhan cha mẹ, hốt nhiên thấy Người đã quá già yếu, thì ngoài tình thương ta còn có sự lo lắng, vì biết thời gian sum họp chỉ còn tính từng tháng, từng ngày! Những người con hiếu thảo, thời gian qua đã có phước duyên phụng dưỡng cha mẹ, giờ càng cố tạo nhiều cơ hội làm Người vui lòng. Còn những người chưa từng nghĩ đến chữ hiếu, nay có kịp giật mình tỉnh ngộ, hay vẫn còn rong chơi đâu đó nơi phố chợ phù hoa?<O:p></O:p>
Ngày nay, trong xu thế khôi phục và phát huy truyền thống văn hóa đạo đức, các quan hệ xã hội càng được đề cao. Trong đó, quan hệ thầy - trò được đặt lên hàng đầu. Phần đông gia đình phải bận rộn về sinh kế, nên việc dạy dỗ con em đều phó thác cho thầy cô. Vì thế, môi trường giáo dục chủ yếu về chữ nghĩa lẫn đạo đức là nhà trường.<O:p></O:p>
"Nhất tự vi sư, bán tự vi sư". Người dạy ta một chữ là thầy ta, dạy nửa chữ cũng là thầy. Nhờ thầy, ta mới tiếp cận với tri thức loài người, mới hòa nhập với đời sống văn minh, mới có nghề nghiệp ổn định. Ở thời đại hiện nay, khi thế giới ngày càng thu hẹp, con người càng xích lại gần nhau nhờ những phương tiện truyền thông và giao thông tiên tiến, tri thức lại càng cần thiết để bắt kịp và thích nghi với đà tiến hóa của xã hội. Do vậy, vai trò của thầy cô càng trở nên quan trọng không thể thiếu, đối với quan điểm thế gian.<O:p></O:p>
Trên phương diện xuất thế gian, thầy dạy đạo còn có vị trí cao cả hơn, vì thầy dạy ta những phương pháp tu hành để trở thành người đạo đức, để thăng hoa đời sống tâm linh. Nếu ta biết ơn cha mẹ và thầy cô ngoài đời vì công sinh thành dưỡng nuôi và giáo dục ta trong một đời kiếp, thì ta càng nhớ thầy dạy đạo gấp nhiều lần hơn, vì thầy nuôi lớn thân huệ mạng bất sinh bất diệt của ta, dìu dắt ta trên lộ trình giác ngộ giải thoát.<O:p></O:p>
Kinh Vu Lan Bồn sớ có 4 câu kệ:<O:p></O:p>
Khể thủ Tam giới chủ<O:p></O:p>
Ðại hiếu Thích Ca Văn<O:p></O:p>
Lụy kiếp báo thâm ân<O:p></O:p>
Tích nhân thành Chánh giác.<O:p></O:p>
Chúng ta cúi lạy Bậc Ðại hiếu Thích Ca là Ðấng Giáo chủ trong ba cõi. Ngài đã trải qua nhiều kiếp báp đáp những ân sâu, nhờ tích chứa nhân lành nên ngày nay thành tựu đạo quả vô thượng. Ðức Phật là một tấm gương sáng chói về lòng hiếu thảo và sự trọng nghĩa trọng tình. Với trí vô sư, Ngài biết tất cả chúng sinh đều có liên hệ thân thuộc lẫn nhau, qua vô lượng kiếp luân hồi trong quá khứ. Do vậy, Ngài dạy chúng ta mở lòng thương bình đẳng và rộng khắp đến tất cả mọi loài, không sát sinh hại vật để thỏa mãn nhu cầu ăn mặc, giải trí cho riêng mình.<O:p></O:p>
Trong đời hiện tại, mỗi cá thể cũng có tương quan hữu cơ với cộng đồng xã hội nói riêng và với vạn vật nói chung. Chúng ta chịu ơn tất cả mọi người, từ người nông phu gieo trồng lúa mạ rau trái cho ta ăn, người thợ dệt làm ra y phục cho ta mặc, đến biết bao ngành nghề khác phục vụ ta trong cuộc sống đời thường. Chúng ta cũng chịu ơn cỏ cây hoa lá chim muông tạo cho ta môi trường thanh sạch; và nhờ sự hiện hữu vô vị lợi của chúng, ta có thể học được nhiều bài học quý giá về cách sống trọn tình. Loài hoa nào cũng cố gắng nở hết sức để làm đẹp và tỏa hương cho đời, mà không hề giữ lại một chút gì cho riêng mình; loài chim mỗi sáng cũng cố gắng hót ca hết sức để tặng cho đời những âm thanh trong trẻo. Chúng không hề ganh ghét tị hiềm lẫn nhau, không hề phân biệt kẻ nhận lãnh là thiện hay ác, giàu có hay nghèo hèn. Những bài học ấy lúc nào cũng sẵn sàng trước mắt, nếu ta biết mở lòng ra đón nhận.<O:p></O:p>
Chúng ta cũng mang ơn những vị lãnh đạo quốc gia đã vạch kế hoạch cho toàn dân được cơm no áo ấm, được yên ổn làm việc, học hành. Cuộc sống thanh bình hiện tại đã được đánh đổi bởi vô vàn hy sinh mất mát của quá khứ. Cuộc sống ấy được duy trì cũng nhờ sự đóng góp tích cực và thầm lặng của biết bao chiến sĩ, đang chiến đấu trên những trận tuyến tuy vô hình nhưng thật nhiều cạm bẫy gian nan.<O:p></O:p>
Ngày Vu lan, với thông điệp nhắc nhở mọi người nhớ lại và tìm cách đáp đền những ân tình ân nghĩa đã cưu mang, đã góp phần trong công tác văn hóa tư tưởng, giúp thúc đẩy xã hội phát triển hòa nhịp giữa vật chất, tri thức và đạo đức. Bởi vì, một xã hội văn minh không phải nhờ sự phồn vinh vật chất, mà từ phong cách sống và lối cư xử giữa con người với nhau sao cho hợp với tình đời lý đạo. Cho nên có thể nói ngày lễ Vu lan là một lễ hội tình người, không chỉ có ý nghĩa đối với hàng tứ chúng con Phật, mà còn đối với toàn thể nhân loại nói chung - bây giờ và mãi mãi.<O:p></O:p>
Source: Báo Giác Ngộ 238 Số đặc biệt Vu Lan Báo Hiếu PL2548 ra ngày 26-8-2004
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
TỨ ÂN
<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:eek:ffice:eek:ffice" /><o:p></o:p>
Mọi sự vật đều dựa vào nhân duyên sinh tồn. Con người ý thức điều ấy, xem như một đối tác có trọng trách trân quý, biểu dương, thù tạc. Đó là ân nghĩa vợ chồng, ân tình cha con, ân đức thầy trò, vua tôi, đồng bào, nhân loại, thường tình trong thế gian.
Phật giáo nhận chân có những cái làm trở ngại trên đường thoát tục, nên khi xuất gia cần phải cắt đứt như tình cha con, nghĩa vợ chồng đã được đề cập trong một bài kệ như sau:
(âm Hán Việt)
Lưu truyền tam giới trung,
Luân chuyển trong ba cõi
Ân ái bất năng thoát.
Khí ân nhập vô vi,
(tạm dịch)
Ân ái chẳng giải thoát
Dứt ân vào vô vi
Chân thật báo ân giã.
Mới thật người báo ân
(Pháp Uyển Châu Lâm quyển 23: Tăng lữ xuất gia.)
<o:p></o:p>
Trong nhiều kinh sách nhà Phật đề cập đến cái ân như trong:
Kinh chánh pháp niệm Phật quyển16 đề cập đến: ân cha, ân mẹ, ân Như Lai, ân Pháp sư.
Trí giác thiền sư tự hành lục Thích thị yếu lãm quyển trung lại nói: Sư trưởng ân, Phụ mẫu ân, Quốc vương ân, Thí chủ ân.
Đại tạng pháp số quyển 23 nói: Thiên hạ ân, Quốc vương ân, Sư tôn ân, Phụ mẫu ân. Trong Pháp Uyển Châu Lâm quyển 50, Đại thừa bổn sanh tâm địa quán quyển 2, Giáo thừa pháp số quyển 13, Thích tịnh độ quần nghi luận tham yếu ký quyển 7, Tứ ân hiếu thuận sao . . . đều giải thích rất rõ ràng . Chúng tôi có thể quy kết thành bốn ân trọng chính như sau: ân Tam bảo, ân cha mẹ, ân quốc gia xã hội và ân pháp giới chúng sanh.
Trong Tam bảo: Phật là đấng toàn giác, tự giác giác tha, là thầy của trời và người, cùng các bộ chúng khắp tất cả các loài chúng sanh, giải thoát mọi loài từ bến mê về bờ giác, từ bể khổ đến bờ an vui, bình đẳng, tự tại. Chưa một ai có cái thấy biết bằng Phật, không một ai ban ơn bố thí bằng Phật và không một ai bình đẳng như Phật, khẳng định mọi chúng sanh đều thành Phật. Một công đức viên mãn cho cả thế gian và xuật thế gian.
Tất cả ý nghĩa đều dựa vào 6 loại công đức vi diệu: Công đức hải, công đức bảo, công đức tạng, công đức tụ, công đức trang nghiêm, công đức lâm. Thường làm lợi cho tất cả chúng sanh. Ân Phật là không thể nghĩ bàn.
Pháp bảo có 4 loại: Giáo pháp để phá cái vô minh, phiền não, nghiệp chướng cho tất cả các loại hữu lậu như âm thanh, văn, cú . . .
Pháp lý bao gồm các pháp luận có và không.
Pháp hành là giới định tuệ và các hạnh.
Quả pháp thu đạt quả hữu vi và vô vi.
Bốn loài pháp bảo này dẫn dắt chúng sanh ra khỏi bể sanh tử đến bờ giác. Tam thế chư Phật đều y theo pháp để tu hành, đoạn trừ tất cả chướng ngại để thành tựu Bồ Đề. Và giúp chúng sanh còn lăn trôi được lợi lạc trong vị lai. Vì thế mà chúng sanh chưa giải thoát phải miên mật thành kính thực thi pháp bảo, ắt có ngày tỏ ngộ. Ân Pháp bảo thật là không thể nghĩ bàn.
Tăng bảo có 3 loại: Bồ tát tăng, Thanh văn tăng và Phàm phu tăng. Thành tựu đươc giải thoát có đầy đủ tất cả chánh kiến, có thể vì đại chúng mà khai thị Thánh đạo. Ba loại tăng bảo này cũng gọi là Chơn bảo tăng. Ngoài ra còn có một loại gọi là Phước điền tăng như Xá lợi Phật, Tôn tượng Phật và giới luật mà Phật đã chế. Phải kính trọng và tin tưởng một cách sâu dày, có thể khiến mình và người đều không bị tà kiến, lại có thể tuyên dương chánh pháp, tán thán nhứt thừa; lại càng tin sâu nhân quả, thường phát thiện nguyện, tuỳ lúc mà sám hối những sai phạm, trừ các nghiệp chướng. Tất cả các loại Tăng bảo nêu trên đều làm lợi cho hữu tình. Ân Tăng bảo là không thể nghĩ bàn.
Với cha mẹ, “công cha như núi Thái sơn” :Qua nghiệp lực , huyết thống mới có tấm thân ta. Ngoài ra bao nhiêu công lao chăm sóc, nuôi dưỡng, sửa trị , trao nắn từ tấm bé cho con nên người, theo dõi bước chân con để nâng đỡ khi vấp ngã, chịu đựng, chia sẽ cùng con những thành công cũng như thất bại trong cuộc đời. Biết nói sao cho hết cái đức nghiêm từ của cha. “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” Lòng bi mẫn của mẹ bao la qua các đức tính:
Đại địa: Cưu mang nặng nhọc, giữ gìn bảo toàn cho con.
Năng sanh: Mẹ sanh đẻ đớn đau, muôn ngàn cay đắng.
Năng chính: Mẹ sinh con chỉ biết có con, quên nghĩ đến mình.
Dưỡng dục: Mẹ nuốt đắng ,nhã ngọt cho con.
Trí giả: Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.
Trang nghiêm: Mẹ ẩm bồng bú mớm cho con lúc thơ ấu.
An ổn: Mẹ chịu bao dơ dáy, tắm rửa giặt giũ.
Giáo thọ: Xa con một phút mẹ trông nhớ không nguôi.
Giáo giới: Mẹ nuôi con mà cam lòng tạo bao ác nghiệp.
Sự nghiệp: Mẹ suốt đời lo lắng cho con, để lại gia nghiệp.
Qua công ơn lớn lao của cha mẹ, bổn phận làm con phải:
“Một lòng thờ mẹ, kính cha.
Cho trọn chữ hiếu mới là đạo con”.
Khi cha mẹ còn sống nên phụng dưỡng, giúp đỡ lúc già yếu, thăm viếng, an ủi lúc cô đơn. Điều quan yếu phần tinh thần, giúp đỡ hướng thiện về với chánh đạo. Một đơn cử: Ngài Bạch Ẩn nhiều lần cầu thỉnh khuyến mời phụ thân niệm Phật không được. Ngài bày kế nhờ Phụ thân niệm Phật lấy tiền. Không lâu Phụ thân đã niệm Phật với lòng thành chân thật vì đạo không còn nhận tiền. Thiết nghĩ đó là một cách báo hiếu hợp lẽ đạo hiện tiền. Ngoài ra khi cha mẹ quá vãng, thờ phượng , cầu độ bằng việc thiện, tụng kinh, phóng sanh để hồi hướng cho cha mẹ cũng là việc tốt nên làm.
Với quốc gia xã hội, nếu được thạnh trị, an ổn, có chánh trị nghiêm minh, có nhân quyền hòa ái, thượng tôn luật pháp. Tâm linh đạo giáo phát triễn đem lợi ích cho nhân quần, trên dưới một lòng mở mang dân trí, mọi sự hạnh thông.
Trái lại một quốc gia kỷ cương không minh chính, lấy ác báo dấy nghiệp, thì hoạn nạn, tai ương sẽ hoành hành. Cuộc sống vật chất đến tinh thần sẽ suy vi điên đảo. Xã hội loạn lạc, chia lìa. Bất cứ hoàn cảnh nào chúng ta cũng phải có bổn phận báo bổ.
Thời Lý, sư Vạn Hạnh đã là quốc sư chỉ hộ quốc khi hữu sự, ngài không nhận ngôi vị quốc giáo. Thời Trần, vua Trần Nhân Tông, Trần Thái Tông, rũ bỏ vương quyền về Trúc lâm tịnh tu, nhưng quý ngài đã trở lại dẹp loạn, khi thế giặc tan, ngài ung dung về chùa không hệ lụy tham đắm thế tục, một thời thạnh trị biết là dường nào. Biết bao nhà sư đã nêu gương báo quốc. Gần đây dưới thời Pháp thuộc, chống ngoại xâm, các nhà sư đi theo kháng chiến cũng không ít: Mật Nguyện, Mật Thể, Đôn Hậu . . .Sau 1975 Ngài Đôn Hậu cũng tuyên bố: bây giờ đất nước thống nhất, ngài xin trở về chùa phụng sự đạo pháp. Ngài Huyền Quang cũng ở trong liên khu 5 trước kia, chỉ một việc mong báo quốc bằng cách không hệ lụy với thế tục làm bàn đạp cho chính trị qua Mặt Trận Tổ Quốc. Đã hơn 20 năm tù tội không bản án. Xác thân quý ngài hẳn là có nhọc nhằn, nhưng giữ cho Phật giáo trọn ân với quốc gia, là không đồng lõa làm phương hại lương dân. Gần đây Ngài cũng đã nhắc nhở: “Tình hình giáo hội có lúc vẽ vang, có lúc bi thảm, có lúc nội bộ phân hóa, nhưng giới Tăng già phải biết từ bỏ quyền lợi riêng tư để tiến xa trên con đường tịnh hạnh . . .vì sự vinh quang của đạo pháp và dân tộc. (Đạo từ đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Đại hội kỳ 3 tại Hoa kỳ).
Hầu hết chúng ta không chịu nổi sự hà khắc kềm kẹp của Cọng sản phải ra đi. Cùng chung đứng dưới ngọn cờ tượng trưng khối người Việt tại Hải ngoại thiết nghĩ là điều thiết thực, đúng đắng, không một ai trong chúng ta thiếu ý thức quên đặt lá cờ trong các nghi thức lễ hội. Đó cũng là một biểu tượng gợi cho ta nhớ ơn quốc gia xã hội vậy.
Pháp giới chúng sanh, một quần thể tương duyên hổ trợ, người đi cày không thể thiếu cái cày và con trâu, giới xuất gia tu hành không thể quên ơn thí chủ cúng dường. Trong thế gian tình đồng bào nghĩa nhân loại, chia sẽ cùng nhau con sông , giếng nước, lề thoái, tập quán; môi trường sống, những thuận lợi nhà cửa, phương tiện giao thông , truyền thông, văn minh vật chất, không khí trong lành. Thiền môn, Tịnh xá được ấn định trong thời khóa: mỗi lần thọ trai, qua đường phải nghĩ công ơn nhiều ít để có phần ẩm thực. Mỗi tháng 2 lần có chúc lễ thù ân. Toàn thể Tăng chúng từ Trụ trì trở xuống phải đại vị đảnh lễ Tam bảo, kể cả người gánh củi, xách nước.
Giáo pháp bao đời được gìn giữ, trao truyền cho đến nay cũng phải bao bàn tay khéo léo trân quý châm sóc trong hành trình hộ pháp, chúng ta phải ghi nhớ cái ân trọng đại ấy. Hơn nữa từ vạn kiếp đến nay đã từng là đa sanh phụ mẫu trong muôn loài. Đó là một trọng ân .
Tóm lại trong 4 ân lớn, ân Tam bảo: Phật Pháp Tăng không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên trong Phàm phu tăng đôi khi gặp chướng duyên, nghịch cảnh, chúng ta cần phát tâm đóng góp hổ trợ vượt qua đúng pháp. Ân cha mẹ thật to lớn, nay phải tích cực giúp đỡ quý cụ qua cảnh cô đơn già yếu. Có được tinh thần hướng thiện tín tâm, an vui tịnh hạnh hiện tiền hơn là để lúc quá vãng phải hối tiếc. Về quốc gia dân tộc trong lúc nhân tâm xao xuyến bị cưỡng bức niềm tin. Trên thì tranh ngôi đoạt vi,tham ô nhũng lạm. dưới thì sa đọa, cướp bóc, bán mình, bán máu, phải biết đứng về lẽ phải, không đồng lõa với cái ác. Trong tình pháp giới chúng sanh, phải biết chia xẽ với với cô gái bán mình ở Đài Loan, cụ già bán máu ở làng Nổi, với người nông dân bị cướp vườn, cướp ruộng, nâng đỡ kẻ sa đọa. Thiết nghĩ như vậy cũng góp được phần trong việc báo ân vậy.
Tâm Pháp
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên