Khác Tu đến bậc nào thì không tạo nghiệp thêm nữa vậy các bác?

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Mỗi ngày:
Làm gì! Nói gì đều là HÀNH ĐỘNG tạo nghiệp thì TU cũng là HÀNH ĐỘNG tạo nghiệp!

Mỗi ngày!
Đừng theo Ý mà HÀNH ĐỘNG thì Làm gì! Nói gì cũng không tạo THÊM nghiệp.


Ý dẫn đầu các PHÁP.

Ý điều khiển mình khiến mình nói gì, làm gì cũng phải theo Ý.

Mình có cảm xúc với người này, có lòng trắc ẩn với người kia, có ác cảm, có thiện Ý, có Khổ đau, có hạnh phúc, mỗi ngày có cảm nhận lúc này lúc khác đều từ Ý mà có cảm giác.

Ý xuất phát từ DUYÊN NGHIỆP của mình nên mình nói gì, làm gì cũng là tạo nghiệp.

Từ Ý mà mình Tham Sân Si!
Từ Ý mà mình muốn TU!
Từ Ý mà mình muốn THÀNH Phật.
Từ Ý mà mình muốn CÓ được TẤT CẢ thì cũng là tạo nghiệp.

Vì bởi Ý dẫn đầu các HÀNH ĐỘNG của mình.
Mình muốn nói gì, làm gì cũng phải theo Ý.

Chết cũng phải theo Ý!
Đầu thai làm người hay trâu bò cũng phải theo Ý.
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Mỗi ngày:
Làm gì! Nói gì đều là HÀNH ĐỘNG tạo nghiệp thì TU cũng là HÀNH ĐỘNG tạo nghiệp!

Mỗi ngày!
Đừng theo Ý mà HÀNH ĐỘNG thì Làm gì! Nói gì cũng không tạo THÊM nghiệp.


Ý dẫn đầu các PHÁP.

Ý điều khiển mình khiến mình nói gì, làm gì cũng phải theo Ý.

Mình có cảm xúc với người này, có lòng trắc ẩn với người kia, có ác cảm, có thiện Ý, có Khổ đau, có hạnh phúc, mỗi ngày có cảm nhận lúc này lúc khác đều từ Ý mà có cảm giác.

Ý xuất phát từ DUYÊN NGHIỆP của mình nên mình nói gì, làm gì cũng là tạo nghiệp.

Từ Ý mà mình Tham Sân Si!
Từ Ý mà mình muốn TU!
Từ Ý mà mình muốn THÀNH Phật.
Từ Ý mà mình muốn CÓ được TẤT CẢ thì cũng là tạo nghiệp.

Vì bởi Ý dẫn đầu các HÀNH ĐỘNG của mình.
Mình muốn nói gì, làm gì cũng phải theo Ý.

Chết cũng phải theo Ý!
Đầu thai làm người hay trâu bò cũng phải theo Ý.


Bạn Vô Minh bảo rằng:
Đừng theo Ý mà HÀNH ĐỘNG thì Làm gì! Nói gì cũng không tạo THÊM nghiệp.

1. Nói như vậy vẫn là tạo nghiệp :) Là vì khi bảo rằng "đừng theo ý" thì vẫn là khởi lên một ý. Ý đó là ý "đừng theo ý" dẫn đến một hành động "đừng theo ý". Cho nên vẫn còn tạo nghiệp :)

2. Cho nên thay vì bảo "Đừng theo Ý mà HÀNH ĐỘNG" thì hãy bảo "Hãy an trụ nơi tự tánh" (tự tánh đây tức là "tánh" trong chữ kiến tánh). Khi an trụ trong tự tánh thì tự nhiên vẫn thường thanh tịnh ... tỉnh như ruồi! :) Không có "ý" gì cả! An trụ trong tự tánh mà hành động thì không có ý gì cả, nên hành động đó cũng không có nghiệp gì cả. :) Nên trong Pháp Bảo Đàn Kinh mới bảo rằng: "Người kiến tánh thì múa gươm giữa trận vẫn kiến tánh" (tức cũng là không tạo nghiệp)


Tuy nhiên muốn làm được như vậy phải Kiến Tánh trước đã :)


:) :) :)

1620594175608.png


toddle gigle.gif


 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Em có thắc mắc là tu đến bậc nào thì không tạo nghiệp nữa, hình như trong kinh điển không có nói trực tiếp về vấn đề này thì phải?
Chào đạo hữu,

Người xưa đã có câu hỏi ý nghĩa tương tự rồi, đó là: "Bậc đại tu hành còn lọt vào nhân quả chăng ?
- Đáp: Chẳng lầm nhân quả."

Tạo nghiệp tức là gieo nhân. Nhân thiện thì sanh đất thiện, nhân ác thì sanh đất ác. Trong pháp tứ nhiếp của đạo Bồ Tát (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) thì chẳng có pháp nào là chẳng gieo nhân cả. Đủ thấy, chỉ trừ khi bạn nhập Vô Dư Niết Bàn thì mới nói tới việc "vô vi vô khởi diệt" được !

Người kiến tánh mới nhập vào bậc Càn huệ Địa, là Bồ Tát sơ địa cho nên đối với nghiệp báo, tập khí quyết chẳng thể nói tới chữ "không tạo" được đâu.

Chúc chư hữu thường lạc,

Ps: "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả"
 
Last edited:

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
Chào đạo hữu,

Người xưa đã có câu hỏi ý nghĩa tương tự rồi, đó là: "Bậc đại tu hành còn lọt vào nhân quả chăng ?
- Đáp: Chẳng lầm nhân quả."

Tạo nghiệp tức là gieo nhân. Nhân thiện thì sanh đất thiện, nhân ác thì sanh đất ác. Trong pháp tứ nhiếp của đạo Bồ Tát (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) thì chẳng có pháp nào là chẳng gieo nhân cả. Đủ thấy, chỉ trừ khi bạn nhập Vô Dư Niết Bàn thì mới nói tới việc "vô vi vô khởi diệt" được !

Người kiến tánh mới nhập vào bậc Càn huệ Địa, là Bồ Tát sơ địa cho nên đối với nghiệp báo, tập khí quyết chẳng thể nói tới chữ "không tạo" được đâu.

Chúc chư hữu thường lạc,

Ps: "Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả"
Nếu vậy thì phải chăng chỉ có khi nhập diệt mới ko còn tạo nghiệp?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Nếu vậy thì phải chăng chỉ có khi nhập diệt mới ko còn tạo nghiệp?
Người xưa có một câu chuyện thế này, nay Ba Tuần nhắc lại, nếu hội được ý này thời biệt rõ ý nghĩa "tạo nghiệp" hơn:

"
Vua Càn Thát Bà vì Thế Tôn cúng dường âm nhạc. Lúc ấy sơn hà đại địa đều phát ra tiếng đàn, Ca Diếp đứng dậy múa vũ.
Vua hỏi Phật:
- Ca Diếp là bậc A la hán, tập lậu đã sạch, tại sao còn có tập khí sót lại vậy?
Phật nói:
- Thật chẳng có sót lại, chớ nên phỉ báng pháp.
Vua lại đàn thêm ba lần, Ca Diếp cũng múa vũ ba lần. Vua nói:
- Ca Diếp múa vũ như thế, há chẳng phải tập khí sao?
Phật nói:
- Ca Diếp thật chẳng múa vũ.
Vua nói:
- Sao Thế Tôn lại vọng ngữ?
Phật nói:
- Không vọng ngữ. Lúc ngươi đàn thì sơn hà đại địa, gỗ đá đều phát ra tiếng đàn phải chăng?
Vua nói:
- Phải.
Phật nói:
- Thì Ca Diếp cũng như thế. Cho nên nói thật chẳng múa vũ.
Vua mới tín thọ."
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Em có thắc mắc là tu đến bậc nào thì không tạo nghiệp nữa, hình như trong kinh điển không có nói trực tiếp về vấn đề này thì phải?
kakakakaka, Kinh nói hết rồi. Vấn đề là ai hiểu rõ vấn đề đó chính xác và nói cho bạn nghe.
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Em có thắc mắc là tu đến bậc nào thì không tạo nghiệp nữa, hình như trong kinh điển không có nói trực tiếp về vấn đề này thì phải?

nghiệp là một hành động có chủ ý
(hành động gồm có thân , khẩu , ý)
(ý có chủ , chủ đây đa phần là tôi , là ta , là ngã) còn những chủ ý không hay chưa thuộc về ngã thì để dịp khác

để không tạo nghiệp thì các hành động theo chủ ý không nên xảy ra
khi các giác quan bắt gặp đối tượng bên ngoài thì có thức - tâm sinh khởi
tâm khởi lên do căn gặp trần gọi là tâm quả ... (do tiền nghiệp mà mắt thấy cảnh không vừa ý chẳng hạn)
một chập tâm gọi là không tạo nghiệp khi nó là tâm vô tác
tiến trình tâm hay lộ trình tâm xảy ra theo từng sát na .... khi không chánh niệm rõ biết thì . nó tao tác goi là gieo nhân (mà hễ có nhân thì có quả gọi là nhân quả nghiệp báo) khi chánh niệm thì ngay trước khi nó tạo tác đã có chập tâm khác thế chổ

như vậy , do sống trong chánh niệm và đủ sáng suốt (trí tuệ) thì mỗi lần căn gặp trần đều được sử lý đúng mức nên không tạo nghiệp . Sử lý đúng mức không do ý muốn mà do chánh niệm và trí tuệ tự nó sử lý . Chánh niêm càng miên mật, tự nhiên và trí tuệ càng cao, rộng thì mức độ sử lý càng nhuần nhuyễn ... đó là điễm khác biệt giữa người có và không có tu tâp .

tu đến bậc nào thì tui nghĩ chỉ có bậc A La Hán , còn từ sơ quả đến A La Hán mức độ tạo nghiệp rất ít , giảm dần và đa số là nghiệp thiện

---

kinh thì có kinh luật luận

trong ba tang thì đa số phật tử đi chùa được nghe , đọc , tụng tang kinh
tạng luật thì nói về giới luật và phải tìm hiểu , truy tầm
tạng luận thì may ra có câu trả lời theo như trình bày bên trên (cho dù còn sơ sài và chưa chắc hoàn toàn đúng , nhưng trình bày theo sự hiểu biết)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

Wow .. bạn MT viết đoạn này HAY QUÁ .. rất gần với Kinh Nguyên Thủy rùi [smile]

(1) Niệm Niệm Thường Soi --> Nhận ra đặc tính, không gian an tĩnh, lắng đọng của Thiện Niệm, Chánh Niệm --> TÂM [smile]

85. Với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo chú tâm, hướng tâm đến sự hóa hiện một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý làm ra, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào. 86.

Này Ðại vương, ví như mọt người rút một cây lau ra ngoài vỏ. Người ấy nghĩ: Ðây là vỏ, đây là cây lau; vỏ khác, cây lau khác và cây lau từ vỏ rút ra. Này Ðại vương, ví như một người rút thanh kiếm từ bao kiếm; thanh kiếm khác, bao kiếm khác, và thanh kiếm từ nơi bao kiếm rút ra. Này Ðại vương, ví như một người lột xác một con rắn. Người ấy nghĩ: Ðây là con rắn, đây là xác rắn, con rắn khác, xác rắn khác, và con rắn từ nơi xác rắn được lột ra.

Cũng vậy, này Ðại vương, với tâm định tĩnh, thuần tịnh, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình thản như vậy, Tỷ-kheo dẫn tâm, hướng tâm đến sự hiện hóa một thân do ý làm ra. Vị ấy tạo một thân khác từ nơi thân này, cũng là sắc pháp, do ý tạo thành, đầy đủ các chi tiết lớn nhỏ, không thiếu một căn nào.

đoạn này cần phải tới được chỗ NIỆM NIỆM --> thường soi

soi để tự phân biệt được ... Niệm Thiện .. Niệm Ác ... Chánh Niệm

soi để tự phân biệt được THỜI của các NIỆM ... Thành Trụ Hoại Diệt

soi để tự phân biệt được ... không gian AN TĨNH LẮNG ĐỌNG ... đặc tính XẢ trong từng niệm của các NIỆM

và cuối cùng, là

soi để tự phân biệt được .... TÂM là nguồn gốc ? ... hay TA là nguồn gốc ?

soi để tự phân biệt được ... CHƠN TÂM, NHƯ LAI TẠNG ... và TA TA TA TA ... niệm khởi tâm tâm khởi [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
nghiệp là một hành động có chủ ý
(hành động gồm có thân , khẩu , ý)
(ý có chủ , chủ đây đa phần là tôi , là ta , là ngã) còn những chủ ý không hay chưa thuộc về ngã thì để dịp khác

để không tạo nghiệp thì các hành động theo chủ ý không nên xảy ra
khi các giác quan bắt gặp đối tượng bên ngoài thì có thức - tâm sinh khởi
tâm khởi lên do căn gặp trần gọi là tâm quả ... (do tiền nghiệp mà mắt thấy cảnh không vừa ý chẳng hạn)
một chập tâm gọi là không tạo nghiệp khi nó là tâm vô tác
tiến trình tâm hay lộ trình tâm xảy ra theo từng sát na .... khi không chánh niệm rõ biết thì . nó tao tác goi là gieo nhân (mà hễ có nhân thì có quả gọi là nhân quả nghiệp báo) khi chánh niệm thì ngay trước khi nó tạo tác đã có chập tâm khác thế chổ

như vậy , do sống trong chánh niệm và đủ sáng suốt (trí tuệ) thì mỗi lần căn gặp trần đều được sử lý đúng mức nên không tạo nghiệp . Sử lý đúng mức không do ý muốn mà do chánh niệm và trí tuệ tự nó sử lý . Chánh niêm càng miên mật, tự nhiên và trí tuệ càng cao, rộng thì mức độ sử lý càng nhuần nhuyễn ... đó là điễm khác biệt giữa người có và không có tu tâp .

tu đến bậc nào thì tui nghĩ chỉ có bậc A La Hán , còn từ sơ quả đến A La Hán mức độ tạo nghiệp rất ít , giảm dần và đa số là nghiệp thiện

---

kinh thì có kinh luật luận

trong ba tang thì đa số phật tử đi chùa được nghe , đọc , tụng tang kinh
tạng luật thì nói về giới luật và phải tìm hiểu , truy tầm
tạng luận thì may ra có câu trả lời theo như trình bày bên trên (cho dù còn sơ sài và chưa chắc hoàn toàn đúng , nhưng trình bày theo sự hiểu biết)
Chỗ bôi đen cho em hỏi lại, vậy phải chăng nếu có những động vật hành động tự nhiên, thiếu chủ ý thì chúng không tạo nghiệp. Ở đây em không nói chung tất cả các động vật. Ví dụ con hổ săn mồi thì rõ ràng phải có chủ ý, vì hổ là động vật có não, có hệ thần kinh, thông minh. Thế nhưng nếu con bọ ngựa bắt con ruồi thì liệu có tạo nghiệp không, vì có vẻ như con bọ ngựa không có đủ hệ thần kinh để tạo thành chủ ý. Một trường hợp khác là người điên, người điên vô tình gây thương tích cho người khác, họ điên tức làm ko biết mình đang làm gì, đương nhiên cũng không có chủ ý, như vậy có tạo nghiệp không? Lại một ví dụ khác là người thường ko điên, vô tình dẫm chết con gì dưới chân mà ko biết, cả đời cũng ko biết, vậy có tạo nghiệp không?
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Chỗ bôi đen cho em hỏi lại, vậy phải chăng nếu có những động vật hành động tự nhiên, thiếu chủ ý thì chúng không tạo nghiệp. Ở đây em không nói chung tất cả các động vật. Ví dụ con hổ săn mồi thì rõ ràng phải có chủ ý, vì hổ là động vật có não, có hệ thần kinh, thông minh. Thế nhưng nếu con bọ ngựa bắt con ruồi thì liệu có tạo nghiệp không, vì có vẻ như con bọ ngựa không có đủ hệ thần kinh để tạo thành chủ ý. Một trường hợp khác là người điên, người điên vô tình gây thương tích cho người khác, họ điên tức làm ko biết mình đang làm gì, đương nhiên cũng không có chủ ý, như vậy có tạo nghiệp không? Lại một ví dụ khác là người thường ko điên, vô tình dẫm chết con gì dưới chân mà ko biết, cả đời cũng ko biết, vậy có tạo nghiệp không?


loài súc sanh hê thần kinh đơn giản, chúng chủ yếu chỉ biết đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ . Chúng chỉ đi theo cái thích và trốn chạy cái ghét . con giun xéo lắm cũng oằn là vậy , nó phải cảm nhận được cái đau và phải có chủ ý nó mới "oằn" . có điều nó đơn giản và thiên về bản năng . Con hàu , con giun, con trùng là những động. vật cấp thấp , càng thấp càng thiên về bản năng và trí của nó cũng giảm theo và các nghiệp chúng nó tạo đa phần là nghiệp xấu (do toàn là tham và sân) tuy rằng ko nặng . Hơn môt chút như gà công nghiệp nuôi trong chuồng thức ăn thừa mứa vậy mà vẫn có con này mổ con kia giành thức ăn. hơn chút nữa là con hổ như trên .

người điên thì tâm ra sao , dòng tâm thức bình thường đến tâm quan sát và phán đoán thì người điên bị lộn xộn chổ này do phán đoán sai nên dẫn đến hành động theo phán đoán sai , chủ ý sai nên tao nghiệp . Cũng nên nhắc lại là ko có ai tạo nghiệp chỉ có các hành động tạo nghiệp mà thôi

vô tình dẫm chết con sâu cái kiến thì đâu có chủ ý , nếu tạo nghiệp vậy thì khỏi đi , ngồi một chổ cho rồi... nhưng lỡ vô tình ngáp phải ruồi thì sao ? mình há miệng ngáp vô tình con ruồi nó lọt vô nó chết thì sao ? ... tuy nhiên , khi đặt bước chân xuống thấy con kiến và mình có thể bước dài chút mà ko bước đạp bừa mà đi là hành động có chủ ý , cho dù cả đời ko biết thì cũng là tạo nghiệp

có anh kia bệnh tâm thần cứ tưởng mình là con gà .... trị bệnh trong nhà thương , bs thấy thuyên giảm hỏi anh ấy rằng anh có phải là con gà ko , anh nói ko, tui la người mà, bs nay` kỳ quá ... bs bèn cho anh xuất viện ... ai dè ba lần bảy 21 ngày anh khăn gói vào lại nhà thương , bs hỏi sao anh nói anh là người, ko là gà mà trở vô đây mần chi ? ảnh nói khổ lắm ... tui biết nhưng liệu mấy người ở ngoải có biết ko ? thôi vô đây cho chắc ăn
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

có lẽ .. có cái này đúng với tinh thần Phật Giáo Nguyên Thủy hơn nè [smile]

(1) TÔI --> Tâm Ngũ Uẩn

Trong các kinh Nguyên Thủy .. ông Phật nói có 5 nguyên tố hình thành cái Tôi ... đó chính là NGŨ UẨN: SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC

theo ông Thích Ca quan sát thì ông nhận định:

- cũng từ các nguyên tố của tâm đó .. mà cái TÔI được hình thành: như là thích thân sắc này nọ, thích cảm thọ này đỏ, thân khẩu ý .. cũng là từ cái TÔI được hình thành đó mà ra ...

và những CÁI TÔI được lập nên đó .. bị ảnh hưởng của ba yếu tố chính làm nên khổ đau của chính nó:

- Khổ, Vô Thường, Vô Ngã

bởi vì những nguyên tố làm nên cái tôi là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức luôn luôn đổi thay, biến động .. cho nên cái tôi đó, ý thức của cái tôi được hình thành đó mới phải vất vả để gìn giữ, duy trì, tìm tòi .. tư duy .. và cũng là TRẦN LAO của cái Ý THỨC về cái TÔI đã được dựng lên đó [smile]


cho nên ... nói tới NGHIỆP ... HÀNH NGHIỆP .. THÂN NGHIỆP .. thì phải nói tới những yếu tố khiến cho CÁI TÔI đó chịu những tác động như là:

- vô thường .. biến đổi, biến hoại ... biến đổi lẹ quá chịu hỏng nổi .. thay đổi bất định hỏng kiểm soát được ..

- khổ ... biến hoại của cái tôi ..biến đổi của nó ... làm nên khổ ...

- vô ngã .. bởi vì chính những cái tôi đó cũng đổi thay .. nên nền tảng của vô minh ... bể khổ .. mới to lớn như là BỂ KHỔ [smile]

vì vậy nói tới NGHIỆP thì phải nói tới .. sự tương quan của Ý THỨC với cái TÔI đã được dựng nên bởi 5 nguyên tố của tâm là SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC [smile]

--> nguyên nhân của TRẦN LAO ở trong THÂN TÂM --> trong TƯ TƯỞNG, Ý THỨC đó mà [smile]

cho nên .. Ý THỨC phần lớn là đại biểu của cái TÔI được dựng nên bởi NGŨ UẨN ... nên trong Ý THỨC đã là

- cái tôi .. từ những cảm thọ ...tư tưởng, điều kiện .. duyên đang có sẵn ... tâm lực vật lực đang có sẵn

- mà cái tôi cũng có thể tử những cảm thọ, điều kiện ... đang biến động, thay đổi hỏng có sẵn .. hỏng nắm bắt được [smile]

mà đứng ở vế trước hay sau .. cũng đều là TRẦN LAO ...


(2) Giác Ngộ Dứt Nghiệp [smile]

Nói tới nội dung của kinh Phật .. thì phải nói tới GIÁO LÝ DỨT NGHIỆP .... chắc chắn hầu như ai cũng biết ông Thích Ca bắt đầu hành trình hoằng pháp của mình bằng
- thập nhị nhân duyên
- kinh vô ngã tướng ... vv....

tất cả các kinh này đều có thể gom về 1 số nguyên tắc quan trọng ...

- Vô Minh --> hành --> thức --> lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu --> SANH [lục đạo luân hồi]

nếu chúng ta nhìn vào thì thấy rõ ràng đó là TÂM NGŨ UẨN .. mà nhìn rõ vào hơn nữa thì chúng ta nhận ra liền:

- có hai nguyên nhân chính làm nên chiều rộng, chiều sâu của những cái TÔI ... đó chính là SẮC, HÀNH, THỨC ... THỌ và TƯỞNG

cho nên ... chỗ nào CỘT.. thì là chỗ đó CỞI ... và chẳng phải ... các loại định ... và tới sâu thiệt sâu là DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH cũng được nhắc tới nhiều lần trong các kinh nguyên thủy sao ?


chỗ CỘT, RÀNG BUỘC của NGHIỆP LỰC chính là ở CÁI TÔI .. cái tôi được hình thành vun đắp bởi NGŨ UẨN

thì CHỖ GIẢI THOÁT ... SỰ THÁO GỠ CỦA NGHIỆP LỰC ... cũng là do sự thăng hoa của Ý THỨC về những TẬP KHÍ, gút mắc do NGŨ UẨN đem lại

vì vậy .. sự thăng hoa của Ý THỨC nằm ở nội dung hiểu rõ sự vận hành ẩn hiện của NGŨ UẨN .. của việc nhìn thấy nghiệp trong mối tương quan ràng buộc của NGŨ UẨN .. và cũng ở trong chiều rộng và chiều sâu của THỌ và TƯỞNG [smile]

--> đó cũng là nội dung của KINH PHẬT [smile] ... điều này đúng chứ ? [smile]


(3) Hệ Thần Kinh

Sự tồn tại của hệ thần kinh trong các loài động vật thường có một số đặc tính cụ thể:

- đau chỉ đau .. sướng chỉ sướng .. buồn chỉ buồn ... vvv... ... cứ như cái cây gậy .. cây kim chỉ nam vậy đó [smile] ...

- lưu trử .. tàng giữ dữ kiện ... tưởng nhớ

- lưu trứ .. tàng trữ kinh nghiệm .. khả năng tư tưởng tư duy ... --> rùi từ đó dẫn đến hành động


vậy cái TÔI xảy ra ... dẫn tới điều gì ? --> ĐIÊN ĐẢO [smile] --> TẠI SAO ?

- ông Thích Ca nói .. chỗ này dẫn đến trần cấu .. tức là những tập khí .. đọng lại .. khiến cho những kinh nghiệm, cái chỉ .. cái lưu trữ không còn thật nữa .. không còn đúng với những gì xảy ra nữa .. cho nên ... mới nói đó là ĐIÊN ĐẢO [smile] ....

thí dụ như những nhà nông làm nông nghiệp ... sở dĩ thế giới ngày nay có tỉ người người cũng là do nông nghiệp phát triển từ ngàn ngàn năm trước

đương nhiên con người loài người sở hữu .. năng tàng, sở tàng nhiều kinh nghiệm trồng trọi .. gieo trồng chăm bón hái tỉa ..

nhưng các loài sâu bọ côn trùng ... cầm thú .. chúng cũng NĂNG TÀNG SỞ TÀNG ... nhiều kinh nghiệm tới ĂN PHÁ HẾT những gì loài người làm ra .. sở hữu .. chấp tàng ..

--> như vậy ... thử hỏi ... là LOÀI NÀO ĐIÊN ĐẢO về TẬP KHÍ dẫn tới KHỔ ? [smile] ...


(a) ở các loài bò sát .. hay động vật cấp thấp .... vv

các loài này hệ thống lưu trữ, nhớ, hình ảnh ... tư tưởng bị giới hạn ... thí dụ như chúng chỉ hỏi những câu hỏi đơn giản:

- Ăn được không ? ---> ĐƯỢC ... cho nên thế là nhảy vào ăn thôi ..

--> cho nên không biết đồ ăn có nhiễm độc .. không biết có cài bẫy .. không biết các loài khác cũng có thể giả hình dáng, mùi vị, âm thanh giống .. để dẫn dụ

--> hay là .. chỉ mê ăn .. mê ngủ .. vv... không biết những thay đổi nguy hiểm rình rập sẽ xảy ra .. điển hình như là loài sâu bọ ăn ruộng lúa .. làm tổ làm kén ngay trên thân cây lúa ... trên ruộng .. loài chuột làm tổ ngay trên bờ ao, bờ ruộng ... vv.


(b) ở loài người

ở loài người .. thì hệ thần kinh phát triển tới sự lưu giữ hình ảnh, tư duy ... tư tưởng tới độ rộng vô vàn .. bi giờ còn thêm cả đống bộ nhớ điện tử hình ảnh lưu giữ giùm đầu óc luôn chứ .. khiến cho nhiều hơn ..

cho nên ... ông Phật nói .. đó là chỗ SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC ... và khả năng "TƯ TƯỞNG, TƯ DUY" khiến cho "TẬP KHÍ" của CÁI TÔI được lưu giữ lâu hơn ..

thí dụ:

tình yêu --> có biết bao nhiêu người yêu .. ngỡ được yêu .. từng được yêu .. dữ dội và dịu êm .. tưởng rằng như biển như sông, như trời như bể .. vậy mà .... có 1 lúc ... tình yêu như biển cạn khô, mây không còn nước, sông hỏng còn chảy .. núi thì thành vực sâu ...

vậy mà cái TÔI đó .. được hình thành nó ... không tan biến đi .. có người nguyện giữ nó ..sống với hình ảnh đó .. giữ hoài ... như là bài tình nhớ: TÌNH NGỠ ĐÃ PHÔI PHA .. mà khi GẶP LẠI --> CƠN ĐAU LÊN ĐẦY ...thì đúng là VỰC SÂU [smile]

cho nên .. đó chính là chỗ THỌ TƯỞNG ... là hai đặc tính đặc thù .. làm nên cái TÔI --> VỌNG TƯỞNG ĐIÊN ĐẢO ... khiến người ta đau khổ ... không còn sống thực nữa


TẬP KHÍ dễ xảy ra ... và thường xảy ra ... và sẽ xảy ra .. khi những CÁI TÔI được thiết lập ...NGÃ LẬP [smile]

- như quốc gia .. có những mối thù hờn kéo dài hết cả 1 đời người .. rùi qua nhiều thế hệ .. rùi qua nhiều giai đoạn lịch sử .. kéo dài cả ngàn năm .. lôi cuốn biết bao nhiêu triệu triệu người trong đó ... nói đó là NGHIỆP chăng ? --> đó là chỗ THỌ TƯỞNG = ở mô hình quốc gia .. quốc độ của các loài hữu tình .. lưu trử hình ảnh, ghi nhớ .. truyền tống nhiều đời .. qua bao thế hệ .. ra như vậy đó [smile]

- như gia đình ... điển hình như có chuyện bà mẹ có đứa con chết sớm hơn .. đưa tiễn người đầu xanh .. nên tới cầu xin ông Phật cứu giùm ... vv...

Kinh Phật Nguyên Thủy nhấn mạnh ở một số đặc điểm:

- Duyên Khởi .. Tập Khí .. Vô Thường ... Khổ ... Vô Ngã ... sự lưu giữ hình ảnh, cảm giác, ghét bỏ .. sắc thọ tưởng hành thức .. các loại định ... bao gồm luôn cả DIỆT THỌ TƯỞNG ĐỊNH ... .. cho nên chúng ta có thể qua kinh Phật Nguyên Thủy nhìn ra được hướng đi .. mô hình khổ của NGÃ LẬP .. và mô hình giải thoát của ông Phật giác ngộ, nhận ra ... và những lời giảng dạy của ngài ấy [smile]


Kinh Phật Đại Thừa ... thì đi sâu vào những chỗ điên đảo đó hơn ... vào những cái tôi đó hơn .. phân tích ... liệt kê những loại điên đảo .. phân biệt những nơi lưu trữ ... nên CHIA luôn Ý THỨC thành ba phần

- Ý THỨC

- MẠT NA ... nhiều người hỏi THỨC MẠT NA ở đâu ra .. thì là "TẬP KHÍ" thói quen .. nguyên tắc sử dụng thọ tưởng .. theo câi TÔI đã được lập ra ... nên cái chỗ bị nó sử dụng mới có luôn ba tên

- TÀNG THỨC: "NĂNG" tàng, "SỞ" tàng ... "NGÃ ÁI CHẤP" tàng [smile]

cho nên ..nhưng tựu chung .. các nguyên lý giải thoát ... nguồn gốc của Khổ, Vô Thường, Vô Ngã .. được thiết lập bởi cái TÔI, NGÃ ...những VỌNG TƯỞNG VỀ CHÚNG ... NGHIỆP LỰC không thay đổi

chỗ buộc cũng là CHỖ CỞI .. tu tới GIÁC NGỘ "SÂU VỀ ĐẶC TÍNH VÔ SINH" của TÂM [smile] --> KHÔNG --> GIÁC NGỘ PHÁP "THÂN" --> thì cũng là GIÁC NGỘ DỨT NGHIỆP [smile]

cũng như tất cả những bài toán đã được giải .. muôn ngàn gút mắc đã được cởi ...


như là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh viết:

- hành thâm bát nhã ba la mật đa thời --> CHIẾU --> KIẾN --> NGŨ UẨN GIAI KHÔNG --> ĐỘ --> NHỨT THIẾT KHỔ ÁCH

và nguyên nhân đặc thù là:

- viến ly điên đảo vọng tưởng ... đạt tới CỨU CÁNH NIẾT BÀN [smile]

cho nên .. cũng là thay đổi sâu xa ở bên trong "CÁI TÔI" nó lập và không lập ra rao .. nghiệp và vô nghiệp cũng từ đó mà có mà không

đã mang lấy nghiệp vào thân

cũng đừng trách lẫn trời gần .. trời xa

thiện căn .. ở tại lòng ta

chữ tâm kia mới .. bằng ba chữ tài - Nguyễn Du ...


hỏng biết nhà Đại Văn Hào ổng nghĩ gì ... nhưng mà nói .. là từ chữ TÂM .. mà DỨT NGHIỆP thì ... thì chắc chắn là ổng nghĩ đúng hướng với phật đạo ... [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

xversion1

Registered
Phật tử
Tham gia
1 Thg 4 2021
Bài viết
21
Điểm tương tác
7
Điểm
3
Địa chỉ
Phố thiên thai, đường bồng lai
loài súc sanh hê thần kinh đơn giản, chúng chủ yếu chỉ biết đói ăn, khát uống, giao phối và phản vệ . Chúng chỉ đi theo cái thích và trốn chạy cái ghét . con giun xéo lắm cũng oằn là vậy , nó phải cảm nhận được cái đau và phải có chủ ý nó mới "oằn" . có điều nó đơn giản và thiên về bản năng . Con hàu , con giun, con trùng là những động. vật cấp thấp , càng thấp càng thiên về bản năng và trí của nó cũng giảm theo và các nghiệp chúng nó tạo đa phần là nghiệp xấu (do toàn là tham và sân) tuy rằng ko nặng . Hơn môt chút như gà công nghiệp nuôi trong chuồng thức ăn thừa mứa vậy mà vẫn có con này mổ con kia giành thức ăn. hơn chút nữa là con hổ như trên .

người điên thì tâm ra sao , dòng tâm thức bình thường đến tâm quan sát và phán đoán thì người điên bị lộn xộn chổ này do phán đoán sai nên dẫn đến hành động theo phán đoán sai , chủ ý sai nên tao nghiệp . Cũng nên nhắc lại là ko có ai tạo nghiệp chỉ có các hành động tạo nghiệp mà thôi

vô tình dẫm chết con sâu cái kiến thì đâu có chủ ý , nếu tạo nghiệp vậy thì khỏi đi , ngồi một chổ cho rồi... nhưng lỡ vô tình ngáp phải ruồi thì sao ? mình há miệng ngáp vô tình con ruồi nó lọt vô nó chết thì sao ? ... tuy nhiên , khi đặt bước chân xuống thấy con kiến và mình có thể bước dài chút mà ko bước đạp bừa mà đi là hành động có chủ ý , cho dù cả đời ko biết thì cũng là tạo nghiệp

có anh kia bệnh tâm thần cứ tưởng mình là con gà .... trị bệnh trong nhà thương , bs thấy thuyên giảm hỏi anh ấy rằng anh có phải là con gà ko , anh nói ko, tui la người mà, bs nay` kỳ quá ... bs bèn cho anh xuất viện ... ai dè ba lần bảy 21 ngày anh khăn gói vào lại nhà thương , bs hỏi sao anh nói anh là người, ko là gà mà trở vô đây mần chi ? ảnh nói khổ lắm ... tui biết nhưng liệu mấy người ở ngoải có biết ko ? thôi vô đây cho chắc ăn
Còn một việc nữa về nghiệp muốn hỏi bác. Trường hợp vi trùng vi khuẩn thì sao? Ví dụ mình biết trong rau có vi trùng vi khuẩn nhưng vẫn cho vào nồi luộc làm chết chúng. Vậy có phải là hành động có chủ ý tạo nghiệp không?
 

LaughingHaHa

Registered
Phật tử
Tham gia
16 Thg 4 2009
Bài viết
95
Điểm tương tác
81
Điểm
18
Địa chỉ
USA
Còn một việc nữa về nghiệp muốn hỏi bác. Trường hợp vi trùng vi khuẩn thì sao? Ví dụ mình biết trong rau có vi trùng vi khuẩn nhưng vẫn cho vào nồi luộc làm chết chúng. Vậy có phải là hành động có chủ ý tạo nghiệp không?

Đọc câu hỏi này của bạn xversion1 thấy buồn cười quá :) Nên phải kể một câu truyện Thiền:

Có người hỏi thiền sư Huệ Hải:
- Có người chèo thuyền, lườn thuyền cọ chết con ốc con hến, là người chịu tội hay thuyền chịu tội?

Sư đáp:
- Người thuyền cả hai đều không tâm, tội chính tại ông.

Tại sao người hỏi không có mặt ở trên thuyền và cũng không chèo thuyền mà lại mang tội ? :)


:) :) :)

1621423783272.png

1621423810175.png
1621423842132.png

 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Đọc câu hỏi này của bạn xversion1 thấy buồn cười quá :) Nên phải kể một câu truyện Thiền:

Có người hỏi thiền sư Huệ Hải:
- Có người chèo thuyền, lườn thuyền cọ chết con ốc con hến, là người chịu tội hay thuyền chịu tội?

Sư đáp:
- Người thuyền cả hai đều không tâm, tội chính tại ông.

Tại sao người hỏi không có mặt ở trên thuyền và cũng không chèo thuyền mà lại mang tội ? :)


:) :) :)

View attachment 7873
View attachment 7874 View attachment 7875

Hí hí,,, lời đáp của ts.Huệ Hải làm ông tăng lặng sóng. Còn lời của ngài làm người hỏi... Sóng nổi lên từ đâu; em cũng không biết nữa; khi nào ta yêu nhau...???

Than ôi,,, đã u minh nẻo trước xa xăm dặm về...,,, Thì mong thiện tri thức thổi tắt giúp ngọn đèn để tự tỏ lối đi.

Thiện tai thiện tai,,, đã ra khỏi nhà thì làm ơn chịu dẫm chút bùn đất mà chiều dắt thêm cho người ta biến.. Hồ Nghi thành Đại Nghi!

Bằng không,,, tội từ đâu?

Cung kính.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha [smile]

lời của vị thiền sư cũng không khó hiểu gì mấy .. đối với 1 ông tăng ... 1 ông sư ... đơn giản vì họ đã thấu hiểu, thấm nhuần nội dung giáo lý về duyên khởi .. tâm ngũ uẩn: sắc thọ tưởng hành thức .. và đi sâu hơn vào ý thức nữa thì thấy có thức mạt na --> ý căn ... và tàng thức: là nơi chứa đựng năng tàng, sở tàng, ngã ái chấp tàng ..

(1) Cái Tôi "trong Tác Ý"

Nguồn gốc của mọi tư tưởng, suy tư .. so sấnh .. phân biệt đòi hỏi hai phần chính:

- bộ phận thần kinh truyền tống, lưu giữ .. sẵn sàng hoạt động tư duy, so sánh ... nói phần này thì nhìn vào bộ não con người có 3 phần chính đặt biệt là phần trước của bộ não .. neocortex là nơi chứa đựng cả hàng tỷ tế bào thần kinh chuyên về những hoạt động đó rồi

- phần hai .. thì theo phật giáo .. chính là "CÁI TÔI" được hình thành ở trong hệ thống thần kinh đó của con người ..tức là những cái tôi do tập khí hình thành qua duyên khởi ... rùi qua nhận thức, cho rằng .. có những cái tôi, những cái thân .. được hình thành bởi tập khí ... qua mô hình Ý Thức --> Ý Căn --> Tàng Thức (năng tàng, sở tàng, ngã ái chấp tàng)

cho nên .. ý nghĩa chính của Tác Ý --> có nghĩa là "CÓ THÂN" là có "SỞ" ... là có "NĂNG" ... là có cái TÔI đã được hình thành bởi những tập khí .. và được chất chứa hình thành, tăng trưởng biến đổi có thể nhìn thấy trong tư duy tư tưởng của con người [smile]

vì vậy: định nghĩa TÁC Ý được tìm thấy trong kinh phật .. thường là sự tập trung trên CẢNH, đối tượng... do sự có mặt của năng tàng, sở tàng .. ngã ái chấp tàng .. .... vì vậy định nghĩa này cũng tương đối rõ ràng ... thường được giải thích trong các bộ kinh phật [smile]


(2) tại sao ông Tăng, Ông Sư thì dễ nhận ra [smile]

cũng như Bồ Đề Đạt Ma gõ đầu ông sư kia khi ông nói tất cả đều không khiên ổng sửng sốt

- SAO NGÀI LẠI ĐÁNH NGƯỜI ? .... nhưng ông lại chợt tỉnh liền .. vì nếu KHÔNG KHÔNG HẾT thì làm gì CÓ ĐAU .. có người cảm nhận cái đau .... đó là chỗ --> CHẲNG PHẢI KHÔNG [smile] ... 1 trong 2 biên kiến


phút 52:00 trở lên (+)


nhưng mặt khác chúng ta cũng dễ nhận ra những lời nhắc nhở thường xuyên đó ... cũng thường có trong những lời kinh mà các buổi kinh lễ, tung kinh của các phật tử .. vv.

Quán Tự Tại Bồ Tát

hành thâm bát nhã ba la mật đa

thời:

chiếu kiến:

- NGŨ UẨN GIAI KHÔNG [smile]

---> ĐỘ --> NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH


như vậy ... đối với những người quen thuộc với nội dung giáo lý của kinh phật: Duyên Khởi, Vô Ngã, Vô Tướng, thấy ông Phật giải thích TẬP KHÍ hình thành .. cái tôi được hình thành bởi NGŨ UẨN .. thấy tập khí .. thấy sự nguy hiểm của nó .. thấy sự đau khổ, vẫy vùng ... tăng trưởng .. hoạt động của nó ...

thì đương nhiên đối với câu nói của những vị thiền sư .. hay nội dung TÁC Ý nghĩa là gì ... chắc hẳn cũng không phải là VẤN ĐỀ LỚN ... [smile]

vì vậy .. những ông tăng, những ông sư .. họ quá quen thuộc với giáo lý .. với con đường họ đã đi .. những lời kinh tụng niệm .. lời giảng trong kinh cũng thấm dần trong tư tưởng và hành động của họ .. trong TÁC Ý của họ .. nên lời thiền sư thì họ hiểu liền thôi [smile]

--> lẽ ra CÔNG ÁN KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG ÁN .. mà tại vì LỜI NÓI, PHÁP THOẠI "HỎNG NÓI TỚI NỘI DUNG BAO HÀM BÊN TRONG" ... hỏng giải thích rõ thì người ta hỏng hiểu .. chứ người đi trên cùng 1 con đường .. thấu rõ nội dung bao hàm .. thì chỉ là NHỮNG LỜI KHẲNG ĐỊNH .. NHỮNG CỘT MỐC trong cùng 1 lối đi [smile] --> mà chắc là AI CŨNG PHẢI ĐI QUA CHỨ [smile] --> vì AI CŨNG LÀ PHẬT SẼ THÀNH mà [smile]

ờ mà đúng hông ? [smile]
 
Last edited:

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Còn một việc nữa về nghiệp muốn hỏi bác. Trường hợp vi trùng vi khuẩn thì sao? Ví dụ mình biết trong rau có vi trùng vi khuẩn nhưng vẫn cho vào nồi luộc làm chết chúng. Vậy có phải là hành động có chủ ý tạo nghiệp không?
bạn laughinghahaha và bạn kll đã trả lời rồi ... theo thiển ý luộc rau vi trùng chết và ăn rau sống dịch vị trong bao tử cũng làm vi trùng chết .... khi luộc bạn có chủ ý giết chết vi trùng hay không , cũng như khi chèo thuyền, bạn chèo cho thuyền đi hay bạn chèo cho chết mấy con kia

câu hỏi nên hỏi mà ko thấy ai hỏi rằng nếu biết nấu nước sẽ có vi trùng chết , vậy khi pha trà mình có nên chỉ nấu nước và pha trà vừa đủ uống thôi ...thuộc về thu thúc lục căn ... khi pha trà , tráng bình nước nóng mình hất đại bên lề mà ko nhìn làm chết đám kiến , lẽ ra mình nên nhìn ngó trước sau rồi hãy hất đi , gọi là làm gì biết nấy , chánh niệm là đây
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kính chư đạo hữu,

Chư cổ đức dạy:

Phật quán nhất bát thủy,
Bát vạn tứ thiên trùng,
Nhược bất trì thử chú,
Như thực chúng sinh nhục.
Án, phộc-tất ba-ra-ma-ni sa-ha.
(Oṃ vaśi pramaṇi svāhā.)


Đức Từ Tôn quán thấy
Bát nước vô số trùng.
Nếu chẳng trì chú này,
Nào khác kẻ ăn thịt.

Đủ thấy, loài thấp và hoá sanh tùy tâm Tịnh liền được siêu thăng, trì chú liền tịnh Tâm, tâm tịnh thì độ tịnh, thọ mà vô nhiễm.

Chúc chư hữu thường lạc.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
bạn laughinghahaha và bạn kll đã trả lời rồi ... theo thiển ý luộc rau vi trùng chết và ăn rau sống dịch vị trong bao tử cũng làm vi trùng chết .... khi luộc bạn có chủ ý giết chết vi trùng hay không , cũng như khi chèo thuyền, bạn chèo cho thuyền đi hay bạn chèo cho chết mấy con kia

câu hỏi nên hỏi mà ko thấy ai hỏi rằng nếu biết nấu nước sẽ có vi trùng chết , vậy khi pha trà mình có nên chỉ nấu nước và pha trà vừa đủ uống thôi ...thuộc về thu thúc lục căn ... khi pha trà , tráng bình nước nóng mình hất đại bên lề mà ko nhìn làm chết đám kiến , lẽ ra mình nên nhìn ngó trước sau rồi hãy hất đi , gọi là làm gì biết nấy , chánh niệm là đây

ha ha ha [smile]

giữ GIỚI KIỂU NÀY làm cả đời cũng CHƯA HẾT LẬU [smile]

--> tại vì CÒN NGƯỜI UỐNG TRÀ [smile] ... hỏng nấu nước chín chết vi trùng .. cũng là NUỐT SỐNG chúng thôi [smile]


Chân không --> bất không [smile]

bất không --> nhi không [smile]

vậy thì trong kinh Phật ... phải giữ những GIỚI NÀO .. mới là NHI KHÔNG ? [smile]



mới là DỨT NGHIỆP ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
 
Last edited:

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
ha ha ha [smile]

giữ GIỚI KIỂU NÀY làm cả đời cũng CHƯA HẾT LẬU [smile]

--> tại vì CÒN NGƯỜI UỐNG TRÀ [smile] ... hỏng nấu nước chín chết vi trùng .. cũng là NUỐT SỐNG chúng thôi [smile]


Chân không --> bất không [smile]

bất không --> nhi không [smile]

vậy thì trong kinh Phật ... phải giữ những GIỚI NÀO .. mới là NHI KHÔNG ? [smile]



mới là DỨT NGHIỆP ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]
ha ha ha [smile]

giữ GIỚI KIỂU NÀY làm cả đời cũng CHƯA HẾT LẬU [smile]

--> tại vì CÒN NGƯỜI UỐNG TRÀ [smile] ... hỏng nấu nước chín chết vi trùng .. cũng là NUỐT SỐNG chúng thôi [smile]


Chân không --> bất không [smile]

bất không --> nhi không [smile]

vậy thì trong kinh Phật ... phải giữ những GIỚI NÀO .. mới là NHI KHÔNG ? [smile]



mới là DỨT NGHIỆP ? [smile]

ờ mà đúng hông? [smile]

uống 5 lít mà nấu 10 lít rồi đem đổ đi 5 lít kia thì chừng nào mới đắc thánh
chừng nào là thánh thì hãy nghĩ tới bất không , nghĩ nhiều quá nó loạn não

btw, "chưa hết lậu" là mặc nhiên nhận định lậu đã sẵn có và làm sao cho nó hết , nhưng lậu thì không có sẵn mà do tham sân si tạo ra trong từng phút hiện tiền
 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên