TỨ PHẦN LUẬT 四分律

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

XIII. ÁC TÁNH BẤT THỌ NHÂN NGỮ[156]

A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cù-sư-la, tại nước Câu-thiểm-di.[157]

Bấy giờ, Tôn giả tỳ-kheo Xiển-đà [158] vì tánh ngoan cố nên không nhận lời khuyên của người khác, lại nói các tỳ-kheo rằng: «Các ngài chớ nên nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các Đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các Đại đức, thôi đi, đừng nên nói gì nữa! Các Đại đức sao lại dạy tôi? Tôi đáng dạy Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác. Ví như nước lớn từ đầu cuốn trôi các cây cỏ dồn lại một chỗ. Các Đại đức cũng lại như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập họp lại một chỗ. Cũng như gió lớn thổi các cây cỏ gom lại một chỗ. Các Đại đức cũng như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập hợp lại một chỗ. Bởi vậy, các Đại đức không đáng dạy tôi. Tôi đáng dạy các Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác.»

Khi ấy, trong các tỳ-kheo nghe, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý hiềm trách tỳ-kheo Xiển-đà:

«Sao lại ngoan cố không nhận lời khuyên của người khác? Lại nói với các tỳ-kheo rằng: ‹Các ngài chớ nên nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các Đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các Đại đức thôi đi, đừng nên nói gì nữa! Các Đại đức sao lại dạy tôi? Tôi đáng dạy Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác. Ví như nước lớn từ đầu cuốn trôi các cây cỏ dồn lại một chỗ. Các Đại đức cũng lại như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập họp lại một chỗ. Cũng như gió lớn thổi các cây cỏ gom lại một chỗ. Các Đại đức cũng như vậy, đủ mọi dòng họ, đủ các tên gọi, đủ các gia tộc xuất gia, tập hợp lại một chỗ. Bởi vậy, các Đại đức không đáng dạy tôi. Tôi đáng dạy các Đại đức. Tại sao vậy? Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác.›»

Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Xiển-đà:

«Việc làm của các ngươi là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Này Xiển-đà, sao lại ngoan cố không nhận lời khuyên bảo của người khác,… như trên cho đến, Thánh chúa của tôi chứng đặng Chánh giác.›»

Đức Thế tôn quở trách Xiển-đà rồi, bảo các tỳ-kheo:

Cho phép Tăng trao cho Xiển-đà tỳ-kheo pháp bạch tứ yết-ma ha gián. Pháp quở trách can gián như vầy: trong Tăng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:

«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo Xiển-đà này vì tánh ngoan cố nên không nhận lời khuyên của người khác. Các tỳ-kheo đã khuyên can như pháp những điều học giới, nhưng tự mình trở thành người không thể nói chuyện, bảo các tỳ-kheo rằng: ‹Các đại đức, chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các đại đức thôi đi, khỏi cần phải dạy tôi.› Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp ha gián cho bỏ việc này, rằng: ‹Này Xiển-đà, chớ tự mình trở thành người không thể nói chuyện. Hãy tự mình trở thành người có thể nói chuyện. Xiển Đà, ngài nên như pháp can gián các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cũng nên như pháp can gián ngài. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau.› Đây là lời tác bạch.

«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Tỳ-kheo Xiển-đà này do tánh ngoan cố nên không nhận lời khuyên của người khác. Các tỳ-kheo đã khuyên can như pháp những điều trong giới học, nhưng tự mình trở thành người không thể nói chuyện, bảo các tỳ-kheo rằng: ‹Các đại đức, chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các đại đức thôi đi, khỏi cần phải dạy tôi.› Nay Tăng vì tỳ-kheo Xiển-đà tác pháp ha gián cho bỏ việc này, rằng: ‹Này Xiển-đà, chớ tự mình trở thành người không thể nói chuyện. Hãy tự mình trở thành người có thể nói chuyện. Xiển-đà, ngài nên như pháp can gián các tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo cũng nên như pháp can gián ngài. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau.› Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng vì tỳ-kheo Xiển-đà tác pháp ha gián cho bỏ việc này thì im lặng. Vị nào không chấp thuận xin nói. Đây là yết-ma lần đầu. (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).

«Tăng đã trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp ha gián cho bỏ việc này rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»

Nên can gián như vậy rồi Tăng trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp bạch tứ yết-ma can gián khiến cho bỏ việc này rồi, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:

«Nếu có các Tỳ-kheo khác do tánh ngoan cố không nhận lời khuyên bảo của người khác, thì Tăng cũng trao cho pháp bạch tứ yết-ma can gián như vậy. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới tập mười cú nghĩa, cho đến chánh pháp tồn tại lâu dài.»

Muốn nói giới nên nói như vầy:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

B. GIỚI VĂN


Tỳ-kheo nào có tánh ngoan cố không nhận lời khuyên của người khác. Khi được các tỳ-kheo khuyên can như pháp những điều trong học giới, tự thân không nhận lời can gián, lại nói: ‹Các Đại đức, chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Tôi cũng không nói với các Đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Các Đại đức thôi đi, đừng can gián tôi.› Các tỳ-kheo can gián tỳ-kheo ấy rằng: ‹Đại đức, chớ tự thân không nhận lời can gián. Đại đức hãy tự thân nhận lời can gián. Đại đức như pháp can gián các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cũng như pháp can gián Đại đức. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau.› Tỳ-kheo này được can gián như vậy, kiên trì không bỏ. Các tỳ-kheo nên ba lần can gián cho bỏ sự ấy. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt. Nếu không bỏ, tăng-già-bà-thi-sa.

C. THÍCH TỪ

Tỳ-kheo: nghĩa như trên.

Tánh ngoan cố không nhận lời của người:[159] không nhẫn chịu, không thọ nhận lời người khác dạy bảo.

Lấy giới luật như pháp dạy bảo: có bảy tụ vi phạm: ba-la-di, tăng-già-bà-thi-sa, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết.

Như pháp: đúng pháp, đúng luật, đúng lời Phật dạy. Nếu tỳ-kheo với tánh ngoan cố, không chấp nhận lời của người, các tỳ-kheo lấy giới luật như pháp để giáo thọ.

Tự thân không thể cùng nói: «Đại đức [600a1] chớ nói với tôi điều gì hoặc tốt hoặc xấu, tôi cũng không nói với đại đức điều gì hoặc tốt hoặc xấu. Đại đức thôi đi, chớ can gián tôi.»[160]
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

D. PHẠM TƯỚNG


Tỳ-kheo kia can gián tỳ-kheo này rằng: «Đại đức, chớ tự mình trở thành người không thể nói chuyện. Hãy tự mình trở thành người có thể nói chuyện. Đại đức, ngài nên như pháp can gián các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo cũng nên như pháp can gián ngài. Như vậy, chúng đệ tử Phật được tăng ích, trao đổi dạy bảo nhau, trao đổi can gián nhau, trao đổi sám hối với nhau. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng quở trách mà phạm trọng tội.»

Nếu vị ấy nghe lời thì tốt, bằng không nghe lời nên tác pháp yết-ma lần thứ hai. Tác yết-ma lần thứ hai rồi, nên lại phải tha thiết nói: «Đại đức, Tăng đã tác pháp yết-ma lần thứ hai rồi, còn có một yết-ma nữa. Đại đức nên bỏ việc này, đừng để Tăng phải quở trách lại phạm trọng tội.»

Nếu vị ấy nghe theo thì tốt, bằng không nghe lời nên tác pháp yết-ma lần thứ ba. Tác yết-ma lần thứ ba rồi, tăng-già-bà-thi-sa.

Bạch và yết-ma lần thứ hai xong mà bỏ thì phạm ba thâu-lan-giá. Bạch và yết-ma lần thứ nhất xong mà bỏ thì phạm hai thâu-lan-giá. Nếu bạch xong mà bỏ thì phạm một thâu-lan-giá. Nếu bạch chưa xong mà bỏ thì phạm đột-kiết-la. Nếu trước khi chưa bạch, ngoan cố không nhận lời khuyên bảo của người khác, thảy đều đột-kiết-la.

Khi Tăng tác pháp quở trách can gián lại có tỳ-kheo khác bảo: «đừng bỏ!» Tỳ-kheo này phạm thâu-lan-giá. Nếu chưa tác pháp quở trách can gián thì phạm đột-kiết-la. Nếu khi Tăng tác pháp can ngăn quở trách có tỳ-kheo-ni bảo: «đừng bỏ!» Cô ni này phạm thâu-lan-giá. Nếu trước khi chưa tác pháp quở trách can gián thì cô ni phạm đột-kiết-la.

Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, người khác bảo: «đừng bỏ!» Quở trách, không quở trách đều phạm đột-kiết-la.

Tỳ-kheo-ni, tăng-già-bà-thi-sa. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.

Sự không phạm: khi mới nói liền bỏ. Yết-ma phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, pháp tương tợ biệt chúng, pháp tương tợ hòa hợp chúng, phi pháp, phi luật. Phi lời Phật dạy. Tất cả trước khi chưa can gián thì không phạm. Nếu bị người vô trí quở trách can gián, mà nói với người ấy rằng: «Việc làm của Hòa thượng, A-xà-lê của ông cũng như vậy. Ông hãy nên học hỏi, tụng kinh thêm.» Hoặc việc kia là như vậy. Hoặc nói giỡn chơi, hoặc nói gấp gáp, hoặc nói một mình, hoặc nói trong mộng, hay muốn nói việc này nhầm nói việc kia thì không phạm.

Người không phạm: người phạm đầu tiên khi chưa chế giới; người si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

CHÚ THÍCH :



[1] Ca-lưu-đà di; Ngũ phần 2: trưởng lão Ưu-đà-di 長老優陀夷; Tăng-kỳ 5: Tỳ-kheo Thi-lị-da-bà 時有比丘名尸利耶婆. Pali: Udāyin hành thủ dâm, rồi bảo Seyyasaka làm theo. Sớ giải nói Udāyin này là Lāḷudāyi, Hoà thượng của Seyyasaka.

[2] Hán: dục ý xí thạnh 欲意熾盛.

[3] Ngũ phần 2. tr.10b22: không có tâm giác pháp 無覺法心.

[4] Minh tướng 明相; Ngũ phần: minh tưởng 明想

[5] Hán: lộng 弄. Tứ phần: cố lộng âm xuất tinh 故弄陰出精. Ngũ phần: cố xuất bất tịnh 故出不淨; Tăng kỳ, Thập tụng: cố xuất tinh 故出精. Pali: sañcetanikā sukkavisaṭṭhi, cố ý làm xuất tinh.

[6] Ngũ phần: 10 loại. Thập tụng: 5 loại. Pali, 10 loại: nīlaṃ pītakaṃ lohitaaṃ oḍātaṃ takkavaṇṇaṃ dakavaṇṇaṃ telavaṇṇaṃ khīravaṇṇaṃ dadhivaṇṇaṃ sappivaṇṇaṃ; không giải thích chi tiết.

[7] Lạc sắc 酪色, tức Pali dadhivaṇṇamṃ.

[8] Lạc tương sắc 酪漿色, tức Pali sappivaṇṇaṃṃ.

[9] Ngũ phần: 10 mục đích cố ý xuất tinh, đại để như Tứ phần. Căn bản Tì-nại-da, có 5 mục đích.

[10] Tăng kỳ 5: Mắt thấy, v.v…, sanh ý tưởng dâm dục; sau đó, bằng sự hồi tưởng (ức niệm), dục tâm phát sanh. Thập tụng 3: ba yếu tố thành phạm: phát tâm, thân động, xuất tinh.

[11] Hán: thất bất tịnh 失不淨, «làm thất thoát cái bất tịnh,» tức xuất bất tịnh hay xuất tinh. Các bản: thất 失; bản Thánh: xuất 出.

[12] Thọ sắc 受色. Ngũ phần: nội sắc chỉ cho tự thân 己身. Thập tụng: nội thọ sắc 內受色 sắc có chấp thọ thuộc nội thân (xem Câu-xá 1, tr.2c), chỉ sự thủ dâm bằng cách dùng tay, chân, miệng, v.v… Cf. Tăng kỳ: thân, thân phần, thân hiệp 身身分身合 thân: tất cả dao động của thân làm xuất tinh; thân phần; dùng tay hay chân, hay một bộ phận của thân mình làm xuất tinh; thân hiệp: dùng các phương tiện ngoài như đất, nước, chăn, gối... Pali, Vin.iii.112: ajjhatarūpe moceti, xuất trong nội sắc; thích từ: ajjhatarūpeti ajjhattaṃ upādinne rūpe, nội sắc, sắc được chấp thủ nội thân.

[13] Thập tụng: ngoại bất thọ sắc 外不受色. Ngũ phần, ngoại sắc: thân người khác 他身.

[14] Pali, id., ākāse kaṭiṃ kampento moceti, xuất trong khi làm dao động phần mông trong không gian.

[15] Niết-bàn-tăng 涅槃僧 ; Skt.=Pali: nivāsana, quần, hạ y 下衣, nội y 內衣.

[16] Hán, hết quyển 2.

[17] Tăng kỳ 5: Phật tại Vương-xá, Ca-lan-đà Trúc viên. Sa-di-ni Chi-lê 支梨, đệ tử của tỳ-kheo-ni Ưu-bát-la 優钵羅, được sai mang y đến cho Ưu-đà-di; bị Ưu-đà-di dẫn vào phòng riêng rồi ôm. Tiếp theo, một chuỗi sự kiện với nhiều người khác nhau.

[18] Dâm dục ý 淫欲意; Ngũ phần 2 (T22n1421, tr.11a28): dục thạnh biến tâm 欲盛變心. Tăng kỳ 5 (T22n1425, tr.265c23): dâm dục biến tâm 淫欲變心; thích từ: tâm quá khứ diệt tận, biến dịch, nói là biến. Nhưng biến dịch ở đây chỉ cho sự biến dịch đối với căn, lực, giác chi, đạo chủng. Pali, Vin.iii.120: otiṇṇo vipariṇatena cittena, bị ức chế bởi tâm biến đổi; thích từ: otiṇṇo, chỉ tâm tham ái bị buộc chặt bởi sự khát vọng dục tình.

[19] Ngũ phần, nt.: người nữ , kể cả trẻ mới sinh. Pali, ibid, người nữ, kể cả trẻ mới sinh, chỉ loài người chứ không phải dạ-xoa, quỷ, súc sinh.

[20] Hán: thân tương xúc 身相觸; Ngũ phần: thân tương ma xúc 身相摩觸. Pali, Vin.iii.119: kāyasaṃsaggaṃ samāpajjeyya, tiến đến chỗ giao hội của thân thể. Sớ giải: hatthaggahaṇādi kāyasampayogaṃ, sự kết hợp thân thể bằng sự nắm tay v.v…
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
[21] Hán: trùng ma 重摩, không có giải thích. Căn bản: cực xúc 極觸. Pali: parāmasanā. xoa bóp cùng khắp; Sớ giải: parāmasanā nāma itocito ca saṃpaṇā, xoa bóp cùng khắp, nghĩa là sờ mó chỗ này, chỗ kia.

[22] Căn bản Tì-nại-da 11, tr.683c, 9 động tác phạm tăng-già-bà-thi-sa: xúc 觸, cực xúc 極觸, bằng 慿, tróc 捉, khiên 牽, duệ 曳, thướng 上, há 下, biến bão 遍抱. So sánh Pali, Vin.iii.121, các động tác xúc chạm: āmasanā parāmasanā omasanā ummasanā olaṅghaṇā ullaṅghaṇā kaḍḍhanā patikaḍḍhanā abhiniggahaṇā abhinippīḷaṇā gahaṇaṃ chupaṇaṃ, vuốt ve, vuốt khắp, vuốt xuống, vuốt lên, khom xuống, ngữa lên, ôm chặt, áp sát, cầm nắm, sờ mó.

[23] Ma 摩. Ngũ phần: ma xúc 摩觸. Thập tụng: ma tróc 摩捉. Căn bản: xúc 觸. Pali: āmasanā, do động từ masati (Skt. mṛś): sờ mó, vuốt ve.

[24] Khiên 牽. Căn bản: khiên, từ xa kéo lại gần (mình).

[25] Hán: nại 捺. Pali: chupanaṃ nāma phuṭṭhamattaṃ, sờ mó, chỉ xúc chạm thôi.

[26] Hán: thân y xúc thân y anh lạc cụ 身衣觸身衣瓔珞具 Tham chiếu Pali, Vin.iii.122: ...itthiyā kāyapaṭibaddhena kāyapaṭibaddhaṃ āmasati, bằng trang phục nơi thân (của tỳ-kheo) mà xúc chạm trang phục nơi thân của người nữ...

[27] Nhị hình 二形; Ngũ phần, Tăng-kỳ, Thập tụng: hoàng môn 黃門; Pali: paṇḍaka.

[28] Thảo cốc 草 [卄/告]; Tống-Nguyên-Minh: thảo nghiết 草秸. Đây chỉ cây cỏ rỗng ruột có thể gợi dục. Các luật khác không nói các trường hợp đột-kiết-la này.

[29] Tứ phần, quyển 3 (T22, tr.581btt); Căn bản, quyển 11 (T23n1442, tr.684a15); Tát-bà-đa, quyển 3 (T23, tr.520b9); Thập tụng, quyển 3 (T23, tr.15c18); Ngũ phần, quyển 2 (T22n1421, tr.11b23); Tăng-kỳ, quyển 5 (T22n1425, tr.267c19); Pali, Saṅghādisesa 3, mātugāmaṃ dutthullāhi vācāhi obhāseyya,Vin. iii. 127.

[30] Tăng kỳ: Phật tại Vương-xá.

[31] Tăng kỳ: «nói lời xấu xa, tuỳ thuận pháp dâm dục, như nam nữ thiếu niên.» Căn bản: «nói lời thô bỉ xấu xa, không đứng đắn, liên hệ pháp dâm dục, như vợ chồng.» Pali, Vin.iii.128: duṭṭhullāhi vācāhi obhāseyya, yathā taṃ yuvā yuvatiṃ mehunūpasaṃhitāhi, nói những lời thô tục giống như thiếu niên nam nữ.

[32] Căn bản, nhiễm triền tâm 染纏心.

[33] Pali, Vin.iii.128: duṭṭhullā nāma vācā vaccamaggapassāmaggamethunadhammap-paṭisaṃyuttā vācā, những lời thô bỉ, là những lời liên hệ đến pháp dâm dục, liên hệ các đường đại, tiểu tiện.

[34] Thập tụng (T23n1435, tr.16a16), chín trường hợp phạm: tán (khen ngợi), hủy (chê bai), khất (xin), nguyện (yêu cầu), vấn (hỏi), phản vấn (hỏi ngược), biện (biện giải), giáo (chỉ dẫn), mạ (mắng chửi) 讚毀乞願問反問辦教罵. Căn bản (T23n1442, tr.684b4), chín trường hợp 九事: nói đẹp, nói xấu, trực tiếp yêu cầu, phương tiện yêu cầu, hỏi thẳng, hỏi quanh co, dẫn sự, tán thán, sân chửi 謂善說惡說直乞方便乞直問曲問引事讚歎瞋罵. Pali, liên hệ đến hai đường, có 9 sự, như hai Luật bộ trên, dve magge ādissa vaṇṇampi bhaṇati, avaṇṇampi bhaṇati,yācatipi, āyācatipi, pucchatipi, paṭipucchatipi, ācikkhatipi, anusāsatipi, akkosatipi.

[35] Hán: chỉ ấn 指印, tức Pali: aṅgulimuddikā, nhẫn dùng làm tín vật.

[36] Nguyên Hán: bất tịnh ố lộ quán 不淨惡露觀, xem Trường A-hàm 9, kinh Thập thượng (T1, tr.52a7, 8); Pali: asubha-bhāvanā.

[37] Dư thực pháp 餘食法, Tứ phần 14 (T22, tr.660a) ba-dật-đề 35: Tỳ-kheo ăn xong, được mời ăn thêm; không tác dư thực pháp mà ăn thêm, ba-dật-đề.

[38] Nhất tọa thực 一坐食, mỗi ngày chỉ ăn một buổi trong một lần ngồi. Tứ phần 14, tr.660a: ba-dật-đề 35.

[39] Bối nặc 唄匿; Pali. bhāṇaka, (người) đọc tụng, ca vịnh.

[40] Ngũ phần, Tăng-kỳ, Thập tụng: Phật tại Xá-vệ. Căn bản: Thất-la-phiệt.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
a
[41] Ca-la 迦羅 ; Ngũ phần: trưởng giả Ca-lưu 長者名迦留; Thập tụng: Ca-la, con của trưởng giả Lộc Tử 鹿子長者兒名曰迦羅; Căn bản: Trưởng giả Hắc Lộc Tử 黑鹿子. Pali: āyasmā udāyī sāvatthiyaṃ kulūpako hoti, trưởng lão Udāyī thường xuyên lai vãng một gia đình trong Sāvatthi.

[42] Ngũ phần, giới được kết hai lần: lần đầu, Ca-lưu mai mối làm vợ chồng. Lần thứ hai, nhóm sáu tỳ-kheo môi giới tư thông. Pali, học xứ này được kết hai lần. Lần đầu, do Udāyī mai nối làm vợ chồng. Lần thứ hai, do Udāyī mai mối cho tư thông.

[43] Vãng lai, trong văn luật: vãng lai bỉ thử 往來彼此. Ngũ phần: hành môi pháp 行嫫法; Thập tụng: hành môi giá pháp 行嫫嫁法; Tăng kỳ: hành hoà hợp nam nữ 行和合男女. Pali: sañcarittaṃ samāpajjeyya, hành động làm môi giới.

[44] Ngũ phần: nữ có mười hạng; nam có mười hạng. Thập tụng, mười bốn hạng nữ có giám hộ. Căn bản: bảy hạng phụ nữ, mười trường hợp tư thông. Thập tụng: mười bốn hạng nữ có giám hộ. Pali (Vin. iii. 139), 10 hạng nữ (không hay chưa chồng) và 10 loại vợ.

[45] Hán: tỳ 婢. Pali: dāsī, giải thích: dāsī ceva hoti bhariyā ca, vừa là nô tỳ vừa là vợ.

[46] Phóng khứ tỳ 放去婢.

[47] Ngũ phần: pháp hộ 法護 , xuất gia theo chánh pháp, tu hành phạm hạnh. Nên hiểu là người nữ được bảo vệ bởi luật pháp. Căn bản: hữu pháp hộ 有法護, người nữ goá chồng, thủ tiết, không ai dám xâm phạm. Pali: dhammarakkhitā nāma sahadhammikā rakkhanti gopenti issariyaṃ kārenti vasaṃ vattenti (Vin. iii. 139), được giám hộ bởi pháp, tức là, những bạn đồng pháp (=đồng đạo) bảo vệ, canh chừng, làm chủ, kiểm soát.

[48] Tự lạc 自樂 ; Ngũ phần: tự nhiệm 自任, người nữ sống theo sở thích. Tăng kỳ: tuỳ ý trú 隨意住, người nữ giao ước sống với người nam theo ý muốn, khi nào không còn muốn sẽ tùy ý bỏ đi. Căn bản: tự lạc phụ 自樂婦, hạng làm vợ do thân hành đi đến chỗ người nam mình thích, nói, «Tôi vui lòng làm vợ của ông.» Pali: chandavāsinī nāma piyo piyaṃ vāseti, hạng làm vợ được cầm giữ cho mục đích ham muốn, tức là người yêu cầm giữ người yêu.

[49] Pali: paṭavāsinī nāma paṭaṃ datvā vāseti, hạng làm vợ được cầm giữ sau khi được cho áo.

[50] Đồng nghiệp 同業; Thập tụng: hiệp sinh 合生, đề nghị người nam hiệp chung tài sản để sống chung; Căn bản: cộng hoạt 共活. Pali: kammakārī, vợ như là người chấp tác.

[51] Thập tụng: thủy đắc 水得, người nam rót nước lên tay người nữ để xác nhận là vợ. Pali: odapattakinī nāma udakapattaṃ āmasitvā vāseti, người nữ bưng bát nước, sau khi người nam trao cho bình nước, rồi nhận làm vợ.

[52] Phóng khứ tỳ 放去婢; Tăng kỳ 6 (T22, tr.273b7): phóng 放, có hai. Hoặc bán: theo pháp của nước Phả-lê, nếu không thích vợ nữa có thể đem bán. Hoặc ly hôn: theo phép một số nước, nếu vợ chồng không yêu nhau nữa, đến quan nộp 3 tiền rưỡi và hai trương lụa thì có thể ly dị.

[53] Biên phương đắc 邊方得; Căn bản: vương kỳ phụ 王旗婦. Pali: dhajāhaṭā, vợ cướp được do chinh phạt.

[54] Pali, Vin. iii. 144, kuṭikāsikkhapadaṃ.

[55] Tăng kỳ: Phật tại tinh xá Khoáng dã 曠野精舍; Thập tụng: Phật tại A-la-tì quốc 阿羅毘國

[56] Khoáng dã quốc 曠野國; Ngù phần 3: A-trà-bệ ấp 阿荼髀邑; Thập tụng 3: A-tì-la tỳ-kheo 阿羅毘比丘. Pali: āḷavakā bhikkhū, các Tỳ-kheo người Āḷavī, một thị trấn nằm giữa Sāvatthī (Xá-vệ) và Rājagaha (Vương-xá).

[57] Tăng kỳ, nt: Tôn giả Xá-lợi-phất.

[58] Để bản: lãi kế 蠡髻; Tống-Nguyên-Minh: loa kế 螺髻. Pali: dve bhātaro isayo, hai anh em Tiên nhân.

[59] Ma-ni-kiền-đại 摩尼犍大. Pali: maṇikaṇṭho nāgarājā, Long vương Maṇikaṇṭha.

[60] Anh lạc 瓔珞; Ngũ phần 2, hạt ngọc ma-ni 摩尼珠. Pali: ngọc maṇi.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
a
[61] Tăng kỳ 6: Tỳ-kheo tên Bạt-cừ 跋懅.

[62] Để bản in thừa mấy chữ: Tỳ-kheo báo ngôn 比丘報言.

[63] Lại-tra-bà-la 賴吒婆羅, tức Lại-tra-hoà-la trong Trung A-hàm 31, con nhà phú hộ ở Xá-vệ, điển hình cho tín tâm bất động của thanh niên con nhà giàu có, quyết tâm xuất gia (T1, tr.623a). Cf. Pali, Raṭṭhapāla-sutta, M.ii.54ff.

[64] Nguyên Hán: ốc 屋, nhà. Ngũ phần2 (T22, tr.14a20): phòng 房, mà bên trong có thể đi, đứng, nằm, ngồi. Thập tụng: xá, 舍, nhà ấm, nhà mát, điện đường, lầu gác, v.v... Pali (Vin. iii. 149): kuṭi, túp lều, hay chòi tranh.

[65] Ngũ phần 2: không có chủ, nghĩa là không có đàn-việt (thí chủ).

[66] Tự vị kỹ 自為己. Ngũ phần 2: vị thân 為身, làm cho mình, không phải cho người khác, hay làm cho Tăng.

[67] Tăng kỳ 6 (T22n1425, tr.277c25): trường 長 (dài), tức chiều dọc; quảng 廣 (rộng), tức chiều ngang. Tu-già-đà chích thủ 修伽跎搩手, gang tay Phật (Thiện Thệ), bằng 2 thước 4 tấc. Căn bản: gang tay Phật gấp ba người thường. 12 gang tay người thường có 18 khuỷu. Pali: vidaṭṭhati = Skt. vitasti = 12 lóng tay, khoảng 9 inch.

[68] Nạn xứ 難處; Ngũ phần: chỗ ngã tư đường nhiều người tụ tập; chỗ dâm nữ, chợ búa… Pali: sārambha, chỗ có nguy hiểm.

[69] Phương xứ 妨處; Thập tụng 3 (T23n1435, tr.20c18): đất chung quanh túp lều ấy trong phạm vi một tầm mà là đất có tháp, đất của quan, của cư sỹ, ngoại đạo, trú xứ ni; có đá lớn, sông suối, hầm hố v.v… gọi là phương xứ. Tăng kỳ 6 (T22, tr.278b9): phi phương xứ, thất có bên phía, mỗi bên đủ chỗ cho cái thang 12 nấc 十二桄 梯 mà khoảng cách giữa 2 nấc là 1 khuỷu. Ngũ phần 2 (T22, tr.14a29): hữu hành xứ 有行處, chỗ có lối đi. Căn bản12: hữu tranh cạnh 有諍競, đất có tranh chấp, gần đó có quan sở, có nhà trưởng giả, nhà ngoại đạo, chùa ni… Pali: aparikkammana, chỗ không có lối đi.

[70] Thảo xa 草車; Pali: yuttena sakaṭena, xe tải có bò kéo.

[71] Tăng kỳ 2: trước làm cầu thỉnh yết-ma, tức đề nghị Tăng họp để giải quyết đề nghị của tỳ-kheo hữu sự. Sau đó mới xin khất cầu yết-ma, nêu đề nghị Tăng giám sát việc cất thất hợp pháp.

[72] Tăng kỳ 2: yết-ma Tăng sai, cử tỳ-kheo đại diện, tối đa 3 người. Tứ phần và Ngũ phần, không có văn yết-ma Tăng sai.

[73] Hán: dữ xử phân 與處分; Pali: kuṭivatthudesana, chỉ định chỗ có thể cất thất.

[74] Pali, Vin.iii.153: Tỳ-kheo sai bảo người cất thất, chỗ không được Tăng chỉ định, chỗ có nguy hiểm, không có lối đi, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, hai đột-kiết-la.

[75] Căn bản 12 (T23n1442, tr.689a24): tạo đại tự 造大寺. Tăng kỳ: đại phòng xá 大房舍. Pali, Vin. iii. 155: vihārakāra, làm tinh xá.

[76] Cù-sư-la 瞿師羅. Pali: Ghositārāma.

[77] Câu-thiểm-di 拘睒彌; Ngũ phần3: Câu-xá-di 拘舍彌. Căn bản 12: Kiều-thiểm-tì 憍閃毘.

[78] Ưu-điền 優填. Tăng kỳ 6: có thí chủ tên A-bạt-tra 阿跋吒. Pali không đề cập tên vua. Theo các tài liệu Pali, thời Phật, vua nước Kosambī là Parantapa; người kế vị là Udena.

[79] Xiển-đà 闡陀. Thập tụng: Xiển-na 闡那. Pali: Channa.

[80] Ni-câu-luật thần thọ 尼拘律神樹. Pali: cetiya-rukkham, cây có miếu thần.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
a
[81] Pali, Vin. iii. 156: mahallako nāma vihāro sassāmiko vuccati, tinh xá có thí chủ làm cho được xem là lớn.

[82] Thảo xa 草車; Pali: yuttena sakaṭena, xe tải có bò kéo.

[83] Đạp-bà-ma-la Tử 沓婆摩羅子; Ngũ phần 3, Đà-bà Lực Sỹ Tử 陀婆力士子; Tăng-kỳ, Đà-phiêu Ma-la Tử 陀驃摩羅子; Thập tụng 4, Đà-phiêu Lực Sỹ Tử 陀驃力士子; Căn bản 13, Thật Lực Tử 實力子. Pali: Dabba Mallaputta.

[84] Đồng ý (tỳ-kheo) 同意者. Pali (Vin. iii. 159): sabhāgānān bhikkhūnaṃ, những tỳ kheo chung trong một nhóm.

[85] Tỳ-kheo chỉ hành khất thực, không nhận thí chủ mời: một hạnh đầu đà.

[86] Chỉ tỳ-kheo trì y pháp tảo: một hạnh đầu đà.

[87] Nghĩa là, tỳ-kheo ăn xong rồi, không ăn thêm nữa, dù ăn chưa đủ no.

[88] Bối nặc 唄匿; xem ch.ii, cht.39

[89] Từ Địa 慈地, theo văn, hình như một người. Nhưng khi dùng các đại từ, văn Hán dịch nói ngã đẳng 我等 hay nhữ đẳng 汝等. Như vậy, Từ Địa không chỉ một tỳ-kheo, mà chỉ một nhóm tỳ-kheo. Ngũ phần 3: Từ Địa huynh đệ 慈地兄弟, nghĩa là hai người. Tăng kỳ 7: nhóm sáu tỳ-kheo. Thâp tụng 4: Di-đa-la-phù-ma 彌多羅浮摩, một người. Căn bản 13: hai tỳ-kheo Thiện Hữu và Đại Địa 善友大地. Pali: Mettiyabhummajakā bhikkhū, các tỳ-kheo đồng bọn của Mettiya và Bhummaka, trong nhóm sáu tỳ-kheo.

[90] Từ 慈. Pali: Mettiyā.

[91] Hết quyển 3.

[92] Căn bản 13 (T23n1442, tr.697c17), mười yếu tố phạm: 1-3. Không thấy, không nghe, không nghi, mà nói dối thật có thấy, nghe, nghi. 4-5, Nghe, nghi, rồi quên, nhưng nói là không quên. 6-7. Nghe mà tin, nghe mà không tin, nhưng nói tôi thấy. 8-9. Nghe mà nghi, nghe mà không nghi, nhưng nói tôi thấy. 10. Chỉ tự nghi mà nói tôi thấy. Thập tụng 4 (T23n1435, tr.23b03) mười một yếu tố đối với tỳ-kheo không thanh tịnh: 1-3. Không thấy, không nghe, không nghi. 4-6. Thấy, nghe, nghi rồi quên. 7-8. Nghe rồi tin hoặc không tin. 9. Nghe mà nói là nghi. 10. Nghi mà nói là thấy. 11. Nghi mà nói là nghe.

[93] Lời chua trong bản Hán.

[94] Bốn ba-la-di.

[95] Mười ba già nạn, có một trong các yêu tố này, không đắc giới tỳ-kheo.

[96] Vin.iii. 166: Rājagahe viharati Veḷuvane Kalandanivāpe.

[97] Pali: aññabhāgiyassa adhikaraṇassa, đối với tránh sự thuộc phần sự khác; vấn đề thuộc về thiên tội khác, hay tránh sự cơ sở khác.

[98] Đoạn này và các đoạn kế tiếp, giải thích ý nghĩa thủ phiến 取片 Phiến, được hiểu là chứng cớ giả để vu khống, Pali: lesa. Cf. Vin.iii. 168: leso nāma dasa lesā, có 10 chứng cớ giả: đồng sinh (huyết thống), đồng danh, đồng tính, đồng tướng, đồng tội, đồng bát, đồng y, đồng Hoà thượng, đồng A-xà-lê, đồng tọa ngọa cụ .

[99] Tứ sự pháp 四事法; tức bốn tránh sự: ngôn tránh, mích tránh, phạm tránh, sự tránh; cf. Tứ phần quyển 21. Pali, Vin, iii. 164: cattāri adhikaraṇāni: vivādādhikaraṇaṃ anuvādādhikaraṇaṃ āpattādhikaraṇaṃ kiccādhikaraṇaṃ.

[100] Cf. Vin.iii.166: kathaṃ adhikaraṇaṃ adhikaraṇassa aññabhāgiyaṃ, thế nào là tránh sự thuộc phần sự (hay bộ phận) khác của tránh sự? Đó là, ngôn tránh là phần sự khác đối với mích tránh, tội tránh và sự tránh…
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
a
[101] Di-ni-sưu quốc A-nô-di giới 彌尼搜國阿奴夷界. Ngũ phần, Di-na ấp A-nậu lâm 彌那邑阿凫林. Pali, Anupiyā, thị trấn thuộc xứ Malla, gần Kapilavatthu.

[102] A-na-luật 阿那律. Pali, Anurudddha, anh em với Mahānāma, con Vua Amitodana (Hộc Phạn Vương). Vin. ii 183 (Cūḷavagga 7. Saṅghabheda).

[103] Ma-ha-nam 摩訶男. Pali, Mahānama. Xem cht. 102 trên.

[104] Bạt-đề 跋提. Pali, Bhaddiya, Vin.ii. 181.

[105] A-nậu-di; ở trên âm là A-nô-di.

[106] Tỳ-la-trà 毘羅荼 . Pali, Vin.i. 202: Belaṭṭhasīsa. Vị này nguyên là một người bà-la-môn ở Sāvatthi, xuất gia với Uruvela-Kassapa trước khi Phật thành đạo. Khi Uruvela-Kassapa theo Phật, ông cũng theo.

[107] Bình-sa 瓶沙王 . Pali: Bimbisāra/ Seniya Bimbisāra, Vua nước Ma-kiệt-đà.

[108] Vị Sanh Oán 未生怨. Pali: Ajātasattu/ Ajātasattu Vedehiputta, A-xà-thế Vi-đề-hy Tử.

[109] Câu-thiểm-tỳ 拘睒毘國. Pali: Kosambī.

[110] Ca-hưu-câu-la Tử 迦休拘羅子 . Vin.ii. 185, Kakudha/ Kakudha Koliya; nguyên là thị giả của ngài Đại Mục-kiền-liên . Cf. A.iii. 122ff.

[111] Hoá tự tại 化自在天 ; Vin.ii. 185: adhunā kālaṅkato aññataraṃ manomayaṃ kāyaṃ upapanno, tái sinh với thân khác do ý sinh.

[112] Cf. Vin. ibid., Phật cảnh giác Mục-liên: «Hãy giữ kín lời nói!»

[113] Lời chua trong bản Hán.

[114] Pali: quấn quanh mình một chuỗi rắn.

[115] Pali, «Chớ ganh tị!», Vin.ii. 188.

[116] Hán: thế thóa chi thân 涕唾之身. Pali, Vin.ii. 189: chavassa kheḷāsakassa, cái xác chết dính đàm dãi.

[117] Trư khảm 豬坎. Pali: Sūkarakhatalena, hang đá trên sườn Linh thứu (Gijjhakūṭa).

[118] Ngũ chủng tôn 五種尊. Pali: pañca satthāro.

[119] Pali: aparisuddhājīvo, phương tiện sinh sống không thanh tịnh.

[120] Pali: aparisuddhaññāṇadassano, tri kiến không thanh tịnh.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
a
[121] Pali: aparisuddhaveyyākaraṇa, sự giải thuyết (thọ ký) không thanh tịnh.

[122] Pali: aparisuddhadhammadesana, sự thuyết pháp không thanh tịnh.

[123] Đồng bọn của Đề-bà-đạt-đa: Tam-văn-đạt-đa 三聞達多, Kiền-trà-đạt-bà 騫荼達婆, Câu-bà-ly 拘婆離, Ca-lưu-la-đề-xá 迦留羅提舍. Pali, Vin.ii. 196: Kokālika, Kaṭamoraka-tissa, Khaṇḍadeviyāputta, Samuddadatta.

[124] Xem Ba-đật-đề, điều 33, cấm biệt chúng thực.

[125] Phá Tăng luân; Pali: saṅghabhedam, cakkabhedam: phá tăng và phá luân.

[126] Nguyên Hán: tô diêm 酥鹽.

[127] Ngũ phần 25 (T22n1421, tr.164a): 1. không ăn muối. 2, không ăn sữa đặc. 3. không ăn cá thịt. 4. Chỉ xin ăn, không nhận mời. 5. Xuân, Hạ, 8 tháng ngồi giữa chỗ trống; Đông 4 tháng sống trong am cỏ. Thập tụng 36 (T23n1435, tr.295a): 1. Mặc nạp y. 2. Chỉ khất thực. 3. Chỉ một lần ăn. 4. Ngồi giữa trời trống. 5. Không ăn thịt. Pali, Vin. ii. 197 , Vin. iii. 171: 1. Sống trong rừng. 2. Chỉ khất thực. 3. Mặc phấn tảo. 4. Sống dưới bóng cây. 5. Không ăn cá.

[128] Tứ Thánh chủng 四聖種. Pali, cattāro ariyavaṃsā; cf. D.iii. 224.

[129] Bản Hán, hết quyển 4.

[130] Hán: phương tiện thọ hoại hoà hiệp Tăng pháp kiên trì bất xả 方便受壞和合僧法堅持不捨. Pali (Vin. iii.172): adhikaraṇaṃ samādāya paggayha tiṭṭheyya, sau khi gây ra một nguyên nhân tranh chấp, rồi chấp chặt không bỏ.

[131] Pali: samānasaṃvāsako samānasīmayaṃ, đồng nhất trú xứ trong cùng một cương giới.

[132] Trụ phá Tăng pháp 住破僧法; nhóm từ được giải thích không có trong Giới văn. Trong Giới văn, nhóm từ này Hán dịch là kiên trì (bất xả) 堅持不捨; Pali: tiṭṭheyya (na paṭinissajeyya): trụ vững, ngoan cố không chịu bỏ.

[133] Hán: phương tiện dục phá hoà hiệp Tăng 方便欲破和合僧; Pali: samaggassa saṅghassa bhedāya parakkameyya, hoạt động nhắm đến sự tan vỡ của hoà hiệp Tăng.

[134] Hán: thọ phá Tăng pháp 受破僧法; Pali: bhedanasaṃvattanikaṃ adhikaraṇaṃ samādāya, tiếp nhận, hay duy trì, tránh sự (điểm tranh chấp) có xu hướng phá vỡ Tăng.

[135] Pali: vattabbo, cần được nói; tức thuyết phục cá nhân. Tỳ-kheo không nghe thuyết phục này, phạm đột-kiết-la (dukkaṭa)

[136] Sau ba lần thuyết phục, vẫn cố chấp, Tăng tiến hành yết-ma ha gián; Pali: samanubhāsitabbo.

[137] Hán: thuận tùng 順從; từ được thích nghĩa, nhưng trong Giới văn không có. Pali: anuvattaka, (người) đi theo, thuận tùng; được giải thích: người kia có quan điểm gì, xu hướng gì, sở thích gì, thì người này cũng đồng quan điểm, xu hướng, sở thích như vậy.

[138] Hán: trợ bạn đảng ngữ 助伴黨語; từ được giải thích mà không có trong Giới văn. Pali: vaggavādaka.

[139] Bản Hán dịch nhảy một đoạn, nên văn thiếu mạch lạc.

[140] Ngũ phần, Tăng-già-bà-thi-sa 13; Pali, Saṅghādisesa 13.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113
a
[141] Kỳ-liên 羈連. Pali: Kiṭāgiri.

[142] A-thấp-bà 阿濕婆. Pali: Assaji. Đây là tỳ-kheo trong nhóm Lục quần (chabbagiyā); không phải Assaji Thera trong năm tỳ kheo đầu tiên (pañcavaggiya).

[143] Phú-na-bà-sa 富那婆娑. Pali: Punabbasu.

[144] Hán: tự tác lộng thân 自作弄身; nghĩa đen: đem thân mình ra làm trò đùa. Nhưng cụ thể không hiểu là làm trò gì.

[145] Ca-thi quốc 迦尸國. Pali: Kāsī, 1 trong 16 nước lớn thời Phật. Thủ phủ là Bārāṇasī.

[146] Tẫn yết-ma 擯羯磨. Pali: pabbājaniyakamma; đuổi Tỳ-kheo ra khỏi địa phương nơi mà họ đang mang tiếng xấu.

[147] Hán: tác cử 作舉; tiến hành luận tội và buộc tội. Pali: codetabba.

[148] Tác ức niệm 作憶念, khiến cho nhớ lại tội; khiến nhận tội. Pali: sāretabba.

[149] Dữ tội 與罪, xác định tội. Pali: āpattiṃ ropetabba.

[150] Gia 家; được hiểu là gia đình, hay gia tộc. Pali: kula; được giải thích có bốn: khattiya-kulaṃ, brāhma-kulaṃvessakulaṃ. sudda-kulaṃ, tức gồm bốn giai cấp.

[151] Ô tha gia 污他家. Pali: kuladusāko, giải thích: gây tai tiếng cho một gia đình bằng những biếu xén như là hình thức hối lộ.

[152] Nương tựa nơi đó mà sống. Pali: upanissāya viharati, giải thích: nhờ nơi đó mà có được bốn nhu yếu là ẩm thực, y phục, ngọa cụ và y dược.

[153] Tức làm cho mang tiếng xấu.

[154] Hành ác hạnh 行惡行. Pali: pāpasamācāro, giải thích: trồng hoa hay sai người trồng hoa; tưới cây hay sai người tưới cây…

[155] Giải thích những hành vi, cử chỉ tượng tự với đùa giỡn. Những điều nầy, một số liên hệ các ba-dật-đề, một số liên hệ các pháp chúng học.

[156] Pali, Saṅghādisesa 12.

[157] Pali: Kosambiyaṃ Ghositārāme.

[158] Xiển-đà 闡陀, thường gọi là Xa-nặc, quân hầu ngựa của Thái tử. Pali: Channa

[159] Hán: ác tánh bất thọ nhân ngữ 惡性不受人语. Pali: dubbacajātiko, bản tính khó nói; khó nói chuyện với.

[160] Bản Hán có thể nhảy một câu: «Tỳ-kheo nói như vậy, là tự thân trở thành người không thể nói chuyện với.»
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên