Tự tánh là gì ?

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
Đọc thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá mà mạnh ai nấy nói, làm người đọc như tui mơ hồ , lộn xộn quá nên trở về học lại a,b,c

Xin cho hỏi tự tánh là gì ? và cho ví dụ cụ thể
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
TỰ TÁNH là TÂM của bạn đó!

Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ nói về sự BIẾN HOÁ của TÂM ở con người!

Phật Giáo Đại Thừa chỉ nói về TÁNH của TÂM là KHÔNG (trống không, trống rỗng)!

Thiền Tông nói về TÂM TÁNH của VẠN VẬT VŨ TRỤ VÔ TÌNH và HỮU TÌNH! Con nguời là một HỮU TÌNH trong VẠN VẬT VŨ TRỤ.


Đức Phật giác ngộ Lý Duyên Khởi, Đức Phật giác ngộ Lý Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tam Pháp Ấn đã CÓ SẴN ở cái TÂM này!
Lục Thông của Đức Phật cũng CÓ SẴN từ TÂM này.
Kinh sách Phật Giáo Nguyên Thủy Đại Thừa cũng CÓ SẴN từ TÂM này.


Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ!
Lục Tổ Huệ Năng.
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
có một câu trả lời: tự tánh là tâm
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Tại sao không gọi TỰ TÁNH là TÂM đi cho rồi???

Vô Minh hỏi người bạn thân cũng là hơn 70 năm nghiên cứu Phật Pháp:

"Bạn có BIẾT TÂM bạn không???"

Người bạn thân nói:
"Tôi mà KHÔNG BIẾT TÂM tôi à???"

Vô Minh hỏi tiếp: " Tại sao TÂM bạn gọi là TÂM???"

Người bạn thân CÂM luôn!


[/color=brown]Cho dù Đức Phật gọi TÂM là bất cứ cái gì đi chăng nữa cũng Không THỂ diễn tả "CÁI" các ông KHÔNG BIẾT phải không??? [/color]


Hồi ở ViệtFun có hỏi rất nhiều người như khúc lung linh, KKT, Nonregistered:

Các ông nói thử "CÁI" các ông KHÔNG BIẾT được không???


Nay tại trong diễn đàn này Vô Minh xin hỏi một lần nữa với các Thượng Thủ Phật Pháp:

"Các ông nói thử "CÁI" các ông KHÔNG BIẾT được không???" Kính xin đa tạ.


Chỉ có khi nào: "Các ông BIẾT cái KHÔNG BIẾT của các ông thì các ông mới CHẤM DỨT SANH TỬ !
Khỏi cần DỊ NGHỊ!"



O mà có phải đúng không??? (hihihi smile)
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
À, tự tánh là gì ?

Ví dụ:
- Trời nắng có cảm giác nóng, bụng rỗng có cảm giác đói
- Cảm giác nóng, đói kéo dài thì cảm xúc khó chịu, không ưa thích xuất hiện
- Cảm xúc không ưa thích xuất hiện thì cảm nghĩ cho rằng điều này cần phải chấm dứt cũng xuất hiện theo.
- Suy nghĩ thử kiếm cái gì đó để ăn, tới chỗ mát để tránh nắng bắt đầu hiện diện.
- Tới khi ăn rồi, nghỉ mát rồi sự khó chịu ấy chấm dứt, nhận thức: việc ăn và nghỉ mát trên thật đúng đắn, lần sau nên làm như vậy mới tốt cũng hình thành.

Tất cả cảm giác, cảm xúc, cảm nghĩ, suy nghĩ và nhận thức trên sinh diệt ta đều biết rõ ràng, đó chính là tác dụng của TÁNH.

Vì ta đói, ta nóng người chẳng biết nên sự biết trên gọi là tác dụng của Tự Tánh.

Tự Tánh thì không thể định nghĩa vì nghĩa nhất định chính là nhận thức sai lầm về sự vật. Tại sao ? Vì sự vật hiện tồn luôn vận động và nằm trong mối liên hệ tương tác qua lại, vốn chẳng nhất định vậy.
 
Last edited:

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Tại sao không gọi TỰ TÁNH là TÂM đi cho rồi???

Vô Minh hỏi người bạn thân cũng là hơn 70 năm nghiên cứu Phật Pháp:

"Bạn có BIẾT TÂM bạn không???"

Người bạn thân nói:
"Tôi mà KHÔNG BIẾT TÂM tôi à???"

Vô Minh hỏi tiếp: " Tại sao TÂM bạn gọi là TÂM???"

Người bạn thân CÂM luôn!


[/color=brown]Cho dù Đức Phật gọi TÂM là bất cứ cái gì đi chăng nữa cũng Không THỂ diễn tả "CÁI" các ông KHÔNG BIẾT phải không??? [/color]


Hồi ở ViệtFun có hỏi rất nhiều người như khúc lung linh, KKT, Nonregistered:

Các ông nói thử "CÁI" các ông KHÔNG BIẾT được không???


Nay tại trong diễn đàn này Vô Minh xin hỏi một lần nữa với các Thượng Thủ Phật Pháp:

"Các ông nói thử "CÁI" các ông KHÔNG BIẾT được không???" Kính xin đa tạ.


Chỉ có khi nào: "Các ông BIẾT cái KHÔNG BIẾT của các ông thì các ông mới CHẤM DỨT SANH TỬ !
Khỏi cần DỊ NGHỊ!"



O mà có phải đúng không??? (hihihi smile)

Đạo hữu,

Không thấy nói không có ấy gọi là vô minh (không sáng tỏ)
Đội nón đi tìm nón đó gọi là bất giác (không biết).

Cái không biết trong cuộc sống rất nhiều, đạo hữu muốn nói cái không biết nào ?
_____________

Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma: người đối trước Trẫm là ai ?
Đạt Ma đáp: Không biết !

________________

Vũ Đế hỏi Đạt Ma,
Một biết một không biết.
Đạt Ma đáp Vũ Đế,
Quay lưng chẳng theo kịp !

Nói thử cái Không biết của Đạt Ma là cái gì ?

Ha ha ha,
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đạo hữu,

Không thấy nói không có ấy gọi là vô minh (không sáng tỏ)
Đội nón đi tìm nón đó gọi là bất giác (không biết).

Cái không biết trong cuộc sống rất nhiều, đạo hữu muốn nói cái không biết nào ?
_____________

Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma: người đối trước Trẫm là ai ?
Đạt Ma đáp: Không biết !

________________

Vũ Đế hỏi Đạt Ma,
Một biết một không biết.
Đạt Ma đáp Vũ Đế,
Quay lưng chẳng theo kịp !

Nói thử cái Không biết của Đạt Ma là cái gì ?

Ha ha ha,
Chắc ông phải trải qua a tăng kỳ kiếp với cái KHÔNG BIẾT của ông rồi!

Cái KHÔNG BIẾT của ĐẠT MA khác với ông! Nhưng lại đồng với cái BIẾT KHÔNG BIẾT.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Thế nào là BIẾT... KHÔNG BIẾT???

Huệ Năng chẳng biết chữ! Nhưng lại có một bài kệ???


Chỉ nên tự tánh tự độ vậy.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Chắc ông phải trải qua a tăng kỳ kiếp với cái KHÔNG BIẾT của ông rồi!

Cái KHÔNG BIẾT của ĐẠT MA khác với ông! Nhưng lại đồng với cái BIẾT KHÔNG BIẾT.

Chỉ có vậy thôi ư ?
Lật qua lật lại như lật bàn tay, 03 a tăng kỳ chỉ như một sát na :D
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Đọc thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá mà mạnh ai nấy nói, làm người đọc như tui mơ hồ , lộn xộn quá nên trở về học lại a,b,c

Xin cho hỏi tự tánh là gì ? và cho ví dụ cụ thể
Ví dụ có hai loại chất lỏng là: nước và dầu.
+ Chất nước là tự tánh của tất cả hiện tượng về nước.
+ Chất dầu là tự tánh của tất cả hiện tượng về dầu.


+ Khi lấy dầu và nước trộn vào nhau vào một cái thùng thì dầu và nước mỗi thứ sẽ bị phân chia thành từng phần nhỏ đan xen nhau thành các hình dạng khác nhau. Nhưng nước và dầu lại không thể hòa tan vào nhau. Cuối cùng sau một khoảng thời gian, nước sẽ gom lại với nhau, dầu cũng gom lại với nhau thành hình dạng một khối thông suốt thống nhất. Cái thống nhất đó thì gọi là Niết Bàn, còn cái bị phân mảnh thì là biến chuyển sanh diệt.

+ Và mỗi người chúng ta cũng như vậy, chính là một hiện tượng của một loại chất lỏng. Mình có tự tánh khiến cho mình không trộn lẩn với ai khác và bảo toàn tất cả mọi thứ về mình, cũng như là cái cứu cánh cuối cùng của quá trình biến chuyển.
 
Last edited:

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,433
Điểm tương tác
1,130
Điểm
113
Đọc thấy mọi người bàn luận sôi nổi quá mà mạnh ai nấy nói, làm người đọc như tui mơ hồ , lộn xộn quá nên trở về học lại a,b,c

Xin cho hỏi tự tánh là gì ? và cho ví dụ cụ thể


ha ha hah [smile]

đúng là bạn MT cảm thấy lộn xộn là đúng rùi .. bởi vì .... --> (smile)


(i) Tự Tánh

Tự - Self, Own, sở hữu ... của mình ....

Tánh - essence, bản chất, tính chất .. ... và tánh trong phật giáo .. thì mỗi người đều có tánh không

bởi vì ... theo lý duyên khởi, bất cứ vật chất gì ... --> hình thành ra Ý THỨC --> thì khi vật chất tan ra--> ý thức đó cũng hỏng còn

cho nên ... hiện tượng không có "MỘT TỰ THỂ" = "NO SELF NATURE" = NO OWN NATURE ... thì là 1 vấn đề đương nhiên ...

nhưng (smile) --> trong Ý THỨC ... nhiều người không hề thấy như vậy ... và không hề QUÁN SÁT THẤY 1 TỰ TÁNH KHÔNG như vậy ... và luôn có sự BÁM CHẤP, BÁM VÍU vào 1 TỰ THỂ RIÊNG BIỆT --> được hình thành [smile]


(ii) Thức --> Sanh --> chỗ khó của KIẾN TÁNH [smile]

chữ Thức --> là Ý Thức .. được hình thành .. qua các giác quan ... hình thành tư duy, tính cách ...

--> và từ đó ... SINH RA --> SANH ra TỰ THỂ RIÊNG BIỆT [smile] --> trong quá trình duyên khởi [smile]


do đó ... danh từ "SANH" ở đây có 1 ý nghĩa đặc thù --> có nghĩa là 1 "OWN NATURE" "SELF NATURE" riêng biệt .. mà không còn là "KHÔNG CÓ 1 TỰ THỂ nữa"


vấn đề ở đây là sự hiện hữu của các CĂN .. THỨC --> hình thành KIẾN ĐẠI .. và KIẾN ĐẠI trở thành 1 ngăn ngại đối với nhận thức đúng đắn về tự tánh ... .. và từ đó hình thành 1 TÁNH RIÊNG BIỆT

gọi là BIẾN KẾ SỞ CHẤP TÁNH ...


chúng ta thử quán sát 1 thí dụ bằng Duyên Khởi .. đối với SANH DIỆT của 1 tự thể "OWN NATURE" đặc thù

-------------------|--> A - tự thể riêng biệt A
(TRỐNG RỖNG) | --> B - tự thể riêng biệt B
--------------- ---| --> C - tự thể riêng biệt C


nếu 1 khi sau khi chết --> TỰ THỂ A --> hỏng có HOÀN NGUYÊN --> thì TỰ THỂ A --> vốn là NỀN TẢNG sanh ra tự thể khác, như là A1, A2, A3, ... B .. C ... B1, B2, B3 ... cho nên ... đó là chỗ "CÁC PHÁP ĐẾN NHAU" ...

pháp này là nền tảng cho pháp khác [smile] ... và nói như vậy ... TỰ THỂ A --> đâu có hoàn toàn có biểu hiện HOÀN NGUYÊN ... DIỆT TẬN .. mà nó chỉ là BIẾN DẠNG ... thành 1 hình thái TỰ THỂ KHÁC của A ... và đó là hiện tượng LUÂN HỒI SANH TỬ [smile]

và chưa bao giờ ... QUY VỀ 1 TỰ TÁNH (smile) ... cũng vì vậy mà đẫn đên sự điên đảo ... [smile]

cho nên: KHI NHẬN THỨC --> QUÁN SÁT chưa đúng cách ... dẫn đến SỰ THẬT --> thì QUÁN SÁT ĐÓ ... sẽ dẫn đến những nhận định về tự tánh điên đảo ... biến dạng, dị dạng của TỰ TÁNH ... và vì là do KIẾN ĐẠI làm sự ngăn ngại --> nên mới gọi là BIẾN KẾ SỞ CHẤP TÁNH --> nên mới trở thành LỘN XỘN [smile]

(iii) Y Tha Khởi Tánh --> Phương Pháp Thiền Định NGuyên Thủy của Đức Phật

Phương pháp của đức Phật là nhận ra ... KIẾN ĐẠI ... NHẬN THỨC --> vốn là NGĂN NGẠI cho sự nhận ra sự tồn tại của 1 tự tính trống rỗng ... nên trong các kinh NGuyên Thủy .. ngài đặt ra quy trình THIỀN bao gồm các thứ bậc ...

- Sơ Thiền --> Tập Trung --> phân biệt CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG

-> Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ --> Vô Sở Hữu Xứ (không còn sở hữu ) --> Phi Tưởng Phi Phi Tưỡng Xứ

có nghĩa là, sự phân biệt RIÊNG BIỆT của TỪNG PHÁP --> SANH DIỆT của 1 TỰ THỂ được sinh ra bởi ý thức --> được từng CẶP = BÓ BUỘC vào với nhau ...

cho nên mới nói rằng:

Y tha khởi tánh --> sanh khởi --> từ sự phân chia của chủ thể và đối tượng"

"thức" - bao hàm --> chủ thể và đối tượng


Đặc biệt là Tam Tổ Tăng Xán miêu tả vấn đề TỪNG CẶP: Chủ Thể và Đối Tượng --> Năng Thức, Sở Thức --> và sự quán sát sự sanh diệt theo TỪNG CẶP CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG


Vô cữu vô pháp
bất sanh bất tâm
năng
tùy cảnh diệt
cảnh trục năng trầm
Không tội thì không pháp
chẳng sanh thì chẳng tâm
tâm theo cảnh mà bặt
cảnh theo tâm mà chìm
Cảnh do năng cảnh
năng do cảnh năng
dục tri lưỡng đoạn
--> nguyên thị nhứt không
Tâm là tâm của cảnh
cảnh là cảnh của tâm
ví biết hai đằng dứt
rốt cùng chỉ một không



Như vậy ... cũng hơi rõ ràng là phương pháp QUÁN SANH DIỆT của từng cặp CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG như đức Phật trình bày trong các kinh NGUYÊN THỦY ... cũng là PHƯƠNG PHÁP --> dẫn tới --> KHÔNG VÔ BIÊN XỨ --> THỨC VÔ BIÊN XỨ --> VÔ SỞ HỮU XỨ --> PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG XỨ

cũng là sự đào luyện chuyển hóa Ý THỨC của CHỦ THỂ ... đối với ĐỐI TƯỢNG ... trong vấn đề nhận ra BẢN CHẤT, BẢN LAI DIỆN MỤC --> THỰC TƯỚNG của từng pháp, vạn pháp

--> NHƯ THỊ [smile] --> VIÊN THÀNH THẬT TÁNH [smile]

*** và phần tịnh của Y THA KHỞI TÁNH --> là càng thiền sâu hơn .. --> càng chữa được chỗ LỘN XỘN KHÓ HIỂU trong nhận thức về 1 TỰ TÁNH CHÂN THẬT --> KIẾN TÁNH [smile] .. và đương nhiên là TÁNH GIÁC càng sáng tỏ hơn [smile]


(iv) MINH SÁT (smile) ... ...

trong MINH SÁT ... cũng có chia ra CHỦ THỂ... và ĐỐI TƯỢNG .. nhưng ... nếu có thêm sự nhấn mạnh là đặt SỰ MINH SÁT đó .. ở trong bối cảnh của từng cặp CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG --> thì đó là 1 điều vô cùng tốt [smile] ...

MINH SÁT là những quan sát đưa nhận thức của con người đến gần với HIỆN LƯỢNG diễn biến thay đổi của CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG .. của CHỦ THỂ nơi ĐỐI TƯỢNG hơn ... và vì vậy ... có tác dụng sửa đổi tư duy, nhận thức .... do tiếp cận với những DỮ KIỆN, TÀI LIỆU, KINH NGHIỆM đúng hơn --> THẬT THÀ hơn [smile]

ngọc lý bí thanh diễn diệu âm
cá trung mãn mục --> lộ -> thiền tâm
hà sa cảnh thị bồ đề đạo
nghĩ hướng NHƯ LAI --> cách vạn tầm - Trí Huyền Thiền Sư


tới gần với đạo hơn ... là theo lộ thiền tâm [smile] ... bởi vì thay đổi CHUYỂN HÓA Ý THỨC .. trong thiền lộ đó --> hơn hẳn hơn là --> NGHĨ HƯỚNG NHƯ LAI [smile]



ờ mà đúng hông ?
 
Last edited:

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Người mê miệng nói! Người trí tâm hành.

Nói phải là hành nơi tâm không phải nói ở miệng.
Miệng nói mà tâm hành ắt tâm và miệng hợp nhau.

Niệm Niệm nói không nhưng không biết "KHÔNG".
Người mê miệng nói, chính khi đang nói mà có vọng.

Ba đời chư Phật, mười hai bộ kinh, ở trong tánh của người vốn tự có đủ

Không có thể tự ngộ thì phải cầu Thiện tri thức chỉ dạy mới thấy.

Nếu tự mình ngộ thì không nhờ cầu bên ngoài,

Nếu một bề chấp, bảo rằng phải nhờ Thiện tri thức khác mong được giải thoát thì không có lẽ phải.

Vì cớ sao?
Trong tự tâm có tri thức tự ngộ,


Nếu khởi tà mê vọng niệm điên đảo thì Thiện tri thức bên ngoài tuy có giáo hóa chỉ dạy, cứu cũng không thể được.

Lục Tổ Huệ Năng
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Muốn nghĩ giáo hóa người,
Tự phải có phương tiện,
Chớ khiến người nghi ngờ,
Tức là tự tánh hiện.
Phật pháp nơi thế gian,
Không lìa thế gian giác,

Lục Tổ Huệ Năng
 

minhthien

Registered
Phật tử
Tham gia
7 Thg 6 2018
Bài viết
124
Điểm tương tác
90
Điểm
28
đọc bên kia Thầy VQ post: "Tất cả các Pháp đều không có Tự Tánh. Vì chúng đều do Nhân Duyên hòa hợp mới thấy Có. Nhưng mà: Các Nhân các duyên để hòa hợp tạo thành các Pháp cũng là TÁNH KHÔNG cũng là KHÔNG."
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,433
Điểm tương tác
1,130
Điểm
113
ha ha ha [smile]

đó vốn chỉ là 1 câu nói thôi ... người nói và người LẬP LẠI ... tự đã có sự khác biệt RẤT NHIỀU từ chữ "Ý THỨC" ...

và đương nhiên ... nội hàm về CHỦ THỂ và ĐỐI TƯỢNG cũng đã khác nhau ....

bởi vì TRI THỨC, Ý THỨC ... đã có chữ "TỰ THỂ = SANH" trong đó rùi [smile] --> và 1 khi cái GỐC VÔ SANH đó hỏng vững [smile] --> thì PHONG GIỚI hay trỗi dậy [smile]

vì vậy ... nhiều lúc chỉ mở 1 CÂU KINH .. 1 CUỐN SÁCH .. BỬA 1 CÂY CỦI ... thì trong đó .. đã có nhiều SỰ KHÁC BIỆT lắm rùi ...

ờ mà đúng hông [smile] ?
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
đọc bên kia Thầy VQ post: "Tất cả các Pháp đều không có Tự Tánh. Vì chúng đều do Nhân Duyên hòa hợp mới thấy Có. Nhưng mà: Các Nhân các duyên để hòa hợp tạo thành các Pháp cũng là TÁNH KHÔNG cũng là KHÔNG."
Đức Phật không hề VỌNG NGỮ!

Đức Phật nói về vạn vật vũ trụ CÓ HÌNH TƯỢNG thì DO bởi Nhân Duyên mà CÓ HÌNH TƯỢNG! Nên nói KHÔNG CÓ TỰ TÁNH!
KHÔNG CÓ TỰ TÁNH đây nghĩa là KHÔNG CÓ Nhân Duyên thì KHÔNG CÓ HÌNH TƯỢNG!KHÔNG CÓ HÌNH TƯỢNG thì CÓ cái gì là TỰ TÁNH???

Vạn vật vũ trụ KHÔNG CÓ TỰ TÁNH! NHƯNG vạn vật vũ trụ nào cũng CÓ BẢN THỂ!

CÓ BẢN THỂ thì BẢN THỂ có BẢN TÁNH!

BẢN TÁNH của BẢN THỂ thì TRỐNG RỖNG, TRỐNG KHÔNG! Nên gọi là TÁNH KHÔNG!


Như vậy,
TÁNH KHÔNG là TỰ TÁNH của BẢN THỂ.
TỰ TÁNH VÔ BIÊN bao trùm vạn vật vũ trụ ngay tại[color=3] TRUNG TÂM[/color] nên Đức Phật gọi TỰ TÁNH là TÂM của vạn vật vũ trụ.

Đức Phật là SCIENTISTS! Là ASTRONOMER. He is SIMPLY not A MONK.
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,
Đâu ngờ tự tánh vốn không sanh diệt,
Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,
Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động,
Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp!
Lục Tổ Huệ Năng



“Chẳng biết bản tâm, học pháp vô ích, nếu biết được bản tâm mình, thấy được bản tánh mình, tức gọi là Trượng phu, là Thầy của trời người, là Phật.”
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,433
Điểm tương tác
1,130
Điểm
113
ha ha ha [smile]

muốn nhìn thấy SỰ THANH TỊNH của TỰ TÁNH ... cũng cần phải nhìn thấy ... "SỰ SANH DIỆT" của những "SANH MẠNG"

--> bởi vì vậy ... sự thanh tịnh .... đó mới gọi là MINH .... là giải thoát ...

có LẠC NGÃ TỊNH trong đó đó [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Đây mới là vấn đề quan trọng:

Chúng ta BIẾT TỰ TÁNH là BẢN THỂ, là TÂM không phải là chúng ta TRIỆT NGỘ.
Càng KHÔNG PHẢI là Giác Ngộ.

Bởi vì!
Đức Phật chỉ nói cái BIẾT của Đức Phật cho chúng ta BIẾT ít ỏi như "NẮM LÁ trong Tay ĐứcPhật!"


Còn cả biết bao nhiêu RỪNG LÁ trên THẾ GIỚI này!
Còn cả biết bao nhiêu RỪNG LÁ trong VŨ TRỤ này mà Đức Phật KHÔNG THỂ nói hết trong một đời người.

Với lại TỰ TÁNH VÔ BIÊN, VÔ LƯỢNG! Thì cái KHÔNG BIẾT của chúng ta cũng VÔ BIÊN, VÔ LƯỢNG phải không các NGÀI???

Chỉ có khi nào: "Các ông BIẾT cái KHÔNG BIẾT VÔ BIÊN, VÔ LƯỢNG của các ông thì các ông mới CHẤM DỨT SANH TỬ !
Khỏi cần DỊ NGHỊ!
ờ mà đúng hông ?"




Nắm lá trong tay của Thế Tôn

Trong vô vàn hình ảnh thí dụ mà Thế Tôn thường hay vận dụng khi nói pháp thì nắm lá cây nơi rừng Thân-thứ thật nhiệm mầu vẫn thường được nhắc đến.

Cùng các Tỳ-kheo đi đến một khu rừng, nhặt lên một nắm lá cây, Đức Phật đã thuyết bài pháp bất tử. Rằng, các pháp mà Như Lai nói chỉ chừng ấy, như mấy chiếc lá này thôi. Còn pháp mà Như Lai chứng biết thì như lá rừng kia, vô cùng vô tận.

Ta thành Đẳng chánh giác, những pháp mà Ta đã tự thấy, rồi tuyên thuyết cho mọi người như lá cây trong tay.

Vì sao? Vì pháp này có lợi ích cho nghĩa, có ích lợi cho pháp, ích lợi cho Phạm hạnh, minh tuệ chánh giác, hướng thẳng Niết-bàn.

Cũng nhiều như lá cây trong rừng lớn, Chánh pháp mà Ta tự mình chứng tri, thành Đẳng chánh giác, không được Ta nói ra, cũng nhiều như thế.
Vì sao?

Vì những pháp ấy không lợi ích cho nghĩa, không ích lợi cho pháp, không ích lợi cho Phạm hạnh, minh tuệ chánh giác, hướng thẳng Niết-bàn.


Cho nên, các Tỳ-kheo, đối với bốn Thánh đế nếu chưa được hiện quán thì nên siêng năng tìm phương tiện, phát khởi ý muốn tăng thượng, tu học hiện quán.

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành”.

(Kimh Tạp A-hàm, kinh số 404)
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,433
Điểm tương tác
1,130
Điểm
113
ha ha ha [smile]

hỏng biết có cần phải nhìn ra được TỰ TÁNH --> THANH TỊNH .... LẠC .. NGÃ không [smile]

- phải là hơn SANH TỬ LUÂN HỒI KHỔ chứ [smile]


vậy bây giờ đặt

"CÁI ÔNG KHÔNG BIẾT" = Không Vô Biên Xứ

"CÁI ÔNG KHÔNG BIẾT" = Thức Vô Biên Xứ

"CÁI ÔNG KHÔNG BIẾT" = Vô Sở Hữu Xứ

"CÁI ÔNG KHÔNG BIẾT" = Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ


--> Thanh Tịnh, Lạc .. NGã .... khác với SANH TỬ LUÂN HỒI KHỔ thế nào ? [smile]


ờ mà đúng hông ? [smile]
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)

    TOP 5 Tài Thí

    Bên trên