Tu Thứ Đệ Luận (thứ tự tu tập thiền định) của ngài Liên Hoa Giới Bồ Tát (Kamalaśīla)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

TU THỨ ĐỆ LUẬN (thứ tự tu tập thiền định)
(Phần trung)
Quỹ phạm sư Acharya Kamalashila – Liên Hoa Giới soạn tác.
Kính lễ Đồng Tử Mạn Thù Sư Lợi
Tôi xin lượt giải thứ tự tu tập cho chư vị tu theo kinh điển Đại thừa, cho người Trí mong cầu nhanh chóng chứng đắc Nhất Thiết Trí
(1) nên nổ lực hội đủ những nhân và duyên.
(1) Nhất Thiết Trí : Trí chứng biết tất cả, Phật Trí,Toàn Giác.


1. Tâm là gì.
-Nhất Thiết Trí không thể sanh từ Vô nhân (2).
-Cũng không hợp lý cho rằng : tất cả có thể sanh Nhất Thiết Trí ở mọi thời.
-Sanh mà không lệ thuộc thì không gì ngăn chướng; tại sao tất cả không sanh Nhất Thiết Trí?
-Do vì trong số đông ấy chỉ xuất sanh một vài, nên biết tất cả pháp đều lệ thuộc nhân.
-Chính Nhất Thiết Trí cũng thành tựu một vài trong số đông, chẳng phải ở mọi thời, không phải ở mọi nơi, cũng chẳng phải tất cả.
-Vì thế xác quyết rằng (Nhất Thiết Trí ) lệ thuộc vào nhân và duyên.
(2) Vô nhân : không nguyên nhân, điều kiện.



Master+Kamalashila.jpg



2. Luyện tâm.
*Nhân duyên ấy không những không sai trái mà còn không phải không hội đủ.
-Nếu cố công hành trì nguyên nhân sai lầm cho dù trãi qua thời gian rất lâu cũng không đạt được kết quả mong muốn, ví như vắt sừng (3) mong lấy sữa.
-Toàn bộ nguyên nhân không hội đủ thì không thành quả, như thiếu một trong những nhân hạt giống (4), v.v… thì không sanh ra mầm non, v.v…
-Cho nên có muốn thành quả cần phải hội đủ nhân duyên thích hợp không sai lầm, không thiếu sót.
(3) sừng của súc vật như cừu hoặc trâu
(4) ánh sáng, nước……
*Những gì là nhân duyên của quả Nhất Thiết Trí?
- Xin thưa, Tôi (Ngài Liên Hoa Giới) như kẻ mù lòa không thể chỉ bày, chỉ xin thuật lại như lời Phật dạy cho các đệ tử sau khi Đức Thế Tôn chứng đắc viên mãn Phật quả.
-Đức Thế Tôn (5) dạy: “Này Bí Mật Chủ, Nhất Thiết Trí sanh từ gốc lòng Bi, sanh ra từ nhân của Tâm bồ đề, viên mãn nhờ phương tiện”
Vì vậy, mong muốn chứng đắc Nhất Thiết Trí nên học ba pháp: lòng bi, Tâm bồ đề và phương tiện.
(5) Phạn ngữ : Bhagavan. Hán ngữ phiên âm : Bạc Già Phạm, còn gọi là Thế Tôn, tôn xưng Đức Phật Thích Ca. Nghĩa xuất hữu hoại; Xuất : vượt xuất 2 biên niết bàn và sanh tử; Hữu : có 6 công đức hoặc có trí thông suốt các pháp tục đế và chân đế; Hoại : hoại diệt 4 ma ( phiền não ma, ấm ma, thiên ma và tử ma).






Master+Kamalashila.jpg

3. Tâm đại bi.
*Từ mãnh lực của lòng bi mẫn, chư Bồ tát quyết phát thệ nguyện trực tiếp dắt dẫn hết thảy chúng sanh, bằng cách đoạn trừ ngã kiến, kính cẩn hành trì khó nhọc, để tích lũy tư lương trí tuệ với phước đức trãi qua thời gian lâu dài, chưa từng gián đoạn để mong hoàn mãn tư lương phước trí.
-Các tư lương phước trí viên mãn thì Nhất Thiết Trí tợ như nắm chắc trong tay.
-Cội gốc của Nhất Thiết Trí là lòng bi, trước tiên nên tu tập lòng bi.
*Chánh pháp Tập kinh dạy rằng :” Đức Thế Tôn dạy Chư Bồ Tát không nên hành trì quá nhiều pháp, Đức Thế Tôn dạy Bồ Tát nên khéo hành trì một pháp chứng ngộ pháp này thì tất cả pháp Phật đều ở trong lòng tay ông. Một pháp đó là gì? – Đó chính là lòng đại bi.”
-Chính vì hành trì Tâm đại bi, Chư Phật Thế Tôn không những chứng đắc tự lợi viên mãn mà còn thị hiện trụ ở thế gian cho đến khi mọi loại hữu tình đạt cứu cánh (6).
-Các ngài không nhập vào Thành Niết bàn cực tịnh như hàng Thanh văn, quán nhìn chúng sanh, thành Niết bàn (7) tịch tĩnh như nhà sắt bốc cháy, các ngài tránh xa từ bỏ.
-Chính Tâm Đại bi là nhân của vô trụ xứ niết bàn (8) của Chư Thế Tôn.
(6) Cho đến khi tất cả chúng sanh được quả vị Phật.
(7) Niết bàn tịch tỉnh là niết bàn của hàng Thanh văn chứng đạt bằng cách diệt tận phiền não chướng ở trong niết bàn an hưởng tịch tỉnh cho riêng mình không quan tâm lợi tha và trong niết bàn này không đủ khả năng lợi ích muôn loài.
(8) Vô Trụ Xứ niết bàn là niết bàn vô trụ của Chư Phật chứng đạt bằng cách diệt tận sở tri chướng, phát tâm bồ đề hành trì không tánh. Mặc dù ở trong vô trụ xứ niết bàn Chư Phật luôn phổ độ chúng sanh, khả năng vô công dụng hạnh này chỉ đấng Toàn giác mới chứng đắc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

4. Phát triển đại xả, gốc rễ của đại từ
*Nên hành trì theo thứ tự, trước hết nên tu tập lòng bi mẫn bằng cách ban sơ luyện tập tâm bình đẳng (9).
-Luyện tập tâm bình đẳng để đoạn trừ lòng sân hận và lòng ái luyến đối với tất cả chúng sanh, nên suy nghĩ : Tất cả chúng sanh đều mong cầu hạnh phúc, không muốn gặp đau khổ, từ vô thủy trong cõi luân hồi chưa có một chúng sanh nào chưa từng làm thân bằng quyến thuộc của ta hằng trăm lần, tại sao ta lại biệt đãi đối với họ, một số chúng sanh ta thương yêu, một số chúng sanh ta ghét bỏ, thù hận. Vậy ta nên đối đãi bình đẳng với tất cả chúng sanh. Rồi bắt đầu chuyển hướng tâm bình đẳng đến kẻ dưng người lạ, thân quyến và kẻ thù.
*Sau khi hành trì thành tựu tâm bình đẳng đối với hết thảy chúng sanh nên tiếp tục tu tập tâm từ, làm cho nước lòng từ bi thấm ướt đất dòng tâm, giúp cho hạt giống bi gieo trồng dễ nảy mầm phát triển. Luyện tập tâm từ tiếp theo hành trì tâm bi.
(9) Tâm xả : tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh không tham luyến cũng không hận thù.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

5. Nhận diện khổ đau.
*Tâm bi là tâm tín mong muốn loại bỏ khổ đau cho tất cả chúng sanh đau khổ.
-Quán sát tất cả chúng sanh trong 3 cõi (10) bị 1 trong 3 loại (11) khổ bức bách thống khổ.
-Quán tưởng khổ đau của tất cả chúng sanh như Phật dạy: Những chúng sanh ở trong địa ngục bị đớn đau nóng bỏng, v.v… lâu dài, chưa từng ngưng dứt, hụp chìm trong nước thống khổ muôn vàn.
-Tương tự, các loài ngạ qủy tâm khổ bị khát đói, cực kỳ khó kham nhẫn, thân hình khô gầy chịu nhiều đớn đau. Còn các loài súc sanh bị ăn nuốt lẫn nhau, hậm hực, giết chóc, hãm hại, v.v… cảm nghiệm nhiều nỗi khổ thống thiết.
-Đối với loài người, vì sự sống còn mà lừa dối, hãm hại, điều mong cầu chẳng được (12), luôn gặp điều bất như ý (13) nghèo cùng khốn khổ, v.v… cảm nghiệm vô lượng thống khổ, lại thêm tập phiền não nhiễm ô tham dục, v.v… trói buộc tâm thức, những ác kiến đó não loạn chúng sanh, tất cả điều ấy cũng là nguyên nhân khổ đau cho chúng sanh như nỗi khổ khiếp đảm bên bờ vực thẳm.
*Chư Thiên chịu khổ do biến hoại khổ, Chư Thiên cõi dục lo sợ bất an vì biết khi thân hoại mạng chung sẽ đọa xuống cõi ác. Làm sao an ổn?
*Biến hành khổ là mang tính lệ thuộc vào nguyên nhân phiền não (15) và nghiệp (16), tự động hoại diệt trong từng sát na, bao trùm chi phối khắp mọi chúng sanh.
*Do thấy tất cả chúng sanh đang thiêu đốt trong ngọn lửa khổ, suy nghĩ rằng mọi loài chúng sanh cũng giống như ta không muốn bị khổ đau. Than ôi! Bằng mọi cách tôi sẽ giải trừ khổ đau của chúng sanh khả ái đang bị bức bách như chính thân tôi đang bị thống khổ.
-Thiền quán tâm bi muốn đoạn khổ đau cho tất cả chúng sanh duy trì suy nghĩ tâm bi mẫn này trong mọi hành xử, mọi thời nên quán tưởng đến tất cả chúng sanh.

(10) Tam giới : dục giới, sắc giới, vô sắc giới.
(11) Ba khổ : khổ khổ, hoại khổ, biến hành khổ.
(12) Cầu bất đắc khổ
(13) Oán tắng hoại khổ.
(14) Hành động tạo tác.
(15) Phiền não là trạng thái tâm bất an, bị náo động như tâm tham dục, tâm thù hận , ganh ghét…..
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

6. Tu tập lòng bi.
*Trước tiên hướng tâm bi đến thân quyến, họ đang chịu nhiều khổ não; tiếp đến trãi lòng bi đồng đảng đến mọi loài chúng sanh, không có thiên vị đối với tất cả chúng sanh.
-Suy nghĩ toàn thể chúng sanh đều là thân quyến của ta.
-Sau đó hướng tâm bi đến kẻ lạ cho đến khi nào cảm thấy lòng bi trãi đều tâm hướng đến như họ là người thân của mình.
-Lúc đó quán tưởng đến tất cả chúng sanh ở mười phương.
-Cho đến khi lòng bi tự động phát sanh.
-Như tấm lòng của người mẹ có đứa con nhỏ yêu quý đang bị khổ đau thống thiết muốn cứu vớt khổ đau của đứa con mình, phát khởi tâm bình đẳng như vậy đối với tất cả chúng sanh thì ngay lúc ấy thành tựu tâm bi.
-Khi quán tâm bi được như thế cũng gọi là tâm đại bi.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

7. Tu tập lòng từ.
*Tu tập lòng từ, trước tiên quán lòng từ hướng đến người thân mong muốn họ gặp được hạnh phúc, tiếp đến người dưng kẻ lạ và đến kẻ thù.
*Quán tu lòng bi theo thứ tự trên dần dần đến khi lòng bi phát khởi muốn trực tiếp cứu vớt tất cả chúng sanh một cách tự động là thành tựu gốc tâm bi, rồi kế đến tu tập tâm bồ đề.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg



8. Tu tập tâm Bồ đề.
*Tâm bồ đề có hai loại : Thế tục (16) tâm Bồ đề và thắng nghĩa (17) tâm Bồ đề.
(16) tâm bồ đề tương đối
(17) tâm bồ đề tuyệt đối, không tánh,…
*Thế tục tâm Bồ đề là do tâm bi phát thệ nguyện cứu vớt tất cả chúng sanh bằng cách ban đầu phát tâm muốn đạt được thành chánh đẳng chánh giác Phật vị để làm lợi lạc cho chúng sanh.
*Nên phát tâm Bồ đề như chương Giới luật dạy nghi thức thọ nhận giới Bồ tát từ một vị giữ giới Bồ tát và thông hiểu Bồ tát giới. Sau khi phát Thế tục tâm Bồ đề nên nổ lực phát tâm Bồ đề thắng nghĩa.
*Thắng nghĩa tâm Bồ đề làm tâm xuất thế gian, xa lìa mọi hý luận, cực kỳ quang minh, đối tượng của thắng nghĩa, vô nhiễm, bất động như ngọn đèn không gặp gió bất động. Du già hành giả luôn tôn trọng hành trì thắng nghĩa tâm Bồ đề dài lâu thì phải tu tập tịch chỉ cùng thắng quán.
*Kinh Giải Thâm Mật dạy: “Từ Thị Di Lặc, ông nên biết tất cả thiện pháp của hàng Thanh văn, của Chư Bồ Tát, của Chư Như Lai thuộc thế gian hoặc xuất thế gian đều là thành quả của tâm tịch chỉ và thắng quán.” Tất cả thiền định đều bao gồm trong hai loại thiền (thiền tịch chỉ và thắng quán). Cho nên tất cả Du già hành giả cần phải hành trì tịch chỉ và thắng quán ở mọi thời.
*Kinh Giải Thâm Mật dạy: “Đức Thế Tôn dạy rằng : Ta dạy nhiều loại thiền định cho hàng Thanh văn, cho Chư Bồ Tát và cho Chư Như Lai. Nên biết tất cả thiền định đó đều bao gồm trong thiền tịch chỉ và thắng quán”.
*Hành trì duy một thiền tịch chỉ thì Chư Du già hành giả không thể đoạn diệt chướng ngại (18) mà chỉ tạm thời áp chế phiền não. Do không có ánh sáng trí tuệ không thể đoạn diệt triệt để phiền não ngủ ngầm (19).
*Kinh Giải Thâm Mật dạy: “Thiền định (20) chế ngự các tướng trạng phiền não, Trí tuệ có khả năng triệt tiêu phiền não ngủ ngầm.”
*Kinh Tam Ma Địa Vương (21) dạy :
Hành trì thiền định
Chưa diệt thường tưởng
Do đó não phiền
Não loạn quấy nhiễu.
Như ông Thắng Hạnh (22).

Quán hành thiền định
Tư duy khảo tra
Về pháp vô ngã
Ấy chính nguyên nhân
Chứng quả Niết bàn

Những nguyên nhân khác
Không đạt tịch tĩnh.

*Bồ Tát Tạng dạy: “Chưa nghe sai biệt pháp (23) của Bồ Tát Tạng, chưa nghe Thánh pháp tập, cố chấp thỏa mãn với thiền định, vị ấy sẽ rơi vào kiêu mạn. Do đó không thoát khỏi tăng thượng mạn, không thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết, ưu sầu, bi não, đau khổ, ý bấn loạn, vĩnh viễn cũng không thoát khỏi luân hồi trong 6 loài(24), cũng không thoát khỏi khổ uẩn. Do chủ ý này, Đức Như Lai dạy: hãy lắng nghe lời dạy chân chánh của tha nhân (Phật, Tôn sư) sẽ giải thoát khỏi già, chết”. Do vậy muốn đoạn trừ mọi chướng ngại làm cho trí thuần tịnh sanh khởi nên an trụ trong thiền chỉ tu tập Tuệ.

(18) Phiền não chướng và sở tri chướng
(19) Phiền não tùy miên, tập khí phiền não, phiền não sở tri chướng
(20) Thiền chỉ, thiền định
(21) Chánh định vương kinh
(22) U-drak, một hành giả ngoại đạo chuyên tu thiền định thâm sâu, ông nhập định liên tục qua thời gian dài đến nỗi tóc, râu, móng tay mọc dài, tóc phủ khắp mặt đất, một ngày nọ xuất định thấy tóc của mình bị chuột làm tổ cắn dứt, ông liền nổi sân, vì thế thiền không đúng pháp không thể đoạn diệt phiền não sẽ bị chấp ngã, chấp thật não loạn tâm mình.
(23) không tánh, trong đó có 16 pháp thuộc không tánh v.v…
(24) chúng sanh trong địa ngục, ngạ quỹ, súc sanh, loài người, A tu la và chư thiên.
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg


9. Trí tuệ.
*Kinh Bảo Tích dạy: “An trụ trong giới đạt được định, do đắc định tu tập tuệ, do tu tuệ đắc trí thanh tịnh, nhờ trí thanh tịnh giới viên mãn”
*Kinh Đại Thừa Tín tu dạy: “Thiện nam tử, nếu không trụ nơi (25) tuệ, làm thế nào sanh khởi tín tâm Đại thừa đối với Đại thừa Bồ Tát (26). Thiện nam tử, cũng từ sai biệt pháp này phát khởi tín tâm Đại thừa đối với Đại thừa Bồ tát. Nên biết tất cả (27) có được nhờ tâm không tán loạn, tư duy về chánh pháp và nghĩa lý.”
*Nếu chỉ hành trì tuệ quán mà lìa tịch chỉ thì tâm của hành giả sẽ tán loạn theo các đối cảnh như ngọn đèn bơ (29) trước gió không thể đứng yên, ánh sáng tuệ không chiếu tỏ. Vì thế cần song tu cả tịch chỉ và thắng quán.
*Kinh Đại Bát Niết Bàn dạy: “Chúng Thanh văn không thấy Như Lai chủng tánh (28) là do định lực mạnh mà tuệ yếu kém, chúng Bồ tát thấy được Như lai chủng tánh nhưng không rõ ràng là do tuệ mạnh mà định lực yếu kém, Như lai thấy tất cả là do có sự thăng bằng giữa tâm tịch chỉ và tâm thắng quán”.
*Nhờ năng lực tâm tịch chỉ, tâm không giao động trước gió vọng tưởng phân biệt như ngọn đèn không bị gió làm dao động. Tâm thắng quán có khả năng diệt triệt nhiễm ô ác kiến (30), không bị người khác chi phối (31)”
*Kinh Nguyệt Đăng dạy: “Thiền chỉ lực khiến tâm bất động, thiền quán làm tâm vững như núi”. Cho nên hành giả nên an trụ cả hai chỉ quán.
(25) nguyên bản, không an trụ gần
(26) không có tuệ thông đạt không tánh thì không có niềm tin vào pháp đại thừa
(27) tín tâm đại thừa, sai biệt pháp tức không tánh…
(28) Phật tánh, khả năng thành Phật nơi mỗi chúng sanh.
(29) Marme : đèn bơ, ở Tây tạng thắp đèn bằng bơ, chúng ta có thể hiểu đèn thắp bằng dầu
(30) thấy biết sai lệch
(31) bị ảnh hưởng hiểu biết lầm lạc cuả kẻ khác
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

]10. Điều kiện tiên quyết để tu chỉ quán.


*Trước tiên hành giả cần hội đủ điều kiện của việc hành thiền chỉ và thiền quán thì sẽ dễ dàng thành công. Điều kiện đó là :
Ở nơi thích hợp (32)
Ít ham muốn
Biết vừa đủ
Từ bỏ nhiều việc
Giữ giới thanh tịnh
Đoạn trừ vọng tưởng, phân biệt như tham, v.v…

*Phải biết ở nơi thích hợp có 5 yếu tố là :
- Nơi dễ tìm thực phẩm, y phục,
- Nơi không có kẻ thù, người ác,
- Nơi chốn yên ổn, không tai ương tật bệnh,
- Có bạn đồng lành, đồng phạm hạnh (33) và cùng quan kiến,
- Ban ngày ít người lai vãng, ban đêm ít tiếng động.
- Ít ham muốn nghĩa là không tham lam có nhiều y phục, pháp y tốt đẹp.
- Biết vừa đủ nghĩa là thường biết vừa đủ y phục, v.v…đồ vật thô sơ có được.
- Từ bỏ nhiều việc nghĩa là từ bỏ làm việc ác, việc mua bán, v.v…bỏ việc thảo luận chuyện phải trái của vị xuất gia (34) hoặc tại gia (35), bỏ nghề thuốc, xem tinh tú, bói toán, v.v…
*Giữ giới thanh tịnh nghĩa là không trái phạm tánh tội, giá chế tội, các học xứ, hai luật nghi.
-Do phóng dật, lỡ hủy phạm liền như pháp sám hối.
-Phá phạm giới luật của hàng Thanh văn (36) thì không thể phục hồi.
-Nên sám hối, tâm hứa sau này không tái phạm bằng cách quán sát tâm tạo tác, hành động của tâm, việc mà tâm làm, bản thể của chúng không có thực thể nội tại, hoặc quán tu tất cả các pháp không tự tánh.
-Nhờ quán tu các pháp không tự tánh giới được thanh tịnh.
-Cần thấu hiểu điều này được giải thích rõ trong kinh A Xà Thế đoạn hối (37), tinh tấn sám hối để được thanh tịnh.
*Khởi niệm suy xét về những nguy hại của sự tham muốn, v.v… trong đời này, đời sau để diệt trừ vọng tưởng phân biệt.
-Các pháp hữu vi của kẻ luân hồi dù tốt đẹp hay xấu ác đều bị hoại diệt, không bền vững.
-Xác quyết rằng chính tôi chẳng bao lâu nữa cũng phải phân ly.
-Tại sao tôi còn quá tham đắm chúng, quán sát suy tư đoạn diệt mọi vọng tưởng phân biệt.
Những điều kiện của thắng quán chính là :
Nương tựa bậc hiền trí
Tìm cầu quảng học đa văn (38)
Như lý tác ý (39)
*Bậc hiền trí như thế nào nên y chỉ tức là Vị thầy đa văn (40), lời dạy minh bạch (41), đầy lòng bi mẫn, giàu sức nhẫn nại, chịu cực nhọc.
-Tìm cầu quảng học đa văn nghĩa là cung kính ham học về liễu nghĩa (42) kinh và bất liễu (43) nghĩa kinh mà Đức Thế Tôn dạy trong 12 bộ kinh.
*Kinh Giải Thâm Mật dạy: “Không lắng nghe giáo huấn của bậc thánh là chướng ngại việc tu tập thắng quán” và lại dạy: “Thắng quán sanh khởi từ nhân của chánh kiến, từ văn (44) và tư (45) mà sanh.”
*Kinh Vô Ái Tử thỉnh vấn dạy: “Nhờ văn phát sanh tuệ, có tuệ triệt tiêu phiền não.”
*Như tác ý nghĩa là xác quyết rành mạch kinh tạng liễu nghĩa và bất liễu nghĩa, không còn nghi ngờ thì vị Bồ tát chuyên nhất hành trì.

-Nếu không xác quyết, hoài nghi lưỡng lự giữa nhiều ngã rẽ không biết hướng để đi.
-Mọi thời, hành giả không nên ăn thịt, cá, v.v… và những thực phẩm không thích hợp, nên dùng đủ lượng thức ăn (46).
*Bồ tát phải hội đủ mọi điều kiện của tịch chỉ và thắng quán để đi vào hành trì.
*Trước giờ hành thiền, Du già hành giả nên giải quyết mọi nhu yếu như đi đại-tiểu tiện, không bị (47) gai nhọn âm thanh quấy nhiễu, khởi ý lạc quan phát nguyện Ta sẽ đưa tất cả hữu tình vào Bồ đề tạng (48) giác ngộ.
-Tâm niệm tưởng cứu độ tất cả chúng sanh là hành Tâm đại bi, hướng tâm về Chư Phật, Bồ tát ở mười phương, năm vóc kính lễ ở trước (hoặc không ở trước) hình tượng Phật, Bồ tát, v.v… cúng dường, tán thán, sám hối tội chướng, tùy hỷ phước đức của mọi hữu tình, ngồi trên bồ đoàn êm, thoải mái, tư thế như Đức Đại Nhựt Như Lai (49) ngồi kiết già (50) hoặc bán già (51), mắt không mở quá to cũng không nhắm kín, mắt nhìn xuôi theo chóp mũi, thân không quá khòm cũng không quá ưỡng, ngồi ngay thẳng, hai vai cân bằng, đầu không ngước lên hoặc cúi xuống, không nghiêng qua một bên, tư thế đầu, mũi với rốn đặt thẳng một hàng, môi và răng để tự nhiên, chóp lưỡi đặt chạm hàm răng trên, hơi thở ra vào không phát tiếng động, không thở thô mạnh, không thở loạn xạ, cũng không cần nhận biết hơi thở ra vào, thở tự nhiên và đều đặn.


(32) môi trường thuận tiện
(33) bạn đồng tu có giới hạnh thanh tịnh, giữ giới.
(34) tu sĩ
(35) cư sĩ, người thế tục, người đời
(36) biệt giải thoát giới
(37) A Xà Thế tên gọi khác là Vị Sanh Oán
(38) học rộng nghe nhiều
(39) tư duy khởi niệm phù hợp chơn lý
(40) uyên bác, nghe nhiều
(41) lời dạy trong sáng, rõ ràng, dễ hiểu
(42) liễu nghĩa : theo Trung quán ứng thánh phái định nghĩa rằng kinh điển dạy về tánh không là liễu nghĩa ; theo Trung quán Tự Tục phái định nghĩa kinh điển dạy về tánh không và y cứ trên ngôn từ có thể chấp nhận là liễu nghĩa.
(43) bất liễu nghĩa : kinh dạy về tục đế hoặc y cứ trên ngôn từ không thể chấp thuận.
(44) lắng nghe
(45) tư duy
(46) tiết độ ăn uống nghĩa là không ăn nhiều dễ bị buồn ngủ và dã dượi, ăn ít sẽ bị đói, ăn lượng vừa đủ
(47) tiếng động ví như cây gai nhọn quấy nhiễu thiền định.
(48) giác ngộ
(49) Tỳ lô giá na, Minh chiếu Phật
(50) chân trái đặt vào vế chân phải và chân phải đặt vào vế chân trái
(51) chân trái đặt vào vế chân phải hoặc ngược lại
 

Kim Cang Thoi Luan

Registered
Phật tử
Tham gia
13 Thg 8 2018
Bài viết
932
Điểm tương tác
210
Điểm
43
Master+Kamalashila.jpg

11. Hành trì thiền chỉ.
*Đầu tiên nên thực hành thiền tịch chỉ.
-Ngưng bặt phóng tâm ra ngoại cảnh , chuyên chú vào một đối tượng duy nhất một cách tự động liên tục với tâm hoan hỷ và khinh an gọi là tịch chỉ.
-Ngay nơi tâm tịch chỉ vào đề mục quán sát tư duy không tánh (52) gọi là tâm thắng quán.

-Kinh Bảo Vân dạy: “Thiền tịch chỉ là chuyên chú nhất tâm, thiền quán là chánh quán sát.”

-Kinh Giải Thâm Mật dạy: “Ngài Di Lặc bạch Đức thế tôn, làm thế nào suy cầu thiền chỉ và tinh thông về thắng quán? Này Từ Thị Di Lặc, Ta giảng dạy chánh pháp: khế kinh, ứng tụng, ký biệt, phúng tụng, tự thuyết, nhân duyên, thí dụ, bổn sanh, bổn sự, phương quảng, hy pháp, luận nghị, những giáo pháp đó là vì Chư Bồ tát mà nói nên Chư Bồ tát phải hết lòng lắng nghe, khéo hộ trì, đọc tụng, ý nên quán sát cẩn trọng. Sau khi thấy biết thông suốt rồi nên độc cư (53) nơi vắng tịch khéo chuyên chú nhất tâm tư duy các pháp, duy trì niệm liên tục, tâm thật sự an trú. Luyện tập nhiều lần cho đến lúc thân được khinh an và tâm được khinh an gọi là đạt tâm tịch chỉ."

*Bồ tát suy cầu tâm tịch chỉ thân tâm được khinh an, tiếp tục an trú đoạn diệt tâm tán loạn bằng phương pháp quán sát truy tìm ảnh tượng đề mục định, phân tích nghĩa lý của đối tượng sở tri, đối tượng của thiền định, phân tích triệt để, tư duy rốt ráo, truy tìm cùng tột, nhẫn nhục, dục, phân tách, kiến, tư, gọi là thắng quán. Khi được như vậy vị Bồ tát thành tựu thắng quán trên.

*Du già hành giả mong muốn thành tựu tâm tịch chỉ điều kiện tiên quyết phải chuyên tâm vào tạng kinh như khế kinh v.v… tất cả thiện thuyết đều chỉ bày không tánh, dẫn nhập vào không tánh và sẽ dẫn nhập vào không tánh.

-Vì không tánh bao trùm vạn pháp nên hãy chuyên tâm thâm nhập không tánh.
-Hành giả cũng cần phải chuyên chú tâm quán sát tất cả pháp chung một tính trạng, vạn pháp bao hàm trong uẩn, v.v… nên chuyên chú nhứt tâm vào một đề mục như sắc thân Phật (54).

*Kinh Tam Ma Địa Vương (55) dạy :
Sắc thân như hoàng kim
Thế gian Tôn hổ chủ
Tướng hảo chói sáng ngời
Chú tâm ảnh tượng này
Bồ tát nhập chánh định.”


*Nếu thấy tâm trở nên hôn trầm do buồn ngủ dã dượi, mù mờ hoặc nghi thấy sắp bị hôn trầm lập tức tác ý đối trị bằng cách nghĩ tưởng ánh sáng hoặc đối tượng hoan hỷ thù thắng như sắc thân đức Phật, v.v… để đánh tan hôn trầm rồi dán tâm trên đề mục, nhìn (58) thấy đề mục rõ ràng.

*Khi nào tâm mù mờ hoặc như ở trong bóng tối hoặc như mắt nhắm lại không thấy rõ đề mục phải biết lúc ấy tâm bị hôn trầm.

*Khi nào tâm suy nghĩ sự hấp dẫn ngoại cảnh, hình sắc, v.v… nhớ tưởng điều khác, luyến ái chuyện vui ngày trước là tâm trạo cử. Hoặc nghi thấy tâm sắp bị trạo cử liền khởi ý niệm rằng những vật chất hữu vi đều là vô thường, khổ lụy, v.v… để diệt trừ tán loạn.
-Sau khi chế phục tâm tán loạn tiếp đến dùng dây thừng chánh niệm tỉnh giác buộc ý voi điên vào cây đề mục.
-Cho đến khi nào tâm còn muốn tập trung không bị hôn trầm và trạo cử khống chế nữa, chuyên chú nhất tâm vào đề mục ngay khi ấy để tâm quân bình thư thái, duy trì trạng thái tâm này cho đến khi tâm thân được khinh an, tâm chuyên chú vào đề mục tự tại như ý muốn là biết khi ấy đạt được tâm tịch chỉ.

*Chuyên chú nhất tâm vào đề mục mình chọn rồi dán chặt tâm trên đề mục, duy trì liên tục nơi đề mục để tư duy quán sát.
-Theo dõi tâm có khéo nắm giữ đề mục hoặc bị hôn trầm thụy miên (56) hoặc trạo cử (57) tán loạn sang ngoại cảnh.



(52) không tánh đồng nghĩa với chơn như, tánh như, pháp giới, pháp tánh, thắng nghĩa, tánh như thị, bồ đề tâm thắng nghĩa, tuyệt đối tánh, chơn tánh, vô tự tánh, như sở hữu tánh, v.v…
(53) ở một mình nơi vắng tịch, độc cư có 2 thân độc cư và tâm độc cư, thân độc cư là ở nơi vắng tịch một mình tu tập, tâm độc cư là tâm an trụ trong tĩnh tịch suy tư nghĩa lý dứt mọi vọng tưởng ngoại duyên, tâm độc cư rất quan trọng.
(54) nên lấy sắc thân Phật, ảnh tượng đức Phật làm đề mục tập trung tu tập tịch chỉ.
(55) Chánh Định Vương kinh
(56) tâm nặng nề, chìm xuống, trầm tịch, dã dượi, lờ mờ như đám mây mù bao phủ tâm hoặc rơi vào buồn ngủ.
(57) tâm xao xuyến náo động, loạn tưởng, phân tán duyên ra ngoại cảnh.
(58) nhìn thấy đề mục không dùng mắt để nhìn, dùng ý thức quán nhìn đề mục trong tâm thức
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên