Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Tuệ đăng Trần triều Đại Việt hưng,
Trung đạo chưa từng dứt nơi lòng.
Thượng lai giúp dân, trừ ngoại tăc,
Sĩ phu an phận, thảy ung dung !


HÀNH TRẠNG THƯỢNG SĨ
(TRẦN TUNG: 1230 - 1291)

Ht.Thích Thanh Từ dịch Việt ngữ.​

(Bản đầy đủ)
Thượng Sĩ là con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương (Trần Liễu), là anh cả của Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm. Khi Đại vương mất, hoàng đế Thái Tông cảm nghĩa phong cho Thượng Sĩ tước Hưng Ninh Vương.

Lúc nhỏ, Thượng Sĩ nổi tiếng bẩm chất cao sáng thuần hậu. Được cử trấn giữ quân dân đất Hồng Lộ, hai phen giặc Bắc xâm lăng, Ngài chống ngăn có công với nước, lần lượt thăng chức Tiết độ sứ giữ cửa biển Thái Bình. Đó là Ngài vì người vậy.

Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa Không. Sau Ngài đến tham vấn Thiền sư Tiêu Dao ở Tinh xá Phước Đường. Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy Thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng lẫn với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thịnh hạt giống chánh pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tánh tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có tên thật.

Vua Thánh Tông nghe danh Ngài đã lâu, bèn sai sứ mời vào cửa khuyết. Ngài đối đáp với vua đều là những lời siêu thoát thế tục. Nhân đó, vua Thánh Tông tôn Ngài làm sư huynh, tặng hiệu là Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngài vào cung thăm, Thái hậu mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi. Dự tiệc, Ngài gặp thịt cứ ăn.

Thái hậu lấy làm lạ hỏi: “Anh tu thiền mà ăn thịt, đâu được thành Phật?”

Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật chẳng cần làm anh. Thái hậu không nghe cổ đức nói: ‘Văn-thù là Văn-thù, Giải thoát là Giải thoát’ đó sao?”

Thái hậu qua đời, nhà vua làm lễ trai tăng ở cung cấm. Nhân lễ khai đường, vua thỉnh những vị danh đức các nơi, theo thứ lớp mỗi vị thuật bài kệ ngắn để trình kiến giải. Kết quả thảy đều quến sình ủng nước, chưa có chỗ tỏ ngộ. Nhà vua lấy quyển tập đưa Thượng Sĩ. Thượng Sĩ viết một mạch bài tụng tự thuật rằng:

Kiến giải trình kiến giải
Tợ ấn mắt làm quái
Ấn mắt làm quái rồi
Rõ ràng thường tự tại.

Nhà vua đọc xong, liền phê tiếp theo sau:

Rõ ràng thường tự tại
Cũng ấn mắt làm quái
Thấy quái chẳng thấy quái
Quái ấy ắt tự hoại.
Thượng Sĩ đọc, thầm nhận đó.

Sau vua kém vui, Thượng Sĩ viết thơ hỏi thăm bệnh. Vua đọc thơ, trả lời bằng bài
kệ:

Hơi nóng hừng hực toát mồ hôi
Chiếc khố mẹ sanh chưa thấm ướt.

Thượng Sĩ đọc kệ than thở giây lâu. Đến khi vua bệnh nặng, Thượng Sĩ khấp khểnh về kinh thăm, nhưng đến nơi vua đã qui tiên rồi.

Riêng tôi (Sơ tổ Trúc Lâm) nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ. Lúc tôi chưa xuất gia, gặp tuần tang của Đinh Nguyên Thánh mẫu hậu, nhân thỉnh Thượng Sĩ. Thượng Sĩ trao cho tôi hai quyển lục Tuyết Đậu và Dã Hiên. Tôi thấy lời nói thế tục quá sanh nghi ngờ, bèn khởi tâm trẻ con trộm hỏi rằng:

“Chúng sanh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?”

Thượng Sĩ bảo cho biết rõ ràng:
“Giả sử có người đứng xây lưng lại, chợt có vua đi qua sau lưng người kia thình lình hoặc cầm vật gì ném trúng vua, người ấy có sợ không? Vua có giận chăng? Như thế nên biết, hai việc này không liên hệ gì nhau.” Thượng Sĩ liền đọc hai bài kệ để dạy:

Vô thường các pháp hạnh
Tâm nghi tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Chẳng giống cũng chẳng mầm.

Ngày ngày khi đối cảnh
Cảnh cảnh từ tâm sanh.
Tâm cảnh xưa nay không
Chốn chốn ba-la-mật.

Tôi lãnh hội ý chỉ hai bài tụng, giây lâu hỏi: “Tuy nhiên như thế, vấn đề tội phước đâu đã rõ ràng.” Thượng Sĩ lại dùng kệ để giải rõ:

Ăn rau cùng ăn thịt
Chúng sanh mỗi sở thuộc.
Xuân về trăm cỏ sanh
Chỗ nào thấy tội phước?

Tôi thưa: “Chỉ như gìn giữ giới hạnh trong sạch, không chút xao lãng lại thế nào?” Thượng Sĩ cười không đáp. Tôi lại thỉnh cầu. Ngài lại nói hai bài kệ để ấn định đó:

Giữ giới cùng nhẫn nhục
Chuốc tội chẳng chuốc phước.
Muốn biết không tội phước
Chẳng giữ giới nhẫn nhục.

Như khi người leo cây
Trong an tự cầu nguy.
Như người không leo cây
Trăng gió có làm gì?

Ngài lại dặn nhỏ tôi: “Chớ bảo cho người không ra gì biết.” Tôi biết môn phong của Thượng Sĩ cao vót. Một hôm tôi xin hỏi Ngài về “bổn phận tông chỉ”, Thượng Sĩ đáp: “Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được.” (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.) Nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy.

Ôi! Tinh thần sắc vận của Thượng Sĩ thật trang nghiêm, cử chỉ thẳng thắn uy đức. Ngài bàn huyền nói diệu, trong lúc gió mát trăng thanh, những hàng thạc đức đương thời đều bảo Thượng Sĩ tin sâu hiểu rõ, thuận hạnh nghịch hạnh thật khó lường được.

Sau Ngài bệnh ở Dưỡng Chân Trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: “Sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động chân tánh ta.Nói xong, Ngài an nhiên thị tịch, thọ sáu mươi hai tuổi.

Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mẹo, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ bảy (1291) đời vua Trần Nhân Tông. Tôi hân hạnh được làm đệ tử gần gũi của Ngài, có làm bài tụng “Thắp Hương Đền Ơn”, không chép lại đây.

Sau khi tôi được truyền nối pháp, mỗi khi khai đường thuyết pháp, tự nhớ đến tứ trọng ân, nhất là ân pháp nhũ khó đền. Tôi sai họa sĩ vẽ chân dung của Ngài, để được cúng dường, tự thuật bài tụng để tán thán. Đề rằng:

Lão cổ chùy này
Người khó diễn tả
Thước nách Lương Hoàng
Chuông xe Thái Đế.
Hay vuông hay tròn
Hay dày hay mỏng
Biển pháp một mắt
Rừng thiền ba góc.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
ĐỐI CƠ

Một hôm Thầy (Tuệ Trung) rảnh rang, môn đệ theo thứ tự đứng hầu. Khi đó có vị Tăng hỏi:

- Bạch Thượng Sĩ, tôi vì việc lớn sanh tử, vô thường nhanh chóng, chưa biết thân này, sanh từ đâu lại, sau khi chết đi về đâu?

Thầy đáp:

Giữa trời dù có đôi vành chuyển
Biển cả ngại gì hòn bọt sanh.

Lại hỏi:

- Thế nào là đạo?

Thầy đáp:

- Đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo.

Lại hỏi:

- Cổ đức nói: “Không tâm là đạo” phải chăng?

Thầy đáp:

- Không tâm chẳng phải đạo, không đạo cũng không tâm.

Thầy tiếp:

- Nếu người bảo: “không tâm là đạo” thì tất cả cỏ cây đều là đạo sao? Nếu lại nói “không tâm chẳng phải đạo” thì đâu cần nói có, không. Nghe tôi nói kệ:

Vốn không tâm không đạo
Có đạo chẳng không tâm
Tâm đạo vốn rỗng lặng
Chỗ nào lại đuổi tầm?

Vị Tăng bỗng nhiên nhận ra ý chỉ, lễ bái lui ra.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Vị khác hỏi:

- Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp?

Thầy đáp:

Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ
Cánh bằng lướt gió ruột kiến trùng.

Lại hỏi:
- Thế ấy thì học nhân được chỗ vào.

Thầy nói:

Gãi ngứa không phải người khác ngứa
Đói ăn chính thật là ông ăn.

Lại hỏi:

- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?

Thầy đáp:

Ra vào trong nước đái trâu
Chui rúc trong đống phân ngựa.

Lại nói:

- Thế ấy thì chứng nhập đi vậy.

Thầy bảo:

- Không niệm nhơ nhớp là thân thanh tịnh. Nghe tôi nói kệ:

Xưa nay không dơ sạch
Dơ sạch thảy tên suông.
Pháp thân không ngăn ngại
Nào sạch lại nào dơ.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Vị khác hỏi:

- Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp?

Thầy đáp:

Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ
Cánh bằng lướt gió ruột kiến trùng.

Lại hỏi:

- Thế ấy thì học nhân được chỗ vào.

Thầy nói:

Gãi ngứa không phải người khác ngứa
Đói ăn chính thật là ông ăn.

Lại hỏi:

- Thế nào là pháp thân thanh tịnh?

Thầy đáp:

Ra vào trong nước đái trâu
Chui rúc trong đống phân ngựa.

Lại nói:

- Thế ấy thì chứng nhập đi vậy.

Thầy bảo:

- Không niệm nhơ nhớp là thân thanh tịnh. Nghe tôi nói kệ:

Xưa nay không dơ sạch
Dơ sạch thảy tên suông.
Pháp thân không ngăn ngại
Nào sạch lại nào dơ.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Lại hỏi:

- Tổ Qui Sơn nói: “sau trăm năm, lão tăng đến dưới núi làm con trâu”, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

Nếp đỏ mổ thừa hạt anh võ,
Ngô đồng biếc đậu cành phượng hoàng.

Lại hỏi:

- Xưa Thái tử Tất-đạt-đa vào miếu thiên thần, tượng thần sụp lạy dưới chân việc ấy thế nào?

Thầy đáp:

Xòe nắm vẫn một bàn tay
Ấn mắt thấy ngàn sai khác.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có vị hỏi:

- Ngài Nam Tuyền bán mình, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

- Chính lúc chưa bán mạng, ý chỉ thế nào?

Vị Tăng lặng câm. Thầy nạt đuổi ra.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có vị hỏi:

- Hòa thượng Thủy Lạo mới đến tham vấn Mã Tổ, hỏi về “ý Tổ sư từ Ấn Độ sang”. Mã Tổ đạp một đạp té nhào. Thủy Lạo đứng dậy liền đại ngộ, vỗ tay cười to: Hả! Hả! Là ý thế nào?

Thầy đáp:

Cái đạp của voi lớn
Không phải lừa chịu nổi.

Lại hỏi:

- Sau này Thủy Lạo dạy chúng, nói: “từ khi ăn cái đạp của Mã Tổ đến ngày nay cười mãi chẳng thôi”, lại là sao?

Thầy đáp:

- Tiếng gầm rống của sư tử thật, đâu phải tiếng kêu rú của dã can.

Lại thưa:

- Tôi không hiểu.

Thầy dùng kệ chỉ dạy:

Một đạp ngã nhào
Ai hay tìm xét.
Đứng dậy cười to
Lại sanh buồn thảm.
Cần hiểu Tây sang
Ngựa tơ ăn cỏ.

Vị Tăng lễ bái, lui ra.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có vị hỏi:

- Kính bạch Thượng Sĩ: “Xanh xanh trúc biếc thảy là pháp thân”, phải chăng?

Thầy đáp:

Hôm qua Sa-di ăn măng bờ suối
Nào khác ngày nay Pháp thân của ông.

Lại hỏi:

- “Hoa vàng rợp rợp đều là Bát-nhã”, ý thế nào?

Thầy đáp:

Hoa đào đâu phải cội bồ-đề
Sao lại Linh Vân được nhập đạo?
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Lại hỏi:

- Có ba Thiền sư đi hành cước, trên đường gặp một con cọp, mỗi vị tránh một bên đi qua, khi ấy là thế nào?

Thầy đáp:

Gió thổi ngại gì đám hoa rậm,
Trăng rơi nào quản đáy khe sâu.

Lại hỏi:

- Qui Tông nói: “lớn như con mèo”, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

- Miệng nói chẳng phải mình gặp.

Lại hỏi:

- Trí Kiên nói: “lớn bằng con chó”, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

- Lão này dùng được thời cơ, gom hết quét sạch. Nhưng lại đáng tiếc!

Lại hỏi:

- Thầy thì thế nào?

Thầy đáp:

- Con chó.

Lại hỏi:

- Nam Tuyền nói: “đây là con cọp”, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

- Gót chân không chấm đất.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có vị hỏi:

- Ngài Hương Nghiêm thông ba tạng kinh, vì sao việc ấy chẳng hiện tiền?

Thầy đáp:

- Trường Phòng cầm gậy tre.

Lại hỏi:

- “Chọi trúc quên sở tri”, ý nghĩa thế nào?

Thầy đáp:

- Lão chài mất thoi cửi vàng.

Lại hỏi:

- Thế nào là Pháp thân?

Thầy đáp:

Bên ao thấy hai cái
Dưới trăng vui ba người.

Lại hỏi:

- Pháp thân cùng sắc thân là đồng hay khác?

Thầy đáp:

Gươm mang hiệu Long tuyền
Ngọc xưng tên hổ phách.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có vị hỏi:

- Thế Tôn nói: “Suốt bốn mươi chín năm, ta chưa từng nói một chữ.” Vậy mười hai phần giáo từ đâu mà được?

Thầy đáp:

Hơi xông khỏi hộp mong về lại,
Thuốc báu mở bình muốn bệnh tiêu.

Lại hỏi:

- Thế nào là Phật của chính mình?

Thầy đáp:

Chẳng đến rượu bồ đào
Khó gặp người đập hũ.

Lại hỏi:

- Làm sao lý hội?

Thầy đáp:

Nhà lớn một đêm ngủ
Sông dài chung đò qua.

Lại hỏi:

- Thế nào là tâm cổ Phật?

Thầy đáp:

Trọn nói khắp thành không quốc sắc
Đâu hay cửa tía có thuyền quyên.

Lại hỏi:

- Cổ nhân nói “tức tâm tức Phật” vì sao Phật không hiện tiền?

Thầy đáp:

Phanh trai tìm ngọc dù khó gặp
Mổ cá cầu châu uổng công thôi.

Lại hỏi:

- “Không thể dùng trí biết, không thể dùng thức hiểu” thì thế nào?

Thầy đáp:

Người gỗ vào biển hát vô sanh
Gái đá xuyên mây thổi tất lật.

Lại hỏi:

- Thế ấy thì không hiểu cũng không biết?

Thầy đáp:

Khổng Nhân chưa đến, truy phong biết
Tiết Chúc chẳng nhờ, tiệt vũ hay.

Lại hỏi:

- “Thấy sắc liền biết tâm”, ý chỉ thế nào?

Thầy đáp:

Vào nước lõa thể nên cởi khố
Chớ học Hàm Đan quên ngọc đào.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Xin hỏi:

- Thế nào là gia phong của Thượng Sĩ?

Thầy đáp:

Nhàn ném trái rừng kêu vượn tiếp
Lười câu cá suối khiến hạc tranh.

Lại hỏi:

- Tổ ý cùng giáo ý là đồng hay khác?

Thầy đáp:

Sóng, nước tên tuy khác
Búp, nở một đóa hoa.

Lại hỏi:

- Bồ-đề, phiền não đồng khác thế nào?

Thầy đáp:

Vị muối trong nước
Trong sắc màu keo.

Lại hỏi:

- Thế nào là nghiệp sanh tử?

Thầy đáp:

Sương thu lấm tấm phủ hoa lau
Đêm tuyết tung tăng trời trăng sáng.

Lại hỏi:

- Ngài Dật-đa (Di-lặc) không tu định tuệ, vì sao thành Phật không nghi?

Thầy đáp:

Đào đỏ trên cây đúng thời tiết,
Cúc vàng bên dậu nào phải xuân.

Lại hỏi:

- Tọa thiền tập định thì thế nào?

Thầy đáp:

- Vua chúa xuống xe chọi ếch nhái.

Lại hỏi:

- Chẳng tọa thiền tập định thì thế nào?

Thầy đáp:

- Thuyền Phạm Lãi sông hồ vui thú.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Có vị hỏi:

- Muốn đạt đường vô sanh, cần phải biết cội nguồn. Thế nào là cội nguồn?

Thầy đáp:

Tầm nguồn chẳng có cội
Bám cội cũng không nguồn.

Lại hỏi:

- Trong kinh nói: “không tức là sắc, sắc tức là không”, ý chỉ thế nào?

Thầy im lặng giây lâu, hỏi:

- Hiểu chăng?

Thưa:

- Chẳng hiểu.

Thầy hỏi:

- Ông có sắc thân không?

Thưa:

- Có.

Thầy bảo:

- Sao nói sắc tức là không?

Thầy hỏi tiếp:

- Ông thấy không (hư không) có tướng mạo chăng?

Thưa:

- Không.

Thầy bảo:

- Sao nói không tức là sắc?

Lại hỏi:

- Rốt cuộc thế nào?

Thầy đáp:

Sắc vốn không không
Không vốn không sắc.

Vị Tăng lễ tạ.

Thầy bảo:

- Nghe tôi nói kệ:

Sắc tức là không, không là sắc,
Ba đời Như Lai phương tiện đặt.
Không vốn không sắc, sắc không không
Thể tánh sáng ngời không được mất.
Hét!
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
TỤNG CỔ​

Tụng Cổ là những lời Phật dạy trong kinh, hay những lời khai thị của các vị Cổ đức trong nhà Thiền, rất khó hiểu khó hội. Thượng Sĩ đem ra tụng giải để cho người hiểu, nên gọi là Tụng Cổ.

Cử:

Kinh Niết-bàn nói:

Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.

Thầy nói:

- Cái gì sanh diệt?

Tụng:

Các hạnh vô thường
Là pháp sanh diệt.
Ba cõi mưa mịt mù
Mười phương gió vi vút.
Phàm thánh chẳng ở chung
Rắn rồng không lẫn lộn.
Các hạnh vô thường tất cả không
Tâm sanh diệt kia ai hỏi đáp?
Nếu gặp lão Cồ-đàm thân cóng lạnh
Chưa khỏi ngang hông cho một đạp.

Chao!

Không thấy màu xuân ấm
Hay xem đào lý hoa.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cử:

Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.

Thầy nói:

- Uyên Minh châu mày làm gì?

Tụng:

Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
Chim mỏi đậu khóm lau
Cá mệt dừng đáy nước.
Chẳng ngại thân nhuốm đau
Chỉ e tay chế thuốc.
Đừng đeo mang gánh nặng
Đi qua cầu một cây.
Đến nhà thôi thưa hỏi
Từ đâu lại sẩy chân.
Muôn một không được dừng
Như trước xem mưu lược.

Ối!

Nếu chẳng nhân mê bờ lau lách
Đi càn được đến suối Võ Lăng.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cử:

Kinh Duy-ma nói:

Quán thật tướng của thân
Quán Phật cũng như vậy.

Thầy: Nở nụ cười.

Tụng:

Quán thật tướng của thân
Quán Phật cũng như vậy.
Tìm kim rơi đất
Ngửa mặt xem trời.
Xưa kia không tấc dạ
Ngày nay lỗi bời bời.
Không trói lại cầu trói
Không ràng lại đến ràng.
Cọp ngồi thật cọp ngồi
Rồng ngủ là rồng ngủ.
Muốn biết thân cùng Phật
Trồng ngó nẩy sen hồng.
Gương ngọc tròn vành lên góc biển
Chỉ nhân ấn mắt có đổi dời.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cử:

Kinh Hoa Nghiêm nói:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu hay hiểu như thế
Chư Phật thường hiện tiền.

Thầy nói:

- Xem ! Xem!

Lại nói:

Lớn giọng bảo im
Bỏ bánh ăn bột.
Hét!

Tụng:

Đầu vàng (Phật) khua lưỡi gạt chúng sanh
Chốn chốn ngủ say, dạo một mình.
Chẳng quản đêm tàn còn mộng mị
Đinh, đông cửa phượng giục tàn canh.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cử:

Tăng hỏi Thiền sư Vạn Tuế: Đại chúng nhóm họp, cùng bàn việc gì? Sư đáp: Phẩm tựa thứ nhất.

Thầy nói:

- Thứ nhì cũng được.

Tụng:

Nói phẩm tựa thứ nhất
Trên dưới không đồng bậc.
Người trí không thật hư
Kẻ mê sanh được mất.
Người gỗ múa thác chi
Gái đá thổi tất lật.
Muốn tìm rõ ý này
Bát-nhã ba-la-mật.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cử:

Tăng hỏi Thiền sư Cảnh Sầm ở Trường Sa: “Con trùn chặt làm hai đoạn, đoạn nào cũng cử động, vậy Phật tánh ở đoạn nào?” Trường Sa đáp: “Động cùng chẳng động là cảnh giới gì?”

Thầy nói:

Hai bên không động,
Động ở bên ông.

Tụng:

Con trùn chặt đứt làm hai khúc
Mỗi khúc lăng quăng, có ai biết.
Hỏi ra Phật tánh toàn khó thay
Cô phụ phanh lòng giấu sáu rùa.
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,713
Điểm tương tác
783
Điểm
113
Cử:

Thiền sư Tùng Thẩm ở Triệu Châu. Có vị Tăng vẽ bức chân dung của Sư đem đến trình. Sư bảo: Hãy nói giống tôi không giống tôi? Nếu giống tôi thì đánh chết lão Tăng đi. Nếu không giống tôi thì đốt quách bức họa đi. Vị Tăng lặng câm.

Thầy nói:

- Đều là phí công.

Tụng:

Mũi nhọn bút lông khuôn giấy báu
Thầm vẽ như nhiên thân bản lai.
Dù cho đánh chết, đem thiêu rụi
Thượng giới trần gian có mấy ai.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên