Vài câu hỏi & trả lời về sự tiến triển trong Thiền Tuệ

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Chào huynh, khoẻ không? đã lâu vì không có chuyện gì hay nên không liên lạc với huynh, nay có chuyện hay được chỉ dạy nên muốn kể lại cho huynh nghe, huynh suy xét coi những gì đệ viết sau đây có đáng giá không nhé?

1- Trạng thái tâm cân bằng, buông xả mọi thứ đến với mình qua 6 cửa giác quan như anh em mình đã chứng nghiệm lúc trước là Tuệ xả, tình trạng này kéo dài bao lâu là tuỳ vào Niệm của chúng ta mạnh hay yếu, và khi có thói quen khéo tác ý trong hiện tại thì trạng thái này sẽ mau chóng được thiết lập trở lại khi chúng ta thất niệm một thời gian - nhất là chúng ta khéo tác ý vào 1 trong 3 tướng của tứ niệm xứ (vô thường, khổ não, vô ngã).

Trạng thái Tuệ xả này phải được chứng nghiệm hàng trăm hoặc hàng triệu lần với hàng triệu kinh nghiệm khác nhau về những sự thật của cái mà chúng ta gọi là thân ta, tâm ta, những vui buồn giận ghét của thế giới xung quanh ta. Một lần kinh nghiệm trạng thái này gọi là đắc Hữu vi NB, người chứng trạng thái này gọi là Tiểu Tu đà hoàn (theo sách Thanh Tịnh Đạo của ngài Buddhaghosa), quả vị này đảm bảo 3 kiếp tương lai liền kề kiếp này sẽ tái sanh vào cõi an lành mà không bị đoạ xuống ác đạo, nhưng sau 3 kiếp mà không tu tập tiếp sẽ có nguy cơ rớt xuống ác đạo, chính vì vậy mà trạng thái này không phải là Thánh quả thật sự của Đức Phật xác nhận mà chỉ là quy ước của chư Tổ sư để khuyến khích ng tu mà thôi.

2- Người nào muốn đi xa hơn mức Tuệ xả để vào tầng Thánh thứ nhất thì phải cân bằng Ngũ căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) , tu bổ Thất giác chi, nhất là phải thấy được bản chất Vô ngã của Thân-tâm thông qua Thân hành niệm (4 oai nghi và các tiểu oai nghi) trong cuộc sống hoạt động hàng ngày; kết hợp với sự tỉnh giác quan sát mọi thứ tác động vào 6 giác quan - gọi là niệm Pháp. nếu buông xả được những thứ tác động tới 6 căn thông qua Thân hành niệm sẽ có khả năng dẫn tới sự tiêu diệt Thân kiến vì thấy Thân là Vô ngã đúng như bản chất của Thân - đấy là một phương pháp khả thi dẫn tới quả Tu đà hoàn. Trong Tứ niệm xứ chúng ta thực hành từ căn bản niệm Thân chuyển qua niệm Thọ, nâng cao lên niệm Tâm và sau cùng là niệm Pháp sẽ giúp chúng ta thấy được bản chất thật Vô ngã của vạn pháp, nên trong tứ niệm xứ thì đỉnh cao chính là niệm Pháp. mà đệ cũng thấy niệm Pháp thì chúng ta không có sự phân biệt phi lý tác ý với bất kỳ đối tượng nào là âm thanh, mùi vị, màu sắc hình thể, không thấy có người, không thấy có tướng nam nữ, ng thương kẻ ghét và do đó tạm thời vượt qua tình cảm thông thường hỷ nộ ái ố và trạng thái của Tuệ xả liền được thiết lập trở lại. Nếu bị thất niệm thì cứ hướng theo cách nhìn Pháp theo lối niệm Pháp và kinh nghiệm thấy 1 trong 3 tướng của vạn pháp mà mình đã có từ trước thì sẽ mau trở lại trạng thái thanh tịnh này.

3- Tuệ xả như một bước chuẩn bị đi chuẩn bị lại của một ng muốn nhảy qua bờ vực bên kia, ng đó phải chấp nhận té lên té xuống cho tới khi am hiểu tường tận mọi góc độ của bờ bên này trước đi có đủ khả năng bay bổng qua bờ bên kia an toàn. trong trường hợp này, hãy khéo tác ý tới niệm Pháp vô ngã qua 6 giác quan, bằng cách kết hợp chặt chẽ Ngũ căn, nhưng không quá cứng nhắt vì nếu Tuệ quá mạnh thì sinh ra Hoài nghi, Tín quá mạnh thì sinh ra Mê tín, Tấn quá mạnh thì sinh ra Trạo cử phóng dật, Định quá mạnh thì sinh ra Hôn trầm thuỵ miên, do đó phải có kết hợp cũng như cân bằng giữa các cặp này với yếu tố Niệm thì sẽ cân bằng Ngũ căn, từ đó sinh ra Ngũ lực sẽ thúc đẩy hình thành Thất giác chi dẫn tới Tuệ xả, rồi từ đó chuyển qua các trạng thái cao thượng hướng tới Vô Vi Niết Bàn (NB).

4- Người đã có kinh nghiệm về Tuệ xả sẽ có khả năng chứng và trú các bậc thiền từ Sơ thiền tới Tứ thiền. trong thiền có 2 loại là thiền Tướng và thiền Cảnh. thiền Tướng là thiền lấy 1 trong 3 tướng làm cảnh để nhập tâm vào đó, trong thiền Tướng có hoặc không có ánh sáng Quang tướng như trong thiền Cảnh vì thiền Cảnh phải dựa vào Cảnh chế định của đề mục để làm xuất hiện Quang tướng dẫn tới chứng và trú vào Quang tướng ấy gọi là đắc định và nhập định. thiền Tướng cũng có Sơ thiền tới Tứ thiền (hoặc cao hơn nữa). Khả năng chứng bốn bậc thiền trong thiền Tướng là do ng đó thành công trong thiền *** thấy rõ 1 trong 3 tướng, đó là các danh từ:

a) nương vào tướng Vô thường gọi là Vô thường tuỳ quán sẽ dẫn tới Vô tướng định.

b) nương vào tướng Khổ não gọi là Khổ não tuỳ quán sẽ dẫn tới Vô nguyện định.

c) nương vào tướng Vô ngã gọi là Vô ngã tuỳ quán sẽ dẫn tới Không tánh định.

3 loại thiền Tướng này, nếu được tu tập và phát triển sẽ mang lại sự an lạc sâu sắc hơn rất nhiều lần so với các bậc thiền của thiền Cảnh; hơn nữa sẽ là chất dẫn đưa tới sự chứng nghiệm Vô Vi NB tức là 4 Thánh quả Thinh văn. Bậc thánh thứ nhất đã có một phần của Lậu tận thông vì nếu không có trí này thì sẽ không diệt được Thân kiến và khi lên tới bậc thứ tư thì trọn vẹn Lậu tận thông, bởi lẽ quy luật giải thoát từng phần luôn đúng cho từng cấp độ chứng nghiệm. Do đó cả 4 tầng Thánh đều đạt được trạng thái "đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" (theo Phật hoàng Trần Nhân Tông) theo trình độ kinh nghiệm thực tánh Vô ngã của vạn pháp mà tầng Thánh ấy mang lại.

Mong là những lời chia sẻ này có thể giúp huynh hanh thông đường đi lên cao thượng hơn trong tu tập, vượt qua trạng thái thanh tịnh tự động này một cách tích cực hơn. mong nhận được lời bình luận của huynh.

CÂU HỎI & TRẢ LỜI:

1. Cách thực hành để đạt Tuệ Xả thường xuyên (không phải ngẫu nhiên)

- xin trả lời: Trạng thái tâm cân bằng, buông xả mọi thứ đến với mình qua 6 cửa giác quan như anh em mình đã chứng nghiệm lúc trước là Tuệ xả, tình trạng này kéo dài bao lâu là tuỳ vào Niệm của chúng ta mạnh hay yếu, và khi có thói quen khéo tác ý trong hiện tại thì trạng thái này sẽ mau chóng được thiết lập trở lại khi chúng ta thất niệm một thời gian - nhất là chúng ta khéo tác ý vào 1 trong 3 tướng của tứ niệm xứ (vô thường, khổ não, vô ngã). Bên cạnh đó theo kinh nghiệm của em để quay lại trạng thái này chỉ cần nhớ dấu hiệu của 1 trong 3 tướng mà em đã thấy trước đấy, em thì thấy tướng Vô thường (sanh-diệt) rõ hơn hết. khi thấy các trạng thái sanh diệt của tâm thức liền buông xả và trạng thái cân bằng lập tức xuất hiện lại trong tâm thức, lúc đó khéo tác ý (tức là giữ Niệm / tỉnh giác) trên mọi đối tượng tác động vào 6 căn và ghi nhận nó, sự hay biết diễn ra cực nhanh và biến mất ngay khi vừa hay biết, sự Niệm liên tục này dẫn tới sự định tỉnh, an lạc, cân bằng. Trừ phi không muốn sự cân bằng này nữa thì sẽ phi lý tác ý (suy nghĩ lung tung, phóng tâm) nên bị thất niệm, do tình trạng an lạc này còn chưa vững chắc phải nương vào sự Niệm nên gọi là Hữu vi NB.

3. You mean Thất giác chi?

- xin trả lời: Tu Tập Thất Giác Chi

1- "Như lý tác ý" là thức ăn của Niệm giác chi, làm cho Niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, Niệm giác chi đã sanh được viên mãn. (Tương Ưng V, Sđd., tr. 83-84).

2- "Như lý tác ý" trên các pháp thiện, bất thiện, liệt, thắng... là thức ăn cho Trạch pháp giác chi, làm cho Trạch pháp giác chi chưa sanh được khởi, Trạch pháp giác chi đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 65).

3- "Như lý tác ý" trên dõng mãnh giới, tinh cần giới (Nikkhammadhàtu), làm cho sung mãn, là làm cho Tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 67).

4- "Như lý tác ý" trên những pháp làm trú xứ cho Hỷ giác chi, làm cho viên mãn. Ðây là thức ăn khiến cho Hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 68).

5- "Như lý tác ý" làm cho thân khinh an được sung mãn: đây là thức ăn khiến cho Khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).

6- Nếu "Như lý tác ý" về tịnh chỉ tưởng, bất loạn tưởng, làm cho sung mãn. Ðây là thức ăn làm cho Ðịnh giác chi chưa sanh được sanh khởi, Ðịnh giác chi đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).

7- Có các pháp là trú xứ cho Xả giác chi. Chính ở đây, nếu Như lý tác ý làm cho sung mãn, thì ở đây là món ăn khiến cho Xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, giác chi đã sanh được tu tập đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).

trong 7 cái này thì phải lưu ý có 2 phần là nhân và quả, Niệm - Trạch pháp - Tinh tấn là Nhân cho 3 cái sau sinh lên. khi thành công 4 cái Nhân sẽ làm cho 3 cái Quả thuần thục, khi Xả giác chi thành thục thì liền có mặt trong Tuệ xả.

------------------
3. Có nên tách bạch 4 niệm thân, thọ, tâm, pháp lên theo từng tầng như thế? Biết rằng niệm pháp yêu cầu hành giả phải ở 1 trình độ cao. Nhưng ngay khi niệm thân thì thọ cũng phát sinh và đồng thời với các tâm. Nó là 1 quá trình liên tiếp tựa như quán sát ngũ uẩn hay 12 nhân duyên hoặc quán sát 18 xứ. Vậy chờ khi nào thì ta sẽ chuyển từ niệm thân lên niệm thọ, rồi từ niệm thọ lên niệm tâm và cuối cùng là niệm pháp?

- xin trả lời: theo kinh nghiệm của em thì 12 nhân duyên thật khó thấy trong tu tập, nên khó chứng đắc trên phương diện này. quan sát 18 giới (6 căn + 6 trần + 6 thức) thì dễ hơn là quan sát 12 nhân duyên; quan sát 18 giới này cũng không tách biệt quan sát ngũ uẩn nhưng điểm tinh tế ở đây là quan sát những cái này như là những đối tượng của tâm thức chứ không phải là những khái niệm triết học, vì nếu cho chúng là khái niệm thì chỉ có Trí văn và tư khởi lên mà không kèm theo Trí tu thì cũng là một cách suy luận Pháp học mà chẳng thể giúp giải quyết căn cơ điều gì. Về phương diện tứ niệm xứ thì không có lớp, thật ra trong 4 xứ đã quy đồng về Pháp, thử nghĩ xem có cái gì không phải là Pháp hay không? chẳng qua là vì 3 pháp kia dễ thấy hơn pháp thứ tư mới thật là Pháp. Thân cũng là pháp, Thọ cũng là pháp, mà trong Vi Diệu Pháp còn nói liên quan tới Thân có các trạng thái tâm sở Thích thân, Nhu thân, Khinh thân, Thuần thân và Tâm thì cũng có Thích tâm, Nhu tâm, Khinh tâm, Thuần tâm; cho nên cuối cùng vẫn là Pháp. Nếu nói phải tách biệt ra từng nhóm để hành theo từng tầng thì chưa chắc là đúng đắn vì làm như vậy vô tình dẫn tới sự khiếm khuyết về Tuệ giác. các xứ đó chứa đủ trong vạn pháp hữu vi, nếu tách biệt ra như vậy thì không thể thấy được tính toàn diện của pháp tánh của các pháp hữu vi. Tóm lại, khi quan sát một đối tượng ta sẽ thấy luôn cùng lúc 4 xứ trong đó chứ không phải nhìn theo từng nhóm riêng lẽ.

4. - Đúng vậy! Không nên tách biệt 4 xứ quá rạch ròi. Chú ý, quán sát 12 nhân duyên tương đương với quán sát ngũ uẩn đó. Đừng có phức tạp hoá lên thành các khái niệm trừu tượng.

5. Tôi không có comment về các tầng thiền. Tôi hơi ngại dính mắc vào các tầng cao cao mãi này.

- xin trả lời: em nghĩ nếu anh đã có kinh nghiệm Tuệ xả thì sẽ không sợ dính mắc vào các tầng thiền, bởi lẽ trong thiền Cảnh thì còn có thể dính vào Hỷ Lạc của thiền nhưng khi đã có kinh nghiệm Tuệ xả tức là Xả giác chi đã có căn bản thì khó mà bị lung lạc được. còn nếu an trú tâm dẫn tới các tầng thiền thông qua 3 tướng thì càng cần Niệm mạnh mẽ mới có thể dẫn tâm trú sâu vào trạng thái tinh tế của 1 trong 3 tướng ấy. trong thiền Tướng không dựa vào cảnh chế định mà phải lấy tướng chân đế làm cảnh cho tâm chú ý nương vào, tức là Niệm dẫn tới Tuệ quán, Tuệ quán này làm phát triển Định - Định và các chi thiền trong các bậc thiền Tướng cao siêu và tinh vi hơn Định và các chi thiền của thiền Cảnh (do tính chất thâm sâu của pháp Chân đế so với pháp Chế định). hơn nữa rất khó để bị dính mắc vào Sơ thiền của thiền Tướng (ví dụ tầng Sơ thiền) vì căn bản là vị ấy phải quán sát đối tượng cho tới khi nhận diện được 1 trong 3 tướng, rồi an trú tâm chú ý vào tướng đó dẫn tới nhập định. nếu vị ấy khởi lên sự dính mắc thì tướng Chân đế (ví dụ là tướng vô thường) không thể hiện lên và như thế thay vì an trú vào thiền Tướng thì nguy cơ dính mắc vào thiền Cảnh chế định (đề mục tưởng tượng) là rất cao. đấy mới là mối nguy của sự dính mắc vào các tầng thiền cao. Thiền Cảnh là Niệm hỗ trợ cho Định phát sinh, nhưng trong thiền Tướng thì Định hỗ trợ cho Tuệ phát sinh, Tuệ phát sinh làm cho Định vững mạnh hơn.
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Kính bạn TK:

người trả lời câu hỏi đó .. là bạn TK hả ? [smile]

-->> HAY QUÁ ...

kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Dạ, tất cả chỉ là kinh nghiệm cũ thôi ạ. Nay xin chia sẻ cùng với mọi người.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn TK:

tui thấy câu trả lời của TK hay ở chỗ nó bao gồm hai món:

i. Chánh Niệm Tỉnh Giác

ii. Tác Ý Như Lý [Ý dẫn đầu các pháp ... ] ... cho nên trích Thất Giác Chi thì làm cho tác ý như lý đầy đủ hơn ... đúng là tròn đầy không một kẽ hở ... chắc chắc chắn và có lẽ cũng không có câu trả lời nào hay hơn ...

nếu có .. cũng là chỉ câu trả lời khác đi ... [smile]


cho nên nó đầy đủ không thiếu gì ... nhưng nếu bây giờ thì TK có trả lời khác đi không ?

- thí dụ như là TK cũng câu hỏi đó trả lời với những anh em trong đây thì sao ... khi TUỆ TRI bắt đầu sớm nhất là Chánh Niệm Tỉnh Giác .. và KẾT THÚC cuối cùng ở làn sương mỏng, dễ tan ... PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG ĐỊNH [smile]


Kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính lão huynh Khuclunglinh,

Hôm nay lão huynh hỏi: [thí dụ như là TK cũng câu hỏi đó trả lời với những anh em trong đây thì sao ... khi TUỆ TRI bắt đầu sớm nhất là Chánh Niệm Tỉnh Giác .. và KẾT THÚC cuối cùng ở làn sương mỏng, dễ tan ...],

cũng giống hôm qua lão sư Auduongphong có hỏi: [chứ thực lòng ta chỉ mong sao ngươi hãy tự mình suy ngẫm xem khi hạ bút, lòng ngươi đã trong sạch chưa?]

- Lời hai vị hỏi khiến cho TK suy nghĩ nhiều về việc khi mình tới Diễn đàn thì mình tâm niệm điều gì, TK xem Diễn đàn này như một ngôi chùa để đến làm công quả. Gặp người hay chửi rủa mình, gặp người thường khen ngợi mình, gặp người châm biếm mình, cũng gặp người ủng hộ mình. Vậy thì tâm thế mình ra sao? Đó cũng là câu thoại đầu cho mình dù mình không chính thức tu theo Thiền Tông.

Ngày hôm qua trong bài "Trò chơi tâm linh", TK đã trả lời cho bạn Tịch Nhiên: "1 sát na sinh - tử luân hồi ngay trước mắt còn đợi chi 10 năm để được Ngộ, có phải quá xa vời!" khi bạn đó thách thức mình 10 năm chưa vào cửa Ngộ, chắc là bạn ấy không hiểu được ý của TK nói cái gì nên ba lần bốn lượt thách đố mình 10 năm, 30 năm để Ngộ đạo - thật ra làm sao bạn ấy cũng như nhiều vị ở đây biết được cảnh giới tu chứng của TK cụ thể chính xác là gì, cũng như TK làm sao biết được quý Ngài KLL, Au, Ba Tuần, TN... đang đi tới đâu trên con đường tu chứng? Mà cũng không cần thiết để truy tìm nguồn cơn gốc ngọn để làm gì, chỉ thoả mãn tính hiếu kỳ... vô nghĩa mà thôi !

Cũng vậy, TK thấy nhiều vị trên Diễn đàn này tỏ vẻ rất khó chịu về cách lão sư Au chửi rủa này nọ, ban đầu mình cũng nổi điên nhưng từ ngày mình đọc được bài "Kính đại ca KLL" biết được lão sư Au cũng là nick Còn nhớ em không, thì TK giật mình nhận ra mình đã sai khi tức giận lão sư Au; cũng như mới vào Diễn đàn thì gặp huynh trưởng Ba Tuần, ghét nhất là kiểu đòi hỏi TK mô tả này nọ về tu niệm Chú Đại Bi nhưng khi đọc "bài thơ Thôi" trong bài "Người phu quét lá" thì càng tự thấy mình đã sai khi vội cho là người ta là thế này thế khác.

Đọc những lời lão sư Au chửi rủa thì mình hết giận mà chuyển qua thái độ cung kính là vì đọc những lời mắng nhiếc đó mà ngẫm được nhiều bài học hay, nên mới gọi là "Lão sư" - trong tiếng Hoa từ Lão sư nghĩa là Teacher. Nhờ có vị Thầy này mà TK mấy nay hiểu ra thêm nhiều điều thú vị; chửi rủa người mà khiến người thấy được điều hay thì tự điều chửi rủa đó là một loại công đức, nghe người ta chửi mà kịp suy xét tìm được ý nghĩa trong tiếng chửi thì hận thù nào mà hiện ra được, mà cũng thấy thương cảm cho vị Thầy này bởi vị này không hiểu về TK do bởi đang bị ám ảnh Bóng ma người nhiều nick, hoặc chỉ thấy những cái dở của TK qua câu chữ thô thiển (vị đó tự cho là hành văn hay còn cho TK là mới biết làm tập làm văn), đâu biết TK tu cái gì mà vội vã phán xét âu cũng là lẽ thường của người không có tu học (như Thầy ấy tự nói - mà có đúng như vậy không?)

Cũng bởi mình ưa chấp nhất thành ra cái khổ luỵ mà chẳng ra sao, bởi chấp Tôi là cái danh tự đó, người ta chấp cái tên đó là thằng đó... thế là hiện ra nhiều cảnh giới đau khổ, thị phi. Thầy Au nói đúng: nói kinh kệ hay ho mà hễ đụng cảnh thì phiền não bốc lên não ngay, khổ đau cũng hoàn khổ đau, tu như vậy gọi là tu chưa tới. Ba a tăng kỳ đại kiếp cũng chưa vào nổi Cửa Không, chứ nói gì 10 năm hay 30 năm?

Suy cho cùng, vì không rõ nhân-duyên-quả nên mới hiện khởi sân hận, thù oán, vậy có ý nghĩa gì khi mang tiếng là người tu học? Nay nhân dịp lão huynh KLL hỏi, cũng là duyên cho TK nói lên vài suy nghĩ của mình xin chia sẻ đến chư vị ở đây.
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah .. kính bạn TK:

[chời .. bỏ qua mí chuyện đó đi .. smile]

Đây có lẽ là lỗi tại KLL, vì KLL định nói tới vấn đề TRÁI BANH ... BỂ .. thì là HƯ KHÔNG


nên nếu chúng ta nhìn thấy GIÁO PHÁP = NHỮNG GIÀN LEO .. NHỮNG CÁI SƯỜN

i. thì có người leo lên giàn nhỏ .. có định nhỏ .. tuệ nhỏ .. cảnh nhỏ .. có định của cảnh nhỏ .. cảnh lớn, có định của cảnh lớn

- đồng nghĩa với trong mỗi tuệ định đó = vẫn còn hình bóng của TỰ NGÃ


vì vậy, nếu theo sự trình bày của đức PHẬT thì: TUỆ GIÁC bắt đầu rất sớm từ CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC và sau đó là NHẬP SƠ THIỀN = để có ĐỊNH của tầng thiền thứ nhất ở cõi sắc giới ..

nhưng thường lại xảy ra hiện tượng này:

- như ví có một người chết đuối rùi người đó ôm phao nổi hoài dưới biển .. có người bay máy bay tới cứu thì họ không chịu .. ôm phao bơi dưới biển cũng là ĐỊNH là TUỆ mà ...

- hay là có người ẵm được một pháp môn .. như là TINH ĐỘ .. thì nhanh chậm gì .. cảnh lớn cảnh nhỏ bi giờ cũng đâu biết mai mốt ra sao .. bi giờ sài được thì đâu bỏ ..


vì vậy .. hình bóng của TỰ NGÃ ĐÓ .. có hình bóng của SỰ TRÌ TRỆ như là trong Kinh Trung Bộ, đức Phật nói: nếu thọ LẠC .. thì AN TRÚ được trong LẠC là LẠC


cũng vì vậy có nhiều người NẮM "CHỈ" sâu thiệt sâu .. NHẤT Ý CÔ HÀNH không đổi nữa thì sao ... cho nên mới có bốn câu thơ:

vạn vật đồng tâm

nhất ý cô hành

khai chi tán diệp

bách tử thiên tôn ... cho nên ... trong ĐỊNH TUỆ = CHƠN .. đã vốn như là một vị THIÊN TÔN dưới đó .. có biết bao nhiêu CON CHÁU rùi ...



mà đúng không ?

Kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Kính lão huynh Khuclunglinh,

Quả là có chút tâm trạng nên viết như vậy. Huynh viết như vầy, thì Thiên Không ngậm mồm không biết nói gì thêm, huynh viết đúng quá mà cũng khéo léo giải toả tâm trạng của TK.

Trân trọng lão huynh!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha ha .. kính bạn TK:

Cũng vì vậy mà KLL ngày hôm qua nói là bạn TK ở vị trí đắc địa .. 1 thân tuyệt kỷ .. nhìn thấy văn phong và câu trả lời thì ai cũng nhận ra, bạn TK là đệ tử ĐA VĂN.

- đắc địa bởi vì GIÁO PHÁP của đức PHẬT đắc địa .. trong tâm hồn triệu triệu người ... mà TK thì rõ ràng là THÔNG LÀU NHỮNG BIỆN GIẢI đó... [smile] [phải hông ? .. smile]

*** học thày hỏng bằng học bạn .. cho nên ý của KLL cũng vẫn là muốn học ở TK những điều này .. vì TK rõ ràng đứng ở VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA gần GIÁO PHÁP đức Phật hơn .. TĂNG BẢO hơn .. [smile]



- câu trả lời của bạn TK tròn đây không một kẽ hở

tuy nhiên .. có những trường hợp .. có những câu trả lời khác .. có thể dễ hiểu hơn .. có thể đúng với mô hình hiện trạng TUỆ QUÁN CHỈ mà người ta đang ở hơn .. chẳng hạn

cho nên, KLL chỉ muốn hỏi nếu trả lời .. thì TK có trả lời khác đi không ...

** hỏng chừng câu truyện của bạn TK còn dài hơn cả ngàn lẻ một đêm ... lúc đó .. thì đúng là thứ gì chịu nổi [smile]

mà đúng không ?



** cũng như chúng ta hay thấy trong Kinh Sách .. đức Phật gặp các vị tu chứng tới PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG ĐỊNH thì chỉ đặt vài câu hỏi ôn hòa, chỉ vài câu vị ấy đã CHỨNG A LA HÁN QUẢ gần như lập tức ... còn gặp hành Thinh Văn Duyên Giác .. Nhân Thừa, Quỷ Thừa [ha haha] .. thì đủ loại giáo pháp .. còn hay la mắng, quở rày, theo dõi biến động tâm tư, chánh niệm tỉnh giác từng ngày ... vv..

kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Ha ha ha .. kính bạn TK:

Cũng vì vậy mà KLL ngày hôm qua nói là bạn TK ở vị trí đắc địa .. 1 thân tuyệt kỷ .. nhìn thấy văn phong và câu trả lời thì ai cũng nhận ra, bạn TK là đệ tử ĐA VĂN.

- đắc địa bởi vì GIÁO PHÁP của đức PHẬT đắc địa .. trong tâm hồn triệu triệu người ... mà TK thì rõ ràng là THÔNG LÀU NHỮNG BIỆN GIẢI đó... [smile] [phải hông ? .. smile]

*** học thày hỏng bằng học bạn .. cho nên ý của KLL cũng vẫn là muốn học ở TK những điều này .. vì TK rõ ràng đứng ở VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA gần GIÁO PHÁP đức Phật hơn .. TĂNG BẢO hơn .. [smile]



- câu trả lời của bạn TK tròn đây không một kẽ hở

tuy nhiên .. có những trường hợp .. có những câu trả lời khác .. có thể dễ hiểu hơn .. có thể đúng với mô hình hiện trạng TUỆ QUÁN CHỈ mà người ta đang ở hơn .. chẳng hạn

cho nên, KLL chỉ muốn hỏi nếu trả lời .. thì TK có trả lời khác đi không ...

** hỏng chừng câu truyện của bạn TK còn dài hơn cả ngàn lẻ một đêm ... lúc đó .. thì đúng là thứ gì chịu nổi [smile]

mà đúng không ?



** cũng như chúng ta hay thấy trong Kinh Sách .. đức Phật gặp các vị tu chứng tới PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG ĐỊNH thì chỉ đặt vài câu hỏi ôn hòa, chỉ vài câu vị ấy đã CHỨNG A LA HÁN QUẢ gần như lập tức ... còn gặp hành Thinh Văn Duyên Giác .. Nhân Thừa, Quỷ Thừa [ha haha] .. thì đủ loại giáo pháp .. còn hay la mắng, quở rày, theo dõi biến động tâm tư, chánh niệm tỉnh giác từng ngày ... vv..

kính,

KLL


Orando+de+Joelhos.jpg


Dạ thưa, đây chỉ là tôn kính lời vàng ngọc và tâm thế bậc đáng kính trọng. Xin hoan hỷ mỉm cười cho kẻ đi sau (hậu bối) được có phước cung kính!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha ... kính bạn TK:

bạn TK mà đúng là ông sư đó .. thì KLL phải lạy lại ngàn cái ... ha ha hahahahahha

*** [Em già hơn .. sắp chết rùi mà XẾP lạy kiểu này .. chắc chắn và có lẽ EM sẽ mau lên bàn thờ hơn ... thui THÀ LẠY LẠI VẪN LỜI ... ha ha haha]

kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
ha ha haha ... kính bạn TK:

bạn TK mà đúng là ông sư đó .. thì KLL phải lạy lại ngàn cái ... ha ha hahahahahha

*** [Em già hơn .. sắp chết rùi mà XẾP lạy kiểu này .. chắc chắn và có lẽ EM sẽ mau lên bàn thờ hơn ... thui THÀ LẠY LẠI VẪN LỜI ... ha ha haha]

kính,

KLL


thienlay2.jpg


Dạ thưa, đây chỉ là tôn kính lời vàng ngọc và tâm thế bậc đáng kính trọng. Xin hoan hỷ mỉm cười cho kẻ đi sau (hậu bối) được có phước cung kính!
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha haha .. kính bạn TK:

dzô dziên nói hoài hỏng hiểu héng .. tui SỢ CHẾT MÀ ... nên mới lạy lại [ha ha ahahahaha]

bi giờ GIẢI THÍCH ĐI .. chờ nghe HẰNG HÀ SA SỐ những câu trả lời khác của THÀY TK đấy [smile ... tại vì thày TK cứ bị TRANG NGHIÊM làm kỳ đả cản mũi .. hỏng thuận tay thuận chân thôi ... ]

kính,

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
ha ha haha .. kính bạn TK:

dzô dziên nói hoài hỏng hiểu héng .. tui SỢ CHẾT MÀ ... nên mới lạy lại [ha ha ahahahaha]

bi giờ GIẢI THÍCH ĐI .. chờ nghe HẰNG HÀ SA SỐ những câu trả lời khác của THÀY TK đấy [smile ... tại vì thày TK cứ bị TRANG NGHIÊM làm kỳ đả cản mũi .. hỏng thuận tay thuận chân thôi ... ]

kính,

KLL

Dạ kính thưa Lão huynh, em biết nói gì đây khi đã ĐẦY...HỌNG rồi !!!

chắc phải đợi tiêu hóa hết...

mà phải vậy không? ai biết cho?
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah a.. kính bạn TK:

hỏng được NGẠI NÓI đó nghen [smile]


đối với nhiều người:

- thì cây đèn đường để soi sáng


nhưng đối với một người bình thường:

- thì cây đèn đường chỉ là dấu hiệu của thời gian .. báo hiệu cho một không gian yên bình


Khi về đêm, thì cây ĐÈN ĐƯỜNG mới mở để chiếu sáng cho những người:

- không muốn về nhà

- hoặc không có nhà để về



đem VỊ TRÍ ĐẮC ĐỊA của bạn TK ra cho mọi người thưởng lãm đi .. đừng ngại .. KLL nguyện học hỏi theo .. câu trả lời của bạn TK hồi sáng .. KLL cũng "lén ghi" và sổ tay ..

kính,

KLL
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
Kính lão huynh Khuclunglinh,

Hôm nay lão huynh hỏi: [thí dụ như là TK cũng câu hỏi đó trả lời với những anh em trong đây thì sao ... khi TUỆ TRI bắt đầu sớm nhất là Chánh Niệm Tỉnh Giác .. và KẾT THÚC cuối cùng ở làn sương mỏng, dễ tan ...],

cũng giống hôm qua lão sư Auduongphong có hỏi: [chứ thực lòng ta chỉ mong sao ngươi hãy tự mình suy ngẫm xem khi hạ bút, lòng ngươi đã trong sạch chưa?]

- Lời hai vị hỏi khiến cho TK suy nghĩ nhiều về việc khi mình tới Diễn đàn thì mình tâm niệm điều gì, TK xem Diễn đàn này như một ngôi chùa để đến làm công quả. Gặp người hay chửi rủa mình, gặp người thường khen ngợi mình, gặp người châm biếm mình, cũng gặp người ủng hộ mình. Vậy thì tâm thế mình ra sao? Đó cũng là câu thoại đầu cho mình dù mình không chính thức tu theo Thiền Tông.

Ngày hôm qua trong bài "Trò chơi tâm linh", TK đã trả lời cho bạn Tịch Nhiên: "1 sát na sinh - tử luân hồi ngay trước mắt còn đợi chi 10 năm để được Ngộ, có phải quá xa vời!" khi bạn đó thách thức mình 10 năm chưa vào cửa Ngộ, chắc là bạn ấy không hiểu được ý của TK nói cái gì nên ba lần bốn lượt thách đố mình 10 năm, 30 năm để Ngộ đạo - thật ra làm sao bạn ấy cũng như nhiều vị ở đây biết được cảnh giới tu chứng của TK cụ thể chính xác là gì, cũng như TK làm sao biết được quý Ngài KLL, Au, Ba Tuần, TN... đang đi tới đâu trên con đường tu chứng? Mà cũng không cần thiết để truy tìm nguồn cơn gốc ngọn để làm gì, chỉ thoả mãn tính hiếu kỳ... vô nghĩa mà thôi !

Cũng vậy, TK thấy nhiều vị trên Diễn đàn này tỏ vẻ rất khó chịu về cách lão sư Au chửi rủa này nọ, ban đầu mình cũng nổi điên nhưng từ ngày mình đọc được bài "Kính đại ca KLL" biết được lão sư Au cũng là nick Còn nhớ em không, thì TK giật mình nhận ra mình đã sai khi tức giận lão sư Au; cũng như mới vào Diễn đàn thì gặp huynh trưởng Ba Tuần, ghét nhất là kiểu đòi hỏi TK mô tả này nọ về tu niệm Chú Đại Bi nhưng khi đọc "bài thơ Thôi" trong bài "Người phu quét lá" thì càng tự thấy mình đã sai khi vội cho là người ta là thế này thế khác.

Đọc những lời lão sư Au chửi rủa thì mình hết giận mà chuyển qua thái độ cung kính là vì đọc những lời mắng nhiếc đó mà ngẫm được nhiều bài học hay, nên mới gọi là "Lão sư" - trong tiếng Hoa từ Lão sư nghĩa là Teacher. Nhờ có vị Thầy này mà TK mấy nay hiểu ra thêm nhiều điều thú vị; chửi rủa người mà khiến người thấy được điều hay thì tự điều chửi rủa đó là một loại công đức, nghe người ta chửi mà kịp suy xét tìm được ý nghĩa trong tiếng chửi thì hận thù nào mà hiện ra được, mà cũng thấy thương cảm cho vị Thầy này bởi vị này không hiểu về TK do bởi đang bị ám ảnh Bóng ma người nhiều nick, hoặc chỉ thấy những cái dở của TK qua câu chữ thô thiển (vị đó tự cho là hành văn hay còn cho TK là mới biết làm tập làm văn), đâu biết TK tu cái gì mà vội vã phán xét âu cũng là lẽ thường của người không có tu học (như Thầy ấy tự nói - mà có đúng như vậy không?)

Cũng bởi mình ưa chấp nhất thành ra cái khổ luỵ mà chẳng ra sao, bởi chấp Tôi là cái danh tự đó, người ta chấp cái tên đó là thằng đó... thế là hiện ra nhiều cảnh giới đau khổ, thị phi. Thầy Au nói đúng: nói kinh kệ hay ho mà hễ đụng cảnh thì phiền não bốc lên não ngay, khổ đau cũng hoàn khổ đau, tu như vậy gọi là tu chưa tới. Ba a tăng kỳ đại kiếp cũng chưa vào nổi Cửa Không, chứ nói gì 10 năm hay 30 năm?

Suy cho cùng, vì không rõ nhân-duyên-quả nên mới hiện khởi sân hận, thù oán, vậy có ý nghĩa gì khi mang tiếng là người tu học? Nay nhân dịp lão huynh KLL hỏi, cũng là duyên cho TK nói lên vài suy nghĩ của mình xin chia sẻ đến chư vị ở đây.

Chào anh bạn trẻ!
Lẽ ra tôi cũng không muốn tham dự vào chỗ này, vì chỗ này là của bậc chứng ngộ ( Thánh Tăng hay Thánh nhân ). Nhưng có thấy anh bạn giới thiệu từ bên linh tinh lát chát nên cũng sang xem. Tiện thể cũng có vài lời muốn anh bạn trẻ nói rõ .
Trước hết cám ơn bạn trẻ có lòng thành coi nhau như bạn bè .
Dẫu là người tại gia không có qui y tam bảo chi cả, cũng chỉ là người bình thường, bởi thế , thấy anh bạn trẻ có nói đến cái tên mình, và có nói về chuyện tu học.
Không biết theo bạn trẻ thế nào là người có tu học?
Tu học có bao nhiêu cách?
Bạn trẻ lấy cái gì để căn cứ trên mạng để biết 100% là người nào có tu học , người nào không có tu học.
Với lại ở bên kia , anh bạn có nhắc đến kẻ vô văn hóa , vậy bạn trẻ nói dùm xem văn hóa của anh bạn là gì?
Thế giới này có thật có văn hóa không?
bạn hãy cho một điển hình về văn hóa mà bạn đang theo đuổi hay đang sống với nó như là một chuẩn mực theo cách của bạn?
Tiện thể ở đây cũng vui vẻ với Đại Ca KLL.
hề hề Đại Ca mới phát hiện thêm một thừa tu học thật là hi hữu hiếm có nơi thế gian.( quỉ thừa )hahahaahahahahahaha........ nhưng tui lại chợt nghĩ sao lại không thêm một thừa nữa nhỉ : thừa một khúc mà có thể gọi ngắn lại là : khúc thừa . hahahaahahahahahahaha.....với lại tiện đây tui cũng không biết phân biệt được các thừa , chỉ biết nhìn trên mấy bức anh , thấy có khác nhau nên nghĩ là là họ tu có khác thừa . hi vọng Đại Ca chỉ ra nên học theo thừa nào trên ảnh nhé.
 

Đính kèm

  • hqdefault-1457617983542-crop-1457618619044.jpg
    hqdefault-1457617983542-crop-1457618619044.jpg
    76.6 KB · Xem: 226
  • quan1-1.jpg
    quan1-1.jpg
    318.3 KB · Xem: 218
  • ht-huyen-dieu (15).jpg
    ht-huyen-dieu (15).jpg
    143.4 KB · Xem: 220
  • ht-huyen-dieu (1).jpg
    ht-huyen-dieu (1).jpg
    130 KB · Xem: 220
  • 81346fe83c.jpeg
    81346fe83c.jpeg
    37.6 KB · Xem: 220
  • Buông-bỏ-không-phải-là-hèn-nhát-sợ-hãi-buôn.jpg
    Buông-bỏ-không-phải-là-hèn-nhát-sợ-hãi-buôn.jpg
    304.3 KB · Xem: 214
  • khanhtue12.jpg
    khanhtue12.jpg
    116.6 KB · Xem: 216
  • 31170340_613088109027315_7284957939306070016_n.jpg
    31170340_613088109027315_7284957939306070016_n.jpg
    110.8 KB · Xem: 227
  • khanhtue13.jpg
    khanhtue13.jpg
    90.7 KB · Xem: 215

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha hah a.. kính MOD AUDUONG:

Ờ, ai mới xứng là chưởng môn QUỶ THỪA nhỉ ... phải hông ... [smile]

cứ cho là chúng ta cứ TRẢI NGHIỆM tất cả những bức hình đó .. vậy MỘT CÂU đó để đâu ...

- ĐÂY NÈ ... [smile] ...

-->> nếu nói là chỗ nào khác thì là ĐOẠN ĐƯỢC (chỉ để được đoạn đó thôi .. chứ mai mốt không phải ) ... và khi chúng ta nói ĐỂ ĐÂY NÈ .. vô hình dung, tự nhiên tất cả những gì gọi là ĐOẠN ĐƯỢC SẼ TRỞ THÀNH KHÁI NIỆM ... kinh nghiệm, trải nghiệm, chứ không còn là THẬT NGÃ nữa [smile]


-->> còn không nói để được chỗ nào hết .. thì mới là THƯỜNG BIẾT [smile]



còn nếu nói tất cả những pháp tới nhau .. thì có người [smile] lại nhìn thấy: CÓ KẼ HỞ .. giữa những chỗ ĐOẠN ĐƯỢC ĐÓ .. có cái gì "TRẦM BỔNG" ở giữa .. hệt như là phương pháp thứ nhất của MẬT TÔNG:

- ở giữa sinh và tử .. trước khi hít vào và sau khi thở ra ... thật là --> PHÚC LẠC ...


thì cái KẼ HỞ đó là một "TINH KIẾN" = một cái nhìn RẤT LÀ SÂU SẮC .. vì thấy rõ = NHỮNG CHỐ ĐOẠN ĐƯỢC KHÔNG NỐI NHAU .. và chẳng là gì cả ..


A ha ha hahahhahahahahahhahahahahahahahahahhahahahahahahahahahahah


mà đúng không ?


hay là chúng ta có thể kết luận:

xưa nay .. CHƠN NGÔN PHẬT THUYẾT chưa từng đi đâu hết ... để đây hết mà ... [smile]

phải hông ?


KLL
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha hah a.. kính MOD AUDUONG:

Ờ, ai mới xứng là chưởng môn QUỶ THỪA nhỉ ... phải hông ... [smile]

cứ cho là chúng ta cứ TRẢI NGHIỆM tất cả những bức hình đó .. vậy MỘT CÂU đó để đâu ...

- ĐÂY NÈ ... [smile] ...

-->> nếu nói là chỗ nào khác thì là ĐOẠN ĐƯỢC (chỉ để được đoạn đó thôi .. chứ mai mốt không phải ) ... và khi chúng ta nói ĐỂ ĐÂY NÈ .. vô hình dung, tự nhiên tất cả những gì gọi là ĐOẠN ĐƯỢC SẼ TRỞ THÀNH KHÁI NIỆM ... kinh nghiệm, trải nghiệm, chứ không còn là THẬT NGÃ nữa [smile]


-->> còn không nói để được chỗ nào hết .. thì mới là THƯỜNG BIẾT [smile]



còn nếu nói tất cả những pháp tới nhau .. thì có người [smile] lại nhìn thấy: CÓ KẼ HỞ .. giữa những chỗ ĐOẠN ĐƯỢC ĐÓ .. có cái gì "TRẦM BỔNG" ở giữa .. hệt như là phương pháp thứ nhất của MẬT TÔNG:

- ở giữa sinh và tử .. trước khi hít vào và sau khi thở ra ... thật là --> PHÚC LẠC ...


thì cái KẼ HỞ đó là một "TINH KIẾN" = một cái nhìn RẤT LÀ SÂU SẮC .. vì thấy rõ = NHỮNG CHỐ ĐOẠN ĐƯỢC KHÔNG NỐI NHAU .. và chẳng là gì cả ..


A ha ha hahahhahahahahahhahahahahahahahahahhahahahahahahahahahahah


mà đúng không ?


hay là chúng ta có thể kết luận:

xưa nay .. CHƠN NGÔN PHẬT THUYẾT chưa từng đi đâu hết ... để đây hết mà ... [smile]

phải hông ?


KLL
Đại Ca trịnh trọng quá. hahahaahahahahhaha.... mo với cau gì hahahahaahhaha.....
Hahahaahahahhahahahah...... Đại Ca nói theo kiểu có tu học quá , mà tui thì lại là người không có tu học hahahahahaahhaa....... với lại tui thấy Đại Ca đề xuất quỉ thừa cũng thật tuyệt, vì theo lý ác quỉ cũng không ngoài chúng sinh , mà hơn thế nữa nó cũng có hữu ích lắm chứ phải không Đại Ca.hahahaahahahha....... cho nên Phật nói những điều Phật biết mà không nói ra nhiều như lá trong rừng phải không Đại Ca. hahahahahahahahahhaa.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
ha ha ha a... DẠ THƯA NGÀI: khoan đừng đi đâu hết [smile]

nếu chúng ta thử tưởng tượng 1 cuộc đời .. không gì ngoài bức tranh một em bé đói khổ ... cả đời = thì đó đâu phải là khái niệm đâu

- nơi đó là ĐỊA NGỤC bởi vì chốn đó là những nơi HÌNH HOẠI của thế giới ..


theo Dịch Học nói: nơi có nhiều HÌNH HOẠI [âm tiêu ] ... thì KHÍ TRƯỞNG [dương thịnh] ... nới có nhiều hình hoại lại là nơi có nhiều BẬC CHÂN TU xuất hiện [smile] .. và đó là nguyên lý của THIÊN TIÊN, hay là HÌNH NHI THƯỢNG ... bởi vì nới đó có nhiều người LUYỆN KHÍ ..mô hình luyện khí thì ÂM TRUNG có DƯƠNG ...

** tiên thiên thì Dương ở trong .. Âm ở ngoài ...



-->> khi số người đó nhiều rồi .. nơi đó tự nhiên ÂM DƯƠNG CHUYỂN BIẾN NGHỊCH CHUYỂN NGHICH HÀNH hóa thành mô hình HẬU THIÊN [smile]


mặc khác, nơi nào HÌNH TRƯỞNG [DƯƠNG thịnh ... ] thì KHÍ HƯ [âm hóa hư] .. mọi người để ý tới nhiều HÌNH THỨC, mà không chú ý gì tới cái "KHÍ CHẤT" bên trong ... cho nên đó là mô hình HẬU THIÊN .. mô hình luyện HÌNH .. thì DƯƠNG TRUNG có ÂM .. tức HÌNH NHI HẠ

** hậu thiên thì Dương ở ngoài .. Âm ở trong ...


--> Cả hai đều là VÔ VI ĐẠO .. tùy theo chúng ta nhìn thấy gì thôi [smile]




Vì vậy, chúng ta đang ở nơi .. hay đang ở giai đoạn .. ÍT CÓ NGƯỜI LUYỆN KHÍ = vốn là vậy ...

- và khi người ta trọng HÌNH quá .. không trọng KHÍ .. mà KHÍ ở trong chắc chắn hư đi .. từ từ mất đi bản chất ... và không còn giữ được HÌNH NỮA ...


lại là ÂM DƯƠNG CHUYỂN BIẾN MÔ HÌNH một lần nữa ...


và nguyên lý đó gọi là THÁI CỰC CHUYỂN BIẾN ... hệt như nguyên lý NHỨT NHỊ của hiện tượng VẠN PHÁP vậy [vì vậy người ta mới gọi đó là TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN ... smile]

mà đúng không ?

KLL
 

auduongphong

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
29 Thg 4 2015
Bài viết
698
Điểm tương tác
264
Điểm
63
ha ha ha a... DẠ THƯA NGÀI: khoan đừng đi đâu hết [smile]

nếu chúng ta thử tưởng tượng 1 cuộc đời .. không gì ngoài bức tranh một em bé đói khổ ... cả đời = thì đó đâu phải là khái niệm đâu

- nơi đó là ĐỊA NGỤC bởi vì chốn đó là những nơi HÌNH HOẠI của thế giới ..


theo Dịch Học nói: nơi có nhiều HÌNH HOẠI [âm tiêu ] ... thì KHÍ TRƯỞNG [dương thịnh] ... nới có nhiều hình hoại lại là nơi có nhiều BẬC CHÂN TU xuất hiện [smile] .. và đó là nguyên lý của THIÊN TIÊN, hay là HÌNH NHI THƯỢNG ... bởi vì nới đó có nhiều người LUYỆN KHÍ ..mô hình luyện khí thì ÂM TRUNG có DƯƠNG ...

** tiên thiên thì Dương ở trong .. Âm ở ngoài ...



-->> khi số người đó nhiều rồi .. nơi đó tự nhiên ÂM DƯƠNG CHUYỂN BIẾN NGHỊCH CHUYỂN NGHICH HÀNH hóa thành mô hình HẬU THIÊN [smile]


mặc khác, nơi nào HÌNH TRƯỞNG [DƯƠNG thịnh ... ] thì KHÍ HƯ [âm hóa hư] .. mọi người để ý tới nhiều HÌNH THỨC, mà không chú ý gì tới cái "KHÍ CHẤT" bên trong ... cho nên đó là mô hình HẬU THIÊN .. mô hình luyện HÌNH .. thì DƯƠNG TRUNG có ÂM .. tức HÌNH NHI HẠ

** hậu thiên thì Dương ở ngoài .. Âm ở trong ...


--> Cả hai đều là VÔ VI ĐẠO .. tùy theo chúng ta nhìn thấy gì thôi [smile]




Vì vậy, chúng ta đang ở nơi .. hay đang ở giai đoạn .. ÍT CÓ NGƯỜI LUYỆN KHÍ = vốn là vậy ...


mà đúng không ?

KLL

Trời đất ! tui bái mấy bái mới lại hồn đây. cho tui nghỉ chứ đừng bắt tui phải nhớ , vì giờ nhớ lại thì khó lắm . hahahaahahahahahha.
đi ngủ thôi, chào Đại Ca , chúc Đại Ca nguyên khúc không thiếu không thừa mạnh khỏe . hahahahahaahha.....
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,448
Điểm tương tác
1,151
Điểm
113
Ha ha ha aha .. DẠ KÍNH THƯA NGÀI ÂU DƯƠNG [ha ha ahahahahhaha]

Quỷ cũng có nhiều loại QUỶ ...

QUỶ CỐC TIÊN SINH hồi xưa giỏi dịch học lắm nghen ... [smile]

A ha ha hahahahahhahahahahahahahahahhahahaha

mà đúng hông ?

:lol: :lol:
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên