Vấn đề giới tính Nữ trong tu tập thành Phật - Người phụ nữ có khả năng tu thành Phật không?

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
NGƯỜI PHỤ NỮ CÓ THỂ TU THÀNH PHẬT ĐƯỢC HAY KHÔNG?

- Hỏi: Có người cho rằng về vấn đề Phật, Bồ tát bắt buộc phải là nam hay nữ thế nhưng hiện nay vẫn có nhiều người băn khoăn, có lần nghe thầy giảng nói người bán nam hay bán nữ tu không thể thành Phật được. Điều thắc mắc ở đây họ cũng là chúng sanh có trí tuệ có sự sống, cũng là con người thì tại sao lại có sự phân biệt này, có những người bán nam bán nữ họ tu rất tốt, về mặt tâm linh thậm chí đạt nhanh và còn cao hơn người bình thường nữa. Vậy còn người nữ thì sao, kinh sách nói họ không thể tu thành Phật, lý nào có chuyện trọng nam khinh nữ trong Phật giáo?

- Đáp: Nói đến vấn đề "tu thành Phật", ở đây cần làm rõ ý nghĩa danh từ Phật. Phật là gì? Phật nghĩa gốc là Buddha tức là Giác ngộ, minh triết. Vậy theo nghĩa gốc này thì ai giác ngộ, người đó trở nên minh triết với những chân lý của vũ trụ vạn pháp như là Tứ diệu đế, Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã... Một vị Giác ngộ có 4 cấp độ giác ngộ khác nhau tuỳ theo khả năng tu chứng của bản thân vị đó, gồm có 4 cấp độ là Thinh văn giác, Độc giác, Bồ tát và Chánh Đẳng Chánh Giác (theo PGBT thì Bồ tát cũng là một cấp độ giác ngộ trên đường thành Phật Chánh Đẳng Chánh Giác, ở bài này xin không đề cập tới chư Bồ tát vì công trình tu chứng của quý Ngài có nhiều nét độc đáo riêng biệt, đa diện đa chiều khó bàn luận). Ở đây, khi người đặt ra vấn đề "tu thành Phật" thì tức là ám chỉ bậc Phật thứ tư trong 4 cấp độ giác ngộ này, đó là Phật Chánh Đẳng Chánh Giác (Sammasambuddha).

Khi người ta nói, trí tuệ hay là khả năng tu thành Phật thì người nữ cũng như người nam thì ta biết rằng người ta đang hướng về cấp độ thứ nhất: Thinh Văn giác. Vì sao? Bởi vì chỉ cần diệt tận tham sân si chấm dứt luân hồi thì liền thành tựu, trong Giáo Pháp này có đủ hàng tứ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di. Đức Phật cũng có đủ 4 vị Tối thượng Thinh Văn - 2 Tỳ kheo và 2 Tỳ kheo ni và 80 đại đệ tử Thinh Văn nữa. Thinh Văn Giác tuy diệt sạch tham sân si vào Niết bàn Vô Dư Y nhưng sinh ra từ Pháp ngôn của Phật nên được xem là Thánh Đệ tử của Phật. Muốn đắc quả vị này thì phải sinh ra đời có Đức Phật và thời kỳ Giáo Pháp của vị Phật đó còn tại thế, nếu không sinh ra vào 2 thời kỳ này thì không thể tu thành Phật. Người nữ và người nam đều có thể thành tựu cấp độ thứ nhất này.

Trường hợp cấp độ giác ngộ thứ hai là Độc Giác Phật, tức là những vị Phật đơn độc, không có sự hỗ trợ của Đức Phật Chánh Giác và Giáo Pháp tại thế thì các vị Phật đó phải tự mình tu chứng và giác ngộ theo cách thức độc đáo đặc biệt theo ba la mật riêng mà thành tựu. Phải là Nam giới thì mới thành tựu quả vị Phật Độc giác được.

Trường hợp cấp độ thứ ba tức là quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác thì bắt buộc phải là Nam giới mới thành tựu được, thay vì lý giải tại sao thì tôi xin đưa ra sự so sánh một số yếu tố tự nhiên cấu tạo thân sinh lý, yếu tố tâm lý... của 2 phái để người đọc tự tìm câu trả lời cho mình về vấn đề tại sao nói người nữ phải chuyển thành người nam rồi mới tu thành Phật được.

- Khi người nam muốn trốn nhà đi tu, từ bỏ vợ con thì dễ dàng do có ý chí quyết định sắc bén, nhanh nhạy, tính quyết đoán cao. Trong khi đó người nữ muốn trốn nhà đi tu, phải đối mặt với vấn đề từ bỏ chồng con, của cải, sắc đẹp, lụa là, tiện nghi thì đó là chuyện rất khó khăn, bởi vì ý chí quyết định của đa số người nữ không sắc bén, thiếu tính quyết đoán.

- Người nam có thể từ bỏ sự nghiệp nhỏ hẹp vì một sự nghiệp to lớn khác, do vấn đề danh dự, tự tôn đặt hàng đầu. Người nam đa phần không quá quan trọng vợ con, tài sản. Ở người nam thì cái Của Ta không quan trọng bằng Cái Ta, người nam dễ bị kích động khi có người động chạm vào danh dự, sỉ diện của họ nên đầu óc của họ thường có nhiều dự định táo bạo để tự khẳng định mình hơn là người nữ. Người nam thường có nhiều tham vọng hơn người nữ, có tính ham khám phá và chinh phục khó khăn, thử thách hơn là so với người nữ.

- Khó có đa số người nữ chịu từ bỏ chồng con của mình, vui vẻ để cho họ được một người nữ khác thay thế vai trò của mình. Đối với người nữ thì vấn đề chồng con, tài sản rất quan trọng tức là cái Của Ta rất quan trọng do đó người nữ có thể dám liều mình vào nguy hiểm để bảo vệ cái Của Ta, vì thế người nữ dám đấu tranh để bảo vệ chồng con, tài sản.

- Người nam thường có sức khoẻ dồi dào, thể lực sung mãn nên có thể đảm đương những công việc đòi hỏi thể lực, cực khổ đó là bản chất tự nhiên của nam giới, trong khi đó sức khoẻ không phải người nữ nào cũng dồi dào, thể lực đa số yếu mềm khó đảm đương những công việc đòi hỏi thể lực, cực nhọc thường xuyên. Bản chất tự nhiên của nữ giới vốn là mềm mại, thân thể không cứng cáp như nam giới. Trong một tỷ người nữ thì có thể chỉ có vài phần trăm là có thể làm lực sĩ, chiến binh mà thôi không phải người nữ nào ra đời cũng có thể làm nữ tướng xông pha trận mạc như Hai Bà Trưng, Bà Triệu... những người nữ mà có tánh chất không thua gì nam giới thì không phải là số đông.

- Một vị Bồ tát trên bước đường tu thành Phật phải trải qua giai đoạn tu Khổ hạnh tuy thời gian ngắn dài khác nhau, có vị vài tuần có vị dài dẳng 6 năm như Bồ tát Thích Ca nhưng buộc phải trải qua để làm gương cho những người nam thời đó có ý chí xuất trần không bị vướng vào các hình thức tu tập sai lệch không dẫn tới minh triết giác ngộ - Giới cấm thủ. Các hình thức khổ hạnh của thời đại mà vị Bồ tát Thích Ca sinh ra, có các hình thức như khổ hạnh như con bò, như con cò, như con chó, khổ hạnh trần truồng, khổ hạnh tắm sông Hằng hàng giờ, khổ hạnh tắm sông băng, khổ hạnh đi trên lửa... Bản chất tự nhiên của nam giới có thể lực rắn rỏi hơn nên có thể chịu đựng những hình thức rèn luyện thể lực khắc nghiệt hơn.

- Một vị Bồ tát kiếp cuối cùng tu thành Phật sẽ phải có chuyện lập gia đình sinh con đẻ cái, lại là dòng dõi cao sang quyền quý do phước báu vô thượng tác tạo thành, nếu là dòng hoàng tộc thì với thân nữ quanh năm suốt tháng bao bọc trong nhung lụa, mỗi bước đi cũng có bao người tay đỡ tay nâng. Thử hỏi có mấy vị công chúa, hoàng hậu nào đã dám băng rừng lội suối từ bỏ gia đình chồng con đi xuất gia đơn độc giữa rừng hoang tuyết lạnh (nên nhớ chỗ Đức Phật tu hành là rừng Khổ hạnh lâm). Người nữ thì bị lễ giáo phong tục trói buộc phải tuỳ thuộc vào cha, vào anh, thậm chí cho dù có là nữ hoàng chăng nữa cũng khó một mình tự quyết với những vấn đề trọng đại của đời mình. Đó là những cái khó của người nữ trong bất kỳ hoàn cảnh xã hội nào.

- Người nữ khó có thể tu các hình thức khổ hạnh cực đoan như người nam ví dụ người nữ không thể tu khổ hạnh trần truồng năm nay qua năm khác, vì sắc vóc của người nữ rất dễ bị người nam hãm hiếp, cưỡng dâm gây tai hoạ, cắt đứt con đường tu hành… Bản chất tự nhiên của nữ giới là kín đáo và đạo đức xã hội và tôn giáo bảo vệ người nữ trong lĩnh vực bất khả xâm phạm thân thể, gia đình của họ cũng không đành lòng chấp nhận cho người nữ thực hành những khổ hạnh đày đoạ thân xác như vậy. Người nữ có sắc đẹp, nên đó cũng là sự nguy hiểm khi đi một mình, ở những nơi vắng vẻ, nguy cơ bị tấn công sàm sỡ là rất cao chính vì thế mà ngày xưa và thời nay giáo hội Tỳ kheo ni phải có sự chứng giám và bảo hộ của giáo hội Tỳ kheo tăng.

- Người nữ có sinh lý tự nhiên 'kinh kỳ' hàng tháng, đó là tính tự nhiên của thân thể người nữ để đảm bảo thiên chức làm mẹ, nếu muốn làm nam giới thì cũng đồng nghĩa chấp nhận từ bỏ quyền làm mẹ. Đây là chướng ngại lớn nhất của người nữ trong công trình tu thành Phật, thử nghĩ xem đang đêm hôm khuya khoắc bị lên cơn đau bụng 'kinh kỳ' giữa rừng hoang sương muối lấy đâu thuốc men mà cầm cự, rồi liên hệ chuyện vệ sinh an toàn nữa, bệnh lây nhiễm là khó tránh khỏi, bao nhiêu hệ luỵ khác nữa cũng là cái mà nữ giới xuất gia phải đối diện. Sức khoẻ bị tổn hao rất nhiều trong thời 'kinh kỳ' biến động đó thì liệu có mấy ai đủ sức tham thiền nhập định, người nữ có bao nhiêu phần trăm dám hy sinh thân mạng để cầu đạo Vô thượng? vị Bồ tát kiếp cuối rộng phát đại nguyện: khi nào ta chưa đắc quả thành Phật, quyết không rời khỏi toà kim cang này. nguyện vậy nhưng lỡ đang ngồi thì kinh kỳ rẹt rẹt... lênh láng đầy đất, tinh thần bải hoải, định lực mất sạch... ma vương chưa kịp thổi cái phù, đã ngã lăn ra khỏi toà ngồi rồi còn sức đâu mà chiến đấu với Ngũ ma??? Người nữ có cấu tạo cơ quan sinh dục khác nam giới, nhất là khi đã sanh sản thì vấn đề ngồi kiết già không phải vị nào cũng chịu nổi, nên trong các trường thiền cho phép người nữ không ngồi như người nam, có thể chọn một cách ngồi tuỳ ý miễn sao không làm khó chịu người kế bên.

- vị Bồ tát muốn tu thành Phật phải từ bỏ (bố thí) mọi thứ từ bên ngoài là của cải, sắc đẹp tới bên trong là một phần thân thể hay cả tính mạng, không biết bao nhiêu người nữ chịu nổi cái cảnh một ngày không son phấn nữ trang huống hồ xuất gia là vĩnh viễn không son phấn, không trang sức, không làm đẹp? hơn nữa còn phải dám cắt tay cắt chân cho người khác đến xin, thời nay mấy cô mấy bà chăm chút từng móng tay thử hỏi hư hỏng một chút cũng phải đi tiệm cho người ta chỉnh sửa lại, phẫu thuật thẩm mỹ tùm lum hết, chứng tỏ cái Tham Ái bản thân người nữ rất lớn so với người nam.

- Người nam mà Tham Ái lớn cũng biến thành người nữ, thời nay chuyện nam thành nữ không phải là chuyện hiếm. Người nữ tu thiền định đạt những tầng thiền cao sẽ chuyển tánh nữ thành tánh nam thậm chí chuyển luôn tướng nữ thành tướng nam, đó là chuyện hiển nhiên trong chốn thiền môn. Người nữ đắc thiền hoá sanh về Phạm thiên sẽ biến thành Phạm thiên nam và nam căn biến mất vì cõi Phạm thiên không có tình ái, tình dục trong khi đó người nữ chỉ làm phước thì hoá sanh về cõi Thiên Dục giới vẫn còn mang giới tính nữ.

- Muốn tu thành Phật phải trải qua tỷ tỷ kiếp trái đất mới tu thành, phải thực hành Lục độ (Thập độ) viên mãn bậc thượng mới có được 32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp, đó là tướng Trượng phu không phải tướng Nữ nhi - đây là quy luật vận hành tự nhiên của phước đức chứ không phải chuyện trọng nam khinh nữ. Người có được 32 tướng trượng phu này là người có phước đệ nhất cõi nhân loại này, khi đó chỉ xảy ra 2 trường hợp: một là xuất gia tu thành Phật Chánh Giác, hai là trở thành Chuyển Luân Thánh Vương (Đại Đế) cai quản 4 châu thiên hạ. Người nữ không đủ ý chí và trí tuệ để trở thành Cực Thiện hoặc Cực Ác nên trong kinh nói người nữ không thể làm Phật, Chuyển Luân Vương và Ma Vương. Bản chất của người nữ là dịu dàng và giàu lòng nhân ái, nên Bồ tát Quan Âm mới thị hiện thành thân Nữ để tôn vinh phẩm chất Từ bi có sẵn trong bản tánh nhân ái của người nữ.

- Người nữ khó có thể chinh phục và thuyết phục người nam tin tưởng quy ngưỡng theo bằng người nam với người nam vì người nữ khó có tính quảng đại bao dung, vì bản chất người nữ là sự tỉ mỉ chi tiết, nên ở phương diện nào đó thì sẽ làm người nam thấy ngột ngạt, không tuân phục. Các vị Phật có danh hiệu là Điều Ngự Trượng Phu là khả năng thu phục, chinh phục, thuyết phục người có tính trượng phu quảng đại bao dung. Người nữ nào huân tập tính trượng phu cũng sẽ biến hoá thành nam tính, nam tướng mà thôi.

- Người bán nam bán nữ thì có tính chất tương tự người nữ, nên khi vào cộng đồng tăng ni chúng sẽ bị sự hấp dẫn giới tính do Tham Ái đậm đà hơn người nam người nữ thông thường mà dẫn tới tâm Si mê Ái nhiễm nặng nề, khó thể tu hành nghiêm cẩn được. Tăng chúng thời xưa đa phần là dòng chiến binh nên có dung mạo sắc vóc mạnh mẽ cường tráng, lại thêm cách đắp y chừa vai trần bên phải nên càng tăng thêm cơ hội tác ý bất thiện cho những người bán nam bán nữ (kinh văn: người lưỡng căn) dẫn tới vi phạm chuẩn mực đạo đức, giới luật Tăng ni chúng nên trong luật xuất gia cấm không cho hạng người này được thọ giới xuất gia, nhưng không cấm họ tu hành theo Phật Pháp. Thời nay Tăng Ni chúng không có nhiều thần thông nên không biết rõ tâm tính người đệ tử và cũng vì sự bao dung từ bi hỷ xả của các bậc Tôn túc Trưởng lão nên mở rộng cánh cửa Không môn cho mọi loài chúng sanh có duyên tu tập Phật Pháp. Bản thân tôi cũng gặp nhiều bạn đồng tính tu thiền định rất nghiêm chỉnh và nghe họ chia sẻ cũng như chứng kiến cách họ sống thiền đã vượt ra vòng cương toả của Tham Ái đặc trưng giới tính của họ, tuy nhiên đấy không phải là trường hợp phổ biến theo số đông của những người đồng tính thời nay.

Bài mang tính tham khảo cá nhân, mong nhận được bổ sung cho hoàn thiện kiến thức hữu ích cho người tìm đọc. Bài viết còn sơ xài, xin tìm nguồn kinh tạng để đối chiếu, mở mang thêm.
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Huynh coi kỹ cả bài chưa nè, huynh phát biểu có 1 khía cạnh chung chung thôi, không phải tất cả chi tiết trong bài đều cùng hướng nhìn của huynh. nếu nói thì sẽ nói các mặt tích cực và hạn chế chứ không nói chung chung, phiến diện vì không thể đưa tới cái nhìn toàn diện, đúng với đối tượng cần nói tới.

thân ái.

 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
ha ha ha ah.. kính bạn VN và TK:

À .. chân lý phải là cụ thể .. [smile]

Cho nên, thôi nói đại luôn về giới hạn của chúng ta ... có một bài ca chắc là ai cũng không quên ..

Đường vào tim em --->> mây giăng kín.

Bàn chân anh --->> trên lối đi không thành.

Những đêm khuya mưa buồn một mình. Có khi cho ta quên cuộc tình.



Bụng dạ đàn bà sâu như đáy bể .. rộng như trời mây .. tu khó được chắc là tại vì TỰ TÂM HỌ ĐÃ QUÁ PHỨC TẠP .. thứ gì mà hiểu nổi [smile]


chắc chắn và có lẽ là hỏng phải nói chơi đâu .. giới hạn của chúng ta thiệt đó ... [smile]

KLL
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
:eek:nion09::eek:nion09::eek:nion09: huynh thật là làm biếng nha, chắc bài của mình quá dài nên huynh ngán ngẩm ạ. Nếu có thời gian, mời huynh đọc kỹ sẽ nhận ra nhiều điều cần thảo luận hơn. Mong nhận góp ý của huynh!

thân ái.
 

Thiên Không

Active Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Thg 4 2018
Bài viết
783
Điểm tương tác
211
Điểm
43
Dữ dội vậy ta! :eek:nion09:

Nữ nhân, Nam nhân, hay ABC giới tính gì đó cũng có thể thành phật trong 1 kiếp người. Còn vì sao? Giải thích? Chỉ là ý kiến thôi, không cần vì sao hay giải thích. Hehe
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên