Vấn đề tham sân si và điều kiện vãng sanh

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
1. Điều kiện vãng sanh

Điều kiện vãng sanh thì đó là nhân duyên vãng sanh. Phật đã dạy trong các Kinh A Di Đà, Quán Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Thọ Phật, Niệm Phật Ba La Mật.

Các tiền bối đi trước tổng hợp thành: TÍN - NGUYỆN - HẠNH.

Bởi vậy, VNBN không nói lại làm chi, các bạn cứ đọc lại lịch sử và lời dạy của 13 vị Tổ và các bậc vãng sanh đi trước sẽ rõ.

Cứ theo đó mà tu.


2. Còn tham sân si có được vãng sanh không?

Trước hết, chúng ta định nghĩa tham sân si.
THAM là tham muốn hưởng thụ để thõa mãn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý gồm: sắc đẹp, ăn ngon, ngủ nghỉ, của cải vật chất, danh vọng.
SÂN là tức giận, sân hận, hận thù.
SI là mê muội đắm chìm trong dục vọng, luôn ước nguyện mong cầu trong đó, không biết đó là khổ, là ràng buộc.

+Nói về SI. Một người mà đắm chìm trong dục vọng thì người đó chẳng muốn rời khỏi ta bà. Luôn luôn ao ước để hưởng thụ nên chẳng có chuyện nguyện vãng sanh Cực Lạc. Như vậy, một người si mê thì không thể vãng sanh. Một người biết dục vọng là khổ, hiểu rõ xa lia dục vọng là tự tại giải thoát, mà vãng sanh Cực Lạc là một phương án. Như vậy, người niệm Phật vãng sanh thì phải không si mê dục vọng. Phải có Chánh Tri Kiến đối với ngũ dục.

Chánh Tri Kiến trong Tịnh Độ là TÍN và Nguyện cầu Vãng Sanh. Đó là đến với Cực Lạc là đến với giải thoát xa lìa vĩnh viễn ngũ dục khổ đau.

+ Nói về THAM và SÂN. Còn SI mê là do thiếu tri kiến, hiểu biết sự thật về ngũ dục, do lý trí. Còn THAM và SÂN một phần do lý trí còn mê muội chưa thấu suốt, một phần do thân - tâm hiện hành. Hiểu biết đúng đắng rồi nhưng sự vận hành của thân - tâm không hẳn thuận theo hiểu biết đó. Phải thuần phục chúng!
Có Chánh Tri Kiến thì tham và sân đã bớt đi rất nhiều, trong điều kiện chánh niệm thì có thể kiểm soát nhưng mất đi chánh niệm chúng có thể khởi và có thể tạo ra nghiệp nhân cho tương lai.

Điều phục THAM và SÂN là HẠNH trong Tịnh Độ. Điều phục được nhiều thì phẩm vị cao, càng gần với giải thoát. Điều phục được ít thì phẩm vị thấp. Không điều phục là không có Chánh Tri Kiến, không vãng sanh!

Hạnh Tu rất nhiều gồm tất cả các hạnh trong Phật Pháp: tu tập kiến tạo công đức theo các pháp ba la mật rồi hồi hướng vãng sanh, hoặc giữ mình trong sạch không gây lầm lỗi, ......, cuối cùng chấp trì danh hiệu Phật.

Trong đó, hạnh chấp trì danh hiệu Phật là dễ thực hành và trực tiếp nhất. Khi hành giả chấp trì miên mật danh hiệu Phật, tâm ý đặt trọn nơi Phật hiệu thì cũng giống như chánh niệm xuyên suốt, lúc ấy tham và sân không thể dấy khởi được. Không những vậy, công năng danh hiệu Phật là vô hạn là chỗ LÝ và Sự viên dung, nhíp tâm niệm trì danh hiệu Phật là ca tụng Phật, học theo Phật, làm theo Phật, và nhất định thành Phật.


Tuy nhiên nếu bỏ công phu trở lại đời sống thường ngày, lại không khéo giữ chánh niệm tỉnh giác thì tham, sân vẫn dấy khởi khi có điều kiện!

Niệm Phật như thế cả đời, nếu nguyện tự tại vãng sanh không đợi chết thì dóc lòng niệm Phật do nương nhờ 48 đại nguyện và công đức xưng tán danh hiệu Phật mà tiêu trừ hết ba nghiệp mà thân hiện hành đang trả, được Phật tiếp dẫn như ý nguyện. Các trường hợp còn lại, phải đợi lâm chung, phải luôn đeo bám Phật hiệu như người giữ phao qua sông, buông phao là rớt, giữ được phao là đạt. Hàng ngày, làm lành lánh dữ, huân tập niệm Phật, ngay cả chiêm bao cũng tự mình niệm Phật thì mới có phần chắc!
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Các bạn thân mến.
Trong Tịnh Độ hành giả niệm Phật xuất phát từ Tín và Nguyện, là để vãng sanh, chứ không phải vì mục đích tham sân si. Nhưng khi công phu thì tự động tham sân si nép phục, cảm thấy thanh tịnh, tham sân si giống như ma vương phải sợ Phật vậy, có Phật lực gia hộ thì nó không dám nhưng Phật rơi đi thì nó hoành hành. Do đo, sự nép phục này là do hành giả nương nhờ Phật lực trong Phật hiệu, trong 48 đại nguyện chớ không phải hoàn toàn do tự thân hành giả. Và chúng ta nên hiểu nó chỉ nép phục thôi, hễ mà bỏ hết tha lực, công phu thì vẫn bị chúng sai sử nếu không có chánh niệm tỉnh giác.

Cho nên hành giả niệm Phật luôn luôn nương nhờ Phật hiệu, 48 đại nguyện như chiếc phao cứu mạng. Bỏ ra là chết ngay tức khắc!

Nói như thế, không có nghĩa là công phu niệm Phật không tiêu trừ được tham sân si, tự tại sanh tử. Mà trừ được tham sân si thì phải lên một level khó hơn, không phải ai cũng làm được. Đó là tham cứu niệm Phật, tức là niệm Phật dưới dạng tham cứu. Đó là tham cứu trãi nghiệm tự tánh, gọi đúng hơn thì đây là pháp Thiền muộn Phật hiệu tham cứu và bảo nhậm. Khi tự tại sanh tử họ có thể sang Cực Lạc hay không là tùy theo tâm nguyện của họ.

Level dễ thực hiện hơn là: Nếu ai thật lòng muốn sanh sang Cực Lạc thế giới liễu sanh thoát tử gấp rút thì dồn hết tâm ý dụng công chấp trì niệm Phật miên mật xuyên suốt cho đến khi Phật báo trước ngày giờ vãng sanh, hoặc muộn nhất lâm chung chắc chắn vãng sanh. Sau đó, tất cả ý nguyện điều được thành, kể cả thành Phật, Thế Tôn.

Nhóm cuối cùng là đợi lâm chung, nếu giải đãi thì không chắc chắn được! Có niệm, có nhớ nghĩ tu tập thì có phần, bỏ phế thì hết phần!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thật tội nghiệp !đáng lẽ là ta đã dừng lại để các bạn trong làng nói chuyện với cu, nhưng cu lại bày ra đây mẹt thức ăn thập cẩm thì ta lại vào chơi cho biết .hahahahahaahahahahahaahahahahahahhahahaa......
Cu theo Tịnh Độ mà Cu nỏ biết chi về Tịnh Độ, Cu cứ ôm một đống giấy lộn đủ thứ trong đó mà Cu không biết nhặt ra vài trang mà đọc . lại cứ muốn nhét cho đầy bụng.....
Ta nói cho Cu biết , Cu như thẳng trẻ bị bắt cóc nhiều năm sống xa quê . nay có cơ may xổ lồng muốn tìm về tổ ấm gia đình mà chỉ có biết mỗi điều là mình có nhà và có một ông cha là (...) hahahahaahahahahahahhahahaaaa..... nhưng lại không nhớ nó nằm ở mô , tên đường , ngõ phố, số nhà, và phải đi theo cách nào mà về nhà được. Cu chỉ cứ thăm giò rồi hỏi và thấy ai nói gì nghe nấy , lại tự cho mình là người có niềm tin và trí tuệ, biết được lối về theo cách này cách nọ, nhưng lần mãi vẫn chưa tìm được lối về chính xác, cứ hốt hoảng như người sắp chết mà chưa gặp được mẹ cha, nên có khi thấy lối thật sự nhưng đi một quãng chưa gặp lại nhảy sang lối khác , lại gặp một thằng khác... cứ vậy mãi vẫn lộn vòng như kẻ gặp ma trận không lối thoát.
Nếu đã tin thật có ngôi nhà cha mẹ làm sẵn cho thì nên nhớ khi đi thế nào thì về như thế... nay Cha Mẹ đã để lại có mấy điều ngắn gọn mà Cu không hiểu lại cứ suy lường theo lối mòn học được cái khôn của những năm tháng lang bạt bơ vơ ....
Cu chỉ cần hiểu mấy dòng này thôi.
Tin có ngôi nhà Cha đã xây dựng cho con rồi.
Muốn về ngôi nhà đó thì tuyệt đối không mang theo một tí gì, chỉ cần một tí bụi dính vào cũng không thể quay về được , vậy bằng cách gì? chính là bằng cách : Nhiếp độ lục căn , tịnh niệm tương tục. nghĩa là nơi sáu căn , Nhãn , Nhĩ , Tỉ , Thiệt , Thân , Ý. phải thực sự trong sạch. có nghĩa là đừng dính mắc bất kể thứ gì , điều gì , cũng gọi là căn trần đừng vướng vào nhau, lúc đó hãy nghĩ đến ngôi nhà cha đã xây. tính từ lúc bắt đầu muốn hồi hương phải thực hiện không ngừng nghỉ như vậy , dù có chết bỏ thân mạng cũng không sợ, một lòng dốc sức thực hành thì chắc chắn cái ông mà Cu gọi là A DI Đà sẽ hiện ra, khi đó không nhưng ông ta đến rước mà Cu ra lệnh ông ta sẽ thực hành ngay.
Còn nếu như Cu nói vẫn ôm đít mẹ thằng cu , vẫn lai rai với vài anh cùng dạy toán cuối tuần đi biển rồi tăng hai tăng ba...hahahahahaahahahahahahhahahahahahhahaa thì ta không có đảm bảo , mà ông Phật Thích Ca cũng không đảm bảo là Cu về được nhà đâu.
Mấy cái điều gọi là ca tụng phật, rồi mấy chục lời nguyện , rồi làm thiện làm ác , rồi phao câu phao cứu gì cũng đừng mắc vào, chánh kiến tà kiến gì cũng cho vô sọt rác hết, trả nghiệp hết nghiệp chi cũng đừng nghĩ nữa ,những cái gọi là công đức rồi ba la mật hay gừng chi cũng bỏ hết , bỏ hết sạch sành sành, chỉ có như thế thôi , đơn giản vậy thôi , đừng đọc gì , học gì nữa cả.
hôm nay ta nói hơi dài dòng , mà có phần nghĩ cho Cu nhiều, Cu cứ tự do theo hiểu biết của Cu ta không gò ép , chỉ là thấy Cu bán quán nhậu mà bày mẹt nên ta cũng ngồi vào lấy chút tửu ra mời Cu một li gọi là ..hahahahahhaahahahhahahahahahha........
Ông bạn có một ý mà nói mấy trăm bài. Ông bạn muốn về nhà thì hãy buông ta ra. Hễ ta mở quán ở đâu thì ông cũng nhảy vô và giảng hoài một ý muôn năm. Ta cầu cho ông làm đúng như những lời ông bạn nói đó, rồi biến vĩnh viễn khỏi thế gian này hay bất kì một thế gian khác.

Chừng nào ông thật sự về nhà đi rồi hãy bảo tôi buông bỏ Cực Lạc. Nay tôi tin ông có cái chi chi đó mà ông giảng hoài về nó. Nhưng mà tôi biết ông chưa được thế đâu. Thôi thì ông cứ đi đường ông, tôi cứ đi đường tôi, tình nghĩ đôi ta có thế thôi! kakakakaka


Thì anh cứ đi đi
Hãy cứ xa em và đừng ngẫm nghĩ
Hạnh phúc ra sao
Yêu thương nhường nào

Chỉ thêm thời gian lãng phí.

kakakakaka

Về đi anh ơi, hãy về với tổ ấm mà anh hay ca tụng, đừng cứ mãi theo đuổi em mãi!
Rồi chúng ta cũng sẽ gặp nhau thôi trong hạnh phúc!
 
Last edited:

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Trong rừng nhiều sông, nhiều suối

Suối và sông đầy nước trong

Rủ nhau đến đây uống nước

Từng đàn mây xanh và mây hồng


Anh chờ em, anh chờ em đến

Bên suối và sông đầy nước trong

Nhưng không thấy em đâu , chỉ đến đây uống nước

Từng đàn mây xanh và mây hồng.
Híc.....:):):)
Ta còn không thấy được ta nói gì đến ông bạn. Ta cùng lắm là Như Lai chứ không thể nào ta thấy biết được ta. Ông cứ uống nước và hồn nhiên với mây xanh, mây hồng. Mãn đời này, ông cũng chẳng biết ông sẽ như thế nào? Còn đến-đi đó chứ không phải là dứt tận đâu, dù là chẳng có ai với thao tác đến-đi, nếu có tấm áo giáp vô sanh thì đến-đi không trở ngại. Đến khi ông là Như Lai mới dứt tận việc đến đi. Ông không biết cái pháp Tịnh Độ này thì là một thiếu sót đối với ông, chớ nên tự mãn, ông chưa phải là Như Lai!
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Thật tội nghiệp cho cái thằng dạy một cộng một bằng hai .hahahahahahaahahahahahahahahhahahahahahahhaha.....
Anh chờ em, anh chờ em đến

Bên suối và sông đầy nước trong

Nhưng không thấy em đâu , chỉ đến đây uống nước

Từng đàn mây xanh và mây hồng.
hahahahahahaahahahahahahahahhahahahahha.........
Chẳng qua là một bài thơ nhảm, viết cho ông vài dòng nhảm để cho ông đọc.
Cực Lạc vẫn là thù thắng nhất.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Conchim vừa đủ lông
Đã vội vàng bay đi khỏi tổ.
Và con người không ít khi đâu đó
Chôn xác mình nơi rất xa quê hương.

Chúng ta sống và khát khao lên đường
Đuổi theo ước mơ - cứ thế.
Chúng ta chết như con chim non trẻ
Chết dọc đường vì đuối sức khi bay.
Hahahahahaahahahahahahahhahahaha...... Cu muốn bay đi xa đi đến Cực Lạc hả, hãy đủ lông đủ cánh đã, ở nơi ấy xa lắm lắm, phải rũ hết cho nhẹ nhàng, cho bay bổng và phải đủ.....hahahahahahahahaha........
Đủ lông đủ cánh rồi hà tất phải đi đâu, đã tự mình bay được khắp muôn nơi thì tung hoành ngang dọc sợ chi nữa. Ta bay đến Cực Lạc là dụng sức ta nương vào sức 48 đại nguyện mà bay. Ta cứ đeo bám vào 48 đại nguyện, cứ thế mà bay với sự gia trì của Phật Lực, chỉ khi ta buông ra thì ta mới rớt.

Đến Cực Lạc rồi học hỏi miệt mài cách tự bay không mệt mỏi mà Đức A Di Đà đã làm được đó. Chính ông ấy chỉ bày và thẩm định ta. Ta đạt, ông ấy mới cho ta rời khỏi Cực Lạc bay tung hoành ngang dọc khắp mười phương.

Sức ta yếu, mượn sức 48 đại nguyện đến Cực Lạc là tối ưu với tình thế của ta mà đích đến cuối cùng với các người là không khác.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Híc... đúng là ngu si hết chỗ nói. loại người như mi đúng là lục súc kém cỏi dưới mức không bằng con chó trong tác phẩm văn học của nhà văn Mỹ Jack London . chỉ đáng tiếc là cái xã hội này vẫn chọn những thằng như mày làm nghề giáo dục, cho nên.....hahahahahaahahahahahahaahahahhahahaha.......
ka ka ka ka, trước kia ông bạn cũng ở dưới mức con chó đó thôi, không chừng rất là dưới luôn kakakakaka, rồi mới ngoi lên từ từ nè. Một chúng sanh dù dưới tới mức không thể nào dưới hơn nữa, vẫn sẽ thành khôn ra hết thôi.

Tiếc cái gì mà tiếc, ông bạn chẳng biết: cũng vì tiếc cái tiếc cái kia nơi thế gian mà người ta phải chịu luân hồi khổ não. Ông bạn nên xã bỏ cái xã hội loài người đi, chứ nếu bất toại ý thì khó mà giải thoát. Xem ra cái pháp trần với ý căn của lão có chỗ nương náo rồi chăng? kakakakakaka

Thật là mắc cười quá đi mất, ta muốn về Cực Lạc thì là việc của ta, về đó tu là quyền của ta mà cũng đã dạy rõ rồi. Đức Phật Thích Ca còn bảo kê cho pháp Tịnh Độ này duy trì thêm 100 năm sau khi kinh pháp khác diệt tận.


Biểu tướng thế gian của Phật Pháp tại thời Thích Ca Mâu Ni này cũng phải có lúc chấm hết. Từ sự chia rẽ, phá giới, ...., tam sao thất bản, đảo lộn Kinh Tạng,.... rồi dấu tích Phật, Pháp, Tăng tại thế gian cũng dần dần biến mất. Kẻ sanh sau đẻ muộn, gặp phải thời kinh pháp diệt hết mà muốn tu khó lòng mà tu được.

Đức Thích Ca từ bi thương xót chúng sanh có tâm tu mà chẳng có chỗ tu học nên mới giới thiệu thế giới Cực Lạc để các chúng sanh ấy có chỗ tu tập, mà đó là một thế giới tuyệt vời, biết bao Tịnh Độ nhưng Ngài giới thiệu và khuyến nghị về Cực Lạc là chỗ trí tuệ không thể nghĩ bàn của bậc Thế Tôn thương xót chúng sanh vô bờ bến. Các ông chẳng biết mà bài bác thì thiếu tầm nhìn sâu xa.
 

Hoa Vô Tướng

Well-Known Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
9 Thg 4 2018
Bài viết
731
Điểm tương tác
262
Điểm
63
Uhm..

Con đường bát chánh đạo do chánh kiến mới thành chánh. Ông có chánh kiến ông rồi thì ông thích hoằng dương kiểu gì đâu ai cản. Khi chưa có chánh kiến dù chỉ lập lại lời tổ, Phật cũng là việc hại người

Khi nào người học đạo không còn chánh kiến nữa tức là Mạt Pháp, khi nào tất cả các chùa đều chỉ còn cầu về Tây Phương không còn Huệ Mạng trụ thế thì coi như xong. Khi nào vẫn còn có chánh kiến tại thế gian thì không bao giờ là Mạt Pháp.

Người mê dẫu có hoằng Tịnh Độ cũng là phỉ báng Phật. Càng làm cho Mạt Pháp đến nhanh hơn mà thôi

Nay ông Ngộ được Phật Pháp nên khéo tự giữ gìn đi. Tiểu ngộ đến lúc thật sự % An lạc là cả một chặng đường lâu dài, chúc ông bền chí thành tựu đạo nghiệp.
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Uhm..

Con đường bát chánh đạo do chánh kiến mới thành chánh. Ông có chánh kiến ông rồi thì ông thích hoằng dương kiểu gì đâu ai cản. Khi chưa có chánh kiến dù chỉ lập lại lời tổ, Phật cũng là việc hại người

Khi nào người học đạo không còn chánh kiến nữa tức là Mạt Pháp, khi nào tất cả các chùa đều chỉ còn cầu về Tây Phương không còn Huệ Mạng trụ thế thì coi như xong. Khi nào vẫn còn có chánh kiến tại thế gian thì không bao giờ là Mạt Pháp.

Người mê dẫu có hoằng Tịnh Độ cũng là phỉ báng Phật. Càng làm cho Mạt Pháp đến nhanh hơn mà thôi

Nay ông Ngộ được Phật Pháp nên khéo tự giữ gìn đi. Tiểu ngộ đến lúc thật sự % An lạc là cả một chặng đường lâu dài, chúc ông bền chí thành tựu đạo nghiệp.
Nhân đây, xin hỏi bạn, người tu Tịnh Độ như thế nào là Chánh Kiến? Tâm như thế nào, thực hành như thế nào?
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên