VÂN THÂM XỨ NGÃ, trừng hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
KÍNH LẠY THẾ TÔN, ĐẤNG THOÁT VÒNG PHIỀN NÃO, BẬC CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC
Cầu cho chúng sanh an lạc, đắc giải thoát đáo Niết Bàn

Vacchagotta, một du phương khất sĩ cô độc và kỳ lạ; người đã bỏ ra mười mấy năm trời đi theo Tăng đoàn với Phật Đà dẫn đầu trên mọi nẻo đường hoành truyền Chánh Pháp với một khoảng cách vừa phải chỉ để quan sát và lắng nghe mọi bài Pháp mà Đức Phật tuyên ngôn rồi thi thoảng xin yết kiến Phật Đà chỉ để hỏi "Bạch sa môn Gotama, Ngã là có? Ngã là không? Ngã là có mà cũng là không?" và bắt gặp sự im lặng vi diệu đại từ bi tâm của Phật Đà mà chưa từng rung động bởi nghi tâm kia là vân thâm xứ ngã, vạn khổ ách sầu dòng dòng ái lệ vô chung là tâm thiết định đó người ơi.

Thế Gian là gì?

Nói một cách tổng quát mà toàn hảo phi ngôn, phi ngữ thì thế gian luôn có khởi đầu chính là Tứ đại và Không câu hữu với Thức mà hình thành Thế Gian tuân theo luật Nhân Quả bất khả tư nghì cấu thành Tu Di Sơn mà tạo thành Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới được Phật giáo chỉ đích danh là Dục, Sắc và Vô sắc giới.
(còn tiếp)

Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kính sư phụ!

Giờ con đuổi bám theo kinh luận lại giống tôn ngộ không vác vòng kim cô rồi, thế gian này bám vào cái gì cũng đau đầu, nếu bảo có thì lại không thật có, nếu bảo không lại chẳng phải không.

Có bởi vì phân biệt với không mà lập có, không bởi vì nương có mà lập không. Không con cũng biết, có con cũng biết cái biết của con chưa từng gián đoạn bởi vì biết có, biết không thì chẳng thể bảo là không có, nhưng bảo là có thì lại thành 2 cái biết tức 2 tôn ngộ không hì hì...

Vậy nên cứ duyên theo cảnh gọi là có, chẳng duyên cảnh gọi là không, thì chỉ là cái chết tiệt tự có mà bất khả đắc, chẳng thể cầu, không thể với, không thể đặt tên thì còn gọi chi tứ đại, hay ngã có hay không chỉ là tự lao nhọc thôi người ơi hì hì...


Kết luận 1: không với có chỉ là cảnh duyên, có là duyên có, không là duyên không, có và không chẳng khác gọi là pháp bình đẳng chẳng có sai khác hì hì...

Có không đều là cảnh duyên, chẳng duyên có, không gọi cái gì là Ta? Ôi con đau đầu quá hì hì...

 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kết luận 2 : Vạn pháp theo duyên mà sanh, lại theo duyên mà diệt, vậy duyên có phải là Pháp không? nếu duyên là Pháp thì Pháp thật có sanh diệt, nếu duyên chẵng phải Pháp thì vạn Pháp làm sao mà sanh? tất cả tên gọi chỉ là cái lông rùa không thể dùng lời mà diễn nói chân lý được hì hì...

(...)
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Tương đối, tuyệt đối

Ngộ nhận sai lầm : có và không

Nghĩa tuyệt đối:
- CÓ: Thật, Thường, bất biến
- Không: Không có gì, Thường, bất biến
- Có chẵng phải không, 2 thứ không thể cùng tồn tại!

Nếu theo nghĩa tuyệt đối thì có chẵng thể lập mà không cũng bó tay!

Nghĩa tương đối:
Có là đối với nghĩa không tuyệt đối mà phủ định, tức chẵng phải thật không nên gọi có. Không là do nghĩa có tuyệt đối mà phủ định tức chẵng phải thật có nên gọi không. Gọi là tương đối mà tương đối thì không thể bám vào đâu làm nền tảng, nếu muốn tu học mà không phân được thì cũng giống như người xây nhà trên hư không, giã tràng xe cát biển đông hì hì…

Nghĩa tương đối lại phải nương nghĩa tuyệt đối mà lập, không có nghĩa tuyệt đối thì “có, không” lại chẵng thành, mà nghĩa tuyệt đối lại cũng chẵng thể lập … hài….. Ôi sư phụ ơi! Con đau cả đầu hì hì…

Thôi đã nói vạn pháp như sương mai, như điện chớp, như bóng ảo trong gương, giờ mà ngồi đuổi bắt thì đến bao giờ mới bắt được hì hì… không có bắt đầu, không có kết thúc thì chẵng lẻ lại có đoạn giữa? ôi con lại đau đầu tập 3 rồi khi khác bàn tiếp. Thôi cứ biết vạn pháp duy tâm tạo rồi để đó gặm dần hì hì…

Thế gian có câu nói rất hay mà con ngẫm lại thấy đúng là đạo lý xưa nay, ngôn rằng “ Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông”. Quả nhiên lợi hại, cha chẵng phải trước không mà nay có, Ông chẵng phải trước không mà nay có nhưng phải có cháu thì mọi thứ mới được danh chính ngôn thuận, gọi là trụ vị thường trụ hì hì…

Cũng vậy bản lai sẵn có nhưng nếu không tu học trăm giới vạn hạnh, trí huệ sáng suốt thì chẵng thể gọi là Chánh Đẵng Chánh Giác, vì vậy người muốn làm bố ắt phải sinh con, người muốn đạt “vô thượng bồ đề” ắt phải tu học là lý nhân quả vậy! đến đây chắc có người lại hỏi: có, không, chẵng phân được thì làm sao mà tu học hì hì... ( Đáp rằng: có, không chỉ là 1 cái ý niệm mà thôi người ơi, niệm ban đầu đã sai đường thì cứ luẩn quẩn ,mãi không ra được đâu, người xưa nói: "vào nước Vô Vi bước đầu đã sai thì muôn thiện đều lui" hì hì..! )

Hôn nay con bận rồi, chỉ mới ngộ được đến cái lý này, sư phụ tu học 1 đời ắt sáng suốt hơn con gấp bội xin người từ bi khai ngộ mê lầm cho con nhanh chóng viên thành kiến giải chân chính, đặng tự tại giữa trần gian mà bước đi trên con đường chánh pháp của Như Lai.

Kính!
 

rickpham

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
19 Tháng 5 2016
Bài viết
982
Điểm tương tác
216
Điểm
63
Tương đối, tuyệt đối

Ngộ nhận sai lầm : có và không

Nghĩa tuyệt đối:
- CÓ: Thật, Thường, bất biến
- Không: Không có gì, Thường, bất biến
- Có chẵng phải không, 2 thứ không thể cùng tồn tại!

Nếu theo nghĩa tuyệt đối thì có chẵng thể lập mà không cũng bó tay!

Nghĩa tương đối:
Có là đối với nghĩa không tuyệt đối mà phủ định, tức chẵng phải thật không nên gọi có. Không là do nghĩa có tuyệt đối mà phủ định tức chẵng phải thật có nên gọi không. Gọi là tương đối mà tương đối thì không thể bám vào đâu làm nền tảng, nếu muốn tu học mà không phân được thì cũng giống như người xây nhà trên hư không, giã tràng xe cát biển đông hì hì…

Nghĩa tương đối lại phải nương nghĩa tuyệt đối mà lập, không có nghĩa tuyệt đối thì “có, không” lại chẵng thành, mà nghĩa tuyệt đối lại cũng chẵng thể lập … hài….. Ôi sư phụ ơi! Con đau cả đầu hì hì…

Thôi đã nói vạn pháp như sương mai, như điện chớp, như bóng ảo trong gương, giờ mà ngồi đuổi bắt thì đến bao giờ mới bắt được hì hì… không có bắt đầu, không có kết thúc thì chẵng lẻ lại có đoạn giữa? ôi con lại đau đầu tập 3 rồi khi khác bàn tiếp. Thôi cứ biết vạn pháp duy tâm tạo rồi để đó gặm dần hì hì…

Thế gian có câu nói rất hay mà con ngẫm lại thấy đúng là đạo lý xưa nay, ngôn rằng “ Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông”. Quả nhiên lợi hại, cha chẵng phải trước không mà nay có, Ông chẵng phải trước không mà nay có nhưng phải có cháu thì mọi thứ mới được danh chính ngôn thuận, gọi là trụ vị thường trụ hì hì…

Cũng vậy bản lai sẵn có nhưng nếu không tu học trăm giới vạn hạnh, trí huệ sáng suốt thì chẵng thể gọi là Chánh Đẵng Chánh Giác, vì vậy người muốn làm bố ắt phải sinh con, người muốn đạt “vô thượng bồ đề” ắt phải tu học là lý nhân quả vậy! đến đây chắc có người lại hỏi: có, không, chẵng phân được thì làm sao mà tu học hì hì... ( Đáp rằng: có, không chỉ là 1 cái ý niệm mà thôi người ơi, niệm ban đầu đã sai đường thì cứ luẩn quẩn ,mãi không ra được đâu, người xưa nói: "vào nước Vô Vi bước đầu đã sai thì muôn thiện đều lui" hì hì..! )

Hôn nay con bận rồi, chỉ mới ngộ được đến cái lý này, sư phụ tu học 1 đời ắt sáng suốt hơn con gấp bội xin người từ bi khai ngộ mê lầm cho con nhanh chóng viên thành kiến giải chân chính, đặng tự tại giữa trần gian mà bước đi trên con đường chánh pháp của Như Lai.

Kính!

buông hết đi :D để cho bản tâm tự dạy cách sống, dùng cái lý có không sẽ kẹt vào nhị biên kiến
vạn pháp trụ pháp vị
thế gian tướng thường còn
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
buông hết đi :D để cho bản tâm tự dạy cách sống, dùng cái lý có không sẽ kẹt vào nhị biên kiến
vạn pháp trụ pháp vị
thế gian tướng thường còn


Ngươi có nhìn gà hóa cuốc không đấy? Lần sau bỏ cái thói lăng xăng đó đi nghe chưa? :eek:nion13:

Ngươi lo bảo nhậm đi, ta từ chỗ liễu nghĩa còn phải chạy ngược ra chỗ bất liễu nghĩa mà chưa xong đây, chớ có được ít tự cho là đủ.
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Thế Gian là gì? (cont.)

Nương theo ngôn ngữ thế gian nhưng hàm tàng chân thật nghĩa bởi ngôn ngữ kia là ngọc mani trong sáng rỡ rỡ ánh đạo vàng được chư cổ đức tán thán là Như Lai Tùy Hảo Quang Minh Công Đức mà kết tập, các thế hệ ngày nay thường thấy dưới tên gọi "thuật ngữ Phật Giáo" nhưng không hàm tàng nội dung thuật ngữ khoa học triết học hiện đại...nên tuy gọi là văn tự (thuật ngữ) mà văn tự ấy hàm tàng Phật Pháp, Pháp của Phật Đà Dạy, chỉ rõ Thế Gian Pháp chỉ là tướng, dụng câu hữu sai biệt tánh gọi là Phi Pháp, vì vậy Phi Pháp là do Phật Pháp mà hiện hành thực tướng. Vậy hai chữ Thế Gian nghĩa là gì vậy?
(còn tiếp)
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Kính sư phụ!

Theo con thì thế gian chính là thiên hạ. giống như gọi quả dứa là quả thơm hì hì... bởi vì sẵn biết rồi lại còn hỏi quả dứa là gì thì gọi là mê đó mà. bởi vì người tự mê hoặc chính mình nên mới có những câu hỏi cổ quái đến bó tay không ai giải nỗi, mà con cũng y như vậy mới khổ híc...

Quả dứa nó như thế, bây giờ lại hỏi quả dứa sao nhiều mắt thế, tiếp lại hỏi sao nó lại là quả dứa? ôi chao thật đau đầu sư phụ ơi!!!!

Bây giờ con cũng đang thắc mắc tại sao lại có quả dứa đây! híc...
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Kính sư phụ!

Theo con thì thế gian chính là thiên hạ. giống như gọi quả dứa là quả thơm hì hì... bởi vì sẵn biết rồi lại còn hỏi quả dứa là gì thì gọi là mê đó mà. bởi vì người tự mê hoặc chính mình nên mới có những câu hỏi cổ quái đến bó tay không ai giải nỗi, mà con cũng y như vậy mới khổ híc...

Quả dứa nó như thế, bây giờ lại hỏi quả dứa sao nhiều mắt thế, tiếp lại hỏi sao nó lại là quả dứa? ôi chao thật đau đầu sư phụ ơi!!!!

Bây giờ con cũng đang thắc mắc tại sao lại có quả dứa đây! híc...

Giáo pháp tánh Không là phủ định điên đảo phi hữu dùng để tự tu học, tu hành. Khi tách rời khỏi công phu tu học tu hành thì mọi lời nói về Không sẽ trở nên dị dạng, ngớ ngẩn, điên rồ...

Mến, Trừng Hải
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Giáo pháp tánh Không là phủ định điên đảo phi hữu dùng để tự tu học, tu hành. Khi tách rời khỏi công phu tu học tu hành thì mọi lời nói về Không sẽ trở nên dị dạng, ngớ ngẩn, điên rồ...

Mến, Trừng Hải

Kính sư phụ!

Quả đúng là như thế, khi không thắc mắc nữa thì cái quả đó gọi là gì cũng được, nhưng nó chỉ là nó, chỉ do mình nhiễu sự chứ quả nó chẵng tự nhiểu được mình hì hì.. cho nên học cách gọt vỏ mà ăn còn hơn học hiểu xem nó nên gọi là gì hì hì... :eek:nion15:
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Kính sư phụ!

Quả đúng là như thế, khi không thắc mắc nữa thì cái quả đó gọi là gì cũng được, nhưng nó chỉ là nó, chỉ do mình nhiễu sự chứ quả nó chẵng tự nhiểu được mình hì hì.. cho nên học cách gọt vỏ mà ăn còn hơn học hiểu xem nó nên gọi là gì hì hì... :eek:nion15:

HA HA HA

Mộ Phần.
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
HA HA HA

Mộ Phần.

Ồ cao thủ thật, cười 1 tiếng mà hóa thành 3 chữ, lại còn biết thế gian tức là Mộ Phần của thánh, phàm xưa nay, cung kính, cung kính... :khi53:
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Ồ cao thủ thật, cười 1 tiếng mà hóa thành 3 chữ, lại còn biết thế gian tức là Mộ Phần của thánh, phàm xưa nay, cung kính, cung kính... :khi53:

VNBN nghĩ rằng hai chữ cuối là "Mô Phật" chắc đánh máy nhằm nên thành ra chữ "Mộ Phần". Không biết có đúng không?
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
VNBN nghĩ rằng hai chữ cuối là "Mô Phật" chắc đánh máy nhằm nên thành ra chữ "Mộ Phần". Không biết có đúng không?

Ồ, Tứ tuần lão ca, xin vào mà giải nghi cho người đọc kìa, hì hì...
 

tapchoi82

Registered
Phật tử
Tham gia
22 Tháng 5 2016
Bài viết
1,242
Điểm tương tác
148
Điểm
63
Luận nghĩa có không tiếp tập 2!

Luận nghĩa có không tiếp tập 2!

Khi nói có vật tức là ở trong nghĩa thường tịch mà lập có, thường tịch thì không cũng chẵng lập, khi lập Có thì tất nhiên “Không có” đã sinh cùng một lượt, lấy ví dụ thế này.

Xưa nay đại ca Bốn Tuần chưa ra đời thì cái tên đó ở chổ thường tịch, không ai để ý làm gì mà ai cũng biết hì hì… nay đại ca Bốn Tuần vừa có tên thì trước tới nay cái chổ thường tịch của cái tên lại thành không. Tức bây giờ có, trước không có. Vạn pháp cũng thế, vốn ở chổ thường tịch mà sinh thành nên gọi có, không. Vậy thì thường tịch là gốc của vạn pháp, là gốc của vạn tên, là gốc của vạn trí, … tuy thường tịch mà có thể lưu xuất vạn pháp quả là báu vật xưa nay bất khả cầu hề hề.. kinh gọi đệ nhất nghĩa KHÔNG! Quán cho rõ ràng chớ bảo không có gì mà lầm hê hê…

Thường tịch mà sáng suốt khắp các chổ, quả nhiên tâm pháp lợi hại, báu vật thế gian là đây hì hì…
 

Kiến Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 7 2016
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Luận nghĩa thường tịch.

Luận nghĩa thường tịch.

Thường tịch là đệ nhất nghĩa, đệ nhất nghĩa tức không lập nghĩa. Không lập nghĩa thì có, không chẵng thể đến được, chẵng đến được nên gượng đặt tên thì nó lại giống như nói lông rùa mới hài hước thay!

Quán 1 pháp bất kỳ, ví dụ quán cái bàn A, trước khi chưa có cái bàn tức chưa hiện tướng cái bàn thì tướng đó không có ở bất kỳ đâu, mà cũng không ai quan tâm được, vì có gì mà nắm bắt, không thể nói không có cái bàn luôn vì làm gì đã có mà bảo không? Nghĩa này ai cũng sẵn biết rồi vậy. Vì vậy trước khi chưa có thì tướng của nó thường tịch, sau khi hiện tướng thì gọi là có cái bàn và cái chổ thường tịch tướng trước và sau khi cái bàn diệt gọi là không có, như vậy là do bám vào hiện tướng mà lập có, không trong chổ thường tịch.

Vậy thì có chẵng từ đâu mà có, diệt lại chẵng về đâu mà diệt, có là từ không mà hiện, diệt là về không nên gọi diệt, vốn thường tịch diệt nên chẵng có đến đi. Vạn pháp là diệu dụng của thường tịch, đây vốn là thần thông bất khả tư nghì của TÂM, ngàn thánh ca ngợi, học nhân mê say, chỉ học về TÂM cả đời không hết lợi hại, lợi hại…
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Luận nghĩa thường tịch.

Thường tịch là đệ nhất nghĩa, đệ nhất nghĩa tức không lập nghĩa. Không lập nghĩa thì có, không chẵng thể đến được, chẵng đến được nên gượng đặt tên thì nó lại giống như nói lông rùa mới hài hước thay!

Quán 1 pháp bất kỳ, ví dụ quán cái bàn A, trước khi chưa có cái bàn tức chưa hiện tướng cái bàn thì tướng đó không có ở bất kỳ đâu, mà cũng không ai quan tâm được, vì có gì mà nắm bắt, không thể nói không có cái bàn luôn vì làm gì đã có mà bảo không? Nghĩa này ai cũng sẵn biết rồi vậy. Vì vậy trước khi chưa có thì tướng của nó thường tịch, sau khi hiện tướng thì gọi là có cái bàn và cái chổ thường tịch tướng trước và sau khi cái bàn diệt gọi là không có, như vậy là do bám vào hiện tướng mà lập có, không trong chổ thường tịch.

Vậy thì có chẵng từ đâu mà có, diệt lại chẵng về đâu mà diệt, có là từ không mà hiện, diệt là về không nên gọi diệt, vốn thường tịch diệt nên chẵng có đến đi. Vạn pháp là diệu dụng của thường tịch, đây vốn là thần thông bất khả tư nghì của TÂM, ngàn thánh ca ngợi, học nhân mê say, chỉ học về TÂM cả đời không hết lợi hại, lợi hại…

Ây dà, đọc cái này nghe thâm huyền dã man. Hề hề

Mà chỗ đen đen xì xì kia có chăng là "dụng" của vạn pháp là diệu dụng của thường tịch thì nghe thấy có chút liên kết nào đó chăng ?

Thí như cái thí dụ của vị nào ấy nhỉ quên rồi, "điện" - đồ điện - "sưởi ấm, làm mát, chiếu sáng...". Cứ cho "điện" là cái thường tịch kia đi, thì mấy cái đồ điện đâu phải do "diệu dụng thường tịch " mà có. Nên hình như Phật mới nói lý Duyên Hợp Duyên Sinh gì đó thì phải.

Đại để mấy cái đó cứ sinh sinh, hợp hợp là lẽ "tự nhiên" vậy. Thì thân người cũng như mấy cái "đồ điện", sinh diệt diệt sinh, tuy là có tướng mà là giả tạm. Nay có mai mất thì do nới tướng mà phát sanh suy nghĩ phân biệt, rồi chấp trước này kia...đại khái gọi là mê lầm.

Một chữ "mê" này làm cho thường mà chẳng tịch, tịch mà bất thường. Hề hề.

Chẳng nên vì xét cái lý thường thường tịch tịch mà bỏ qua cái Duyên sinh của chư Phật, cũng hay lắm đó. Để "hợp lý" hóa mấy cái "đồ điện" cho dễ hiểu ấy mà.

Mộ Phần.
 

Kiến Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 7 2016
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Ây dà, đọc cái này nghe thâm huyền dã man. Hề hề

Mà chỗ đen đen xì xì kia có chăng là "dụng" của vạn pháp là diệu dụng của thường tịch thì nghe thấy có chút liên kết nào đó chăng ?

Thí như cái thí dụ của vị nào ấy nhỉ quên rồi, "điện" - đồ điện - "sưởi ấm, làm mát, chiếu sáng...". Cứ cho "điện" là cái thường tịch kia đi, thì mấy cái đồ điện đâu phải do "diệu dụng thường tịch " mà có. Nên hình như Phật mới nói lý Duyên Hợp Duyên Sinh gì đó thì phải.

Đại để mấy cái đó cứ sinh sinh, hợp hợp là lẽ "tự nhiên" vậy. Thì thân người cũng như mấy cái "đồ điện", sinh diệt diệt sinh, tuy là có tướng mà là giả tạm. Nay có mai mất thì do nới tướng mà phát sanh suy nghĩ phân biệt, rồi chấp trước này kia...đại khái gọi là mê lầm.

Một chữ "mê" này làm cho thường mà chẳng tịch, tịch mà bất thường. Hề hề.

Chẳng nên vì xét cái lý thường thường tịch tịch mà bỏ qua cái Duyên sinh của chư Phật, cũng hay lắm đó. Để "hợp lý" hóa mấy cái "đồ điện" cho dễ hiểu ấy mà.

Mộ Phần.


Hề hề.. đây là lý ĐỐN GIÁO rất kén người nghe. Vì không thể lấy ví dụ thế gian ra hiểu được.

Như nói nhân duyên cũng chỉ là cắt đoạn mà nói, chứ không thể tìm được nhân thì lấy gì mà duyên?

Nói đến chữ duyên là do lúc Pháp sanh tức có mà gọi chứ lúc chưa hiện thì duyên kia làm gì có tên mà đặt, thế nên duyên cũng chỉ là thường tịch mà thôi
 

Ba Tuần

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
28 Thg 7 2016
Bài viết
1,706
Điểm tương tác
772
Điểm
113
Hề hề.. đây là lý ĐỐN GIÁO rất kén người nghe. Vì không thể lấy ví dụ thế gian ra hiểu được.

Như nói nhân duyên cũng chỉ là cắt đoạn mà nói, chứ không thể tìm được nhân thì lấy gì mà duyên?

Nói đến chữ duyên là do lúc Pháp sanh tức có mà gọi chứ lúc chưa hiện thì duyên kia làm gì có tên mà đặt, thế nên duyên cũng chỉ là thường tịch mà thôi

Hề hề.

Tuy chưa có tên nhưng vì bất giác lầm chấp mà phát sinh đủ thứ.

Cái sáng suốt của thường tịch cũng có tướng vậy, vi vi tế. Mê lầm nhận nó một cái là có chuyện rồi.

Mộ Phần.
 

Kiến Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
17 Thg 7 2016
Bài viết
10
Điểm tương tác
4
Điểm
3
Hề hề.. đây là lý ĐỐN GIÁO rất kén người nghe. Vì không thể lấy ví dụ thế gian ra hiểu được.

Như nói nhân duyên cũng chỉ là cắt đoạn mà nói, chứ không thể tìm được nhân thì lấy gì mà duyên?

Nói đến chữ duyên là do lúc Pháp sanh tức có mà gọi chứ lúc chưa hiện thì duyên kia làm gì có tên mà đặt, thế nên duyên cũng chỉ là thường tịch mà thôi


Chỉ có thể ví dụ thế này, khi đọc truyện, cảnh giới trong truyện hiện ra vốn gốc nó là TÂM, trước đó nó chẵng có ở chổ nào, tức là thường tịch mà sanh. sanh không chổ sanh, diệt không chổ diệt, nên gọi thường tịch!
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên