VÂN THÂM XỨ NGÃ, trừng hải

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,094
Điểm tương tác
682
Điểm
113
Haizz, thôi thì bạn muốn sao cũng được, nhưng phải nói cho rõ ràng ý bạn là như thế, như thế...thì mới có thể dựa vào đó mà thảo luận. Chứ chuyện gì bạn cũng cho rằng tôi hiểu sai ý bạn hết trong khi bạn lại không chịu nói rõ ý bạn là như thế nào, vậy thì bạn nói ra những điều đó để làm gì? :D
[/COLOR]

_ Hề hề, Trừng Hải không hề nói bạn hiểu sai ý (ở trong phần thảo luận này) mà nói bạn đặt vấn đề thảo luận dưới dạng ĐỊNH NGHĨA là không đâu vào đâu;
Ví dụ như bạn cào bằng Hữu vi với Vô vi đều đồng là đối tượng của nhân thức như vậy là sẽ...không đi về đâu khi trao đổi vì Hữu vi pháp là Pháp Nhân Duyên còn Vô vi pháp là Niết bàn (theo tạng kinh Pali) nên không thể đề cập như là đối tượng của nhận thức như là Hữu vi pháp được.
Thứ nữa THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH vốn là thực tại phi thời không khi quán chiếu Vô Vi Pháp ở đây là Chân như pháp thuộc giáo pháp bản thể của Đại thừa mà bạn lại lấy các đặc tánh đối lập Thường, Lạc, Ngã, Tịnh với Vô thường, Khổ, Vô ngã và Bất tịnh của Hữu vi pháp theo giáo pháp duy lý của Tiểu thừa để định nghĩa thì khi thảo luận chỉ có rơi vào "xung đột" vì kiến lập cực đoan mà thôi.

_ Hề hề, bạn là người hay đánh giá người khác rất tùy tiện tràn đầy tư ngã thắng vinh, bại nhục nên theo Trừng Hải chưa phải thời để thảo luận "Pháp là gì?"

Phật Pháp trường tồn
Hẹn ngày tái ngộ?

Trừng Hải
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
369
Điểm
63
_ Hề hề, Trừng Hải không hề nói bạn hiểu sai ý (ở trong phần thảo luận này) mà nói bạn đặt vấn đề thảo luận dưới dạng ĐỊNH NGHĨA là không đâu vào đâu;
Ví dụ như bạn cào bằng Hữu vi với Vô vi đều đồng là đối tượng của nhân thức như vậy là sẽ...không đi về đâu khi trao đổi vì Hữu vi pháp là Pháp Nhân Duyên còn Vô vi pháp là Niết bàn (theo tạng kinh Pali) nên không thể đề cập như là đối tượng của nhận thức như là Hữu vi pháp được.
Thứ nữa THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH vốn là thực tại phi thời không khi quán chiếu Vô Vi Pháp ở đây là Chân như pháp thuộc giáo pháp bản thể của Đại thừa mà bạn lại lấy các đặc tánh đối lập Thường, Lạc, Ngã, Tịnh với Vô thường, Khổ, Vô ngã và Bất tịnh của Hữu vi pháp theo giáo pháp duy lý của Tiểu thừa để định nghĩa thì khi thảo luận chỉ có rơi vào "xung đột" vì kiến lập cực đoan mà thôi.

_ Hề hề, bạn là người hay đánh giá người khác rất tùy tiện tràn đầy tư ngã thắng vinh, bại nhục nên theo Trừng Hải chưa phải thời để thảo luận "Pháp là gì?"

Phật Pháp trường tồn
Hẹn ngày tái ngộ?

Trừng Hải

Bạn Trừng Hải đừng suy diễn người khác như vậy. Do ai cũng cho rằng mình hiểu đúng nên khi có sự bất đồng thì ai cũng cho rằng người kia sai, đến khi nào chứng minh là nó đúng. Trong thảo luận thì không tránh khỏi điều đó, nên bạn đừng áp đặt cho tôi là tranh hơn thua gì ở đây. Đây là sự tranh luận nhằm hiểu cho đúng phật pháp, có thế thôi. Do tính tôi hay nói thẳng và hay nói gọn, không chào hỏi cho đúng hình thức làm bạn hiểu lầm về tôi :D

Vì thấy bạn cũng như nhiều phật tử có quan điểm Ấn độ giáo nên muốn làm cho rõ sự khác biệt giữa phật giáo và ấn giáo. Tôi cũng thông cảm cho các bạn bị lầm lạc, nguyên nhân là do đọc một số kinh đại thừa có giảng giải như vậy nên cứ hiểu như vậy :D Một số học giả cho rằng Phật giáo đại thừa chẳng khác gì Ấn giáo cả. Tôi cho rằng nói vậy là hơi cực đoan, vì nương theo cách hiểu sai lạc nên kinh đại thừa mới phải giảng giải như vậy. Để cho Phật tử không bị lầm lạc thì chỉ cần có căn bản phật pháp là không sợ đi sai đường.



Bạn không muốn thảo luận với tôi thì đành thôi vậy. Nhưng tiện đây tôi cũng muốn chia sẻ vài điều:

1/ Chân như hay Niết bàn thì ở kinh sách pg nguyên thủy cũng có nói tới chứ không riêng gì pg đại thừa.

2/ Cái gì không thể nhận thức thì thuộc về siêu hình, mà phật giáo không phải là một tôn giáo siêu hình và hữu thần.

3/ Hữu vi với Vô vi cũng giống như hai mặt của một đồng tiền. Dù nhìn ở phía nào thì cũng chỉ có một đồng tiền (hữu tức là vô, sắc tức là không, tuyệt đối là tương đối, thế gian là niết bàn...)

4/ Khi phật giáo nói 'không thể nhận thức được' thì cũng là xét trên một mặt của vấn đề, chứ không phải giống như Bất khả tri cho rằng thế giới có bản thể và con người không thể nhận thức được bản thể.

5/ Các đạo giáo phương đông cho rằng 'vạn vật đồng nhất thể' nhưng phật giáo lại cho rằng 'vạn vật không hề có bản thể (bản ngã). Giống như người ta lầm tưởng trái cây này có cái hột bên trong, nhưng sự thật thì trái này không hề có hột!
 

Bantoioi

Active Member
ĐÃ TIẾN CÚNG
Tham gia
16 Thg 3 2020
Bài viết
470
Điểm tương tác
140
Điểm
43
Bạn không muốn thảo luận với tôi thì đành thôi vậy. Nhưng tiện đây tôi cũng muốn chia sẻ vài điều:

1/ Chân như hay Niết bàn thì ở kinh sách pg nguyên thủy cũng có nói tới chứ không riêng gì pg đại thừa.

2/ Cái gì không thể nhận thức thì thuộc về siêu hình, mà phật giáo không phải là một tôn giáo siêu hình và hữu thần.

3/ Hữu vi với Vô vi cũng giống như hai mặt của một đồng tiền. Dù nhìn ở phía nào thì cũng chỉ có một đồng tiền (hữu tức là vô, sắc tức là không, tuyệt đối là tương đối, thế gian là niết bàn...)

4/ Khi phật giáo nói 'không thể nhận thức được' thì cũng là xét trên một mặt của vấn đề, chứ không phải giống như Bất khả tri cho rằng thế giới có bản thể và con người không thể nhận thức được bản thể.

5/ Các đạo giáo phương đông cho rằng 'vạn vật đồng nhất thể' nhưng phật giáo lại cho rằng 'vạn vật không hề có bản thể (bản ngã). Giống như người ta lầm tưởng trái cây này có cái hột bên trong, nhưng sự thật thì trái này không hề có hột

Chào đh có khỏe không, có hiện hữu trước mặt Bantoioi không..??
Mong giải thích 5 điều mà đh viết..!!

Cung kính.
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên