VÃNG SANH CỰC LẠC THẾ GIỚI ĐỂ LÀM GÌ?

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,658
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Nội dung này là một phần của Kinh Niệm Phật Ba La Mật, VNBN trích ra để giải thích rõ hơn, mục đích của người niệm Phật phát nguyện vãng sanh Cực Lạc thế giới.

1. Muốn hành Bồ Tát đạo tại các thế giới buộc phải chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Diệu Nguyệt cư sĩ hỏi:
"Bạch đức Thế-Tôn, con thường tin và nghĩ rằng Niệm Phật tức là thành Phật ngay trong đời nầy. Thế thì tại sao hôm nay đức Thế-Tôn lại ân cần khuyên bảo chúng con phải phát nguyện vãng sanh Cực-Lạc quốc độ ở Tây phương ?"


Đức Phật trả lời:

Lại nữa Diệu-Nguyệt, nếu có chúng sanh nào chí thành xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì uy lực bất khả tư nghị của danh hiệu khiến cho Tâm-thể thanh tịnh mà chúng sanh ấy không hề hay biết, tự nhiên chứng nhập Sơ-phần Pháp-thân, âm thầm ứng hợp với BI TRÍ TRANG NGHIÊM của Phật - nhưng chưa thể đắc Tam-minh, Lục-thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô lượng Tam-muội, nhẫn đến chưa thể đắc Nhất-thiết Chủng-trí, chẳng thể đồng đẳng với chư Phật được mà chỉ thành tựu bước đầu tiên trên lộ trình Như-Thật-Đạo.

Thí dụ như làm gạch để xây nhà vậy. Tuy đã nhào trộn đất sét, bỏ vô khuôn và đã đúc ra hình dạng của viên gạch. Nhưng muốn viên gạch được bền lâu, chắc chắn, không hư rã, chịu được nắng chói mưa sa, thì cần phải đưa vào lò lửa nung đốt một hạn kỳ. Người niệm Phật cũng lại như thế. Tuy công phu niệm Phật trong hiện kiếp đã đặt nền tảng vững vàng cho sự nghiệp giải thoát, nhưng sau đó phải vãng sanh Tịnh-độ, lãnh thọ sự giáo hóa của Phật và Thánh-chúng cho tới khi thành tựu Vô-sanh Pháp-nhẫn. Sau đó, mới đủ năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.


Lời bàn: Đức Phật trả lời rất cụ thể rồi, ai đọc cũng có thể hiểu.
Chúng ta nhận thấy, Đức Phật có đưa ra một tiêu chuẩn của Bồ Tát tự tại hành đạo là: VÔ SANH PHÁP NHẪN.

VÔ SANH PHÁP NHẪN là năng lực gì?
Phật cũng nói luôn là: năng lực hiện thân khắp mười phương hành Bồ-Tát đạo, ra vào sanh tử mà không trói buộc, trở lại chốn ác trược mà chẳng nhiễm ô, cứu độ chúng sanh không có hạn lượng.

Như vậy, Nguyên nhân Đức Phật khuyên người niệm Phật phải phát nguyện vãng sanh Cực Lạc Thế Giới là để rèn luyện cho ta đủ năng lực của một Bồ Tát tự tại sanh tử.
Khi vãng sanh đến Cực Lạc thế giới thì sẽ được Đức Phật A Di Đà giáo hóa và thẩm định, chừng nào chứng Vô Sanh Pháp nhẫn thì Đức Phật A Di Đà mới cho phép rời Cực Lạc đến thế giới khá để hành Bồ Tát Đạo. Điều này thật là hợp lí, vì với năng lực này mình tự cứu mình được và xiển dương bất kì pháp môn của nhà Phật nên mới có thể giáo hóa chúng sanh khác theo Phật pháp và chứng ngộ.

Thử hỏi, nếu chúng ta một người chưa tự cứu lấy được chính mình thì còn chịu chi phối của sanh tử thì làm sao giáo hóa kẻ khác, làm thầy cho người khác được. Hơn nữa ngay cả tự cứu được mình nhưng đối với tất cả pháp môn nhà Phật chưa dung thông hết thì làm sao xiển dương tất cả pháp môn nhằm để hóa độ tất cả căn tánh chúng sanh!

2. Có phải vãng sanh là để chứng Vô Sanh Pháp nhẫn?

Không phải mà cũng phải. Vì sao?
Mục đích của 48 đại nguyện là kiến tạo thế giới giúp chúng ta tu học thành Phật.
Vậy mục đích của việc vãng sanh chính là để thành Phật, để thành Phật thì trước hết phải chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn. Nên VNBN mới nói không phải mà phải đó vậy.

Thật vậy:
Trong 48 lời nguyện có lời nguyện như sau:
Giả sử khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi nước khác sanh về nước tôi rốt ráo tất cả đến bực nhứt sanh bổ xứ. Trừ người có bổn nguyện tự tại hóa độ, vì chúng sanh mà mặc giáp hoằng thệ chứa công đức độ tất cả, đi qua các nước Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường chư Phật mười phương, khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh khiến họ đứng nơi đạo chánh chơn vô thượng, vượt hơn công hạnh của hạng tầm thường, hiện tiền tu công đức Phổ Hiền. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


Nghĩa là tất cả những ai phát tâm Bồ Đề đều sẽ tu chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn làm cái căn bản Bồ Tát Đạo, sau đó những vị nào có bản nguyện riêng (phát trước Phật và được Phật thọ ký) thì sẽ đến các thế giới khác để hoàn thành bản nguyện của mình; những vị Bồ Tát không có bản nguyện riêng thì tiếp tục tu học tại Cực Lạc cho đến khi đạt đến tối hậu thân Bồ Tát (nhất sanh bổ sứ bồ tát: chờ để thị hiện thành Phật Thế Tôn).

Ngoài ra, Đức Phật Thích Ca xác nhận:
Diệu-Nguyệt cư sĩ, nên biết rằng được vãng sanh Cực-Lạc thì không bao giờ trở lại địa vị phàm phu với thân xác ngũ uẩn nữa. Do đó, mới gọi là Bất-thối-chuyển. Từ đó về sau, dần dần thành tựu mười thứ Trí-lực, mười tám pháp Bất-cộng, năm nhãn, sáu thông, vô lượng Đà-ra-ni, vô số Tam-muội, thần thông du hí, biện tài vô ngại ... đầy đủ bao nhiêu công đức vô lậu của Đại Bồ-Tát, cho đến khi đắc quả Phật. Bởi vậy mà Ta, Thích-Ca Mâu-Ni Thế-Tôn hôm nay trân trọng xác quyết rằng : VÃNG SANH ĐỔNG Ý NGHĨA VỚI THÀNH PHẬT, VÌ VÃNG SANH TỨC LÀ THÀNH PHẬT.


3. Bất kể là đã chứng hay chưa chứng Vô Sanh Pháp nhẫn đều nên vãng sanh Tây Phương Cực Lạc

Như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng:

- Chúng ta muốn học đạo Bồ Tát thì trước hết phải có năng lực làm chủ sanh tử của mình và dung thông tất cả pháp môn. Chúng ta chưa có năng lực này mà ở nơi chốn sanh tử thì trôi nổi, không tự cứu nổi mình huống gì đến cứu người khác. Như vậy, vãng sanh tu học chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn rồi trỏ lại giáo hóa chúng sanh cũng không hề muộn, không những không muộn mà lúc đó ta đã là Bồ Tát thực thụ rồi không còn sợ sanh tử chi phối và có đủ năng lực dẫn đường cho chúng sanh học theo Phật. Vì lẽ đó, chúng phàm phu chúng ta rất nên phát nguyện vãng sanh sang Cực Lạc thế giới. Việc này không ảnh hưởng gì đến việc tu trì của ta cả, vì nó đơn giản là cái tâm nguyện cái nơi mà ta sanh đến để tiếp tục tu học, mà lại chắc chắn nữa!

- Vô Sanh Pháp nhẫn cũng là trí phương tiện chứ cũng chưa phải Phật Trí như các Đức Phật nên cũng lại phải tiếp tục học hỏi chư Phật. Cho nên nếu đã chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn thì càng dễ đến Tây Phương Cực Lạc, chỉ cần nguyện là đến thôi chứ không gì khác (Vì là Thánh không ai cản trở được). Đã chứng vô sanh pháp nhẫn thì mình không còn tu vì mình nữa, mà vì chúng sanh mà tu, tu pháp môn mà đa số chúng sanh thấy phù hợp, mà thời mạt pháp này là niệm Phật vậy, Phật chỉ còn trong trí nhớ thôi mà lực bất tòng tâm nhưng may thay có 48 nguyện, chỉ cần chúng sanh chỉ nhớ đến xưng niệm là được cứu.

 

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên