Vô thường và khổ

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
Định nghĩa:

- VÔ THƯỜNG là tính chất không thường hằng, là sự biến đổi nói chung, sự thay đổi nói chung, là sự không cố định nói chung,....

- KHỔ là những thứ cảm thọ khó chịu của thân-tâm hữu tình.

Luận:

Đức Phật không hề dạy "VÔ THƯỜNG = KHỔ" mà Ngài dạy cho các đệ tử rằng: những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến KHỔ.


Không phải "hễ ở đâu có sự VÔ THƯỜNG thì ở đó có khổ". Thật vậy, tam giới này có ba cõi: DỤC GIỚI, SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI. Ba cõi này trong nó đều là các sự VÔ THƯỜNG nhưng không phải cõi nào cũng khổ, ở cõi VÔ SẮC GIỚI chẳng có các sự khổ nữa! Do đó, trong cõi này không thể nói VÔ THƯỜNG là KHỔ.

Chẳng đâu xa, trong tứ thánh đế Đức Phật dạy về các loại khổ. Nếu chưa vào các tình huống mà Đức Phật liệt kê đó thì vẫn chưa có khổ hiện hành. Mà bất kì thứ gì trong ta bà này, không lúc nào mà không VÔ THƯỜNG! Nếu nói Vô Thường là khổ ngay lập tức thì tất cả mọi người lúc nào cũng đau nhức bức bách không có một thời điểm nào là vui hết! Điều này trái với thực tế!

Vậy tại sao Phật dạy Vô Thường trong liên hệ với cái KHỔ? Bám chấp những thứ VÔ THƯỜNG dẫn đến KHỔ sớm hoặc muộn! Những vị trong cõi VÔ SẮC GIỚI tuy hiện tại chẳng khổ, cái vui hiện tại là do phước báo mà được, do tâm vẫn còn chấp lấy tư tưởng nhị biên nào đó nên khi hết phước cõi đó liền giáng xuống cõi thấp hơn, rồi cũng do tâm bám chấp ấy giáng cho tới các cõi dục và chịu các thứ khổ bức bách. Vì vậy Phật dạy: Những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến sự KHỔ.

Người tu học, không rõ nơi tâm mà cứ bám chấp bên ngoài thì mãi chẳng thể giải thoát!

Chân thành cám ơn quí vị đã đọc!
Kính chúc quí vị tâm thường an lạc trong mọi hoàn cảnh!
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
Tam giới vô an du như hỏa trạch.

(Trích bài giảng kinh Pháp Hoa. HT. Thích Trí Quảng)

Đức Phật khẳng định "Tam giới vô an du như hỏa trạch”, nghĩa là cuộc sống trong ba cõi không yên lành. Ngài cụ thể hóa bằng thí dụ Nhà lửa cho chúng ta quan sát.

Tam giới hay ba loại hình thế giới gồm Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Dục giới là thế giới sinh hoạt chính yếu của phần vật chất và các thú vui vật chất. Thí dụ loài người chúng ta có cấu tạo thân vật chất và các thú vui tham đắm của con người.

Sắc giới tuy là thế giới của vật chất, người sống trong cảnh giới này không bị thú vui vật chất chi phối. Họ chỉ say mê với diễn biến của tâm hồn hay vui với Thiền định.

Vô Sắc giới là thế giới của tâm thức, trong đó phần vật chất thô đã bị gạt bỏ. Họ chỉ còn sống với dạng hình vi tế là thức uẩn được tích lũy nhiều đời. Nay họ nhập định, tất cả những gì chất chứa trong tàng thức đều hiện lên.

Dưới kiến giải của Đức Phật, cuộc sống trong ba loại hình thế giới đó không thể nào bình yên. Chẳng những ở cõi dục, con người sẵn sàng tranh dành giết hại nhau, không thể nào có an lành. Ngay cả trong thế giới tâm thức, mấy ai tìm được sự thanh thản. Những biến động của tâm đốt cháy, tác hại tinh thần chúng ta khổ não trong từng phút giây, nên gọi là Nhà lửa.

Nhà lửa tam giới này hợp chung lại ngầm chỉ cho thế giới ngũ uẩn. Trong năm phần của ngũ uẩn, từ sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, cho đến cao nhất là thức uẩn, đều không an. Và mọi loại hình thế giới đều được hình thành ở dạng ngũ uẩn, nên cũng không thể an được.

Nhà lửa tam giới hay ngũ uẩn thân này do đâu mà có ? Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật cho biết ngôi nhà tam giới thuộc về ông chủ là trưởng giả. Vì ông chủ trưởng giả bỏ đi, nên nhà biến thành Nhà lửa.

Theo Thiền tông, ông chủ hay Đức Phật tiêu biểu cho chân tâm. Khi chân tâm ngự trị, chăm sóc, quản lý ngôi nhà, thì mọi việc an lành. Ông chủ bỏ đi, nghĩa là rời bỏ chân tâm, thì ngũ uẩn sanh ra. Và tất cả tội lỗi, nghiệp ác trùng trùng điệp điệp theo đây mà phát lên. Ý này thường được kinh diễn tả là từ bản tâm thanh tịnh, một niệm vọng động bất giác, vô minh nổi dậy liền hiện hữu con người và thế giới con người.


nguồn: http://www.chuahuenghiem.net/thu-vi...-thi-du-ba-xe-va-nha-lua-trong-kinh-phap-hoa/
 

VO-NHAT-BAT-NHI

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
23 Thg 8 2010
Bài viết
3,664
Điểm tương tác
715
Điểm
113
DH Vấn Đạo đăng một bài không liên gì vào đây chi nhỉ?

Tam giới gồm cả ba cõi lên xuống cho nhau, hết phước thì đều rơi vào cõi có khổ bức bách, nên gọi là nhà lửa.

Nhưng lí luận cho rằng "Nơi nào vô thường nơi đó có khổ hiện hành thì chưa đúng", nghĩa là xét theo từng thời điểm, ở một không gian nhất định thì khổ vẫn chưa hiện tiền."

Quốc độ có vô số, mỗi Tịnh Độ đều trang nghiêm thanh tịnh, tùy theo mức độ có những Tịnh Độ trang nghiêm thanh tịnh vi diệu mà chỉ có Đại Bồ Tát mà sống tại đó được. Tất cả Tịnh Độ đều vô thường, nghĩa là trong đó có cảnh giới, có dân chúng thì dĩ nhiên có các sinh hoạt nên có các sự biến đổi như tâm đang suy nghĩ, các khởi ý, di chuyển thân,..., mỗi hoạt động hay HÀNH, đều là VÔ THƯỜNG. Nhưng các Tịnh Độ vẫn trang nghiêm thanh tịnh, không có các sự khổ bức bách.
 

Kim Liên Cư Sĩ 2

Registered
Phật tử
Tham gia
11 Thg 3 2016
Bài viết
4
Điểm tương tác
0
Điểm
1
DH Vấn Đạo đăng một bài không liên gì vào đây chi nhỉ?

Tam giới gồm cả ba cõi lên xuống cho nhau, hết phước thì đều rơi vào cõi có khổ bức bách, nên gọi là nhà lửa.

Nhưng lí luận cho rằng "Nơi nào vô thường nơi đó có khổ hiện hành thì chưa đúng", nghĩa là xét theo từng thời điểm, ở một không gian nhất định thì khổ vẫn chưa hiện tiền."

Quốc độ có vô số, mỗi Tịnh Độ đều trang nghiêm thanh tịnh, tùy theo mức độ có những Tịnh Độ trang nghiêm thanh tịnh vi diệu mà chỉ có Đại Bồ Tát mà sống tại đó được. Tất cả Tịnh Độ đều vô thường, nghĩa là trong đó có cảnh giới, có dân chúng thì dĩ nhiên có các sinh hoạt nên có các sự biến đổi như tâm đang suy nghĩ, các khởi ý, di chuyển thân,..., mỗi hoạt động hay HÀNH, đều là VÔ THƯỜNG. Nhưng các Tịnh Độ vẫn trang nghiêm thanh tịnh, không có các sự khổ bức bách.

Tịnh độ thì cũng từ nơi vô thường và khổ như ta bà do chư bồ tát phát nguyện kiến lập tịnh độ nên , giống như tỳ kheo Pháp Tạng tiền thân của đức Phật A Di Đà phát nguyện kiến lập cõi tịnh độ ngày trước mà thành cõi Tây Phương Cực Lạc bây giờ nhé đạo hữu
 

VQ6

Administrator
Quản trị viên
Đại lão Hòa thượng
Tham gia
25 Thg 3 2015
Bài viết
151
Điểm tương tác
45
Điểm
28
? chủng tánh, thường hiểu sai chánh giáo

Pháp đốn viên Như lai dạy khó tiếp thu

Kém đạo tâm, tinh tấn tốt, ấy Nhị thừa.

Hàng ngoại đạo, thông minh, không trí tuệ.


(CĐC)
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
? chủng tánh, thường hiểu sai chánh giáo

Pháp đốn viên Như lai dạy khó tiếp thu

Kém đạo tâm, tinh tấn tốt, ấy Nhị thừa.

Hàng ngoại đạo, thông minh, không trí tuệ.


(CĐC)

Ồ, sao nặng lời thế nhỉ!?

Trừng Hải

 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Định nghĩa:

- VÔ THƯỜNG là tính chất không thường hằng, là sự biến đổi nói chung, sự thay đổi nói chung, là sự không cố định nói chung,....

- KHỔ là những thứ cảm thọ khó chịu của thân-tâm hữu tình.

Luận:

Đức Phật không hề dạy "VÔ THƯỜNG = KHỔ" mà Ngài dạy cho các đệ tử rằng: những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến KHỔ.


Không phải "hễ ở đâu có sự VÔ THƯỜNG thì ở đó có khổ". Thật vậy, tam giới này có ba cõi: DỤC GIỚI, SẮC GIỚI VÀ VÔ SẮC GIỚI. Ba cõi này trong nó đều là các sự VÔ THƯỜNG nhưng không phải cõi nào cũng khổ, ở cõi VÔ SẮC GIỚI chẳng có các sự khổ nữa! Do đó, trong cõi này không thể nói VÔ THƯỜNG là KHỔ.

Chẳng đâu xa, trong tứ thánh đế Đức Phật dạy về các loại khổ. Nếu chưa vào các tình huống mà Đức Phật liệt kê đó thì vẫn chưa có khổ hiện hành. Mà bất kì thứ gì trong ta bà này, không lúc nào mà không VÔ THƯỜNG! Nếu nói Vô Thường là khổ ngay lập tức thì tất cả mọi người lúc nào cũng đau nhức bức bách không có một thời điểm nào là vui hết! Điều này trái với thực tế!

Vậy tại sao Phật dạy Vô Thường trong liên hệ với cái KHỔ? Bám chấp những thứ VÔ THƯỜNG dẫn đến KHỔ sớm hoặc muộn! Những vị trong cõi VÔ SẮC GIỚI tuy hiện tại chẳng khổ, cái vui hiện tại là do phước báo mà được, do tâm vẫn còn chấp lấy tư tưởng nhị biên nào đó nên khi hết phước cõi đó liền giáng xuống cõi thấp hơn, rồi cũng do tâm bám chấp ấy giáng cho tới các cõi dục và chịu các thứ khổ bức bách. Vì vậy Phật dạy: Những ai chấp thủ vào những thứ VÔ THƯỜNG thì sớm muộn gì cũng sẽ dẫn đến sự KHỔ.

Người tu học, không rõ nơi tâm mà cứ bám chấp bên ngoài thì mãi chẳng thể giải thoát!

Chân thành cám ơn quí vị đã đọc!
Kính chúc quí vị tâm thường an lạc trong mọi hoàn cảnh!

Chào đạo hữu Vô Nhất Bất Nhị

Kinh luận Pali khi nói về chân lý sự Khổ, KHỔ ĐẾ, thường tóm lại có ba mà bậc hành giả cần phải am tường, thông đạt và viễn ly

Khổ Khổ: là cảnh trạng khổ phổ thông ai cũng nhận biết được như sanh lão bệnh khổ, ái biệt ly khổ, oán tằng hội khổ...
Vô thường Khổ: khổ do tánh hữu vi sanh diệt
Hành Khổ: ngũ uẩn thủ là Khổ.

Cho nên về phương diện nhận thức luận thì có thể nói, Khổ Khổ là sự tướng của khổ (thọ cảm) có Vô thường Khổ là lý tánh. Hay nói cách khác Khổ (Khổ) là Quả do Nhân là tánh Vô thường (Khổ) theo Duyên là Ngũ Uẩn Thủ (Khổ) , cho nên dù là quả hay nhân hay duyên thì tất cả đều là KHỔ vậy.

Người Phật tử Quy Y Tam Bảo, Trì Giới, Niệm Phật cần phải am tường KHỔ ĐẾ về cả Sự lẫn Lý hay quán chiếu KHỔ theo Nhân Duyên Pháp chớ không nên lý luận kiểu..."chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" hay thuyết hiện sanh duy vật tức biết rằng cuộc đời có hợp có tan, nhưng khi chưa tan thì hãy cứ "yêu nhau như chưa yêu lần nào", hề hề, thì đã xa rời Phật Đạo rồi vậy.

Chúc đạo hữu thường an lạc, đắc Nhất Tâm Bất Loạn vãng sanh về Cực Lạc quốc.
Mến, Trừng Hải
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên