Vu Lan: Người Việt Nam thương Mẹ, kính Cha

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
96z.jpg

<BR>
6t6t.jpg

<BR><B>NGƯỜI VIỆT NAM THƯƠNG MẸ KÍNH CHA</B>
Thích Minh Châu
<I>(Trích sách: "Chữ Hiếu Trong Đạo Phật,
Hòa thượng Thích Thiện siêu
Hòa thượng Thích Minh Châu
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh - 1998, trang 87-104)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>I. QUA CAO DAO TỤC NGỮ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Mùa Vu Lan đối với người Việt Nam, nhất là người Phật tử, là một mùa báo hiếu, một mùa mà các người con, nhớ đến công ơn sanh thành của mẹ cha và muốn làm một cái gì tốt đẹp để đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhớ ơn cha mẹ và báo hiếu là những cảm giác những suy tư, những việc làm đã in sâu đậm trong lòng người Việt Nam, và đã được thể hiện linh động và triền miên, ngang qua các câu ca dao và tục ngữ mà chúng ta đã tìm thấy, tràn ngập trong các thôn quê vườn xóm.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đâu đâu cũng được đề cao công cha như núi cao, nghĩa mẹ như biển cả:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Công cha như núi Thái sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là đạo con".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">hay:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">hay là:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu".
<BR>"Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu mới là đạo con".
<BR>"Công cha đức mẹ cao dầy,
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân".
<BR>"Mẹ già ở tấm lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam thường hay gắn liền với các hiện tượng thiên nhiên, nên chúng ta không thấy làm lạ nhiều câu ca dao đã dùng mặt trăng mặt trời để nói lên lòng thương mến cha mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Đêm khuya trăng rụng xuống cầu,
Cảm thương cha mẹ, giãi dầu ruột đau".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">hay là:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Biển đông còn lúc đầy vơi,
Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cũng vì thương cha mẹ, nên người con không bao giờ quên cầu khấn Phật trời cho cha mẹ luôn luôn được sống gần mình:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Đêm đêm khấn nguyện Phật trời,
Cầu cho cha mẹ sống đời với con".
<BR>"Ngó lên trời thấy cặp cu đang đá,
Ngó ra ngoài biển, thấy cặp cá đang đua,
Đi về lập miếu thờ Vua,
Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cha mẹ đã săn sóc cho con từng miếng cơm manh áo, thời những người con khi cha mẹ về già cũng phải sáng viếng tối thăm, tìm của ngon vật lạ phụng dưỡng cha mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Muốn cho gần mẹ gần cha,
Khi vào thúng thóc, khi ra quan tiền".
<BR>"Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính Mẹ, buồng sau kính Thầy.
Ai về tôi gửi đôi giầy,
Phòng khi mưa gió để Thầy Mẹ đi".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thỉnh thoảng chúng ta chứng kiến cảnh người con gái không chịu đi lấy chồng, vì không muốn xa cha mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Ơn hoài thai, to như bể!
Công dưỡng dục, lớn tợ sông!
Em nguyện ở vậy không chồng,
Lo nuôi cha mẹ hết lòng làm con".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người con gái đi lấy chồng xa cũng bị trách:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy, để lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu, mẹ già.
Bát cơm đôi đũa, kỹ trà ai dâng?"</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng mình có hiếu với cha mẹ, thời con cháu mình sẽ có hiếu với mình. Đây là luật đáp ứng thường tình, nhưng không vì vậy mà giảm bớt tình của lòng thương mẹ kính cha của người Việt Nam:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Nếu mình hiếu với mẹ cha
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">hay là:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Hiếu thuận sinh ra con hiếu thuận
Ngỗ nghịch nào con có khác chi!
Xem thử trước thềm mưa xối nước
Giọt sau giọt trước chẳng sai gì".
<BR>"Ở đời ai cũng có lần
Làm cha mẹ mới biết ơn sinh thành.
Người xưa khó nhọc nuôi mình
Khác chi mình đã hết tình nuôi con".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng người con cũng biết cha mẹ thương con không phải giống nhau, cha có lòng thương của người cha, mẹ có lòng thương của mẹ, nên người con cũng biết phân biệt:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Mẹ dạy thì con khéo,
Bố dạy thì con khôn".
<BR>"Mồ côi cha ăn cơm với cá,
Mồ côi mẹ, lót lá mà nằm".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong câu ca dao này, chúng ta đã nhận thấy sự phân biệt của người con về cảm tình đối với cha khác, đối với mẹ khác. Nếu như cha có mất đi, thì đã có bà mẹ săn sóc cho con, cho con ăn cơm ăn cá đầy đủ. Nhưng chẳng may mẹ mất đi người con mới thật khốn khổ, phải đi lót lá mà nằm. Và vì vậy, nên chúng ta không có lạ gì, khi người con gần mẹ hơn cha, thương mẹ hơn thương cha. Chúng ta được đọc rất nhiều câu ca dao và bài thơ tán dương lòng mẹ thương con, lòng con nhớ mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Lên non mới biết non cao,
Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".
<BR>"Ai rằng công mẹ như non,
Thật ra công mẹ lại càng lớn hơn".
<BR>"Lòng mẹ như bát nước đầy,
Mai này khôn lớn, ơn này tính sao".
<BR>"Nhớ ơn chín chữ cù lao,
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình".
<BR>"Con ho lòng mẹ tan tành,
Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi".
<BR>"Nuôi con chẳng quản chi thân,
Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn".
<BR>"Mẹ ngảnh đi, con dại,
Mẹ ngảnh lại con khôn".
<BR>"Mẹ giàu con có, mẹ khó con không".
<BR>"Mẹ già như chuối ba hương,
Như xôi nếp một, như đường mía lau".
<BR>"Bồng cho con bú một hồi,
Mẹ đã hết sữa, con vòi con la".
<BR>"Nuôi con buôn tảo bán tần,
Chỉ mong con lớn nên thân với đời".
<BR>"Những khi trái nắng trở trời,
Con đau mà mẹ đứng ngồi không yên".
<BR>"Trọn đời vất vả triền miên,
Chăm lo bát gạo đồng tiền nuôi con".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì lòng thương mẹ dạt dào, vì nhớ đến công ơn bú mớm, sinh thành, nuôi nấng, nên người con luôn luôn tưởng đến mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều".
<BR>"Giữa đêm ra đứng giữa trời,
Cầm tờ giấy bạch chờ lời mẹ răn".
<BR>"Trải bao gian khổ không sờn,
Muôn đời con vẫn nhớ ơn mẹ hiền".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối với công ơn trời biển của mẹ, các người con luôn luôn tìm cách báo đáp ơn sâu nghĩa nặng và làm tất cả những gì có thể làm được để đền ơn mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con".
<BR>"Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già".
<BR>"Đói lòng ăn đọt chà là,
Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng".
<BR>"Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm nuôi mẹ, cho tròn nghĩa xưa".
<BR>"Dấn mình gách nước làm thuê,
Miễn nuôi được mẹ quản gì là thân".
<BR>"Vô chùa thấy Phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền".
<BR>"Nuôi con chẳng quản chi thân
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn.
Biết lấy gì đền nghĩa khó khăn,
Lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ".
<BR>"Đây bát cơm đầy nặng ước mong,
Mẹ ôi, đây ngọc với đây lòng,
Đây tình con nặng trong tha thiết,
Ơn nghĩa sanh thành, chưa trả xong".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ai không làm tròn bổn phận người con đối với mẹ, thì được nghe lời trách móc:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Đi đâu bỏ mẹ ở nhà,
Gối nghiên ai sửa, chén trà ai dâng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì người con hiếu được tình thương của mẹ đối với con, những công lao mẹ đã trải qua để nuôi con cho khôn lớn, nhất là những hy sinh lo lắng của mẹ chiều chuộng con, săn sóc con, chịu cực khổ vì con, nếu chẳng may người mẹ đã qua đời không con nữa, thời người con đau khổ xót thương là chừng nào.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhiều bài thơ đã nói lên nỗi lòng của người con mất mẹ và sau đây là một nỗi lòng của một thiếu nữ mất mẹ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Năm xưa tôi còn nhỏ,
Mẹ tôi đã qua đời.
Lần đầu tiên tôi hiểu,
Thân phận kẻ mồ côi.
<p style="padding-left: 96px;">Quanh tôi ai cũng khóc,
Im lặng tôi sầu thôi,
Để dòng nước mắt chảy,
Là bớt khổ đi rồi...
<p style="padding-left: 56px;">Độ nhỏ tôi không tin,
Người thân tôi sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất.
<p style="padding-left: 96px;">Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những khi con phải đòn
Đau lòng mẹ la lẫy.
<p style="padding-left: 56px;">Kìa nhà ai sung sướng
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ con không có
Khi buồn biết trốn đâu.
<p style="padding-left: 96px;">Hoàng hôn phủ trên mộ,
Chuông chùa lạnh rơi rơi,
Tôi thấy tôi mất mẹ,
Mất cả một bầu trời!".</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dẫu cho người con thương cha không bằng thương mẹ, nhưng chẳng phải như vậy mà người con quên công ơn của người cha, vì vai trò của người cha rất là đặc biệt trong gia đình:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Con có cha như nhà có nóc,
Con không cha như nòng nọc đứt đuôi".
<BR>"Khôn ngoan nhờ ấm ông cha,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ,
Đạo làm con chớ hững hờ,
Phải đem kính yếu mà thờ từ nghiêm".
<BR>"Còn cha gót đỏ như son,
Một mai cha mất, gót con đen sì".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hình ảnh người cha tuy đã già rồi vẫn làm lụng nuôi con, cũng để lại trong tâm trí người con một nỗi biết ơn vô hạn:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Cha tôi tuy đã già rồi,
Nhưng còn làm lụng để nuôi cả nhà,
Sớm hôm vừa gáy tiếng gà,
Cha tôi đã dậy để ra đi làm".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và cũng là một hình ảnh cảm động, khi mẹ đã mất rồi, người cha đóng vai gà trống nuôi con lo cho con uống sữa:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Nghiêng bình mở hộp nút ra,
Con ơi, con bú cho cha yên lòng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tuy vậy, vai trò giáo dục trong gia đình, người cha đặt nặng hơn, và giáo dục thường hay nghiêm khắc và như vậy ảnh hưởng tốt đẹp cho người con, khi được một người cha nghiêm minh dạy bảo, có tác dụng hơn người mẹ nhiều:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Mẹ đánh một trăm, không bằng cha ngăm một tiếng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>II. QUA TRUYỀN KÝ</B>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vai trò giáo dục của người cha lại càng nổi bật hơn trong câu chuyện của Nguyễn Trãi được cha là Phi Khanh khuyên bảo; nhờ vậy, trở thành là một nhà ái quốc văn võ kiêm toàn, phò hộ cho Lê Lợi đánh đuổi quân Minh và xây dựng tổ quốc Việt Nam.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phi Khanh, thân sinh của Nguyễn Trãi, vì phò Hồ Quý Ly chống lại quân Minh, nên khi Hồ Quý Ly thất trận bị bắt, Phi Khanh cũng bị bắt theo và áp giải đi Nam Kinh để tù đày. Hai con trai của Phi Khanh là Nguyễn Trãi và Phi Hùng cũng đi tiễn đưa Phi Khanh lên đến cửa Nam Quan. Bây giờ Phi Khanh đã biết thân mình già yếu, nước mất nhà tan, lại bị tù đày chắc sống cũng không bao lâu. Thấy hai con lẽo đẽo theo sau từ xa, thương cha đều khóc đỏ ngầu cả hai con mắt. Phi Khanh biết Nguyễn Trãi có chí lớn, có khả năng làm nên đại sự sau này, nên khuyên Nguyễn Trãi như sau: "Ta già rồi, chết cũng không hối hận nữa. Duy bình sinh, ta rất ưa thích sơn thủy núi Bái Vọng ở chốn cố hương. Vậy để một mình em con đi theo ta, hễ ta có chết thì nó nhặt lấy xương đem về chôn ở núi ấy là đủ rồi; còn con, ta khuyên con nên trở về. Lâu nay xem thiên văn, ta biết sau đây hơn mười năm, tất có một vị chân chúa nổi lên ở phương Tây, con là người có học có tài, bây giờ nên đi theo vị chân chúa để rửa nhục cho nước, trả thù cho cha. Như thế mới chính là đại hiếu. Lọ là phải cứ đi theo cha, khóc thút thít như đàn bà ấy mới là hiếu sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhờ lời khuyên của cha là Phi Khanh, Nguyễn Trãi trở về, sau tìm Lê Lợi phò giúp, đánh đuổi được quân Minh, dành lại độc lập tự do cho xứ sở, vừa trả thù được cho cha.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người cha đã đóng đúng vai trò giáo dục của mình là giáo dục con cái trở thành những người công dân giúp nước lợi dân. (Nguyễn Trãi, Trúc Khê, Tao Đàn, trang 15).
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngang qua các câu ca dao, các câu cách ngôn, các mẫu chuyện, chúng ta đã thấy lòng người Việt Nam đối với cha mẹ như thế nào, lòng thương cha mến mẹ của người Việt Nam đã được truyền thống dân tộc Việt Nam hun đúc, tác thành, ăn sâu vào tâm khảm của người Việt Nam. Ngoài ra, người Phật tử Việt Nam lại được đạo Phật dạy thêm nhiều về chữ hiếu soi sáng thêm nghĩa vụ làm cha mẹ, nghĩa vụ làm con, nhờ vậy chữ Hiếu lại càng ảnh hưởng sâu đậm vào người Phật tử Việt Nam, vào tâm tư hành động của người Việt Nam.
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Tâm Hiếu là tâm Phật,
Hạnh Hiếu là hạnh Phật".</I>
<BR>------------------------------
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Đọc tới đoạn "Truyền ký" nói về lời khuyên bảo của cụ Nguyễn Phi Khanh với ông Nguyễn Trãi, tôi còn nhớ lại một đoạn đối đáp giữa hai cha con, khi ông Nguyễn Trãi tiễn cha tại cửa ải Nam Quan, trong vở kịch Nguyễn Trãi phò Lê Lợi diệt Minh, như sau:</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nguyễn Phi Khanh:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Hề non sông, ta đây nhìn non sông
Nuốt hận sâu nhìn dấu xưa anh hùng
Đi, đi thôi, lời cha khuyên nhớ nhé
Ôi Thăng Long, nhìn núi non sông nhà...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">- Nguyễn Trãi:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Lời người cha xưa...
Đâu đây trong gió ngàn còn vang xa
Nghe thoáng trong sương như dục lên đường
Nhìn sông núi thêm thương, thêm nhớ
Nhớ thương ai tóc trắng xương mai
Chờ mãi không tin về!...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lời ca rất lâm ly thống thiết, dưới sân khấu mọi người đều cảm động, sục sùi, rơi lệ!!!</I></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CHA LÀNH CON THẢO</B>
Hòa thượng Thích Thiện Siêu
<I>(Trích sách đã dẫn)</I></CENTER>
<p style="padding-left: 56px;"><I>Muối ba năm, muối đương còn mặn
Gừng chín tháng, gừng hãy còn cay
Công cha nghĩa mẹ cao dày
Con ơi hãy nhớ lời này chớ quên.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trên đây là lời nhắc nhở của tiền nhân cho thế hệ con cháu mai sau, hãy luôn luôn ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Trong xã hội chúng ta, từ xưa tới nay đâu đâu cũng đều nhắc nhở con cháu y như vậy.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đọc sách vở Thánh hiền ngày xưa, chúng ta cũng biết được trong xã hội có những người rất chí thành, chí hiếu với cha mẹ, nhưng cũng lắm kẻ bất kính, bất hiếu, khinh rẻ công ơn sinh thành của cha mẹ. Ngay trong xã hội chúng ta hôm nay, cũng có hai hạng người đó.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cho nên trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, cũng như trong lời dạy bảo của đức Phật, chúng ta vẫn thường được nhắc nhở phải tri ân báo hiếu với cha mẹ. Xưa, một vị đại đệ tử của đức Phật đã thấm thía lời dạy ấy hơn ai hết, đó là Tôn giả Mục Kiền Liên. Tôn giả đã nêu cao tấm gương báo hiếu để cho chúng ta có ngày hôm nay, có những lễ tưởng niệm công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, hầu mong báo đáp ân sâu trong muôn một. Đặc biệt là ngày Vu Lan đối với phương Đông, những người theo đạo Phật có ý nghĩa truyền thống thâm trầm trong sự báo hiếu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đạo Phật đến Việt Nam chúng ta đã diễn biến ngày Vu Lan thành một lễ hội báo hiếu truyền thống của dân tộc. Đối với những người con Phật, trước hết họ vâng theo hiếu hạnh của Tôn giả Mục Kiền Liên cầu nguyện cho cha mẹ mình được siêu sinh Tịnh Độ. Từ đó được lan truyền ra khắp nơi khắp chốn, từ vua quan cho đến thứ dân, dầu theo Phật ít, dầu theo Phật nhiều, cũng đều nhớ ngày này là ngày báo hiếu cho cha mẹ, bà con, cửu huyền thất tổ, nội ngoại xa gần đều được siêu sinh Tịnh Độ, do đó nó mang một ý nghĩa là ngày Xá Tôi Vong Nhân, tức là ngày nhờ uy lực của chư Tăng chú nguyện và tâm chí thành của con cháu mà thân nhân cũng như tất cả chúng sanh có duyên lành hưởng được sự thoát khỏi u đồ, siêu sanh Lạc quốc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Kể về hiếu hạnh, trong kinh Phật dạy rất nhiều, ở đây chỉ nhắc một kinh đã nêu cao bổn phận làm con, làm cha mẹ, đó là kinh Thiện Sanh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Một sáng sớm ở Ấn Độ, đức Phật đi khất thực gặp một thanh niên vừa tắm xong, tóc đang còn ướt và đang chăm chú lạy sáu phương. Đức Phật chứng kiến như vậy liền hỏi chàng thanh niên lạy như vậy có ý nghĩa gì. Chàng thanh niên trả lời: "Khi cha tôi sắp qua đời, có dặn tôi sau này hãy kế nghiệp cha bằng cách, cứ mỗi buổi sớm, tắm rửa sạch sẽ, hướng đến sáu phương để lễ bái. Tôi chỉ làm theo lời cha dạy nhưng chả biết có ý nghĩa gì?" Đức Phật nói rằng: "Ở trong giáo pháp của ta cũng có cách lạy sáu phương, nay ta chỉ cho ngươi cách lạy như thế này nó đầy đủ ý nghĩa hơn. Cha mẹ là phương Đông, sư trưởng là phương Nam, vợ chồng là phương Tây, bạn bè là phương Bắc, tôi tớ là phương Dưới, Sa môn, Bà la môn là phương Trên", và ngài đọc lên bài kệ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>Cư sĩ vì gia đình
Đảnh lễ phương hướng ấy
Kẻ trí giữ giới luật
Từ tốn và biện tài
Khiêm nhường và nhu thuận
Nhờ vậy được danh xưng.
Dậy sớm không biếng nhác
Bất động giữa hiểm nguy
Người hiền không phạm giới
Người hiền được danh xưng.
Nhiếp chúng tạo nên bạn
Từ ái tâm bao dung
Dẫn đạo khuyến hóa đạo
Nhờ vậy được danh xưng.
Bố thí và ái ngữ
Đồng sự trong mọi việc
Theo trường hợp xử sự
Chính những nhiếp sự này
Khiến chúng sanh xoay quanh
Như bánh xe quay lăn
Vòng theo trục xe chính
Nhiếp sự này vắng mặt
Không có mẹ hưởng thọ
Hay không cha hưởng thọ
Sự hiếu kính của con
Do vậy bậc có trí
Đối với nhiếp sự này
Như quán trí chấp trí
Nhờ vậy thành vĩ đại
Được tán thán danh xưng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong bài kinh này, đức Phật dạy có năm trường hợp người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Đông:
<p style="padding-left: 56px;">- Được nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ.
- Tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ.
- Tôi sẽ giữ gìn gia đình và truyền thống.
- Tôi sẽ bảo vệ tài sản thừa tự.
- Tôi sẽ làm lễ tang khi cha mẹ qua đời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Được con phụng dưỡng như phương Đông theo năm cách như vậy, cha mẹ phải có lòng thương tưởng đến con theo năm cách:
<p style="padding-left: 56px;">- Ngăn chặn con làm điều ác.
- Khuyến khích con làm điều thiện.
- Dạy con nghề nghiệp.
- Cưới vợ gả chồng xứng đáng cho con.
- Đúng thời trao của thừa tự cho con.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người có có hiếu hay bất hiếu chính một phần lớn cũng do cha mẹ. Cha mẹ không biết theo dõi con cái từng đường đi nước bước, để kịp thời ngăn chặn con đừng đi để đi theo bè bạn xấu ác, tập tánh hung tàn, gian xảo và không khuyến khích con làm điều thiện, giao du với bạn lành, thì người con sẽ thành người ác với thiên hạ và bất hiếu với mẹ cha. Trái lại, thì người con sẽ là một người tốt với mọi người và hiếu thuận với cha mẹ. Cha mẹ hết sức thương con nhưng không dễ dãi nuông chiều theo những thói hư tật xấu của con mà phải biết cương quyết chỉ bảo, ngăn chặn con khi làm điều sai trái hoặc có ý làm điều sai trái. Được như thế mới là cha nghiêm, mẹ từ và con hiếu.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Ngày xưa ở nước ta, Trần Anh Tông, một vị vua có lòng hiếu để đối với phụ vương rất cao quý. Không phải vì làm vua, vì chức tước mà Trần Anh Tông quên công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, phụ bạc thất tín với tổ tiên. Vua Trần nhân Tông nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để đi tu, làm Thái Thượng Hoàng. Một hôm, vua Trần Nhân Tông từ phủ Thiên Trường đi vào kinh đô một mình để quán sát sự sinh hoạt của cung đình như thế nào, nhưng không thấy vua Trần Anh Tông ở đâu. Trần Nhân Tông sai người đi tìm. Các quan đi khắp nơi trong hoàng cung để tìm, thì thấy vua Anh Tông đang say rượu li bì, không biết chi cả, các quan không dám đánh thức dậy. Chứng kiến sự việc như vậy, Trần Nhân Tông hết sức giận, liền bỏ về và ra lệnh cho tất cả quan đi theo về phủ Thiên Trường để nghe lệnh, nếu ai vắng mặt sẽ bị tội. Đến chiều, vua Trần Anh Tông tỉnh rượu, nghe câu chuyện như vậy hoảng sợ, không biết làm thế nào, cứ đi ra đi vào, đi vào đi ra, tìm chẳng thấy vị quan nào, tâm lý bất ổn. Vua Trần Anh Tông đang lo nghĩ mông lung, không biết nên chuộc tội với Thượng hoàng như thế nào, trình bày ra sao, thì bất chợt nhìn ra thấy một thư sinh đang ngồi đọc sách trước chùa Từ Phúc, đó chính là Đoàn Nhữ Hài. Vua Trần Anh Tông mới đích thân đến nhờ Đoàn Nhữ Hài viết cho một bài biểu để tạ tội với Phụ hoàng Trần Nhân Tông. Đoàn Nhữ Hài viết xong, vua Trần Nhân Tông rất vừa ý, rồi cả vua cùng Đoàn Nhữ Hài, ngay trong đêm ấy đi về phủ Thiên Trường, sáng sớm mới đến. Đến nơi phủ Thiên Trường rồi, Đoàn Nhữ Hài thay vua đến quỳ trước phủ dâng biểu. Trần Nhân Tông nhìn qua thấy bóng người liền hỏi: "Ai đó?" Rồi giả lơ không thèm nhắc tới. Đoàn Nhữ Hài quỳ như thế đến chiều tối thì cơn mưa dông ào ào trút xuống. Trần Nhân Tông mới hỏi quân hầu rằng: "Người quỳ trước sân khi sáng là ai? Còn đó không?" Người hầu trả lời: "Bẩm Thượng hoàng, còn ạ!" Mặc cho mưa gió và trời sụp tối đến, Đoàn Nhữ Hài vẫn quỳ không nhúc nhích. Nghe như vậy, Trần Nhân Tông rất cảm động, sai lấy tờ biểu để xem. Khi xem xong Trần Nhân Tông vừa lòng lắm, mới ra lệnh cho Trần Anh Tông vào. Khi vua Trần Anh Tông vào, Trần Nhân Tông trách con rằng: "Trẫm đang sống đây mà ngươi còn làm thế đó, huống gì sau này vắng mặt Trẫm thì ngươi sẽ ra thế nào? Trẫm còn có những người con khác có thể thay thế ngôi vị chứ không phải riêng mình ngươi mà thôi". Vua Trần Anh Tông phục quỳ lạy tạ tội. Do đó, Trần Nhân Tông cũng hoan hỷ để cho Trần Anh Tông tiếp tục làm vua.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đó là việc làm có ý nghĩa của Trần Nhân Tông dạy con, vua Trần Anh Tông biết phục thiện, nên Thượng hoàng mới chấp thuận cho Trần Anh Tông tiếp tục giữ ngôi vua. Đó cũng là tấm gương hiếu hạnh của một vị vua Phật tử để chúng ta học tập và noi theo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phật tử Trần Nhân Tông dạy con như vậy - mặc dầu con đang làm vua - nhưng Trần Anh Tông say sưa, bỏ bê việc dân việc nước thì Thượng hoàng vẫn nghiêm khắc khiển trách như thường. Và mặc dầu đang làm Thiên tử nhưng khi vua cha chỉ dạy những điều sai trái, Trần Anh Tông vẫn hết lòng cung kính phục lạy, không một ý gì chống đối. Đó là một cử chỉ cao thượng, không tự coi mình là ông vua đương quyền mà bất kính với cha mẹ. Tấm gương đó chúng ta nên suy nghĩ và bắt chước.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hôm nay mùa Vu Lan Báo Hiếu của người con Phật, trước sự hoan hỷ lớn lao ấy, Tăng Ni và Phật tử chúng ta cùng chung nhau trong một niệm hòa hợp để dâng lên ngôi Tam Bảo lời cầu nguyện cho tất cả thân nhân quá cố được siêu sanh Lạc quốc và cha mẹ hiện tại được muôn pháp lành.
<P align="right">1996.
<P>---------------------------------------
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>SÁM VU LAN</B>
<p style="padding-left: 56px;"><I>Vu Lan pháp nhiệm rải hồng ân
Tự tứ oai linh chuyển lực thần
Phật Tổ từ bi truyền chánh giáo
Mục Liên thành khẩn cứu từ thân
U Minh thoát khỏi đường oan nghiệt
Trần thế truyền roi dấu pháp luân
Thong thả muôn thu niềm hiếu hạnh
Trung nguyên hoài niệm luống bâng khuâng.
<BR>Chứng đắc thần thông đạo quả thành
Chạnh lòng nhớ lại tấm ân sanh
Mở to mặt huệ nhìn soi khắp
Se thắt lòng son bóng vắng tanh
Chua xót căn nguyên đường ngạ quỷ
Ngẩn ngơ hình phạt chốn u minh
Bát cơm dâng mẹ nhìn tha thiết
Hóa lửa than ôi thảm sự tình.
<BR>Sự tình bạch Phật rõ căn nguyên
Lệ đổ, lòng đau xót khẩn nguyền
Thắng hội Vu Lan tuyên pháp nhiệm
Thần oai Tự tứ vận cơ huyền
Thánh Tăng ngày ấy ban ơn phước
Vong mẫu từ nay thoát nghiệp duyên
Liên tưởng sau xưa niềm hiếu nghĩa
Hai phen cứu tế vĩnh lưu truyền.
<BR>Lưu truyền sự tích mấy ngàn năm
Mỗi độ thu sang mỗi độ rằm
Thắng hội Vu Lan cam mỹ phẩm
Dâng Tăng tự tứ chí thành tâm
Mẹ cha kiếp trước duyên siêu thoát
Cha mẹ đời này phước thậm thâm
Mãn nguyện nhân sanh mùa Báo Hiếu
Nhớ ơn Tôn giả lụy khôn cầm.</I>
<BR><B>Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát</B></P>
</span></span>
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER><B>CHỮ HIẾU TRONG KINH TẠNG PĀLI</B>
Hòa thượng Thích Minh Châu
<I>(Trích sách đã dẫn, trang 66-86)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đối với người Việt Nam chúng ta, Vu Lan đã trở thành truyền thống là một mùa báo hiếu cho những người con chân thành tưởng nhớ đến công ơn cha mẹ người còn cũng như kẻ mất và cố gắng thực hiện những cái có thể làm được để trả ơn, đền ơn và phụng dưỡng cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta làm sao quên được những câu ca dao mộc mạc nói lên công ơn trời biển của cha mẹ, khi các bà cụ nhẹ nhàng âu yếm ru cháu ngủ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Ru hời ru hỡi ru hơi,
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hay:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Nhớ ơn chín chữ cù lao
Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hoặc:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và gần đây hơn, ta nhớ đến hình ảnh của một thi sĩ đã diễn tả nỗi niềm mất mẹ của một người con như đã mất cả một bầu trời:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Năm xưa tôi còn nhỏ
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi.
Quanh tôi ai cũng khóc
Im lặng tôi sầu thôi
Để dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi.
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất.
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán mẹ hôn con
Những khi con phải đòn
Đau lòng mẹ la lẫy.
Kia nhà ai sung sướng
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm mẹ con không có
Khi buồn biết chốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông chùa nhẹ rơi rơi
Tôi thấy tôi mất mẹ
Là mất cả bầu trời".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và nói đến chuông chùa, tức là nhớ đến lời Phật dạy, nhớ đến truyền thống báo Hiếu mà giáo lý đức Phật đã gầy dựng lên. Vì vậy, nhân ngày lễ Vu Lan, chúng tôi xin trích dịch một số lời dạy của đức Phật về báo Hiếu, từ kinh tạng Pāli. Chúng tôi cố ý hạn chế vào một số kinh điển thật sự Nguyên thủy, cho đến các kinh Jātaka Pāli (Chuyện tiền thân đức Phật) cũng để ra ngoài, vì muốn nói lên những gì trung thực nhất của đức Phật về sự liên hệ giữa cha mẹ và con cái, khỏi phải qua những phát triển tưởng tượng và tình cảm của các học phái về sau. Chúng tôi cũng phải thú nhận rằng, chúng tôi chỉ có thể trích dịch từ những kinh điển đã được phiên dịch. Đây là một khuyết điểm không thể tránh được khi kinh tạng Pàli chưa được dịch xong, và chúng ta chủ trương "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta được biết đức Phật là một vị đã đạt được Pháp nhãn, đã chứng ngộ trí tuệ, nên cái nhìn của Ngài rất khác lạ đối với hành động của con người và sự liên hệ giữa người và người. Khi thấy Singāla <I>(Thi Ca La Việt)</I> mỗi buổi sáng, dậy sớm đảnh lễ sáu phương (Kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, Trường Bộ IV, 188B), đúng theo lời dặn của người cha để lại, đức Phật thấy rõ sự vô ích của lễ nghi và Ngài đã giải thích theo hướng chuyển thành hành động đúng bổn phận của mình. Phương Đông chỉ cho cha mẹ và con cái, phương Nam chỉ cho sư trưởng, phương Tây chỉ cho vợ chồng, phương Bắc chỉ cho bạn bè, phương Dưới chỉ cho kẻ phục vụ và phương Trên chỉ cho Sa môn, Bà la môn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và hành động ở đây có nghĩa là bổn phận của người con đối với cha mẹ, và cha mẹ đối con, chỉ cho phương Đông; bổn phận Thầy đối với trò, trò đối với Thầy, chỉ phương Nam, v.v.... <I>Như vậy, người con có năm bổn phận đối với cha mẹ: "Nuôi dưỡng cha mẹ (khi cha mẹ già yếu); làm đủ bổn phận người con đối với cha mẹ; giữ gìn gia đình với truyền thống, bảo vệ tài sản kế thừa tự, và làm tang lễ khi cha mẹ qua đời."
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cha mẹ cũng có năm trách nhiệm với con cái: "Ngăn chặn con làm điều ác; khuyến khích con làm việc thiện; dạy con nghề nghiệp; cưới vợ xứng đáng cho con; đúng thời trao của thừa tự cho con".</I> Đây rõ là một thông điệp trách nhiệm hỗ tương không chỉ một chiều. Con có năm bổn phận đối với cha mẹ, và cha mẹ cũng có năm bổn phận đối với con. Và khi cha mẹ và con cái làm tròn bổn phận của mình, thời phương Đông được an lành hạnh phúc. Nói cho rõ hơn, vận may chỉ đến với gia đình nào, khi trong gia đình ấy cha mẹ chọn tình đối với con cái, và con cái trọn đạo đối với cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong Kinh Mangalasutta <I>(Hạnh Phúc Kinh)</I>, khi được một Thiên nhân hỏi tại sao được vận may <I>(mangala)</I>, với hi vọng đức Phật sẽ dạy cho một hình thức lễ nghi để cầu may phước, đức Phật dạy cho ba mươi tám hành động phải làm để được may mắn và một trong hành động ấy là phải phụng dưỡng mẹ cha:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Mātāpitu uptthānam...
Etammanagalamuttamam".
"Phụng dưỡng cha và mẹ...
Là vận may tối thượng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hiếu không phải những gì nói suông bằng lỗ miệng, bằng những nghi lễ cầu may cầu phước, Hiếu phải được cô đọng bằng những việc làm cụ thể, và ở đây là phải hầu hạ và phụng dưỡng mẹ cha.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hình ảnh sau đây gợi ý cho chúng ta thấy công ơn trời biển của cha mẹ rộng như biển cả ngàn trùng, khi đức Phật tuyên bố trong <I>Kinh Tương Ưng</I> tập I, trang 208, rằng sữa mẹ nuôi con trải qua nhiều đời nhiều kiếp, nhiều hơn bể cả:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Các người nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo? Cái gì là nhiều hơn? Sữa mẹ mà các ngươi đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài, hay là nước trong bốn biển?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Bạch Thế Tôn, theo như lời Thế Tôn thuyết pháp, chúng con hiểu rằng cái này là nhiều hơn, tức là sữa mẹ chúng con đã uống, trong khi chúng con lưu chuyển liên hồi trong một thời gian dài, chớ không phải nước trong bốn biển".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Lành thay, lành thay này các Tỳ kheo; Lành thay này các Tỳ kheo, các ngươi đã hiểu như vậy, pháp do Ta dạy".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Cái này là nhiều hơn, cái này các Tỳ kheo, tức là sữa mẹ các ngươi đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài, chớ không phải nước trong bốn biển".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Vì cớ sao? Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỳ kheo! Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỳ kheo! Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với lưu chuyển luân hồi của các chúng sinh, bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc, là vừa đủ để các ngươi giải thoát, đối với tất cả các hành".</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong <I>Kinh Tăng Chi</I> tập I, trang 74, cha mẹ được ví như những ngọn lửa đáng cung kính, vì chính người cha người mẹ đã đem lại sự sống cho các người con, như ngọn lửa đem lại nguồn nóng, sức sống cho loài người.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Thế nào là lửa đáng cung kính?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Ở đây, này Bà la môn, những người mẹ những người cha của người ấy. Này Bà la môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì cớ sao?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Từ đấy, này Bà la môn, khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra (ato yamāhūto sambhūto). Do vậy, lửa đáng cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, đem lại chánh lạc".</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sữa mẹ dùng để nuôi con được xem là nhiều hơn biển cả, cha mẹ lại được ví như ngọn lửa đem lại nguồn sống cho con, thời công ơn của cha mẹ đối với con, thật là vô cùng vô tận, và vì vậy, đức Phật nói đến hai hạng người không thể trả ơn được, tức là mẹ và cha, như được ghi trong <I>Kinh Tăng Chi</I> tập I trang 75.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, ta nói không thể trả ơn được (suppatikāram). Thế nào là hai? Mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm như vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy, họ có vãi tiểu tiện đại tiện; như vậy, này các Tỳ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỳ kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này; Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỳ kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng <I>(āpādakā)</I>, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chính trong khi phụng dưỡng, nuôi nấng cha mẹ, chính người con lại được hưởng những công đức tốt lành, do lòng hiếu dưỡng đem lại. Trước hết, phụng dưỡng cha mẹ, thời được cha mẹ thương tưởng, và như vậy gia đình ấy sẽ được lớn mạnh, không bị giảm thiểu, như đoạn kinh sau đây nêu rõ <I>(Tăng Chi tập 2B, trang 106)</I>: <i>"Ở đây, này Mahānāma, vị thiện nam tử với những tài sản nỗ lực tinh tấn thu họach được, do sức mạnh của cánh tay gom góp lại, phải trả bằng những giọt mồ hôi đổ ra, làm ra một cách hợp pháp, cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường cha mẹ. Cha mẹ được người ấy cung kính, tôn trọng, đảnh lễ, cúng dường với thiện ý, khởi lên lòng thương mến. Và này Mahānāma, với một thiện nam tử được cha mẹ thương tưởng, chờ đợi là sự tăng trưởng không phải là sự giảm thiểu".</I> Như vậy, người con hiếu dưỡng cha mẹ được hưởng rất nhiều hạnh phúc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong <I>Kinh Tương Ưng</I> tập một, trang 225, Bà la môn Màtaposka đến hỏi đức Phật:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Thưa Tôn giả Gotama, tôi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp. Sau khi tìm món ăn thiết thực theo thường pháp, tôi nuôi dưỡng mẹ cha. Thưa Tôn giả Gotama, tôi làm như vậy, tôi có làm đúng trách nhiệm không?".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Này Bà la môn, người làm như vậy là có làm đúng trách nhiệm: Này Bà la môn, ai tìm món ăn, thiết thực theo thường pháp, lại nuôi dưỡng mẹ cha, người ấy được nhiều công đức".</I><p style="padding-left: 56px;"><I>"Người này theo thường pháp,
Nuôi dưỡng mẹ và cha,
Chính do công hạnh này,
Đối với cha và mẹ,
Nhờ vậy, bậc Hiền Thánh,
Trong đời này tán thán,
Sau khi chết, được sanh
Hưởng an lạc chư Thiên".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi Bà la môn Manatthaddba hỏi đức Phật nên cung kính dường ai là tốt lành, đức Phật khuyên <I>(Tương Ưng tập I, trang 221)</I>:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Với mẹ và với cha,
Với anh tuổi nhiều hơn,
Với Thầy là thứ tư,
Không nên sanh kiêu mạn,
Nên kính trọng vị ấy,
Nên tôn kính vị ấy,
Cúng dường chúng tốt lành".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phụng dưỡng cha mẹ đúng Pháp, được hưởng quả tốt lành như kệ số 404 sau đây trong <I>Kinh Suttanipāta</I> đã nêu rõ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Dhanmena mātāpitaro bhareyya,
Payojaye dhammikam so vanijjam
Etam gihī vattayam appamatto
Sayam pabhe nāma upeti dive".
<BR>"Thờ mẹ cha đúng pháp,
Buôn bán đúng, thật thà,
Gia chủ không phóng dật,
Được sanh Tự Quang Thiên".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bước thêm một bước nữa, đức Phật trong Kinh Tăng Chi tập I, trang 147, dùng một hình ảnh táo bạo hơn nhưng rất linh động và chính xác để tán dương các gia đình có những người có hiếu. Những gia đình ấy, được xem ngang bằng với Phạm thiên, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, gia đình đó đáng được cúng dường, tôn trọng. Nói một cách rõ rệt hơn, là gia đình nào có con cháu biết hiếu dưỡng với cha mẹ, những gia đình ấy là những gia đình đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được chấp tay, ngang bằng với Phạm thiên, là những chư Thiên cao nhất ở dục giới và sắc giới, ngang bằng với các bậc Đạo sư thời xưa, là những vị đáng được tôn trọng nhất từ xưa đến nay.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ (pūjittā) mẹ cha ở nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với Phạm thiên. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ cha mẹ ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. Những gia đình nào, này các Tỳ kheo, trong ấy các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường <I>(sāhuneyyakāni)</I>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Phạm thiên, này các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Các Đạo sư ngày xưa, này các Tỳ kheo, là các Tỳ kheo, là đồng nghĩa với mẹ cha. Vì cớ sao? Giúp đỡ rất nhiều, này các Tỳ kheo, là mẹ cha đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu cho chúng vào đời".</I><p style="padding-left: 56px;"><I>"Cha mẹ gọi Phạm thiên,
Bậc Đạo sư thời trước,
Xứng đáng được cúng dường,
Vì thương đến con cháu.
Do vậy bậc hiền trí,
Đảnh lễ và tôn trọng.
Dâng đồ ăn và uống,
Vải mặc và giường nằm,
Thoa bóp (cả thân mình).
Tắm rửa cả chân tay.
Với sở hành như vậy,
Đối với mẹ và cha,
Đời này người hiền khen,
Đời sau hưởng Thiên lạc"</I>
(Tăng Chi II A, trang 94)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và chính Saka (Đế Thích), vị Thiên chủ ở cõi Tam thập tam thiên cũng nhờ công ơn phụng dưỡng cha mẹ và sau được sanh làm Thiên chủ (Sakka). Như đoạn kinh sau đây diễn tả <I>(Tương Ưng tập I, trang 288)</I>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Này các Tỳ kheo, thuở xưa khi Thiên chủ <I>(Sakka)</I> còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới. Nhờ chấp chỉ bảy cấm giới này. Vị ấy được địa vị Sakka".</I>
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Ai hiếu dưỡng cha mẹ,
Kính trọng bậc gia trưởng,
Nói những lời nhu hòa,
Từ bỏ lời hai lưỡi,
Chế ngự lòng xan tham,
Là con người chân thực,
Nhiếp phục được phẫn nộ,
Với con người như vậy,
Chư Thiên Tam thập tam,
Gọi là bậc Chân nhân".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đánh giá giá trị con người, đức Phật không bao gìơ quên đề cập đến hiếu thuận và Ngài đánh giá con người có hiếu rất cao.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong khi đó có người xem:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Giữa các loài hai chân,
Sát lỵ là tối thắng;
Giữa các loài bốn chân,
Bò đực là tối thắng;
Trong các loài thê thiếp,
Quý nữ là tối thắng;
Trong các loài con trai,
Trưởng nam là tối thắng".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thế Tôn xác nhận rất sai khác như sau:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Giữa các loài hai chân,
Chánh giác là tối thắng;
Giữa các loài bốn chân,
Thuần thục là tối thắng;
Trong các loài thê thiếp,
Nhu thuận là tối thắng;
Trong các loài con trai,
Hiếu thuận là tối thắng".
(Tương Ưng tập một, trang 8)</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Cha mẹ khi sinh con, tự nhiên muốn con phụ giúp cho mình để xây dựng gia đình, và vì vậy người con cần phải hiểu bổn phận của mình, đừng để cho cha mẹ phải thất vọng. Bài kệ sau đây, trong <I>Kinh Tăng Chi tập 2B, trang 69</I>, nói lên sự mong ước ấy của cha mẹ, và lòng biết ơn, nhớ ơn của những người con có trí:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Do thấy năm sự việc,
Bậc trí muốn con trai,
Được giúp, giúp ta lại,
Sẽ làm việc cho ta,
Sẽ duy trì lâu dài,
Truyền thống của gia đình.
Sẽ tiếp tục gìn giữ,
Gia sản được thừa hưởng.
Hay đối với hương linh,
Hiến dâng các vật cúng.
Do thấy sự việc ấy,
Bậc trí muốn con trai.
Bậc hiền thiện Chân nhân,
Nhớ ơn biết trả ơn.
Nhớ đến việc làm xưa,
Chúng hiếu dưỡng cha mẹ,
Chúng làm mọi công việc,
Như trước làm cho chúng.
Thực hiện lời giảng dạy,
Đươc giúp, hiếu dưỡng lại.
Với truyền thống gia đình,
Duy trì được lâu dài
Đầy đủ tín và giới,
Con trai được tán thán".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi đã nói đến nhớ ơn và trả ơn mẹ cha, chúng ta sẽ thấy đức Phật nhấn mạnh đến và đề cao đức tánh nhớ ơn và trả ơn một cách rất đặc biệt như thế nào, trong đoạn kinh sau đây sẽ nêu rõ <I>(Tăng Chi tập 2B, trang 210)</I>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các người Licchavi thưa với đức Phật có năm châu báu khó tìm lại được ở đời là voi báu, ngựa báu, ngọc báu, nữ báu và cư sĩ báu; đức Phật lại nói đến năm châu báu khác khó tìm đuợc ở đời, vì là những châu báu có thể đem lại sự giải thoát đau khổ cho chúng sinh: <I>"Sự hiện diện của Như Lai, bậc A la hán, Chánh đẳng giác khó tìm được ở đời. Và hạng người có thuyết giảng Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố, khó tìm được ở đời. Và người hiểu được lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố, khó tìm đuợc ở đời. Và người đem thực hành các Pháp và tùy Pháp được hữu hiệu, từ lời thuyết giảng về Pháp và Luật do Như Lai tuyên bố, khó tìm được ở đời. Và người biết ơn và nhớ ơn khó tìm đuợc ở đời"</I>. Khi nói đến biết ơn và nhớ ơn trước hết là nói đến biết ơn và nhớ ơn cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng dù đức Phật có khuyên các người con nên phụng dưỡng cha mẹ, Ngài cũng đề cao cảnh giác những người con vì muốn phục vụ cho cha mẹ mà làm các ác hạnh vào thân, về lời nói, về ý nghĩ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vấn đề ở đây, được đức Phật đặt ra rất khác biệt. Phụng dưỡng cúng dường cha mẹ là điều nên làm, nhưng vì muốn cha mẹ sung sướng mà làm việc bất nhân, thời nhất định đạo Phật không thể nào chấp nhận. Trong <I>kinh Dhānanjāni, Trung Bộ Kinh tập II, trang 188a</I>; Ngài Sāriputta đã khéo hỏi Dhānanjāni: <I>"Này Dhānanjāni, nhà ngươi nghĩ thế nào? Một người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, hay một người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp làm các điều chân chánh, ai tốt đẹp hơn?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Thưa Tôn giả Sāriputta, người vì cha mẹ làm các điều phi pháp, làm các điều bất chánh, người ấy không tốt đẹp. Và thưa Tôn giả Sāriputta, người vì cha mẹ làm các điều đúng pháp, làm các điều chân chánh, người ấy tốt đẹp hơn"...</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và Ngài Sàriputta kết luận: <I>"Này Dhānanjāni, có những hành động khác, cá nhân, đúng pháp, với những hành động này có thể phụng dưỡng cha mẹ, không làm các điều ác, làm được các thiện hành. Người đã làm ác để nuôi cha dưỡng mẹ, cũng không thể nào tránh khỏi quả báo của những hành vi bất thiện của mình; và như vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng cha mẹ để tự cứu mình và để bào chữa cho những hành động bất chánh của mình".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như đoạn kinh sau sẽ nêu rõ:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Dhānanjāni, nhà ngươi nghĩ thế nào? Ở đây, có người vì cha mẹ làm điều phi pháp, làm các điều bất chánh. Do nhân duyên làm các điều bất chánh, các quân Địa ngục quăng kéo nó vào Địa ngục. Nó có làm được gì khi nó nói: "Tôi vì cha mẹ làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh, chớ có để các quân Địa ngục kéo tôi vào Địa ngục". Hay cha mẹ có làm gì được khi nói: "Con chúng tôi đã vì cha mẹ làm các điều phi pháp, đã làm các điều bất chánh. Chớ để quân Địa ngục kéo nó vào Địa ngục?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Thưa không được, Tôn giả Sāriputta. Các quân Địa ngục vẫn quăng nó xuống Địa ngục, dù nó than khóc".</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Không những đức Phật khuyên các người con không nên vì cha mẹ mà làm các điều ác, vì làm như vậy chỉ đem tai hại cho tự thân mà còn đem lại sự nguy hại cho mẹ cha. Đức Phật còn khuyên các người con còn phải làm thế nào để cha mẹ từ bỏ con đường bất thiện, dấn thân vào con đường thiện. Trong Tăng Chi bộ Kinh tập một, trang 75; khi đề cập đến các vị Chân nhân nhớ ơn và đền ơn cha mẹ, đức Phật dạy rằng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới, đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích hướng dẫn an trú vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỳ kheo là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói cho rõ hơn, trả hiếu bằng cách cúng dường tài sản vật chất cho cha mẹ chưa đủ để trả ơn, vì của cải tài sản vật chất dù cho có dồi dào đi nữa, cũng phải vô thường biến hoại...
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói một cách khác, trong trách nhiệm của một giáo chủ, đức Phật không bao giờ quên mục đích giải thoát mọi khổ đau của con người; và vì vậy muốn cho cha mẹ thật sự giải thoát, con cái cần phải gây dựng lòng tin nơi cha mẹ, hướng dẫn cha mẹ bỏ các ác hạnh, làm các hạnh lành; từ bỏ xan tham, thực hành bố thí; và nhất là từ bỏ vô minh, chứng đạt trí tuệ. Chỉ có như vậy mới thiết thực báo đáp công ơn cho họ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phân tích lời dạy trên của đức Phật, chúng ta thấy khởi điểm là xây dựng lòng tin nơi cha mẹ nếu cha mẹ chưa có lòng tin. Lòng tin ở đây là lòng tin Chánh pháp, và Chánh pháp không có nghĩa là lời Phật dạy, mà Pháp còn có nghĩa là chân thật, là quyết định tánh hiền thiện. Pháp là những gì chân thật, không có hư vọng, không có giả dối; Pháp là những gì hiền thiện tốt đẹp, không phải độc ác bất thiện. Và xây dựng lòng tin cho cha mẹ là xây dựng tánh chất chân thực, tánh chất hiền thiện nơi cha mẹ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lời khuyên thứ hai là một thông điệp bỏ ác làm lành. Nếu cha mẹ theo ác giới, tức là sống một nếp sống không lành mạnh, nhiều bất thiện, thời khuyên cha mẹ làm các điều thiện hạnh về thân, về lời, về ý nghĩ, một đời sống trong sạch và hiền thiện. Lời khuyên thứ ba là một lời khuyên nhân đạo, lợi tha, khuyên cha mẹ, nghĩ đến sự đau khổ của người khác mà bố thí, làm vơi nhẹ những khổ đau chung quanh ý nghĩ đến tình nhân loại. Lời khuyên thứ tư không theo ác tuệ, là một lời khuyên chánh kiến chân thật, xây dựng một cách nhìn lành mạnh và hướng thiện cho cuộc đời.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và chúng ta cũng không lấy làm lạ, khi tội giết mẹ được đức Phật liệt kê vào năm tội ngũ nghịch, một tội mà phạm nhân không bao giờ thoát khỏi Địa ngục, như được trích trong <I>Tăng Chi Bộ Kinh tập 2b, trang 185</I>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Có năm nghịch tội <I>(parikuppa)</I> này, này các Tỳ kheo, đưa đến đọa xứ, đưa đến Địa ngục, không thể chữa trị. Thế nào là năm? Đoạt mạng của mẹ, đoạt mạng của cha, đoạt mạng của vị A la hán, với ác tâm làm Như Lai chảy máu và phá hòa hợp Tăng".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Này các Tỳ kheo, năm pháp ngũ nghịch này đưa đến đọa xứ, đưa đến Địa ngục, không thể chữa trị".</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và vì vậy khi Vua Ajātasattu (A Xà Thế) đến yết kiến đức Phật và nghe pháp, như đã được ghi chép trong <I>Kinh Sa môn quả, Trường Bộ Kinh</I>. Vua đã chịu nhận tội giết cha của mình và ăn năn hối tiếc:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội vì ngu si, vi vô minh, vì bất thiện; con đã hại mạng phụ vương con, một vị vua chơn chánh đế đoạt vương quyền. Mong Thế Tôn nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn đón về tương lai".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và đức Phật chấp nhận tội ấy cho vua:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>"Này đại vương, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện, đại vương đã hại mạng một vị vua chơn chánh, để đoạt vương quyền. Vì đại vương đã thấy tội ấy là một tội, đã thú tội đúng với Chánh pháp, Ta nhận tội ấy cho đại vương. Đó là một sự tiến bộ. Thưa đại vương, trong luật pháp của bậc Thánh: Những ai thấy tội là tội, thú tội đúng Chánh Pháp là ngăn đón ở tương lai".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và khi vua Ajātasattu từ biệt và ra đi, đức Phật đưa ra nhận xét như sau: <I>"Này các Tỳ kheo, tâm của vị vua ấy rất ăn năn. Này các Tỳ kheo, cái tâm của vị vua ấy rất hối quá. Nếu vị vua rất chơn chánh, thì ngay trong chỗ ngồi này, vua ấy đã chứng được pháp nhãn, không trần cấu, không ô uế".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Trong những đoạn kinh trên, chúng ta đã thấy rõ ngang qua lời dạy của đức Phật, công ơn trời biển của cha mẹ như thế nào, bổn phận đền ơn và trả ơn của con cái phải như thế nào, và như vậy đức Phật không bao giờ quên khuyên dạy các đệ tử biết lòng nhớ ơn và trả ơn cha mẹ. Tuy vậy, Ngài hiểu được tâm tánh của chúng sinh một cách sâu sắc và xác thực, và vì vậy, chắc Ngài cũng phải buồn lòng khi đưa ra nhận xét rằng số chúng sinh không có hiếu với cha mẹ nhiều hơn là chúng sinh có hiếu với cha mẹ, như đã được ghi trong <I>Tương Ưng Bộ kinh tập 5B, trang 255</I> (bản ronéo):
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>... Rồi Thế Tôn lấy một ít đất trên đầu móng tay và bảo các Tỳ kheo: "Các ngươi nghĩ thế nào, này các Tỳ kheo? Cái nào là nhiều hơn, một ít đất Ta lấy trên đầu móng tay?"
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Chúng con không thể ước tính được, so sánh được có thể thành một phần nhỏ được, nếu đem so sánh quả đất lớn, với một ít đất Thế Tôn lấy trên đầu móng tay".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">"Cũng vậy, này các Tỳ kheo, ít hơn là chúng sinh có hiếu kính với mẹ. Và nhiều hơn là chúng sinh không hiếu kính với mẹ... Cũng vậy ít hơn là chúng sinh có hiếu kính với cha mẹ. Và nhiều hơn là chúng sinh không hiếu kính với cha..."</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và với nhận xét trên đây, khi đức Phật thấy một người cha già bị các người con đuổi ra khỏi nhà, không nuôi dưỡng, vì cha già yếu vô dụng, đức Phật liền can thiệp và dạy cho người cha học thuộc lòng và đọc lên bài sau đây (Tương Ưng Bộ Kinh tập một, trang 218), khi quần chúng tụ họp tại thính đường và giữa các người con đang ngồi họp:
<p style="padding-left: 56px;"><I>"Khi chúng sinh, tôi sướng,
Tôi muốn chúng sinh thành,
Cùng vợ chúng âm mưu,
Chống tôi và đuổi tôi,
Chẳng khác gì con chó,
Xua đuổi bầy heo lợn.
Ác độc và lỗ mãng.
Chúng gọi tôi: "Cha thân"
Chúng thật quỷ Dạ xoa,
Đội lốt là con tôi
Và chúng đuổi tôi ra,
Khi tôi đến tuổi già,
Như ngựa già suy nhược.
Bị đuổi khỏi chuồng ăn.
Nay cha già bọn trẻ,
Phải xin ăn ở người.
Thà cho tôi cái gậy,
Hơn lũ con bất hiếu,
Với gậy chận bò dữ,
Chận được loài chó dữ.
Chỗ tối dò an toàn,
Chỗ sâu, tìm chân đứng,
Với sức mạnh chiếc gậy,
Vấp ngã đứng dậy được".</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Người cha làm theo như lời Phật dạy và các người con khi nghe người cha đọc lên bài kệ này, liền hối hận ăn năn và đem người cha về nuôi.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Hình ảnh người cha già bị các người con bất hiếu hất hủi vì lớn tuổi vô dụng, là một cảnh giác nghiêm trọng mà đức Phật đã kéo nhắn nhủ chúng ta, và nhất là mùa Vu Lan này, chúng ta cũng nên tự kiểm điểm lấy mình, và xem lại chúng ta đã và đang đối xử với cha mẹ chúng ta như thế nào?
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chúng ta đã được nghe một số lới Phật dạy nói về chữ Hiếu, nói đến công ơn trời biển của cha mẹ, nói đến trách nhiệm của con cháu đền ơn đáp nghĩa cha mẹ. Chúng ta đã được hiểu rằng không phải lễ nghi là chính yếu mà chính những hành động cụ thể, nuôi dưỡng cha mẹ mới là quan trọng. Chúng ta cũng hiểu được rằng, cách trả ơn tốt nhất là hướng dẫn cha mẹ bước vào con đuờng chánh thiện, bỏ ác giới, bỏ xan tham, theo đời sống Đạo đức, thực hành bố thí, bỏ con đường ô minh tối tăm, hướng đến ánh sáng của trí tuệ quang vinh. Và ở nơi đây, chúng ta càng thấy rõ vai trò chánh pháp đã hướng dẫn chữ Hiếu đạt đến những thiện quả tốt đẹp và thù thắng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhưng rồi đức Phật cũng cảnh giác chúng ta rằng, với sự nhận xét của Ngài, người không có hiếu với cha mẹ nhiều hơn là người có hiếu với cha mẹ. Và hình ảnh của người cha già bị con cháu ruồng bỏ vì già yếu vô dụng đuợc đức Phật can thiệp, cũng là một cảnh giác não lòng cho chúng ta suy nghĩ, và đánh giá lại niềm hiếu thảo của chúng ta đối với cha mẹ, và xem có gì khiếm khuyết để bổ túc cho được chu đáo tốt đẹp hơn. Nhất là trong các mùa Vu Lan, chúng ta hãy thành tâm hướng niệm đến công ơn của cha mẹ và thực hiện ngay những gì chúng ta có thể làm được, để cha mẹ hoan hỉ an lạc. Và đi xa hơn nữa, hạnh phúc tốt đẹp nhất để dành cho cha mẹ như lời Phật dạy là hướng dẫn cha mẹ vào con đường hành thiện, bỏ ác làm lành, xây dựng lòng tin, theo Chánh pháp, và đạt giải thoát sanh tử khổ đau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhân dịp lễ Vu Lan năm nay, chúng tôi xin cầu chúc toàn thể quý vị một mùa báo Hiếu viên mãn, đầy đủ ý nghĩa cao quý tốt đẹp đúng như lời Phật dạy. Xin kính chúc quý vị song thân người còn cũng như kẻ mất, được thọ hưởng nhiều duyên lành, nhiều phước đức thù thắng tốt đẹp trong mùa Vu Lan này.
</span></span>
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên