Vũ trụ do ai tạo?

TamTâmVôHữuĐắc

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 8 2017
Bài viết
189
Điểm tương tác
49
Điểm
28
“ Tất cả chúng ta đều đã bị lừa, bản chất đích thực của thế giới không phải như chúng ta tưởng. Những gì chúng ta cho là ổn định, là bất biến, tuyệt đối, thật ra chỉ có gía trị tương đối trong phạm vi nhỏ hẹp của đời sống hàng ngày mà thôi. Xét về căn bản, chúng chẳng có gì là bên vững và ổn định mà hoàn toàn hư nguỵ - Vật chất hư nguỵ - không gian hư nguỵ - và thời gian, cái tưởng như tuyệt đối, cũng chỉ là hư nguỵ mà thôi!” (Albert Einstein)



Vấn đề này tôi đã từng đề cập và giải thích trong loạt bài ‘Quan điểm cá nhân về triết lý phật giáo’ và ‘Nguồn gốc của vô minh’.
Để trả lời cho câu hỏi “Vũ trụ từ đâu mà có?” thì thật là mệt mỏi, vì phải giảng giải phật pháp bắt đầu từ cơ bản đến cao cấp :D Còn tùy vào trình độ của người hỏi mà có thể giải đáp theo nhiều cách, có khi mâu thuẫn nhau. Khi thì nói ‘vũ trụ do tâm tạo’, hoặc ‘trùng trùng duyên khởi’…Điều này không có gì lạ cả, các phật tử đều nghe câu ‘tùy bệnh mà cho thuốc’ có nghĩa gì rồi.

Như tôi từng nói, chỉ cần chánh tư duy thật sâu sắc câu ‘cái này có do cái kia có, cái này không do cái kia không’ là ngộ ra vấn đề. Dù là vũ trụ hay hòn đá, cái cây…và tất nhiên là cả con người đều là giả danh giả tướng cả. Mục đích chúng ta là tìm ra cái thật tướng (chân tướng) của vạn vật. Mọi thứ đều có chung một thật tướng, còn giả tướng của ngay cả cái vũ trụ này mà đi tìm thì cứ hết cái này lại sinh cái khác, cứ trùng trùng duyên khởi. Nếu không nhìn thấy cái thật mà cứ mãi chạy theo hình bóng giả ảo của nó thì không phải là hướng đi của Phật giáo, đó là do còn bị vô minh mới làm như vậy :D

Để hình dung giả tướng – thật tướng ra sao, tôi xin lấy ví dụ để minh họa (nên nhớ ví dụ để hình dung cho dễ hiểu chứ đừng chấp nó giống như ví dụ thì mệt :D) Một đứa trẻ dùng những khối đồ chơi để xếp hình hết con này đến vật nọ. Những con vật hay đồ vật này kia được chúng tạo nên gọi là giả tướng, còn thật tướng là những khối đồ chơi. Qua đó có thể thấy giả tướng thì luôn sinh ra và mất đi, còn thật tướng thì không thay đổi. Có ai thắc mắc rằng con cọp hay chiếc máy bay mà đứa trẻ vừa phá đi để xếp hình vật khác không? Chắc chắn là không, vì ai cũng biết đó là những hình tướng giả tạo do những khối đồ chơi dựng lên. Tức là chỉ có thật những khối đồ chơi, còn những hình tướng con này vật nọ chỉ là giả ảo chứ không có thật.

Giờ đem nó qua áp dụng cho con người và vạn vật thì cũng như vậy. Con người do ngũ uẩn hợp thành, gồm tâm và vật. Tâm thì luôn niệm niệm sinh diệt, còn vật tức là thân xác do các nguyên tử hợp lại tạo nên hình hài con người. Nếu hỏi ‘tôi do cái gì tạo ra?’ thì thường trả lời là do cha mẹ sinh ra. Thật ra có đúng vậy không? Hãy nhìn kỹ xem ‘tôi là gì?’ thì rõ: nếu cho rằng những nguyên tử trong hình hài này là cái tôi thì thật ra nó đã có trước rồi, cha mẹ chỉ là một phần nhân duyên để làm cho chúng tụ hợp nhau lại, cũng như ví dụ đứa trẻ xếp hình ở trên đã nói. Như vậy thì cái hình hài (giả tướng) có sinh ra và mất đi nhưng các nguyên tử (thật tướng) đã có từ trước khi ‘tôi’ sinh ra và cũng không mất đi sau khi ‘tôi’ chết. Sở dĩ đóng ngoặc chữ ‘tôi’ là vì cũng giống như ví dụ hình tướng con cọp hay chiếc máy bay ở trên, chúng đều là hình tướng giả ảo chứ không có thật. Đến đây ta lại xét đến những nguyên tử tạo nên hình hài con người. Chúng cũng không thể cho là cái tôi thật. Thật ra cái tôi chỉ là một giả danh, tìm trong ngũ uẩn không thấy tôi nên phật giáo mới có câu ‘ngũ uẩn giai không’.

Tạm dừng ở đó, giờ xét đến vấn đề Tâm và Vật. Chúng là hai cặp tương quan đối đãi nhau. Nhưng vì đại đa số đều chấp vật tạo nên phật nói do tâm tạo để phá chấp. Quan điểm nào cũng đúng, nhưng chỉ tương đối thôi, cuối bài sẽ nói tiếp điều này. Vậy ‘Nhất thiết do tâm tạo’ có nghĩa là gì?

Ở đây phải nói rõ Tâm là tâm thức của con người, phải quay vào bên trong để nhìn thấy chính tâm thức của chính mình là chủ nhân ông tạo tác ra vũ trụ. Trong thập nhị nhân duyên, cách giải thích của Phật cũng không có gì khác với những trường phái duy tâm chủ quan. Tức là không hề có cái thế giới khách quan tồn tại bên ngoài tâm thức. Ví dụ về giấc mơ thì hiểu ngay: khi chúng ta buồn ngủ, đầu óc mụ mị đi rồi phát sinh ra một ý thức mơ mộng, tạo nên những hình hài và màu sắc, hình thành những cảnh vật và con người trong giấc mơ, sau đó vọng động tưởng rằng chúng có thật…
Hiện nay khoa học chứng minh rằng ánh sáng đập vào ứng với mỗi tần số thì tâm thức chúng ta lại tạo ra đủ thứ màu sắc, chứ thật ra thế giới làm gì có màu sắc. Còn hình tướng vạn vật cũng là hình dung ra chứ thế giới bên ngoài thật ra chỉ là những nguyên tử bay nhảy loạn xạ. Đi sâu vào tìm hiểu thế giới vi mô, các nhà khoa học khám phá nhiều điều bất ngờ mà tư duy con người không thể lý giải được. Vấn đề này cũng tương tự như khi Phật giáo nói về thật tướng của vũ trụ là ‘không thể nghĩ bàn’. Thí nghiệm ánh sáng qua hai khe cho thấy do có tâm thức của người quan sát thì ánh sáng hoặc là hạt hoặc là sóng. Bình thường thì nói ‘lưỡng tính sóng hạt’, mà như vậy là không tương hợp với tư duy của con người. Một vật bất kỳ hoặc là hạt (chỉ tồn tại ở một nơi) chứ không thể là sóng (tồn tại ở nhiều nơi) vì đó là sự mâu thuẫn. Thí nghiệm con mèo Shrodinger còn kỳ lạ hơn nữa, nếu không có người nhìn vào trong hộp thì con mèo lại vừa sống vừa chết. Để giải đáp bí mật này, Huge Everest đề xuất giả thuyết vũ trụ song song, cho rằng khi con người nhìn vào trong thì sẽ tách thế giới ra làm hai. Cứ theo cách hiểu đó thì tâm thức con người tạo ra rất nhiều vũ trụ, mỗi lần quyết định làm gì đều tạo ra một vũ trụ mới.

Bạn VNBN có thắc mắc nếu vũ trụ do tâm tôi tạo vậy lúc bị bất tỉnh thì thế giới bên ngoài mình không còn nữa?
Nếu bạn hình dung như trong giấc mơ thì tự hiểu ra vấn đề. Không cần phải bất tỉnh hay chết đi, chỉ cần không nghĩ tới là đã không tồn tại rồi. Tâm thức phóng chiếu tới đâu thì ‘thế giới hiện hữu’ xuất hiện ở đó. Trước đây Phật giáo có câu “Khi tôi không nhìn thấy đám rừng kia thì liệu nó có tồn tại hay không?” Nói đến đây lại nhớ đến tranh cãi giữa Bohr và Einstein, vì Einstein theo duy vật nên hỏi Bohr: “Ông tin mặt trăng không tồn tại khi không nhìn lên đó?” Bohr đáp lại bằng cách hỏi: “Vậy ông có thể chứng minh điều ngược lại được không?”
Vậy đó, hai trường phái duy vật và duy tâm không ai có thể bác bỏ được bên kia hoặc chứng minh rằng mình đúng.

Vậy thật tướng của vũ trụ có thể hình dung ra sao? Chúng ta có thể tạm lấy hình ảnh chân không lượng tử trong vật lý để minh họa. Trong chân không do nguyên lý bất định nên luôn tạo ra các hạt ảo, chúng luôn hiện ra rồi mất đi. Nếu hình dung các hạt ảo đó là những vũ trụ khác nhau thì đa vũ trụ được sinh ra như thế đó.

Trích lại vài đoạn dưới đây, cho các bạn thấy khoa học đã đến gần với phật giáo ra sao nhé:

Đa vũ trụ sinh ra như thế nào?
Như trên đã nói, từng đơn vũ trụ là hữu hạn nhưng đa vũ trụ có thể vô hạn. Điều đó chúng tỏ nó chứa một năng lượng vô hạn, điều vô nghĩa về mặt vật lý? Rất may không phải như vậy.
Tính bật định lượng tử cho phép các cặp hạt – phản hạt ảo, hay các “bọt” năng lượng xuất hiện từ chân không, miễn là chúng ta sẽ biến mất sau thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bọt càng ít năng lượng thì tồn tại càng lâu. Vì năng lượng trường hấp dẫn là âm, còn năng lượng chứa trong vật chất là dương, nên nếu đa vũ trụ là phẳng (dù đơn vũ trụ có thể cong), hai dạng năng lượng đó triệt tiêu nhau và năng lượng đa vũ trụ chính xác bằng không. Khi đó các qui tắc lượng tử cho phép nó tồn tại mãi mãi. Nói cách khác, chính tình hình bất định là nguyên nhân khiến vũ trụ có thể xuất hiện từ hư vô, một ý tưởng độc đáo đến mức khi nghe Gamow kể tại Princeton những năm 1940, Einstein đã đứng sững giữa đường khiến hai người suýt bị xe đâm chết.
Ta có thể đặt câu hỏi, vậy hư vô từ đâu xuất hiện? có lẽ đó là câu hỏi không hợp lý. Thoả đáng hơn là đặt câu hỏi, tại sao có tình bất định để vũ trụ có thể sinh thành? Và liệu có những câu hỏi nền tảng hơn nữa hay không?
http://khoahoc.tv/nguon-goc-va-tien-hoa-vu-tru-6


Theo nguyên lý bất định thì từ hư vô, tức từ không có gì, có thể xuất hiện cái đại dương năng lượng vô tận đó, miễn là năng lượng dương (chứa trong các cấu trúc vật chất vũ trụ) đúng bằng năng lượng âm (của lực hấp dẫn giữa các cấu trúc đó). Mà theo thuyết vũ trụ lạm phát thì hai năng lượng đó chính xác bằng nhau, nên tổng năng lượng vũ trụ bằng không. Ban đầu là hư vô, sau đó là hiện hữu, nhưng tổng năng lượng thì vẫn chỉ bằng không, do đó định luật bảo toàn năng lượng không hề bị vi phạm. Thật kỳ diệu là tổng năng lượng không sinh không diệt (vẫn chỉ là không), thế mà vũ trụ lại xuất hiện được. Đó là lý do khiến Alain Giun, cha đẻ của mô hình lạm phát, gọi vũ trụ là "bữa tiệc không mất tiền tối hậu" (the ultimate free mạch). Về ngôn ngữ hình thức, ở đây triết lý đạo Phật tỏ ra thích hợp: không không sắc sắc, không tức là sắc, sắc tức là không, ảo tức là thực, thực tức là ảo tất cả chỉ đều là ảo. Để tránh hiểu lầm, xin nhấn mạnh rằng, trong vật lý, cái ảo cũng là biểu hiện của cái thực.

http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/toi_chon_ca_thuong_de_va_khoa_hoc-5.html


Tạm dừng ở đây, bạn nào thắc mắc những gì tôi vừa nói thì cứ hỏi. À, còn bạn VNBN thắc mắc rằng Phật quả chả lẽ cũng giả ảo luôn hay sao? Đúng vậy, hãy nhớ Bát nhã tâm kinh nói gì đi nhé: “Không trí cũng không đắc. Vì không có gì để đắc”. Cũng giống như trong mơ, có ai đó nói với bạn rằng ‘Bạn ơi hãy tỉnh thức đi, bạn đang mơ đấy’ thì câu nói đó cũng do tâm thức bạn tạo ra chứ không thật có câu nói đó vì không có ai cả, thậm chí cái tôi của bạn cũng giả ảo nốt. Dù câu nói đó có tác dụng sâu xa, làm bạn tỉnh thức chứ không còn mộng mị nữa nhưng nó vẫn là giả ảo.

Nhưng cho rằng mọi thứ đều là giả ảo, không thật có lại thành chấp không! :D

Vừa mệt do mới hết bệnh nên mấy vấn đề để nói sau, tạm giải quyết thắc mắc ‘Vũ trụ từ đâu mà có?’ rồi nhé.

Xin Cám ơn bài viết rất đầy đủ dễ hiểu của ông bạn nhưng cũng có vài thắc mắc muốn hỏi ông bạn?

1- Khi Đức Phật còn tại thế ngài đã thấu triệt nhân sinh và vũ trụ quang? Nhưng sao có một số ngoại Đạo đến hỏi ngài, khi ông nhập niết bàn rồi thì ông còn hay mất, còn là còn cái gì? và mất là mất cáu gì? Phật không trả lời? chỉ im lặng, nhưng cũng có những người trong Đạo hỏi thì Phật chỉ đưa ra hình ảnh con vật bị trúng tên thì hãy mau rút mũi tên ra và cứu sống nó chứ không nên phí thời gian đi tìm hiểu mũi tên này từ đâu mà có? vì không có thời gian hay trình độ chúng sanh còn thấp không thể biết được người bắn mũi tên.? Phật cũng chỉ khuyên chúng sanh ráng tu hành thoát luân hồi sanh tử thành Phật ắt sẽ ngộ?

Vậy tôi muốn hỏi bạn Niết bàn vô vi mà Phật nhập diệt là gì? nhập diệt rồi có còn hay mất? tại sao không thấy khoa học đề cặp đến vấn đề này? bản thân mình thì cũng có câu trả lời nhưng đó chỉ là suy nghĩ cá nhân, mình muốn xem tất cả ý kiến mọi người xem có trùng hợp? hay ai có suy nghĩ gì hay hơn, hay khác hơn không?


2- Xin mạo mụi hỏi bạn là bạn nói giấc mơ là do tâm của mõi người tạo ra và viển cảnh không thật? nhưng tại sao khi mình nằm mơ khi ngủ có nhiều người!.. chẳn hạn như bản thân tôi có một vài lần trong giấc mơ tôi vẫn biết là tôi đang nằm mơ mặc dù tôi vẫn đang mơ? vậy cái gì đang thức trong giấc mơ mà biết mình đang mơ? (không biết có phải ý thức hay cái biết nó biết? hay đang mơ có tỉnh thức)


3- Tôi có nghe kể về câu chuyện cưa cây cổ thụ ở trường ĐH Sư PhạM Kỹ Thuật. là hai người nước ngoài chuẩn bị ngày mai cưa cây cổ thụ ở trường thì tối đó hai người không ở gần nhau nhưng sáng ra gặp nhau đều có chung một giấc mơ là có người đến báo mộng là không được cưa cái cây này, nếu không thì sẽ gặp nạn? và dĩ nhiên là hai người này không tin cứ cưa và lưỡi cưa bị hư và sau này cái cây đó đến ngày này còn nguyên? câu chuyện chỉ nghe Sếp của tôi ngày xưa học chung trường kể lại? Vậy xin hỏi bạn nếu bạn nói giấc mơ là do tâm thức mình tạo ra vậy trong trường hợp này thì là do "tâm tha" của một thế lực bên ngoài tạo ra cho 2 người thấy cùng một giấc mơ? và cũng có những đềm báo trước trong giấc mơ? vậy thì mình hiểu giấc mơ như thế nào cho đúng?


4- Nhà Phật có câu "vạn pháp duy tâm tạo" thì câu nói này chử "tâm" ở đây không biết là tâm vọng hay tâm chơn tạo? không biết có phải tâm vọng là tâm chúng sanh thì tạo ra 6 nẽo luân hồi? còn chơn tâm phật tánh thì tạo ra cỏi nước thanh tịnh của mười phương chư Phật? hay thế giới cực lạc của Phật A Di Đà?


5- Bạn có tin là có thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà không? cũng giống như thế giới Hoa Tạng trùng trùng điệp điệp trong vũ trụ?


Vài câu hỏi nếu có gì không phải hay hỏi ngớ ngẫn xin bạn thông cảm?
 

doccoden

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
10 Thg 7 2016
Bài viết
628
Điểm tương tác
367
Điểm
63
Xin Cám ơn bài viết rất đầy đủ dễ hiểu của ông bạn nhưng cũng có vài thắc mắc muốn hỏi ông bạn?

1- Khi Đức Phật còn tại thế ngài đã thấu triệt nhân sinh và vũ trụ quang? Nhưng sao có một số ngoại Đạo đến hỏi ngài, khi ông nhập niết bàn rồi thì ông còn hay mất, còn là còn cái gì? và mất là mất cáu gì? Phật không trả lời? chỉ im lặng, nhưng cũng có những người trong Đạo hỏi thì Phật chỉ đưa ra hình ảnh con vật bị trúng tên thì hãy mau rút mũi tên ra và cứu sống nó chứ không nên phí thời gian đi tìm hiểu mũi tên này từ đâu mà có? vì không có thời gian hay trình độ chúng sanh còn thấp không thể biết được người bắn mũi tên.? Phật cũng chỉ khuyên chúng sanh ráng tu hành thoát luân hồi sanh tử thành Phật ắt sẽ ngộ?

Vậy tôi muốn hỏi bạn Niết bàn vô vi mà Phật nhập diệt là gì? nhập diệt rồi có còn hay mất? tại sao không thấy khoa học đề cặp đến vấn đề này? bản thân mình thì cũng có câu trả lời nhưng đó chỉ là suy nghĩ cá nhân, mình muốn xem tất cả ý kiến mọi người xem có trùng hợp? hay ai có suy nghĩ gì hay hơn, hay khác hơn không?


2- Xin mạo mụi hỏi bạn là bạn nói giấc mơ là do tâm của mõi người tạo ra và viển cảnh không thật? nhưng tại sao khi mình nằm mơ khi ngủ có nhiều người!.. chẳn hạn như bản thân tôi có một vài lần trong giấc mơ tôi vẫn biết là tôi đang nằm mơ mặc dù tôi vẫn đang mơ? vậy cái gì đang thức trong giấc mơ mà biết mình đang mơ? (không biết có phải ý thức hay cái biết nó biết? hay đang mơ có tỉnh thức)


3- Tôi có nghe kể về câu chuyện cưa cây cổ thụ ở trường ĐH Sư PhạM Kỹ Thuật. là hai người nước ngoài chuẩn bị ngày mai cưa cây cổ thụ ở trường thì tối đó hai người không ở gần nhau nhưng sáng ra gặp nhau đều có chung một giấc mơ là có người đến báo mộng là không được cưa cái cây này, nếu không thì sẽ gặp nạn? và dĩ nhiên là hai người này không tin cứ cưa và lưỡi cưa bị hư và sau này cái cây đó đến ngày này còn nguyên? câu chuyện chỉ nghe Sếp của tôi ngày xưa học chung trường kể lại? Vậy xin hỏi bạn nếu bạn nói giấc mơ là do tâm thức mình tạo ra vậy trong trường hợp này thì là do "tâm tha" của một thế lực bên ngoài tạo ra cho 2 người thấy cùng một giấc mơ? và cũng có những đềm báo trước trong giấc mơ? vậy thì mình hiểu giấc mơ như thế nào cho đúng?


4- Nhà Phật có câu "vạn pháp duy tâm tạo" thì câu nói này chử "tâm" ở đây không biết là tâm vọng hay tâm chơn tạo? không biết có phải tâm vọng là tâm chúng sanh thì tạo ra 6 nẽo luân hồi? còn chơn tâm phật tánh thì tạo ra cỏi nước thanh tịnh của mười phương chư Phật? hay thế giới cực lạc của Phật A Di Đà?


5- Bạn có tin là có thế giới cực lạc của Đức Phật A Di Đà không? cũng giống như thế giới Hoa Tạng trùng trùng điệp điệp trong vũ trụ?


Vài câu hỏi nếu có gì không phải hay hỏi ngớ ngẫn xin bạn thông cảm?


1. Niết bàn chính là 'hư vô' mà tôi đã nói ở trên. Phật cũng như chúng sanh, hình tướng đều là giả tướng, còn thật tướng là Niết bàn. Ngài đã từng dùng ví dụ để ví von: giống như củi cháy hết thì lửa tắt, ai lại thắc mắc lửa đi về đâu :D Còn chuyện mũi tên độc thì nói về nguồn gốc của vô minh, tôi đã có một bài viết về vấn đề này rồi.

2. Vẫn là tâm thức của bản thân. Tôi sẽ viết thêm một bài nữa nói kỹ hơn. Còn đang nằm mơ mà biết mình mơ là do đang ở trạng thái ngủ chưa sâu, xưa kia tôi cũng bị một thời gian.

3. Đừng đi sâu vào những chuyện đó làm gì. Thật ra ví dụ về giấc mơ vậy thôi, chứ Phật giáo khác với Ấn giáo vì cho rằng chủ thể tạo ra giấc mơ cũng huyễn ảo nốt!

4. Tâm thức nào cũng là vọng tâm, còn chân tâm tức là Niết bàn.

5. Vấn đề không phải là tin có thế giới cực lạc hay không, mà hãy tìm hiểu bản chất của các thế giới là gì. Mục đích của Phật giáo là như vậy.

Đề nghị phật tử nào còn lăn tăn thì hãy tìm đọc bài 'Tỳ kheo Na Tiên và chiếc xe' để hiểu vấn đề một cách dễ hiểu nhất.

Haizz...xem ra vẫn còn nhiều người hiểu không đúng về bài viết trên, không biết có nên viết tiếp hay không :085:
 

Vo Minh

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 12 2017
Bài viết
2,257
Điểm tương tác
377
Điểm
83
Vnbn xin phép tạo ngã rẽ cho chủ đề "duy tâm tạo".
Kính thưa các bạn,
Vũ trụ này do đâu mà có?

- Nếu do tâm tạo thì tâm đó là gì, của ai? tạo ra vũ trụ như thế nào? Vũ trụ có trước hay tâm có trước?

- Nếu không do tâm thì do nội tại vật chất tự tạo ra, tức là vật chất tự nó tồn tại vĩnh hằng. Điều đó có đúng theo giáo lý nhà Phật không?

Kính mời các bạn chia sẽ ạ.

Bạn đã có câu trả lời đang ở trong đầu bạn mà bạn chưa biết đó thôi.
Bạn càng ráng tìm kiếm câu trả lời bên ngoài bạn càng chất chứa tích từ trong đầu quá nhiều làm mê mờ che khuất cái câu trả lời chân thật nhất của bạn.

Chắc bạn biết rằng vạn vật vũ trụ chung quanh thật sự hiện hữu từ lúc tạo thiên lập địa và vẫn đang trong tiến trình thay đổi từ Thành qua Trụ.

Vạn vật vũ trụ Vô Thường không có nghĩa là Huyễn là Vọng là Giả mà là vạn vật vũ trụ không tự tạo thành:
Thí dụ bạn không tự tạo ra bạn mà do Duyên Âm Dương Khởi, Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo tạo ra bạn vậy.

Vạn vật vũ trụ được tạo ra cũng như bạn vậy.

Có thể chắc chắn rằng Duyên Âm Dương Khởi, Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo tạo ra vạn vật vũ trụ.

Bạn là Phật Tử còn nhiều cơ hội giác ngộ Tiến Trình Duyên Khởi, Luân Hồi, Nhân Quả, Nghiệp Báo Thành Trụ Hoài Diệt.

Chắc bạn còn thắc mắc về Huyễn. Theo lý mà nói Bạn muốn biết chắc vạn vật vũ trụ có phải là Huyễn không? Thì bạn phải có vạn vật vũ trụ là Thật là Chơn mới biết một cách thuyết phục là vạn vật vũ trụ chung quanh là Huyễn! Nhưng vạn vật vũ trụ chung quanh không phải là Thật là Chơn mà là Vô Thường*(không tự tạo ra).

Như vậy theo lý Duyên Khởi "Không có Thật thì không có Huyễn, không có Giả".

Chắc bạn có thắc mắc về Tâm tạo. Bạn là Phật Tử chắc bạn biết có rất nhiều Tâm! Nhưng chỉ có Tâm chủ quan đầy cảm tính tạo ra Huyễn.

Có phải khi bạn chủ quan thấy trong Tâm vạn vật vũ trụ là Huyễn thì bạn thấy vạn vật vũ trụ là Huyễn phải không?
Có phải khi bạn chủ quan thấy trong Tâm vạn vật vũ trụ là Thật thì bạn thấy vạn vật vũ trụ là Thật phải không?

Thành thật cảm ơn
 

khuclunglinh

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
26 Thg 12 2017
Bài viết
6,411
Điểm tương tác
1,113
Điểm
113
Vnbn xin phép tạo ngã rẽ cho chủ đề "duy tâm tạo".
Kính thưa các bạn,
Vũ trụ này do đâu mà có?

- Nếu do tâm tạo thì tâm đó là gì, của ai? tạo ra vũ trụ như thế nào? Vũ trụ có trước hay tâm có trước?

- Nếu không do tâm thì do nội tại vật chất tự tạo ra, tức là vật chất tự nó tồn tại vĩnh hằng. Điều đó có đúng theo giáo lý nhà Phật không?

Kính mời các bạn chia sẽ ạ.


Ha ha ha .. xin chào bạn:

Có lẽ trước khi trả lời VŨ TRỤ này do AI TẠO ... thì phải bắt đầu bằng một câu hỏi khác thì chính xác hơn: VŨ TRỤ này là của NHỮNG AI ??


Khoảng chục năm trước, tui cũng có câu hỏi tương tự vậy và cuối cùng tui tìm tới được cuốn Phật Học Cơ Bản của Thích Nữ Giới Hương/Chủ Trì của Chùa Hương Sen. Và bà giải thích như sau:

Không gian không ngằn mé gọi là vũ.

Thời gian không cùng tận gọi là trụ.

Ở trong khoảng không gian vô cùng và thời gian vô tận đó, theo quan điểm của Phật giáo có vô lượng vô biên các loài chúng sanh đang tồn tại.

Mỗi loại đúng theo tâm thể nhiễm tịnh, nghiệp duyên thiện ác sai khác, khiến sự thọ dụng cảnh giới của họ cũng có khổ đau hay hạnh phúc bất đồng.

Theo bánh xe luân hồi này thì tùy quả báo mà chia ra thành có sáu cảnh giới, sáu loài, hay sáu cõi như cõi trời, a-tu-la, người, bàng sanh, ngạ quỷ và địa ngục.



Nhưng có lẽ, chắc phần lớn chúng ta cũng sẽ như tui thôi, dù có đọc vậy cũng chắc gì đã hiểu .. nên cuối cùng, tui ráp được phần còn lại nhờ đọc cuốn: TIẾN THẲNG vào THIỀN TÔNG của HT Thích Thanh Từ. Ở chương Bốn của cuốn sách này thì phải, HT trình bày biểu đồ TRẦM LUÂN và GIẢI THOÁT sinh tử trong đó có vẽ vòng thập nhị nhân duyên ... nhưng ông chú thich chữ SANH = mở ngoặc đóng ngoặc = LỤC ĐẠO LUÂN HỒI


từ đó, tui mới vỡ lẽ ra:

HÀNH --> THỨC --> SANH [chúng sinh trong lục đạo luân hồi ]


nên cái KHÔNG GIAN và THỜI GIAN không ngằn mé, không thể đứt đoạn đó .. là KHÔNG GIAN và THỜI GIAN của CHƠN TÂM

Và ở trong không gian và thời gian đó, không ngằn mé, không đứt đoạn ... HÀNH UẨN sinh ra vô số các VI TRẦN --> tạo ra vô số sinh mạng ... và cũng vì lý đo đó mới nói: là VŨ TRỤ của TẤT CẢ CÁC LOÀI CHÚNG SINH này là do TÂM TẠO.


Cũng vì lý do đó, cũng vì mỗi loài có không gian và thời gian riêng của chúng ở trong KHÔNG GIAN và THỜI GIAN lớn hơn .. cho nên cái loại không gian kia, tùy theo cảnh lớn nhỏ mà vi trần là lớn là nhỏ ... làm nên hiện tượng: TAM THIÊN ĐẠI THẾ GIỚI [cũng tức là THẾ GIỚI của CÁC VI TRẦN ]


Kinh Thủ Lăng Nghiêm có một đoạn về vấn đề NHƯ LAI thử dò ANAN TÔN GIẢ xem TÂM ở đâu .. thế giới ở trong mắt, trong mũi .. trong thân .. vv. và cuối cùng, kinh Lăng Nghiêm lại khẳng định: THẾ GIỚI của tất cả các vi trần chính là CÁC HIỆN TƯỢNG ĐƯỢC SINH RA TỪ NHƯ LAI TÀNG [là biểu hiện của NHƯ LAI TÀNG]. Riêng đoạn kinh này thì xin tạ ơn HT Thích Từ Thông again, vì ngài đã giúp tui khẳng định được cái khám phá này của Thích Ca từ mí ngàn năm trước.


Các bạn nghĩ sao ?


:lol: :lol:
 

nguyenngoc9592

Registered
Phật tử
Tham gia
6 Thg 3 2022
Bài viết
24
Điểm tương tác
1
Điểm
1
Địa chỉ
Tân Bình, TPHCM
Khi vnbn chưa sinh ra thì có bố mẹ của vnbn không.tất nhiên là chẳng thể nói có cũng chẳng thể nói không được rồi. Sinh ra vào gia đình này, đất nước này, trái đất này, vũ trụ này là do đâu. Là do tâm tạo
 
Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên