Vương Lão Sư - Các bài tụng về tranh chăn trâu

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÍN
<B>VƯƠNG LÃO SƯ
VÀ CÁC BÀI TỤNG VỀ TRANH CHĂN TRÂU</B>
(Nhật Bản)</I>
(Trích: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách.
Dịch: Phước Đức
Hiệu đính: Tấn Tài
Nhà xuất bản Đồng Nai, trang 174-182)</I></CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vương lão sư - Công án chăn trâu của Nam Tuyền Phổ Nguyện, đối với sự tu trì của thiền sư, phát sinh ảnh hưởng rất lớn, chẳng những hình thành thơ tụng cổ, mà còn vẽ nên tranh chăn trâu, mỗi đời đều có thơ họa lại. Hơn nữa, còn truyền sang Nhật Bản. Ý nghĩa chăn trâu chính là dưỡng tâm để ngộ đạo. Ngũ Đăng Hội Nguyên viết về lý do ra đời công án này như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nam Tuyền Phổ Nguyện thượng đường nói: Vương lão sư từ nhỏ có nuôi một con trâu đực, định đem chăn ở khe phía Đông chỉ sợ ăn nhằm cỏ nước của Quốc vương, định đem chăn ở khe phía Tây, cũng sợ ăn nhằm cỏ nước của Quốc vương, chẳng bằng tùy phận nhận chút trọn chẳng thấy được.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vương lão sư đã đem thiền lý để hình tượng hóa tức là dùng hình ảnh chăn trâu đực để tỷ dụ việc hàm dưỡng tâm tánh. Khe Đông, khe Tây chính là bên này bên kia: Bên này đại biểu cho sắc giới, bên kia đại biểu cho không giới. Chấp sắc, chấp không để cầu ngộ đạo, vẫn là kẻ ở giữa đường, khởi lên tâm phân biệt cho sắc giới là huyễn tượng, không giới là chơn thật, bên này là phàm bên kia là thánh có sự nghiêng lệch, nên nói: Chỉ sợ ăn nhằm cỏ nước Quốc vương, cho nên <I>"Chẳng bằng tùy phận nhận chút chút"</I> là chẳng khởi tâm phân biệt, tâm bình thường hợp đạo.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sự lãnh hội của Trường Khánh Lại An sau này hoàn toàn đắc lực là nhờ ở công án này:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Sư (Lại An) liền đến Bách Trượng (Hoài Hải), lễ bái hỏi rằng: "Người học muốn biết Phật làm sao mới đúng?" Trượng nói: "Như người cưỡi trâu về nhà". Sư hỏi: "Chưa biết trước sau bảo nhậm thế nào?" Trượng đáp: "Như người chăn trâu, cầm roi xem chừng chẳng cho nó phạm vào lúa mạ của người".
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Sư nhân đây lãnh hội ý chỉ, chẳng đi tìm đâu nữa. (Ngũ Đăng Hội Nguyên, quyển 4)</I><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bách Trượng và Nam Tuyền là cao đệ của Mã Tổ. Bách Trượng trả lời câu hỏi của Lại An là phát huy ý nghĩa của Nam Tuyền, và nội dung lược nói có khác nhau. Mọi người đều có Phật tánh, chẳng chịu tìm nơi mình mà đi tìm bên ngoài, đâu khác gì kẻ cỡi trâu mà đi tìm trâu? Sau khi liễu ngộ tự tâm, đạo chẳng xa người và trở về với đạo, nên sau khi biết được Phật, giống như người cỡi trâu về nhà. Thiền nhân từ khi ngộ về sau, chẳng để lạc mất cảnh ngộ, cần có thời gian dài để tu trì, gìn giữ chỗ mình lãnh ngộ gọi là <I>"Bảo nhậm"</I>. Bách Trương răn nhắc Lại An, cốt giống như người chăn trâu, cầm roi trông chừng trâu, <I>"chẳng cho nó ăn lúa mạ của người"</I>, tức chẳng chịu sự sai khiến của dục niệm, rơi vào trong sắc giới.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lại An nhờ Bách Trượng khai thị, dụng công tu hành về sau thay thế Qui Sơn Linh Hựu làm trụ trì Qui Sơn, giải thích về chỗ tâm đắc khi chăn trâu như sau:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Sở dĩ An này ở Qui Sơn ba mươi năm, ăn cơm núi Qui, đại tiện núi Qui mà không học thiền ở núi Qui, chỉ trông chừng một con trâu đực. Nếu nó lạc đường hay vào trong cỏ liền lôi nó lại. Nếu nó phạm vào lúa mạ của người liền đánh đập điều phục nó. Đáng thương đã lâu chịu người rầy rà, hôm nay trở thành con trâu trắng đứng trước mặt, hiện sờ sờ suốt ngày dù có đuổi cũng không đi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ không nghi là Lại An sau ba mươi năm bảo nhậm mới phát ra lời nói về cảnh giới tu trì. <I>"Con trâu trắng lộ thiên"</I> dụ cho trâu đã được điều phục, và cũng chỉ cho cảnh giới <I>"Nhất sắc"</I>, cùng đạo hợp nhất. Thường ở trước mặt đuổi cũng không đi nghĩa là không còn mê lầm, chơn tâm thường hiện hữu, đương nhiên đó là kết quả bảo nhậm của ông ta. <I>"Lạc đường hay vào trong cỏ liền kéo lại, nếu ăn lúa mạ của người liền dùng roi đánh đập điều phục"</I> là chỗ công phu bảo nhậm của Sư. Cũng giống như ví dụ chăn trâu này, chúng ta thấy được qua đối đáp giữa Mã Tổ và Thạch Cũng:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><I>Thiền sư Thạch Cũng Huệ Tạng ở Phủ Châu, một hôm đang làm việc trong bếp, Mã Tổ thấy Sư liền hỏi rằng: "Làm gì?" Cũng nói: "Chăn trâu!" Tổ nói: "Chăn ra sao?" Cũng đáp: "Một khi vào trong cỏ liền nắm dây mũi kéo lại!" Tổ nói: "Con thật là biết chăn trâu"...</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Có thể thấy một công án chăn trâu này được lưu hành rộng rãi, về sau đề xướng ra nhiều thứ tán tụng, đến thiền Sư Phổ Minh mới vẽ thành tranh, chia thành mười giai đoạn điều phục, từ bức "Tìm Trâu" đến bức "Vào Chợ Duỗi Tay", mỗi bức đều được thiền sư Nhất Sơn dùng thơ tụng để giải thích ý cảnh của mỗi giai đoạn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">1. <B>TẦM NGƯU</B>:
Bổn vô hình tích khả cầu tầm
Vân thọ thương thương yên thảo thâm
Cước hạ tuy nhiên kỳ lộ biệt
Nham tiền khô mộc tự long ngâm.
(Nhất Sơn Hòa thượng<SUP><B>(8)</B></SUP>)
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>TÌM TRÂU:
Vốn không dấu vết để kiếm tìm
Mây xây xanh ngắt cỏ thêm xanh
Dưới chân dẫu có nhiều lối tẻ
Cây khô trong núi tiếng rồng gầm.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">CHÚ THÍCH:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(*) Nhất Ninh (1274-1317): Thiền tăng đời Nguyên, họ Hồ, hiệu Nhất Sơn, cũng gọi "Nhất Ninh Nhất Sơn". "Ninh Nhất Sơn", người xứ Lâm Hải, Đài Châu (nay thuộc tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc. Thuở bé xuất gia ở chùa Hồng Phước, Sư thờ ngài Vô Đẳng Dung Công tu tập theo pháp của tông Lâm Tế. Sau đó vào chùa Phổ Quang trong núi Từ Minh học kinh Pháp Hoa, lại hấp thụ giáo nghĩa Luật Tông, Thiên Thai Tông. Sư giỏi thơ văn, khéo về thư pháp, kiêm thông Nho đạo. Năm 1299, vua Thành Tông giao cho Sư trông coi tất cả giáo đồ đạo Phật ở vùng Lưỡng Chiết và ban cho hiệu "Diệu Từ Hoằng Tế Đại Sư", phụng mạng đi sứ Nhật Bản và ở lại bên đó. Sư lần lượt trụ trì các chùa: Kiến Trường, Viên Giác, Nam Thiền, truyền trao thiền pháp, môn đồ rất đông. được suy tôn làm Tông sư của phái "Nhất Ninh Nhất Sơn". Tác phẩm: Nhất Ninh Nhất Sơn Quốc Sư Ngữ Lục.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">2. <B>KIẾN TÍCH</B>:
Thảo khòa lý tẩu lộ hà đa?
Chỉ thử đề sầm mạc thị ma?
Cước lực cùng biên trùng tiến bộ
Ngang ngang đầu giác yếu phùng ngã.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>THẤY DẤU:
Trong cỏ lối mòn lắm nẻo rong?
Chỉ dấu chân đây có phải là?
Sức mỏi đường cùng thêm bước nữa
Nghênh ngang sừng mũi đã hiện ra.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">3. <B>KIẾN NGƯU</B>:
Phong noãn u cầm chi thượng thinh
Vũ dư nguyên thảo sắc vu thanh
Gia hồi dĩ đổ cừ đầu giác
Đới thị hào đoan tả bất thành.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>THẤY TRÂU:
Gió ấm chim kêu rộn rã cành
Thảo nguyên mưa lắm cỏ càng xanh
Lần này bắt gặp đầu sừng nó
Họ Đới mảy lông vẽ chẳng thành.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">4. <B>ĐẮC NGƯU</B>:
Tỵ khổng liêu thiên duệ chuyển cừ
Tùng kim cuồng dật tánh tu trừ
Tuyết sơn hương thảo hòa yên tế
Thả yếu khu lai hướng thử cư.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>ĐƯỢC TRÂU:
Mũi đụng mây xanh kéo được va
Từ nay bướng bỉnh phải nên trừ
Cỏ thơm núi tuyết hòa sương khói
Chỉ cốt lùa va đến ở đây.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">5. <B>MỤC NGƯU</B>:
Tùy thời thủy thảo hoạt cừ thân
Thuần tịnh hà tằng nhiễm nhất trần
Miêu giả tự nhiên hồn bất phạm
Thu lai phóng khứ khước tự do.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>CHĂN TRÂU:
Tùy thời nước có để nuôi thân
Thật sạch đâu từng nhiễm mảy trần
Lúa mạ tự nhiên đều chẳng phạm
Thả ra bắt lại cứ mặc tình.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">6. <B>KỴ NGƯU HỒI GIA</B>:
Luy ngưu dĩ thuần khước hồi gia
Thọ hạ sài môn khải mộ hà
Phóng giáo câu câu lan lý ngọa
Tĩnh khan tân nguyệt quải thiềm nha.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>CỠI TRÂU VỀ NHÀ:
Về nhà trâu ốm bước nhẹ tênh
Dưới cây cửa mở ráng chiều lên
Trong chuông nằm nghỉ phì phò thở
Lặng xem trăng mới mọc bên hiên.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">7. <B>VONG NGƯU TỒN NHÂN</B>:
Thoa lạp tùng thử bất nhập sơn
Tiên thằng phao khước nhất thân nhàn
Cánh vô học tốc lao khiên duệ
Doanh đắc âu ca thủy ái gian.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>QUÊN TRÂU CÒN NGƯỜI:
Nón áo bây chừ chẳng vào non
Dây roi ném quách một thân nhàn
Không còn run sợ lo lôi kéo
Mặc tình ca hát chốn mây xanh.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">8. <B>NHÂN NGƯU CỘNG VONG</B>:
Nhất niệm không thời vạn cảnh không
Trùng trùng quan cách khoát nhiên thông
Đông Tây Nam Bắc liễu vô tích
Chỉ thử hư huyền hạp chánh tông.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>NGƯỜI TRÂU ĐỀU QUÊN:
Một niệm không thời muôn cảnh không
Muôn trùng quan ải tự nhiên thông
Bốn phương thảy bặt không dấu vết
Chỉ hư huyền này hợp chánh tông.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">9. <B>PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN</B>:
Ký nhiên vô tác hữu hà công?
Nhãn kiến như manh thính tợ lung
Gian thủy trạm như lam sắc bích
Sơn hoa khai tợ cẩm cơ hồng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>TRỞ VỀ CỘI NGUỒN:
Đã là vô tác có gì công?
Thấynghe như kẻ điếc đui luôn
Nước khe trong vắt màu xanh biếc
Hoa ngàn nở tựa gấm pha hồng.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Phiên âm:
<p style="padding-left: 56px;">10. <B>NHẬP TRIỀN THÙY THỦ</B>:
Hoán khước bì mao chuyển bộ lai
Y hy điểu chủy dữ ngư tai
Thông thân cố thị hồn nê thủy
Ngã thử tông môn yếu đại khai.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Dịch thơ:
<p style="padding-left: 56px;"><I>VÀO CHỢ DUỖI TAY:
Thay da đổi thịt bước vào đời
Mỏ chim mang cá thảy mơ hồ
Cả thân vốn lẫn cùng bùn nước
Cốt để cửa thiền mở rộng thôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những bài thi tụng trên đây ưa dùng cơ phong, cảnh giới mặc dù có khác nhau, mà không chia cao thấp. Các nơi họa thơ trải qua sự thu thập của người đời sau, lên đến hơn hai trăm ba mươi bài, lời hay ý đẹp khó có thể mỗi mỗi trích dẫn, nay chỉ giải thích mười bài làm đại biểu. Đây là lịch trình của mười giai đoạn từ phàm vào thánh, là cơ bản tinh thần của câu nói: <I>"Hồi mười lăm tuổi, ta để hết tâm trí vào việc học. Đến ba mươi tuổi, ta vững chí mà tiến lên đương đạo đức. Được bốn mươi tuổi tâm trí ta sáng suốt hiểu rõ việc phải trái, sự lý, chẳng còn nghi hoặc. Năm mươi tuổi ta biết mạng trời. Đến sáu mươi tuổi, bất cứ lời nói nào lọt vào tai thì ta hiểu ngay, chẳng phải suy nghĩ lâu dài. Được bảy mươi tuổi, trong tâm ta dù có muốn sự chi cũng chẳng hề trái phép"</I> của Khổng Tử có sự phù hợp và bao trùm, chẳng qua một bên là thành Phật, một bên là thành Thánh mà thôi.
</span></span>
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>CHƯƠNG THỨ MƯỜI CHÍN
<B>VƯƠNG LÃO SƯ
VÀ CÁC BÀI TỤNG VỀ TRANH CHĂN TRÂU</B>
(Nhật Bản)</I>
(Trích: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách.
Dịch: Phước Đức
Hiệu đính: Tấn Tài
Nhà xuất bản Đồng Nai, trang 174-182)</I></CENTER>
Cốt để cửa thiền mở rộng thôi.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Những bài thi tụng trên đây ưa dùng cơ phong, cảnh giới mặc dù có khác nhau, mà không chia cao thấp. Các nơi họa thơ trải qua sự thu thập của người đời sau, lên đến hơn hai trăm ba mươi bài, lời hay ý đẹp khó có thể mỗi mỗi trích dẫn, nay chỉ giải thích mười bài làm đại biểu. Đây là lịch trình của mười giai đoạn từ phàm vào thánh, là cơ bản tinh thần của câu nói: <I>"Hồi mười lăm tuổi, ta để hết tâm trí vào việc học. Đến ba mươi tuổi, ta vững chí mà tiến lên đương đạo đức. Được bốn mươi tuổi tâm trí ta sáng suốt hiểu rõ việc phải trái, sự lý, chẳng còn nghi hoặc. Năm mươi tuổi ta biết mạng trời. Đến sáu mươi tuổi, bất cứ lời nói nào lọt vào tai thì ta hiểu ngay, chẳng phải suy nghĩ lâu dài. Được bảy mươi tuổi, trong tâm ta dù có muốn sự chi cũng chẳng hề trái phép"</I> của Khổng Tử có sự phù hợp và bao trùm, chẳng qua một bên là thành Phật, một bên là thành Thánh mà thôi.
</span></span>

_______________________________

Kính bác Tuấn Tú,

Bài viết ngắn gọn, tương đối mạch lạc về "tự sự" hơn là nói rỏ công phu "Tu Tâm". Nhưng ở đoạn kết thì Trừng Hải không đồng ý chút nào. Lời dạy của Đức Không chỉ là tề gia, trị quốc, "bình thiên hạ" (nói bình thiên hạ là cho trọn câu chứ Khổng tử thì lúc sanh tiền có "bình" được ai đâu??? từ lúc xuất sơn cho đến lúc "gác kiếm" toàn chạy đông chạy tây, chỗ này chỗ nọ...không có một chỗ...dung thân, hề hề); làm sao so sánh được với lời chư cổ đức vốn là Lời Dạy của Phật Đà.

Kính, hề hề
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
_______________________________

Kính bác Tuấn Tú,

Bài viết ngắn gọn, tương đối mạch lạc về "tự sự" hơn là nói rỏ công phu "Tu Tâm". Nhưng ở đoạn kết thì Trừng Hải không đồng ý chút nào. Lời dạy của Đức Không chỉ là tề gia, trị quốc, "bình thiên hạ" (nói bình thiên hạ là cho trọn câu chứ Khổng tử thì lúc sanh tiền có "bình" được ai đâu??? từ lúc xuất sơn cho đến lúc "gác kiếm" toàn chạy đông chạy tây, chỗ này chỗ nọ...không có một chỗ...dung thân, hề hề); làm sao so sánh được với lời chư cổ đức vốn là Lời Dạy của Phật Đà.

Kính, hề hề

chẳng qua một bên là thành Phật, một bên là thành Thánh mà thôi.
Câu trả lời ở trên đã quá rõ ràng rồi! Hi, hi!
 

hoatihon

Cựu Thành Viên Diễn Đàn
Tham gia
1 Thg 4 2012
Bài viết
2,688
Điểm tương tác
1,736
Điểm
113
Khử độc cho bài viết của Vương lão Sư

Kính bác Tuấn Tú !

Khi bác thấy trong thang thuốc bổ, thuốc Bắc (Đông Y) có vị Mã Tiền, có hột Bả Đậu (kịch độc) mà lại đem phổ biến trên mạng thì bác có gạch bỏ 2 vị này ra khỏi toa thuốc hay không ? Đúng ra thì không nên phổ biến, đã lở phổ biến thì phải chú thích (khử độc).

Con thì không có biết gì về thuốc Bắc, nhưng hột Bả Đậu thì con biết, nên viết bài này để góp ý, mong sao quý Phật tử chỉ nhận được lợi ích mà không bị ngộ độc đó là câu kết :


"Đây là lịch trình của mười giai đoạn từ phàm vào thánh, là cơ bản tinh thần của câu nói: "Hồi mười lăm tuổi, ta để hết tâm trí vào việc học. Đến ba mươi tuổi, ta vững chí mà tiến lên đương đạo đức. Được bốn mươi tuổi tâm trí ta sáng suốt hiểu rõ việc phải trái, sự lý, chẳng còn nghi hoặc. Năm mươi tuổi ta biết mạng trời. Đến sáu mươi tuổi, bất cứ lời nói nào lọt vào tai thì ta hiểu ngay, chẳng phải suy nghĩ lâu dài. Được bảy mươi tuổi, trong tâm ta dù có muốn sự chi cũng chẳng hề trái phép" của Khổng Tử có sự phù hợp và bao trùm, chẳng qua một bên là thành Phật, một bên là thành Thánh mà thôi".

Với câu kết này chúng ta thấy rõ Vương lão sư dùng con mắt nhà Nho để giảng giải YẾU LÝ PHẬT PHÁP. Đây gọi là "tầm thường hóa đạo Phật.

----------

Một chi tiết nhỏ nữa cũng cần nên nói đó là bài :


8. NHÂN NGƯU CỘNG VONG:
Nhất niệm không thời vạn cảnh không
Trùng quan cách khoát nhiên thông
Đông Tây Nam Bắc liễu vô tích
Chỉ thử hư huyền hạp chánh tông.

Theo con, bài này đã bị sót mất một từ "TỰ", vì đây là thể "Thất Ngôn Tứ Tuyệt" ta đọc thiếu một từ thì biết ngay :

8. NHÂN NGƯU CỘNG VONG:
Nhất niệm không thời vạn cảnh không
Trùng quan cách khoát tự nhiên thông
Đông Tây Nam Bắc liễu vô tích
Chỉ thử hư huyền hạp chánh tông.


------------

Ngoài ra con xin cung cấp cho quý đạo hữu một link RẤT ĐẦY ĐỦ (mà con phát hiện được) :

http://my.opera.com/giomuathu54/blog/t-p-m-c-nguu

Kính !
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Đúng là tôi đánh máy thiếu chữ "trùng". Đường link cháu dẫn đến bài Thơ "Thập Mục Ngưu Đồ" chữ Hán của bác Nguyễn Văn Học đăng ở chỗ khác, tôi đăng ở chỗ này cũng vậy thôi. Bài thơ ở trên của Nhất Ninh Nhất Sơn thiền sư. Như tác giả đã nói có trên ba trăm bài thơ về Thập Mục Ngưu Đồ. Bài của bác Nguyễn Văn Học có lẽ cũng là một trong những bài thơ đó (Không thấy đề tên tác giả!?) Câu trả lời của tôi xin xem chỗ tôi vừa trả lời bác Trừng Hải.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83

<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chụp lại hai bản chữ gốc chữ Hán và phiên âm Hán Việt.
<CENTER>
7rmo.jpg

<BR>
l346.jpg
</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin xem lại bài thơ số 8 tôi đã thêm vào một chữ "trùng".
</span></span>
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Chụp lại hai bản chữ gốc chữ Hán và phiên âm Hán Việt.
<CENTER>
7rmo.jpg

<BR>
l346.jpg
</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Xin xem lại bài thơ số 8 tôi đã thêm vào một chữ "trùng".
</span></span>
_____________________________

Kính bác Tuấn Tú,

_ Có lẽ để khi khác trừng hải xin cùng bác thảo luận về chữ "Thánh" trong Thánh nhân và Thánh Tăng để thấy rỏ sự khác biệt. Kính

_ Trừng Hải thấy chữ "khoát nhiên" mới chỉ đúng cái chỗ trâu và người đều "VONG". Còn chữ "tự nhiên" là chữ chuyển ngữ "lạc đường". Kính

Kính, hề hề
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
đệ bát mục ngưu đồ kệ tụng

Kính bác Tuấn Tú, cùng chư đạo hữu,

Bài viết này đề cập đến kệ tụng thứ 8 trong Tranh Chăn Trâu-Mục Ngưu Đồ dựa trên bốn bài kệ tụng của Quách Am Hòa Thượng, Cự Triệt Thiền Sư, Chu Hoàng Đại Sư, và Kế Châu Đại Sư được Hòa Thượng Kế Châu nói đến trong tác phẩm Tranh Chăn Trâu với lời thiệu của Hòa Thượng Trí Quang mà Trừng Hải đọc được, và có đăng trong trang Web Phật Việt với tiêu đề Tranh Chăn Trâu.

Kính bác Tuấn Tú, hôm nay Trừng Hải xin trả lời qua lời hẹn sẽ cùng trao đổi về "thi kệ" trong tranh chăn trâu với bác. Độ rày trừng hải thấy bác ít vào diễn đàn đăng bài; sức khỏe của bác vẫn "trường túc" với thời gian chứ? Hay là do mệt mõi trước cảnh phiền toái thị phi phân tranh điên đảo, đảo điên thường hiện diện nơi "cõi tạm" là trần gian thập loại chúng sanh đồng sanh hoạt buộc người phải nói lời "thứ lỗi" thay cho hơi "thở dài" ngao ngán vốn là hiện tướng sầu ai oán đồng hiện hữu nơi kiếp đoạn trường sanh tử, tử sanh, hề hề. Dầu là việc chi chi, làm cái gì gì thì trừng hải cũng cầu cho bác an lạc ở tuổi 70 xưa nay hiếm mặc "bình an đâu có nơi người tịch liêu". Mạnh khỏe ha, khỏe mạnh nha, hề hề.

Trước tiên xin trích dẫn bài thi kệ thứ 8 của Quách Am Thiền Sư (xin quý hữu thứ lỗi vì trừng hải không trích đăng được bản chữ Hán vì "dốt" ứng dụng kỹ thuật điện toán, hề hề, lượng thứ lượng thứ):

TIÊN SÁCH NHÂN NGƯU TẬN
BÍCH THIÊN LIÊU QUÁCH TÍN NAN THÔNG
HỒNG LÔ DIỆM THƯỢNG TRANH DUNG TUYẾT
ĐÁO THỬ PHƯƠNG NĂNG HỢP TỔ TÔNG.

Cũng xin trích dẫn ba bản chuyển ngữ mà Trừng Hải thấy trong địa chỉ trang Web, My Opera của một thành viên diễn đàn có nickname nguyen van hoc mà đạo hữu hoatihon giới thiệu, hề hề:

Thầy Tuệ Sĩ:
Người trâu roi vọt đều không
Trời xanh vòi vọi mù trông chóc mòng
Tuyết khoe trắng giữa than hồng
Cội nguồn quê quán tao phùng một phen.

Hòa Thượng Thanh Từ:
Roi gậy người trâu thảy đều không
Trời xanh thăm thẳm tin chẳng thông
Lô hồng hừng hực nào dung tuyết
Đến đó mới hay hợp tổ tông.

(?) Nguyên Anh:
Người trâu roi gậy thảy đều không
Lồng lộng trời xanh khó truyền thông
Tuyết đâu còn mãi trên lò lửa
Đến chốn này rồi hợp tổ tông.

Và Trừng Hải xin diễn nghĩa bài thi kệ chữ Hán

TIÊN SÁCH NHÂN NGƯU TẬN:
_ Tiên: nghĩa là cây roi; Sách: thẻ tre, làm bằng tre, trúc; Nhân ngưu: nghĩa là trâu và người chăn; Tận: là Không như Hư Không;
_ Nghĩa: Trâu, người chăn và cây roi tre tất cả đều mất, tuyệt tích, không còn dấu vết nào.

BÍCH THIÊN LIÊU QUÁCH TÍN NAN THÔNG:
_ Bích: màu xanh biếc tức toàn hảo không có tạp sắc; Thiên liêu: trời cao không chướng ngại; Quách: thành ngoài - bên cạnh còn có nghĩa là tên họ của người nên cũng ngụ ý chữ quách là Quách Am Hòa Thượng; Tín: tin rằng, nhất mực (cho là); Nan thông: khó am tường biện biệt, khó hiểu trọn vẹn.
_ Nghĩa: Bầu trời một màu xanh biếc không chướng ngại mà lại tựa như chiếc vòm bao bọc ở ngoài là cảnh giới mà Quách Am tôi tin rằng đó là chỗ khó có hiểu biết trọn vẹn.

HỒNG LÔ DIỆM THƯỢNG TRANH DUNG TUYẾT:
_Hồng Lô: lửa hồng trong lò (lô#lư); Diệm: sức nóng cực độ như chữ "hỏa diệm sơn"; Thượng: ở trên; Tranh: tranh chấp, còn có nghĩa dùng như trợ từ "như thế nào" tức cơ chế hoạt động; Dung: tiếp nhận, bao bọc.
Nghĩa: Như ngọn lửa hồng trong lò mà phần nóng cực điểm thường nằm ở bên trên là nơi vừa làm tan tuyết vừa giữ cho tuyết hiện hữu.

ĐÁO THỬ PHƯƠNG NĂNG HỢP TỔ TÔNG:
_ Đáo: đến, đến nơi chốn; Thử: cái ấy (như chữ thử với chữ bỉ, bỉ thử); Phương: hướng, phương thuốc; Năng: có thể làm được (tài trí); Hợp tổ tông: y chỉ gốc-bổn tông (hay tông bổn) mà chư Tổ chỉ giáo.
_ Nghĩa: Đến được nơi ấy mới y chỉ, tức phương thuốc chữa bệnh, là bổn tông mà chư Tổ chỉ giáo.

Diễn nghĩa - Trừng Hải, hề hề:
Trước xin nói mười bức tranh chăn trâu của Quách Am Hòa Thượng thì con trâu màu đen có thứ tự là Tầm, Tích, Kiến, Đắc, Mục, Kỵ, Vong ngưu tồn nhân và thứ 8 là Nhân Ngưu Câu Vong tức Người chăn và trâu đều tuyệt tích-vong; nhưng trong bài thi kệ lại đề cập đến tiên sách. Vậy chữ tiên sách-roi tre này có nghĩa là Cảnh Sách tức cây trượng dùng để cảnh tỉnh người hôn trầm có ý nghĩa sách tấn (như Quy Sơn Cảnh Sách) nên khi hết hôn trầm là bước vào cảnh giới Vô Hành Không tức đứng trước cửa lớn Niết Bàn (tranh số 9, Phản bổn hoàn nguyên).

Nơi cảnh giới vô công dụng hạnh tức vô hành không thì tâm, tâm sở là không thuộc tánh hải thanh trừng được ví như thanh không vô ngại thuần kiết thanh tịnh một màu xanh biếc (mà với người ngoài cửa thì lại là chiếc vòm úp giữ đất trời và ta), cũng là cảnh giới mà Quách Am tin rằng khó hội thông. Là chỗ lư hỏa thuần thanh với ngọn lửa màu hồng nhạt như có như không vì là pháp vô vi bình đẳng tướng, vô tướng mà biến hóa vô biên hóa giải mọi chướng ngại sở tri. Đến được chỗ đó mới gọi là tam muội tương ưng bổn tông mà chư Tổ chỉ giáo đáo đầu phương thị ngạn đến bến bờ giác ngộ.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Cám ơn khách tri âm có lời vấn an. Tôi vẫn khỏe mạnh. Tôi đâu phải là "gỗ, đá" mà vô tình trước những biến chuyển của cuộc đời... Nhưng bây giờ cần một thời gian "tịnh dưỡng" để tâm được an nhàn, mặc dù biết tâm luôn an nhiên, nhưng tại mình đem những phiền lụy vào nên sinh bất an.

Kính!
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
Nơi bài "Diệu Ngộ" trong chủ đề "Thiền Lâm Bảo Huân", bác Trừng Hải viết:

___________________________

Chào đạo hữu Chiếu Thanh,

Hề hề, vậy là cuốn Thiền Lâm Bảo Huấn ngang đây chấm, dứt bởi lão nhân thì tán gia, bại sản mà người khí tráng cương dương thì dốc lòng không...đọc sách tìm lối về DIỆU NGỘ, hề hề.

Tranh danh, đoạt lợi "Mặc tụi bây"
Tán gia, bại sản thế mà hay
Trâu ốm biếng cày, nằm nhơi cỏ
Lão nhân nhàn hạ ngắm mây bay.
 

Tuấn Tú

Registered
Phật tử
Tham gia
18 Thg 1 2013
Bài viết
1,071
Điểm tương tác
293
Điểm
83
còn bài thơ trên xin hẹn lần sau phúc đáp[/SIZE]
Ngài Thanhvan có đọc bài này chưa?
Chú Chiếu Thanh mến,

Rất tiếc là tôi không thể tiếp tục đăng bài trong chủ đề "Thiền Lâm Bảo Huấn" được nữa. Lý do: Cách đây một tuần khi diễn đàn bị trục trặc lần thứ hai, tôi tắt máy và tham dự khoa thực tập định kỳ hàng tháng trong nhóm, tối về mở máy ra xem thì than ôi, chỉ còn thấy một màu đen tối trên máy vi tính. Tôi biết rồi, vì đây là lần thứ ba máy của tôi bị hacker vào xóa hết những gì lưu trữ trong máy. Tôi mang máy ra tiệm sửa và đành chịu mất hết tất cả trong đó có hai bài: "Thiền Lâm Bảo Huấn" và "Lăng Già Tâm Ấn". Thật là công dã tràng...

Hình như chú biết chỗ đăng bài "Thiền Lâm Bảo Huấn", vậy xin chú tiếp tục đăng vào nhé. Còn bài "Lăng Già Tâm Ấn", độc giả có thể tìm đọc trên các trang Web do đệ tử của Hòa Thượng Thanh Từ đăng vào.

Chân thành xin cáo lỗi cùng quý vị.

Bài thơ trên tôi viết trả lời bác Trừng Hải về chỗ máy hư, bài viết mất hết cũng là cái hay, không còn phải vác trâu đi cày cực nhọc, an nhàn thủ phận, lòng nhẹ thanh thản ngắm trời mây sông nước. Mọi chuyện thị phi đều phủi bỏ mặc cho người tranh danh, đoạt lợi. "Câu "Mặc tụi bây" là ý đó, do người đại diện chùa Phước Thành đăng vào kèm theo bài thơ chăn trâu của Lão Tử. Ngài không cần phải giải bày tri kiến của ngài nữa, vì ngay đây tôi từ giã tất cả, nên những tri kiến của ngài chẳng còn tác dụng!
 

trừng hải

Well-Known Member
Quản trị viên
Thượng toạ
Tham gia
30 Thg 7 2013
Bài viết
1,097
Điểm tương tác
687
Điểm
113
Ngài Thanhvan có đọc bài này chưa?


Bài thơ trên tôi viết trả lời bác Trừng Hải về chỗ máy hư, bài viết mất hết cũng là cái hay, không còn phải vác trâu đi cày cực nhọc, an nhàn thủ phận, lòng nhẹ thanh thản ngắm trời mây sông nước. Mọi chuyện thị phi đều phủi bỏ mặc cho người tranh danh, đoạt lợi. "Câu "Mặc tụi bây" là ý đó, do người đại diện chùa Phước Thành đăng vào kèm theo bài thơ chăn trâu của Lão Tử. Ngài không cần phải giải bày tri kiến của ngài nữa, vì ngay đây tôi từ giã tất cả, nên những tri kiến của ngài chẳng còn tác dụng!
_____________________

Kính bác Tuấn Tú,

THẾ SỰ DU DU NẠI LÃO HÀ
VÔ CÙNG THIÊN ĐỊA NHẬP HÀM CA
THỜI LAI ĐỒ ĐIẾU THÀNH CÔNG DỊ
"MANG MANG THẢO DÃ MÃN SƠN HÀ"

Cầu mong bác "tịnh dưỡng" thủ ý mà đắc công phu "NIỆM PHẬT TAM MUỘI" hiện sanh Tây Phương Cực Lạc vô lượng bình an mà đáo bến bờ THƯỜNG LẠC. Mong lắm thay, mong lắm thay.

Kính, hề hề
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên