Bài viết này tiếp tục trích dẫn và bàn luận những vấn đề từ nội dung quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” của tác giả Duy Tuệ*
<OBJECT id=ieooui classid=clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D></OBJECT><STYLE>st1\:*{behavior:url(#ieooui) }</STYLE>
> Cùng tìm hiểu cái gì đàng sau hiện tượng này?
Loạt bài viết này của chúng tôi, trước hết, xin được hiểu như một loạt bài điểm sách, bình luận nội dung sách, với tựa đề quyển sách liên hệ đã nêu ở trên, được tiếp thị đến tôi trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, như đã miêu tả ở bài trước.
Với những khía cạnh nội dung mà chúng ta đã bàn luận, quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” từ trang 108 trở đi có một số ý lặp lại với những ý đã được nêu trong nội dung những đoạn đã trích làm dẫn chứng trong bài trước, thậm chí, có khi lặp lại 2 lần trong một trang. Có thể hiểu đó là vì tác giả muốn nhấn mạnh đến điều đã nói. Vì vậy, chúng tôi vẫn trích dẫn đúng theo sách để việc tham khảo của bạn đọc được toàn vẹn.
Dưới đây là những đoạn được tiếp tục trích từ quyển sách nói trên, mang nội dung ghi nhận đánh giá khác thường về Phật giáo.
- Trang 122, đoạn trên: “Nếu Bát Chánh đạo giải quyết được sự thay đổi có tính hình tướng đó thì tại sao người ta, quý Phật tử và tăng ni học mãi vẫn không giải quyết được”.
- Trang 122, đoạn dưới: “Nếu nói Bát Chánh Đạo là chìa khóa giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là để giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?”.
- Trang 124: “Ngày xưa người ta còn nghi ngờ, ít người hiểu nên người hiểu được gọi là chứng đắc. Ngày nay, ai cũng biết rồi thì không có chứng đắc nữa”.
- Trang 134: “CÓ CẦN ĐI TU NỮA KHÔNG? Nếu đã thấy rõ được như vậy, quý vị nghĩ xem có cần tu nữa không? Có cần tập trung hàng trăm hày ngàn ngàn lại để tu không? Mà liệu tập trung vậy có đạt được kết quả gì không? Tôi nói vấn đề này để cứu quý vị và những người đang vô minh. Tốn tiền, thời gian nhưng chắc chắn không có hiệu quả… Nhưng việc tập trung lại cho đông người trong khoảng thời gian tu học là làm việc khác, chứ không phải để thấy Phật của mình. Làm việc khác thì phải trả giá bằng tiền, sự phiền muộn, sức khỏe, thời gian. Phải bỏ nhà cửa, công ăn việc làm, thậm chí còn làm phiền người khác. Tập trung như thế chỉ để mua sự an lạc tạm thời, rồi đâu lại vào đó”. Người trích dẫn nhấn mạnh câu “Tôi nói vấn đề này để cứu quý vị và những người đang vô minh”.
- Trang 182: “Phần một, hàng ngày nhiều người dùng khái niệm nhân quả mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Ví dụ, khi họ bị ai đó lường gạt tình hay tiền thì nạn nhân hay đem luật nhân quả ra để an ủi mình bằng cách: “Đời trước mình gây khổ đau cho người ta bây giờ đời này mình phải trả.”. Hoặc trường hợp hiểu lầm khác là sao mình làm phước mà cứ mang họa. Đem chuyện này hỏi các nhà sư, kể cả các sư ngoại mà tín đồ Phật giáo Việt Nam tin tưởng như sự linh thiêng, các sư ấy lại nói: “Họa là do nhân xấu kiếp trước gây ra bây giờ mới trổ.Còn phước mình tạo bây giờ kiếp sau phúc mới đến”. Việc giải thích và hiểu tiêu cực như vậy đã gây ra biết bao hoang mang cho người Phật tử.”.
- Trang 189: “Ví dụ, tôi nói: “Đức Phật chắc gì đã ra bốn cửa thành, chắc gì thấy người ta khổ mà đi tìm đường cứu khổ, biết đâu đức Phật lúc ấy đang có vấn đề gia đình nên bỏ đi thì sao?”. Điều đó có thể làm những người quá tôn vinh đức Phật bị “sốc”.
- Trang 206: “Quý vị thấy, sau khi đạt được sự an lạc thì đức Phật ngồi suy tư không biết có ai hiểu những điều mình muốn truyền trao hay không? Ở đây, tôi muốn nói đến sự nguy hiểm của suy nghĩ, bởi chính nó đã dẫn đến bế tắc khiến cho ông ấy muốn từ bỏ xác thân. Tuy nhiên, sau khi nghe chư thiên nói sẽ có người hiểu được thì ông ấy bắt đầu có niềm tin, ước mơ và cố gắng đi trao truyền”.
Những đoạn trích cho chúng ta cái nhìn khá rõ về những điều tác giả quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” nói về Phật giáo, đặc biệt là một số hoạt động của Phật giáo Việt Nam hiện đại. Thái độ của tác giả đối với đạo Phật hiện hình với những nhìn nhận tiêu cực nhất, nặng nề nhất.
Tại Việt Nam, một cách tư duy như thế và phát biểu cực đoan như thế về đạo Phật, có thể coi là lần đầu tiên, kể từ Alechxandre de Rhodes.
Nếu theo cái cách mà tác giả Duy Tuệ nhận định thì qua những lượng từ và cụm từ chỉ lượng “đa số”, “không ít” thì nói chung, Tăng Ni Phật tử Việt Nam, phần lớn đều là những kẻ “vô minh”, “hiểu sai”, thậm chí làm những việc phi pháp “cho vay nặng lãi”, “buôn bán kim cương, đô la, vàng bạc trong chùa”, “chỉ xuất gia bên ngoài chứ không xuất gia bên trong”… Riêng đối với xuất gia, thì tác giả Duy Tuệ cho rằng là việc sai lầm “hết đời này đến đời khác”, người trích dẫn nhấn mạnh.
Những lời nói như vậy, thiết tưởng, trước hết là sự lăng mạ đối với hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam, đối với Tăng Ni Phật tử Việt Nam.
Nhưng mục tiêu của sự lăng mạ không chỉ là những người theo đạo Phật ở những vị trí khác nhau nói chung, mà trên hết gồm cả Đức Phật và giáo pháp.
Chúng ta xem qua những đoạn nói về đức Phật và giáo pháp của Phật dẫn lại từ sách của Duy Tuệ, với cách gọi nước đôi “Đức Phật/ông ấy” thì quá rõ.
Cái nội dung xúc phạm Phật giáo, Đức Phật, Phật pháp đó là lần đầu tiên sau hơn nửa thiên niên kỷ, tức hơn năm trăm năm. Nhưng cái cách làm như của tác giả Duy Tuệ, trước hết qua quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, chưa nói đến những lời trong các bài gọi là pháp âm, mà sự xúc phạm Phật giáo, Đức Phật, Phật pháp, hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam lên đến mức nặng nề hơn rất nhiều, có thể nói là chưa từng có ai làm như thế. Vừa làm như giảng giải, quảng bá giáo pháp Đạo Phật, vừa lại hủy báng ở mức cao nhất có thể.
Alechxandre de Rhodes rõ ràng đứng ở vị trí người đi cải đạo tín đồ Phật giáo, từ bên ngoài mà hủy báng Đạo Phật, nhổ tận gốc rễ văn hóa bản địa.
Còn ở đây, tác giả Duy Tuệ di chuyển qua lại một cách mâu thuẫn giữa 2 vị trí đối lập nhau. Có nhiều chỗ, tưởng chừng ông nói như một người có đạo tâm thực sự, rồi bất ngờ, lại ngoặc ngược. Diễn biến như thế xảy ra như chúng ta đã thấy trong ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, cũng như xuyên suốt toàn bộ những gì ông ta nói và viết quả là một kỹ thuật đặc biệt, với một cường độ đặc biệt!
Bà Thanh Hải, tuy cũng tự phong chứng đắc, tự xưng Supreme Master – Vô Thượng sư, có lúc mặc y phục hóa trang thành Phật Quan Âm để chụp ảnh, quay phim, đưa lên truyền hình, nhưng vẫn chưa có lời lẽ đến mức như tác giả Duy Tuệ (đó là chỉ giới hạn trong quyển sách mà chúng ta đang bàn luận, còn trong những chương trình audio – video của “đạo sư” Duy Tuệ, thì bà Thanh Hải tuy là “Supreme Master” vẫn không nghĩa lý gì, thấm tháp gì so với “Master” Duy Tuệ) trong việc xúc phạm Phật giáo.
Để vấn đề ngày càng sáng tỏ, mong bạn đọc cùng suy nghĩ, tìm hiểu xem tại sao Duy Tuệ lại công kích Phật giáo? Để làm gì” Và tại sao ông ta lại sử dụng các cách nước đôi như vậy?
Minh Thạnh
(*) Công ty Minh Triết và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2011
<OBJECT id=ieooui classid=clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D></OBJECT><STYLE>st1\:*{behavior:url(#ieooui) }</STYLE>
> Cùng tìm hiểu cái gì đàng sau hiện tượng này?
Loạt bài viết này của chúng tôi, trước hết, xin được hiểu như một loạt bài điểm sách, bình luận nội dung sách, với tựa đề quyển sách liên hệ đã nêu ở trên, được tiếp thị đến tôi trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, như đã miêu tả ở bài trước.
Với những khía cạnh nội dung mà chúng ta đã bàn luận, quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” từ trang 108 trở đi có một số ý lặp lại với những ý đã được nêu trong nội dung những đoạn đã trích làm dẫn chứng trong bài trước, thậm chí, có khi lặp lại 2 lần trong một trang. Có thể hiểu đó là vì tác giả muốn nhấn mạnh đến điều đã nói. Vì vậy, chúng tôi vẫn trích dẫn đúng theo sách để việc tham khảo của bạn đọc được toàn vẹn.
Dưới đây là những đoạn được tiếp tục trích từ quyển sách nói trên, mang nội dung ghi nhận đánh giá khác thường về Phật giáo.
- Trang 122, đoạn trên: “Nếu Bát Chánh đạo giải quyết được sự thay đổi có tính hình tướng đó thì tại sao người ta, quý Phật tử và tăng ni học mãi vẫn không giải quyết được”.
- Trang 122, đoạn dưới: “Nếu nói Bát Chánh Đạo là chìa khóa giải quyết vấn đề khổ đau, thì tại sao mấy ngàn năm qua không phát huy tác dụng? Tám con đường đó là để giải quyết tình trạng của cái đầu mỗi người, chứ không phải lên thiên đàng hay về cõi Phật như kinh sách nói, nhưng tại sao không giải quyết được?”.
- Trang 124: “Ngày xưa người ta còn nghi ngờ, ít người hiểu nên người hiểu được gọi là chứng đắc. Ngày nay, ai cũng biết rồi thì không có chứng đắc nữa”.
- Trang 134: “CÓ CẦN ĐI TU NỮA KHÔNG? Nếu đã thấy rõ được như vậy, quý vị nghĩ xem có cần tu nữa không? Có cần tập trung hàng trăm hày ngàn ngàn lại để tu không? Mà liệu tập trung vậy có đạt được kết quả gì không? Tôi nói vấn đề này để cứu quý vị và những người đang vô minh. Tốn tiền, thời gian nhưng chắc chắn không có hiệu quả… Nhưng việc tập trung lại cho đông người trong khoảng thời gian tu học là làm việc khác, chứ không phải để thấy Phật của mình. Làm việc khác thì phải trả giá bằng tiền, sự phiền muộn, sức khỏe, thời gian. Phải bỏ nhà cửa, công ăn việc làm, thậm chí còn làm phiền người khác. Tập trung như thế chỉ để mua sự an lạc tạm thời, rồi đâu lại vào đó”. Người trích dẫn nhấn mạnh câu “Tôi nói vấn đề này để cứu quý vị và những người đang vô minh”.
- Trang 182: “Phần một, hàng ngày nhiều người dùng khái niệm nhân quả mang tính tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Ví dụ, khi họ bị ai đó lường gạt tình hay tiền thì nạn nhân hay đem luật nhân quả ra để an ủi mình bằng cách: “Đời trước mình gây khổ đau cho người ta bây giờ đời này mình phải trả.”. Hoặc trường hợp hiểu lầm khác là sao mình làm phước mà cứ mang họa. Đem chuyện này hỏi các nhà sư, kể cả các sư ngoại mà tín đồ Phật giáo Việt Nam tin tưởng như sự linh thiêng, các sư ấy lại nói: “Họa là do nhân xấu kiếp trước gây ra bây giờ mới trổ.Còn phước mình tạo bây giờ kiếp sau phúc mới đến”. Việc giải thích và hiểu tiêu cực như vậy đã gây ra biết bao hoang mang cho người Phật tử.”.
- Trang 189: “Ví dụ, tôi nói: “Đức Phật chắc gì đã ra bốn cửa thành, chắc gì thấy người ta khổ mà đi tìm đường cứu khổ, biết đâu đức Phật lúc ấy đang có vấn đề gia đình nên bỏ đi thì sao?”. Điều đó có thể làm những người quá tôn vinh đức Phật bị “sốc”.
- Trang 206: “Quý vị thấy, sau khi đạt được sự an lạc thì đức Phật ngồi suy tư không biết có ai hiểu những điều mình muốn truyền trao hay không? Ở đây, tôi muốn nói đến sự nguy hiểm của suy nghĩ, bởi chính nó đã dẫn đến bế tắc khiến cho ông ấy muốn từ bỏ xác thân. Tuy nhiên, sau khi nghe chư thiên nói sẽ có người hiểu được thì ông ấy bắt đầu có niềm tin, ước mơ và cố gắng đi trao truyền”.
Những đoạn trích cho chúng ta cái nhìn khá rõ về những điều tác giả quyển ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm” nói về Phật giáo, đặc biệt là một số hoạt động của Phật giáo Việt Nam hiện đại. Thái độ của tác giả đối với đạo Phật hiện hình với những nhìn nhận tiêu cực nhất, nặng nề nhất.
Tại Việt Nam, một cách tư duy như thế và phát biểu cực đoan như thế về đạo Phật, có thể coi là lần đầu tiên, kể từ Alechxandre de Rhodes.
Nếu theo cái cách mà tác giả Duy Tuệ nhận định thì qua những lượng từ và cụm từ chỉ lượng “đa số”, “không ít” thì nói chung, Tăng Ni Phật tử Việt Nam, phần lớn đều là những kẻ “vô minh”, “hiểu sai”, thậm chí làm những việc phi pháp “cho vay nặng lãi”, “buôn bán kim cương, đô la, vàng bạc trong chùa”, “chỉ xuất gia bên ngoài chứ không xuất gia bên trong”… Riêng đối với xuất gia, thì tác giả Duy Tuệ cho rằng là việc sai lầm “hết đời này đến đời khác”, người trích dẫn nhấn mạnh.
Những lời nói như vậy, thiết tưởng, trước hết là sự lăng mạ đối với hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam, đối với Tăng Ni Phật tử Việt Nam.
Nhưng mục tiêu của sự lăng mạ không chỉ là những người theo đạo Phật ở những vị trí khác nhau nói chung, mà trên hết gồm cả Đức Phật và giáo pháp.
Chúng ta xem qua những đoạn nói về đức Phật và giáo pháp của Phật dẫn lại từ sách của Duy Tuệ, với cách gọi nước đôi “Đức Phật/ông ấy” thì quá rõ.
Cái nội dung xúc phạm Phật giáo, Đức Phật, Phật pháp đó là lần đầu tiên sau hơn nửa thiên niên kỷ, tức hơn năm trăm năm. Nhưng cái cách làm như của tác giả Duy Tuệ, trước hết qua quyển sách ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, chưa nói đến những lời trong các bài gọi là pháp âm, mà sự xúc phạm Phật giáo, Đức Phật, Phật pháp, hàng giáo phẩm Phật giáo Việt Nam lên đến mức nặng nề hơn rất nhiều, có thể nói là chưa từng có ai làm như thế. Vừa làm như giảng giải, quảng bá giáo pháp Đạo Phật, vừa lại hủy báng ở mức cao nhất có thể.
Alechxandre de Rhodes rõ ràng đứng ở vị trí người đi cải đạo tín đồ Phật giáo, từ bên ngoài mà hủy báng Đạo Phật, nhổ tận gốc rễ văn hóa bản địa.
Còn ở đây, tác giả Duy Tuệ di chuyển qua lại một cách mâu thuẫn giữa 2 vị trí đối lập nhau. Có nhiều chỗ, tưởng chừng ông nói như một người có đạo tâm thực sự, rồi bất ngờ, lại ngoặc ngược. Diễn biến như thế xảy ra như chúng ta đã thấy trong ““Ta là ai?” Thông tỏ sự hiểu lầm sau hàng ngàn năm”, cũng như xuyên suốt toàn bộ những gì ông ta nói và viết quả là một kỹ thuật đặc biệt, với một cường độ đặc biệt!
Bà Thanh Hải, tuy cũng tự phong chứng đắc, tự xưng Supreme Master – Vô Thượng sư, có lúc mặc y phục hóa trang thành Phật Quan Âm để chụp ảnh, quay phim, đưa lên truyền hình, nhưng vẫn chưa có lời lẽ đến mức như tác giả Duy Tuệ (đó là chỉ giới hạn trong quyển sách mà chúng ta đang bàn luận, còn trong những chương trình audio – video của “đạo sư” Duy Tuệ, thì bà Thanh Hải tuy là “Supreme Master” vẫn không nghĩa lý gì, thấm tháp gì so với “Master” Duy Tuệ) trong việc xúc phạm Phật giáo.
Để vấn đề ngày càng sáng tỏ, mong bạn đọc cùng suy nghĩ, tìm hiểu xem tại sao Duy Tuệ lại công kích Phật giáo? Để làm gì” Và tại sao ông ta lại sử dụng các cách nước đôi như vậy?
Minh Thạnh
(*) Công ty Minh Triết và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2011