HIỂU VỀ "8 ĐIỀU CHỚ VỘI TIN"
1-chớ vội tin vì nghe truyền thuyết
2- chớ vội tin vì theo truyền thống
3-chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng
4-chớ vội tin vì lý luận siêu hình
5-chớ vội tin vì đúng theo một lập trường
6-chớ vội tin vì phù hợp với định kiến
7-chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền
8-chớ vội tin vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình
2- chớ vội tin vì theo truyền thống
3-chớ vội tin vì được kinh điển truyền tụng
4-chớ vội tin vì lý luận siêu hình
5-chớ vội tin vì đúng theo một lập trường
6-chớ vội tin vì phù hợp với định kiến
7-chớ vội tin vì xuất phát từ nơi có uy quyền
8-chớ vội tin vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình
( trong Kinh Kalama )
8 điều này do Phật dạy
Với hai điều "chớ vội tin " :
3- vì được kinh điển truyền tụng
8-vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình
Nên hiểu như thế nào ?
3- vì được kinh điển truyền tụng
8-vì vị sa môn nói ra những lời ấy là bậc đạo sư của mình
Nên hiểu như thế nào ?
"chớ vội tin" khác với "đừng nghe "
"chớ vội tin" tức là có nghe và có tiếp thu
"chớ vội tin " là nghe mà không nghe
Và vì nghe mà không tin nên sẽ không khởi vọng tưởng ( phân biệt đúng sai vào lúc ấy )
Và khi nghe mà không tin thì cũng sẽ không CHẤP
Nhưng vì khi nghe chúng ta vẫn tiếp thu, và như vậy chúng ta sẽ có cái biết sáng suốt ,và vì có BIẾT nên sẽ có sự suy lường phân biệt. Nhưng sự suy lường phân biệt này trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật nói :
"chớ vội tin" tức là có nghe và có tiếp thu
"chớ vội tin " là nghe mà không nghe
Và vì nghe mà không tin nên sẽ không khởi vọng tưởng ( phân biệt đúng sai vào lúc ấy )
Và khi nghe mà không tin thì cũng sẽ không CHẤP
Nhưng vì khi nghe chúng ta vẫn tiếp thu, và như vậy chúng ta sẽ có cái biết sáng suốt ,và vì có BIẾT nên sẽ có sự suy lường phân biệt. Nhưng sự suy lường phân biệt này trong kinh Thủ Lăng Nghiêm đức Phật nói :
Nếu ông quyết chấp cái tính hay biết suy xét phân biệt là TÂM của ông thì cái Tâm ấy phải rời sự nghiệp các trần : sắc thanh hương vị xúc , riêng có toàn tính , chứ như hiện nay ông nghe pháp âm của tôi , đó là nhân cái tiếng mà có phân biệt thì dầu cho diệt hết tất cả cái thấy ,nghe , hay ,biết , bên trong nắm giữ cái u nhàn không biết không nghĩ thì đó cũng còn là sự phân biệt bóng dáng pháp trần mà thôi
Chẳng phải tôi bảo ông chấp cái ấy Không Phải là Tâm , nhưng ông phải chính nơi tâm ông ,suy xét chín chắn . Nếu rời tiền trần có tính phân biệt thì đó mới Thật Là Tâm của ông
Nếu tính phân biệt rời tiền trần mà không còn tự thể , thì nó chỉ là sự phân biệt bóng dáng tiền trần . Tiền trần không phải thường trụ, khi thay đổi diệt mất rồi , thì cái tâm nương vào tiền trần ấy cũng đồng như lông rùa sừng thỏ và , pháp thân của ông cũng thành như đoạn diệt , còn gì mà tu chứng vô sinh pháp nhẫn
Vì vậy sự suy lường phân biệt khi nghe những pháp được nói ra là sự thực hành chánh niệm , và là điều cần thiết .Và nếu ta ứng dụng 2 điều "chớ vội tin" này ,chúng ta sẽ dùng đến chánh niệm để quán xét và cũng như chúng ta hành thiền vậy .
Nói khác đi đức Phật muốn chúng ta Hiểu rồi mới tin, và hơn thế nữa , không có hiểu sai, và phải cảm nhận được nghĩa lý sâu xa của lời kinh Phật dạy hay lời giảng của Đạo Sư .Trên nữa là chúng ta phải thực Ngộ hay trực nhận được sự lợi ích của trí tuệ và công đức hiển hiện khi tiếp thu ý nghĩa của lời Kinh cũng như lời giảng của Đạo sư
Về sáu điều "chớ vội tin" còn lại :
1- vì nghe truyền thuyết
2-vì theo truyền thống4-vì lý luận siêu hình
5- vì đúng theo một lập trường
6-vì phù hợp với một định kiến
6-vì phù hợp với một định kiến
7- vì xuất phát từ nơi có uy quyền
"Chớ vôi tin " là do thế gian vốn dĩ là mê lầm cho nên trước khi tu học Phật đạo thì chỗ hiểu của người thế gian về nguồn gốc ,sinh mệnh ... đa phần là hiểu sai vì vậy Phật dạy thêm 6 điều "chớ vội tin" này
Thật vậy ,truyền thuyết của thế gian có xác thực không ? chắc là không xác thực lắm.Truyền thống của lễ nghi phong tục thì thay đổi theo thời đại .Lý luận siêu hình của thế gian ,lập trường của biện luận , định kiến của tư duy , Lời phán của người có uy quyền ... đều là những pháp sinh tử và chưa chắc đã hợp với Phật pháp . Vì vậy chúng ta "chớ vôi tin" trước khi xét lại .:Để tâm chúng ta không bị rối lên với các niềm tin không chân thực
"Chớ vôi tin " là do thế gian vốn dĩ là mê lầm cho nên trước khi tu học Phật đạo thì chỗ hiểu của người thế gian về nguồn gốc ,sinh mệnh ... đa phần là hiểu sai vì vậy Phật dạy thêm 6 điều "chớ vội tin" này
Thật vậy ,truyền thuyết của thế gian có xác thực không ? chắc là không xác thực lắm.Truyền thống của lễ nghi phong tục thì thay đổi theo thời đại .Lý luận siêu hình của thế gian ,lập trường của biện luận , định kiến của tư duy , Lời phán của người có uy quyền ... đều là những pháp sinh tử và chưa chắc đã hợp với Phật pháp . Vì vậy chúng ta "chớ vôi tin" trước khi xét lại .:Để tâm chúng ta không bị rối lên với các niềm tin không chân thực
(ptd xin cám ơn ĐH đã chỉ dạy )
Sửa lần cuối: