- Tham gia
- 18/1/13
- Bài viết
- 1,013
- Điểm tương tác
- 289
- Điểm
- 83
<span style="font-family: Times New Roman; font-size:16pt"><span style="color: blue;">
<CENTER>
<BR><B>ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Thuyết giảng về Thích Bồ Đề Tâm Luận của
Tổ Long Thọ (Long Thụ)</B>
Ngày 04 tháng 19 năm 2009, tại Nữu Ước, Hoa Kỳ.
Dịch giả: Sonam Nyima Chân Giác (Ly Bui) 05-06-2010</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa các đạo hữu huynh đệ và các đạo hữu huynh đệ Việt Nam thân mến, tôi vô cùng hoan hỷ hiện diện tại đây để nói chuyện về bài luận quan trọng do Tổ Long Thụ<SUP><B>(1)</B></SUP> đã trước tác. Trong truyền thống Phật giáo Phạn ngữ, Tổ Long Thụ được xưng tụng là vị Phật thứ hai (sau đức Thích Ca). Tôi nghĩ rằng Ngài rất nổi tiếng bởi vì bài luận kỳ diệu này. Trong các bài luận, Ngài luôn luôn đề ra những quan điểm qua những lời nói của đức Phật, và nhất là đưa ra những quan điểm qua những lý luận biện chứng<SUP><B>(2)</B></SUP> - mà không chỉ thuần túy trích ra những lời nói của đức Phật, và nhất là đưa ra một bài luận giải trình bày rõ ràng mạch lạc qua những lý luận biện chứng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì cách luận giải của Ngài đặt căn bản trên những lý luận biện chứng nên tất cả các vị Tổ ngay sau đó như Thánh Thiên<SUP><B>(3)</B></SUP>) và cả Phật Hộ<SUP><B>(4)</B></SUP>, Thanh Biện<SUP><B>(5)</B></SUP>, cũng như tất cả các vị đại học giả, đại tổ sư đều đi theo phương pháp của Ngài để luận giải giáo lý Phật giáo qua lý luận biện chứng. Vì thế tôi cũng vô cùng hoan hỷ có được duyên lành hôm nay để giải thích về một vài đoạn thi kệ của bài luận giải của Ngài. Và dĩ nhiên là Phật giáo Việt Nam cũng đi theo truyền thống này và cũng là những truyền nhân của dòng truyền thừa Phạn ngữ như là Tổ Long Thụ. Như thế, hiện giờ chúng ta đều là môn đệ hoặc là truyền nhân của dòng truyền thừa Nalanda, tức là trung tâm Nalanda - Đại Phật Học Viện Ấn Độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tinh túy của bài luận này bao gồm hai đề tài: Vô Lượng Từ Bi và Chính kiến, cũng là trí tuệ hiểu biết Tánh Không<SUP><B>(6)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, có thể nói là hai điểm này là hai đề tài chính của bài luận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ câu hỏi là mục đích để làm gì? Hai đền tài này sẽ mang lại những lợi lạc gì? Thứ nhất, Từ bi mang lại sức mạnh nội tâm. Chúng ta có thể quan sát những vị có nhiều lòng bi mẫn và từ tâm. Thái độ của họ rất cởi mở. Họ nói chuyện dễ dàng thoải mái với người khác. Những người như vậy rất là trong sáng. Tôi nghĩ là toàn bộ cách hành xử của họ rất là chân thật và rất là lương thiện. Như thế sẽ mang lại niềm tin. Niềm tin sẽ mang lại tình bạn. Tình bạn sẽ mang lại sự hòa hợp. Chúng ta vốn là loài động vật sống hợp quần thành đoàn thể xã hội, do đó trong đời sống thường ngày chúng ta rất cần sống với toàn thể những người khác. Và như thế, càng có nhiều nhiệt tâm thì càng tốt hơn. Một người có thể hạnh phúc hơn nhiều trong 24 giờ của một ngày. Người đó sẽ cảm thấy luôn luôn được bao bọc chung quanh bởi các bạn bè, cùng là các anh chị em của nhân loại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu không có thái độ hành xử từ bi đó và thay vì vậy là thái độ cực kỳ ích kỷ thì khó có thể cư xử tốt hay khó có thể tiếp xúc với người khác với lòng lương thiện. Kết quả là sẽ mang đến sự nghi ngờ, bất tín. Kết quả là ta cảm thấy bao quanh bởi sự thù nghịch hay nghi ngờ người khác, và hậu quả là ta cảm thấy cô đơn, như thế là đi ngược lại rất nhiều với bản chất của con người. Khi nói về lòng từ bi, chúng ta không nói xa xôi gì về kiếp vị lai, không nói về Niết Bàn hay Phật quả. Nói một cách đơn giản, có nhiều kinh nghiệm về từ bi ngay trong kiếp sống này làm chúng ta trở thành hạnh phúc hơn. Và vì chúng ta có được tinh thần vui vẻ cho nên thân thế cũng trở thành khỏe mạnh hơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ về đề tài kia, sự hiểu biết tánh Không, là thực tánh rốt ráo của mọi pháp<SUP><B>(7)</B></SUP> - ý nghĩa thực sự của tánh Không là thuyết Duyên khởi. Thuyết này rất có lợi lạc để phát triển mọi tầm nhìn viên dung<SUP><B>(8)</B></SUP>. Thực tánh mọi pháp đều tùy thuộc vào nhau mà khởi sinh ra. Ngay cả với sức khỏe của chúng ta cũng tùy thuộc vào nhiều thứ. Cũng thế, sự an bình của tâm thức tùy thuộc vào nhiều thứ khác. Bây giờ, hãy mang điều này lên tầm mức của thế giới, và áp dụng vào vấn đề môi sinh, nhân loại và các loài vật khác, ta thấy tất cả đều tùy thuộc vào nhau mà tồn tại. Cho nên thuyết Duyên khởi giúp ích vô cùng để hiểu rõ cái hình ảnh thế giới viên dung này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đôi khi tôi nói với các vị không phải là Phật tử rằng, trên phương diện tôn giáo thì họ không có quan tâm gì đến Phật giáo, và như vậy thì phải có những truyền thống tôn giáo không theo đạo Phật, thí dụ như là Thiên Chúa giáo hay là Hồi giáo. Nếu gia đình của họ thuộc về những truyền thống đó thì tốt hơn là họ nên giữ theo truyền thống của họ. Trong lúc đó, tuy quan niệm của thuyết Duyên khởi và tương liên tương tức đến từ Phật giáo, nhưng lại có thể áp dụng hữu ích cho tất cả mọi người trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Như thế quan điểm đó làm tâm thức của chúng ta cởi mở rộng rãi hơn. Qua phương cách đó, các hành động của chúng ta sẽ trở nên thiết thực hơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhiều vấn đề khởi ra từ sự thiếu sót tầm nhìn viên dung. Người ta chỉ nhìn theo một khía cạnh nhỏ và chỉ thấy được một nguyên nhân hay yếu tố nhỏ của vấn đề. Rồi họ cố giải quyết vấn đề theo cách nhìn thiếu sót đó. Trên thực tế, có nhiều thứ liên hệ, nhưng phương cách của họ để giải quyết các sự vật là chỉ nhìn hay ngắm vào một phần của vấn đề. Do dó mà hành động của ta trở thành thiếu thực tế. Vì thế, để mang lại một thái độ viên dung, và có được một giải pháp thực tế thì điều tối quan trọng là phải hiểu rõ thực tánh của sự vật. Để hiểu rõ thực tánh của sự vật, thì điều tối cần thiết là có một tầm nhìn viên dung. Do đó, thuyết này, giáo lý về Duyên khởi này... cũng còn có một loại phương diện khác của lý Duyên khởi gọi là Vô ngã, hay là không thể có sự hiện hữu độc lập riêng rẽ. Và đó là hai đề tài đã nói ở trên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ nói về văn bản của bài luận. Như thế, có hai điểm này:
<p style="padding-left: 56px;">1. <I>Tâm từ bi liên hệ đến lòng nhiệt tâm, hay lòng tốt.
2. Thuyết Duyên khởi liên quan đến trí tuệ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Duyên khởi là thứ, giống như thức ăn của não bộ hay là trí tuệ. Khái niệm về từ bi có lợi ích, như là thức ăn hay nhiên liệu cho lòng nhiệt tâm. Giáo lý về từ bi này rất có lợi lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy, tôi nghĩ truyền thống Phật giáo Việt Nam chủ yếu đến từ truyền thống của Trung Hoa. Cũng có thể đến thẳng từ Ấn Độ, nhưng phần lớn là đến từ truyền thống của Trung Hoa. Rồi truyền thống Đại Hàn, Nhật, và cả Việt Nam - đều chủ yếu lấy các kinh bản đến từ hệ kinh điển của Trung Hoa. Tôi nghĩ là Phật giáo Trung Hoa hay truyền thống Trung Hoa khởi đầu từ các thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư. Truyền thống Tây Tạng khởi đầu từ thế kỷ thứ bảy. Như vậy, chúng tôi là những môn đệ trẻ đi sau của đức Phật. Quý vị là các môn đệ lớn hơn. Như thế, mỗi lần khởi đầu các pháp hội, tôi đều kính chào quý Phật tử Trung Hoa cũng như Việt Nam trước. Xin cám ơm quý vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và truyền thống Phật giáo trẻ nhất là một số những người Hoa Kỳ, là Phật tử trẻ nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn bản chúng ta sẽ học hỏi có tựa đề: Thích Bồ Đề Tâm Luận. Về nguồn gốc của văn bản cá biệt này viết bởi Tổ Long Thụ thì có hai nguồn: đến từ hệ kinh điển của Kinh thừa và cũng đến từ hệ kinh điển của Kim Cang thừa, là Mật giáo. Nhưng trong hai nguồn trên thì nguồn chính yếu là hệ giáo lý của Kim Cang Mật thừa. Do dó, mặc dù từ ngữ Bồ Đề Tâm, là tâm giác ngộ được dùng trong cả hai hệ giáo lý Kinh thừa cũng như là Kim Cang thừa, nhưng ở đây, từ ngữ Bồ Đề Tâm hay là tâm giác ngộ, mang ý nghĩa chủ yếu theo hệ giáo lý Kim Cang thừa, bởi vì văn bản gốc mà Tổ Long Thụ sử dụng dể viết thành bài luận này thực sự chính là năm dòng kệ trích dẫn từ chương hai của kinh Bí Mật Tập Hội<SUP><B>(9)</B></SUP> (s. Guhyasamaja tantra), trong đó đã nói theo pháp ngữ của đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Vì thế trong văn bản, khi bài luận mang tựa đề là Thích Bồ Đề Tâm Luận, ở đây tâm giác ngộ thực sự muốn nói đến là Bồ Đề Tâm, là tâm giác ngộ hiểu theo Kim Cang thừa nói chung và theo Tối thượng Du già nói riêng. Trong đó, tâm giác ngộ được hiểu theo bối cảnh của Tịnh Quang<SUP><B>(10)</B></SUP> tâm vi tế, Tịnh Quang tâm tối hậu, cả hai được hiểu trên trình độ của giai đoạn tu tập Viên Mãn thứ đệ<SUP><B>(11)</B></SUP> và nhất là trên trình độ của sự tu tập hợp nhất giữa ánh Tịnh Quang và Huyễn Thân<SUP><B>(12)</B></SUP>. Và đó là ý nghĩa chủ yêu của từ ngữ "tâm giác ngộ" ở đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế khi ta nói về luận giải văn bản của Kim Cang thừa, nhất là với Mật tông thì nói chung có hai loại Mật tông, gọi là Minh Mật và Tàng Mật<SUP><B>(13)</B></SUP>. Minh Mật là các pháp môn như Thời Luân Mật Tông<SUP><B>(14)</B></SUP>, còn Tàng Mật bao gồm các pháp thí dụ như là Bí Mật Tập Hội Mật, pháp môn này chính là nguồn gốc của văn bản luận giải cá biệt này của Tổ Long Thụ. Vậy, trong Tàng Mật như Bí Mật Tập Hội Mật, ngay cả ý nghĩa của một từ ngữ đơn giản cũng có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lấy thí dụ, ta có thể sử dụng phương pháp diễn giải về đề ra và áp dụng cái được biết là Tứ Cách<SUP><B>(15)</B></SUP> và Lục Pháp<SUP><B>(16)</B></SUP>, trong đó ngay cả một từ ngữ đơn giản có thể diễn giải qua nhiều cách khác nhau tùy theo trình độ. Và ở đây, lấy thí dụ, Bí Mật Tập Hội là nguồn gốc của luận giải cá biệt này, và Bí Mật Tập Hội Mật có sáu nguyên lý diễn giải Mật tông trong đó năm nguyên lý đã được dịch ra Tạng ngữ. Vậy năm trong sáu đã có sẵn. Còn một chưa được dịch. Thế thì ở đây, khi Tổ Long Thụ luận giải Bồ Đề Tâm, tâm giác ngộ, Ngài đã luận giải không những theo trình độ của Kim Cang thừa mà còn luận giải theo trình độ hiểu biết của giai đoạn tu tập Viên Mãn thứ đệ của Bồ Đề Tâm hay là tâm giác ngộ, theo ngữ cảnh của Tịnh Quang tâm, và trên trình độ của giai đoạn tu tập Viên Mãn Thứ Đệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi ta nói về Tịnh Quang tâm trong giai đoạn tu tập Viên Mãn Thứ Đệ, điều cốt lõi là ta nói về sự bất phân ly hợp nhất của Chính niệm và Tánh Không. Vậy, ở đây có hai khía cạnh. Một là khía cạnh mục tiêu, nghĩa là đối tượng, là Tánh Không, và đó là điều mà tâm trí tuệ cần phải chứng ngộ. Khía cạnh kia là chủ thể chứng ngộ Tánh Không đó, chính là chủ thể của ánh Tịnh Quang. Và ở giữa hai kía cạnh này là sự hiểu biết, là chính trí về Bồ Đề Tâm<SUP><B>(17)</B></SUP>, là những điều được chuyên chở trong văn bản bài luận của Tổ Long Thụ, và đó là khía cạnh trước, khía cạnh đầu tiên, là đối tượng Tánh Không, hay là đối tượng Tịnh Quang<SUP><B>(18)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, khi ta nói đến thuyết giảng về chủ thể Tịnh Quang tâm, điều cốt lõi là nói về giáo lý của đức Phật thuyết về Tánh Không, phần đó đã được trình bày trong các bài luận giải khác của Ngài và trên quan điểm của hệ giáo lý kinh điển. Thí dụ như theo Giải Thâm Mật kinh, Xiển Minh Phật Đích Ý Nghĩa<SUP><B>(19)</B></SUP>, chúng ta nhận ra có ba lần chuyển pháp luân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lần chuyển pháp luân thứ nhất là giáo lý về Tứ Diệu Đế. Lần chuyển pháp luân thứ hai chủ yếu bao gồm giáo lý các kinh điển của hệ Đại Trí Độ, là các kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Và trong hai lần chuyển pháp luân này, đức Phật đã trình bày chủ yếu về đối tượng Tịnh Quang, đó chính là giáo lý về Tánh Không. Và rồi chính kinh Giải Thâm Mật liên quan đến lần chuyển pháp luân thứ ba và dẫn đến sự phân biệt rõ ràng về các tự tánh<SUP><B>(20)</B></SUP> khác nhau. Và ở đây, một phân đoạn của lần chuyển pháp luân thứ ba đã bao gồm các bài kinh như là Tathagata-garbha Sutra, Như Lại Tạng Kinh<SUP><B>(21)</B></SUP>. Trong giáo lý này, ngoài đối tượng là Tịnh Quang của Tánh Không, đức Phật còn thuyết giảng thêm về chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều độc đáo về các giáo lý Kim Cang thừa là giáo lý này trình bày một phương cách, trong đó đối tượng Tịnh Quang, chính là Tánh Không, và chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ có thể hòa lại chung với nhau thành hợp nhất bất phân ly, do đó đề ra con đường đạo trên đó ta có thể tiến gần đế sự giác ngộ qua hành trì hợp nhất bất phân ly giữa đối tượng Tịnh Quang của Tánh Không và chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung, sự hợp nhất giữa Pháp và Trí là phần tối thiết của Phật đạo để giác ngộ. Nhất là trong ngữ cảnh của Kim Cang thừa, hợp nhất giữa Pháp và Trí được thực hiện qua sự hợp nhất bất phân ly, tại đó, ngay cả trong mọt biến cố đơn độc của tâm thức, cả hai Trí và Pháp đều hiện diện. Như thế đưa đến thành sự hợp nhất bất phân ly.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(*) Các chữ viết tắt trong phần chú thích: t: Tạng ngữ; s: Phạn ngữ; e: Anh ngữ; l: La tinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các ghi chú ở cuối trang là của dịch giả để làm sáng tỏ thêm về các thuật ngữ Phật giáo Việt Nam. Vì các thuật ngữ Phật giáo và đề tài giảng dạy tương đối khó hiểu, cho nên các cước chú cuối trang dùng để giải thích cho rõ thêm nguồn gốc và ý nghĩa của bài dịch chứ không phải là do đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng. Tuy nhiên, các cước chú này lại thực sự khá quan trọng để giúp cho những vị sơ cơ có dịp đọc và hiểu được những lời giảng dạy trân quý của đức Đạt Lai Lạt Ma và nương theo ý mà đi vào đạo. Bởi vì đề tài giảng dạy quá rộng, cho nên số cước chú lên khá nhiều, mà nếu dồn vào trang cuối thì sẽ làm cho độc giả bị mất mạch văn khi đọc bài dịch, do đó dịch giả đã để vào cuối trang cho tiện việc tham khảo ngay khi có một thuật ngữ trong trang cần được làm rõ nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Long Thụ</B> (t. Klu Sgrub; s. <I>Nāgārjuna</I>, sinh khoảng thế kỷ 1 - 2) là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xưng tụng tổ là đệ nhị Phật sau đức Thích Ca Mâu Ni và xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" - năm vị khác là Thánh Thiên (s. <I>Āryadeva</I>), Vô Trước (s. <I>Asaṅga</I>), Thế Thân (s. <I>Vasubandhu</I>), Trần Na (s, <I>Dignāga</I>), Pháp Xứng (s. <I>Dharmakīrti</I>). Tác phẩm nổi tiếng của Tổ là Căn Bản Trung Quán Luận Tụng (s. <I>Mādhyamikakarika</I>).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Biện chứng pháp</B> trong Phật giáo là tiến trình lý luận để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vấn đề qua phương pháp lý luận phủ định đưa đối phương đến sự nghịch lý trong lý luận của họ. Biện chứng pháp của tổ Long Thụ được gọi là <I>"Quy Mậu Luận Chứng"</I> (s. <I>Prāsaṅga</I>, l. reductio ad absurnum), dịch sát nghĩa là "lý luận chứng minh để quy về sự sai lầm", dùng ngay các lý luận của đối phương để đưa họ đến sự nghịch lý, sai lầm, và do đó phá những tà kiến để làm sáng tỏ chánh pháp (gọi là phá tà hiển chánh).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Thánh Thiên</B> (s. <I>Āryadeva</I>), là đệ tử của tổ Long Thụ. Sống khoảng thế kỷ thứ 3, trước tác các tác phẩm Trung Quán Luận và được xem là một trong những người khái sáng Trung Quán tông.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Phật Hộ</B> (s. <I>Buddhapālita</I>) là một vị đại sư Ấn Độ sống vào thế kỷ thứ 4, người sáng lập ra Trung Quán Cụ Duyên tông (s. <I>Prāsaṅgika-mādhyamika</I>).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <B>Thanh Biện</B> (s. <I>Bhāvaviveka</I>) là một Luận sư quan trọng của Trung Quán tông (s. <I>Mādhyamika</I>), sống khoảng thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Là người sáng lập bộ phái Trung Quán - Y Tư Khởi tông (s. <I>Mādhyamika-svātantrika</I>), là một trong hai trường phái của Trung Quán. Sư dùng phương pháp suy luận biện chứng dựa trên nền tảng của Nhân Minh Học (s. <I>Hetuvidyā</I>), Lượng Thức Học (s. <I>Pramāṇavāda</I>). Vào thế kỷ thứ 8, trường phái của Sư được Tịch Hộ (s. <I>Śāntarakṣita</I>) biến thành phái Trung Quán - Duy Thức tông (s. <I>Mādhyamika-yogācāra</I>).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Tánh Không (s. <I>Shunya</I>) cũng có ý nghĩa là Hư không bất diệt, Hán dịch âm là Thuấn Nhã (trong khi từ Phạn ngữ Shunyata thì Hán dịch âm là Thuấn Nhã Đa). Bài tựa chú Lăng Nghiêm của Phật giáo Việt Nam có hai câu kệ cuối: "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước ra ca tâm vô động chuyển", nghĩa là dù Hư không có thể bị tiêu vong mà vẫn giữ tâm Bồ đề kiên cố như núi Thiết Vi (s. <I>Cakravada</I>, Hán dịch là Thước ca ra).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Pháp là một thuật ngữ của Phật giáo, nghĩa là một sự vật hay một hiện tượng bao gồm cả vật lý lẫn tâm lý.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(8) Tầm nhìn viên dung ở đây mang một ý nghĩa vô phân biệt, xem tất cả cùng là một, và phù hợp với lý bất nhị. Xin tham khảo thêm bài "Tánh Không Tổng Hợp Tam Thừa Phật Giáo Trong Tinh Thần Bất Bộ Phái Theo Phật Giáo Tây Tạng) của Không Quán (cũng chính là dịch giả) tại mạng: www.prajnaupadesa.org
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(9) <B>Bí Mật Tập Hội Kinh</B> (s. Guhyasamaja santra, t. Gsang ba 'dus pa, e. Tantra of the Secret Asembly).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(10) <B>Tịnh Quang Tâm</B> (t.'od Gsa, s. prabhasvara-citta, e. Clear light mind), Trung Hoa dịch là Minh Quang tâm hay Cực Quang tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(11) <B>Viên Mãn Thứ Đệ</B> là một trong giai đoạn tu tập của Du Già Mật tông:
<p style="padding-left: 88px;"><B>a. Sanh Khởi Thứ Đệ</B> (t. bskyed rim, e. Generation stage): giai đoạn hành trì từng phần, quán tưởng khởi thành vị Hộ Phật rõ ràng trong tâm thức.
<B>b. Viên Mãn Thứ Đệ</B> (t. rdzogs rim, e. Completion stage): giai đoạn hành trì từng phần, quán tưởng thành tựu Kim Cang thân qua các tu tập như là pháp môn nội hóa (t. gTum mo).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(12) <B>Huyễn Thân</B> hay Huyễn Thân đạo (t. sgyu lus, e. Path of Illusory Body), chuyên quán tưởng thân người là tập hợp của nghiệp lực tùy duyên mà khởi lên như huyễn ảnh phản chiếu trong gương.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(13) Minh Mật Minh nghĩa là sáng, lộ rõ (e. Explicit tantra) và tàng (nghĩa là dấu kín) mật (e. Hidden tantra).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(14) <B>Thời Luân Mật tông</B>, (s. Kalachakra tantra).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(15) <B>Tứ Cách</B>, (e. The four modes). Tứ Cách là bốn cách để diễn giải rốt ráo ý nghĩa của từ ngữ trong kinh, bao gồm:
<p style="padding-left: 88px;"><B>a. Giản lược nghĩa</B>: là diễn giản theo chữ, nghĩa đen.
<B>b. Phổ quát nghĩa</B>: là nghĩa theo giai đoạn tu tập Sanh Khởi Thứ Đệ.
<B>c. Tàng nghĩa</B>: là diễn giải theo giai đoạn tu tập của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Mật Tập Hội bao gồm năm giai đoạn tu tập thì Tàng nghĩa thuộc về diễn giải theo giai đoạn thứ hai và thứ ba của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Mật Tập Hội.
<B>d. Tối thắng nghĩa</B>: là diễn giải theo giai đoạn tu tập cuối của Viên Mãn Thứ Đệ, như giai đoạn tu tập thứ năm của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Tập Tập Hội, bao gồm pháp tu hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(16) <B>Lục Pháp</B>, (e. The six boundaries). Lục pháp là sáu phương pháp diễn giải các từ ngữ trong kinh bao gồm:
<p style="padding-left: 88px;"><B>a. Hiển nghĩa</B>: thí dụ như đức Kim Cang Trì (s. Vajradhara) có hiển nghĩa là hình đức Phật cầm chùy kim cang năm nhánh.
<B>b. Ám nghĩa</B>: là sự hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân (e. Union of clear light, t.'od-gsal and Illusory body, t. sgyu-lus).
<B>c. Ẩn dụ nghĩa</B>: là khi một câu có nghĩa ẩn dụ, như là "hãy đi tìm một cô thiếu nữ trẻ đẹp, mắt to, 25 tuổi, mang ý nghĩa ẩn dụ là hãy đạt đến sự hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân.
<B>d. Phi Ẩn dụ nghĩa</B>: thí dụ như câu: "hãy ngồi thiền định trong tư thế kim cang bất nhị".
<B>e. Quy ước nghĩa</B>: Quy ước là khi những câu kinh có ý nghĩa rõ ràng theo quy ước của ngôn ngữ và văn phạm.
<B>f. Phi Quy ước nghĩa</B>: là khi những câu không theo các quy ước của ngôn ngữ và văn phạm, thí dụ như <I>"kotakya, kotava, kotakotavashcha</I> v.v..." chỉ là tên những khuôn mặt khác nhau của đức Phật Kim Cang Thủ (s. Vajrapani, hay còn xưng là Chấp Kim Cang).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(17) Do đó mà bài luận này mang tựa đề là: "Thích Bồ Đề Tâm Luận".
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(18) Nói cách khác, khía cạnh mục tiêu là đối tượng Tịnh Quang và chính là Tánh Không, còn khía cạnh chủ thể chính là Tâm Tịnh Quang chứng ngộ Tánh Không qua sự hiểu biết, chánh trí về Tánh Không.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(19) <B>Giải Thâm Mật Kinh</B> (s. <I>Samdhinirmocana-sutra</I>; t. dgongs pa nges par `grel pa`i mdo), dịch âm Hán Việt là San địa niết mô chiết na tu đa la, là một bộ kinh Đại thừa. Giải Thâm Mật là bộ kinh căn bản của Duy Thức tông, thuyết về A lại da thức (s. Ālaya-vijnāna), Tam tự tính (s. Trisvabhāva) của tâm thức theo Duy Thức học.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(20) Các tự tánh đó là Tam Tự Tánh (s. Trisvabhāva) bao gồm: Biến Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(21) <B>Như Lai Tạng Kinh</B> (s. <I>Tathāgatagarbha sutra</I>) là một bộ kinh Đại thừa trong hệ thống kinh Như Lai Tạng bao gồm thêm các bộ kinh khác như: <I>Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Quảng Kinh</I> (s. <I>Śrīmālāsiṃhanāda sūtra</I>) và <I>Đại Bát Niết Bàn</I> (s. <I>Mahāparinirvāṇa sūtra</I>). Hệ kinh Như Lai Tạng nhấn mạnh một điểm là mỗi chúng sanh đều có Như Lai Tạng, tức Phật tánh, và có sẵn chủng tử Phật (hạt giống Phật).</P>
</span></span>
<CENTER>

<BR><B>ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Thuyết giảng về Thích Bồ Đề Tâm Luận của
Tổ Long Thọ (Long Thụ)</B>
Ngày 04 tháng 19 năm 2009, tại Nữu Ước, Hoa Kỳ.
Dịch giả: Sonam Nyima Chân Giác (Ly Bui) 05-06-2010</CENTER>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Thưa các đạo hữu huynh đệ và các đạo hữu huynh đệ Việt Nam thân mến, tôi vô cùng hoan hỷ hiện diện tại đây để nói chuyện về bài luận quan trọng do Tổ Long Thụ<SUP><B>(1)</B></SUP> đã trước tác. Trong truyền thống Phật giáo Phạn ngữ, Tổ Long Thụ được xưng tụng là vị Phật thứ hai (sau đức Thích Ca). Tôi nghĩ rằng Ngài rất nổi tiếng bởi vì bài luận kỳ diệu này. Trong các bài luận, Ngài luôn luôn đề ra những quan điểm qua những lời nói của đức Phật, và nhất là đưa ra những quan điểm qua những lý luận biện chứng<SUP><B>(2)</B></SUP> - mà không chỉ thuần túy trích ra những lời nói của đức Phật, và nhất là đưa ra một bài luận giải trình bày rõ ràng mạch lạc qua những lý luận biện chứng.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vì cách luận giải của Ngài đặt căn bản trên những lý luận biện chứng nên tất cả các vị Tổ ngay sau đó như Thánh Thiên<SUP><B>(3)</B></SUP>) và cả Phật Hộ<SUP><B>(4)</B></SUP>, Thanh Biện<SUP><B>(5)</B></SUP>, cũng như tất cả các vị đại học giả, đại tổ sư đều đi theo phương pháp của Ngài để luận giải giáo lý Phật giáo qua lý luận biện chứng. Vì thế tôi cũng vô cùng hoan hỷ có được duyên lành hôm nay để giải thích về một vài đoạn thi kệ của bài luận giải của Ngài. Và dĩ nhiên là Phật giáo Việt Nam cũng đi theo truyền thống này và cũng là những truyền nhân của dòng truyền thừa Phạn ngữ như là Tổ Long Thụ. Như thế, hiện giờ chúng ta đều là môn đệ hoặc là truyền nhân của dòng truyền thừa Nalanda, tức là trung tâm Nalanda - Đại Phật Học Viện Ấn Độ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Tinh túy của bài luận này bao gồm hai đề tài: Vô Lượng Từ Bi và Chính kiến, cũng là trí tuệ hiểu biết Tánh Không<SUP><B>(6)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, có thể nói là hai điểm này là hai đề tài chính của bài luận.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ câu hỏi là mục đích để làm gì? Hai đền tài này sẽ mang lại những lợi lạc gì? Thứ nhất, Từ bi mang lại sức mạnh nội tâm. Chúng ta có thể quan sát những vị có nhiều lòng bi mẫn và từ tâm. Thái độ của họ rất cởi mở. Họ nói chuyện dễ dàng thoải mái với người khác. Những người như vậy rất là trong sáng. Tôi nghĩ là toàn bộ cách hành xử của họ rất là chân thật và rất là lương thiện. Như thế sẽ mang lại niềm tin. Niềm tin sẽ mang lại tình bạn. Tình bạn sẽ mang lại sự hòa hợp. Chúng ta vốn là loài động vật sống hợp quần thành đoàn thể xã hội, do đó trong đời sống thường ngày chúng ta rất cần sống với toàn thể những người khác. Và như thế, càng có nhiều nhiệt tâm thì càng tốt hơn. Một người có thể hạnh phúc hơn nhiều trong 24 giờ của một ngày. Người đó sẽ cảm thấy luôn luôn được bao bọc chung quanh bởi các bạn bè, cùng là các anh chị em của nhân loại.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nếu không có thái độ hành xử từ bi đó và thay vì vậy là thái độ cực kỳ ích kỷ thì khó có thể cư xử tốt hay khó có thể tiếp xúc với người khác với lòng lương thiện. Kết quả là sẽ mang đến sự nghi ngờ, bất tín. Kết quả là ta cảm thấy bao quanh bởi sự thù nghịch hay nghi ngờ người khác, và hậu quả là ta cảm thấy cô đơn, như thế là đi ngược lại rất nhiều với bản chất của con người. Khi nói về lòng từ bi, chúng ta không nói xa xôi gì về kiếp vị lai, không nói về Niết Bàn hay Phật quả. Nói một cách đơn giản, có nhiều kinh nghiệm về từ bi ngay trong kiếp sống này làm chúng ta trở thành hạnh phúc hơn. Và vì chúng ta có được tinh thần vui vẻ cho nên thân thế cũng trở thành khỏe mạnh hơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ về đề tài kia, sự hiểu biết tánh Không, là thực tánh rốt ráo của mọi pháp<SUP><B>(7)</B></SUP> - ý nghĩa thực sự của tánh Không là thuyết Duyên khởi. Thuyết này rất có lợi lạc để phát triển mọi tầm nhìn viên dung<SUP><B>(8)</B></SUP>. Thực tánh mọi pháp đều tùy thuộc vào nhau mà khởi sinh ra. Ngay cả với sức khỏe của chúng ta cũng tùy thuộc vào nhiều thứ. Cũng thế, sự an bình của tâm thức tùy thuộc vào nhiều thứ khác. Bây giờ, hãy mang điều này lên tầm mức của thế giới, và áp dụng vào vấn đề môi sinh, nhân loại và các loài vật khác, ta thấy tất cả đều tùy thuộc vào nhau mà tồn tại. Cho nên thuyết Duyên khởi giúp ích vô cùng để hiểu rõ cái hình ảnh thế giới viên dung này.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Đôi khi tôi nói với các vị không phải là Phật tử rằng, trên phương diện tôn giáo thì họ không có quan tâm gì đến Phật giáo, và như vậy thì phải có những truyền thống tôn giáo không theo đạo Phật, thí dụ như là Thiên Chúa giáo hay là Hồi giáo. Nếu gia đình của họ thuộc về những truyền thống đó thì tốt hơn là họ nên giữ theo truyền thống của họ. Trong lúc đó, tuy quan niệm của thuyết Duyên khởi và tương liên tương tức đến từ Phật giáo, nhưng lại có thể áp dụng hữu ích cho tất cả mọi người trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Như thế quan điểm đó làm tâm thức của chúng ta cởi mở rộng rãi hơn. Qua phương cách đó, các hành động của chúng ta sẽ trở nên thiết thực hơn.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nhiều vấn đề khởi ra từ sự thiếu sót tầm nhìn viên dung. Người ta chỉ nhìn theo một khía cạnh nhỏ và chỉ thấy được một nguyên nhân hay yếu tố nhỏ của vấn đề. Rồi họ cố giải quyết vấn đề theo cách nhìn thiếu sót đó. Trên thực tế, có nhiều thứ liên hệ, nhưng phương cách của họ để giải quyết các sự vật là chỉ nhìn hay ngắm vào một phần của vấn đề. Do dó mà hành động của ta trở thành thiếu thực tế. Vì thế, để mang lại một thái độ viên dung, và có được một giải pháp thực tế thì điều tối quan trọng là phải hiểu rõ thực tánh của sự vật. Để hiểu rõ thực tánh của sự vật, thì điều tối cần thiết là có một tầm nhìn viên dung. Do đó, thuyết này, giáo lý về Duyên khởi này... cũng còn có một loại phương diện khác của lý Duyên khởi gọi là Vô ngã, hay là không thể có sự hiện hữu độc lập riêng rẽ. Và đó là hai đề tài đã nói ở trên.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Bây giờ nói về văn bản của bài luận. Như thế, có hai điểm này:
<p style="padding-left: 56px;">1. <I>Tâm từ bi liên hệ đến lòng nhiệt tâm, hay lòng tốt.
2. Thuyết Duyên khởi liên quan đến trí tuệ.</I>
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Duyên khởi là thứ, giống như thức ăn của não bộ hay là trí tuệ. Khái niệm về từ bi có lợi ích, như là thức ăn hay nhiên liệu cho lòng nhiệt tâm. Giáo lý về từ bi này rất có lợi lạc.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Vậy, tôi nghĩ truyền thống Phật giáo Việt Nam chủ yếu đến từ truyền thống của Trung Hoa. Cũng có thể đến thẳng từ Ấn Độ, nhưng phần lớn là đến từ truyền thống của Trung Hoa. Rồi truyền thống Đại Hàn, Nhật, và cả Việt Nam - đều chủ yếu lấy các kinh bản đến từ hệ kinh điển của Trung Hoa. Tôi nghĩ là Phật giáo Trung Hoa hay truyền thống Trung Hoa khởi đầu từ các thế kỷ thứ hai, thứ ba và thứ tư. Truyền thống Tây Tạng khởi đầu từ thế kỷ thứ bảy. Như vậy, chúng tôi là những môn đệ trẻ đi sau của đức Phật. Quý vị là các môn đệ lớn hơn. Như thế, mỗi lần khởi đầu các pháp hội, tôi đều kính chào quý Phật tử Trung Hoa cũng như Việt Nam trước. Xin cám ơm quý vị.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Và truyền thống Phật giáo trẻ nhất là một số những người Hoa Kỳ, là Phật tử trẻ nhất.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Văn bản chúng ta sẽ học hỏi có tựa đề: Thích Bồ Đề Tâm Luận. Về nguồn gốc của văn bản cá biệt này viết bởi Tổ Long Thụ thì có hai nguồn: đến từ hệ kinh điển của Kinh thừa và cũng đến từ hệ kinh điển của Kim Cang thừa, là Mật giáo. Nhưng trong hai nguồn trên thì nguồn chính yếu là hệ giáo lý của Kim Cang Mật thừa. Do dó, mặc dù từ ngữ Bồ Đề Tâm, là tâm giác ngộ được dùng trong cả hai hệ giáo lý Kinh thừa cũng như là Kim Cang thừa, nhưng ở đây, từ ngữ Bồ Đề Tâm hay là tâm giác ngộ, mang ý nghĩa chủ yếu theo hệ giáo lý Kim Cang thừa, bởi vì văn bản gốc mà Tổ Long Thụ sử dụng dể viết thành bài luận này thực sự chính là năm dòng kệ trích dẫn từ chương hai của kinh Bí Mật Tập Hội<SUP><B>(9)</B></SUP> (s. Guhyasamaja tantra), trong đó đã nói theo pháp ngữ của đức Phật Tỳ Lô Giá Na. Vì thế trong văn bản, khi bài luận mang tựa đề là Thích Bồ Đề Tâm Luận, ở đây tâm giác ngộ thực sự muốn nói đến là Bồ Đề Tâm, là tâm giác ngộ hiểu theo Kim Cang thừa nói chung và theo Tối thượng Du già nói riêng. Trong đó, tâm giác ngộ được hiểu theo bối cảnh của Tịnh Quang<SUP><B>(10)</B></SUP> tâm vi tế, Tịnh Quang tâm tối hậu, cả hai được hiểu trên trình độ của giai đoạn tu tập Viên Mãn thứ đệ<SUP><B>(11)</B></SUP> và nhất là trên trình độ của sự tu tập hợp nhất giữa ánh Tịnh Quang và Huyễn Thân<SUP><B>(12)</B></SUP>. Và đó là ý nghĩa chủ yêu của từ ngữ "tâm giác ngộ" ở đây.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như thế khi ta nói về luận giải văn bản của Kim Cang thừa, nhất là với Mật tông thì nói chung có hai loại Mật tông, gọi là Minh Mật và Tàng Mật<SUP><B>(13)</B></SUP>. Minh Mật là các pháp môn như Thời Luân Mật Tông<SUP><B>(14)</B></SUP>, còn Tàng Mật bao gồm các pháp thí dụ như là Bí Mật Tập Hội Mật, pháp môn này chính là nguồn gốc của văn bản luận giải cá biệt này của Tổ Long Thụ. Vậy, trong Tàng Mật như Bí Mật Tập Hội Mật, ngay cả ý nghĩa của một từ ngữ đơn giản cũng có thể diễn giải theo nhiều cách khác nhau.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lấy thí dụ, ta có thể sử dụng phương pháp diễn giải về đề ra và áp dụng cái được biết là Tứ Cách<SUP><B>(15)</B></SUP> và Lục Pháp<SUP><B>(16)</B></SUP>, trong đó ngay cả một từ ngữ đơn giản có thể diễn giải qua nhiều cách khác nhau tùy theo trình độ. Và ở đây, lấy thí dụ, Bí Mật Tập Hội là nguồn gốc của luận giải cá biệt này, và Bí Mật Tập Hội Mật có sáu nguyên lý diễn giải Mật tông trong đó năm nguyên lý đã được dịch ra Tạng ngữ. Vậy năm trong sáu đã có sẵn. Còn một chưa được dịch. Thế thì ở đây, khi Tổ Long Thụ luận giải Bồ Đề Tâm, tâm giác ngộ, Ngài đã luận giải không những theo trình độ của Kim Cang thừa mà còn luận giải theo trình độ hiểu biết của giai đoạn tu tập Viên Mãn thứ đệ của Bồ Đề Tâm hay là tâm giác ngộ, theo ngữ cảnh của Tịnh Quang tâm, và trên trình độ của giai đoạn tu tập Viên Mãn Thứ Đệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Khi ta nói về Tịnh Quang tâm trong giai đoạn tu tập Viên Mãn Thứ Đệ, điều cốt lõi là ta nói về sự bất phân ly hợp nhất của Chính niệm và Tánh Không. Vậy, ở đây có hai khía cạnh. Một là khía cạnh mục tiêu, nghĩa là đối tượng, là Tánh Không, và đó là điều mà tâm trí tuệ cần phải chứng ngộ. Khía cạnh kia là chủ thể chứng ngộ Tánh Không đó, chính là chủ thể của ánh Tịnh Quang. Và ở giữa hai kía cạnh này là sự hiểu biết, là chính trí về Bồ Đề Tâm<SUP><B>(17)</B></SUP>, là những điều được chuyên chở trong văn bản bài luận của Tổ Long Thụ, và đó là khía cạnh trước, khía cạnh đầu tiên, là đối tượng Tánh Không, hay là đối tượng Tịnh Quang<SUP><B>(18)</B></SUP>.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Như vậy, khi ta nói đến thuyết giảng về chủ thể Tịnh Quang tâm, điều cốt lõi là nói về giáo lý của đức Phật thuyết về Tánh Không, phần đó đã được trình bày trong các bài luận giải khác của Ngài và trên quan điểm của hệ giáo lý kinh điển. Thí dụ như theo Giải Thâm Mật kinh, Xiển Minh Phật Đích Ý Nghĩa<SUP><B>(19)</B></SUP>, chúng ta nhận ra có ba lần chuyển pháp luân.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Lần chuyển pháp luân thứ nhất là giáo lý về Tứ Diệu Đế. Lần chuyển pháp luân thứ hai chủ yếu bao gồm giáo lý các kinh điển của hệ Đại Trí Độ, là các kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa. Và trong hai lần chuyển pháp luân này, đức Phật đã trình bày chủ yếu về đối tượng Tịnh Quang, đó chính là giáo lý về Tánh Không. Và rồi chính kinh Giải Thâm Mật liên quan đến lần chuyển pháp luân thứ ba và dẫn đến sự phân biệt rõ ràng về các tự tánh<SUP><B>(20)</B></SUP> khác nhau. Và ở đây, một phân đoạn của lần chuyển pháp luân thứ ba đã bao gồm các bài kinh như là Tathagata-garbha Sutra, Như Lại Tạng Kinh<SUP><B>(21)</B></SUP>. Trong giáo lý này, ngoài đối tượng là Tịnh Quang của Tánh Không, đức Phật còn thuyết giảng thêm về chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Điều độc đáo về các giáo lý Kim Cang thừa là giáo lý này trình bày một phương cách, trong đó đối tượng Tịnh Quang, chính là Tánh Không, và chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ có thể hòa lại chung với nhau thành hợp nhất bất phân ly, do đó đề ra con đường đạo trên đó ta có thể tiến gần đế sự giác ngộ qua hành trì hợp nhất bất phân ly giữa đối tượng Tịnh Quang của Tánh Không và chủ thể Tịnh Quang của Trí tuệ.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Nói chung, sự hợp nhất giữa Pháp và Trí là phần tối thiết của Phật đạo để giác ngộ. Nhất là trong ngữ cảnh của Kim Cang thừa, hợp nhất giữa Pháp và Trí được thực hiện qua sự hợp nhất bất phân ly, tại đó, ngay cả trong mọt biến cố đơn độc của tâm thức, cả hai Trí và Pháp đều hiện diện. Như thế đưa đến thành sự hợp nhất bất phân ly.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify"><B>CHÚ THÍCH</B>:
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">(*) Các chữ viết tắt trong phần chú thích: t: Tạng ngữ; s: Phạn ngữ; e: Anh ngữ; l: La tinh.
<P style="TEXT-INDENT: 25pt; TEXT-ALIGN: justify">Các ghi chú ở cuối trang là của dịch giả để làm sáng tỏ thêm về các thuật ngữ Phật giáo Việt Nam. Vì các thuật ngữ Phật giáo và đề tài giảng dạy tương đối khó hiểu, cho nên các cước chú cuối trang dùng để giải thích cho rõ thêm nguồn gốc và ý nghĩa của bài dịch chứ không phải là do đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng. Tuy nhiên, các cước chú này lại thực sự khá quan trọng để giúp cho những vị sơ cơ có dịp đọc và hiểu được những lời giảng dạy trân quý của đức Đạt Lai Lạt Ma và nương theo ý mà đi vào đạo. Bởi vì đề tài giảng dạy quá rộng, cho nên số cước chú lên khá nhiều, mà nếu dồn vào trang cuối thì sẽ làm cho độc giả bị mất mạch văn khi đọc bài dịch, do đó dịch giả đã để vào cuối trang cho tiện việc tham khảo ngay khi có một thuật ngữ trong trang cần được làm rõ nghĩa.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(1) <B>Long Thụ</B> (t. Klu Sgrub; s. <I>Nāgārjuna</I>, sinh khoảng thế kỷ 1 - 2) là một trong những luận sư vĩ đại nhất của lịch sử Phật giáo. Người ta xưng tụng tổ là đệ nhị Phật sau đức Thích Ca Mâu Ni và xếp Sư vào "Sáu Bảo Trang của Ấn Độ" - năm vị khác là Thánh Thiên (s. <I>Āryadeva</I>), Vô Trước (s. <I>Asaṅga</I>), Thế Thân (s. <I>Vasubandhu</I>), Trần Na (s, <I>Dignāga</I>), Pháp Xứng (s. <I>Dharmakīrti</I>). Tác phẩm nổi tiếng của Tổ là Căn Bản Trung Quán Luận Tụng (s. <I>Mādhyamikakarika</I>).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(2) <B>Biện chứng pháp</B> trong Phật giáo là tiến trình lý luận để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vấn đề qua phương pháp lý luận phủ định đưa đối phương đến sự nghịch lý trong lý luận của họ. Biện chứng pháp của tổ Long Thụ được gọi là <I>"Quy Mậu Luận Chứng"</I> (s. <I>Prāsaṅga</I>, l. reductio ad absurnum), dịch sát nghĩa là "lý luận chứng minh để quy về sự sai lầm", dùng ngay các lý luận của đối phương để đưa họ đến sự nghịch lý, sai lầm, và do đó phá những tà kiến để làm sáng tỏ chánh pháp (gọi là phá tà hiển chánh).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(3) <B>Thánh Thiên</B> (s. <I>Āryadeva</I>), là đệ tử của tổ Long Thụ. Sống khoảng thế kỷ thứ 3, trước tác các tác phẩm Trung Quán Luận và được xem là một trong những người khái sáng Trung Quán tông.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(4) <B>Phật Hộ</B> (s. <I>Buddhapālita</I>) là một vị đại sư Ấn Độ sống vào thế kỷ thứ 4, người sáng lập ra Trung Quán Cụ Duyên tông (s. <I>Prāsaṅgika-mādhyamika</I>).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(5) <B>Thanh Biện</B> (s. <I>Bhāvaviveka</I>) là một Luận sư quan trọng của Trung Quán tông (s. <I>Mādhyamika</I>), sống khoảng thế kỷ thứ 5 và thứ 6. Là người sáng lập bộ phái Trung Quán - Y Tư Khởi tông (s. <I>Mādhyamika-svātantrika</I>), là một trong hai trường phái của Trung Quán. Sư dùng phương pháp suy luận biện chứng dựa trên nền tảng của Nhân Minh Học (s. <I>Hetuvidyā</I>), Lượng Thức Học (s. <I>Pramāṇavāda</I>). Vào thế kỷ thứ 8, trường phái của Sư được Tịch Hộ (s. <I>Śāntarakṣita</I>) biến thành phái Trung Quán - Duy Thức tông (s. <I>Mādhyamika-yogācāra</I>).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(6) Tánh Không (s. <I>Shunya</I>) cũng có ý nghĩa là Hư không bất diệt, Hán dịch âm là Thuấn Nhã (trong khi từ Phạn ngữ Shunyata thì Hán dịch âm là Thuấn Nhã Đa). Bài tựa chú Lăng Nghiêm của Phật giáo Việt Nam có hai câu kệ cuối: "Thuấn Nhã Đa tánh khả tiêu vong, Thước ra ca tâm vô động chuyển", nghĩa là dù Hư không có thể bị tiêu vong mà vẫn giữ tâm Bồ đề kiên cố như núi Thiết Vi (s. <I>Cakravada</I>, Hán dịch là Thước ca ra).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(7) Pháp là một thuật ngữ của Phật giáo, nghĩa là một sự vật hay một hiện tượng bao gồm cả vật lý lẫn tâm lý.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(8) Tầm nhìn viên dung ở đây mang một ý nghĩa vô phân biệt, xem tất cả cùng là một, và phù hợp với lý bất nhị. Xin tham khảo thêm bài "Tánh Không Tổng Hợp Tam Thừa Phật Giáo Trong Tinh Thần Bất Bộ Phái Theo Phật Giáo Tây Tạng) của Không Quán (cũng chính là dịch giả) tại mạng: www.prajnaupadesa.org
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(9) <B>Bí Mật Tập Hội Kinh</B> (s. Guhyasamaja santra, t. Gsang ba 'dus pa, e. Tantra of the Secret Asembly).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(10) <B>Tịnh Quang Tâm</B> (t.'od Gsa, s. prabhasvara-citta, e. Clear light mind), Trung Hoa dịch là Minh Quang tâm hay Cực Quang tâm.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(11) <B>Viên Mãn Thứ Đệ</B> là một trong giai đoạn tu tập của Du Già Mật tông:
<p style="padding-left: 88px;"><B>a. Sanh Khởi Thứ Đệ</B> (t. bskyed rim, e. Generation stage): giai đoạn hành trì từng phần, quán tưởng khởi thành vị Hộ Phật rõ ràng trong tâm thức.
<B>b. Viên Mãn Thứ Đệ</B> (t. rdzogs rim, e. Completion stage): giai đoạn hành trì từng phần, quán tưởng thành tựu Kim Cang thân qua các tu tập như là pháp môn nội hóa (t. gTum mo).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(12) <B>Huyễn Thân</B> hay Huyễn Thân đạo (t. sgyu lus, e. Path of Illusory Body), chuyên quán tưởng thân người là tập hợp của nghiệp lực tùy duyên mà khởi lên như huyễn ảnh phản chiếu trong gương.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(13) Minh Mật Minh nghĩa là sáng, lộ rõ (e. Explicit tantra) và tàng (nghĩa là dấu kín) mật (e. Hidden tantra).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(14) <B>Thời Luân Mật tông</B>, (s. Kalachakra tantra).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(15) <B>Tứ Cách</B>, (e. The four modes). Tứ Cách là bốn cách để diễn giải rốt ráo ý nghĩa của từ ngữ trong kinh, bao gồm:
<p style="padding-left: 88px;"><B>a. Giản lược nghĩa</B>: là diễn giản theo chữ, nghĩa đen.
<B>b. Phổ quát nghĩa</B>: là nghĩa theo giai đoạn tu tập Sanh Khởi Thứ Đệ.
<B>c. Tàng nghĩa</B>: là diễn giải theo giai đoạn tu tập của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Mật Tập Hội bao gồm năm giai đoạn tu tập thì Tàng nghĩa thuộc về diễn giải theo giai đoạn thứ hai và thứ ba của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Mật Tập Hội.
<B>d. Tối thắng nghĩa</B>: là diễn giải theo giai đoạn tu tập cuối của Viên Mãn Thứ Đệ, như giai đoạn tu tập thứ năm của Viên Mãn Thứ Đệ của pháp môn Bí Tập Tập Hội, bao gồm pháp tu hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(16) <B>Lục Pháp</B>, (e. The six boundaries). Lục pháp là sáu phương pháp diễn giải các từ ngữ trong kinh bao gồm:
<p style="padding-left: 88px;"><B>a. Hiển nghĩa</B>: thí dụ như đức Kim Cang Trì (s. Vajradhara) có hiển nghĩa là hình đức Phật cầm chùy kim cang năm nhánh.
<B>b. Ám nghĩa</B>: là sự hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân (e. Union of clear light, t.'od-gsal and Illusory body, t. sgyu-lus).
<B>c. Ẩn dụ nghĩa</B>: là khi một câu có nghĩa ẩn dụ, như là "hãy đi tìm một cô thiếu nữ trẻ đẹp, mắt to, 25 tuổi, mang ý nghĩa ẩn dụ là hãy đạt đến sự hợp nhất của Tịnh Quang và Huyễn Thân.
<B>d. Phi Ẩn dụ nghĩa</B>: thí dụ như câu: "hãy ngồi thiền định trong tư thế kim cang bất nhị".
<B>e. Quy ước nghĩa</B>: Quy ước là khi những câu kinh có ý nghĩa rõ ràng theo quy ước của ngôn ngữ và văn phạm.
<B>f. Phi Quy ước nghĩa</B>: là khi những câu không theo các quy ước của ngôn ngữ và văn phạm, thí dụ như <I>"kotakya, kotava, kotakotavashcha</I> v.v..." chỉ là tên những khuôn mặt khác nhau của đức Phật Kim Cang Thủ (s. Vajrapani, hay còn xưng là Chấp Kim Cang).
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(17) Do đó mà bài luận này mang tựa đề là: "Thích Bồ Đề Tâm Luận".
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(18) Nói cách khác, khía cạnh mục tiêu là đối tượng Tịnh Quang và chính là Tánh Không, còn khía cạnh chủ thể chính là Tâm Tịnh Quang chứng ngộ Tánh Không qua sự hiểu biết, chánh trí về Tánh Không.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(19) <B>Giải Thâm Mật Kinh</B> (s. <I>Samdhinirmocana-sutra</I>; t. dgongs pa nges par `grel pa`i mdo), dịch âm Hán Việt là San địa niết mô chiết na tu đa la, là một bộ kinh Đại thừa. Giải Thâm Mật là bộ kinh căn bản của Duy Thức tông, thuyết về A lại da thức (s. Ālaya-vijnāna), Tam tự tính (s. Trisvabhāva) của tâm thức theo Duy Thức học.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(20) Các tự tánh đó là Tam Tự Tánh (s. Trisvabhāva) bao gồm: Biến Kế Sở Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật.
<P style="TEXT-INDENT: 42pt; TEXT-ALIGN: justify">(21) <B>Như Lai Tạng Kinh</B> (s. <I>Tathāgatagarbha sutra</I>) là một bộ kinh Đại thừa trong hệ thống kinh Như Lai Tạng bao gồm thêm các bộ kinh khác như: <I>Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Quảng Kinh</I> (s. <I>Śrīmālāsiṃhanāda sūtra</I>) và <I>Đại Bát Niết Bàn</I> (s. <I>Mahāparinirvāṇa sūtra</I>). Hệ kinh Như Lai Tạng nhấn mạnh một điểm là mỗi chúng sanh đều có Như Lai Tạng, tức Phật tánh, và có sẵn chủng tử Phật (hạt giống Phật).</P>
</span></span>