- Tham gia
- 13/8/18
- Bài viết
- 955
- Điểm tương tác
- 216
- Điểm
- 43
Nhân duyên sinh các pháp
Tôi nói tức là không.
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sinh
Vì thế tất cả pháp
Chúng thảy đều là không.
Pháp từ nhân duyên sinh,
Tôi nói tức là không (không tự tánh).
Long Thọ Bồ Tát
Tôi nói tức là không.
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sinh
Vì thế tất cả pháp
Chúng thảy đều là không.
Pháp từ nhân duyên sinh,
Tôi nói tức là không (không tự tánh).
Long Thọ Bồ Tát
CĂN BẢN TRUNG QUÁN LUẬN- LONG THỌ BỒ TÁT- THÁNH THIÊN BỒ TÁT CHÚ GIẢI
Phẩm thứ 24: QUÁN VỀ BỐN ĐẾ
(Gồm 40 kệ)
Hỏi: Phá bốn điên đảo, thông đạt bốn đế, chứng đắc bốn quả Sa-môn.
Nếu tất cả đều không
Không sinh cũng không diệt
Như vậy tức không có
Pháp của bốn Thánh đế.
Do không có bốn đế
Nên thấy khổ, đoạn tập
Chứng diệt và tu đạo
Việc như vậy đều không.
Vì các việc ấy không
Nên không bốn đạo quả
Vì không có bốn quả
Người đắc hướng cũng không.
Nếu không tám Hiền Thánh
Tức không có Tăng bảo
Vì không có bốn đế
Cũng không có Pháp bảo.
Do không Pháp, Tăng bảo
Cũng không có Phật bảo
Như thế người nói “không”
Tức là phá Tam bảo.
*Nếu tất cả thế gian đều không, không có gì hết, tức nên không sinh không diệt.
-Do không sinh không diệt tức không có bốn Thánh đế. Vì sao?
-Vì từ tập đế sinh khổ đế.
-Tập đế là nhân, khổ đế là quả.
-Diệt khổ tập đế gọi là diệt đế.
-Pháp tu hành có thể đưa đến diệt đế gọi là đạo đế.
-Đạo đế là nhân, diệt đế là quả.
-Như vậy bốn đế có nhân có quả.
-Nếu không sinh không diệt thì không có bốn đế.
-Bốn đế không có thì không có việc thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo.
-Việc thấy khổ, đoạn tập, chứng diệt, tu đạo không có, tức không có bốn quả Sa-môn.
-Bốn quả Sa-môn không có thì không có bốn hướng bốn đắc quả.
-Nếu không có tám bậc Hiền Thánh ấy thì không có Tăng bảo.
-Lại vì bốn đế không có nên Pháp bảo cũng không có.
-Nếu không có Pháp bảo, Tăng bảo, thì làm sao có Phật bảo.
-Tỏ ngộ pháp gọi là Phật, không có pháp thì sao có Phật.
-Vậy ông nói các pháp đều không là phá hoại Tam bảo.
Lại nữa,
Pháp “không” hoại nhân quả
Cũng hủy hoại tội phước
Cũng lại hủy hoại hết
Tất cả pháp thế gian.
*Nếu người thọ pháp không tức phá hoại tội phước và quả báo của tội phước, cũng phá hoại pháp thế gian. Vì có các lỗi như vậy, nên các pháp không thể là không?
Đáp:
Ông nay thật không thể
Biết không, nhân duyên không
Cùng biết về nghĩa không
Nên tự sinh ưu não.
*Ông không hiểu thế nào là “tướng không”, “do nhân duyên gì nên nói không”, cũng “không hiểu về nghĩa không”. Vì “không thể nhận biết rõ như thật về nghĩa không”, nên sinh ra nghi nạn như thế.
Lại nữa,
Chư Phật nương hai đế
Vì chúng sinh thuyết pháp
Một dùng thế tục đế
Hai đệ nhất nghĩa đế.
Nếu người không thể biết
Phân biệt nơi hai đế
Tức nơi pháp Phật sâu
Không biết nghĩa chân thật.
*Thế tục đế là tánh không của tất cả pháp, nhưng vì thế gian điên đảo, nên sinh pháp hư vọng, đối với thế gian cho đó là thật.
-Các Hiền Thánh đã nhận biết đúng về tánh điên đảo, nên biết tất cả pháp đều không, là không sinh.
-Đối với Thánh nhân thì đệ nhất nghĩa đế ấy gọi là thật.
-Chư Phật nương nơi hai đế ấy, vì chúng sinh thuyết pháp.
-Nếu người không thể phân biệt đúng như thật về hai đế, tức đối với pháp Phật thâm diệu không nhận biết về nghĩa thật.
-Nếu cho hết thảy pháp không sinh là đệ nhất nghĩa đế, không cần thế tục đế thứ hai thì nói như vậy cũng không đúng. Vì sao?
Nếu không nương tục đế
Không đắc nghĩa đệ nhất
Không đắc nghĩa đệ nhất
Thì không đắc Niết-bàn.
*Đệ nhất nghĩa đế đều “nhân nơi ngôn thuyết”. Ngôn thuyết là thế tục.
-Do vậy, nếu không nương nơi thế tục thì nghĩa đệ nhất không thể nêu bày.
-Nếu không đạt được nghĩa đệ nhất, thì làm sao đến được Niết-bàn.
-Vì thế các pháp tuy không sinh nhưng có hai đế.
Lại nữa,
Không thể chánh quán “không”
Kẻ độn căn tự hại
Như không giỏi chú thuật
Không khéo bắt rắn độc.
*Nếu người căn độn, không khéo hiểu về pháp không, vì sai lầm đối với không, nên sinh ra tà kiến.
-Như vì lợi mà bắt rắn độc, nhưng không thành thạo cách thức bắt, trở lại bị rắn hại.
-Lại như muốn dùng chú thuật nhưng không thể khéo thành thạo, trở lại tự làm hại.
-Người căn độn quán pháp không cũng như vậy.
Lại nữa,
Thế Tôn biết pháp ấy
Tướng sâu xa vi diệu
Độn căn không thể đạt
Vì vậy không muốn nói.
*Do pháp sâu xa vi diệu, không phải là đối tượng lãnh hội của hàng căn độn, nên Đức Thế Tôn không muốn nêu giảng.
Lại nữa,
Ông cho tôi chấp không
Mà vì tôi nêu lỗi
Nhưng lỗi nay ông nói
Đối với “không” không có.
*Ông cho tôi chấp không nên vì tôi nêu ra lỗi lầm, nhưng tánh không mà tôi nói, thì không ấy cũng lại không, nên không có các lỗi như thế.
Lại nữa,
Do vì có nghĩa “không”
Tất cả pháp được thành
Nếu không có nghĩa không
Tất cả tức không thành.
*Do có nghĩa không nên tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian đều thành tựu.
-Nếu không có nghĩa không thì đều không thành tựu.
Lại nữa,
Nay ông tự có lỗi
Mà đổ lỗi cho tôi
Giống như người cỡi ngựa
Tự quên ngựa mình cỡi.
*Ông đối với pháp có, có lỗi nhưng không thể tự nhận biết, lại thấy lỗi nơi pháp không, khác nào người cỡi ngựa lại quên mất con ngựa mình đang cỡi. Vì sao?
Nếu ông thấy các pháp
Quyết định là có tánh
Tức là thấy các pháp
Không nhân cũng không duyên.
*Ông nói các pháp có tánh định (có tự tánh) nếu như vậy tức là thấy các pháp không nhân không duyên. Vì sao?
-Vì nếu pháp đã quyết định có tánh, tức nên không sinh không diệt, pháp như vậy đâu cần nhân duyên.
-Nếu các pháp từ nhân duyên sinh, tức không có tánh.
-Còn các pháp quyết định có tánh thì không nhân duyên.
-Vậy nếu cho các pháp quyết định trụ nơi tự tánh là không đúng. Vì sao?
Tức là phá nhân quả
Tạo, người tạo, pháp tạo
Cũng lại phá tất cả
Sinh, diệt của muôn vật.
*Nếu các pháp có tánh định thì không có các sự như nhân quả v.v...
Như kệ nói:
Nhân duyên sinh các pháp
Tôi nói tức là không.
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Chưa từng có một pháp
Không từ nhân duyên sinh
Vì thế tất cả pháp
Chúng thảy đều là không.
Pháp từ nhân duyên sinh,
Tôi nói tức là không.
*Vì sao? Vì phải đầy đủ các duyên hòa hợp thì pháp mới sinh.
-Pháp ấy thuộc các nhân duyên nên không có tự tánh.
-Vì không có tự tánh nên là không.
-Không ấy cũng lại không.
-Chỉ vì nhằm dắt dẫn chúng sinh nên mượn danh tự để nêu bày.
-Lìa hai biên có, không nên gọi là trung đạo.
-Pháp ấy không có tánh nên không được nói là có, cũng không có không nên không được nói là không.
-Nếu pháp có tánh tướng thì không đợi các duyên mới có, nhưng nếu không đợi các duyên thì không có pháp.
-Thế nên không có pháp chẳng không.
-Trên kia ông cho pháp không có lỗi, lỗi ấy nay trở lại nơi ông. Vì sao?
Nếu tất cả chẳng không
Tức không có sinh diệt
Như thế thì không có
Pháp của bốn Thánh đế.
*”Nếu tất cả các pháp mỗi mỗi thứ đều có tánh chứ chẳng không” tức không có sinh diệt.
-Vì không có sinh diệt tức không có pháp bốn Thánh đế. Vì sao?
Nếu không từ duyên sinh
Làm sao mà có khổ
Vô thường là nghĩa khổ
Tánh định, không vô thường.
*Nếu không từ duyên sinh thì không có khổ. Vì sao?
-Vì kinh nói vô thường là nghĩa khổ.
-Nếu khổ có tánh định thì làm sao có vô thường, vì nó không bỏ tự tánh.
Lại nữa,
Nếu khổ có tánh định
Do đâu từ tập sinh
Vì vậy không có tập
Vì phá bỏ nghĩa không.
*Nếu khổ có tánh định thì không thể lại sinh, vì trước đã có.
-Nếu như vậy thì không có tập đế, do hủy hoại nghĩa không.
Lại nữa,
Khổ nếu có tánh định
Tức không thể có diệt
Vì ông chấp tánh định
Tức phá nơi diệt đế.
*Khổ nếu có tánh định tức không thể diệt. Vì sao?
-Vì tánh định thì không diệt.
Lại nữa,
Khổ nếu có tánh định
Tức không có tu đạo
Nếu đạo nên tu tập
Tức không có tánh định.
*Pháp nếu nhất định có thì không có việc tu đạo. Vì sao?
-Vì pháp nếu thật có tức là thường.
-Thường thì không thể tăng thêm.
-Nếu đạo có thể tu thì đạo tức không có tánh định.
Lại nữa,
Nếu không có khổ đế
Cùng không tập, diệt đế
Đạo có thể diệt khổ
Rốt ráo đến chốn nào.
*Các pháp nếu trước đã có tánh định thì không có khổ, tập, diệt đế.
-Vậy hiện tại con đường diệt khổ, cuối cùng đưa đến chốn diệt khổ nào?
Lại nữa,
Nếu khổ định có tánh
Trước đến giờ không thấy
Nơi nay làm sao thấy
Vì tánh ấy không khác.
*Nếu trước đây khi là phàm phu không thể thấy tánh khổ, thì nay cũng không thể thấy. Vì sao?
-Vì không thấy tánh định.
Lại nữa,
Như thấy khổ không đúng
Đoạn tập cùng chứng diệt
Tu đạo và bốn quả
Là cũng đều không đúng.
*Như tánh của khổ đế trước khi tu không thấy, sau khi tu cũng không thể thấy.
-Như vậy cũng không thể có việc đoạn tập, chứng diệt, tu đạo. Vì sao?
-Vì tánh của tập đế từ trước giờ không đoạn, nay cũng không thể đoạn, vì tánh ấy cố định không thể đoạn.
-Diệt đế từ trước giờ không chứng, nay cũng không thể chứng, vì từ trước giờ không chứng.
-Đạo từ trước giờ không tu, nay cũng không thể tu, vì từ trước giờ không tu.
-Thế nên, bốn thứ hành thấy, đoạn, chứng, tu của bốn Thánh đế đều không thể có.
-Vì bốn thứ hành không có nên bốn đạo quả cũng không có. Vì sao?
Tánh của bốn đạo quả
Trước nay không thể đắc
Tánh các pháp nếu định
Nay sao có thể đắc.
*Các pháp nếu có tánh định, thì bốn quả Sa-môn trước giờ chưa đắc nay làm sao có thể chứng đắc.
-Nếu có thể chứng đắc thì tánh của các pháp không định.
Lại nữa,
Nếu không có bốn quả
Thì không người đắc hướng
Vì không có tám Thánh
Tức không có Tăng bảo.
*Vì không có bốn quả Sa-môn, nên không có người chứng đắc quả và người hướng đến chứng đắc quả.
-Do không có tám bậc Hiền Thánh ấy, nên không có Tăng bảo.
-Nhưng kinh nói tám bậc Hiền Thánh gọi là Tăng bảo.
Lại nữa,
Không có bốn Thánh đế
Cũng không có Pháp bảo
Không Pháp bảo, Tăng bảo
Làm sao có Phật bảo.
*Hành bốn Thánh đế chứng đắc pháp Niết-bàn.
-Nếu không có bốn Thánh đế thì không có Pháp bảo.
-Nếu không có Tăng bảo, Pháp bảo thì làm sao có Phật bảo?
-Ông dùng các nhân duyên như thế để “nói các pháp có tánh định (có tự tánh), tức là hủy hoại Tam bảo.”
Căn Bản Trung Quán Luận-Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
Hỏi: Luận chủ tuy phá bỏ các pháp, nhưng đạo rốt ráo là quả vị Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng phải có. Nhân nơi đạo ấy nên gọi là Phật chăng?
Đáp: Ông nói tức không nhân
Bồ-đề mà có Phật
Cũng lại không nhân Phật
Mà có quả Bồ-đề.
*Ông nói các pháp có tánh định (tự tánh), thì không thể “nhân nơi Bồ-đề có Phật”, “không nhân nơi Phật có Bồ-đề”, vì hai tánh ấy là thường định.
Lại nữa,
Tuy lại siêng tinh tấn
Tu hành đạo Bồ-đề
Nếu trước không Phật tánh
Thì không thể thành Phật.
*Do trước không có tánh, như sắt không có tánh vàng, thì tuy dùng đủ cách luyện nấu cũng không thành vàng.
Lại nữa,
Nếu các pháp chẳng không
Không người tạo tội phước
Chẳng không thì tạo gì
Vì tánh ấy là định.
*Nếu các pháp chẳng không (tự tánh), thì trọn không có người tạo tội phước. Vì sao?
-Vì tánh của tội phước trước đã định, lại không có tác nghiệp và tác giả.
Lại nữa,
Ông ở trong tội phước
Cho không sinh quả báo
Tức là lìa tội phước
Mà có các quả báo.
*Theo ông, đối với nhân duyên của tội phước đều không có quả báo.
-Vậy có thể lìa nhân duyên của tội phước là có quả báo. Vì sao?
-Vì quả báo không đợi phải có nhân mới sinh ra.
Hỏi: “Lìa tội phước” có thể “không có quả báo thiện ác”, chỉ từ “tội phước” “nên có” “quả báo thiện ác chăng”?
Đáp:
Nếu cho từ tội phước
Mà sinh ra quả báo
Quả từ tội phước sinh
Vì sao nói chẳng không.
*Nếu “lìa tội phước” không có “quả thiện ác”, như vậy làm sao nói quả chẳng không.
-Nếu như vậy thì “lìa tác nghiệp, tác giả” tức “không có tội phước”.
-Thế nên ông trước nói các pháp chẳng không, việc ấy là không đúng.
Lại nữa,
Ông phá tất cả pháp
Các nhân duyên nghĩa không
Tức phá nơi thế gian
Các pháp hiện có khác.
*Ông nếu phá nghĩa đệ nhất không [tự tánh] của pháp do nhân duyên sinh tức là phá hết thảy pháp thế tục. Vì sao?
Nếu phá nơi nghĩa không
Tức nên không tạo tác
Không tạo mà có tạo
Không tạo gọi tác giả.
*“Nếu phá nghĩa không [tự tánh]” thì tất cả “quả đều không có tạo tác, không có nhân”.
-Lại không tạo mà [sẵn] có tạo.
-Lại, “tất cả tác giả đều không [tự tánh]” nên “có đối tượng hành tác”.
-Lại, “lìa tác giả” tức “nên có nghiệp, có quả báo, có người thọ quả báo”.
-Nhưng các việc ấy đều không đúng,
-Vì thế không nên phá bỏ không [tự tánh].
Lại nữa,
Nếu có tánh quyết định (nếu có tự tánh)
Vô số tướng thế gian
Tức chẳng sinh chẳng diệt
Thường trụ không biến hoại.
*Nếu các pháp có tánh định, thì vô số tướng của thế gian như trời, người, súc sinh, vạn vật đều nên chẳng sinh chẳng diệt, thường trụ không hoại. Vì sao?
-Vì đã có thật tánh không thể biến đổi.
-Nhưng hiện thấy vạn vật mỗi mỗi đều có tướng đổi khác, sinh diệt biến dịch.
-Thế nên các pháp không thể có tánh định (các pháp không thể có tự tánh).
Lại nữa,
Nếu không có nghĩa không [tự tánh]
Chưa đắc, không thể đắc
Cũng không đoạn phiền não
Cũng không có khổ hết.
*“Nếu không có pháp không [tự tánh]” tức “đối với các công đức hiện có của thế gian và xuất thế gian, người chưa có được đều không thể có được, cũng không có người đoạn trừ phiền não, cũng không có việc khổ hết”. Vì sao?
-Vì do có tánh định. (vì có tự tánh)
Thế nên trong kinh nói:
Nếu thấy pháp nhân duyên
Tức có thể thấy Phật
Thấy khổ, tập, diệt, đạo.
*Nếu người thấy tất cả pháp từ các duyên sinh, thì người ấy có thể thấy pháp thân Phật, tăng thêm trí tuệ, thấy bốn Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo.
-Thấy bốn Thánh đế chứng đắc bốn Thánh quả, dứt hết các phiền não.
-Do thế, không nên phá nghĩa không [tự tánh].
-Nếu phá nghĩa không [tự tánh] tức là phá pháp nhân duyên, phá pháp nhân duyên tức là phá Tam bảo.
-Nếu phá Tam bảo tức là tự phá mình.
Căn Bản Trung Quán Luận Long Thọ Bồ Tát, Thánh Thiên Bồ Tát chú giải.
Sửa lần cuối: