- Tham gia
- 19/4/18
- Bài viết
- 783
- Điểm tương tác
- 212
- Điểm
- 43
Chào huynh, khoẻ không? đã lâu vì không có chuyện gì hay nên không liên lạc với huynh, nay có chuyện hay được chỉ dạy nên muốn kể lại cho huynh nghe, huynh suy xét coi những gì đệ viết sau đây có đáng giá không nhé?
1- Trạng thái tâm cân bằng, buông xả mọi thứ đến với mình qua 6 cửa giác quan như anh em mình đã chứng nghiệm lúc trước là Tuệ xả, tình trạng này kéo dài bao lâu là tuỳ vào Niệm của chúng ta mạnh hay yếu, và khi có thói quen khéo tác ý trong hiện tại thì trạng thái này sẽ mau chóng được thiết lập trở lại khi chúng ta thất niệm một thời gian - nhất là chúng ta khéo tác ý vào 1 trong 3 tướng của tứ niệm xứ (vô thường, khổ não, vô ngã).
Trạng thái Tuệ xả này phải được chứng nghiệm hàng trăm hoặc hàng triệu lần với hàng triệu kinh nghiệm khác nhau về những sự thật của cái mà chúng ta gọi là thân ta, tâm ta, những vui buồn giận ghét của thế giới xung quanh ta. Một lần kinh nghiệm trạng thái này gọi là đắc Hữu vi NB, người chứng trạng thái này gọi là Tiểu Tu đà hoàn (theo sách Thanh Tịnh Đạo của ngài Buddhaghosa), quả vị này đảm bảo 3 kiếp tương lai liền kề kiếp này sẽ tái sanh vào cõi an lành mà không bị đoạ xuống ác đạo, nhưng sau 3 kiếp mà không tu tập tiếp sẽ có nguy cơ rớt xuống ác đạo, chính vì vậy mà trạng thái này không phải là Thánh quả thật sự của Đức Phật xác nhận mà chỉ là quy ước của chư Tổ sư để khuyến khích ng tu mà thôi.
2- Người nào muốn đi xa hơn mức Tuệ xả để vào tầng Thánh thứ nhất thì phải cân bằng Ngũ căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) , tu bổ Thất giác chi, nhất là phải thấy được bản chất Vô ngã của Thân-tâm thông qua Thân hành niệm (4 oai nghi và các tiểu oai nghi) trong cuộc sống hoạt động hàng ngày; kết hợp với sự tỉnh giác quan sát mọi thứ tác động vào 6 giác quan - gọi là niệm Pháp. nếu buông xả được những thứ tác động tới 6 căn thông qua Thân hành niệm sẽ có khả năng dẫn tới sự tiêu diệt Thân kiến vì thấy Thân là Vô ngã đúng như bản chất của Thân - đấy là một phương pháp khả thi dẫn tới quả Tu đà hoàn. Trong Tứ niệm xứ chúng ta thực hành từ căn bản niệm Thân chuyển qua niệm Thọ, nâng cao lên niệm Tâm và sau cùng là niệm Pháp sẽ giúp chúng ta thấy được bản chất thật Vô ngã của vạn pháp, nên trong tứ niệm xứ thì đỉnh cao chính là niệm Pháp. mà đệ cũng thấy niệm Pháp thì chúng ta không có sự phân biệt phi lý tác ý với bất kỳ đối tượng nào là âm thanh, mùi vị, màu sắc hình thể, không thấy có người, không thấy có tướng nam nữ, ng thương kẻ ghét và do đó tạm thời vượt qua tình cảm thông thường hỷ nộ ái ố và trạng thái của Tuệ xả liền được thiết lập trở lại. Nếu bị thất niệm thì cứ hướng theo cách nhìn Pháp theo lối niệm Pháp và kinh nghiệm thấy 1 trong 3 tướng của vạn pháp mà mình đã có từ trước thì sẽ mau trở lại trạng thái thanh tịnh này.
3- Tuệ xả như một bước chuẩn bị đi chuẩn bị lại của một ng muốn nhảy qua bờ vực bên kia, ng đó phải chấp nhận té lên té xuống cho tới khi am hiểu tường tận mọi góc độ của bờ bên này trước đi có đủ khả năng bay bổng qua bờ bên kia an toàn. trong trường hợp này, hãy khéo tác ý tới niệm Pháp vô ngã qua 6 giác quan, bằng cách kết hợp chặt chẽ Ngũ căn, nhưng không quá cứng nhắt vì nếu Tuệ quá mạnh thì sinh ra Hoài nghi, Tín quá mạnh thì sinh ra Mê tín, Tấn quá mạnh thì sinh ra Trạo cử phóng dật, Định quá mạnh thì sinh ra Hôn trầm thuỵ miên, do đó phải có kết hợp cũng như cân bằng giữa các cặp này với yếu tố Niệm thì sẽ cân bằng Ngũ căn, từ đó sinh ra Ngũ lực sẽ thúc đẩy hình thành Thất giác chi dẫn tới Tuệ xả, rồi từ đó chuyển qua các trạng thái cao thượng hướng tới Vô Vi Niết Bàn (NB).
4- Người đã có kinh nghiệm về Tuệ xả sẽ có khả năng chứng và trú các bậc thiền từ Sơ thiền tới Tứ thiền. trong thiền có 2 loại là thiền Tướng và thiền Cảnh. thiền Tướng là thiền lấy 1 trong 3 tướng làm cảnh để nhập tâm vào đó, trong thiền Tướng có hoặc không có ánh sáng Quang tướng như trong thiền Cảnh vì thiền Cảnh phải dựa vào Cảnh chế định của đề mục để làm xuất hiện Quang tướng dẫn tới chứng và trú vào Quang tướng ấy gọi là đắc định và nhập định. thiền Tướng cũng có Sơ thiền tới Tứ thiền (hoặc cao hơn nữa). Khả năng chứng bốn bậc thiền trong thiền Tướng là do ng đó thành công trong thiền *** thấy rõ 1 trong 3 tướng, đó là các danh từ:
a) nương vào tướng Vô thường gọi là Vô thường tuỳ quán sẽ dẫn tới Vô tướng định.
b) nương vào tướng Khổ não gọi là Khổ não tuỳ quán sẽ dẫn tới Vô nguyện định.
c) nương vào tướng Vô ngã gọi là Vô ngã tuỳ quán sẽ dẫn tới Không tánh định.
3 loại thiền Tướng này, nếu được tu tập và phát triển sẽ mang lại sự an lạc sâu sắc hơn rất nhiều lần so với các bậc thiền của thiền Cảnh; hơn nữa sẽ là chất dẫn đưa tới sự chứng nghiệm Vô Vi NB tức là 4 Thánh quả Thinh văn. Bậc thánh thứ nhất đã có một phần của Lậu tận thông vì nếu không có trí này thì sẽ không diệt được Thân kiến và khi lên tới bậc thứ tư thì trọn vẹn Lậu tận thông, bởi lẽ quy luật giải thoát từng phần luôn đúng cho từng cấp độ chứng nghiệm. Do đó cả 4 tầng Thánh đều đạt được trạng thái "đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" (theo Phật hoàng Trần Nhân Tông) theo trình độ kinh nghiệm thực tánh Vô ngã của vạn pháp mà tầng Thánh ấy mang lại.
Mong là những lời chia sẻ này có thể giúp huynh hanh thông đường đi lên cao thượng hơn trong tu tập, vượt qua trạng thái thanh tịnh tự động này một cách tích cực hơn. mong nhận được lời bình luận của huynh.
CÂU HỎI & TRẢ LỜI:
1. Cách thực hành để đạt Tuệ Xả thường xuyên (không phải ngẫu nhiên)
- xin trả lời: Trạng thái tâm cân bằng, buông xả mọi thứ đến với mình qua 6 cửa giác quan như anh em mình đã chứng nghiệm lúc trước là Tuệ xả, tình trạng này kéo dài bao lâu là tuỳ vào Niệm của chúng ta mạnh hay yếu, và khi có thói quen khéo tác ý trong hiện tại thì trạng thái này sẽ mau chóng được thiết lập trở lại khi chúng ta thất niệm một thời gian - nhất là chúng ta khéo tác ý vào 1 trong 3 tướng của tứ niệm xứ (vô thường, khổ não, vô ngã). Bên cạnh đó theo kinh nghiệm của em để quay lại trạng thái này chỉ cần nhớ dấu hiệu của 1 trong 3 tướng mà em đã thấy trước đấy, em thì thấy tướng Vô thường (sanh-diệt) rõ hơn hết. khi thấy các trạng thái sanh diệt của tâm thức liền buông xả và trạng thái cân bằng lập tức xuất hiện lại trong tâm thức, lúc đó khéo tác ý (tức là giữ Niệm / tỉnh giác) trên mọi đối tượng tác động vào 6 căn và ghi nhận nó, sự hay biết diễn ra cực nhanh và biến mất ngay khi vừa hay biết, sự Niệm liên tục này dẫn tới sự định tỉnh, an lạc, cân bằng. Trừ phi không muốn sự cân bằng này nữa thì sẽ phi lý tác ý (suy nghĩ lung tung, phóng tâm) nên bị thất niệm, do tình trạng an lạc này còn chưa vững chắc phải nương vào sự Niệm nên gọi là Hữu vi NB.
3. You mean Thất giác chi?
- xin trả lời: Tu Tập Thất Giác Chi
1- "Như lý tác ý" là thức ăn của Niệm giác chi, làm cho Niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, Niệm giác chi đã sanh được viên mãn. (Tương Ưng V, Sđd., tr. 83-84).
2- "Như lý tác ý" trên các pháp thiện, bất thiện, liệt, thắng... là thức ăn cho Trạch pháp giác chi, làm cho Trạch pháp giác chi chưa sanh được khởi, Trạch pháp giác chi đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 65).
3- "Như lý tác ý" trên dõng mãnh giới, tinh cần giới (Nikkhammadhàtu), làm cho sung mãn, là làm cho Tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 67).
4- "Như lý tác ý" trên những pháp làm trú xứ cho Hỷ giác chi, làm cho viên mãn. Ðây là thức ăn khiến cho Hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 68).
5- "Như lý tác ý" làm cho thân khinh an được sung mãn: đây là thức ăn khiến cho Khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
6- Nếu "Như lý tác ý" về tịnh chỉ tưởng, bất loạn tưởng, làm cho sung mãn. Ðây là thức ăn làm cho Ðịnh giác chi chưa sanh được sanh khởi, Ðịnh giác chi đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
7- Có các pháp là trú xứ cho Xả giác chi. Chính ở đây, nếu Như lý tác ý làm cho sung mãn, thì ở đây là món ăn khiến cho Xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, giác chi đã sanh được tu tập đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
trong 7 cái này thì phải lưu ý có 2 phần là nhân và quả, Niệm - Trạch pháp - Tinh tấn là Nhân cho 3 cái sau sinh lên. khi thành công 4 cái Nhân sẽ làm cho 3 cái Quả thuần thục, khi Xả giác chi thành thục thì liền có mặt trong Tuệ xả.
------------------
3. Có nên tách bạch 4 niệm thân, thọ, tâm, pháp lên theo từng tầng như thế? Biết rằng niệm pháp yêu cầu hành giả phải ở 1 trình độ cao. Nhưng ngay khi niệm thân thì thọ cũng phát sinh và đồng thời với các tâm. Nó là 1 quá trình liên tiếp tựa như quán sát ngũ uẩn hay 12 nhân duyên hoặc quán sát 18 xứ. Vậy chờ khi nào thì ta sẽ chuyển từ niệm thân lên niệm thọ, rồi từ niệm thọ lên niệm tâm và cuối cùng là niệm pháp?
- xin trả lời: theo kinh nghiệm của em thì 12 nhân duyên thật khó thấy trong tu tập, nên khó chứng đắc trên phương diện này. quan sát 18 giới (6 căn + 6 trần + 6 thức) thì dễ hơn là quan sát 12 nhân duyên; quan sát 18 giới này cũng không tách biệt quan sát ngũ uẩn nhưng điểm tinh tế ở đây là quan sát những cái này như là những đối tượng của tâm thức chứ không phải là những khái niệm triết học, vì nếu cho chúng là khái niệm thì chỉ có Trí văn và tư khởi lên mà không kèm theo Trí tu thì cũng là một cách suy luận Pháp học mà chẳng thể giúp giải quyết căn cơ điều gì. Về phương diện tứ niệm xứ thì không có lớp, thật ra trong 4 xứ đã quy đồng về Pháp, thử nghĩ xem có cái gì không phải là Pháp hay không? chẳng qua là vì 3 pháp kia dễ thấy hơn pháp thứ tư mới thật là Pháp. Thân cũng là pháp, Thọ cũng là pháp, mà trong Vi Diệu Pháp còn nói liên quan tới Thân có các trạng thái tâm sở Thích thân, Nhu thân, Khinh thân, Thuần thân và Tâm thì cũng có Thích tâm, Nhu tâm, Khinh tâm, Thuần tâm; cho nên cuối cùng vẫn là Pháp. Nếu nói phải tách biệt ra từng nhóm để hành theo từng tầng thì chưa chắc là đúng đắn vì làm như vậy vô tình dẫn tới sự khiếm khuyết về Tuệ giác. các xứ đó chứa đủ trong vạn pháp hữu vi, nếu tách biệt ra như vậy thì không thể thấy được tính toàn diện của pháp tánh của các pháp hữu vi. Tóm lại, khi quan sát một đối tượng ta sẽ thấy luôn cùng lúc 4 xứ trong đó chứ không phải nhìn theo từng nhóm riêng lẽ.
4. - Đúng vậy! Không nên tách biệt 4 xứ quá rạch ròi. Chú ý, quán sát 12 nhân duyên tương đương với quán sát ngũ uẩn đó. Đừng có phức tạp hoá lên thành các khái niệm trừu tượng.
5. Tôi không có comment về các tầng thiền. Tôi hơi ngại dính mắc vào các tầng cao cao mãi này.
- xin trả lời: em nghĩ nếu anh đã có kinh nghiệm Tuệ xả thì sẽ không sợ dính mắc vào các tầng thiền, bởi lẽ trong thiền Cảnh thì còn có thể dính vào Hỷ Lạc của thiền nhưng khi đã có kinh nghiệm Tuệ xả tức là Xả giác chi đã có căn bản thì khó mà bị lung lạc được. còn nếu an trú tâm dẫn tới các tầng thiền thông qua 3 tướng thì càng cần Niệm mạnh mẽ mới có thể dẫn tâm trú sâu vào trạng thái tinh tế của 1 trong 3 tướng ấy. trong thiền Tướng không dựa vào cảnh chế định mà phải lấy tướng chân đế làm cảnh cho tâm chú ý nương vào, tức là Niệm dẫn tới Tuệ quán, Tuệ quán này làm phát triển Định - Định và các chi thiền trong các bậc thiền Tướng cao siêu và tinh vi hơn Định và các chi thiền của thiền Cảnh (do tính chất thâm sâu của pháp Chân đế so với pháp Chế định). hơn nữa rất khó để bị dính mắc vào Sơ thiền của thiền Tướng (ví dụ tầng Sơ thiền) vì căn bản là vị ấy phải quán sát đối tượng cho tới khi nhận diện được 1 trong 3 tướng, rồi an trú tâm chú ý vào tướng đó dẫn tới nhập định. nếu vị ấy khởi lên sự dính mắc thì tướng Chân đế (ví dụ là tướng vô thường) không thể hiện lên và như thế thay vì an trú vào thiền Tướng thì nguy cơ dính mắc vào thiền Cảnh chế định (đề mục tưởng tượng) là rất cao. đấy mới là mối nguy của sự dính mắc vào các tầng thiền cao. Thiền Cảnh là Niệm hỗ trợ cho Định phát sinh, nhưng trong thiền Tướng thì Định hỗ trợ cho Tuệ phát sinh, Tuệ phát sinh làm cho Định vững mạnh hơn.
1- Trạng thái tâm cân bằng, buông xả mọi thứ đến với mình qua 6 cửa giác quan như anh em mình đã chứng nghiệm lúc trước là Tuệ xả, tình trạng này kéo dài bao lâu là tuỳ vào Niệm của chúng ta mạnh hay yếu, và khi có thói quen khéo tác ý trong hiện tại thì trạng thái này sẽ mau chóng được thiết lập trở lại khi chúng ta thất niệm một thời gian - nhất là chúng ta khéo tác ý vào 1 trong 3 tướng của tứ niệm xứ (vô thường, khổ não, vô ngã).
Trạng thái Tuệ xả này phải được chứng nghiệm hàng trăm hoặc hàng triệu lần với hàng triệu kinh nghiệm khác nhau về những sự thật của cái mà chúng ta gọi là thân ta, tâm ta, những vui buồn giận ghét của thế giới xung quanh ta. Một lần kinh nghiệm trạng thái này gọi là đắc Hữu vi NB, người chứng trạng thái này gọi là Tiểu Tu đà hoàn (theo sách Thanh Tịnh Đạo của ngài Buddhaghosa), quả vị này đảm bảo 3 kiếp tương lai liền kề kiếp này sẽ tái sanh vào cõi an lành mà không bị đoạ xuống ác đạo, nhưng sau 3 kiếp mà không tu tập tiếp sẽ có nguy cơ rớt xuống ác đạo, chính vì vậy mà trạng thái này không phải là Thánh quả thật sự của Đức Phật xác nhận mà chỉ là quy ước của chư Tổ sư để khuyến khích ng tu mà thôi.
2- Người nào muốn đi xa hơn mức Tuệ xả để vào tầng Thánh thứ nhất thì phải cân bằng Ngũ căn (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) , tu bổ Thất giác chi, nhất là phải thấy được bản chất Vô ngã của Thân-tâm thông qua Thân hành niệm (4 oai nghi và các tiểu oai nghi) trong cuộc sống hoạt động hàng ngày; kết hợp với sự tỉnh giác quan sát mọi thứ tác động vào 6 giác quan - gọi là niệm Pháp. nếu buông xả được những thứ tác động tới 6 căn thông qua Thân hành niệm sẽ có khả năng dẫn tới sự tiêu diệt Thân kiến vì thấy Thân là Vô ngã đúng như bản chất của Thân - đấy là một phương pháp khả thi dẫn tới quả Tu đà hoàn. Trong Tứ niệm xứ chúng ta thực hành từ căn bản niệm Thân chuyển qua niệm Thọ, nâng cao lên niệm Tâm và sau cùng là niệm Pháp sẽ giúp chúng ta thấy được bản chất thật Vô ngã của vạn pháp, nên trong tứ niệm xứ thì đỉnh cao chính là niệm Pháp. mà đệ cũng thấy niệm Pháp thì chúng ta không có sự phân biệt phi lý tác ý với bất kỳ đối tượng nào là âm thanh, mùi vị, màu sắc hình thể, không thấy có người, không thấy có tướng nam nữ, ng thương kẻ ghét và do đó tạm thời vượt qua tình cảm thông thường hỷ nộ ái ố và trạng thái của Tuệ xả liền được thiết lập trở lại. Nếu bị thất niệm thì cứ hướng theo cách nhìn Pháp theo lối niệm Pháp và kinh nghiệm thấy 1 trong 3 tướng của vạn pháp mà mình đã có từ trước thì sẽ mau trở lại trạng thái thanh tịnh này.
3- Tuệ xả như một bước chuẩn bị đi chuẩn bị lại của một ng muốn nhảy qua bờ vực bên kia, ng đó phải chấp nhận té lên té xuống cho tới khi am hiểu tường tận mọi góc độ của bờ bên này trước đi có đủ khả năng bay bổng qua bờ bên kia an toàn. trong trường hợp này, hãy khéo tác ý tới niệm Pháp vô ngã qua 6 giác quan, bằng cách kết hợp chặt chẽ Ngũ căn, nhưng không quá cứng nhắt vì nếu Tuệ quá mạnh thì sinh ra Hoài nghi, Tín quá mạnh thì sinh ra Mê tín, Tấn quá mạnh thì sinh ra Trạo cử phóng dật, Định quá mạnh thì sinh ra Hôn trầm thuỵ miên, do đó phải có kết hợp cũng như cân bằng giữa các cặp này với yếu tố Niệm thì sẽ cân bằng Ngũ căn, từ đó sinh ra Ngũ lực sẽ thúc đẩy hình thành Thất giác chi dẫn tới Tuệ xả, rồi từ đó chuyển qua các trạng thái cao thượng hướng tới Vô Vi Niết Bàn (NB).
4- Người đã có kinh nghiệm về Tuệ xả sẽ có khả năng chứng và trú các bậc thiền từ Sơ thiền tới Tứ thiền. trong thiền có 2 loại là thiền Tướng và thiền Cảnh. thiền Tướng là thiền lấy 1 trong 3 tướng làm cảnh để nhập tâm vào đó, trong thiền Tướng có hoặc không có ánh sáng Quang tướng như trong thiền Cảnh vì thiền Cảnh phải dựa vào Cảnh chế định của đề mục để làm xuất hiện Quang tướng dẫn tới chứng và trú vào Quang tướng ấy gọi là đắc định và nhập định. thiền Tướng cũng có Sơ thiền tới Tứ thiền (hoặc cao hơn nữa). Khả năng chứng bốn bậc thiền trong thiền Tướng là do ng đó thành công trong thiền *** thấy rõ 1 trong 3 tướng, đó là các danh từ:
a) nương vào tướng Vô thường gọi là Vô thường tuỳ quán sẽ dẫn tới Vô tướng định.
b) nương vào tướng Khổ não gọi là Khổ não tuỳ quán sẽ dẫn tới Vô nguyện định.
c) nương vào tướng Vô ngã gọi là Vô ngã tuỳ quán sẽ dẫn tới Không tánh định.
3 loại thiền Tướng này, nếu được tu tập và phát triển sẽ mang lại sự an lạc sâu sắc hơn rất nhiều lần so với các bậc thiền của thiền Cảnh; hơn nữa sẽ là chất dẫn đưa tới sự chứng nghiệm Vô Vi NB tức là 4 Thánh quả Thinh văn. Bậc thánh thứ nhất đã có một phần của Lậu tận thông vì nếu không có trí này thì sẽ không diệt được Thân kiến và khi lên tới bậc thứ tư thì trọn vẹn Lậu tận thông, bởi lẽ quy luật giải thoát từng phần luôn đúng cho từng cấp độ chứng nghiệm. Do đó cả 4 tầng Thánh đều đạt được trạng thái "đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền" (theo Phật hoàng Trần Nhân Tông) theo trình độ kinh nghiệm thực tánh Vô ngã của vạn pháp mà tầng Thánh ấy mang lại.
Mong là những lời chia sẻ này có thể giúp huynh hanh thông đường đi lên cao thượng hơn trong tu tập, vượt qua trạng thái thanh tịnh tự động này một cách tích cực hơn. mong nhận được lời bình luận của huynh.
CÂU HỎI & TRẢ LỜI:
1. Cách thực hành để đạt Tuệ Xả thường xuyên (không phải ngẫu nhiên)
- xin trả lời: Trạng thái tâm cân bằng, buông xả mọi thứ đến với mình qua 6 cửa giác quan như anh em mình đã chứng nghiệm lúc trước là Tuệ xả, tình trạng này kéo dài bao lâu là tuỳ vào Niệm của chúng ta mạnh hay yếu, và khi có thói quen khéo tác ý trong hiện tại thì trạng thái này sẽ mau chóng được thiết lập trở lại khi chúng ta thất niệm một thời gian - nhất là chúng ta khéo tác ý vào 1 trong 3 tướng của tứ niệm xứ (vô thường, khổ não, vô ngã). Bên cạnh đó theo kinh nghiệm của em để quay lại trạng thái này chỉ cần nhớ dấu hiệu của 1 trong 3 tướng mà em đã thấy trước đấy, em thì thấy tướng Vô thường (sanh-diệt) rõ hơn hết. khi thấy các trạng thái sanh diệt của tâm thức liền buông xả và trạng thái cân bằng lập tức xuất hiện lại trong tâm thức, lúc đó khéo tác ý (tức là giữ Niệm / tỉnh giác) trên mọi đối tượng tác động vào 6 căn và ghi nhận nó, sự hay biết diễn ra cực nhanh và biến mất ngay khi vừa hay biết, sự Niệm liên tục này dẫn tới sự định tỉnh, an lạc, cân bằng. Trừ phi không muốn sự cân bằng này nữa thì sẽ phi lý tác ý (suy nghĩ lung tung, phóng tâm) nên bị thất niệm, do tình trạng an lạc này còn chưa vững chắc phải nương vào sự Niệm nên gọi là Hữu vi NB.
3. You mean Thất giác chi?
- xin trả lời: Tu Tập Thất Giác Chi
1- "Như lý tác ý" là thức ăn của Niệm giác chi, làm cho Niệm giác chi chưa sanh được sanh khởi, Niệm giác chi đã sanh được viên mãn. (Tương Ưng V, Sđd., tr. 83-84).
2- "Như lý tác ý" trên các pháp thiện, bất thiện, liệt, thắng... là thức ăn cho Trạch pháp giác chi, làm cho Trạch pháp giác chi chưa sanh được khởi, Trạch pháp giác chi đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 65).
3- "Như lý tác ý" trên dõng mãnh giới, tinh cần giới (Nikkhammadhàtu), làm cho sung mãn, là làm cho Tinh tấn giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 67).
4- "Như lý tác ý" trên những pháp làm trú xứ cho Hỷ giác chi, làm cho viên mãn. Ðây là thức ăn khiến cho Hỷ giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh được viên mãn. (Sđd., tr. 68).
5- "Như lý tác ý" làm cho thân khinh an được sung mãn: đây là thức ăn khiến cho Khinh an giác chi chưa sanh được sanh khởi, đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
6- Nếu "Như lý tác ý" về tịnh chỉ tưởng, bất loạn tưởng, làm cho sung mãn. Ðây là thức ăn làm cho Ðịnh giác chi chưa sanh được sanh khởi, Ðịnh giác chi đã sanh đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
7- Có các pháp là trú xứ cho Xả giác chi. Chính ở đây, nếu Như lý tác ý làm cho sung mãn, thì ở đây là món ăn khiến cho Xả giác chi chưa sanh được sanh khởi, giác chi đã sanh được tu tập đi đến viên mãn. (Sđd., tr. 68).
trong 7 cái này thì phải lưu ý có 2 phần là nhân và quả, Niệm - Trạch pháp - Tinh tấn là Nhân cho 3 cái sau sinh lên. khi thành công 4 cái Nhân sẽ làm cho 3 cái Quả thuần thục, khi Xả giác chi thành thục thì liền có mặt trong Tuệ xả.
------------------
3. Có nên tách bạch 4 niệm thân, thọ, tâm, pháp lên theo từng tầng như thế? Biết rằng niệm pháp yêu cầu hành giả phải ở 1 trình độ cao. Nhưng ngay khi niệm thân thì thọ cũng phát sinh và đồng thời với các tâm. Nó là 1 quá trình liên tiếp tựa như quán sát ngũ uẩn hay 12 nhân duyên hoặc quán sát 18 xứ. Vậy chờ khi nào thì ta sẽ chuyển từ niệm thân lên niệm thọ, rồi từ niệm thọ lên niệm tâm và cuối cùng là niệm pháp?
- xin trả lời: theo kinh nghiệm của em thì 12 nhân duyên thật khó thấy trong tu tập, nên khó chứng đắc trên phương diện này. quan sát 18 giới (6 căn + 6 trần + 6 thức) thì dễ hơn là quan sát 12 nhân duyên; quan sát 18 giới này cũng không tách biệt quan sát ngũ uẩn nhưng điểm tinh tế ở đây là quan sát những cái này như là những đối tượng của tâm thức chứ không phải là những khái niệm triết học, vì nếu cho chúng là khái niệm thì chỉ có Trí văn và tư khởi lên mà không kèm theo Trí tu thì cũng là một cách suy luận Pháp học mà chẳng thể giúp giải quyết căn cơ điều gì. Về phương diện tứ niệm xứ thì không có lớp, thật ra trong 4 xứ đã quy đồng về Pháp, thử nghĩ xem có cái gì không phải là Pháp hay không? chẳng qua là vì 3 pháp kia dễ thấy hơn pháp thứ tư mới thật là Pháp. Thân cũng là pháp, Thọ cũng là pháp, mà trong Vi Diệu Pháp còn nói liên quan tới Thân có các trạng thái tâm sở Thích thân, Nhu thân, Khinh thân, Thuần thân và Tâm thì cũng có Thích tâm, Nhu tâm, Khinh tâm, Thuần tâm; cho nên cuối cùng vẫn là Pháp. Nếu nói phải tách biệt ra từng nhóm để hành theo từng tầng thì chưa chắc là đúng đắn vì làm như vậy vô tình dẫn tới sự khiếm khuyết về Tuệ giác. các xứ đó chứa đủ trong vạn pháp hữu vi, nếu tách biệt ra như vậy thì không thể thấy được tính toàn diện của pháp tánh của các pháp hữu vi. Tóm lại, khi quan sát một đối tượng ta sẽ thấy luôn cùng lúc 4 xứ trong đó chứ không phải nhìn theo từng nhóm riêng lẽ.
4. - Đúng vậy! Không nên tách biệt 4 xứ quá rạch ròi. Chú ý, quán sát 12 nhân duyên tương đương với quán sát ngũ uẩn đó. Đừng có phức tạp hoá lên thành các khái niệm trừu tượng.
5. Tôi không có comment về các tầng thiền. Tôi hơi ngại dính mắc vào các tầng cao cao mãi này.
- xin trả lời: em nghĩ nếu anh đã có kinh nghiệm Tuệ xả thì sẽ không sợ dính mắc vào các tầng thiền, bởi lẽ trong thiền Cảnh thì còn có thể dính vào Hỷ Lạc của thiền nhưng khi đã có kinh nghiệm Tuệ xả tức là Xả giác chi đã có căn bản thì khó mà bị lung lạc được. còn nếu an trú tâm dẫn tới các tầng thiền thông qua 3 tướng thì càng cần Niệm mạnh mẽ mới có thể dẫn tâm trú sâu vào trạng thái tinh tế của 1 trong 3 tướng ấy. trong thiền Tướng không dựa vào cảnh chế định mà phải lấy tướng chân đế làm cảnh cho tâm chú ý nương vào, tức là Niệm dẫn tới Tuệ quán, Tuệ quán này làm phát triển Định - Định và các chi thiền trong các bậc thiền Tướng cao siêu và tinh vi hơn Định và các chi thiền của thiền Cảnh (do tính chất thâm sâu của pháp Chân đế so với pháp Chế định). hơn nữa rất khó để bị dính mắc vào Sơ thiền của thiền Tướng (ví dụ tầng Sơ thiền) vì căn bản là vị ấy phải quán sát đối tượng cho tới khi nhận diện được 1 trong 3 tướng, rồi an trú tâm chú ý vào tướng đó dẫn tới nhập định. nếu vị ấy khởi lên sự dính mắc thì tướng Chân đế (ví dụ là tướng vô thường) không thể hiện lên và như thế thay vì an trú vào thiền Tướng thì nguy cơ dính mắc vào thiền Cảnh chế định (đề mục tưởng tượng) là rất cao. đấy mới là mối nguy của sự dính mắc vào các tầng thiền cao. Thiền Cảnh là Niệm hỗ trợ cho Định phát sinh, nhưng trong thiền Tướng thì Định hỗ trợ cho Tuệ phát sinh, Tuệ phát sinh làm cho Định vững mạnh hơn.
Sửa lần cuối: