Bài 3.- Bốn Loại DUY TÂM. Ở nền Tư Tưởng con người.
Kính các Bạn:
Trước đây Ngài Doccoden có nói về 2 loại DUY TÂM:
1/. Duy Tâm Chủ quan: Phật giáo lẫn Ấn giáo đều theo duy tâm chủ quan .- Theo những nhà triết học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thế giới bên ngoài chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân.- duy tâm chủ quan nói về tâm thức của bản thân mình (nên mới nói là chủ quan)
2/. Duy Tâm Khách Quan: (Thiên chúa giáo, Hồi giáo...theo quan niệm này).- trong khi duy tâm khách quan (duy linh) thì 'Tâm' là một thực thể siêu nhiên chứ không phải tâm thức của con người. - Do đó duy tâm khách quan thừa nhận có thế giới khách quan bên ngoài con người.

* Ngoài 2 loại Duy Tâm kể trên. Bác Trừng Hải có gợi ý một loại Duy Tâm khác.- Đó là Duy Tâm Chân Như (?).- Bác ấy nói:
3/. Duy Tâm Chân Như: từ lý thuyết Chủ nghĩa Duy tâm ban sơ của Tây phương không thích hợp để làm tiên đề vì:
a, Dễ gây nhầm lẫn bởi Duy tâm thuyết phương tây này cho Ý thức là khởi nguyên sanh vạn vật. Thuyết này thuộc về bản thể luận nhất nguyên. Một điều mà mọi tông phái Phât giáo đều bác bỏ (?) (Vì trái ngược với giáo lý Vô ngã/Tánh không: không có nhân đầu tiên và Duyên khởi: không có nhân duy nhất).
b, Duy tâm thuyết phương tây chia Tâm làm hai chủ quan (Tâm) và khách quan (Ngoài Tâm). Trái ngược với chủ thuyết Duy tâm Phật giáo xác quyết, Tâm như hư không bao hàm vạn vật, vạn pháp; không gì là không phải tâm. "Ngoài Tâm không Pháp".(Chân Như chăng ?)
4/. "Duy Tâm Vọng":
Ngoài 3 loại Duy Tâm đã kể . VQ còn nhận thấy còn có loại "Duy Tâm Vọng".- Đó là đối lập với Chân Như mà thấy có Vọng Tâm.
Kính các Bạn:+ VẬY THEO CÁC BẠN. 4 LOẠI DUY TÂM KỂ TRÊN.
+ CÁI DUY TÂM NÀO SANH RA VẠN PHÁP ?
+ HAY CÒN CÁI DUY.... NÀO KHÁC ?
Kính Thầy,
Bởi thế cho nên, nếu thiếu "nhân", " tam thế, "nhất thiết Phật" (tức là có hơn 1 ông Phật, hí hí), "ưng quán", " pháp giới tánh" thì không thể nào biết "tâm" này thuộc loại gì được đâu, nó sẽ bị đồng hoá với Thiên Chúa của ngoại giáo.
Đã có Chúng sanh, lại có Chư Phật như khi Phật giác ngộ liền khởi ý rằng: Chúng sanh này chìm đắm trong dục ái ô nhiễm, khó thấy được chỗ sâu màu mà Ta mới giác ngộ, Ta nếu thuyết giảng thì sẽ mang lại khổ não...(Phạm thiên cầu thỉnh Kinh). Thế thì Tâm biết khởi niệm, nó chính là cái "Tâm" này. Hí hí
Cho nên nó chỉ được giới hạn nơi "Tánh pháp giới", chứ không phải Thể pháp giới. Vì bản thể vô vi bất động chu viên, nếu khởi thì thể ấy khác nào "năng biến" liền ở nơi vô năng sở lại thành năng sở, như ở nơi Bản giác Tánh không chẳng minh chẳng vô minh, lại thành một niệm vô minh bổng khởi khiến bản giác lìa tánh không sinh vọng minh, tánh không lìa bản giác sinh ám muội...tức là đi lại "vết xe đổ" của nhiều kiếp lâu xa rồi. Hí hí, thú vị thú vị !
A Di Đà Phật.
Ps: "Nhất thiết Phật", có hơn một ông Phật thì ý chỉ là Báo Thân Phật, cái thân loại này mà thuyết thì chỉ cỡ Thiên nhãn mới thấy được, Thiên nhĩ mới nghe được (nên nó mới nằm ở Kinh Hoa Nghiêm, có thần, thiên chủ, thiên tướng,v..v)...thân này đầy đủ 32 tướng tốt, mắt như biển lớn, ngón chân tự núi Thái Sơn...nghĩa là ở cảnh giới chư Thiên, tùy ý sinh thân, tùy tâm hiện tướng...chứ Hoá thân và xác thịt chẳng thể tri thức nổi. Hí hí