vienquang2

Ai Tạo ? TÂM NÀO TẠO ?

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,300
Điểm
113
Bài 32.- B2- TỊCH 1. NHƯ LAI TẠNG.

a). Khái Niệm về NHƯ LAI TẠNG.- Tại & Xuất Triền.

Như bài trên chúng ta ta khảo sát: Muốn chuyển Mạc na thức thành Bình đẳng Trí để vào Thánh Cảnh, tức Pháp Giới Thanh Tịnh.- Nhất thiết phải học và hành Pháp VÔ NGÃ.
Nhưng.- Giáo lý vô ngã thường khiến cho hàng phàm phu hoang mang, rằng.- “không có ta, thì còn gì? Không còn gì nữa chăng?”.- Rồi sanh ra sợ hãi.

Do đó đức Phật giảng về Như lai tạng để chúng sinh khống chế nỗi sợ hãi ấy.- Để người học Phật được an Tâm rằng: Không có ta nhưng có Tâm, có Như Lai Tạng là một tâm thể thường hằng, thanh tịnh, bất biến.

+ Ở Ấn độ tư tưởng Như Lai Tạng được thành lập sớm hơn thuyết Duy thức, là một tên khác của A lại da.

+ theo Khởi tín luận, tâm sinh diệt bao gồm hai nghĩa Giác và bất giác.

  • Giác xuất phát từ Như Lai Tạng,
  • Bất giác xuất phát từ Thức Tạng.- là một loại kho trong đó chứa các chủng tử của Như lai tính, Tathagata-garbha là cái thai trong đó chư Như lai được thai nghén và lớn lên.

* Như vậy:

+ Trạng thái TỊCH Tịnh Vô Thức, Giác.- gọi là NHƯ LAI TẠNG.

+ Trạng thái TỊCH Tịnh Vô Thức, Mê.- gọi là THỨC TẠNG. Còn có tên là "Như Lai Tại Triền".

b). "Như Lai Tại Triền" & "Như Lai Xuất Triền" : Đó là Về mặt ô nhiễm, là Thức Tạng tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt, ngược lại về mặt tịnh Như lai tạng biểu hiện cho Niết Bàn giải thóat.

Nghĩa là:

+ Tâm Thức Nếu xuôi dòng vô minh thì bị giam hảm trong vòng sinh tử thì gọi là "Như Lai Tại Triền" (trạng thái bị phiền não trói buộc).

+ Mặt khác nếu thuận chơn như tu tập, huân tu bên trong làm nhân và lấy giáo pháp bên ngoài làm duyên thì tịnh dần dần mạnh lên và nhiễm bị yếu đi, tịnh bọc lấy nhiễm và chuyển lực dụng của nhiễm thành nghiệp dụng bất khả tư nghì thì gọi là "Như Lai Xuất Triền".

Tóm Tắc: Như Lai Tạng (Tathagata garbha) còn gọi là Như lai chủng tánh đồng nghĩa với pháp tánh, pháp thân, chơn như, Phật tánh, Niết bàn…Tạng là cái bọc chứa, theo nghĩa ban sơ là cái bọc thai, tạng là giấu kín che phủ phiền não mê lầm, giấu kín che phủ Phật tính là cái mầm giác ngộ vốn có trong mọi chúng sanh. Tạng là chất chứa, Như lai tạng là chất chứa mọi công đức quyền năng của Như lai, là tất cả pháp do Phật giảng dạy tập hợp lại thành Như Lai tạng.

+ Về mặt ô nhiễm (CHIẾU), Như lai tạng là tượng trưng cho thế giới luân hồi sinh diệt,

+ Về mặt TỊCH Như lai tạng biểu hiện cho Niết bàn giải thóat.

+ Như lai tạng là cái kho chứa Như lai,

+ thuật ngữ của Khởi Tín luận gọi là “pháp giới đại tổng tướng” nhiếp thâu các pháp của tòan bộ pháp giới gồm có nhiễm và tịnh. Tịch (Tịnh) là chơn như, nhiễm (chiếu) là vô minh,

+ chân như và vô minh kết thành một khối bất ly trong tâm chúng sanh, cả hai đều thâu nhiếp các pháp ngang nhau.
(phỏng theo Thích Nghiêm Quang)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,300
Điểm
113
Bài 33.- TỊCH 2.- Các Kinh Phật nói về NHƯ LAI TẠNG.

+Kinh Lăng già cũng nói rằng Alaya thức là biểu hiện của các giai đọan bất tịnh của Như lai tạng, mặt khác nếu A lại da nhận hình ảnh, như một tấm kiếng, không suy nghĩ gọi là vô ký, nhưng do bởi ảnh hưởng của các tập khí chất chứa từ nhiều kiếp, giống như biển lớn sóng cuộn, nhưng dưới lòng biển vẫn bất động, khi nào A lại da vượt lên trên sự phân biệt, được gọi là Như lai tạng: “Nầy Mahapati, Như lai tạng chứa trong nó những nguyên nhân cả tốt lẫn xấu và từ những nguyên nhân nầy mà tất cả con đường hiện hữu (lục đạo) được tập thành, được rót vào bằng tập khí đủ loại suy diển sai lầm vốn đã diển biến từ vô thủy. A lại da có tên là Alaya nó đi chung với 7 thức được sinh trong nhà vô minh…”

Trong khi Lăng già chủ trương quan điểm cho rằng Như lai tạng hay A lại da là kho chứa cái bất tịnh cũng như cái tịnh,
.....

kinh Lăng Già (Lankavatara),

Có đoạn bồ tát Đại Huệ hỏi Phật: “Bạch Thế Tôn, trong nhiều đoạn kinh Như lai tạng được Thế Tôn mô tả như là có bản chất ngời sáng, bản lai thanh tịnh, thường hằng thanh tịnh, đủ 32 tướng tốt, thường tồn tại trong thân chúng sinh.

Như hạt minh châu vô giá bị bọc trong tấm vải bẩn; (Như lai tạng) tuy bị quấn chặt bởi chiếc áo uẩn, xứ, giới, bị cáu bẩn bởi chất bẩn tham dục, thù hận, ngu si, hư vọng, phân biệt các thứ, vẫn được Thế Tôn mô tả là thường hằng, trường cửu, tịch tĩnh, bất biến.



Đại thừa khởi tín luận: chỉ rõ tâm Chơn như hay Như lai tạng, mặt tuyệt đối tâm Chơn như là cái tâm tính bất sinh bất diệt, tâm ấy là tâm nhất thể, nhiếp thâu tất cả pháp thế gian cũng như xuất thế gian, tuyệt đối, bình đẳng, ly danh tuyệt tướng. Về mặt tương đối tâm ấy là tâm tầm tứ, bao gồm tự thể, tự tướng và tự dụng:

Tự thể: Tương đồng với bản thể; tự tướng: cái tướng của tự thể; Tự dụng: công năng sinh nhân quả lành thế gian và xuất thế gian.

Khi nói “tâm động” là nói tướng động, tức nói Như lai tạng động, tự thể tâm không động, Ngài Mã Minh thí dụ, nước biển cả (tánh giác) vì có gió (vô minh) nên nỗi sóng (tâm thức), sóng và gió đều động và không rời nhau, nhưng tánh nước không động khi gió hết sóng lặng, nhưng tánh ướt của nước không đổi. Vì tướng nước động nên có sóng nhỏ sóng lớn…cũng vậy tướng của tâm (Như lai tạng) động thì sóng thức dấy khởi, đợt nầy nối tiếp đợt khác nên nói có tâm sinh diệt (thức tạng), chính vậy nên nói nương vào Như lai tạng mà có tâm sinh diệt, cái tổng hợp bất sinh diệt (Như lai tạng) và sinh diệt (thức tạng) gọi Alaya. Từ A lại da (chân và vọng) sinh ra sinh diệt tâm, cũng từ A lại da hiển lộ Chân như tâm (Như lai tạng).


+ Kinh Viên Giác : Tâm Chơn như, hay Như lai tạng theo kinh Viên giác gọi là Viên giác diệu tâm, chúng hữu tình vì không ngộ tánh viên giác nên để cho vô minh vọng tưởng điên đảo che mờ bản tâm thanh tịnh: “Tất cả chúng hữu tình từ hồi nào đến giờ bị nhiều món điên đảo làm mê mờ tánh viên giác, như người lạc đường, lầm lạcb bốn phương. Vì trong Như lai tạng (Viên giác) không có sinh diệt, không có thấy biết, biết như hư không thường chẳng lay động như tánh của pháp giới viên mãn khắp mười phương”.

Tánh Viên giác (Như lai tạng) của chúng hữu tình đều có, chỉ trừ hết vô minh thì Viên giác tánh hiện ra, tánh Viên giác cũng đã sẵn có tự bao giờ: “Nầy Thiện nam tử! Tất cả kinh điển của Như lai nói đều như ngón tay chỉ mặt trăng Viên giác. Vậy các ông phải biết: đây là ngón tay kinh giáo chứ không phải mặt trăng Viên giác. Nếu các ông chỉ cố chấp ngón tay, thì không bao giờ thấy được mặt trăng”.


kinh Thắng man: Như lai tạng là một tên riêng của Phật tánh, hay pháp thân, cái tâm hằng ngày của chúng sanh bị phiền não khuấy trộn, nên Phật tính bị lu mờ, nhưng Phật tính ấy vẫn hòan tòan đầy đủ như tâm tính của Như lai. Chúng sanh vì không có công đức trang nghiêm nên pháp thân chưa thể hiện bày, giống như nước với sóng, tâm chúng sanh ví như làn sóng ở trong bể lớn của thanh tịnh tâm.

kinh Pháp Hoa: Như lai tạng tánh hay Phật tánh trong kinh Pháp Hoa chỉ ra rằng: Vì muốn khai mở tri kiến Phật cho chúng sanh nên chư Như lai mới thị hiện: “Chư Phật Thế tôn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện trong đời, đó là khai thị ngộ nhập tri kiến Phật cho chúng sanh”. Vì chúng sanh sẵn có tính Phật (Như lai tạng) một khi loại bỏ vô minh phiền trược, vọng tưởng điên đảo thì Phật tính kia hiển lộ như nước trong thì trăng hiện.


* Như lai tạng hay Phật tánh, Viên giác diệu tâm… tất cả đều chỉ cho thể tánh bất sinh bất diệt thường hằng của mọi chúng sanh. Giữa thế gian vô thường sinh diệt, trong cái tâm vọng tưởng điên đảo, chắc phải có một cái gì thường hằng bất biến đó là Như lai tạng, là pháp thân thường trụ. Tất cả kinh điển Đại thừa cũng nhằm triển khai triết lý này.


* Bồ Tát Đại Sĩ Th Trí Siêu nói.: - Đặc biệt Trong kinh Lăng Già (Lankavatara), đức Phật giảng nói về Như lai tạng (Tathagatagarbha) và cảnh cáo là không nên xem Như lai tạng là tự ngã.

Phải chăng thuyết Như lai tạng của Thế Tôn không đồng với thuyết tự ngã của ngoại đạo?

Phật đáp: “... Các đức Như lai sau khi giảng thuyết Như lai tạng bằng các nghĩa cú tính không, thật tế, niết bàn, bất sinh, vô tướng, vô nguyện; với mục đích khiến cho những kẻ phàm phu dẹp bỏ nỗi kinh hoàng về vô ngã”.

Giáo lý vô ngã thường khiến cho hàng phàm phu sợ hãi, hoang mang, “không có ta thì còn gì? Không còn gì nữa chăng?”.

Do đó đức Phật giảng về Như lai tạng để chúng sinh khống chế nỗi sợ hãi ấy. - Không có ta nhưng có Tâm, có Như lai tạng là một tâm thể thường hằng, thanh tịnh, bất biến.

Nhưng Như lai tạng không thể là đối tượng nhận thức thông thường của thế gian cho nên kinh Lăng Già đề nghị thay Như lai tạng bằng A-lại-da thức để có thể giải thích dễ dàng bản chất và hoạt động của tâm thức bình thường.
(Hết trích dẫn)

Theo các Kinh Luận đã dẫn ở trên.- Rất rõ ràng: NHƯ LAI TẠNG là chính Đức Phật đã dạy trong rất nhiều kinh điển.- Người Mù không thấy được mặt Trời.- Không đồng nghĩa với mặt trời là của Ngoại Đạo thuyết. Người học Giáo lý Vô Ngã cũng nên tự khiêm cung một tí xíu, không nên bảo thủ Sở Tri Kiến của riêng mình mà buông lời phỉ báng Giáo Lý Đại Thừa của Phật thuyết.- Hơn nữa Kinh đã dạy rõ: NHƯ LAI TẠNG chỉ là A LAI DA THỨC (giống như 7 Thức trước).- Mà không phải là Tự Ngã.
 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,300
Điểm
113
Bài 34.- TỊCH 3.- A Lai Da Thức.

Như trên chúng ta thấy: Như Lai Tạng được đề xuất gọi là A Lai Da Thức.

* A - lại - da thức có nhiều danh xưng khác nhau:

  • Căn bản thức: là cội gốc của các thức, giống như đại địa là nền tảng cho muôn vật phát sinh.
  • Nhất thiết chủng tử thức: là tâm thức tích chứa hạt giống của tất cả pháp.
  • Dị thục thức: cũng gọi là Quả báo thức,tức là tạo tác và thọ nhận quả báo chín mùi ở đời vị lai.
  • v.v.. và còn nhiều tên khác nữa...

Đây là những cái tên phổ biến của thức A –lại –da, và mỗi cái tên lại có ý nghĩa riêng biệt của nó, nhưng cũng không ra ngoài công năng tích chứa và tánh chủ thể của nó.

+ Theo đó, vũ trụ chỉ là phản ảnh của A Lại Da Thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó qua ảo giác (holography.)

+ Theo một quan điểm Phật giáo khác thì A Lại Da Thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ trong vũ trụ (Pháp Tướng Tông.)

* Hành Tướng của thức A lại da.- là chỉ cho trạng thái hoạt động, đặc tính, tính chất. Đặc điểm của A lại da thức gồm có những điểm sau:

a. Ẩn mật vi tế khó nhận biết: thức nầy ẩn sâu trong nội tâm, vi tế khó thấy biết.- Thấy biết sự vi tế của Tàng thức thì chỉ có Phật và hàng bồ tát kiến đạo trở lên, ngoài ra hàng phàm phu, thanh văn, duyên giác không biết được.

b. Chẳng có chẳng không, chẳng thường chẳng một: Thức nầy giống như hư không, chẳng có chẳng không. Chẳng có nghĩa là không phải hình tượng vật chất có thể thấy nghe hiểu biết. Chẳng không nghĩa là tác dụng của Thức nầy hiển nhiên là có.

Thức nầy đối với cảnh sở duyên niệm niệm sinh diệt, lưu chuyển từng sát na, chẳng phải thường chẳng phải một, mà là một dòng tâm thức sinh diệt liên tục.

c. Thông suốt cả ba đời, chỉ có tính thường hằng chuyển biến

Trong Nghiên Cứu Kinh Lăng Già các Thức được diễn tả như sau đây:

Như sóng biển tùy thuộc vào gió mà bị quấy động lên và nhấp nhô không ngừng. Cũng thế dòng A - lại - da bị quấy động không ngừng bởi ngọn gió của đặc thù (vishaya) mà nhấp nhô với những con sóng của các thức khác nhau.

Cũng thế bảy Thức là sóng biển sinh khởi lên nối kết với tâm (cita).

“Sóng phát sinh trên biển thì nhiều, cũng thế, quả thực A – lại –da đã làm vận hành nhiều thức”.

+ Chức năng phân biệt của A lại da thức từ khi con người mới sinh cho đến lúc lâm chung, luôn liên tục chuyển biến không một sát na ngừng nghỉ. Nội dung cất chứa có khác nhưng chức năng thống nhiếp cất giữ từ lúc ra đời cho đến lúc chết không có sai khác, công việc tiếp thu, xử lý chủng tử không gián đoạn. Sự vận hành của thức A lại da không chỉ quán triệt một đời người, mà còn quán triệt cả ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, quán triệt hoàn toàn quán triệt luân hồi, không một giây lát dừng nghỉ:

+ Cách vận hành của A – lại – da trong hệ thống các Thức của chúng ta thì vô cùng tinh tế, và chỉ có thẩm quyền của cái tâm được tu tập cao độ của vị Bồ tát mới có thể nắm được ý nghĩa nội tại của A –lại –da. Những ai theo phép tu tịnh (chỉ) không luôn luôn chú ý đến tính tinh tế trong sự vận hành của tập khí của họ, và họ tưởng rằng họ nhập vào một trạng thái tịnh, vì các chủng tử tập khí của họ không bị diệt hoàn toàn, cái mà họ đã diệt chỉ đơn thuần là thói quen thủ chấp và phân biệt thế giới đối tượng của các đặc thù. Này Mahàmati, quả thật thực sự vận hành A – lại – da thức quá tinh tế đến nỗi chỉ có chư Như Lai và những vị Bồ tát nào đã thăng tiến qua các cấp độ Bồ tát tính mới có thể thâm hiểu được nói, nó vượt ngoài những năng lực của Tam – ma – địa và Bát nhã mà hàng Thanh văn, Bích chi và các triết gia đạt được..

* Bốn dẫn chứng: Về Thức A Lai Da.

a. Dẫn chứng 1

Nó được nói đến trong kinh Đại thừa A - Tỳ - Đạt – Ma như sau:
“ Giới, từ vô thủy đến nay, là sở y của hết thảy pháp, do tồn tại cái này mà có các cõi thú. Và có sự chứng đắc Niết bàn”. Tự tính của Thức thứ tám cực kỳ vi tế, do đó phải được hiển thị bằng tác dụng của nó.

b. Dẫn chứng 2

Cũng trong Đại thừa A -Tỳ - Đạt - Ma được nói như vầy:

“ Thức này là hạt giống hết thảy, nó tàng trữ các pháp, do đó được gọi là A – lại –da. Ta chỉ nói cho bậc Thắng giả” Do bản thức này có đầy đủ các chủng tử nên nó là cái tàng trữ của các pháp tạp nhiễm. Vì tự thể của chủng tử và quả của nó không phải đồng nhất, vì năng y sở y cùng sanh cùng diệt.

Các Bồ tát sau khi chứng đắc chân kiến đạo, bây giờ được gọi là bậc Thắng giả. Vì các vị ấy có thể chứng và hiểu được A – lại – da thức nên được Đức Thế Tôn trực tiếp khai thị cho. Hoặc các Bồ tát đều được gọi là Thắng giả.

c. Dẫn chứng 3

Kinh Giải Thâm Mật cũng nói như vậy:

“Thức A –đà – na cực kỳ sâu vi tế, tất cả chủng tử như thác lũ. Ta không vén mở cho phàm phu, vì chúng sẽ chấp tự ngã”.(K. Thủ Lăng Nghiêm)

Nó là cái nắm giữ các chủng tử và chấp thọ y xứ của sắc căn, và cũng là các chấp thủ chuổi tương tục của kết sinh, do đó thức này được gọi là A – đà –na. Hữu tình thuộc hạng vô tính không thể thấu được cái tận cùng của nó nên nói là “ cực kỳ sâu thẳm, cực kỳ vi tế” Nó là chủng tử chân thật của các pháp. Khi bị kích động bởi duyên nó dấy lên sóng chuyển thức, hằng chảy xiết không gián đoạn cho nên nói là “dòng thác lũ” Vì ngại rằng các hạng ấy sẽ y trên thức này mà khởi phân biệt chấp rơi xuống cõi xấu, chướng không cho Thánh đạo sinh khởi, vì vậy Đức Thế Tôn của chúng ta không vén mở cho thấy. Đây là đặc tính duy nhất của thức thứ tám.

d. Dẫn chứng 4

Kinh Nhập Lăng Già cũng nói như vầy:

Như biển gặp điều kiện gió, dấy lên vô vàn sóng, hiện tiền tác dụng chuyển, không bao giờ gián đoạn. Tàng thức cũng như vậy, bị kích bởi gió cảnh, hằng dấy các sóng thức, hiện tiền tác dụng chuyển[15]

Các thức như con mắt v.v… không thường xuyên liên tục chuyển khởi các thức như sóng trên biển cả, do đó biệt chỉ riêng biệt có thức thứ tám tồn tại.


* Phân tích cội gốc nhiễm và tịnh của A –lại da

A lại da thức là cội gốc làm cho chúng sanh bị phiền não các pháp hữu lậu ô nhiễm, bởi vì thức nầy hay sinh khởi thân thể, các giác quan và bảy thức trước, là nền tảng làm cho chúng sanh ra đời và tồn tại; cũng là nền tảng sinh khởi vũ trụ thế giới đất nước núi sông.... (khí thế giới). Chúng sanh bị vô minh che lấp nên không nhận biết chơn tướng của thức A lại da biến hiện thân thể và thế giới, bị ô nhiễm Mạt na sai sử, lấy tự ngã làm trung tâm mà sinh khởi tâm thiện ác hữu lậu, tạo nghiệp thiện ác hữu lậu. Qua tác dụng cất giữ của thức A lại da, tự nhiên tạo thành tam giới lục đạo, thọ các loại quả khổ đau.

Tuy nhiên A lại da thức cũng là nền tảng của tất cả pháp thanh tịnh, tâm thanh tịnh, bồ đề, và quả Phật; giống như lấy lửa đốt cây, lửa nầy của đốt được cây khác, thông qua tu hành thiền quán lâu dài, lần lần đốt hết củi phiền não thì liền chấm dứt vòng luân hồi. Chúng sanh lấy A lại da thức cất giữ những chủng tử vô lậu làm nhân, phát tâm tu hành, mong cầu tịnh hóa tự tâm, giải thoát các khổ đau; dùng trí tuệ như thật làm các nghiệp vô lậu. Do A lại da thức chứa giữ, tăng trưởng chủng tử vô lậu, cho đến tâm hoàn toàn thanh tịnh, chuyển thức thành trí, A lại da thức thành Đại viên cảnh trí, thành quả vị Phật.

* Phân tích sự hoạt động của tám thức

Tâm lý học phương Tây thông thường giải thích cơ cấu của sự nhận thức bằng 6 thức, dựa trên 6 căn (indriyas), tức là 6 giác quan: mắt (nhãn, caksu-), tai (nhĩ, srotra-), mũi (tĩ, ghràna-), lưỡi (thiệt, jihva-), thân (kàya-) và ý căn (mana-indriyas). Mắt, khi tiếp nhận đối tượng của nó là cảnh vật bên ngoài (trần cảnh), thì thấy; cũng vậy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc chạm và ý nghĩ suy. Nhưng nếu nhận thức của chúng ta chỉ dựa trên các căn, thì chỉ là một mớ nhận thức rất rời rạc, không thể giải thích được những hiện tượng tâm lý tương quan và thâm sâu. Thí dụ, từ thuở nhỏ, ta quen biết một người bạn, cách xa nhau ba mươi mấy năm, tình cờ gặp lại, ta nhận được ngay là người bạn cũ thuở xưa. Trong hơn 30 năm đó, ta không hề nghĩ nhớ đến người ấy, mà nay bỗng nhiên gặp, vẫn nhận ra ngay, vậy thì trong suốt thời gian này, hình ảnh của người đó được giữ ở đâu trong 6 giác quan trên để khi vừa gặp lại nhận biết ra ngay? Vấn đề này Tâm lý học phương Tây không giải thích được.

Trong khi đó, ngài Thế Thân đã tiến xa một bước, và đóng góp một thành quả lớn lao cho tư tưởng thế giới, đó là đề nghị một cơ cấu ý thức gồm 4 thành tố: 1. 5 thức trước; 2. thức thứ 6; 3. thức thứ 7, gọi là Mạt-na thức; và 4. thức thứ 8, tức A-lại-da thức, hay tạng thức. - Hai thành tố sau, Mạt-na và A lại da thức là đóng góp vĩ đại của Ngài Thế Thân đối với lịch sử triết lý của nhân loại.

+ Thức thứ 8, như tên gọi, là tạng thức, tức tàng trữ tất cả những nhận thức của chúng ta, có thể ví như bộ nhớ (memory) của máy vi tính.

Chính nơi tạng thức này mà hình ảnh của người quen từ vài mươi năm trước được cất giữ; khi gặp lại, thì thức thứ 7, vừa tiếp nhận hình ảnh người mới vừa gặp lại, vừa tìm kiếm trong tận cùng sâu thẳm của thức thứ 8 hình ảnh người quen cũ trước đó 30 năm, phối hợp lại, để trong nháy mắt cho ta biết ngay đây là người đã quen. Thức thứ 7 này là bộ xử lý (DOS) của vi tính

Như vậy, phần chính yếu của nhận thức của chúng ta là thức thứ 8, A-lại-da thức, hay thức tàng trữ (tạng thức, năng tàng) làm cơ sở cho 7 thức kia. A lại-da thức còn gọi là "chứa đựng mọi ảnh tượng" (sở tàng); từ nơi A-lại-da này mà tất cả những ý niệm về cái ta (ngã chấp), và những hành vi hoạt động của nó trong thế giới ngoại tại (pháp chấp) sinh khởi. Nếu ta có thể lấy ví dụ A -lại-da thức này như là một biển nước rộng lớn mênh mông, thì 7 thức kia chính là những đợt sóng nhấp nhô, hay ào ạt, trên mặt nước đó. Theo đó, 7 thức trước không thể tách rời khỏi thức thứ 8 này, cũng không làm quấy động sự yên tịnh nơi đáy sâu của biển; nước và sóng là một, thì cả 8 thức này căn bản cũng không hai. Ta cũng tìm thấy tỷ dụ về nước và sóng này trong học thuyết Tánh Không.

+ Thức thứ 8 này siêu việt "nhị nguyên của chủ thể và khách thể, của hiện hữu và không hiện hữu"; nó không có một chủ ý nào trong hoạt trình của nó, không hề nhận biết đến đối tượng, không phân biệt, không bị ngăn che (vô phú), không tốt cũng không xấu (vô ký). A-lại-da thức là nơi tàng trữ các hạt giống (chủng tử) do hành động tạo tác bắt đầu từ nguyên nhân đưa đến kết quả (nghiệp), do vì những hành động mê muội của chúng ta. Tiến trình chín muồi của các chủng tử, những suy tư, những nhận thức về đối thể, tất cả đều là chủ quan; cho nên tiến trình đó và kết quả của nó đều không có thật:

+ Thức A – lại – da (đệ bát thức) khi chuyển đổi từ thức đến trí: “Đại viên cảnh trí” 大 圓 境 智 phải đợi đến khi tiến vào ngôi thứ 8 tức là Bất động địa Bồ tát thì cái ngã chấp của thức Mạt na thứ 7 bị nó đàn áp không thể nào xuất hiện được, lúc bấy giờ Thức A - lại - da thứ 8 mới xả bỏ được cái danh Alaya thức của nó dứt hết danh tự chúng sanh trong 9 pháp giới, đương nhiên thoát khỏi cái danh tướng chúng sanh. Khi đã đạt đến quả vị Phật, lúc bấy giờ Thức thứ 8 mới trở thành Đại viên cảnh trí, và đồng thời mang danh Vô cấu tịnh thức nó được hiển hiện và chiếu khắp pháp giới. Tất cả sự lý nhân quả đều được rõ ràng soi rọi vào trong trí đại viên ấy. Nhân vì nó tương ưng với cái thiện “thanh tịnh” cái huệ vô lậu, vì thế mà gọi là Đại viên cảnh trí.

Giải thoát khỏi vòng luân hồi khi tất cả những hạt giống phiền não được thay thế bởi các chủng tử thanh tịnh do những tịnh nghiệp tạo thành. A-lại-da thức cũng huân chứa các hạt giống thanh tịnh nội tại, là nguồn gốc cho ý chí hướng về giác ngộ: Khi đạt được giác ngộ, thì thức thứ 8 này không còn những hạt giống chưa chín muồi (dị thục chủng) nữa, và chuyển thành Trí của tấm gương tròn lớn (Ðại viên cảnh trí, Great mirror wisdom).

* A-lại-da thức có 2 phần: phần chủ thể và phần đối tượng được nhận thức. Phần trước thì tương duyên với thức thứ 7, phần sau duyên với thức thứ 6 và 5 thức trước, thể hiện qua các trạng thái trí thức, đạo đức và tâm linh, như tham ái, tính toán, phân tích, thiền định, tin tưởng, hỗ thẹn, trí tuệ, v.v... Khi phần sau chuyển biến trong lúc giác ngộ, thì nó trở thành Hậu đắc trí. Tuy A-lại-da thức phải duyên với tất cả 3 loại biến chuyển để chuyển thức thành trí, nhưng bên trong nó còn có một cơ sở thường tồn trì giữ tư tưởng trong sạch, bất biến và vĩnh cửu. Ðó là Mạt-na thức do Phật giáo Tây Tạng chủ trương nhưng chưa được bàn rộng sâu, bởi vì đến đó, chỉ còn trạng thái tự nhận mà thôi, không còn phải nương theo những loại hình ngôn ngữ thông thường.

C. Kết luận

Khái niệm A-lại-da thức là cơ sở của Duy thức tông, qua đó người ta giải thích sự hiện hữu của “con người”, của “cá nhân”. Theo đó, các chủng tử (sa. bīja), tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A-lại-da thức và đợi nhân duyên đầy đủ sẽ hiện thành tư tưởng. Các tư tưởng có tính riêng tư đó tác động trong mối liên hệ với Vô minh (sa. avidyā) và Ngã chấp (sa. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một con người đứng sau mọi hành động của mình. Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp, và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng lẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm. Theo đó thế giới chỉ là phản ánh của A-lại-da thức, con người chỉ thấy bóng dáng của chính tâm thức nó. A-lại-da thức thường được xem như là “sự thật cuối cùng”, có khi được gọi là Chân như (sa. tathatā). Theo một quan điểm Phật giáo khác thì A-lại-da Thức chỉ là nơi tập hợp của mọi nghiệp xưa cũ

Từ đó ta thấy rằng muốn áp dụng Duy Thức vào sự tu tập , ta phải cần chăm chú vào 2 thức thứ 6 và thứ 7 ,vì thức thứ 6 thì có thể nghĩ thiện nghĩ ác, toan tính bao la còn thức thứ 7 thì si mê , chấp ngã, chấp pháp, sa đà theo tâm phân biệt " ta" và "người" , "yêu-ghét" "lấy-bỏ" v..v.. càng ngày càng xa lời Phật dạy, quên hẵn đường về ( chơn tâm) khiến ta trôi lăn mãi trong sanh tử luân hồi. Ta phải tập quán "nhân vô ngã" và "pháp vô ngã" mới mong làm chủ được 2 thức này , lọai dần ngã chấp và pháp chấp. Ðây cũng như công việc " gạn cát đãi vàng" cho đến khi rèn luyện xong thì tất cả "Thức" đều trở thành " Trí " : Mạt na thức trở thành"Bình Ðẳng tánh trí", A lại da thức thì thành ra "Ðại viên cảnh trí" , Ý thức lúc ấy là "Diệu Quan sát trí ," còn 5 thức trước chuyển ra " Thành Sở Tác Trí " - Chúng ta thấy rõ ràng Tu là chuyển hoá chứ không phải "thêm" hay "bớt" cái gì cả . Ở đây ta cũng thấy được cái "vô tư, vô tội, ngây thơ trong sáng" của 5 thức trước , như vậy tu tập là làm sao để cho "cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe v..v.." chứ không để cho cái tâm phân biệt ( "cái anh Mạt na" tức là khen chê, yêu ghét ,lấy bỏ đó ! ) chen vào!

. Kinh Lăng-già A-bạt-đa-la, quyển 4 nói: Như Lai tạng hàm chức các nhân thiện và bất thiện, do huân tập các tập khí hư ngụy, xấu ác từ vô thủy nên gọi là tàng thức, sanh ra vô minh Trụ Địa và 7 thức khác. Giống như sóng biển nhấp nhô, chẳng dứt. Lìa cái vô thường, lìa được ngã chấp. Tự tánh vốn không có cấu nhiễm, rốt ráo thanh tịnh.[18] Các nhà Duy thức học nghiên cứu đến chỗ cùng tột, mới đặt được cái tên của Thức thứ Tám A lại da này. Chúng phàm phu và ngoại đạo nói rằng: “Tôi” hay “thân thể Tôi”, tức là chỉ cho thức A lại da. Thức này tức là Phật tánh, cũng kêu là Như Lai tạng. Do Thức thứ Bảy “chấp Ta”, nên nó biến thành tạp nhiễm, thì kêu là “A lại da” hay “Ngã ái chấp tàng”. Nếu Thức thứ Bảy không chấp “Ta” thì nó lại thanh tịnh, nên gọi là “Như Lai tạng” hay “Phật tánh”..

Sở dĩ thành phàm phu hay ngoại đạo là do Thức thứ Bảy chấp Thức này là chủ nhân (ta). Còn sáu Thức trước là quyến thuộc của ông chủ, ở ngoài giúp ông chủ để tạo tác các nghiệp. Cho nên trong kinh Giải Thâm Mật nói: “Ta (Phật) đối với kẻ phàm phu không giảng nói thức này, vì sợ chúng phân biệt chấp làm “Ngã”.[19] Ý Phật nói kẻ phàm phu như người giữ cửa, không hề thấy ông chủ ở sâu xa bên trong; nếu giảng nói đến phần thâm tế ở bên trong (Thức thứ Tám) thì chúng lại thêm chấp ngã càng lắm, cho nên thà không nói còn hơn.

Bởi thế, nên trong ba tạng mười hai bộ Kinh, nói phá ngã chấp và trong Duy thức nói phá ngã chấp, pháp chấp, phần lớn là phá cái chấp của Thức thứ Bảy này. Trong kinh Kim Cang nói bốn tướng: ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng, cũng thuộc về cái chấp tướng của Thức thứ Sáu và Thức thứ Bảy. Nếu như phá trừ được cái chấp tướng của Thức thứ Bảy, cũng như đuổi anh gác, mở cửa đem ông chủ nhà ra, vì không còn anh gác cửa (tớ) nên không ai gọi ông là ông “chủ” nữa, chỉ kêu ông là “người”, như bao nhiêu người khác. Vì thế trong kinh Phật nói: “Phật và chúng sanh bình đẳng không hai”. Bên Thiền tông nói: “Đập bể thùng keo sơn (phá chấp), khi tỏ ngộ rồi, đồng với khi chưa ngộ”. Một lời nói này có thể giải quyết ít nhiều nghi nan, như nói: “Sanh tử tức là Niết bàn’” hay “Phiền não tức là Bồ đề” v.v… đều có thể lấy đây để suy xét.Với một tâm thức đầy nhiễm ô bởi phiền não, thành kiến, chia cách, phân mảnh, tham sân, hôn trầm, loạn động … chính tâm thức ấy đã biến hiện ra thế giới không thật và bất toại nguyện này: Thức thứ tám đứng về bến mê thì nó là Thức tàng, đứng về bến Giác nó là Như Lai tàng ở trong vị mê, vọng chịu khổ vui mà cùng nhân tướng Niết bàn hòa hợp. Khi chúng sanh thọ khổ trong địa ngục, Phật tánh cũng vào địa ngục nhưng không khổ, chỉ có cái mê lầm chịu khổ. Chúng ta làm người cũng sẳn có Phật tánh, nhưng vui buồn là vọng thức, Phật tự tâm không có vui buồn. Để thấy rõ Phật tánh hay Như Lai tàng cùng đi trong các cõi, chung thọ sanh diệt mà không bị sanh diệt.[20] Bởi thế, để hoàn nguyên lại thế giới thực, thế giới đúng như nó là, chúng ta phải giải trừ đi đến loại bỏ sự biến hiện méo mó của thức, chúng ta phải chuyển hóa thức. Bởi vì kho tàng tâm thức và tính kiên trụ của hạt giống không bao giờ mất. Vấn đề là ở chỗ chuyển hóa nó thôi. Dùng phương pháp đối trị để thay đổi đặc tính của nó một cách tương thích.

Sự chuyển hóa này Duy Thức Tông gọi là. Chuyển thức thành Trí: “A- lại - da hiển lộ trong sự thanh tịnh bổn nhiên của nó chớ không phải trong những hình thức sai lạc và ô nhiễm của nó như nó vẫn thường hiển lộ cho các thức”.

* A –lại –da chuyển hóa thành Đại viên cảnh trí, thức Mạt-na chuyển hóa thành Bình đẳng tánh trí.ý thức chuyển hóa thành Diệu quan sát trí, và năm thức giác quan chuyển hóa thành Thành sở tác trí .

* Luận Đại Thừa Khởi tín nói là : chuyển Sanh diệt môn thành Chân Như Môn, trở về với nguồn gốc của tâm là Đại Viên Cảnh Trí hay còn gọi là Như Lai Tạng.

- Đây chính là chỗ ở của Như Lai tính và thuộc lĩnh vực của cái A - lại - thức phải được gọi là Như Lai tạng, đạt đến chỗ rốt ráo của tâm thức. Đây là gọi là sự chuyển hóa tuyệt vời đưa tâm tính con người trở về với cội gốc Chân Như.
(Lượt trích .- Trình bày về A-lại-da trong Thành Duy Thức.- Bảo Minh Trang)

 

vienquang2

Quản Trị Viên

Thành viên BQT
Reputation: 100%
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,324
Điểm tương tác
1,300
Điểm
113
Bài 35.- TỊCH 4.- CHỦNG TỬ (trong Tàng Thức):

* Trong Tàng Thức (A-lại-da thức) của Duy Thức tông, "chủng tử" (sanskrit: bīja) là những tiềm năng, hạt giống, hoặc cấu trúc tinh thần và vật chất tiềm ẩn được lưu trữ trong Tàng Thức. Những chủng tử này là cơ sở của mọi trải nghiệm và hành động của một cá nhân.

* Chủng tử là tiềm năng:Chủng tử không phải là những thứ hiện thực ngay lập tức, mà là những khả năng tiềm ẩn, những "hạt giống" có thể phát triển thành những trải nghiệm hoặc hành động cụ thể trong tương lai.

* Chủng tử là kết quả của nghiệp:
Các chủng tử được tạo ra và nuôi dưỡng bởi các hành động, suy nghĩ, và cảm xúc trong quá khứ (nghiệp).

* Chủng tử là cơ sở của luân hồi: Theo Duy Thức, những chủng tử này là nguyên nhân dẫn đến việc tái sinh và luân hồi.

* Chủng tử ảnh hưởng đến nhận thức:
Chủng tử trong Tàng Thức ảnh hưởng đến cách một người nhận thức và trải nghiệm thế giới.

* CHỦNG TỬ (sa. Bīja, lượng tử, quantum) tức là các hạt mầm của Nghiệp (sa. karma, pi. kamma) được chứa đựng trong A Lại Da Thức (Universal Library,

+ Chủng Tử (Artificial intelligence (AI), Google‟s database) và đợi nhân duyên đầy đủ, chín mùi sẽ hiện thành tư tưởng.

+ Các tư tưởng có tính riêng tư đó, tác động trong mối liên hệ với Vô Minh (sa. avidyā) và Ngã Chấp (sa. ātmagrāha) làm cho mỗi người tưởng rằng có một cái “Ta” đứng sau mọi hành động của một mình.

+ Tư tưởng đó lại gây tiếp các chủng tử của nghiệp và nghiệp lại tiếp tục tạo tác. Vòng luẩn quẩn này chỉ được đối trị bằng quan điểm cho rằng, không hề có một thế giới độc lập ngoài Tâm.


* “Chủng tử” có hai loại:

1. “Nghiệp chủng” Tức là Dị thục tập khí,

2. “Pháp chủng” Tức là Đẳng lưu tập khí.
+
đẳng lưu tập khí có nghĩa là:

(等流習氣) Đối lại: Dị thục tập khí. Cũng gọi Danh ngôn tập khí, Danh ngôn chủng tử. Thuyết của hành phái Du già và tông Duy thức cho rằng chủng tử trong thức A lại da thứ 8 là do ba tính thiện, ác, vô kí của bảy chuyển thức huân tập (xông ướp) mà thành. Đẳng lưu nghĩa là dòng loại giống nhau; Tập khí là tên khác của chủng tử. Tập khí do sáu thức trước chiêu cảm qủa Dị thục, gọi là Dị thục tập khí; Tập khí do 7 chuyển thức sinh ra quả Đẳng lưu, gọi là Đẳng lưu tập khí. Tập khí này là công năng sinh ra quả được cất giữ trong thức thứ 8 nên gọi là Chủng tử. Tập khí này cùng với quả (tức pháp hiện hành) do nó sinh ra là cùng một tính chất như nhau; chẳng hạn nhân thiện sinh quả thiện, nhân ác sinh quả ác, nhân vô kí sinh quả vô kí, cho nên gọi là Đẳng lưu. Cứ theo luận Thành duy thức quyển 8 thì Đẳng lưu tập khí là chủng tử do ba tính thiện, ác, vô kí trong bảy thức huân tập mà thành. [X. Thành duy thức luận thuật kí Q.2 phần cuối; Duy thức luận chưởng trung xu yếu Q.thượng phần cuối]. (xt. Danh Ngôn Chủng Tử, Dị Thục Tập Khí).- Từ điển PH-

Mỗi mỗi các pháp, khi khởi hiện hành đều từ chủng tử của nó mà khởi hiện. Bởi đồng đẳng lưu xuất ra chủng loại đó nên gọi là “Đẳng lưu chủng”.

Bởi thế trong các thức, chỉ có Thức A – lại – da có tánh vô phú vô ký, nhứt loại sanh diệt tương tục, mới có thể duy trì (chứa giữ) chủng tử của các pháp. - Cảnh giới này duy có Phật mới biết được hoàn toàn rốt ráo, còn các vị Bồ tát chỉ biết phần nào thôi.

* Chủng tử có thể thay đổi:
Thông qua thực hành tu tập, các chủng tử xấu có thể được giảm bớt và các chủng tử tốt có thể được tăng cường.

Tóm lại: chủng tử trong Tàng Thức là những hạt giống tiềm ẩn của hành động, suy nghĩ và cảm xúc, những yếu tố quyết định trải nghiệm và hành động của một người, cũng như vận mệnh trong tương lai theo quan điểm của Duy Thức tông.
(Nhiều nguồn)

Kính các Bạn: Trên cơ sở Thực tính của A LAI Da và Chủng Tử nêu trên. Chúng ta sẽ quán sát về SỰ HÌNH THÀNH CÁC CẢNH GIỚI BẬC THÁNH VÀ CÁC CÕI CỰC LẠC CŨNG NHƯ PHẬT QUỐC ĐỘ.

Kính mời.
 
Sửa lần cuối:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Liên quan Xem nhiều Xem thêm

Users search this thread by keywords

  1. đường giải thoát
Top