- Tham gia
- 20/3/07
- Bài viết
- 599
- Điểm tương tác
- 65
- Điểm
- 28
Thư gởi tòa báo Phật Học
7. Thư gởi tòa báo Phật Học
(lược trích)
Đại Giác Thế Tôn trong vô lượng kiếp lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, trích huyết làm mực, lấy tủy làm nước để lưu thông thường trụ Pháp Bảo hòng phổ độ hết thảy chúng sanh. Một cuốn Phật Học Tùng Báo khiến cho Phật pháp được lưu thông trong nước lẫn ngoài nước, mọi hàm thức cùng chứng Nhất Thừa. Nhưng thế tục đọc sách trọn chẳng kính dè. Sáng dậy chẳng súc miệng, vào nhà xí chẳng rửa ráy, hoặc bỏ sách nơi chỗ ngồi, giường chõng, hoặc dùng gối đầu, đêm nằm xem, bỏ chung với đồ lót. Sách để đọc nơi bàn thì bỏ lẫn lộn cùng tạp vật. Coi lời lẽ của thánh hiền giống như giấy tờ cũ nát, trọn chẳng dè dặt, chẳng mảy may kính nể. Thậm chí phụ nữ nhà thư hương, sách để đọc trong khuê phòng toàn là kinh truyện; tôi tớ những nhà giàu có lau chùi đồ đạc toàn dùng [giấy in] văn chương. Đủ mọi nỗi khinh nhờn khó thể kể hết. Thói tệ tích tập lâu ngày, quen đi chẳng xét. Nếu chẳng riêng nêu họa phước, quyết định khó tránh khinh nhờn, chưa từng được ích, trước hết đã phải chuốc lấy đại tội. Thương kẻ vô tri nên phải chỉ bày ngăn ngừa trước.
Theo ngu kiến, những hình ảnh ngoài bìa có thể không cần phải in, ghi tên bên cạnh như các sách in theo cách thức thông thường. Chính giữa trích mấy câu kệ, hoặc ghi mấy câu văn xuôi, ít thì mấy câu, nhiều thì hơn mười câu, nên dùng chữ đơn giản, trong sáng, [kích thước] chữ phải thô to, răn nhắc cho người xem phải để tâm trân trọng, đừng làm bẩn. Đạo mầu độ sanh của Đại Giác pháp vương kính thì được phước, khinh ắt chuốc họa!
Mặt bìa trong nên dùng chữ nhỏ, trình bày rõ cuốn sách này tuy gọi là báo, nhưng thật ra giống như kinh Phật. Vả nữa, phần đầu có in tượng Phật, Bồ Tát, những bài văn bên trong hoặc là trích dẫn kinh văn, hoặc nêu bày ý nghĩa kinh, chẳng giống như ngôn ngữ cõi tục, đáng nên kính trọng tột bậc. Lại dẫn những đoạn kinh luận, truyện ký nêu chứng cớ tội phước của việc kính trọng hay khinh nhờn kinh điển, ngõ hầu kẻ biết tốt - xấu chẳng đến nỗi giữ nguyên thái độ cũ, lầm tạo ác nghiệp. Cứ hai số hoặc mỗi số lại thay đổi, hoặc xen kẽ thay đổi một lần, hoặc vĩnh viễn không đổi chỉ dùng một loại văn tự đều được. Nếu có thay đổi thì chỉ được đổi văn, không được đổi nghĩa, ngõ hầu do thầy nghiêm mà đạo được tôn trọng vậy. Bìa sau cuốn báo đừng in chữ để khỏi bị bôi dơ hòng tỏ lòng kính trọng.
Vị tổ thứ hai mươi mốt ở Tây Thiên (Ấn Độ) là tôn giả Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu) tự nói trong kiếp xưa khi sắp chứng Nhị Quả, nhân vì lầm lỗi dựa mình vào hình Phật vẽ trên vách nên bị thoái thất hết sạch. Tôi nói: “Bậc Nhị Quả còn mất quả vị. Nếu là phàm phu ắt vĩnh viễn mất thân người, thường ở trong ác đạo chẳng còn ngờ chi”. Ví như kẻ cự phú phạm phải đại tội, dốc sạch của cải trong nhà để chuộc tội chết, còn kẻ nghèo ắt lập tức bị chém đầu. Chuyện này được chép nơi chương ghi về vị tổ thứ hai mươi là Xà Dạ Đa tôn giả trong sách Truyền Đăng Lục. Vì thế biết tội khinh mạn chẳng phải nhỏ.
Càn là đại phụ, Khôn là đại mẫu[31], trong bốn biển cùng là đồng bào, triều Thanh tuy thuộc giống Mãn Châu, rốt cuộc là cùng một cha mẹ. Huống nữa thánh đức của các đời đáng sánh cùng trời cao đất dầy; dẫu Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang cũng không hơn được thế! Gần đây, chiến tranh, đói kém liên miên, bị lân quốc hùng mạnh áp bức, hiến pháp, chánh trị dẫu đổi mới, vẫn có chút sai ngoa; nhưng xét đến lòng nhân của vua thì vẫn y như cũ. Chỉ vì cảnh duyên không tốt đẹp hơn, đến nỗi bị lật đổ. Nay đã thành chế độ cộng hòa, đúng là phải nên coi như cùng một thể.
Luận về chánh thể thì nhiệt liệt khen ngợi chế độ cộng hòa, luận về triều Thanh trước kia thì tán dương lòng nhân của hoàng đế. Ví như vị tân quan sau khi nhậm chức, chẳng ngại dựng bia lập đền để phô bày cái đức của vị quan cũ. Sau khi chế độ cộng hòa được thành lập, hơn hai trăm năm vỗ về tài bồi [của triều Thanh] há có thể quên ngay? Tôi thấy trong số báo thứ ba, có những lời lẽ [lên án] như độc đoán, chuyên chế, nô lệ v.v… lòng rất ấm ức. Phàm đất nước ta từ khi mở cõi đến nay, bậc đại thánh nhân kế thừa ngôi trời cai quản thiên hạ cũng chưa chắc đã không lo nghĩ đến điều đó; có thể là vì các ngài sợ dân hung bạo, chẳng tuân hành hiệu lệnh, thành ra đến nỗi loạn vong. Đấy là bản tâm của việc thánh nhân truyền ngôi lại cho con cháu; há phải đâu Phục Hy, Thần Nông, Thang, Vũ muốn hưởng lợi ích riêng! Nếu không vậy thì chẳng đủ để chấn chỉnh cương thường, dứt bặt mầm mống tranh chấp, cũng là do thời thế khiến thành như vậy; chứ không phải là các bậc thánh như Phục Hy, Thần Nông không có đức hổ thẹn! Ngày nay mọi người là của chung, cộng hòa rất mực bình trị cũng là do thời thế khiến thành ra như vậy, phải đâu người đời nay tốt đẹp hơn các vị thánh Phục Hy, Thần Nông v.v…
Hãy nên đề cao cộng hòa, bất tất phải chỉ trích triều Thanh đời trước thì mới phù hợp với bản chất của cộng hòa, tránh khỏi cái tội khinh miệt cổ thánh. Nước Tỳ Da Ly thời Phật áp dụng cách này. Trong các kinh, Như Lai cũng chưa hề chê trách Luân Vương đời đời truyền nhau là sai. Đúng như Khổng tử đã nói: “Quân tử truyền cho thiên hạ là vì không có con nối dõi, không ai là không vậy”. Ý nghĩa giống như ở đây. Nghĩa giống như ở đây là vì thích nghi với thời thế. Mùa Hạ mặc áo mỏng, mùa Đông mặc áo cừu, khát uống, đói ăn, chẳng thể bảo là sai, cũng chẳng thể chấp chặt một pháp. Chỉ cầu sao cho thích nghi thì sẽ có đại lợi, không chút điều tệ nhỏ. Nhưng nhân tâm bất nhất, vẫn còn có những bài đăng chứa đựng ý tứ ấy, mong hãy sửa chữa cho được hoàn thiện, ngõ hầu đời sau đọc đến bội phục tấm lòng đại công vô tư của các vị.
Phật pháp giữ chí nguyện bình đẳng, tất cả ngôn luận chỉ nhằm đề cao Lý, trọn chẳng thiên vị. Do vậy, xưa nay những bậc đại thánh đại hiền không ai chẳng dốc lòng đề cao vậy. Lý thế gian lẫn xuất thế gian chẳng vượt ngoài hai chữ “tâm tánh”, chuyện thế gian hay xuất thế gian chẳng ngoài hai chữ “nhân quả”. Chúng sanh chìm đắm trong chín giới, Như Lai chứng Nhất Thừa, nhưng tâm tánh chẳng tăng - giảm mảy may. Sở dĩ thăng - trầm thật khác, khổ - vui khác biệt vời vợi là do tu đức nơi nhân địa khác nhau, đến nỗi thọ dụng quả địa mỗi người mỗi khác.
Xiển dương Phật pháp thật chẳng phải là chuyện dễ: Chỉ bàn về lý tánh thời hàng trung hạ căn chẳng thể được lợi ích. Chuyên luận nhân quả thì bậc thượng thượng thường chán nghe đến. Sách này phân ra mười môn cách thức khác biệt, tốt nhất là cùng nêu lên cả Sự lẫn Lý, theo đuổi cả Đốn lẫn Tiệm, ngõ hầu hợp cả ba căn, lợi căn lẫn độn căn đều được lợi ích. Nên đăng tải những chuyện do học Phật được đắc lực xưa nay, những sự tích đại trung, đại hiếu, thuần nhân, thuần nghĩa, và chuyện họa phước do cung kính Tam Bảo hay hủy báng Tam Bảo, và những lời lẽ tốt lành yên đời dẫn dắt cõi tục của bậc cao nhân, những lời bàn luận chí lý về kiêng giết, phóng sanh. Những loại sau số báo nào cũng đăng tải thì ngu phu, ngu phụ cũng được lợi lạc, mà hạng thông thạo giỏi giang do ngộ lý cũng muốn thực hiện. Từ đấy chẳng dám lắc đầu, bịt tai, lại còn gấp gáp ưa thích muốn nghe. Nhưng nhân quả và tâm tánh nếu tách rời nhau thì cả hai cùng bị tổn thất, gộp lại thì cả hai cùng tốt đẹp. Vì thế, ngài Mộng Đông nói: “Kẻ khéo bàn tâm tánh chẳng thể bỏ lìa nhân quả; nhưng kẻ tin sâu nhân quả cuối cùng ắt hiểu rõ tâm tánh. Lý này thế tất nhiên phải như vậy”.
Nhưng chúng sanh Mạt Pháp căn cơ hèn tệ, các pháp Thiền, Giáo chỉ cậy vào tự lực, khế ngộ còn khó, huống hồ liễu thoát? Chỉ có pháp môn Tịnh Độ cậy vào Phật lực, chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, dẫu là Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, cao dự hải hội. Đối với pháp tối thượng thừa chẳng thể nghĩ bàn này nên bàn cả Lý lẫn Sự, khuyên răn ăn chay, bố thí, rền tiếng hải triều, tưới mưa đại pháp, phá tà chấp của bọn Lỗ Xuyên, nối tiếp pháp mạch của các vị như Liên Trì v.v… ngõ hầu thiên hạ đều cùng được lợi ích nơi Phật pháp, khiến cho đại địa cùng cảm đức của các vị, pháp tràn ngập hoàn vũ. Cõi đời lại trở về thời đại Đường Ngu[32], đạo thông đến cả những loài vô hình trong trời đất; ân thấu tới những dị loại bay, lặn.
Nếu luận về sự suy vi của Phật pháp thì thật ra không phải là vào cuối đời Minh. Vào cuối triều Minh, các tông đều suy. Từ thời Vạn Lịch[33] trở đi, đột nhiên hưng thạnh, tông Hiền Thủ thì có ngài Liên Trì, Tuyết Lãng chấn hưng mạnh mẽ Viên Tông. Tông Thiên Thai thì có ngài U Khê, Ngẫu Ích tận lực hoằng dương Quán đạo[34], Thiền Tông thì ngài Huyễn Hữu[35] có bốn vị đệ tử, nhưng Thiên Đồng, Khánh Sơn pháp khắp thiên hạ. Tông Tào Động thì có Thọ Xương, Bác Sơn, đời nào cũng có cao nhân. Luật Tông được ngài Huệ Vân trung hưng, thật đáng là Ưu Ba[36], ngài Kiến Nguyệt nối gót, vốn là Ca Diếp. Nhưng Diệu Phong, Tử Bách, Liên Trì, Hám Sơn, Ngẫu Ích đúng là những bậc siêu quần bạt tụy, đời Mạt Pháp chẳng dễ thấy. Tuy chẳng bằng thời kỳ hưng thạnh đời Đường, đời Tống, nhưng có thể nói là Phật nhật lại được sáng lòa.
Kịp đến khi nhà Đại Thanh mở nước, tôn sùng, kính trọng càng nhiều, những bậc ẩn dật chốn lâm tuyền đa số được lễ kính như ngài Ngọc Lâm, Hám Phác, Mộc Trần v.v… Thanh Thế Tổ (Thuận Trị) tuân phụng Phật chế, mở rộng phương tiện, bỏ lệ thí tăng[37], cho được tùy ý xuất gia, nhân đó truyền hoàng giới, chế ra Hộ Giới Điệp, từ nay vĩnh viễn miễn độ điệp. Phật pháp bị suy thật sự bắt nguồn từ đây. Đương thời cũng có cao nhân đông đảo xuất hiện, tợ hồ hữu ích. Thanh Thế Tông (Ung Chánh) dùng phương tiện đại quyền nương nguyện, kiến trung lập cực[38], phát huy ngôn luận huệ mạng của Phật, Tổ, tinh thâm rộng rãi, nhập tạng[39], lưu thông không cần phải nói nữa. Ngoài ra, vua còn soạn Ngự Chế Giản Ma Biện Dị Lục, tám quyển, bốn tập; bạn tôi là Nhậm Thị, khất thực ở kinh đô tìm được cuốn này ở một chợ sách, gởi cho ông Dương Nhân Sơn, bảo gởi sang Đông Dương (Nhật Bản), in kèm vào trong bản Đại Tạng mới in. Tôi cho rằng khi sách ấy được phát hành, những người hiếu cổ thích lạ đọc thử sách ấy, chẳng những hữu ích cho tánh mạng, mà học thức văn chương đột nhiên cao lên gấp bội. Ôi! Hưng thạnh thay!
Thanh Thế Tông thật sự làm cho pháp được lưu truyền nơi Chấn Đán (Trung Hoa), là người độc nhất vô nhị trong các hoàng đế. Vua đã như vậy thì tể quan, tăng lữ ắt biết được đại khái. Từ đời Cao Tông (Càn Long) trở đi, bậc triết nhân ngày càng hiếm hoi, ngu phu ngày càng lắm, lại thêm binh lửa liên miên, khiến nhiều hạng thô bỉ, bại hoại, vô lại xen lộn vào pháp môn. Tự mình đã không biết gì về Phật pháp, làm sao có thể dạy đồ chúng tu hành! Từ đấy mỗi ngày mỗi tệ, đời sau chẳng bằng đời trước; đến nay Tăng tuy không ít, nhưng kẻ biết chữ mười người chưa được một, mong chi hoằng dương đại giáo, lợi khắp quần sanh nữa ư? Do vậy, bậc cao thượng, ngoại trừ những vị kiếp trước có đại căn, trông thấy Tăng chẳng biết đạo bèn chán ghét, chẳng dự vào Tăng chúng.
Phàm lưu truyền Phật pháp chẳng phải là một sáng một chiều mà được; ắt phải thâm mưu viễn lự, tùy cơ đặt bày cách thức, những gì Phật chế định cố nhiên chẳng thể không tuân, nhưng những phương cách chế định theo thời cũng không thể không nghiên cứu cặn kẽ, nhằm dự phòng thời thế biến đổi, mới không đến nỗi nghiêng ngửa chẳng thể có sức như Phật pháp ngày nay vậy. Nếu các vị không thừa dịp nhìn nhận nhạy bén, tôi e lúc này, trong nước Chấn Đán không còn nghe tiếng tăm, dấu vết Phật pháp nữa! Ôi chao! Nguy hiểm thay!
Phật pháp cao sâu, chẳng phải do sự thấy biết nông cạn mà hòng nhìn trộm được. Nếu muốn biết sâu xa, ắt phải từ Giáo mà vào, rồi mới đến Thiền Tông thì mới khỏi bị tệ hại. Bọn Tống Nho như Châu, Trình, Trương, Châu v.v… đời trước cố nhiên có linh căn, nhưng thoạt đầu thân cận toàn những bậc tông sư Trực Chỉ, đối với một buổi giảng, một công án tợ hồ lãnh hội được sự hư linh bất muội, nhưng đối với ý nghĩa “đầy đủ các lý ứng với vạn sự” thật sự chưa triệt ngộ tự tâm, bèn tự cho là đã đắc, vạch đất làm giới hạn, chẳng chịu tiến lên. Ấy là do dậm chân tại con đường nghĩa lý, trọn chưa từng thật sự tận lực tham cứu. Lại thấy nhà Thiền pháp nào, chuyện nào cũng chỉ quy hướng thượng. Do vậy, dù có xem kinh giáo cũng đem ý nhà Thiền ra để giải thích, để hiểu, bảo Phật pháp chỉ có vậy mà thôi. Với những lý thật, sự thật, nhân quả họa phước cũng dùng ý kiến chỉ quy hướng thượng để lãnh hội, đến nỗi mê muội tự tâm, bác không nhân quả. Cướp lấy vật của người ta cho là gia bảo; nhặt lấy những thứ sót thừa của Phật pháp để chống đỡ môn đình Nho Giáo. Lại sợ hậu sinh đề cao họ Thích, bèn khéo bày phương cách, lập kế trộm linh[40], ngang ngược bày lời phỉ báng, phô bày họa hại, nhốt kín hậu sinh vĩnh viễn chẳng thoát ra được. Lại còn sợ hậu sinh chưa chết lòng trọn ý [tin theo], bèn lấy bản thân để giảng giải: “Ta trước kia cầu đạo, cũng từng thân cận Thích, Lão, nhưng đều không đạt được gì. Sau trở về cầu nơi sáu kinh bèn được. Từ đấy, phá vòng Thích, Lão, mỗi mỗi thấy thấu suốt, theo thuyết thành ý chánh tâm của chư tử, dốc sức tu dưỡng, thật đáng làm bậc sư biểu cho cửa Nho!”
Nhưng do ý niệm phù trì môn phái quá nặng, đến nỗi từ chỗ đáng biểu dương cảm phục, lại thành ra biến sở trường của người ta thành sở đoản, cái mình có được là từ người ta, lại nói ngược người ta không bằng mình, khiến cho thành ý chánh tâm dù dốc lòng thực hiện chẳng thể viên mãn hoàn bị, cắt đầu xén đuôi. Ôi! Đáng buồn đến thế! Cư sĩ Nhất Thừa bảo là “khách vào nhà quơ giáo, ồn ào lấn chủ”. Lời ấy thật xác đáng, nhưng nếu không nêu rõ căn nguyên, người trong ải (tức những kẻ chấp vào học thuyết Tống Nho) sẽ chẳng chịu phục. Nên đem chỗ “chư tử học Phật được lợi ích và do dùng ý nhà Thiền hiểu lầm giáo nghĩa, do vậy, không tin nhân quả, chẳng tin luân hồi, không những nghịch Phật mà còn trái nghịch cả kinh Nho; lại còn bảo là cầu đạo nơi Thích, Lão đều chẳng được, về sau từ sáu kinh được ích” trình bày, biện luận cặn kẽ, rõ ràng thì chứng cớ ăn cắp đầy đủ, chẳng những kẻ bế quan bội phục mà còn ngay lập tức ra khỏi cửa. Dẫu cho chư tử sống lại cũng sẽ nhận lỗi tự trách, không thể già hàm cãi bướng, từ đây, huệ phong quét sạch mây chướng, Phật nhật lại sáng tỏa vũ trụ.
-----------------------------------------
[31] Quẻ Càn tượng trưng cho trời, quẻ Khôn tượng trưng cho Đất. Câu này ý nói: Trong vòng trời đất.
[32] Đường Ngu là thời Nghiêu - Thuấn, vua Nghiêu (Y Kỳ Phóng Huân) đặt quốc hiệu là Đường, truyền ngôi cho Thuấn (Diêu Trọng Hoa), vua Thuấn đổi quốc hiệu là Ngu.
[33] Vạn Lịch là niên hiệu của Minh Thần Tông (1574-1619). Sau Thần Tông, nhà Minh chỉ truyền được ba đời nữa, tức là 25 năm sau bèn mất ngôi vào tay nhà Thanh.
[34] Gọi là Quán đạo vì tông Thiên Thai đề xướng lối tu Chỉ Quán.
[35] Ngài Long Trì Huyễn Hữu (1521-1581), húy là Chánh Truyền, pháp tự Nhất Tâm, pháp hiệu Huyễn Hữu, là một thiền sư nổi tiếng của tông Lâm Tế, đắc pháp với sư Tiếu Nham Đức Bảo, bốn người đệ tử đắc pháp nổi tiếng là Mật Vân Viên Ngộ, Tuyết Kiểu Viên Tín, Khán Sơn Viên Tu, và Bão Phác Viên Liên.
[36] Tức ngài Ưu Ba Ly, vị đại đệ tử trì giới bậc nhất của Phật.
[37] Thí Tăng: Các tăng sĩ muốn được thọ giới phải đậu kỳ thi sát hạch về giáo pháp, kinh nghĩa.
[38] Từ ngữ này không thể dịch cho gọn nên phải để nguyên. Theo giáo sư Từ Quốc Đống tại Đại Học Hạ Môn, Trung và Cực là hai giá trị tối cao trong Nho Học, thể hiện đặc tính hợp lý hài hòa của vũ trụ nhân sinh, tương đương với khái niệm Nhất Chân pháp giới của Phật giáo. Trung là không thiên lệch, hợp lý, thỏa đáng, Cực là cao đẹp tột bậc. Như vậy, “kiến trung lập cực” có thể hiểu là kiến lập hai mục đích nói trên.
[39] Nhập Tạng: Đưa những bản kinh Phật đã được chư cao tăng cổ đức công nhận vào Đại Tạng.
[40] Trộm linh ở đây liên quan đến từ ngữ “bịt tai trộm linh” (linh là cái chuông nhỏ có quả lắc). Đi ăn trộm cái linh, bịt tai lại để khỏi nghe tiếng linh kêu, cứ nghĩ người khác không biết.
7. Thư gởi tòa báo Phật Học
(lược trích)
Đại Giác Thế Tôn trong vô lượng kiếp lột da làm giấy, chẻ xương làm bút, trích huyết làm mực, lấy tủy làm nước để lưu thông thường trụ Pháp Bảo hòng phổ độ hết thảy chúng sanh. Một cuốn Phật Học Tùng Báo khiến cho Phật pháp được lưu thông trong nước lẫn ngoài nước, mọi hàm thức cùng chứng Nhất Thừa. Nhưng thế tục đọc sách trọn chẳng kính dè. Sáng dậy chẳng súc miệng, vào nhà xí chẳng rửa ráy, hoặc bỏ sách nơi chỗ ngồi, giường chõng, hoặc dùng gối đầu, đêm nằm xem, bỏ chung với đồ lót. Sách để đọc nơi bàn thì bỏ lẫn lộn cùng tạp vật. Coi lời lẽ của thánh hiền giống như giấy tờ cũ nát, trọn chẳng dè dặt, chẳng mảy may kính nể. Thậm chí phụ nữ nhà thư hương, sách để đọc trong khuê phòng toàn là kinh truyện; tôi tớ những nhà giàu có lau chùi đồ đạc toàn dùng [giấy in] văn chương. Đủ mọi nỗi khinh nhờn khó thể kể hết. Thói tệ tích tập lâu ngày, quen đi chẳng xét. Nếu chẳng riêng nêu họa phước, quyết định khó tránh khinh nhờn, chưa từng được ích, trước hết đã phải chuốc lấy đại tội. Thương kẻ vô tri nên phải chỉ bày ngăn ngừa trước.
Theo ngu kiến, những hình ảnh ngoài bìa có thể không cần phải in, ghi tên bên cạnh như các sách in theo cách thức thông thường. Chính giữa trích mấy câu kệ, hoặc ghi mấy câu văn xuôi, ít thì mấy câu, nhiều thì hơn mười câu, nên dùng chữ đơn giản, trong sáng, [kích thước] chữ phải thô to, răn nhắc cho người xem phải để tâm trân trọng, đừng làm bẩn. Đạo mầu độ sanh của Đại Giác pháp vương kính thì được phước, khinh ắt chuốc họa!
Mặt bìa trong nên dùng chữ nhỏ, trình bày rõ cuốn sách này tuy gọi là báo, nhưng thật ra giống như kinh Phật. Vả nữa, phần đầu có in tượng Phật, Bồ Tát, những bài văn bên trong hoặc là trích dẫn kinh văn, hoặc nêu bày ý nghĩa kinh, chẳng giống như ngôn ngữ cõi tục, đáng nên kính trọng tột bậc. Lại dẫn những đoạn kinh luận, truyện ký nêu chứng cớ tội phước của việc kính trọng hay khinh nhờn kinh điển, ngõ hầu kẻ biết tốt - xấu chẳng đến nỗi giữ nguyên thái độ cũ, lầm tạo ác nghiệp. Cứ hai số hoặc mỗi số lại thay đổi, hoặc xen kẽ thay đổi một lần, hoặc vĩnh viễn không đổi chỉ dùng một loại văn tự đều được. Nếu có thay đổi thì chỉ được đổi văn, không được đổi nghĩa, ngõ hầu do thầy nghiêm mà đạo được tôn trọng vậy. Bìa sau cuốn báo đừng in chữ để khỏi bị bôi dơ hòng tỏ lòng kính trọng.
Vị tổ thứ hai mươi mốt ở Tây Thiên (Ấn Độ) là tôn giả Bà Tu Bàn Đầu (Vasubandhu) tự nói trong kiếp xưa khi sắp chứng Nhị Quả, nhân vì lầm lỗi dựa mình vào hình Phật vẽ trên vách nên bị thoái thất hết sạch. Tôi nói: “Bậc Nhị Quả còn mất quả vị. Nếu là phàm phu ắt vĩnh viễn mất thân người, thường ở trong ác đạo chẳng còn ngờ chi”. Ví như kẻ cự phú phạm phải đại tội, dốc sạch của cải trong nhà để chuộc tội chết, còn kẻ nghèo ắt lập tức bị chém đầu. Chuyện này được chép nơi chương ghi về vị tổ thứ hai mươi là Xà Dạ Đa tôn giả trong sách Truyền Đăng Lục. Vì thế biết tội khinh mạn chẳng phải nhỏ.
Càn là đại phụ, Khôn là đại mẫu[31], trong bốn biển cùng là đồng bào, triều Thanh tuy thuộc giống Mãn Châu, rốt cuộc là cùng một cha mẹ. Huống nữa thánh đức của các đời đáng sánh cùng trời cao đất dầy; dẫu Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang cũng không hơn được thế! Gần đây, chiến tranh, đói kém liên miên, bị lân quốc hùng mạnh áp bức, hiến pháp, chánh trị dẫu đổi mới, vẫn có chút sai ngoa; nhưng xét đến lòng nhân của vua thì vẫn y như cũ. Chỉ vì cảnh duyên không tốt đẹp hơn, đến nỗi bị lật đổ. Nay đã thành chế độ cộng hòa, đúng là phải nên coi như cùng một thể.
Luận về chánh thể thì nhiệt liệt khen ngợi chế độ cộng hòa, luận về triều Thanh trước kia thì tán dương lòng nhân của hoàng đế. Ví như vị tân quan sau khi nhậm chức, chẳng ngại dựng bia lập đền để phô bày cái đức của vị quan cũ. Sau khi chế độ cộng hòa được thành lập, hơn hai trăm năm vỗ về tài bồi [của triều Thanh] há có thể quên ngay? Tôi thấy trong số báo thứ ba, có những lời lẽ [lên án] như độc đoán, chuyên chế, nô lệ v.v… lòng rất ấm ức. Phàm đất nước ta từ khi mở cõi đến nay, bậc đại thánh nhân kế thừa ngôi trời cai quản thiên hạ cũng chưa chắc đã không lo nghĩ đến điều đó; có thể là vì các ngài sợ dân hung bạo, chẳng tuân hành hiệu lệnh, thành ra đến nỗi loạn vong. Đấy là bản tâm của việc thánh nhân truyền ngôi lại cho con cháu; há phải đâu Phục Hy, Thần Nông, Thang, Vũ muốn hưởng lợi ích riêng! Nếu không vậy thì chẳng đủ để chấn chỉnh cương thường, dứt bặt mầm mống tranh chấp, cũng là do thời thế khiến thành như vậy; chứ không phải là các bậc thánh như Phục Hy, Thần Nông không có đức hổ thẹn! Ngày nay mọi người là của chung, cộng hòa rất mực bình trị cũng là do thời thế khiến thành ra như vậy, phải đâu người đời nay tốt đẹp hơn các vị thánh Phục Hy, Thần Nông v.v…
Hãy nên đề cao cộng hòa, bất tất phải chỉ trích triều Thanh đời trước thì mới phù hợp với bản chất của cộng hòa, tránh khỏi cái tội khinh miệt cổ thánh. Nước Tỳ Da Ly thời Phật áp dụng cách này. Trong các kinh, Như Lai cũng chưa hề chê trách Luân Vương đời đời truyền nhau là sai. Đúng như Khổng tử đã nói: “Quân tử truyền cho thiên hạ là vì không có con nối dõi, không ai là không vậy”. Ý nghĩa giống như ở đây. Nghĩa giống như ở đây là vì thích nghi với thời thế. Mùa Hạ mặc áo mỏng, mùa Đông mặc áo cừu, khát uống, đói ăn, chẳng thể bảo là sai, cũng chẳng thể chấp chặt một pháp. Chỉ cầu sao cho thích nghi thì sẽ có đại lợi, không chút điều tệ nhỏ. Nhưng nhân tâm bất nhất, vẫn còn có những bài đăng chứa đựng ý tứ ấy, mong hãy sửa chữa cho được hoàn thiện, ngõ hầu đời sau đọc đến bội phục tấm lòng đại công vô tư của các vị.
Phật pháp giữ chí nguyện bình đẳng, tất cả ngôn luận chỉ nhằm đề cao Lý, trọn chẳng thiên vị. Do vậy, xưa nay những bậc đại thánh đại hiền không ai chẳng dốc lòng đề cao vậy. Lý thế gian lẫn xuất thế gian chẳng vượt ngoài hai chữ “tâm tánh”, chuyện thế gian hay xuất thế gian chẳng ngoài hai chữ “nhân quả”. Chúng sanh chìm đắm trong chín giới, Như Lai chứng Nhất Thừa, nhưng tâm tánh chẳng tăng - giảm mảy may. Sở dĩ thăng - trầm thật khác, khổ - vui khác biệt vời vợi là do tu đức nơi nhân địa khác nhau, đến nỗi thọ dụng quả địa mỗi người mỗi khác.
Xiển dương Phật pháp thật chẳng phải là chuyện dễ: Chỉ bàn về lý tánh thời hàng trung hạ căn chẳng thể được lợi ích. Chuyên luận nhân quả thì bậc thượng thượng thường chán nghe đến. Sách này phân ra mười môn cách thức khác biệt, tốt nhất là cùng nêu lên cả Sự lẫn Lý, theo đuổi cả Đốn lẫn Tiệm, ngõ hầu hợp cả ba căn, lợi căn lẫn độn căn đều được lợi ích. Nên đăng tải những chuyện do học Phật được đắc lực xưa nay, những sự tích đại trung, đại hiếu, thuần nhân, thuần nghĩa, và chuyện họa phước do cung kính Tam Bảo hay hủy báng Tam Bảo, và những lời lẽ tốt lành yên đời dẫn dắt cõi tục của bậc cao nhân, những lời bàn luận chí lý về kiêng giết, phóng sanh. Những loại sau số báo nào cũng đăng tải thì ngu phu, ngu phụ cũng được lợi lạc, mà hạng thông thạo giỏi giang do ngộ lý cũng muốn thực hiện. Từ đấy chẳng dám lắc đầu, bịt tai, lại còn gấp gáp ưa thích muốn nghe. Nhưng nhân quả và tâm tánh nếu tách rời nhau thì cả hai cùng bị tổn thất, gộp lại thì cả hai cùng tốt đẹp. Vì thế, ngài Mộng Đông nói: “Kẻ khéo bàn tâm tánh chẳng thể bỏ lìa nhân quả; nhưng kẻ tin sâu nhân quả cuối cùng ắt hiểu rõ tâm tánh. Lý này thế tất nhiên phải như vậy”.
Nhưng chúng sanh Mạt Pháp căn cơ hèn tệ, các pháp Thiền, Giáo chỉ cậy vào tự lực, khế ngộ còn khó, huống hồ liễu thoát? Chỉ có pháp môn Tịnh Độ cậy vào Phật lực, chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, dẫu là Ngũ Nghịch, Thập Ác cũng có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, cao dự hải hội. Đối với pháp tối thượng thừa chẳng thể nghĩ bàn này nên bàn cả Lý lẫn Sự, khuyên răn ăn chay, bố thí, rền tiếng hải triều, tưới mưa đại pháp, phá tà chấp của bọn Lỗ Xuyên, nối tiếp pháp mạch của các vị như Liên Trì v.v… ngõ hầu thiên hạ đều cùng được lợi ích nơi Phật pháp, khiến cho đại địa cùng cảm đức của các vị, pháp tràn ngập hoàn vũ. Cõi đời lại trở về thời đại Đường Ngu[32], đạo thông đến cả những loài vô hình trong trời đất; ân thấu tới những dị loại bay, lặn.
Nếu luận về sự suy vi của Phật pháp thì thật ra không phải là vào cuối đời Minh. Vào cuối triều Minh, các tông đều suy. Từ thời Vạn Lịch[33] trở đi, đột nhiên hưng thạnh, tông Hiền Thủ thì có ngài Liên Trì, Tuyết Lãng chấn hưng mạnh mẽ Viên Tông. Tông Thiên Thai thì có ngài U Khê, Ngẫu Ích tận lực hoằng dương Quán đạo[34], Thiền Tông thì ngài Huyễn Hữu[35] có bốn vị đệ tử, nhưng Thiên Đồng, Khánh Sơn pháp khắp thiên hạ. Tông Tào Động thì có Thọ Xương, Bác Sơn, đời nào cũng có cao nhân. Luật Tông được ngài Huệ Vân trung hưng, thật đáng là Ưu Ba[36], ngài Kiến Nguyệt nối gót, vốn là Ca Diếp. Nhưng Diệu Phong, Tử Bách, Liên Trì, Hám Sơn, Ngẫu Ích đúng là những bậc siêu quần bạt tụy, đời Mạt Pháp chẳng dễ thấy. Tuy chẳng bằng thời kỳ hưng thạnh đời Đường, đời Tống, nhưng có thể nói là Phật nhật lại được sáng lòa.
Kịp đến khi nhà Đại Thanh mở nước, tôn sùng, kính trọng càng nhiều, những bậc ẩn dật chốn lâm tuyền đa số được lễ kính như ngài Ngọc Lâm, Hám Phác, Mộc Trần v.v… Thanh Thế Tổ (Thuận Trị) tuân phụng Phật chế, mở rộng phương tiện, bỏ lệ thí tăng[37], cho được tùy ý xuất gia, nhân đó truyền hoàng giới, chế ra Hộ Giới Điệp, từ nay vĩnh viễn miễn độ điệp. Phật pháp bị suy thật sự bắt nguồn từ đây. Đương thời cũng có cao nhân đông đảo xuất hiện, tợ hồ hữu ích. Thanh Thế Tông (Ung Chánh) dùng phương tiện đại quyền nương nguyện, kiến trung lập cực[38], phát huy ngôn luận huệ mạng của Phật, Tổ, tinh thâm rộng rãi, nhập tạng[39], lưu thông không cần phải nói nữa. Ngoài ra, vua còn soạn Ngự Chế Giản Ma Biện Dị Lục, tám quyển, bốn tập; bạn tôi là Nhậm Thị, khất thực ở kinh đô tìm được cuốn này ở một chợ sách, gởi cho ông Dương Nhân Sơn, bảo gởi sang Đông Dương (Nhật Bản), in kèm vào trong bản Đại Tạng mới in. Tôi cho rằng khi sách ấy được phát hành, những người hiếu cổ thích lạ đọc thử sách ấy, chẳng những hữu ích cho tánh mạng, mà học thức văn chương đột nhiên cao lên gấp bội. Ôi! Hưng thạnh thay!
Thanh Thế Tông thật sự làm cho pháp được lưu truyền nơi Chấn Đán (Trung Hoa), là người độc nhất vô nhị trong các hoàng đế. Vua đã như vậy thì tể quan, tăng lữ ắt biết được đại khái. Từ đời Cao Tông (Càn Long) trở đi, bậc triết nhân ngày càng hiếm hoi, ngu phu ngày càng lắm, lại thêm binh lửa liên miên, khiến nhiều hạng thô bỉ, bại hoại, vô lại xen lộn vào pháp môn. Tự mình đã không biết gì về Phật pháp, làm sao có thể dạy đồ chúng tu hành! Từ đấy mỗi ngày mỗi tệ, đời sau chẳng bằng đời trước; đến nay Tăng tuy không ít, nhưng kẻ biết chữ mười người chưa được một, mong chi hoằng dương đại giáo, lợi khắp quần sanh nữa ư? Do vậy, bậc cao thượng, ngoại trừ những vị kiếp trước có đại căn, trông thấy Tăng chẳng biết đạo bèn chán ghét, chẳng dự vào Tăng chúng.
Phàm lưu truyền Phật pháp chẳng phải là một sáng một chiều mà được; ắt phải thâm mưu viễn lự, tùy cơ đặt bày cách thức, những gì Phật chế định cố nhiên chẳng thể không tuân, nhưng những phương cách chế định theo thời cũng không thể không nghiên cứu cặn kẽ, nhằm dự phòng thời thế biến đổi, mới không đến nỗi nghiêng ngửa chẳng thể có sức như Phật pháp ngày nay vậy. Nếu các vị không thừa dịp nhìn nhận nhạy bén, tôi e lúc này, trong nước Chấn Đán không còn nghe tiếng tăm, dấu vết Phật pháp nữa! Ôi chao! Nguy hiểm thay!
Phật pháp cao sâu, chẳng phải do sự thấy biết nông cạn mà hòng nhìn trộm được. Nếu muốn biết sâu xa, ắt phải từ Giáo mà vào, rồi mới đến Thiền Tông thì mới khỏi bị tệ hại. Bọn Tống Nho như Châu, Trình, Trương, Châu v.v… đời trước cố nhiên có linh căn, nhưng thoạt đầu thân cận toàn những bậc tông sư Trực Chỉ, đối với một buổi giảng, một công án tợ hồ lãnh hội được sự hư linh bất muội, nhưng đối với ý nghĩa “đầy đủ các lý ứng với vạn sự” thật sự chưa triệt ngộ tự tâm, bèn tự cho là đã đắc, vạch đất làm giới hạn, chẳng chịu tiến lên. Ấy là do dậm chân tại con đường nghĩa lý, trọn chưa từng thật sự tận lực tham cứu. Lại thấy nhà Thiền pháp nào, chuyện nào cũng chỉ quy hướng thượng. Do vậy, dù có xem kinh giáo cũng đem ý nhà Thiền ra để giải thích, để hiểu, bảo Phật pháp chỉ có vậy mà thôi. Với những lý thật, sự thật, nhân quả họa phước cũng dùng ý kiến chỉ quy hướng thượng để lãnh hội, đến nỗi mê muội tự tâm, bác không nhân quả. Cướp lấy vật của người ta cho là gia bảo; nhặt lấy những thứ sót thừa của Phật pháp để chống đỡ môn đình Nho Giáo. Lại sợ hậu sinh đề cao họ Thích, bèn khéo bày phương cách, lập kế trộm linh[40], ngang ngược bày lời phỉ báng, phô bày họa hại, nhốt kín hậu sinh vĩnh viễn chẳng thoát ra được. Lại còn sợ hậu sinh chưa chết lòng trọn ý [tin theo], bèn lấy bản thân để giảng giải: “Ta trước kia cầu đạo, cũng từng thân cận Thích, Lão, nhưng đều không đạt được gì. Sau trở về cầu nơi sáu kinh bèn được. Từ đấy, phá vòng Thích, Lão, mỗi mỗi thấy thấu suốt, theo thuyết thành ý chánh tâm của chư tử, dốc sức tu dưỡng, thật đáng làm bậc sư biểu cho cửa Nho!”
Nhưng do ý niệm phù trì môn phái quá nặng, đến nỗi từ chỗ đáng biểu dương cảm phục, lại thành ra biến sở trường của người ta thành sở đoản, cái mình có được là từ người ta, lại nói ngược người ta không bằng mình, khiến cho thành ý chánh tâm dù dốc lòng thực hiện chẳng thể viên mãn hoàn bị, cắt đầu xén đuôi. Ôi! Đáng buồn đến thế! Cư sĩ Nhất Thừa bảo là “khách vào nhà quơ giáo, ồn ào lấn chủ”. Lời ấy thật xác đáng, nhưng nếu không nêu rõ căn nguyên, người trong ải (tức những kẻ chấp vào học thuyết Tống Nho) sẽ chẳng chịu phục. Nên đem chỗ “chư tử học Phật được lợi ích và do dùng ý nhà Thiền hiểu lầm giáo nghĩa, do vậy, không tin nhân quả, chẳng tin luân hồi, không những nghịch Phật mà còn trái nghịch cả kinh Nho; lại còn bảo là cầu đạo nơi Thích, Lão đều chẳng được, về sau từ sáu kinh được ích” trình bày, biện luận cặn kẽ, rõ ràng thì chứng cớ ăn cắp đầy đủ, chẳng những kẻ bế quan bội phục mà còn ngay lập tức ra khỏi cửa. Dẫu cho chư tử sống lại cũng sẽ nhận lỗi tự trách, không thể già hàm cãi bướng, từ đây, huệ phong quét sạch mây chướng, Phật nhật lại sáng tỏa vũ trụ.
-----------------------------------------
[31] Quẻ Càn tượng trưng cho trời, quẻ Khôn tượng trưng cho Đất. Câu này ý nói: Trong vòng trời đất.
[32] Đường Ngu là thời Nghiêu - Thuấn, vua Nghiêu (Y Kỳ Phóng Huân) đặt quốc hiệu là Đường, truyền ngôi cho Thuấn (Diêu Trọng Hoa), vua Thuấn đổi quốc hiệu là Ngu.
[33] Vạn Lịch là niên hiệu của Minh Thần Tông (1574-1619). Sau Thần Tông, nhà Minh chỉ truyền được ba đời nữa, tức là 25 năm sau bèn mất ngôi vào tay nhà Thanh.
[34] Gọi là Quán đạo vì tông Thiên Thai đề xướng lối tu Chỉ Quán.
[35] Ngài Long Trì Huyễn Hữu (1521-1581), húy là Chánh Truyền, pháp tự Nhất Tâm, pháp hiệu Huyễn Hữu, là một thiền sư nổi tiếng của tông Lâm Tế, đắc pháp với sư Tiếu Nham Đức Bảo, bốn người đệ tử đắc pháp nổi tiếng là Mật Vân Viên Ngộ, Tuyết Kiểu Viên Tín, Khán Sơn Viên Tu, và Bão Phác Viên Liên.
[36] Tức ngài Ưu Ba Ly, vị đại đệ tử trì giới bậc nhất của Phật.
[37] Thí Tăng: Các tăng sĩ muốn được thọ giới phải đậu kỳ thi sát hạch về giáo pháp, kinh nghĩa.
[38] Từ ngữ này không thể dịch cho gọn nên phải để nguyên. Theo giáo sư Từ Quốc Đống tại Đại Học Hạ Môn, Trung và Cực là hai giá trị tối cao trong Nho Học, thể hiện đặc tính hợp lý hài hòa của vũ trụ nhân sinh, tương đương với khái niệm Nhất Chân pháp giới của Phật giáo. Trung là không thiên lệch, hợp lý, thỏa đáng, Cực là cao đẹp tột bậc. Như vậy, “kiến trung lập cực” có thể hiểu là kiến lập hai mục đích nói trên.
[39] Nhập Tạng: Đưa những bản kinh Phật đã được chư cao tăng cổ đức công nhận vào Đại Tạng.
[40] Trộm linh ở đây liên quan đến từ ngữ “bịt tai trộm linh” (linh là cái chuông nhỏ có quả lắc). Đi ăn trộm cái linh, bịt tai lại để khỏi nghe tiếng linh kêu, cứ nghĩ người khác không biết.