L
lamnguyen12345
Guest
Các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể theo những cách khác nhau và đường thì đặc biệt dễ gây tăng cân.
Đường (sucrose) và xi-rô ngô với lượng fructose cao chứa hai phân tử: glucose và fructose.
Glucose vô cùng quan trọng với cuộc sống và là một phần không thể thiếu trong sự trao đổi chất của chúng ta. Cơ thể chúng ta tạo ra nó và chúng ta có "một nơ"i sản xuất nó liên tục trong máu.
Mỗi tế bào trong cơ thể có thể sử dụng glucose làm năng lượng. Nếu chúng ta không nhận được glucose từ chế độ ăn uống, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra những gì chúng ta cần từ protein và chất béo.
Đối với fructose lại khác, phân tử này không phải là một phần tự nhiên của sự trao đổi chất và con người không thể tạo ra nó. Trong thực tế, rất ít tế bào trong cơ thể có thể sử dụng fructose, ngoại trừ tế bào gan.
Khi chúng ta ăn nhiều đường, hầu hết fructose sẽ bị chuyển hóa bởi gan. Nó bị biến thành chất béo, sau đó được chuyển vào máu.
Fructose gây ra kháng insulin
Bạn đã bao giờ nghe nói về hormone insulin? Nó là một trong những hormones chính điều chỉnh sự trao đổi chất của con người và năng lượng sử dụng. Insulin được tiết ra bởi tuyến tụy, sau đó di chuyển trong máu đến các tế bào ngoại biên như tế bào cơ.
http://***/wp-content/uploads/2018/10/duong-gay-tang-can.jpg
Khi chúng ta ăn một bữa ăn với hàm lượng carb cao, lượng đường tăng lên. Đường dư thừa là độc hại nên insulin nhanh chóng tăng lên để lấy glucose ra khỏi máu.
Tuy nhiên, cơ chế này có xu hướng bị phá vỡ, insulin dần dần trở nên không có tác động tới các tế bào, khiến cho tuyến tụy phải tiết ra nhiều hơn nữa để đẩy glucose vào trong tế bào.
Về cơ bản, khi cơ thể bạn kháng insulin, bạn sẽ có nhiều insulin trong máu vào mọi lúc (cho đến khi toàn bộ bị phá vỡ và dẫn đến bệnh tiểu đường loại II, việc mà sớm hay muộn có thể xảy ra).
Ngoài ra insulin cũng có chức năng gửi tín hiệu đến các tế bào mỡ của chúng ta để lấy chất béo từ máu và lưu trữ nó.
Khi nồng độ insulin tăng lên đáng kể, phần lớn năng lượng trong máu của chúng ta được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận chất béo được lưu trữ và não bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đang đói và ăn nhiều hơn.
Fructose gây kháng Leptin
Fructose cũng gây tăng cân do tác động của nó lên một loại hormone gọi là leptin. Leptin được tiết ra bởi các tế bào mỡ, các tế bào mỡ càng lớn thì càng có nhiều leptin tiết ra. Đây là tín hiệu mà bộ não của bạn sử dụng để xác định lượng chất béo được lưu trữ. Khi não cảm nhận leptin tăng lên, nó "thấy" rằng chúng ta có đủ chất béo được lưu trữ và chúng ta không cần ăn.
Tuy nhiên, khi cơ thể bạn kháng leptin, não nghĩ rằng cơ thể đang đói và khiến chúng ta ăn nhiều hơn và đốt cháy ít hơn. Cố gắng kiên cường chống lại tín hiệu đói leptin đang kêu gọi mạnh mẽ là điều gần như không thể. Đây là lý do tại sao việc "ăn ít đi, tập thể dục nhiều hơn" không hề đơn giản đối với nhiều người.
Đường có thể gây nghiện
Đường tiết ra chất có tác dụng gây tê (opiates) và hormone dopamine ở phần trung tâm não, về bản chất giống như ảnh hưởng các loại thuốc lạm dụng (như cocaine)
Trong một bài đánh giá trên tạp chí Neuroscience và Biobehavioural (2008), các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bằng chứng về khả năng gây nghiện của đường bằng thí nghiệm trên chuột, loại động vật có thể nghiện ma túy như con người. Một kết luận còn được đưa ra rằng: "Các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng, trong một số trường hợp, việc tiếp cận liên tục với đường có thể dẫn đến hành vi và những thay đổi thần kinh giống như dưới tác động của một chất lạm dụng."
Nguồn: https://***
Đường (sucrose) và xi-rô ngô với lượng fructose cao chứa hai phân tử: glucose và fructose.
Glucose vô cùng quan trọng với cuộc sống và là một phần không thể thiếu trong sự trao đổi chất của chúng ta. Cơ thể chúng ta tạo ra nó và chúng ta có "một nơ"i sản xuất nó liên tục trong máu.
Mỗi tế bào trong cơ thể có thể sử dụng glucose làm năng lượng. Nếu chúng ta không nhận được glucose từ chế độ ăn uống, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ra những gì chúng ta cần từ protein và chất béo.
Đối với fructose lại khác, phân tử này không phải là một phần tự nhiên của sự trao đổi chất và con người không thể tạo ra nó. Trong thực tế, rất ít tế bào trong cơ thể có thể sử dụng fructose, ngoại trừ tế bào gan.
Khi chúng ta ăn nhiều đường, hầu hết fructose sẽ bị chuyển hóa bởi gan. Nó bị biến thành chất béo, sau đó được chuyển vào máu.
Fructose gây ra kháng insulin
Bạn đã bao giờ nghe nói về hormone insulin? Nó là một trong những hormones chính điều chỉnh sự trao đổi chất của con người và năng lượng sử dụng. Insulin được tiết ra bởi tuyến tụy, sau đó di chuyển trong máu đến các tế bào ngoại biên như tế bào cơ.
http://***/wp-content/uploads/2018/10/duong-gay-tang-can.jpg
Khi chúng ta ăn một bữa ăn với hàm lượng carb cao, lượng đường tăng lên. Đường dư thừa là độc hại nên insulin nhanh chóng tăng lên để lấy glucose ra khỏi máu.
Tuy nhiên, cơ chế này có xu hướng bị phá vỡ, insulin dần dần trở nên không có tác động tới các tế bào, khiến cho tuyến tụy phải tiết ra nhiều hơn nữa để đẩy glucose vào trong tế bào.
Về cơ bản, khi cơ thể bạn kháng insulin, bạn sẽ có nhiều insulin trong máu vào mọi lúc (cho đến khi toàn bộ bị phá vỡ và dẫn đến bệnh tiểu đường loại II, việc mà sớm hay muộn có thể xảy ra).
Ngoài ra insulin cũng có chức năng gửi tín hiệu đến các tế bào mỡ của chúng ta để lấy chất béo từ máu và lưu trữ nó.
Khi nồng độ insulin tăng lên đáng kể, phần lớn năng lượng trong máu của chúng ta được lưu trữ trong các tế bào mỡ. Khi điều này xảy ra, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận chất béo được lưu trữ và não bắt đầu nghĩ rằng chúng ta đang đói và ăn nhiều hơn.
Fructose gây kháng Leptin
Fructose cũng gây tăng cân do tác động của nó lên một loại hormone gọi là leptin. Leptin được tiết ra bởi các tế bào mỡ, các tế bào mỡ càng lớn thì càng có nhiều leptin tiết ra. Đây là tín hiệu mà bộ não của bạn sử dụng để xác định lượng chất béo được lưu trữ. Khi não cảm nhận leptin tăng lên, nó "thấy" rằng chúng ta có đủ chất béo được lưu trữ và chúng ta không cần ăn.
Tuy nhiên, khi cơ thể bạn kháng leptin, não nghĩ rằng cơ thể đang đói và khiến chúng ta ăn nhiều hơn và đốt cháy ít hơn. Cố gắng kiên cường chống lại tín hiệu đói leptin đang kêu gọi mạnh mẽ là điều gần như không thể. Đây là lý do tại sao việc "ăn ít đi, tập thể dục nhiều hơn" không hề đơn giản đối với nhiều người.
Đường có thể gây nghiện
Đường tiết ra chất có tác dụng gây tê (opiates) và hormone dopamine ở phần trung tâm não, về bản chất giống như ảnh hưởng các loại thuốc lạm dụng (như cocaine)
Trong một bài đánh giá trên tạp chí Neuroscience và Biobehavioural (2008), các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bằng chứng về khả năng gây nghiện của đường bằng thí nghiệm trên chuột, loại động vật có thể nghiện ma túy như con người. Một kết luận còn được đưa ra rằng: "Các bằng chứng ủng hộ giả thuyết rằng, trong một số trường hợp, việc tiếp cận liên tục với đường có thể dẫn đến hành vi và những thay đổi thần kinh giống như dưới tác động của một chất lạm dụng."
Nguồn: https://***