vienquang2

Con đường Phật Tâm Tông.- Phần 2

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 1.- Kinh điển hệ Pali hay Kinh điển hệ Sanskrit là Nguyên thủy hơn.

( xem phần 1



Phần 2

Kinh điển Sanskrit là sự kết tinh, hội tụ của những tư tưởng triết học cổ Ấn Độ, là nền tảng cơ sở phát triển cho các học thuyết sau này, đặc biệt đối với Phật giáo.

TT Thích Đức Thiện có bài nhận định về tính "Nguyên Thủy" giữa 2 hệ thống ngôn ngữ này.

(trích đối thoại với thầy Thông Lạc):

kinh Tiểu thừa Pàli mà thầy cho là kinh điển nguyên thỉ đó có đúng là nguyên thỉ hay không?

Thầy có biết kinh điển nguyên thỉ được ghi lại bằng thư tiếng gì không?

Vào lúc bấy giờ tại Ấn độ, ngôn ngữ dùng để truyền đạt giao thiệp nhau qua lời nói thì thông dụng là ngôn ngữ Magadha, nhưng về ngôn ngữ dùng để ghi chép thành văn bản thì là ngôn ngữ Sanskrit chứ không phải ngôn ngữ Pàli.

Ngôn ngữ Pàli là thứ ngôn ngữ mới được các bộ phái Tiểu thừa phát triển sau này tự đặt ra để phiên dịch lại kinh điển từ nơi ngôn ngữ khác (có thể là Sanskrit, vì ngôn ngữ chữ viết để ghi chép chỉ có chữ Sanskrit là thông dụng, chúng được sử dụng tại Ấn độ trước, sau và thời kỳ Phật còn tại thế. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ chính dùng để ghi chép vào lúc bấy giờ như những tác phẩm văn học lớn: Như Rig-Veda, Śakuntalā của Kālidasa, những bộ sử thi như Mahābhārata, Rāmayana, những tác phẩm triết học như Brhadupanishad, Sakhyakārikā, Vāiśesikakārikā, cac tác phẩm ngữ học của Pànini, Patanjati, v.v…) để thành của mình,

hay bất cứ một ngôn ngữ nào khác thì cũng vậy, ngôn ngữ Pàli chỉ là ngôn ngữ có sau này, trong thời kỳ các bô phái phát triển, vì vậy chúng không phải là ngôn ngữ nguyên thi, nên Kinh điển trong hệ thống Pàli NIKAYA không phải là kinh NGUYÊN THỈ,

Vì khi dịch sang một thứ ngôn ngữ khác chúng không còn là nguyên thỉ nữa, vì chúng theo quan điểm cùng kiến giải của họ, kinh đã không còn trung thực nữa! và lúc này ngôn ngữ Pàli không còn trung thành với chính bản gốc của ngôn ngữ khác nữa, vì chúngđã bị các nhà Tiểu thừa cải biến theo kiến giải căn cơ hạ liệt của mình rồi! Chắc chắn là vấn đề ngôn ngữ học và nhất là ngôn ngữ cổ Thầy mù tịt, nên Thầy cứ tự cho rằng Kinh điển Pàli của Tiểu thừa là kinh điển NGUYÊN THỈ thì Thầy sai lầm to rồi.

Tiếng Pàli là ngôn ngữ được các nhà Tiểu thừa sáng chế sau này, và chúng hiện diện để các nhà Tiểu thừa ghi chép theo tiếng Pàli của mình vào thời kỳ Kiết tập lần thứ tư tại Tích Lan, và lần kiết tập này chỉ có bên Tiểu thửa thôi (Theo Đảo sử Tích Lan).


Chứ thật ra ngôn ngữ Pàli đâu có nguồn gốc phát xuất từ xa xưa ở Ấn độ, nó là ngôn ngữ ở ngoài Ấn độ, chứ không phài tiếng sử dụng của một dân tộc nào đó vào lúc bấy giờ ở Ấn độ. Vậy Thầy có còn cho nó là Nguyên Thỉ nữa hay không? (hết trích)

(có thể xem thêm khảo cứu

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Phạn )

Kính các Bạn.

VQ chỉ là người tìm học Tư Tưởng Giác Ngộ nguyên Thủy của Đức Phật. Nên không trú chấp vào hệ kinh điển Pali hay Sanskrit . Nam truyền hay Bắc Truyền, Tiểu thừa hay Đại Thừa tất cả đều quan trọng đều đáng để Trạch Pháp mà tu học.


PG the giới.jpg
 
Last edited:
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 2.- Kinh Bát Nhã.

Kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa .- Có nghĩa là kinh dạy về Trí Tuệ rốt ráo đến bờ kia.

Nội dung kinh BN Phật dạy về TRÍ KHÔNG. (Tam pháp Ấn. Không- Vô Tướng- Vô Tác)

"Trong hệ thống Bát Nhã có nhiều Kinh: (trong đó có 3 kinh Tạng Nổi tiếng và hàm suc nhất)

1 . Kinh Đại Bát Nhã:

Trọn bộ 24 tập – 600 quyển trong Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu, mang số hiệu 220.
Khoảng giữa năm 1973, theo quyết định của Hội đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Hội đồng Phiên dịch Tam Tạng gồm 18 vị được thành lập với Hòa Thượng Trí Tịnh làm Trưởng ban, Hòa Thượng Minh Châu làm Phó trưởng ban và Hòa Thượng Quảng Độ làm Tổng thư ký. Trong kỳ họp tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào những ngày 20, 21, 22 tháng 10 năm 1973 nhằm thảo luận phương thức, nội dung và chương trình làm việc, Hòa Thượng Thích Trí Nghiệm được Hội đồng phân công phiên dịch bộ Đại Bát Nhã 600 quyển này. Thực ra, Ngài đã tự khởi dịch bộ kinh này từ năm 1972 và khi được phân công, Ngài đã dịch được gần 100 quyển. Đây là bộ kinh lớn nhất trong Đại Tạng, đã được Ngài dịch suốt 8 năm (1972-1980) mới xong và đã dịch theo bản biệt hành, gồm 24 tập (mỗi tập 25 quyển), và cũng đóng thành 24 tập như nguyên bản chữ Hán.(theo HT. Thích Đổng Minh)

2. Kinh Kim Cang Bát Nhã:

Kinh văn chỉ tập trung vào một vài điểm giáo lý quan trọng và chúng được giải thích triệt để. Những điểm này cụ thể như sau:

a. Hành giả không nên nhìn nhận một "tự ngã" (sa. ātman), một "chúng sinh" (sa. sattva), một "linh hồn" (sa. jīva, thọ mệnh giả) hoặc một "cá nhân" (sa. pudgala, bổ-đặc-già-la) nào cả.

b. Hành giả không nên nhìn nhận bất cứ một pháp, một thật thể bên ngoài nào vì hoàn toàn không có một pháp nào có thể được nhận thức cả. Và dĩ nhiên, điều này cũng có giá trị cho một phi pháp.

c. Hành giả không nên để tâm lưu trú ở bất cứ nơi nào. (phổng theo wiki)

d. Tận cùng Chân lý : NGÃ - PHÁP đều KHÔNG.


3. Tiểu phẩm Bác Nhã, còn gọi Bát Nhã Tâm Kinh:

Bài Tâm kinh là kinh tinh túy gói gọn của TRÍ KHÔNG. Trong đó chủ yếu Phật dạy về hai việc "Không"

A. PHÁP: Thật Tướng của các Pháp là KHÔNG. (Vũ Trụ Quan PG)

B. NGÃ (thật tánh của nhân sanh) là KHÔNG, gọi là "Ngũ Uẩn Giai không".- Vì Ngã chỉ là duyên hợp của 5 Uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức. (Nhân Sinh Quan PG)

  • Cũng mang Nội Hàm: Tận cùng Chân lý : NGÃ - PHÁP đều KHÔNG.
  • Trí Tuệ rốt ráo đến bờ kia.- là TRÍ BÁT NHÃ , là TRÍ KHÔNG

yết đế2.png
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 3.- Kinh Bát Nhã. Sự Liên hệ với Tứ Đế.

* Sự Giác Ngộ của Đức Phật ở Tứ Đế là GN về Nhân Sanh (Ngã) và Vũ Trụ (Pháp).

* Kinh Bát Nhã dạy : Ngã KHÔNG và Pháp KHÔNG.


* Trí Bát Nhã là Niết Bàn tịch diệt Vô Sanh. (đệ tam Pháp Ấn)
++++++++++++++++++

A/. Vì sao NGÃ là KHÔNG ?

Tiểu Phẩm Bác Nhã Phật dạy: "Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị."

nghĩa:

"Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế." (hết trích)

+ Như vậy. Khi quán về Bản NGÃ. Thì Ngã chỉ là sự hổn hợp của 5 Ấm: Sắc, thọ, tưởng, hành, thức mà có ra. Do cái này mới có, do cái kia mới có. Sẽ do cái này diệt, thì cái kia diệt.- Như vậy Ngã không có được sự tự chủ độc lập, mà phải nương gá cái khác mà thấy CÓ.

* NGÃ chỉ là Giả Tướng .- KHÔNG thật có.

+ Vì Ngã do duyên mà hợp tán nên Ngã là Vô Thường, Vô thường nên Khổ, Khổ nên Bất Tịnh.


  • Đây là pháp Ấn thứ 1 và 2. (1) Chư Hành Vô Thường. (2) Chư Pháp Vô Ngã.
  • Vì triển khai về Khổ nên với Tứ Diệu Đế là Khổ Đế.

++++++++++++++

B/. Vì sao là PHÁP là KHÔNG.

Tiểu Phẩm Bác Nhã Phật dạy: " Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.
Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô khổ, tập, diệt, đạo.
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn."

Nghĩa:
“Này chúng đệ tử, tất cả các pháp đều có Thật tướng là "không", tướng không đó không sinh và không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.
Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn. (hết trích)

Kính các Bạn:

“Phần lớn chúng ta vì còn mê lầm nên chỉ thấy huyễn tướng mà chưa biết quán chiếu để thấy được thật tướng của pháp đó là tướng không bất sinh bất diệt….
...Vì sao nói tướng không không tăng không giảm?

+ "Huyễn Tướng" các Pháp- Duyên sanh . Vì duyên sanh nên "vô ngã" . Vì duyên sanh vô ngã nên không có Tự Tánh.- gọi là "Tánh KHÔNG" .

+ Cái TÁNH KHÔNG này là CHƠN KHÔNG DIỆU HỮU (mà không là cái Không do Ý thức suy lường mà biết được).

+ "Thật Tướng".- Khác với huyễn tướng.- vì huyễn thì có hình dạng nên thay đổi và có thể tăng giảm, tướng không (Thật Tướng) là bản chất của pháp nên bất biến, không tăng không giảm dù nó ở bất kỳ trạng thái nào. - Ví dụ như nước, dù ở thể lỏng, thể hơi, thể rắn, thì tướng không của nước vẫn vậy, không thay đổi, không thêm không bớt. Dù nước có kết hợp để tạo thành các pháp mới, nhưng bản chất nước dù ở bất kỳ đâu vẫn không thay đổi, vẫn là nước, vẫn nguyên vẹn đầy đủ đặc tính mà không thêm không bớt.”


+ Do vậy Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

* Đây là Pháp Ấn thứ 3: Niết Bàn tịch diệt Vô Sanh.

* Tương ưng với Tứ Diệu Đế là DIỆT ĐẾ.

sen31.jpg


++++++++++++
(kỳ sau nói về Chơn Không của Bát Nhã)
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 4.- Duyên Sanh- Vô Ngã- Không.

“Kinh Thánh Cầu” trong “Kinh Trung Bộ » được đức Phật xác nhận như sau:

“"Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín... Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp)”

Trong đoạn kinh vừa dẫn, trong đó đề cập giáo lý sâu xa mà đức Phật giác ngộ dưới cội cây Bồ đề là Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp), đó chính là giáo lý Duyên khởi.

Trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã từng khẳng định rằng :

+ “Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính Duyên sinh (hay Duyên hợp) nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ. Sự thật này
luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.

+ Nguyên lý Duyên khởi là chân lý, là qui luật chỉ rõ nguyên tắc vận hành của mọi pháp trong thế gian, tức mọi hiện tượng
tâm lý và vật lý, tạo nên đời sống của vạn vật, nó còn là lý thuyết đầu tiên phản bác hệ thống triết học Vệ-đà của Bà-la-môn, phủ nhận tư tưởng sáng tạo của đấng Phạm Thiên (Brahman), để hình thành tư tưởng “Tự tác tự thọ” (mình làm mình chịu), đề cao vị trí con người, con người là chủ nhân ông cho chính mình, không ai khác hơn có thẩm quyền định đoạt cuộc sống cho mình.
Do nguyên lý Duyên khởi là chủ đạo của các học thuyết được xây dựng trên căn bản Vô ngã tính,

+ Lý Duyên sinh tức Duyên sinh diệt hay Lý Duyên hợp tức Duyên hợp tan, nhưng cần hiểu rằng nơi đây không có cái sinh ra hay hợp lại và rồi diệt mất hay tan đi, mà tất cả đều sinh sinh hóa hóa vô thủy vô chung (không có bắt đầu, không có kết thúc) như hàm ý nơi các diễn đạt sau:

Pháp : Thành – Trụ – Hoại – Không (vũ trụ vạn vật).
Thân : Sanh – Lão – Bệnh – Tử (các loài hữu tình).
Tâm : Sanh – Trụ – Dị – Diệt.
(Theo Thích Hạnh Bình)
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Lz_duy10

Kính các Bạn. Tất cả Pháp do duyên sanh và biến dị theo quy luật như vậy, như vậy...Gọi là VÔ THƯỜNG. Do Các Pháp Vô Thường nên là VÔ NGÃ.- Do Vô Ngã nên Không có Tự Tánh, không tự tánh nên gọi là KHÔNG.

Trung Quán Luận của Bồ-tát Long Thọ. Bài kệ:

Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.
nghĩa:
Nhân duyên sanh các pháp
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung Đạo.

Thấy các pháp do nhân duyên sanh, thể tánh đều không tức là quán không.(hết trích)

Về Giáo Lý KHÔNG. Ở kinh Tam Pháp Ấn Phật dạy:

"Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.

Tại sao thế? Vì tự tính của Không không có vị trí trong không gian, không có hình tướng, không thể khái niệm được, chưa bao giờ từng sinh khởi, tri kiến không nắm bắt được và thoát ly mọi sự nắm bắt.

Vì thoát ly được mọi sự nắm bắt nên nó bao hàm được tất cả các pháp và an trú nơi cái thấy bình đẳng không phân biệt.

Cái thấy ấy là cái thấy chân chính và xác thực. Quý vị khất sĩ! Quý vị nên biết rằng không những tự tính của Không như thế mà tất cả các pháp cũng đều như thế. Đó gọi là pháp ấn.....

....Phép quán sát này được gọi là KHÔNG, cánh cửa giải thoát thứ nhất".(hết trích)


Kính các Bạn. Nên đặc biệt lưu ý .- Phật dạy:

Giáo Lý "KHÔNG" không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến. (mang ý nghĩa gì ?)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 5.- Ba tầng bậc Sắc - Không.

I ). SẮC - KHÔNG ĐỐI ĐẢI: Nghĩa là do Ý THỨC phân biệt mà phàm phu thấy Sắc (CÓ) đối lập với KHÔNG (Không Có). Đây là tầng bậc thứ I của Thế Gian Phàm phu,

+ Đây là chỗ mà Đức Phật dạy: "Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng,"

Ở tầng bậc này. Vì là Pháp Đối Đải, nên chúng ta chỉ thấy SẮC khác KHÔNG. - Không thể lẫn lộn. Thí dụ: Chúng ta nói "Tôi KHÔNG CÓ tiền" không thể nào lẫn lộn với "Tôi CÓ tiền". - Nếu lẫn lộn, thì là già cả lẫn lộn, hoặc là người bị mất trí !.

* Cái "Không" (trong vòng Đối Đải) này. Chưa phải là Tánh Không, mà Trí Huệ Bát Nhã chỉ bày.(Người tu cần giải trừ).

* Các Bạn lưu ý: lìa ý thức, não bộ suy lường, không phải là tử vong, vô tri. Mà vẫn có Quán Trí, có trí Không, có Tánh giác.- Đó là Trí Huệ Bát Nhã Ba la mật.

* Sắc Không Đối đãi là Vọng cần giải trừ.- Nhiếp về Giới.

II ). SẮC - KHÔNG BẤT DỊ.(Sắc không khác Không)

Sự quán chiếu Bát-nhã. Là Pháp Thiền Quán để lột bỏ những tấm màn Vô Minh do Ý Thức vọng khởi ra ấy, đang ngăn che chúng ta với thực tại của mọi sự vật là tánh Không, bởi vì sự vật thì từ vô thủy đến vô chung vẫn chính là tánh Không: Trí biết các Pháp Tánh Không- Tức là Trí Không. - Dùng Trí Không để quán chiếu các Pháp. Gọi là Quán Chiếu Bát Nhã.

Về Quán Chiếu Bát Nhã này. Kinh điển Nikaya có nói đến:

+ Tưởng Tri, Thắng Tri và Liễu Tri.

  • Tưởng Tri là thấy biết bằng Ý THỨC.
  • Thắng Tri là thấy biết bằng Thiền Quán. Nên sự thấy biết rất thù thắng hơn Tưởng Tri.- Đây mới là Quán Chiếu Bát Nhã.

Hỏi: Thiền Quán như thế nào để đến được "Trí Không" ?
Đáp: Kinh Bát Nhã và ĐT ĐL dạy: Người tu quán 18 Không sẽ thấy được TÁNH KHÔNG của các Pháp. Thấy được Tánh Không của các Pháp thì có được Trí Không (Trí biết các Pháp là Không).

+ Lưu ý khi tu Quán Không trong Bát Nhã BLM :

Khi tu Quán Tánh Không trong Bát Nhã BLM, hành giả nên lưu ý 3 điều:

1/. Chẳng nên CHẤP KHÔNG. (Chấp Không là Tà Kiến chấp).

2/. "Tánh Không" chẳng phải là có 1 cái Tánh là KHÔNG (nếu hiểu vậy thì liền rơi vào Chấp Không, nêu trên).- Mà là Các Pháp đều KHÔNG CÓ TỰ TÁNH, nên là TÁNH KHÔNG.

3/. Nếu chúng ta cho rằng Tánh Không, là các Pháp có một cái Tánh "cố định là KHÔNG", thì chúng ta rơi vào "cái Không " thuộc phạm trù đối đãi của phàm phu" cái Không thuộc ý thức suy lường này của phàm phu chúng ta cần nên loại bỏ, để tiến vào cái Không Bất Dị, và cái không Tuyệt Đãi của Bậc Thánh.

* Nói chung, khi giải trừ Ý Thức, trầm tư vào Thiền quán, sẽ tiếp cận được Sắc Không Bất Dị, thấy được CHƠN KHÔNG - DIỆU HỮU, thấy được CHÂN KHÔNG mà Phật dạy ở Trí Không này.

* Quán Sắc Không Bất Dị Là Quán Chiếu Bát Nhã.- Nhiếp về Định.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Vzen_d10


III ). SẮC - KHÔNG TUYỆT ĐÃI.

Do quán chiếu Sắc Bất Dị Không.- nên thấy được Thật tướng của Vạn Pháp là như thị .- Có 10 phương diện Như Thị: : “như thị tướng” , “như thị tính” , “như thị thể” , “như thị lực” , “như thị tác” , “như thị nhân” , “như thị duyên” , “như thị quả” , “như thị báo” , và “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” .

Thập Như Thị bổn lai là không (Pháp thể bổn không.- Đây là cái KHÔNG TUYỆT ĐÃI.- Lìa suy nghĩ, phân biệt). Cái bổn lai không đó chính là Thật tướng Bát nhã.

Thực hành QUÁN CHIẾU BÁT NHÃ liên tục, đủ thời tiết nhân duyên ta nhận ra được THỰC TƯỚNG BÁT NHÃ.

Nói nhận nhưng không có cảnh giới sở nhận cũng không có chủ thể năng nhận. Thực tướng Bát nhã cũng chính là thực tướng của vạn pháp. Đó là chỗ không thể dùng lời nói để diễn tả, không thể dùng thức phân biệt mà thấu được. - Đây là cảnh giới Sắc Không Tuyệt Đãi, là Nhất Chân Như .

Tổ Mã Minh nói về Thật Tướng Nhất Chân Như: " Chân Như của tâm tức là cái thể của pháp môn “Nhất pháp giới đại tổng tướng”. Đó là cái bất sanh bất diệt của tâm tánh, Tất cả các pháp chỉ nương nơi vọng niệm mà có sai khác. Nếu lìa vọng niệm thời không có tướng của bất cứ cảnh giới nào. Cho nên tất cả các pháp, ngay trong bản chất, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng danh tự, lìa tướng tâm duyên. Rốt ráo bình đẳng. Không có đổi khác. Không thể phá hoại. Chỉ là cái nhất tâm, cho nên gọi là Chân Như.”
(hết trích)

Trí Tuệ mà tương ưng NHƯ, tức là Chân Trí, là Trí Không, là Trí Tuệ Bát Nhã Ba la mật. - Là Thật Tướng Bát Nhã.- Nhiếp về Tuệ. (Trí Không).

Do nghĩa của 3 tầng KHÔNG này. Nên:

Giáo Lý "KHÔNG" không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 6.- Trí Bát Nhã.- Sự Giác Ngộ Nhân Sinh Siêu Thế.

Sự Giác Ngộ của Đức Phật xuyên qua Tứ Đế. Chúng ta thấy có 2 phương diện:

1/. GN Nhân sinh tại thế:

Đó là con người "Tại thế" . Nghĩa là chưa Thành Phật toàn giác, hoặc Độc Giác, hay Thanh Văn Giác. Thì họ bị Khổ đế và Tập đế trói buộc .

  • Họ phải bị sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, cầu bất đắc v.v... bức ngặt.
  • Tập nhân của các khổ đó là: Tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, tà kiến, kiến thủ kiến v.v... che mất Tánh Giác.- Nên sanh khổ.
  • Tóm lại: Pháp do nhân duyên sanh, là Hữu Vi Pháp là HIỆN TƯỢNG của Chân Như Tâm. Tánh chất của Pháp Hữu Vi là: Có Sanh- có diệt. có Cấu- có Tịnh. có Tăng- có Giảm. có Đến- có Đi (Vô thường, khổ, bất tịnh).

2/. GN Nhân Sinh đắc Siêu Thế . - Siêu xuất Thế Gian).

Đó là các bậc Chân Nhân đã xuất ly Tam Giới.- Bậc đã chứng Diệt (Niết Bàn)- Đạt Đạo (Có Bát Chánh Đạo v.v...).

+ Bậc Toàn Giác được 10 Đức Hiệu. Đức Hiệu đầu tiên là Như Lai:

* Như Lai nghĩa là từ "NHƯ" mà đến. Như Khứ nghĩa là rồi lại về NHƯ.

Ở Kinh Kim Cang Bát Nhã dạy:

Như Lai giả, vô sở tùng lai
Diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai.
(Như Lai ấy, không từ đâu đến
Cũng không đi đâu, nên gọi Như Lai).
(Hết trích)

* Hàm Ý là: (Thể) NHƯ là chẳng có ở đâu cả.- Mà ở khắp tất cả chỗ.- Nên Từ NHƯ mà đến, tức là Không Đến- Không Đi.

Như Lai là để chỉ cho Pháp thân bất sanh bất diệt, không bao giờ dao động. Thấy được Pháp thân bất động mới gọi là thấy Phật, chớ không phải thấy đức Phật có ba mươi hai tướng. Tại sao? Vì nếu thấy có ba mươi hai tướng là Phật thì khi thân tứ đại rã Phật không còn sao? Như Lai không còn sao? Thế nên phải hiểu rõ Như Lai là chỉ cho Pháp thân thanh tịnh, mà Pháp thân thanh tịnh thì không đến, không đi.

Tổ Mã Minh nói về (Thể) NHƯ:

“Tâm Chân-Như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt, Thể và Tướng nó to lớn bao trùm tất cả các pháp (Nhất pháp-giới đại Tổng-Tướng pháp-môn Thể).

Sở dĩ các pháp sai khác là do vọng-niệm, nếu rời vọng-niệm thì không còn các cảnh tướng sai khác.

Bởi thế nên tất cả pháp từ hồi nào đến giờ không thể dùng danh-tự để kêu gọi, không thể dùng lời nói để luận-bàn, không thể dùng tâm để suy nghĩ được, không có biến-đổi và cũng không phá hoại vì nó rốt-ráo bình-đẳng, chỉ có một “Tâm Chân-Như” mà thôi”.
(hết trích)

* Như vậy: Chân-Như là cái tâm tánh bất sanh bất diệt.- Bất Sanh Diệt chính là Niết Bàn Phật. - Vô Vi tức là Niết Bàn, là Bản Thể các Pháp, là Thật Tánh của các Pháp. Cũng tức là Thật Tướng, là Bản Thể của Pháp Duyên Khởi.- Là Chơn Như Vô Vi.

K. Kim Cang rằng: Như Lai giả tức chư pháp như nghĩa", có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là chân như của các pháp ", cũng trong kinh nầy một đọan sau, đức Thế Tôn giảng " Như Lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai " có nghĩa là: " Như Lai có nghĩa là không từ đâu tới cả và cũng không đi về đâu cả, cho nên gọi là Như Lai ".- Mà cũng có Nghĩa là Phật từ THỂ NHƯ mà đến, đến rồi lại về NHƯ (Tùng Như sở lai, diệc Như sở khứ).
* Như vậy thì rõ là:

Hệ luận : Phật từ CHÂN NHƯ mà thị hiện.- Phật là "TƯỚNG" . Chân Như là "THỂ".

Còn nói về Pháp Tánh KHÔNG- Tức Trí Tuệ Bát Nhã:

* Tất cả Pháp là Duyên khởi- nên Bản Thể là từ KHÔNG mà sanh.- Cũng cần để ý, cái hư không trong quan niệm thông thường, cái khoảng không chúng ta thấy trước mặt, không phải là hư không vô vi.- Vấn đề này luận Câu Xá nói: Nó cũng là một loại sắc pháp (hữu vi) hiện hữu trong không gian mà thôi, có sinh có diệt, có thay đổi biến hóa, vẫn nằm trong khái niệm của con người.- "Hư không vô vi" vượt ra ngoài khái niệm, chúng ta không thể dùng ý thức của con người mà biết được. (mà phải chuyển Thức thành Trí mới cảm nhận).- Có thể ước lượt là Chân Không Diệu Hữu-

Chơn Không- Diệu Hữu.- Đó là Hư Không Vô Vi.

Bởi vì:
Đương THỂ tức NHƯ
Đương Hạ tức THỊ

Nghĩa là:
"Pháp" khi ở BẢN THỂ đó là NHƯ. Như thì không thể chỉ bày, không ngôn ngữ, văn tự.

"Pháp" khi đã chỉ bày khai thị ra thành kinh điển,- Thì là ở TƯỚNG (đã lìa Như).

Như vậy: "Pháp Tánh Không" là Ảnh Phần của Chân Như.

Tóm lại: Sự Giác Ngộ về Nhân Sinh của Đức Phật dạy ở Tứ Đế có 2 phần.

1). GN Nhân sinh tại thế: Vô Thưởng- Vô Ngã- Khổ (Thuộc Khổ Đế)

2). GN Nhân Sinh đắc Siêu Thế . - Siêu xuất Thế Gian).: Do Trí Tuệ Bát Nhã (Hư Không Vô Vi) mà thành Phật Bất Sanh- Bất Diệt- Vô Vi Niết Bàn. - Như Lai.- Do Phật GN và Khế hợp CHÂN NHƯ nên Toàn NHƯ, Toàn Giác.

* Trí Bát Nhã (Trí KHÔNG).- Dẫn đến Chân Như Tánh Tịnh Niết Bàn .- Sự Giác Ngộ Nhân Sinh Siêu Thế.

* Đây là Đệ Tam Pháp Ấn.- Niết Bàn tịch Diệt Vô Sanh. Ở tứ Đế thuộc về Diệt Đế.


(Chúng ta cũng cần phân biệt rõ: Phật Đạo khế hợp NHƯ khác với BLM đem Tiểu Ngã hòa hợp Đại Ngã.là:


  • Đại Ngã và Tiểu Ngã của BLM có đến, có đi, có sanh (Brama sanh) nên phải có diệt,
  • Chân Như Tánh Tịnh Niết Bàn của PG là Pháp Vô Vi không đến đi, không Sanh diệt (Niết Bàn không Sanh Diệt).

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Phyt_t16
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 7.- Kinh Hoa Nghiêm.- Sự Giác Ngộ Vũ TRụ Quan Tại Thế.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Hoa_ng13


Cũng như GN về Nhân Sinh Quan. Đức Phật đã GN Vũ Trụ Quan. Và Ngài đã dạy cho chúng sanh ở các Kinh. Như Hoa Nghiêm v.v...

* Theo các nhà nghiêng cứu Sự Giác Ngộ của Đức Phật trong thời gian 49 ngày (tối sơ Thành Đạo).- Thì 4 tuần đầu Đức Phật GN về TRung Đạo và Tứ Đế.

* Theo sự kiến giải của HT. Viên Minh.

Không phải đức Phật ngồi thiền định dưới cội cây bồ-đề 49 ngày mà thành Đạo, vì Ngài đã từ bỏ tứ thiền bát định trước đó lâu rồi.

Thực ra sau khi giác ngộ với tuệ minh sát trong đêm trăng tròn tháng Vesak, Ngài ở lại chung quanh cây bồ-đề 7 tuần 7 vị trí khác nhau:

- Tuần thứ 1 ở dưới cây bồ-đề quay mặt về hướng Đông để trọn vẹn với hương vị giác ngộ giải thoát

- Tuần thứ 2 Ngài ở vị trí hướng Tây Nam đối diện cây bồ-đề để tỏ lòng tri ân nơi Ngài đã giác ngộ.

- Tuần thứ 3 Ngài đi kinh hành bên trái (phía trước) cây bồ-đề theo hướng Đông - Tây và ngược lại.

- Tuần thứ 4 Ngài ở vị trí bên phải cây bồ-đề (theo trục hướng Tây - Đông) để quán sát nguyên lý nhân quả tương quan (pháp duyên khởi).

++++++++++++++

- Tuần Thứ 5 Ngài ở vị trí trước mặt cây bồ-đề (theo trục Đông - Tây) xác định rằng sự giác ngộ không phải chỉ dành riêng cho giai cấp Bà-la-môn mà mọi người đều sẽ có thể giác ngộ như Ngài.

- Tuần thứ 6 Ngài ở vị trí bên phải cây bồ-đề (nay là hồ nước) nơi Rắn Chúa che cho đức Phật khỏi bị cơn mưa rất lớn.

- Tuần thứ 7 Ngài ở vị trí hướng Đông Bắc cây Bồ-đề, trong thời gian đó Ngài cho 2 thương nhân người Miến Điện quy y.

Theo: Trung tâm Hộ tông

+++++++++++++++++
* Theo sự Kiến Giải của Đại Thừa PG: Đức Phật Thuở Tối sơ Thành Đạo đã thuyết kinh Hoa Nghiêm (Dạy về Vũ Trụ Quan), qua câu kệ: "Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật".

+++++++++++

Theo VQ khảo sát. K. Hoa Nghiêm đức Phật dạy rỏ về sự hình thành Vũ Trụ Quan PG về 2 mặc tại thế lẫn Siêu Thế.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 8.- Tổng Quan về kinh Hoa Nghiêm..- Vũ Trụ Quan PG.

Theo HT Thích Đức Niệm:

Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.

Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.

Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Đại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
( TVHS)

+++++++

Phần Thảo luận:

Ở Kinh Hoa Nghiêm. Dạy về về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp. bằng bài kệ:

Nhược nhân dục liễu tri,
tam thế nhất thiết Phật,
ưng quán pháp giới tánh,
nhất thiết duy tâm tạo

Nghĩa:

nếu người muốn thông suốt,
ba đời tất cả Phật,
nên quán tánh pháp giới,
hết thảy do tâm tạo.
(K. Hoa Nghiêm)


Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Duy_tz15


Vậy Tâm nào Tạo ?

Tạo bằng cách nào ?

- Sự hình thành, an trụ, biến dị, hoại diệt v.v... các Bản Thể, hiện tượng, Như Pháp, Huyễn Pháp của Vũ Trụ đều theo những qui luật chứ không phải loạn khởi loạn diệt. Các qui luật mà Pháp Giới Vũ trụ theo đó vận hành, được Đức Phật dạy ở kinh hoa Nghiêm, qua 10 Huyền Môn.-

Đó là sự Giác Ngộ về Vũ Trụ Quan của Đức Phật.

VQ sẽ lần lượt trình kiến giải ở các đoạn sau đây .
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 9.- Tâm Ý Thức sanh Hữu vi pháp.

Kính các Bạn:

Theo kinh hoa Nghiêm .- Tất cả các Pháp Giới, hay Vũ trụ đều là hiện tướng của Tâm. Học về Pháp Giới Vũ Trụ cũng tức là học về Tâm.

Nhưng Tâm nào tạo ra được Vũ Trụ ?
  • Tâm Ý (Thức) ư ?
  • Vọng Tâm ư ?
  • Chân Tâm ư ?
  • Như Tâm ư ?
  • Huyễn Tâm ư ?
  • Hay là Tâm nào khác ?

A/. Tâm Ý: Tâm Ý tức là Ý Thức là một trong 8 Thức Tâm Vương.- Đây là huyễn Tâm, là Vọng Tâm. Vì là pháp duyên hợp khi căn tiếp xúc Trần cảnh mà sanh ra.

+ Tâm Ý sanh ra được pháp hữu vi: Như kinh Pháp Cú nói:

1. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.

2. Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý thanh tịnh,
Nói lên hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.

(k.Pháp cú.- pham-song-yeu)

Như vậy:

+ Tâm Ý Thức, là vọng Tâm, nên vọng sanh ra pháp Hữu vi.- Pháp Hữu vi thì Như mộng, huyễn, bào, ảnh.- Có sanh có diệt, có đến có đi.

Nhưng:

+ Tâm Ý Thức, là Vọng Tâm không thể sanh được Vô Vi Pháp. Như Niết Bàn, giải thoát, Phật Quả ....

Tóm lại:

* Vọng Tâm chỉ sanh được Huyễn Cảnh.- Vì là huyễn Cảnh. Nên Sanh mà Không thật là Sanh, diệt mà không thật Diệt.- Nhà Phật gọi là "Mộng Tưởng điên đão".

* Sự Giác Ngộ. Huyễn Tâm vọng sanh Huyễn Pháp (Vũ Trụ như mộng huyễn) là Sự Giác Ngộ Vũ Trụ Quan về mặt Tại Thế Gian.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Mng_jf10

Chiếc thân tứ đại khói,
Sinh hoạt thế gian mây.
Thành công khối nước đá,
Thất bại chùm bọt tan.
Nhục vinh bong bóng nước,
Thương ghét hạt sương mai.
Khổ vui trong giấc mộng
Danh lợi bóng chim bay.
Tháng ngày cái chớp mắt,
Còn mất nước trăng lay.
Chung cuộc cơn gió thoảng,
Viên mãn bầu trời trong.
(HT. Th Thanh Từ)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 10.- Tâm Thức sanh Hữu vi pháp bằng cách nào ?

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Hoa_ng11


Không thể dùng Ý Thức tưởng tượng, suy lường mà sanh được Vũ Trụ Giới ! Mà phải theo quy luật của Chân Lý.

Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh.- Tâm là thực thể của vạn pháp.

+ Tâm vọng(Tâm Ý Thức).- thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu.

+ Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn.

+ Sự hình thành, an trụ, biến dị, hoại diệt v.v... các Bản Thể, hiện tượng, Như Pháp, Huyễn Pháp của Vũ Trụ đều theo những qui luật chứ không phải loạn khởi loạn diệt. Các qui luật mà Pháp Giới Vũ trụ theo đó vận hành, được Đức Phật dạy ở kinh hoa Nghiêm, qua 10 Huyền Môn.- Như sau:

1. Vi Tế Tương Dung An Vị Môn.

2. Nhất Đa Tương dung bất đồng Môn .

3. Duy Tâm Hồi Chuyển Thiện Thành Môn (Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức ).

4. Môn Thuần tạp ẩn tàng đầy đủ công đức ( Quảng Hiệp Tự Tại Vô Ngại).

5. Nhân Đà La Võng cảnh giới môn

6. Bí mật ẩn hiển câu thành môn .

7. Thác sự hiển pháp sanh giải môn.

8. Đồng thời cụ túc tương ứng môn- (Hải ấn tam muội).

9/. Chư pháp tương tức tự tại môn.
(Tương tức, Tương Nhập, Tương Ứng,Tương Dung).

10/. Thập thế cách pháp dị thành môn.

Mời xem thêm:


https://diendanphatphap.com/diendan/threads/hoa-nghiem-huyen-mon.38742/
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 11.- Vũ Trụ Quan PG về mặc.- Siêu Thế.

TÂM có 2 biểu hiện:

1. Bản Thể (Tịch- tịnh)
2. Hiện Tượng (Chiếu- động).

* Con người chỉ nhận biết và Chấp thủ phần Chiếu làm 8 Thức - chủ yếu là Ý Thức - (còn cho là linh hồn, là Tâm ! ).- Thật ra dù là chấp thủ phần Chiếu, hoặc là chấp thủ phần Tịch.- Thì đều là thể bất toàn, khiếm khuyết của Tâm. Nhà Phật gọi cái bất toàn đó là VỌNG TÂM.- Cái Vọng Tâm này bị nhà Phật bác bỏ (gọi là Vô minh cần hóa giải).

* Hành giả đệ tử Phật, nhận ra Chân Tâm (là Chân- Vọng- Tịch- Chiếu đồng thời) .- Đó là Như Lai Tàng Tâm.

Duy Tâm nói ở đây chính là : Chân tâm thanh tịnh- Như Lai Tàng.

* Thế giới bên ngoài là sự phóng hiện của tâm và từ thế giới này ta cũng trực ngộ được Chân tâm, đây là nguyên lý “tùng tướng hiển tánh”. (Không có vấn đề vật chất ngoài tinh thần, hay tinh thần ngoài vật chất, cả hai yếu tố chung một bản thể.).

Đó là ý nghĩa: Duy tâm hồi chuyển - Chủ Bạn Viên Minh Cụ Đức Môn.(1 trong 10 huyền môn)

Mọi sự vật hiện hữu trong cuộc đời đều bắt nguồn từ “Như lai tạng tính thanh tịnh Chân Tâm“ mà kiến tạo nên.

Tâm làm chủ tất cả. Cho nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như lai, nhược bằng nghịch chuyển “tức thị sinh tử”; mà thuận chuyển thì “sinh tử thị niết bàn”.

* Thế nào là Thuận & Nghịch ?

  • Thuận chuyển: Là xoay Tâm về Bản Thể Chân Như.- Gọi là Hồi Quang phản chiếu.
  • Nghịch chuyển: Là xoay Tâm theo hiện tượng, thức tình Vọng động.(Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.Thập triền thập sử,Tích thành hữu lậu chi nhơn.Lục căn lục trần,Vọng tác vô biên chi tội.)

+ Tổ dạy: Quy căn đắc Chỉ- Tuỳ Chiếu thất tông. Nghĩa là "về nguồn" (Thuận chuyển) được Tông chỉ. Mà chạy "theo Chiếu" (nghịch chuyển) thì mất Tông chỉ.

Chân Tâm (Phật tính- Bản Thể- chân như Tâm) vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của ấy là trong sáng tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la. Tâm ấy là chủ động tất cả.

* HT. Thích Đức Niệm. - Luận về nghĩa thú "Duy Tâm Tạo" ở kinh Hoa Nghiêm rằng:

" Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. "(hết trích)

+ Thế nào là "Tâm Chơn" ?

+ Nhất Thể.- Là cái "THỂ" nào ?

Kính các Bạn. "Tâm Chơn" tức là TÂM CHƠN NHƯ.

Tâm Chơn Như, thì bất sanh diệt, bất khứ lai. Mà Sanh thế nào ?

Vâng. Khi ta dùng:

* "Giới- Định- Tuệ để Tâm ta được Tịnh Hóa sạch hết Tham- Sân- Si. Lúc đó Tâm được khế hợp với Chơn Như. Khi khế hợp Chơn Như thì mọi vọng niệm thấy có sơn hà đại địa, ngã, nhơn v.v... chợt tan biến. - Đó là lúc " pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. ".

+ Như vậy gọi là Chơn Như sanh "Tánh Tịnh Nhất Tâm"

* Cái "THỂ TÁNH TỊNH" đó là Thể "NHƯ". - Đó là SANH mà VÔ SANH.


Bài kệ .- Luận Hiển Dương Chánh Giáo nói chỗ Vô Sanh - Sanh:

Tâm sanh chủng chủng pháp,
Tùy duyên thủy thượng âu,
Tánh chân như bất biến,
Như thủy bổn thanh trừng,
Bất biến tùy duyên chân thử tánh,
Tùy duyên bất biến thị tha tâm,
Minh tâm, minh liễu âu bào thượng,
Kiến tánh thâm tri thúy diện trừng.

Dịch:

Tâm sanh ra muôn pháp,
Tùy duyên sóng nước xao,
Tánh chân như bất biến,
Như nước vốn lặng trong,
Bất biến tùy duyên là tánh ấy,
Tùy duyên bất biến chính tâm này,
Minh tâm nhận rõ lao xao sóng,
Kiến tánh nhìn sâu mặt nước bằng.
(hết trích)

* Ý nghĩa : " pháp giới tánh với Tâm là một," là thế nào ?

* Pháp môn “Duy Tâm thối chuyển thiện thành” cũng có ý nghĩa: Các pháp đều tương tức vô ngại hay Tâm tức Cảnh, Cảnh tức Tâm,

  • Khi Cảnh tịch thì Cảnh là Tâm,
  • khi Tâm chiếu thì Tâm là Cảnh.

+ Tịch và Chiếu chỉ là hai mặt của một đồng tiền.

* Tất cả mười huyền môn đều thiết lập bởi một nguyên lý của sự pháp hiện kỳ diệu của tâm, không ngoài giáo lý nhất tâm.

Thế giới bên ngoài là sự phóng hiện của tâm và từ thế giới này ta cũng trực ngộ được Chân tâm, đây là nguyên lý “tùng tướng hiển tánh”. Không có vấn đề vật chất ngoài tinh thần, hay tinh thần ngoài vật chất, cả hai yếu tố chung một bản thể.

* Chuyển Tâm (như bài kệ):

Kiến văn như huyễn uế,
Tam giới nhược không hoa.
Văn phục ế căn trừ,
Trần tiêu giác viên tịnh.

Nghĩa:
Thấy nghe như huyễn mộng
Ba cõi như không hoa
Điều phục tâm tan mộng
Sạch bụi trời trong xanh

* Cái lúc "Sạch bụi trời trong xanh" k. Hoa Nghiêm gọi là NHẬP PHÁP GIỚI.

* Muôn Pháp Nhất Như.-Đây là sự Giác Ngộ .- Vũ Trụ Quan PG về mặc.- Siêu Thế.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Vo_tri13
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 12.- Vũ Trụ Quan - Nhập Pháp Giới - GN Siêu Thế.

Pháp Giới là gì?

- Đáp: Trong khung cảnh hẹp, pháp giới chỉ cho giới hạn của mỗi pháp. Trong phạm vi rộng, pháp giới chỉ cho toàn thể không gian rộng bao la.

- Pháp giới là bản thể chung của vạn pháp, tuy vô hình, bất sanh bất diệt .- Nhưng muôn ngàn hiện tượng sai khác tác động lẫn nhau, trợ duyên cho nhau nhưng không ngăn ngại nhau vì tất cả đều ở trong một trật tự nhịp nhàng cho đến nỗi “một trở thành tất cả và tất cả trở thành một”- và muôn ngàn hiện tượng vọng hiện từ Pháp Giới .

- Pháp giới còn gọi là pháp thân hay pháp tánh, pháp tướng, tức là nói đến lý tánh chân thật, thanh tịnh, bình đẳng của vạn pháp.

- Về mặt Chân Đế.- Pháp giới còn gọi là Như Lai tàng, ở khắp nơi trong vũ trụ, vốn sẵn có từ vô thỉ, không thể dùng giác quan hay trí tưởng tượng mà thấy được. Kinh Kim Cang nói “Như Lai, tức vô sở tùng lai, diệt vô sở khứ, cố danh Như Lai”.- Đây là nói về Pháp Giới.

- Pháp giới là đầu mối vọng hiện ra muôn sự vật, lớn không ngoài, nhỏ không trong “Phóng chi tắc cai la thế giới, thu chi tắc tế nhập vi trần” (Buông ra thì trùm khắp pháp giới, thâu lại thì nhỏ hơn vi trần), nên pháp giới là tâm của vũ trụ, đồng thới cũng là tâm của con người và tùy theo pháp môn,

- Pháp giới có những danh hiệu khác nhau như: Chơn như, Chơn tâm, Chơn không, Tỳ Lô Giá Na, Bản lai diện mục, Như ý châu, Niết Bàn, Phật tánh. v.v...

Vì vậy pháp giới có đủ cả hai mặt chơn đế và tục đế, bản thể và hiện tượng, tánh và tướng mà hai mặt này lại tương dung, tương nhiếp với nhau như sóng và nước.

Ở Duy tâm hồi chuyển- Niết Bàn - Sanh tử.- Duy Tâm hiện này. Là nói : Niết Bàn - Sanh tử là do hành giả tu Phật. Có nhập Pháp Giới hay chưa mà ra.

+ Nếu thuận chuyển, gọi là niết bàn. Nên kinh nói “Tâm tạo ra các Như Lai”.

+ Nếu nghịch chuyển đó là sanh tử. Nên nói “Ba cõi hư vọng chỉ do tâm tạo”.

+ Sanh tử, niết bàn đều chẳng ngoài tâm.

+ Ngoại thế giới hay nội thân thể đều là cảnh duy tâm biến hiện.

Thế nên, chẳng thể khẳng định rằng lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp, tâm hay cảnh, tăng hay giảm v.v....

Kinh Niết Bàn nói “Phật tánh không phải tịnh cũng không phải bất tịnh”. Tịnh cùng bất tịnh đều duy tâm. - Nếu lìa tâm hoàn toàn không có pháp khác.

Mọi sự vật hiện hữu trong cuộc đời đều bắt nguồn từ "Như lai tạng tính thanh tịnh chân tâm"mà kiến tạo nên. Tâm làm chủ tất cả. Cho nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như lai, nhược bằng nghịch chuyển "tức thị sinh tử"; mà thuận chuyển thì "sinh tử thị niết bàn". Chân Tâm (Phật tính) vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của Chân Tâm là trong sáng tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la. Tâm là chủ động tất cả.

Nếu thuận chuyển, gọi là niết bàn. Nên kinh nói “Tâm tạo ra các Như Lai”. Nếu nghịch chuyển đó là sanh tử. Nên nói “Ba cõi hư vọng chỉ do tâm tạo”. Sanh tử, niết bàn đều chẳng ngoài tâm. Thế nên, chẳng thể khẳng định rằng tánh là tịnh hay bất tịnh. Kinh Niết Bàn nói “Phật tánh không phải tịnh cũng không phải bất tịnh”. Tịnh cùng bất tịnh đều duy tâm. Nếu lìa tâm hoàn toàn không có pháp khác. Kinh Lăng Già nói “Ngoài tâm không có cảnh giới, không có trần, chỉ do hư vọng mà thấy”.


Tâm làm chủ tất cả. Cho nên trong kinh nói: Tâm tạo chư Như lai, nhược bằng nghịch chuyển “tức thị sinh tử”; mà thuận chuyển thì “sinh tử thị niết bàn”.

* Thế nào là Thuận & Nghịch ?

  • Thuận chuyển: Là xoay Tâm về Bản Thể Chân Như.- Gọi là Hồi Quang phản chiếu.
  • Nghịch chuyển: Là xoay Tâm theo hiện tượng, thức tình Vọng động.(Trục sắc thinh nhi tham nhiễm.Thập triền thập sử,Tích thành hữu lậu chi nhơn.Lục căn lục trần,Vọng tác vô biên chi tội.)
  • Tổ dạy: Quy căn đắc Chỉ- Tuỳ Chiếu thất tông. Nghĩa là "về nguồn" (Thuận chuyển) được Tông chỉ. Mà chạy "theo Chiếu" (nghịch chuyển) thì mất Tông chỉ.
  • Chân Tâm (Phật tính- Bản Thể- chân như Tâm) vốn không sinh, không diệt, không tăng, không giảm, không nhơ, không sạch. Bản thể của ấy là trong sáng tròn đầy, chu biến khắp pháp giới bao la.- Tâm ấy là chủ động tất cả.

“Nhập Pháp Giới” là phẩm tâm cao nhất của toàn bộ Kinh Hoa Nghiêm. Nhập Pháp Giới.- Chính là Nhập Niết Bàn (theo tinh thần kinh Hoa Nghiêm).- Nhưng: Niết Bàn và Sanh Tử chỉ do duy Tâm Hồi chuyển Thiện Thành. (như phẩm Nhập Pháp Giới- kinh Hoa Nghiêm nói rõ).(theo Thích Nữ Tâm Thảo.- Luận văn tốt nghiệp).

Kính các Bạn: Trạng thái "Nhập Pháp Giới" tức là "Nhập Chơn Như", cũng tức là Chơn Như Vô Vi.-

* Đây là Đệ Tam Pháp Ấn: Niết Bàn Tịch Diệt Vô Sanh,(lưu ý: Niết Bàn không phải là Chết)

* Đối với Tứ Đế: Chính là DIỆT ĐẾ.

* Nhập Pháp Giới.-Tức là nhập Chân Như Tánh Tịnh Niết Bàn .

* Niết Bàn là sự Giác Ngộ Vũ Trụ Quan Siêu Thế của Phật Toàn Giác.
1000000232.jpg
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113

Bài 13.- Kinh A Di Đà.
Di Đà1.jpg
Kinh A Di Đà thuộc Tiểu bản, là bản kinh được trì tụng hằng ngày của Tăng già cũng như Phật tử thuộc Tông Tịnh Độ ở Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Còn Đại bản kinh A Di Đà là kinh Vô lượng thọ, với 48 lời nguyện của tỳ kheo Pháp Tạng. Kinh A Di Đà thuộc hệ kinh thời kỳ Phật Giáo Phát triển mà thường gọi là kinh Đại thừa. Nhưng theo tôi, thì cả hai hệ kinh: Nguyên thủy (Nikāya-Agama) và Phát triển đều tải cả hai nội dung là Nhị thừa và Đại thừa. Vì vậy cho nên, kinh Trường A Hàm dịch nghĩa là Vô tỷ pháp nghĩa là pháp tối thượng. A Hàm cũng là tên gọi chung về kinh của Phật, nên trong Pháp Hoa luận sớ, ngài Cát tạng nói: A Hàm là tên gọi chung cả kinh điển Nhị thừa và Đại thừa. Bốn bộ A Hàm phần lớn trình bày về giáo nghĩa Nhị thừa, kinh Niết bàn là phương đẳng A Hàm phần lớn nói về giáo nghĩa Đại thừa (trích HT. Th Từ Thông)

Kính các bạn.

K. A Di Đà. Là bộ kinh quan trọng ở Đại Thừa PG Phát triển .
Kính này dễ đọc nhưng khó hiểu chân nghĩa. Ý nghĩa kinh rất thâm sâu. Nếu không học kỷ sẽ như đi vào mê lộ.

VQ trí kém ít học. Nên để tìm hiểu về kinh A Di Đà. Đã nương vào HT Ân Sư Thích Từ Thông. Ngài là hiệu trưởng trường cơ bản trung cấp Phật học TP. HCM để định hướng tu học.

Có thể tư tưởng của HT thuộc về chính thống. Nguyên thỉ nên có khi khác biệt với các học thuyết của PG. HH hoặc chư Tôn đức ở TQ....
Nếu có sự khác biệt . Mong các bạn lượng thứ... Dạ...Đường ai nấy đi ạ...

Nếu được đồng điệu. Thì A Di Đà Phật

Mong thay
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 14.- TQ là nơi sản sinh nhiều tín ngưỡng phát triển.

Về niềm Tin Tịnh Độ Tông và Phật A Di Đà.- Thì trong Nam Truyền PG NGuyên Thỉ không có !

Vì Nam Truyền được học rằng. - Thời Quá Khứ và Hiện Tại chỉ có 7 vị Phật Toàn Giác.


  • * Thuộc Trang Nghiêm kiếp:

    Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
    Phật Thi Khí (Sikhin)
    Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)

    * Thuộc Hiền kiếp:

    Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
    Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
    Phật Ca Diếp (Kasyapa)

    * Thuộc Hiện kiếp:

    Phật Thích Ca Mưu Ni (sakya muni)
Mà trong đó Đức Phật Thích Ca trong các kinh điển Nam Truyền không có nói là Thứ 8 tức Phật A Di Đà.

Về Hệ Bắc Truyền Phát Triển Bắc Tông PG. thì Tông phái Tịnh Độ và niềm Tin Phật A Di Đà rất thịnh hành.- Ở các nước Trung Quốc. Nhật Bản, và Việt Nam.- Thịnh hành nhất là TQ

Nhưng TQ phát triển PG rất phức tạp.

Như 3 tác phẩm liên hệ tín ngưỡng Thần Phật là :
1. Phong Thần của Hứa Trọng Lâm Kể chuyện đời nhà Thương
2. Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân.- Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đi lấy kinh.
3. Tế Công Toàn Truyện do Quách Tiểu Đình, người đời nhà Thanh sáng tác.

Nội dung Tây Du ký: Trong tiểu thuyết, kể: Trần Huyền Trang được Quan Âm Bồ Tát bảo đến Tây Trúc (Ấn Độ) thỉnh kinh Phật giáo mang về Trung Quốc. Theo ông là 4 đệ tử - một khỉ đá tên Tôn Ngộ Không , một yêu quái nửa người nửa lợn tên Trư Ngộ Năng và một thủy quái tên Sa Ngộ Tĩnh - họ đều đồng ý giúp ông thỉnh kinh để chuộc tội. Con ngựa Huyền Trang cưỡi cũng là một hoàng tử của Long Vương (Bạch Long Mã).

Cũng từ những tiểu thuyết Tưởng tượng cõi giới Thần Phật của các nhà văn,.- Thật ra tác phẩm chỉ để giải trí... không có tội...- Nhưng mà những kẻ u mê lại cho là Thật các cảnh giới Thần tiên mà "Phát triển" vào công việc thờ cúng tu hành . Mà thành chướng ngại Đạo.- Đây chính là những loại chùm gửi đeo bám vào PG Chánh Thống.

HT. Thích Từ Thông cũng có nói về các hiện tượng này, như bài nói chuyện, tu mà còn tà kiến ngoại đạo của một số PT:

Kính các Bạn.

Để tu học đúng Chánh Pháp Phật. Để theo đúng đường lối Nguyên Thỉ Phật dạy, không bị pha tạp tu tưởng ngoại đạo và thế gian. Chúng ta cần nghiêm túc trạch Pháp, loại bỏ những cành chùm gửi đeo bám làm hư hại cậy Bồ Đề. Nhất là các tư tưởng phát triển từ TQ.- Nếu không khéo chúng ta:

Quyết làm phước mà không nên phước.
Chí xuất trần e lại nhiễm trần...
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Phong_10
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 15.- Quan Niệm Pháp Thân Phật ở Đại Thừa PG Phát Triển.

+ Thời kỳ PG Nguyên Thỉ: Quan niệm Đức Phật có 2 thân:

1/. Sanh Thân.- Là thân xác thịt. Sắc thân là của Phật có ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp,

2/. Pháp Thân.- Giáo Pháp là Pháp Thân Phật.

+ Thời kỳ Phát Triển:.- Đức Phật có 3 thân: 1. hóa Thân. 2. Báo Thân. 3. Pháp Thân.

(Theo Nhà Ngiên cứu Đức Quang TVHS )

Tất cả các bộ phái đều giải thích dựa trên lịch sử đời sống của đức Phật Śākyamuni. Các nhà Đại thừa đầu tiên đã định nghĩa đức Phật bằng cách thức bản thể hóa; nghĩa là dharmakāya như một thực tại tối hậu làm căn bản cho sự hiện hữu của tất cả hiện tượng.

Hai là ông đã trình bày tiến trình phát triển của khái niệm Phật thân thành năm giai đoạn như sau:

+ Thời kỳ Bộ phái, vấn đề quan hệ giữ phương diện con người (Rùpakàya) và sự siêu phàm (dharmakāya) của đức Phật đã dẫn đến hai quan niệm chính:

+ Thời kỳ tiền Đại thừa, khái niệm Tathatā (Như Lai) là một bản thể tối hậu của tất cả thế giới hiện tượng, và có sự thống nhất giữ Tathatā với dharmakāya của đức Phật.

+ Pháp thân có năm phần gồm: “Thân mình 1. giới thành tựu, 2. tam-muội thành tựu, 3. trí tuệ thành tựu, 4. giải thoát thành tựu, 5. giải thoát kiến tuệ thành tựu, .”

+ Đại chúng bộ đã phát triển quan niệm siêu nhiên về đức Phật như sau: là người toàn năng và toàn tri, và đã tự do hóa thân xuyên qua hình thức loài hữu tình như một phương tiện quyền xảo. Śākyamuni (Đức Phật Thích Ca) đã là một trong những dạng hóa thân. Chân Phật có thể hiện thân giáo hóa trong mười phương. Đây là sự đánh dấu việc phân chia quan niệm về đức Phật thành hai phương diện chân Phật và hóa Phật . Từ đó, Đại chúng bộ là người đầu tiên xem xét quan niệm nairmāṇikakāya. Theo quan điểm của các nhà Đại thừa, chân Phật đã phát triển và phân chia ra khái niệm dharmakāya và khái niệm sāṃbhogikakāya; sau cùng là quan điểm hóa thân đã phát triển nên khái niệm nairmāṇikakāya. Do đó, Đại chúng bộ là những người tiên phong tạo ra khái niệm nairmāṇikakāya, và những hóa thân có thể có nhiều dạng thức.

Xa hơn nữa, trường phái này đã giới thiệu quan niệm có nhiều đức Phật tồn tại trong những thế giới khác.(Thế Giới Cực Lạc chẳng hạn ?).

Giai đoạn ba, các bản Đại thừa kinh đề cấp đến tinh thần tam thân Phật như là một khuynh hướng mới của Phật giáo phát triển, chuyển tiếp từ tư tưởng ‘Không’ của Bát Nhã, đến tư tưởng ‘Tâm’ của Hoa Nghiêm, sang tư tưởng ‘thân Phật’ của tư tưởng Tịnh độ.

Tóm lại, sự hình thành và phát triển tư tưởng trikāya có những điểm gợi ý trong kinh điển nikāyas và āgamas, sau đó được Sarvāstivāda và Mahāsaṇghika hệ thống hóa, Tathatā là thực thể tối hậu, sự thống nhất của dharmakāya và tathāgatagarbha, và cuối cùng là sự ra đời của học thuyết trikāya.....

Quan niệm về thân Phật là một dòng chảy, nó liên tục phát triển từ Nguyên thủy đến Bộ phái rồi đỉnh điểm là tư tưởng trikāya (tam thân). (lượt trích SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG TAM THÂN.- Đức Quang )

+++++++++++++++++==

Kính các Bạn: Tìm về bước diễn tiến truyền thống PG từ Nguyên Thỉ đến Phát triển. Ta Thấy:

"các bản Đại thừa kinh đề cấp đến tinh thần tam thân Phật như là một khuynh hướng mới của Phật giáo phát triển, chuyển tiếp từ:

* Tư tưởng ‘Không’ của Bát Nhã, đến tư tưởng ‘Tâm’ của Hoa Nghiêm, sang tư tưởng ‘thân Phật’ của tư tưởng Tịnh độ."

* Ở bản kinh Sám Hối cổ truyền.

- Xưng tán Đức Phật A Di Đà.- NAM MÔ PHÁP GIỚI TÀNG THÂN A DI ĐÀ PHẬT.

Như vậy đã nói lên Phật A Di Đà là Pháp Thân Phật.

* Ý nghĩa hiệu Phật A Di Đà là :

+ Vô lượng Quang.- Tượng trưng TRÍ TUỆ.

+ Vô Lượng Thọ.- Tượng trưng Vô Sanh.

Vô Sanh và Trí Tuệ là chỉ cho TÂM CHƠN NHƯ.- Là NHƯ LAI.- Tức là PHÁP THÂN PHẬT.

Tóm lại: Khác với Nguyên thỉ tiểu thừa. - Đại thừa PG Phát triển. tin có Phật A Di Đà.- Và Tin đó là Pháp Thân Phật.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Phzep_16
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 16.- Ý nghĩa Bài kệ khai kinh.

Mở đầu các kinh Phật. Thường có bài kệ Khai kinh: vô thượng thậm thâm vi Diệu Pháp, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ. Ngã Kim kiến Văn Đắc Thọ Trì, nguyện giãi Như Lai chân thật Nghĩa.

+ khai kinh có nghĩa là Khai mở.

+ Vô thượng thậm thâm vi Diệu Pháp.- Là nói giáo pháp của Phật là cái pháp thậm thâm vi Diệu vô thượng không còn cái triết lý nào mà cao siêu hơn được.

Đứng về cái mặt khách quan mà nói thì tất nhiên là nhiều người ta nghe, người ta không bằng lòng rồi. Người ta không cho rằng là giáo lý của Đạo Phật có khả năng vi Diệu tới cái mức vô thượng.

Tuy nhiên cái điều đó người mà có học học thật sự có nghiên cứu các cái nền giáo lý triết học khác có so sánh thì mới có thể thấy được cái điều đó.

cho nên nói bá thiên vạn kiếp nan Tao Ngộ cái tâm trong đời nghìn Kiếp Không dễ gì mà gặp cái cơ hội để mà học mà tu đâu .

Cái người mà có cơ hội học được tu được nghe được là cái người đó phải có trồng cái hạt giống thật Trong nhiều đời nhiều kiếp mà cái điều mà khó nghe và khó hiểu và khó gặp hơn hết là giáo lý đại thừa Liễu nghĩa.

Chứ còn cái câu đó đó thì bình thường. Đối với ai mà cái bộ kinh nào ra cũng có đọc cái bài Kệ đó nhưng mà cái bài Kệ đó thì có những cái thứ Kinh đánh trước khi tụng cũng đọc bài Kệ đó nhưng mà ba chừng nó không phải là cái loại vi Diệu Pháp Vô Thượng thậm thâm chứ không phải kinh nào mà trên đời này mà người ta đem vô chùa người ta tụng cũng gọi là cũng đâu có bài Kệ đó mà trúng hết .

Còn nếu gặp bộ kinh được nghe cái bộ kinh này và nguyện được được học cái giáo lý này. Thì con nguyện tiếp thu để mà hành trì để áp dụng trong cuộc sống.- hành trì tức là nó thể hiện áp dụng nó trong cuộc sống của mình gọi là Thọ Trì tiếp thu cái Giáo Lý đó học cho cho rõ học cho kỹ hiểu cho kỹ rồi đem nó mà áp dụng trong cái đời sống của mình lấy nó làm cái cái tiêu chuẩn để mà để mà uống nắng mà gột rửa mà hóa giải những cái điều sai trái của thân nghiệp khẩu nghiệp và ý nghiệp của Giáo Lý đó để mà chỉnh đốn lại coi nó như là một cái bóng để làm cái chuẩn.-

Cái nào mà nó sai với cái cái Giáo Lý đó cái chuẩn đó thì mình phải gọt nó đi phải mày giũa nó đi uống nắng nó đi để cho nó ngay theo cái chuẩn của cái cái giáo lý này làm được như vậy gọi là Ngã Kim kiến Văn Đắc Thọ Trì .Nguyền rõ Như Lai chân thật nghĩa.

- học Kinh Phật là nguyện thì tìm hiểu rỏ nghĩa chân thật của Kinh

cho nên tôi nhắc cái đại chúng Hoài.- Kinh là để mà đọc Để mà nghiên cứu để mà tư duy để tiếp thu là hành trì ứng dụng trong cuộc sống cho kinh không phải để tụng ở trước bàn Nếu mà muốn chọn thì tụng ở đâu cũng được nằm cái bố nếu có cái bố làm cái bố tùng cũng được Nếu có giống dân gốc cây có bóng mát tùng cũng được đọc cũng được Và cũng ứng dụng cái Thọ trì đó có khi còn hữu hiệu hơn là mình đến trước chánh điện nữa .

Như vậy thì là trong đó nó có cái nghĩa chân thật và có nghĩa không chân thật nó có cái thứ nghĩa chân thật và thứ nghĩa không chân thật mà cái bài kệ Khai kinh đó ta nó Nguyện Giải Như Lai chân thật nghĩa nguyên tìm hiểu Có nghĩa chân thật của Phật của Như Lai với chân thật tức là cái kinh Liễu nghĩa Đại thừa cái kinh đó gọi là cái kinh khế lý

Dù đời nào Phật nói thì cũng phải nói cỡ chân lý cỡ đó thôi chứ không cách nào hơn được gọi là kinh khế lý .

Ví dụ như lửa là nóng thì trong năm về quá khứ người ta cũng nói lửa là nóng rồi trong giai đoạn tới hiện tại đây người ta cũng nói lửa là nóng và sau này bao nhiêu trăm ngàn năm đi nữa người ta cũng nói đánh lửa là nóng không có nói kiểu nào khác được.

Chân lý là cái nghĩa như vậy đó là cái lẽ chân thật là phải tìm hiểu cái nghĩa chân thật của Như Lai đó là kinh khế lý còn cái nghĩa mà không chân thật có Tức là cái loại kinh khế cơ cũng gọi là Kinh Bất Liễu nghĩa Đó là kinh phương tiện .- nó giống như những cái bài vở mà mình học cấp 1 cấp 2 bài văn hay là cái bài toán hay là cái bài Sử cũng vậy người ta cho biết cái chừng hạng xử trong nước bài văn thì tả cảnh cái kiểu của học trò cấp 1 cấp 2 chứ cũng điểm hai chục thôi cũng cho đàng hoàng vậy nhưng mà không phải là một thứ vậy. (lượt trích bài giảng:
)

++++++++++++++
Phần Thảo luận:

Bài kệ khai kinh. Chư Tổ nhắc nhở chúng ta. Khi đọc, học kinh Phật. Chúng ta nên cẩn thận tìm hiểu kỷ và trạch Pháp để vào được'

Ý NGHĨA CHÂN THẬT LIỄU NGHĨA MÀ KINH DẠY.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Khai_k10
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 17.- Cõi Tây Phương Cực Lạc thực sự ở đâu ?

Bố cục Kinh A Di Đà.

* Kinh A Di Đà Giới thiệu " thế giới tên là Cực Lạc".- ở về phương Tây cách đây quá hơn mười vạn ức cõi.

* Kinh A Di Đà ngắn gọn, dễ tụng đọc, nhưng hàm chứa một nội dung triết lý sâu sắc. Kinh gồm ba phần,

1. phần Tựa,

2. phần Chánh tông

3. và phần Lưu thông.

* Biệt tựa: “Bấy giờ Phật bảo ngài Xá Lợi Phất: ở về phương Tây cách đây quá hơn mười vạn ức cõi, có một thế giới tên là Cực Lạc, cõi ấy có Phật hiệu A Di Đà hiện đang thuyết pháp.”

+++++++++++

+ Có phải phương Tây cách đây quá hơn mười vạn ức cõi ?

Phần Thảo luận:

Hỏi:- Thuyết vãng sanh, ý nghĩa đã rõ ràng. Song về việc đó, hàng học giả đời nay, trong ngàn muôn người, mấy ai được thông hiểu? Vì thế họ đều nghi rằng miền Cực Lạc cách đây mười muôn ức cõi, lộ trình đã xa vợi, khi mạng chung làm sao có thể đến nơi? Chẳng biết Đại Sư có phương sách gì để thuyết minh việc ấy chăng?

Đáp:- Mối nghi ấy thật đã vớ vẫn! Tôi đã nhiều lần nói ngoài tâm không độ, ngoài độ không tâm, mà ông còn chưa hiểu sao? Song việc ấy không chi khác, chỉ vì nhiều người đã nhận lầm rằng tâm mình thuộc vào phạm vi nhỏ hẹp ở trong sắc thân. Họ đâu ngờ đó chỉ là vọng thức, mà thật ra chân tâm của mỗi người rộng rãi vô biên, bao trùm sa giới, đầy khắp thái hư. Cho nên mười phương hư không vô tận vô cùng, hằng sa thế giới vô biên vô số, đều bị tâm lượng của ta bao trùm và đầy khắp tất cả. Xem thế thì biết mười muôn ức cõi chỉ ở trong tâm ta, kỳ thật rất gần, có chi là xa?

Và khi mạng chung được vãng sanh, cũng chỉ sanh ở trong tâm ta, kỳ thật rất dễ, có chi là khó? Thập Nghi Luận nói: 'Mười muôn ức cõi là đối với tâm lượng của hạng nhục nhãn phàm phu ở trong nẻo luân hồi mà nói đó thôi. Nếu đối với chúng sanh tịnh nghiệp thành tựu, thì tâm ở trong định khi lâm chung, chính là tâm thọ sanh về Tịnh Độ, vừa động niệm liền được vãng sanh. Vì thế trong Quán Kinh nói: 'cõi nước của Phật A Di Đà cách đây không xa.' Lại nghiệp lực không thể nghĩ bàn, trong niệm liền được sanh về cõi Phật, không cần phải lo đường lối xa xôi. Ví như người nằm mơ, thân tuy ở nơi giường mà tâm đi khắp các nơi xa lạ như lúc còn thức. Sự sanh về Tịnh Độ đại để cũng như vậy.


Các kinh có chỗ nói trong khoảng khảy ngón tay, liền được vãng sanh. Có chỗ nói khoảng co duỗi cánh tay, hoặc nói trong khoảnh khắc. Nên Tự Tín Lục đã bảo: 'Trong khoảnh khắc liền vượt qua mười muôn ức cõi, vì tự tâm vốn nhiệm mầu.' Những điểm thí dụ trên đại ý chỉ cho: vì sanh trong chân tâm rộng lớn của mình, nên rất dễ và rất gần đó thôi. Hãy gác qua việc chân tâm rộng, nay tôi chỉ căn cứ nơi tâm lượng phàm phu nhỏ hẹp của ông, lập ra một thí dụ cho dễ hiểu: Ví như từ đây sang sứ Tây Thiên Trúc, lộ trình trải qua nhiều nước và xa hơn mười muôn dặm. Có người tuy chưa đi đến Tây Thiên, nhưng nghe kẻ khác đã đi rồi trở về thuật lại rành rẽ, để ý ghi nhớ kỹ nơi lòng. Về sau người ấy trong khi ngồi nằm, bỗng động niệm nhớ lại việc trước, suy nghĩ trải qua ngàn dặm đến nước nào, muôn dặm đến nước nào, và kết cuộc đến xứ Thiên Trúc ra làm sao; liền thấy hiện ra cảnh giới của mỗi giai đoạn, lúc nghĩ tới đâu như thấy mình thân hành đến ngay nước đó. Sự vãng sanh về Cực Lạc cũng không ngoài đạo lý ấy, trong khoảng khảy ngón tay hoặc trong một niệm liền đi đến, có chi là khó khăn ư? Nếu ông không tu Tịnh Độ mà muốn đến Cực Lạc, cố nhiên là khó; như tịnh nghiệp của ông thành tựu thì sự đi đến rất dễ dàng. Chỉ cần quyết tâm là sẽ được mãn nguyện, Phật Thánh không khi nào có lời nói dối đâu! (trích Tịnh Độ Hoặc Vấn)

* Mười muôn ức cõi Phật là một trăm vạn triệu cõi Phật; mỗi cõi Phật là một nghìn triệu thế giới, mỗi thế giới gồm một quả đất, một mặt trời, một mặt trăng. Như vậy cách nhau xa lắm. Nhưng đối với Phật pháp vô biên thì có gì là xa, vì vô biên thì không có trung tâm điểm mà chỗ nào cũng là trung tâm cả, thành ra không có xa, không có gần.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ, ngài có viết một bài thơ về Cực Lạc như sau:

TÂM CỰC LẠC

Tây phương Lạc quốc với Sa bà
Đường về khoảng cách độ bao xa ?
Không gian cõi Phật mười muôn ức
Nhưng là khoảnh khắc tại tâm ta

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Gió thổi vi vu khúc nhạc hòa
Chim hót vang rền tuyên diệu pháp
Lưng trời đổ xuống trận mưa hoa

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Phật phóng hào quang chói sáng lòa
Chín phẩm sen hồng hương ngát tỏa
Thánh hiền tụ hội số hằng sa.

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Sen nở vừa xong thấy Phật đà
Cực lạc đây rồi, tâm ta đó
Rời tâm tìm kiếm lại càng xa.

Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta
Trở lại sinh trong cảnh ác tà
Lăn lộn nổi chìm đời ngũ trược
Nhưng mà ta vẫn lại là ta.
(HT. Th Qu Độ)

* Cổ Đức cũng nói:

"Tịnh độ là lòng trong sạch chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương. Di Đà là tính sáng soi mựa phải nhọc cầu về Tịnh Độ".

Do vậy, bản kinh A Di Đà là soi tỏ thế giới của tâm thức, mở bày tâm thức để tỏ ngộ tâm thức.

Khi đã đoạn trừ hết tất cả lậu hoặc, lập tức tâm sáng vô ngần, không còn khổ đau phiền não nữa, thì đó là cảnh giới của Tây Phương Cực Lạc hiện rõ trong mỗi chúng ta vậy.
Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Tay_ph10


Tóm lại: Thật Nghĩa cõi Cực Lạc- Tịnh Độ Tây Phương là .-
Duy Tâm Tịnh Độ.
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 18.- Lìa cõi nước Ão Vọng.



* Làm Gì Có Thế Giới Phật A Di Đà Ở Phương Tây | Trích đoạn Đại Bát Niết Bàn - HT.Từ Thông


Niết Bàn tức Cực Lạc của đạo Phật là cảnh giới có thật mà không phải là một thế giới do gỡi gấm tâm hồn mình ở nên một cõi nước nào đó hoặc gần hoặc xa.- Càng không được không được để cho rơi vào một thế giới do tưởng tượng .

+ Tôi nói thí dụ như ngày nào mà mình còn tưởng tượng rằng là cái ngày chết rồi mình mới được sanh ra hay vãng sanh vào cái cảnh giới Niết Bàn hay Cực Lạc.

Chúng ta dứt khoát là bỏ cái đó bỏ cái tư tưởng gởi gấm tâm hồn mình ở một cõi nước nào đó không được như vậy niết bàn - cực lạc mà hiểu vậy là sai hoàn toàn đừng có tưởng tượng mà điên á. có người tưởng tượng rết là điên á. ngồi đó mà hy vọng cảnh giới nào tưởng tượng cảnh giới đó là nó đẹp như thế này nó đẹp như thế kia nó vắng lặng như thế nọ rồi gặp ông này gặp bà nọ gặp thần thánh gì đó là tu cái kiểu đó đó mà ngồi thiền kiểu đó mà chờ mong được niết bàn hay là một cảnh giới cực lạc nào đó là có thể bị điên .

Cho nên cái người tu nó đời nay nhiều lắm chứ không phải là ít. mà không có kết quả.

Nhưng mà tôi nói như vậy không có nghĩa là có nghĩa là tôi muốn giành giật bổn đạo kéo về tôi cái phương pháp tu hành của tôi không bao giờ có cũng có dụng ý chê bay pháp tu của người ta dạy nhưng mà cái mà tôi nói đây là dựa vào kinh điển thật sự cái phương pháp tu của đạo Phật nó không có cái vụ mà ngồi mà tưởng tượng để gửi gấm tâm hồn ở một cảnh giới bên này bên kia. hoặc bên trên, bên dưới .

Không có một cõi nước nào khác hết . mà các vị đã học rồi : "đất một cõi là đất của Hằng hà sa cõi cõi là nhất chân nó không phải sắc cũng không phải Tâm. cõi như nhau không có cực lạc hay ta bà .mà đất một cõi là đất của Hằng Hà xa cõi "

trong một pháp nó bao hàm các pháp trong pháp này nó có chứa cái chất liệu của Pháp kia một vầng trăng nó in khắp các sông hồ trăng vô số mà kỳ thật là một trăng duy nhất.

Thế thì pháp giới này là nhất chân . Vạn Pháp là một là tất cả tất cả là một.


vì cái chỗ đó mà pháp môn tịnh độ mà tôi đã đã nói nhiều lần rồi.- không phải là thế giới của đức Phật A Di Đà ở phía mặt trời lặng ở Tây Phương vì nói tây phương là coi như là sai lầm giáo lý phản bội giáo lý nữa cơ.

làm gì có mặt trời lặn ở hướng tây ở Việt Nam mình mà mình nhìn mặt trời lặn ở hướng tây mà mình gọi là tây phương là mặt trời lặng đó đâu có trúng. mặt trời không có lặng chẳng qua là cái sự vận hành của quả đất nó nghiêng . mình về cái phía khác thì là mình thấy nó tối còn mặt trời là cái định tinh ai cũng biết rồi cho nên nó không phải mặt trời lặn Tây .

gửi gấm tâm hồn ở Tây Phương Cực Lạc là sai lầm.

Cực Lạc cũng chính là Niết Bàn.

Nết bàn của phật là vô trụ xứ Niết Bàn nghĩa là không có chỗ nào mà Phật ngồi mà không có Niết Bàn ngài ngồi đâu là niết bàn ở đó đi tới đâu là chỗ đó niết bàn ngồi đâu niết bàn ở đó .

Bởi vì thế Đức Phật là cái trí tuệ của phật là giống như ánh sáng của mặt trời vậy ánh sáng mặt trời mà đi tới đâu á là bóng tối nó tan mất hết tới đó . trí tuệ của phật mà ở đâu Ngồi đâu Đi đâu là phiền não vô minh không bao giờ có Lai giảng được có bén mãn được ở chỗ đó do vậy mà không có phiền não vô minh là tứ nhiên là giải thoát là niết bàn. tức là nơi đó là Cực lạc.

Phải hiểu chữ Niết bàn và cực lạc là vậy đó. cho nên là chúng ta học rồi chúng ta phải để ý ngày nào mà chúng ta không có không hưởng được cái niết bàn - Cực lạc. tìm ra nguyên nhân là tại chúng ta tại chúng ta khổ vì tài vì tiền tài vì danh vọng vì sắc dục vì thương vì Ghét vì oán gì hận gì tất cả những cái gọi là phiền não vô Minh. nó biểu hiện qua biểu hiện qua kiến hoặc, tư hoặc , vô minh hoặc .- do vậy mà chúng ta không có niết bàn cực lạc.- còn Phật thì ngồi đâu niết bàn cực lạc ở đó.

Cho nên chúng ta tu thì phải hưởng được Niết Bàn- Cực Lạc chân thật, mà không nên là vào "cõi nước ão vọng".- Để rồi uổng phí một đời Tu.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Me_jfi10


Lượt Trích phổng theo k. Đại Bát Niết Bàn - HT.Từ Thông)
 

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 19.- Không các Khổ - Hưởng Toàn Vui .- Bản Chất cõi Cực Lạc.

Giải thích về chủ thể thọ dụng: Kinh văn:

“Chúng sanh ở trong nước ấy không có các khổ, chỉ hưởng toàn vui, nên gọi Cực Lạc.”(hết trích)

Giải thích:

“Cõi Cực Lạc không có tất cả các sự khổ, mà người ở đó thường hưởng những sự vui, do đó nên gọi là Cực Lạc.-

- Sao là không có các khổ ?.

a). Các KHỔ: Đạo Phật dạy.- Đại khái có 8 cái điều Khổ:

* Là các kết Quả làm bức bách cho con người.- Gọi là KHỔ ĐẾ.

1. Sinh khổ: · 2. Già khổ: · 3. Bệnh khổ: · 4. Tử khổ: · 5. Thương yêu mà phải chia lìa là khổ (ái biệt ly khổ): · 6. Ghét nhau mà phải sống chung là khổ. 7. Cầu muốn không được Khổ. 8. Ngũ Ấm suy thạnh khổ.

* Nguyên nhân sanh ra Khổ, là: 10 thứ sai sử: Gọi là TẬP ĐẾ.

1-Tham: sự tham muốn mọi sự.
2-Sân: sân giận, hung dữ, nóng nảy.
3-Si: là sự mê tối, không phân được chánh tà.
4-Man: kiêu ngạo, khinh người.
5-Nghi: nghi ngờ chánh pháp.
6-Thân kiến: thấy thân này là thật.
7-Biên kiến:thấy biết một bên.
8-Tà kiến: thất biết sai lầm.
9-Kiến thủ: chấp giữ sự thấy biết sai lầm cho là đúng.
10-Giới cấm thủ: chấp giữ những giới sai lầm

* Cõi Cực Lạc sở dĩ không có các Khổ (8 khổ). là do chúng sanh đã hóa giải 10 thứ sai sử (nêu trên).- (Chớ không thể lạy lục, cầu nguyện, van xin mà hết khổ được)

Hay nói các khác: Nếu bất cứ ai. Trong Tâm hóa giải 10 thứ sai sử (nêu trên). Thì sẽ không có các Khổ bức ngặt.

- Tại sao gọi là cõi vui tột bậc?

+ Không có các điều Khổ.- Tức là Vui. Cái vui không còn Quả Khổ. Không có Nhân Khổ.- Gọi Là Diệt Đế, Tức Niết Bàn. Đây là cái vui Tột bực, mà Chư Phật Thể Nhập vào đây. Nên còn gọi là "Phật Quốc Độ", là Cõi Cực Lạc, Cõi Tịnh Độ v.v...

+ Muốn có được Diệt Đế (Cực Lạc), thì phải tu 37 Phẩm Trợ Đạo. Gọi là Gọi là ĐẠO ĐẾ.- (Chớ không thể lạy lục, cầu nguyện, van xin mà có được)


Đầu tiên là phải có Chánh Tri Kiến.


Đây là Sự Giác Ngộ Tứ Diệu Đế mà Đức Phật đã dạy ở Kinh Chuyển Pháp Luân.


Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Tonh__10

Tu học đúng Tứ Đế theo lời Phật dạy, tỉnh táo gở bỏ mọi loài chùm gửi trong tư tưởng thế gian mê tín, tà kiến .- Đó là đi đúng Phật Tâm Tông.
 
Last edited:

vienquang2

Administrator
Quản trị viên
Tham gia
12/7/07
Bài viết
1,000
Điểm tương tác
966
Điểm
113
Bài 20.- 7 hàng Cây Báu.

Kinh văn:

“Lại nữa Xá Lợi Phất, ở cõi Cực Lạc có bảy tầng lan can, bảy lớp lưới giăng, bảy hàng cây lớn, đều được làm bằng bốn thứ châu báu, bủa vây xung quanh, cho nên nước ấy tên là Cực Lạc.” (hết trích)

Giải thích về Thất trùng hàng thọ.

Là 7 lớp lưới giăng, 7 hàng cây báu.

+ Cây thế nào mới là "cây báu" ?

- Cổ đức nói:

"Bồ Đề bảo thọ .- Không cao thấp,
Bát Nhã Liên Trì .- Chẳng thiển thâm."

Ý là "Cây Bồ Đề" là cây báu. - Bồ Đề nghĩa là GIÁC.- 7 tầng Giác Ngộ. Tức là Thất Bồ Đề Phần . Tức là Đạo Đế. Là cây báu.

Thất Bồ đề phần gồm có:

1. Trạch pháp: Trạch là lựa chọn; Pháp là pháp môn, là phương pháp tu hành. Trạch pháp là dùng trí huệ để lựa chọn pháp lành để tu, pháp dữ để tránh. Trong sự tu tập, nếu ta không có trí phân biệt chánh tà, tất phải lầm lạc. Như các bài trước đã nói, lòng tin của người Phật tử phải dựa trên lý trí, nếu không là mê tín. Đức Phật có dạy: "Hãy dùng trí huệ suy nghiệm, giải trạch các pháp, rồi sẽ tin thọ, thực hành theo". Nếu tu lầm, tin chạ, đều có nguy hại gấp trăm nghìn lần người không tu hành. Vì vậy, Phật tử chúng ta muốn thẳng tiến trên đường giác ngộ, giải thoát, không phải nghe ai bảo gì tin nấy, không phải tự bảo một cách bừa bãi: "đạo nào cũng tốt cả"; không phải dung hòa Phật giáo với ngoại đạo; trái lại, Phật tử cần sáng suốt để phòng sự đánh lộn sòng của các ngoại đạo, sự xuyên tạc xảo quyệt để làm mất lòng tin sáng suốt của chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn tỉnh táo phân biệt chánh, tà, chân, ngụy; phải thường trí huệ mà giản trạch cả những pháp ở ngoài và những ý tưởng chân vọng của tâm để tu, để đoạn.

2. Tinh tấn: Nhưng một khi đã lựa chọn được pháp môn chân chính để tu rồi, thì phải tinh tấn, nghĩa là luôn luôn dũng tiến trên bước đường tu tập, không quản ngại gian lao khó nhọc, không khiếp sợ; không thối chuyển, không tự mãn, tự cao mà bỏ dở mục đích chưa đạt được .

3. Hỷ: Nghĩa là hoan hỷ. Nhờ tinh tấn tu hành, nên đoạn trừ được dần phiền não thành tựu vô lượng công đức, do đó, sanh tâm hoan hỷ và phấn chí tu hành.

4. Khinh an: Khinh là nhẹ nhàng. An là an ổn. Nhờ sự tinh tiến tu tập nên thân tâm được thanh tịnh; do đó người tu hành cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái, khinh an, như đã trút được gánh nặng dục vọng, mê mờ.

5. Niệm: nghĩa là thường ghi nhớ chánh pháp để thực hành. Tâm niệm ta, nếu không thường nhớ chánh pháp, tất nhiên tạp niệm phát sanh, phiền não tăng trưởng. Cũng như một đám đất nếu không trồng hoa, thì cỏ mọc. Vì thế người tu hành cần phải để tâm ghi nhớ chánh pháp, đừng cho xao lãng buông lung nghĩ bậy.

6. Định: Nghĩa là tâm chuyên chú, tập trung vào pháp mình đang tu.

7. Xả: Nghĩa là bỏ ra ngoài không vướng bận. Xả tức là hành xả tâm sở, một trong 11 món Thiện tâm sở.

Hành xả nghĩa là thế nào?

Người tu hành, nhờ trí sáng suốt, nhận biết "thọ là khổ", nên không nắm giữ một thứ nào hết, dù quý báu bao nhiêu. Ngay trong sự tu hành cũng vậy, họ không trụ trước ở các pháp mình đã tu, đã chứng; trái lại họ luôn luôn xả bỏ những gì mình đạt đến, để tiến triển trên bước đường đi đến giải thoát. Nếu người tu hành cứ mãi say đắm vào quả vị mình đã chứng, thì suốt đời sẽ bị trầm một nơi đó, không bao giờ có thể tiến lên, để đạt thành đạo quả vô thượng Bồ đề. Kinh Kim Cang sớ có nói: "Người tu hành phải như người nương thuyền qua sông, khi thuyền đã cập bến, nếu ta không bỏ nó để lên bờ, thì đừng hòng đến đâu và biết gì được. Người muốn thành đấng siêu việt tự tại, cần phải từ trước khước mọi đắm say".

Pháp hành xả này giúp chúng ta thành tựu sự siêu việt.

Kính các Bạn.- Nhà Phật có câu: "Cây Bồ Đề cao xồ xộ, che mát khắp nhân thiên".

Ý là 7 Phần Bồ Đề này, mới là Cây báu, to lớn, che mát cho Trời và người.

Tóm lại: Ý kinh dạy là. Dùng 7 Phần Bồ Đề này . Hành giả sẽ vào được cảnh giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.- Tức là Pháp Thân Phật.

Con Đường Phật Tâm Tông Phần 2 Bs_a_p10
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Users search this thread by keywords

  1. tĩnh tâm
  2. thiền
  3. giới luật còn phù hợp với hiện đại

TOP 5 Tài Thí

Bên trên