ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN
(Tác giả Thiền sư Huệ HảI
Dịch giả : Hòa Thượng Thanh Từ).


LỜI DỊCH GIẢ
Quyển Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn là một quyển luận nhỏ, nếu căn cứ phần lượng mà nói thì không thấm vào đâu đốI vớI tam tạng giáo điển . Nếu nhìn vào phẩm mà bàn thì đây là một viên ngọc quí vô giá của Thiền Tông nói riêng , của Phật Giáo ĐạI Thừa nói chung. Vì thế, sau khi xem, Mã Tổ bảo chúng “ Việt Châu có ĐạI Châu tròn sáng, thấu suốt, tự tạI không ngạI”. Đành rằng Mã Tổ nói ĐạI Châu là ngầm chỉ thiền sư Huệ HảI, song sự thâm ngộ của thiền sư Huệ HảI được trình bày dướI mắt Mã Tổ qua quyển luận nhỏ này.
Tên “ Đốn ngộ Nhập Đạo Yếu Môn “ nghĩa là cửa trọng yếu chóng ngộ vào đạo. NgườI tu hành muốn được mau ngộ tất nhiên phảI bước vào cửa này , chớ không còn cửa nào khác. BởI vì cửa này là cửa tiến thẳng, vào thẳng, không quanh co , không mượn nhiều phương tiện . Tiến thẳng vào thẳng cái gì? – Tiến thẳng đến vô sanh, vào thẳng Phật tánh. Những pháp tu khác hầu hết đều chỉ dạy từ từ, từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Duy pháp đốn ngộ này “ Ngay nơi sanh diệt, nhận vô sanh, ngay nơi phàm phu thấy được Phật tánh “. Ta hãy nghe trong đây định nghĩa thiền định “ Vọng niệm chẳng sanh là thiền, ngồI thấy bổn tánh là định”. Thiền không có nghĩa là ngồI, mà trong bốn oai nghi tâm đều thanh tịnh, sáng suốt , không có một vọng niệm dấy khởi. Định không có nghĩa là chú tâm vào một cảnh, mà thấy được bổn tánh của mình. Bổn tánh tức là Phật tánh hay chơn tâm. Bổn tánh không sanh, không dietj, nên tâm không chạy theo cảnh sanh diệt . Định ấy mớI thật chơn định.
Pháp tu đốn ngộ này thật đơn giản mà rất siêu việt . LờI dạy rất bình dị nằm gọn trong một vài câu là đủ tu giảI thoát. Như câu “ VIỆC ĐẾN CHẲNG NHẬN, TẤT CẢ CHỖ KHÔNG TÂM”. MớI đọc qua chúng ta thấy nó rất tầm thường , song nhận xét kỹ sẽ thấy nó hiên đầy đủ “ Như lai Thanh Tịnh thiền” hay “ Kim Cang Tam MuộI” , “Pháp Hoa Tam MuộI” v v…
Thật vậy , việc đên chẳng nhận tức là tám gió thổI chẳng động , bởI vì việc LỢI, HẠI, HỦY NHỤC, ĐỀ CAO, KHEN, CHÊ , KHỔ. VUI đến , tâm đều không chấp nhận. Do tâm không chấp nhận nên không động, mà luôn luôn an nhiên trước mọI cảnh. Thế không phảI đạI định là gì ?
Tất cả chỗ không tâm , tức là trong mọI trường hợp, mọI thờI gian , không khi nào phóng tâm chạy theo ngoạI cảnh. Tâm không theo cảnh là tâm như-như hay ĐạI-Bát-Nhã. Thế là đầy đủ Như-Lai Thiền rồi.
BởI lờI dạy cao siêu chắc thật này nên thiền sư Huệ HảI đoan quyết vớI chúng ta rằng : “ Các ông y theo lờI dậy đây tu, mà chẳng được giảI thoát , tôi xin trọn đờI thay các ông chịu tộI trong ĐạI Địa Ngục “. Thiền sư đã khéo dùng lờI vấn đáp để chỉ dạy cho chúng ta dễ trực nhận, mà lạI còn dám cam đoan y đó tu hành sẽ được giảI thoát , bằng không ngài sẽ chịu tộI địa ngục thế cho chúng ta. Thật còn gì ĐạI-Bi bằng! Nếu chúng ta đủ duyên cầm trên tay quyển luận này mà không chịu y đó tu hành , thật là chúng ta đã phụ ơn ngài !
Khi phiên dịch quyển luận này , chúng tôi mong quý độc giả cùng chúng tôi đồng nỗ lực tiến thẳng ĐƯỜNG CHIM mà chư Phật , chư Tổ nói chung, thiền sư Huệ HảI nói riêng đã vạch và đã đi.
Mong thay !

Dịch giả THÍCH THANH TỪ
Tu viện CHÂN KHÔNG.
Xuân Tân HợI (1971)
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tác giả

TÁC GIẢ
Thiền sư Huệ HảI họ Châu, quê ở Kiến Châu, theo Hòa Thượng Đạo Trí chùa ĐạI Vân ở Việt Châu xuất gia học đạo.
Sơ khởI sư tham vấn Mã Tổ, Mã Tổ hỏI
- Từ đâu đến ?
Sư thưa
- Ở Việt Châu, chùa ĐạI Vân đến.
- Đến đây cầu việc gì ?
- Đến cầu Phật pháp.
- Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì? Ta trong ấy không có một vật,cầu Phật pháp cái gì ?
Sư lễ bái thưa
- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ HảI ?
- Chính nay ngươi hỏI ta là kho báu của ngươi, đầy đủ không thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ cầu tìm bên ngoài.
Ngay câu nói nầy, sư tự nhận bổn tâm không do hiểu biết, vui mừng lễ tạ.
Sư ở lạI đây hầu Mã Tổ sáu năm.
Sau vì bổn sư tuổI già, Sư phảI về phụng dưỡng . Từ đây Sư tàng ẩn chỗ thâm ngộ của mình , hiện bề ngoài như kẻ tầm thường. Sư thầm soạn quyển “ Đốn ngộ Nhập Đạo Yếu Môn” . Sau bị Huyền Ấn là cháu trong pháp môn lén lấy đem lên trình Mã Tổ. Tổ xem xong bảo đạI chúng:
- Việt Châu có đạI châu tròn sáng thấu suốt, tự tạI không ngại.
Khi ấy trong chúng có ngườI biết sư họ Châu bèn rủ nhau lần lượt tìm đến thưa hỏI và nương tựa. Từ đó ngườI ta gọI sư là ĐạI Châu hòa thượng.
Sư từ chốI không chịu chỉ dậy , nhưng chúng khư khư theo hầu, bất đắc dĩ sư phảI dùng biện tài vô ngại để giáo hóa.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Bài 1

ĐỐN NGỘ NHẬP ĐẠO YẾU MÔN

Cúi đầu đảnh lễ chư Phật khắp mườI phương, các chúng ĐạI Bồ-Tát. Nay con soạn luận này sợ e không hợp tam Phật , xin cho con sám hối. Nếu hợp tâm Phật, trọn đem bố thí tất cả hữu tình, nguyện đờI sau đều được thành Phật.

Vấn đáp
HỏI : PhảI tu pháp gì chóng được giảI thoát ?
Đáp: Chỉ có một môn đốn ngộ là chóng được giảI thoát.
- Thế nào là đốn ngộ ?
- Đốn là chóng trừ vọng niệm, ngộ là ngộ không chỗ được.
- Từ cái gì mà tu ?
- Từ căn bổn mà tu
- Thế nào là từ căn bổn mà tu ?
- Tâm là căn bổn.
- Làm sao biết tâm là căn bổn ?
- Kinh Lăng Già nói “ Tâm sanh thì các pháp sanh, tâm diệt thì các pháp diệt”. Kinh Duy Ma nói “ Muốn được Thịnh-Độ phảI tịnh tâm ấy , tùy tâm ấy tịnh là Phật độ tịnh”. Kinh Di Giáo nói “ Chỉ kềm tâm một chỗ , không việc gì chẳng xong”. Kinh nói “ Thánh nhơn cầu tâm chẳng cầu Phật, ngu nhơn cầu Phật chẳng cầu tâm, trí nhơn điều tâm chẳng điều thân, ngu nhơn điều thân chẳng điều tâm”. Kinh Phật Danh nói “ TộI từ tâm sanh lạI từ tâm diệt”. Thế nên biết, tất cả thiện ác đều do tâm mình , do đó nói tâm là căn bổn”.
Nếu ngườI cầu giảI thoát trước phảI biết căn bổn. Nếu chẳng đạt được lý này luống uổng nhọc công. Từ nơi tướng bên ngoài mà cầu thật không thể được. Kinh Tiền Môn nói “ Từ nơi tướng bên ngoài mà cầu , dù trảI qua nhiều kiếp trọn không thể thành. Từ giác quán ( xét soi ) bên trong mà tu , bằng khoảng một niệm liền chứng Bồ-Đề
- Tu căn bổn phảI lấy pháp gì để tu ?
- Chỉ tọa thiền, thiền định liền được. Kinh Thiền Môn nói “ Cầu trí thánh của Phật cốt phảI thiền định. Nếu không thiền định thì niệm tưởng xao động , phá hoạI căn lành kia”.
- Thế nào là thiền ? thế nào là định ?
- Vọng niệm chẳng sanh là thiền. NgồI thấy bổn tánh là định. Bổn tánh là tâm vô sanh của ông vậy. Định là đốI cảnh tâm không sanh, tám gió thổI chẳng động. Tám gió là : LỢI, HẠI, VINH , NHỤC, KHEN, CHÊ, KHỔ, VUI . Nếu ngườI định được như thế , tuy là phàm phu mà liền vào vị Phật. Vì sao ? vì kinh Bồ-Tát giớI có nói “Chúng sanh thọ giớI Phật liền vào ngôi vị Phật”. NgườI được như thế gọI là giảI thoát, cũng gọI đến bờ kia , hơn lục độ, vượt tam giớI , là Bồ-Tát đạI lực, là bậc Tôn vô Lượng Lực, là đạI trượng phu.
 

nguyenvanhoc2006

Ban Cố Vấn Chủ Đạo Diễn Đàn
Phật tử
Tham gia
2 Thg 12 2006
Bài viết
5,891
Điểm tương tác
1,535
Điểm
113

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 2

BÀI 2

HỏI
- Tâm trụ chỗ nào là trụ ?
- Tâm trụ chỗ không trụ là trụ.
- Thế nào là chỗ không trụ ?
- Chẳng trụ tất cả chỗ ấy là trụ chỗ không trụ.
- Thế nào là chẳng trụ tất cả chỗ?
- Chẳng trụ tất cả chỗ là : chẳng trụ nơi lành - dữ, có - không , trong – ngoài, chặng giữa , chẳng trụ không, chẳng trụ chẳng không, chẳng trụ định cũng chẳng trụ chẳng định. Chỉ cái chẳng trụ tất cả chỗ ấy là chỗ trụ. NgườI được như thế là tâm không trụ , tâm không trụ là tâm Phật.
- Tâm ấy giống vật gì ?
- Tâm ấy chẳng phảI xanh, vàng, đỏ, trắngchẳng phảI dài, ngắn, tớI, lui chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng sanh chẳng diệt , yên tịnh, thường lặng lẽ. Đó là hình tướng của bổn thân. Bổn thân tức thân Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 3

BÀI 3
Thân, tâm này lấy cái gì để thấy ? lấy mắt thấy, lấy tai, mũi , thân, tâm v v… để thấy chăng ?
- Cái thấy này không phảI như các thứ đó .
- Đã không như các thứ thấy đó, là lấy cái gì thấy ?
- Là tự tánh thấy ! vì sao ? vì tự tánh xưa nay trong sạch , yên tịnh, không lặng. Chính trong cái thể không lặng đó hay sanh cái thấy này.
- Cái thể không lặng ấy còn không thể có, thì cái thấy này từ đâu mà có?
- Ví như trong cái gương sáng tuy không có hình tượng , mà có thể thấy tất cả hình tượng . Vì sao ? vì gương sáng không tâm. NgườI học đạo nếu tâm không có chỗ nhiễm thì vọng tâm chẳng sanh, tâm ngã sở diệt , tự nhiên được không lặng. Vì không lặng hay sanh cái thấy này.
Kinh Pháp Cú có nói “ Trong cái cứu cánh không, rõ ràng dựng lập, ấy là thiện tri thức”.

Kinh Niết Bàn, trong phẩm Kim Cang thân nói “ không thể thấy mà thấy rõ ràng. Không có biết mà không chẳng biết” là thế nào ?
- Không thể thấy vì cái thấy của tự tánh không hình tướng, không thể có nên nói không thể thấy. Song cái thấy không thể được đó, thể nó yên tịnh lặng lẽ, không có tớI lui , chẳng lìa dòng đờI , mà dòng đờI không lôi cuốn được nó, thản nhiên tự tạI, tức là thấy rõ ràng .
Không có biết vì tự tánh không hình, vốn không phân biệt, nên nói Không có biết.
Không chẳng biết vì trong cái thể không phân biệt ấy có đầy đủ hằng sa diệu dụng. Nếu cần phân biệt tất cả thì không việc gì chẳng biết, nên nói Không chẳng biết.
Kệ Bát-Nhã nói “ Bát –Nhã không biết, không việc gì chẳng biết, Bát-Nhã không thấy, không chỗ nào chẳng thấy”.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 4

BÀI 4
Kinh nói “ Chẳng thấy có, không là chơn giảI thoát”. Thế nào là chẳng thấy có, không ?
- Khi chứng được tâm thanh tịnh gọI là có, trong đó chẳng sinh cái tưởng được tâm thanh tịnh, gọI là chẳng thấy có.
Được cái tưởng không sanh không trụ, mà không khởI tưởng được không sanh không trụ gọI là chẳng thấy không.
Kinh Lăng Nghiêm nói “ Biết thấy lập biết là gốc vô minh, biết thấy không thấy , đây là Niết Bàn, cũng gọI là giảI thoát.
- Thế nào là không có chỗ thấy ?
- Nếu thấy kẻ nam, ngườI nữ và tất cả màu sắc, hình tượng mà ở trong đó không khởI tâm yêu, ghét thì cùng không thấy chẳng khác , ấy là không có chỗ thấy.
- Khi đôi tất cả màu sắc hình tượng thì gọI là thấy. Khi chẳng đốI trước màu sắc, hình tượng cũng gọI là thấy chăng ?
- GọI thấy.
- Khi đốI vật là có thấy, khi không đốI vật làm sao có thấy ?
- Nay nói có thấy, không luận đốI vật cùng không đốI vật . Vì sao ? Vì tánh thấy thường hằng , khi có vật thì thấy vật, khi không vật thì thấy không . Thế nên biết vật tự có đi lạI, tánh thấy không có đi lạI , các căn (Tai mũi , lưỡI , thân …) cũng như vậy.
- Ngay khi thấy vật, trong cái thấy có vật chăng ?
- Trong cái thấy chẳng lập vật.
- Ngay khi thấy không vật, trong cái thấy có không vật chăng ?
- Trong cái thấy chẳng lập không vật.

- Khi có tiếng là có nghe, khi không tiếng lạI được nghe chăng ?
- Cũng nghe
- Khi có tiếng là từ tiếng mà có nghe, khi không tiếng làm sao được nghe ?
- Nay nói nghe chẳng luaanjcos tiếng, không tiếng. Vì sao ? Vì tánh nghe thường hằng . Khi có tiếng liền nghe, khi không tiếng cũng nghe.
- NgườI nghe như thế là ai ?
- Là tánh nghe của mình, cũng gọI là ngườI biết nghe.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 5

BÀI 5
- Môn đốn ngộ này lấy gì làm Tông (chủ) ? lấy gì làm Chỉ ( hướng đến ) lấy gì làn Thể ? lấy gì làm Dụng ?
- Lấy Vô Niệm làm Tông (Tâm không khởI niệm)
Lấy vọng tâm chẳng khởI làm Chỉ
Lấy thanh tịnh làm Thể
Lấy Trí làm Dụng
- Đã nói Vô niệm làm Tông chẳng biết vô niệm là vô niệm nào ?
- Vô niệm là không tà niệm chớ chẳng phảI không chánh niệm.
- Thế nào là tà niệm ?
- Niệm có, niệm không là tà niệm, chẳng niệm có, không là niệm chánh. Niệm thiện, niệm ác là tà niệm, chẳng niệm thiện, ác là niệm. chánh. cho đến niệm khổ vui, sanh diệt, thủ xả oán thân, yêu ghét vv… là niệm tà. Chẳng niệm khổ vui, … yêu ghét … là niệm chánh.
- Thế nào là chánh niệm ?
- Chánh niệm là chỉ niệm Bồ-Đề.
- Bồ-Đề có thể được chăng ?
- Bồ-Đề không thể được .
- Đã không thể được làm sao chỉ niệm Bò-Đề ?
- Bồ-Đề chỉ là danh tự giả lập, thật không thể được, cũng không có trước sau. Chỉ cái không niệm ấy là chơn niệm. Bồ-Đề không có chỗ niệm. Không có chỗ niệm tức tất cả chỗ không tâm. Tất cả chỗ không tâm ấy là không có chỗ niệm.
- Những lối giảI vô niệm như trên đều là tùy sự, phương tiện giả lập danh tự, vẫn đồng một thể không hai, không khác. Cốt biết : Tất cả chỗ không tâm tức là “Vô niệm”. Khi được vô niệm thì tự nhiên giảI thoát.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 6

BÀI 6
- Thế nào là hành hạnh Phật ?
- Chẳng hành tất cả hạnh là hành hạnh Phật, cũng gọI là hạnh chánh, cũng gọI là hạnh thánh. Như trước đã nói , chẳng hành có không, yêu ghét, v v…ấy vậy. ĐạI Luật quyển 5, phẩm Bồ-Tát nói “ Tất cả thánh nhơn chẳng hành hạnh chúng sanh. Chẳng hành hạnh chúng sanh , là hạnh thánh nhơn”.

- Thế nào là chánh kiến ?
- Thấy mà không có chỗ thấy là chánh kiến.
- Thế nào là thấy mà không có chỗ thấy ?
- Khi thấy tất cả sắc không khởI nhiễm trước. Không nhiễm trước thì không khởI tâm yêu, ghét. Ấy là thấy mà không có chỗ thấy. Nếu được thấy mà không có chỗ thấy , gọI là con mắt Phật, trọn không có con mắt nào khác. Nếu khi thấy sắc khởI yêu ghét , ấy gọI là có chỗ thấy. Có chỗ thấy là con mắt chúng sanh, trọn không có con mắt nào khác.
- Các căn khác cũng lạI như thế.

- Nói lấy trí làm dụng, thế nào là trí ?
- Biết hai tánh không tức là giảI thoát. Biết hai tánh chẳng không thì không được giảI thoát . Ấy gọI là trí,cũng gọI là rõ tà, chánh, cũng gọI là hiểu thể, dụng. Hai tánh không là Thể biết, hai tánh không là giảI thoát . LạI không sanh nghi gọI là dụng. Nói hai tánh không là chẳng sanh tâm yêu ghét, lành dữ, có không vậy.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 7

BÀI 7
- Môn này từ đâu mà vào ?
- Từ Bố Thí mà vào
- Phật nói sáu pháp Ba-La-Mật là hạnh của Bồ-Tát, tạI sao ở đây chỉ nói riêng bố thí thì đâu thể đầy đủ mà được vào?
- NgườI mê không biết năm độ kia (trì giớI, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ) đều nhơn bố thí mà sanh . Chỉ tu bố thí thì sáu pháp đều đầy đủ.
- Bố thí vật gì ?
- Bố thí là bỏ hai tánh
- Thế nào là bỏ hai tánh ?
- Bố thí là bỏ tánh thiện, ác, Bố thí là bỏ tánh yêu ghét, có không, tánh không chẳng không, tánh định chẳng định, tánh tịnh, bất tịnh. Tất cả đều bỏ hết thì được hai tánh không. Nếu khi được hai tánh không cũng chẳng được khởI tưởng hai tánh không, cũng chẳng khởI nghĩ tưởng có bố thí, tức là chân thật hành bố thí Ba-La-Mật , cũng gọI là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt tức là tất cả pháp tánh không vậy. Pháp tánh không là tất cả chỗ không tâm . Nếu khi được tất cả chỗ không tâm là không một tướng có thể được . Vì sao ? Vì tự tánh không nên không một tướng có thể được . Không một tướng có thể được là thực tướng. Thực tướng là tướng Như-Lai diệu sắc thân. Kinh Kim Cang nói “ Lìa tất cả tướng là chư Phật “.
- Phật nói sáu Ba-La-Mật tạI sao nay chỉ nói một cho là đầy đủ, xin nói nguyên nhân một gồm đủ sáu pháp ?
- Kinh Tư Ích nói “ Nếu Bồ-Tát bỏ tất cả phiền não gọI là bố thí Ba-La-Mật . Nơi các pháp không có chỗ dính mắc gọI là trì giớI Ba-La-Mật. Nơi các pháp không có chỗ xâm phạm gọI là nhẫn nhục Ba-La-Mật Nơi các pháp lìa tướng gọI là tinh tấn Ba-La-Mật Nơi các pháp không có chỗ trụ gọI là thiền định Ba-La-Mật. Nơi các pháp không lý luận gọI là trí tuệ Ba-La-Mật”. Đó gọI là sáu pháp . Nay nói sáu pháp này chẳng khác, vì tóm lược : Pháp thứ nhất là bỏ, thứ hai là không khởI, thứ ba là không niệm, thứ tư là lìa tướng, thứ năm là không trụ, thứ sáu là không lý luận. Sáu pháp như thế tùy việc phương tiện tạm đạt tên , chớ đến chỗ diệu lý thì không hai, không khác . Chỉ biết một bỏ thì tất cả đều bỏ , không khởI thì tất cả đều không khởi. Trên đường mê lầm không khế hộI ắt cho có sai khác . NgườI ngu mắc kẹt trong pháp số , nên trôi lăn mãi trong sinh tử. Bảo cho các ngườI học đạo chỉ tu pháp bố thí là tròn đầy muôn pháp, huống là năm pháp mà chẳng đủ sao ?
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 8

- Tam học đẳng dụng , Cái gì là tam học? thế nào là đẳng dụng?
- Tam học là giớI, định, huệ
- Nghĩa giớI, định, huệ thế nào ?
- Thanh tịnh không nhiễm là giớI . Biết tâm chẳng động , đốI cảnh vắng lặng là định. Khi biết tâm chẳng động mà chẳng sanh tưởng chẳng động, khi biết tâm thanh tịnh mà chẳng sanh tưởng thanh tịnh, cho đến thiện ác đều hay phân biệt, mà ở trong ấy không nhiễm , được tự tạI, ấy gọI là huệ.
Nếu khi biết thể của giớI, định, huệ đều không thể được thì không phân biệt, là đồng một thể, ấy gọI là tam học đẳng dụng.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
A-Di-Đà Phật.

Kính chú Binh!

Thánh Tri sét nghĩ không biết lý do gì mà chú thường đăng những Sách Thiền như thread nầy và những thread cũ khác như Công Án v.v...?

Tự nghĩ, những Sách Thiền và Công Án đó chẳng có lợi ích gì cho những người Trung Hạ như chúng ta, và những người ở đây, ngược lại còn làm tổn hại họ nặng nề!

Tu Thiền không phải đọc hết sách Thiền gọi là Tu Thiền, cho dù có đọc thông cả sách Thiền mà không thực hành (có bậc cao sư chỉ dạy) thì cũng là việc sống chết bênh bờ sanh tử, chẳng cứu nỏi! Huống gì là bụng chứa một vườn Thiền, bắt trước cỗ nhân biện tài vô ngại nhưng chẳng giống! Cho dù có biện tài vô ngại cũng chỉ là giả danh, chẳng qua chỉ vì danh văn lợi dưỡng mà thôi! Người thời nay là như vậy! Đa phần người thời nay học Phật không phải là để theo đó thực hành, mà chỉ là vì bàn luận, đắc chí, danh lợi! Do vậy, kẻ Trung Hạ chúng ta có đọc Trăm sách Thiền cũng chỉ là vô dụng! Chỉ làm hại thêm mà chẳng có giúp ích được gì.

Nôi theo Ấn Quang Đại Sư, Thánh Tri nghĩ mình phải nên đăng những sách nói về Luân Lý Đạo Đức, Nhân Quả Báo Ứng, Vô Thường, Tịnh Độ, Những Chuyện Vãng Sanh của người trước v.v... để khuyên người bỏ ác làm lành, thấy rỏ vô thường, chuyên tâm Niệm Phật cầu về Tây Phương. Đấy mới là hợp với lời Phật, Tổ, khế cơ, khế thời, hữu ích thật sự cho những kẻ Trung Hạ như chúng ta.

Mấy lời bài tỏ, kính mong suy sét cho!

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Bạn Thánh Tri kính mến
Theo tôi nghĩ, trong số những nguời đọc, có nguời chỉ đọc để tìm hiểu, nhưng cũng có nguời đọc để tu tập. Những bài tôi post lên có tác dụng chỉ rõ bản tâm. Mà tu pháp môn nào cũng phải hiểu rõ bản tâm thì mới có kết quả tốt.
Thứ nhì nữa, các tài kiệu, kinh sách của các tổ để lại mà không cho nguời khác xem, để sau này hư hỏng mất mát đi thì rất uổng phí. Tôi đã nhận đuợc thì phải trả lại cho đại chúng để mọi nguời cùng tu học thì mới hiệp ý các tổ, không nên chỉ giữ cho riêng mình.
Thứ ba là cũng chẳng đuợc danh lợi gì cả. không ai biết tôi, tôi cũng không biết ai. Chẳng qua là trên diễn đàn tôi thấy cái gì cần bảo vệ thì phải làm thế thôi. ví dụ như ai post những điều sai trái thì mình phải lên tiếng.
Cảm ơn bạn có ý kiến xây dựng. Từ nay tôi sẽ không lao vào những chuyện tranh cãi vô ích nữa.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 9

BÀI 9

- Nếu khi tâm trụ tịnh, chẳng phảI chấp tịnh sao ?
- Khi được trụ tịnh mà chẳng khởI tưởng trụ tịnh , ấy là không chấp tịnh.
- Khi tâm trụ không , chẳng phảI chấp không sao ?
- Nếu khởI tưởng không, gọI là chấp không.
- Khi tâm trụ chỗ không trụ, chẳng phảI chấp chỗ không trụ sao ?
- Chỉ khởI tưởng không là không có chỗ chấp. Nếu ông muôn thấu rõ, hiểu được tâm không có chỗ trụ, thì khi ngồI ngay thẳng chỉ biết tâm , chớ suy nghĩ tất cả vật , tất cả thiện ác chớ suy nghĩ. Việc quá khứ đã đi rồI, chớ suy nghĩ thì tâm quá khứ tự bặt, gọI là không việc quá khứ. Việc vị lai chưa đến, chớ mong cầu thì tâm vị lai tự bặt, gọI là không việc vị lai . Việc hiện tạI đã hiện tạI, đốI tất cả việc chỉ biết không chấp, không chấp là chẳng khởI tâm yêu ghét , thì tâm hiện tạI tự bặt, gọI là không việc hiện tại. Không nhiếp thuộc ba thờI cũng gọI là không ba thờI. Nếu khi tâm khởI đi thì chớ theo đi , tâm đi tự bặt. Nếu khi tâm khởI đứng cũng chớ theo đứng , tâm đứng tự bặt. Ấy là tâm không trụ, là trụ chỗ không trụ vậy. Nếu tự biết rõ ràng khi trụ nơi trụ , chỉ chớ trụ, cũng không có chỗ trụ , cũng chẳng không chỗ trụ.
- Nếu tự biết rõ ràng tâm chẳng trụ tất cả chỗ , gọI là rõ ràng thấy được bổn tâm, cũng gọI là rõ ràng thấy tánh vậy. Chỉ cái tâm chẳng trụ tất cả chỗ ấy tức là tâm Phật. cũng gọI là tâm giảI thoát, tâm Bồ-Đề, tâm vô sanh , sắc tánh không.
- Kinh nói “ Chứng vô sanh pháp nhẫn “ là đó vậy.
- Nếu khi ông chưa được như thế phảI cố gắng! Cố gắng ! cần dụng công thêm , khi công thành thì tự hộI. Nói hộI là tất cả chỗ không tâm ấy là hội. Nói không tâm là không tâm giả, chẳng chơn thực. Tâm giả là tâm yêu ghét. Tâm chơn thực là tâm không yêu ghét. Chỉ không tâm yêu ghét thì hai tánh không. Hai tánh không thì tự nhiên giảI thoát.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Theo tôi nghĩ, trong số những nguời đọc, có nguời chỉ đọc để tìm hiểu, nhưng cũng có nguời đọc để tu tập. Những bài tôi post lên có tác dụng chỉ rõ bản tâm. Mà tu pháp môn nào cũng phải hiểu rõ bản tâm thì mới có kết quả tốt.

A-Di-Đà Phật.

Kính chú Binh!

Tuy là vậy, nhưng có mấy ai thật sự hiểu rỏ bản Tâm? Rỏ bản Tâm tức là như Thiền nói Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật chăng? Rất khó! Rất khó! Nhìn qua lại thật không thấy được người nào!

Pháp môn Tịnh Độ chỉ cần Tin cho chắc, Nguyện cho thiết, mà chuyên trì hiệu phật một đời không thay đổi, ắc sẽ được kết quả tốt vãng sanh Tây Phương. Không cần phải hiểu rỏ bản tâm. Có hiểu thì chỉ cần hiểu và biết cái ý niệm ác của mình khởi thì liền trừ, niệm thiện thì làm cho tăng trưởng. Chỉ cần hằng ngày phải canh gác cân nhắc cái ý niệm của mình, việc ác không làm, việc thiện thì làm.

Kinh nói:

Chư Ác Mạc Tác
Chúng Thiện Phụng Hành
Tự Tịnh Kỳ Ý
Thị Chư Phật Giáo

Đừng làm các điều ác
Vân làm các việc lành
Giữ tâm ý cho tịnh
Đấy lời dạy của Phật


Thứ nhì nữa, các tài kiệu, kinh sách của các tổ để lại mà không cho nguời khác xem, để sau này hư hỏng mất mát đi thì rất uổng phí. Tôi đã nhận đuợc thì phải trả lại cho đại chúng để mọi nguời cùng tu học thì mới hiệp ý các tổ, không nên chỉ giữ cho riêng mình.

Nếu có thể thì chú in ra vài quyển, rồi đưa tặng chùa nào đó (đặc biệt trường phật học) để vào tàng kinh cát của họ. Thì có thể để lại cho đời sau. Tuy nhiên, muốn đền ân Tổ không chỉ đem sách Tổ cho người khác xem mà không nghĩ đến thời tiết căn cơ của người xem. Nếu là bậc Thượng căn xem liền hiểu, liền tu, liền ngộ. Nếu là bậc Trung Hạ rất khó được! Nhiều khi tâm mình tốt muốn đem Thiền Ngữ của Tổ ra cho mọi người xem, nhưng mọi người coi xem không hiểu gì, hoặc coi rồi có chút hiểu biết liền đi bàn thiền rỗng xuông. Như vậy thật chẳng thấy có lợi ích gì nhiều mà ngược lại còn nhiều tai hại hơn! Những kẻ như thế mà đi bàn thiền, rồi chẳng đích thực chứng hiểu cho rành lời Tổ dạy đem ra đàm tiếu, khiến kẻ khác cho là lời Tổ nói sai nói trái, rồi bỏ phật pháp, cho phật pháp là khùng điên. Há chẳng phải là phá đi thiện căn của những người đó hay sao? Há chẳng phải là khéo hoá quá vụng, vô ích mà hại nhiều hay sau?

Đó là cách suy nghĩ của Thánh Tri, có lẽ sự việc không đến nỏi như trên đã nói, nhưng dù sau cũng là lời bài tỏ muốn lợi ích mọi người đó thôi!

Thứ ba là cũng chẳng được danh lợi gì cả. không ai biết tôi, tôi cũng không biết ai. Chẳng qua là trên diễn đàn tôi thấy cái gì cần bảo vệ thì phải làm thế thôi. ví dụ như ai post những điều sai trái thì mình phải lên tiếng.

Thánh Tri không phải nói chú vì danh lợi mà post bài, Thánh Tri chỉ nói post thiền lục không lợi ích vì khiến kẻ khác học được đem ra đàm tiếu, tai hại nhiều như trên đã bài tỏ.

Mong hiểu cho!

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Tôi thấy ở đây có nhiều nguời hiểu biết sâu về thiền, chứ chẳng phải không ai hiểu.
Tu để kiến tánh chứ không phải hiểu là kiến tánh. Từ hiểu đến kiến tánh còn cách nhau xa lắm.
Biết rồi mà không tu là nghiệp của họ. lợi dụng sự hiểu biết Phật pháp để tranh danh lợi là nghiệp của họ. Còn mình biết mà dấu không nói Phật pháp cho nguời là mình có tội.

Tôi cũng không khá giả gì để có thể in kinh sách , ấn tống .
Thôi mỗi nguời mỗi cảnh, phải tuỳ theo phuơng tiện của mình mà làm thôi.

Nếu có hai nguời cùng tu Tịnh-Độ như nhau, cùng có đức tin như nhau, nhưng một nguời thông hiểu Phật pháp hơn, gần với pháp tánh hơn và một nguời chỉ có lòng tin thuần tuý thì ai sẽ dễ vãng sanh hơn? Bởi vậy các tổ mới nói " Có Thiền tông, có Tịnh-Độ như hổ thêm cánh".
Tôi vì căn cơ kém cỏi nên phải vừa tu Tịnh-Độ vừa tu Thiền để đuợc hổ trợ tối đa.

Trong thời gian tôi lên diễn đàn nếu có làm mất lòng ai thì tôi xin lỗi.
Tôi cũng chỉ định là post xong mấy quyển sách thì cũng nghỉ thôi mà ( cũng gần xong rồi, còn chừng 1 tháng )
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
BÀI 10

BÀI 10

- Chỉ lúc ngồI thiền dụng công. Khi đi có được dụng công chăng ?
- Nay nói dụng công, chẳng riêng khi ngồI, cho đến đi đứng ngồI nằm, làm công việc , trong tất cả thờI đều thường dụng công không gián đoạn, ấy gọI là thường trụ.

- Kinh Phương Quảng nói : có Năm tướng Pháp Thân là :
1)- Thật tướng Pháp Thân
2)- Công dức Pháp Thân
3)- Pháp tánh Pháp Thân
4)- Ứng hóa Pháp Thân
5)- Hư không Pháp Thân
Ngay nơi thân mình, cái gì là năm thứ Pháp Thân ?

- Biết tâm chẳng hoạI là Thật Tướng Pháp Thân
Biết tâm bao gồm vạn tượng là Công Đức pháp Thân
Biết tâm không tâm là Pháp Tánh Pháp Thân
Tùy căn cơ ứng nói là Ứng Hóa Pháp Thân
Biết tâm không hình không thể là Hư Không Pháp Thân.
Nếu ngườI thấu rõ nghĩa này là biết không chứng . NgườI không chứng, không đắc là chứng Phật Pháp Pháp Thân.
Nếu có chứng, có đắc, cho là chứng được, ấy là ngườI tà kiến, tăng thượng mạn, gọI là ngoạI đạo.
Vì cớ sao ? Kinh Duy Ma Cật nói “ Xá LợI Phất hỏI Thiên Nữ : Ngươi đã được pháp gì , chứng pháp gì mà được như thế? Thiên Nữ đáp : Tôi không được, không chứng mớI được như thế.Nếu có được, có chứng thì ở trong Phật Pháp là ngườI tăng thượng mạn”.
 

Thánh_Tri

Registered
Phật tử
Tham gia
20 Thg 3 2007
Bài viết
599
Điểm tương tác
65
Điểm
28
Tôi thấy ở đây có nhiều nguời hiểu biết sâu về thiền, chứ chẳng phải không ai hiểu.
Tu để kiến tánh chứ không phải hiểu là kiến tánh. Từ hiểu đến kiến tánh còn cách nhau xa lắm.
Biết rồi mà không tu là nghiệp của họ. lợi dụng sự hiểu biết Phật pháp để tranh danh lợi là nghiệp của họ. Còn mình biết mà dấu không nói Phật pháp cho nguời là mình có tội.


A-Di-Đà Phật.

Kính chú Binh!

Đáng lý Thánh Tri không viết bài trả lời nữa vì mỗi người mỗi ý và làm việc mình cần phải làm. Tuy nhiên, bài nầy Thánh Tri mong bài tỏ thiển ý của mình để chúng ta cùng học hiểu thêm với nhau. Coi như là trao đổi ý kiến vậy, không phải là tranh cải gì cả. Mong hiểu cho!

Phật nói pháp cũng phải tùy căn cơ của chúng sanh mà nói, chứ không phải ai ai ngài cũng dạy như nhau. Vì vậy có đến 84,000 pháp môn, vô lượng pháp môn. Như Kinh Pháp Hoa, ngài Xá Lợi Phất phải thỉnh Phật ba lần rồi Phật mới nói, vì Phật sợ có người nghe chẳng tin sẽ hủy báng mà đoạ tam đồ. Ấy là lòng Từ Bi của Phật đối với chúng sanh. Như vậy há chúng ta có thể cho ngài là biết mà dấu sao? Tuy có những kẻ không thể nghe Kinh Pháp Hoa, nhưng họ cũng từng nghe Phật nói Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và các Kinh khác. Đó là do Phật khởi lòng vô duyên từ, tùy căn cơ chúng sanh mà giáo hoá, khiến mọi chúng sanh đều được lợi ích chân thật. Vả lại Tam Thừa đều là phương tiện dẫn dụ chúng sanh hướng đến Nhứt Thừa. Thế thì ngài cũng đâu có che dấu cái pháp Nhứt Thừa mặt dù hiện giờ họ không phải tu pháp Nhứt Thừa, mà đang tu pháp Phương Tiện Tam Thừa.

Nếu mình thấy chúng sanh hiện nay thích hợp pháp môn Tịnh Độ bèn tùy duyên mà giới thiệu pháp nầy cho họ nghe, vậy đâu phải gọi là biết mà che dấu? Dù mình không nói cho họ nghe pháp Thiền cũng không sau, vì mình đã theo căn cơ của họ mà giới thiệu pháp môn Tịnh Độ cho họ nghe rồi. Cũng như Phật mặt dù không nói Kinh Pháp Hoa cho những Tăng Thượng Mạn nghe, nhưng ngài cũng đã giảng nói Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo hoặc các pháp Tiểu Thừa cho họ nghe rồi. Đó là phương tiện của Phật, sao khi tu Tiểu Thừa chứng Thánh Quả, ngài liền có thể vì họ nói Kinh Pháp Hoa, bảo họ tiến đến Vô Thượng Bồ Đề. Như vậy lại càng không thể nào nói là che dấu được.

Hơn nữa, khi nói pháp Tịnh Độ theo căn cơ cho chúng sanh hiện nay, thì mình có thể góp chút ít phần giúp họ một đời liễu thoát sanh tử, vãng sanh Tây Phương. Ấy là giúp người, làm gì có tội chứ! Giới thiệu pháp Tịnh Độ là đã nói Phật Pháp dễ hiểu cho họ nghe rồi, họ nghe rồi hiểu được sanh tâm hoan hỉ, y giáo phụng hành, được lợi ích chân thật biết bao. Thiền cao xa qua mắt của họ, khiến họ khi nghe xong khó sanh tâm hoan hỉ, ý giáo phụng hành vì chẳng hiểu gì, cho dù có hiểu cũng không hiểu rỏ, như vậy họ được lợi ích chỉ một chút mà có hại thì nhiều vậy.



Nếu có hai nguời cùng tu Tịnh-Độ như nhau, cùng có đức tin như nhau, nhưng một nguời thông hiểu Phật pháp hơn, gần với pháp tánh hơn và một nguời chỉ có lòng tin thuần tuý thì ai sẽ dễ vãng sanh hơn? Bởi vậy các tổ mới nói " Có Thiền tông, có Tịnh-Độ như hổ thêm cánh". Tôi vì căn cơ kém cỏi nên phải vừa tu Tịnh-Độ vừa tu Thiền để đuợc hổ trợ tối đa.

Nếu Tín Nguyện vững bền, chuyên tâm niệm Phật cầu về Tây Phương, thì dù không thông hiểu Phật Pháp cũng đã gần Phật Tánh hơn. Vì mỗi cầu A-Di-Đà Phật đều khế nhập với Bản Tánh Chân Như. Ấn Quang Đại Sư thường nói: "Toàn Sự Tức Lý" là như vậy.

Ấn Quang Đại Sư cũng dạy, "Có Thiền" nghĩa là đã Đại Triệt Đại Ngộ Minh Tâm Kiến Tánh, nếu như chưa thể như vậy thì chẳng thể gọi là "Có Thiền".

Thánh Tri Vô Tri chẳng học rộng biết nhiều, chỉ biết bao nhiêu đó thôi nhưng cũng mong vì lợi ích mọi người mà bài tỏ. Tuy nhiên lời lẻ của kẻ vô tri của TT bài tỏ nói ra thì không thể giúp đại chúng được nhiều vì vậy Thánh Tri post bài của Tổ giảng thì đại chúng sẽ hiểu rỏ hơn. Như vậy nay xin post bài của Ấn Quang Đại Sư đã dạy:



VII. PHÂN ĐỊNH GIỚI HẠN GIỮA THIỀN VÀ TỊNH


* Thiền và Tịnh lý vốn không hai. Nếu luận về Sự Tu thì tướng trạng [của hai pháp này] khác xa nhau. Thiền nếu chẳng triệt ngộ, triệt chứng sẽ chẳng thể siêu xuất sanh tử. Vì thế, tổ Quy Sơn nói: “Do chánh nhân đốn ngộ sẽ dần dần thoát trần. Nếu đời đời bất thoái sẽ quyết định có lúc thành Phật”. Ngài còn nói: “Sơ tâm do duyên đốn ngộ tự tánh, nhưng vẫn chưa thể diệt sạch ngay tức khắc tập khí trong bao kiếp từ vô thỉ. Vì thế phải dạy họ trừ sạch nghiệp thức hiện đang lưu chuyển”.

Ngài Hoằng Biện nói: “Đốn ngộ tự tánh thì [sở ngộ] giống hệt chư Phật, nhưng chưa thể trừ sạch ngay được vô thỉ tập khí, nên phải tốn công đối trị mới hòng thuận tánh khởi dụng. Như người ăn cơm, chẳng thể ăn một miếng liền no ngay được!” Ngài Trường Sa Sầm nói: “Thiện tri thức trong thiên hạ chưa chứng được quả Niết Bàn là vì công đức chẳng bằng chư thánh vậy!” Vì thế, Ngũ Tổ Giới sanh làm Tô Đông Pha, Thảo Đường Thanh thân sau làm Lỗ Công. Cổ kim tông sư triệt ngộ nhưng chưa triệt chứng phần nhiều đều như vậy. Ấy là do chỉ cậy vào tự lực, chẳng cầu Phật gia bị, hễ Hoặc nghiệp còn mảy may chưa tận sẽ nhất định chẳng thể thoát khỏi sanh tử được!

Về phần Tịnh Độ, hễ đầy đủ ba thứ Tín - Hạnh - Nguyện liền có thể đới nghiệp vãng sanh. Một khi đã vãng sanh sẽ vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử. Bậc ngộ chứng sẽ mau đạt tới bậc Bổ Xứ, người chưa ngộ cũng sẽ chứng địa vị A Bệ Bạt Trí. Bởi thế, Hoa Tạng hải chúng đều nguyện vãng sanh; những bậc tri thức trong Tông, trong Giáo cùng sanh Tịnh Độ. Rõ ràng là do cậy vào Phật lực kiêm thêm cái tâm khẩn thiết nên được cảm ứng đạo giao; do vậy, chóng thành Chánh Giác.

Xét tình thế hiện tại, đừng quan tâm tới các Thiền lục nữa, cứ chuyên tu Tịnh nghiệp, dùng cái tâm chẳng nhiễm mảy trần để chuyên trì thánh hiệu vạn đức hồng danh. Niệm ra tiếng hoặc niệm thầm, chẳng tạp, chẳng gián đoạn sao cho niệm khởi từ tâm, tiếng thấu vào tai, từng chữ phân minh, từng câu chẳng loạn. Lâu ngày chầy tháng, tự thành một phiến, tự chứng Niệm Phật tam muội, tự biết Tây phương tông phong. Đấy là dùng công phu “phản văn tự tánh” (xoay trở lại nghe nơi tự tánh) của Quán Âm để tu tịnh nghiệp “nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối” của Thế Chí, tuy là Tịnh nhưng chính là Thiền, còn gì hay khéo hơn!

* Người tu Thiền Định (chỉ tứ thiền, bát định) và người tham Thiền chỉ cậy vào tự lực, chẳng cầu Phật gia bị. Vì thế lúc công phu đắc lực, chân vọng chống cự nhau, thường có các thứ cảnh giới huyễn hoặc xuất hiện, huyễn hoặc biến mất! Ví như lúc trời mưa dầm sắp tạnh, mây dầy bị xé toạc, chợt thấy ánh mặt trời chỉ trong khoảng khắc, biến hóa bất trắc. Nếu chẳng phải là người thật sự có đạo nhãn sẽ chẳng thể phân biệt biết rõ tất cả những cảnh giới ấy. Nếu tưởng lầm đó chính là dấu hiệu [chứng tỏ mình chứng đắc] sẽ bị ma dựa phát cuồng, không sao chữa được!

Người niệm Phật dùng lòng tín nguyện chân thành, thiết tha, trì vạn đức hồng danh ví như mặt trời rực rỡ giữa hư không, đi trên đường lớn của vua, chẳng những quỷ mị vọng lượng biến mất tăm tích, ngay cả những ý niệm ngoắt ngoéo, sai trái cũng chẳng sanh từ đâu được. Suy đến cùng cực, chẳng qua là: Niệm đến mức công thuần, lực tận thì toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm - Phật bất nhị, tâm - Phật như một mà thôi! Chỉ sợ con người chẳng biết đến hạnh ấy, lý ấy, nên chẳng thể xứng hợp ý nguyện phổ độ chúng sanh của Phật; chứ phải đâu là bí mật chẳng truyền, chỉ truyền riêng cho mình ông ư? Nếu có những “diệu quyết” khẩu truyền kín đáo thì đấy chính là tà ma ngoại đạo, chứ nào phải là Phật pháp!

* Hòa Thượng Pháp Tràng sẵn đủ linh căn từ trước, thoạt đầu là bậc chân nho, sau thành bậc chân tăng; có thể nói là chẳng uổng công đọc sách học đạo vậy! Đời có bậc chân nho thì mới có bậc chân tăng. Những hạng vô lại xuất gia thảy đều là ma vương ngoại đạo phá hoại Phật pháp vậy! Ngữ lục của Ngài (Pháp Tràng) thật là thống khoái, thẳng chóng, mở toang tự tâm con người, rất nên khắc in lưu thông để làm pháp bảo nhà Thiền. Thế nhưng, Ngài chỉ phát huy đạo lý “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”; chúng ta chuyên tu Tịnh nghiệp, đừng nên so đo, đoán mò lời Ngài đến nỗi đánh mất lợi ích cả hai bên vậy. Chẳng thể chẳng biết điều này.

Tông gia (Thiền tông) chỉ đề xướng bổn phận, những thứ khác đều chẳng thèm xiển dương. Việc tu nhân đạt quả, đoạn Hoặc chứng chân của nhà Thiền đều là ngầm tự tu trì. Những kẻ đứng ngoài thấy nhà Thiền chẳng đề xướng những đạo lý tu chứng ấy, bèn cho rằng Tông gia hoàn toàn chẳng dùng đến những pháp đó. Đấy là báng Tông, lẫn báng Phật, báng Pháp vậy!

* Nên biết rằng: trong hết thảy pháp môn đức Phật đã nói, đều phải đoạn Hoặc chứng Chân thì mới có thể liễu sanh thoát tử, tuyệt đối chẳng có chuyện chưa đoạn sạch Hoặc mà liễu thoát được! Với pháp môn Niệm Phật, nếu người vãng sanh đã đoạn Hoặc nghiệp thì sẽ mau chứng Pháp Thân, người tuy còn đủ Hoặc nghiệp mà vãng sanh thì cũng đã vượt lên địa vị thánh nhân. Một đằng hoàn toàn cậy vào tự lực, một đằng hoàn toàn nhờ vào Phật lực kiêm thêm tự lực.

Điều thứ hai, [sự tu trì] khó dễ thật là một trời một vực. Thường có kẻ thông minh, đọc sách Thiền qua quít, hiểu chút vị Thiền, bèn toan lấy Thiền làm mạng, học đòi làm bậc cao nhân thông suốt, nhưng toàn là hạng chẳng biết Thiền lẫn Tịnh đến nơi đến chốn, cứ lầm tưởng mình là hạng tôn quý, đại căn. Tuyệt đối chớ nên bắt chước theo thứ tri kiến như thế. Bắt chước theo đó, chỉ e trải kiếp số như vi trần vẫn chẳng mong gì được liễu sanh thoát tử cả!

* “Quyền” nghĩa là Như Lai tùy thuận theo căn cơ của chúng sanh mà đặt bày phương tiện. “Thật” nghĩa là nói đến những nghĩa lý do chính tự tâm đức Phật chứng được. “Đốn” là chẳng cần đến thứ tự, nhanh thẳng, mau lẹ, nhất siêu trực nhập. “Tiệm” nghĩa là tấn tu dần dần theo thứ tự, chứng nhập dần dần, phải trải nhiều kiếp, nhiều đời mới đích thân chứng được Thật Tướng.

Người tham Thiền cho rằng pháp Tham Thiền là pháp “chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật”. Cố nhiên, pháp này thật sự là pháp Ðốn, nhưng họ chẳng biết rằng: Tham Thiền dù đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh thì cũng mới chỉ thấy được đức Phật lý tánh sẵn có ở ngay trong tâm này! Nếu là căn tánh đại Bồ Tát thì vừa ngộ liền chứng, tự có thể mãi mãi thoát khỏi luân hồi, vượt xa tam giới. Từ đấy, dùng thượng cầu hạ hóa làm nền tảng để trang nghiêm phước và trí.

Xét ra, trong trăm ngàn người đại triệt đại ngộ chỉ được một hai vị thuộc vào căn tánh này. Còn như những kẻ căn khí hơi kém hơn, dù có thể diệu ngộ nhưng chưa thể đoạn trừ Kiến Tư Hoặc thì vẫn phải thuộc trong tam giới, thọ sanh thọ tử. Đã phải thọ sanh tử thì từ ngộ thành mê là nhiều, từ ngộ trở thành ngộ lại ít. Như vậy, tuy pháp này thực sự là viên đốn, nhưng nếu chẳng phải đúng người thì cũng chẳng thật sự được lợi ích thật nhanh chóng, nên nó cũng trở thành pháp Quyền Tiệm mà thôi. Vì sao vậy? Do cậy vào Tự Lực; nếu Tự Lực mười phần đầy đủ thì họa may sẽ được như thế; còn như chỉ hơi thiếu chút phần, sẽ chỉ ngộ được lý tánh nơi cửa miệng, chẳng thể đích thân chứng được lý tánh. Hiện thời, bậc đại triệt đại ngộ còn khó có được mấy người, huống là người chứng được điều mình đã ngộ!

Một pháp Niệm Phật thông trên suốt dưới, vừa là Quyền vừa là Thật, vừa Tiệm vừa Đốn, chẳng thể dùng giáo lý tầm thường phán định được. Trên đến bậc Đẳng Giác Bồ Tát, dưới đến chủng tánh A Tỳ đều cùng nên tu tập (do đấy nói là “thông trên suốt dưới”). Như Lai vì chúng sanh thuyết pháp chỉ nhằm làm cho chúng sanh liễu sanh thoát tử. Trong các pháp môn khác, bậc thượng căn có thể liễu sanh thoát tử ngay trong đời này, còn hạ căn bao kiếp khó lòng liễu được! Chỉ mỗi mình pháp này, chẳng cần biết là chủng tánh, căn cơ nào, cũng đều có thể vãng sanh Tây Phương ngay trong đời này, hễ vãng sanh liền liễu sanh thoát tử. Pháp thẳng chóng như thế há có thể gọi là Tiệm ư?

Chỉ do căn cơ [được hóa độ bởi pháp này] chẳng giống với căn cơ của các pháp viên đốn thông thường nên pháp này tựa hồ là Tiệm, nhưng oai lực của pháp môn này phát xuất từ thệ nguyện muốn cho những căn cơ hạ liệt ấy đều mau chóng hưởng được lợi ích lớn của đức Như Lai. Lợi ích ấy nằm ở chỗ cậy vào Phật từ lực. Phàm những người giảng Thiền nếu chưa nghiên cứu kỹ Tịnh tông, chưa có ai không coi pháp này là thiển cận rồi khinh thường. Nếu nghiên cứu kỹ Tịnh tông ắt sẽ cạn kiệt lòng thành, tận hết sức lực hoằng dương, há nào chấp mãi vào những lý luận Quyền - Thật, Tiệm - Đốn để tự mình lầm, làm người khác lầm nữa ư?

* Nói đến Thủ - Xả (lấy - bỏ) là ước trên Thật Nghĩa rốt ráo mà nạn (“nạn” tức là cật vấn, bắt bẻ), chẳng biết rằng: không Thủ không Xả rốt ráo chỉ là chuyện sau khi đã thành Phật! Nếu chưa thành Phật, còn đang trong giai đoạn “đoạn Hoặc chứng Chân” thì đều thuộc về Thủ - Xả cả! Đã chấp nhận chuyện thủ - xả “đoạn Hoặc chứng Chân”, sao lại chẳng chấp nhận chuyện thủ - xả “bỏ Đông lấy Tây, lìa cấu giữ tịnh”?

Đối với pháp Tham Thiền thì thủ - xả đều là sai, nhưng đối với một pháp Niệm Phật, thủ - xả lại là đúng. Một đằng chuyên suy xét tự tâm, một đằng kiêm nhờ vào Phật lực. Kẻ kia chẳng xét đến duyên do của từng của pháp môn, lầm đem pháp Tham Thiền phá pháp Niệm Phật; vậy là hiểu lầm ý mất rồi!

Vô thủ - xả vốn là đề hồ, nhưng niệm Phật mà cũng muốn không thủ - xả thì không thủ - xả bèn thành thuốc độc! Mùa Hạ dùng Cát Căn (1), mùa Đông khoác áo Cừu, khát uống, đói ăn, chẳng sai trái gì, cũng chẳng thể cố chấp được! Chỉ cốt sao chọn lấy điều thích nghi thì được lợi ích chẳng bị trở ngại gì!

* Coi “bỏ Đông lấy Tây” là sanh diệt tức là chẳng biết rằng “chấp Đông phế Tây” chính là đoạn diệt! Chưa chứng Diệu Giác, có ai là không lấy - bỏ? Tam kỳ (2) luyện hạnh, trăm kiếp tu nhân, thượng cầu, hạ hóa, đoạn Hoặc chứng Chân, không sự nào chẳng phải là lấy - bỏ đó sao? Phải biết rằng: đức Như Lai muốn cho hết thảy chúng sanh mau chứng Pháp Thân và Tịch Quang cho nên Ngài mới đặc biệt khuyên trì danh hiệu Phật, cầu sanh Tây Phương.

* Một chuyện Tham Thiền nói dễ dàng sao! Cổ nhân như ngài Triệu Châu Thẩm thiền sư, xuất gia từ nhỏ, đến hơn tám mươi tuổi vẫn hành cước, nên mới có bài tụng rằng:

Triệu Châu bát thập do hành cước,
Chỉ vị tâm đầu vị tiễu nhiên.

(Triệu Châu tám chục còn hành cước,
Do bởi cõi lòng chửa lặng không!)

Ngài Trường Khánh ngồi rách bảy cái bồ đoàn rồi mới khai ngộ. Ngài Dũng Tuyền phải nhọc nhằn hết bốn mươi năm. Ngài Tuyết Phong ba lượt lên gặp ngài Đầu Tử, chín lần lên Động Sơn. Họ là bậc đại Tổ Sư đại triệt, đại ngộ mà còn phải gian nan đến thế. Lũ ma con kia mới nghe qua ma thuyết đều được khai ngộ ngay, vậy thì những vị Tổ Sư vừa nói trên đây có xách giày cho chúng cũng không đáng sao?

* Những lời “chẳng chấp trước”... về Lý thì đúng, nhưng về Sự thì chẳng phải là điều hạng phàm phu sát đất có thể làm nổi! Suốt ngày mặc áo, ăn cơm, rồi vênh váo mình bất chấp đói lạnh, bảo kẻ suốt ngày bụng rỗng tuếch, chẳng được chén nước, hạt cơm, đói lả gần chết rằng: “Tôi coi gan rồng tủy phượng hệt như uế vật, nghĩ đến là muốn ói, huống hồ là nuốt xuống!” Toàn là nói suông như nhau thôi!

Nay kẻ tham Thiền nếu chẳng hiểu giáo lý thì cái Không giải thoát đó phần nhiều trở thành bệnh cho họ. Còn như không cảnh hiện tiền khi tịnh tọa, lắng ý, thì bất quá là do [ý niệm] lặng trong, chế ngự được vọng nên ngẫu nhiên huyễn cảnh phát hiện đó thôi! Nếu tưởng lầm đấy chính là dấu hiệu chứng tỏ mình chứng đắc, bèn sanh lòng mừng rỡ lớn lao thì sẽ mất trí thành cuồng, Phật cũng khó cứu được!

Nếu may mắn suy xét kỹ, chẳng chấp trước, buông bỏ huyễn vọng, chợt quán thông các pháp môn thì đấy mới là: đi trong chốn gai góc đã lâu, chợt đến chỗ khoảng khoát. Người đời mạt căn cơ hèn kém, tri thức hiếm hoi, nếu chẳng nhờ vào Phật từ lực chuyên tu Tịnh nghiệp, chỉ cậy vào tự lực tham cứu Thiền tông thì minh tâm kiến tánh, đoạn Hoặc chứng chân thành công hiếm có mấy ai, còn hạng tưởng huyễn là chân, lấy mê làm ngộ, ma dựa phát cuồng thật nhiều lắm! Vì thế, các vị Vĩnh Minh, Liên Trì v.v... quán sát căn cơ đương thời, cực lực chủ trương pháp môn Tịnh Độ.

* Thiền tức là Chân Như Phật Tánh trong bổn tâm chúng ta, Tông môn gọi là “bổn lai diện mục trước lúc cha mẹ sanh ra”. Tông môn chẳng nói toạc ra, cốt sao người tham cứu tự hiểu lấy, nên mới nói như vậy. Chứ thật ra nó là cái tâm thể thuần chân, không Năng, không Sở, vừa Tịch vừa Chiếu, ly niệm linh tri (“ly niệm linh tri” là không có ý niệm suy nghĩ gì, nhưng mọi cảnh hiện hữu đều hiểu rõ cả).

Tịnh Độ là Tín Nguyện Trì Danh cầu sanh Tây Phương, chứ chẳng phải chỉ riêng “duy tâm Tịnh Độ, tự tánh Di Đà!” “Có Thiền” là cực lực tham cứu đến mức niệm lặng, tình mất, thấy thấu tột “bổn lai diện mục trước khi cha mẹ sanh ra”, minh tâm kiến tánh. “Có Tịnh Độ” là chân thật phát Bồ Đề tâm, sanh tín, phát nguyện, trì danh hiệu Phật cầu sanh Tây Phương. [Nói] Thiền và Tịnh Độ chỉ là ước về Giáo, ước theo Lý [mà nói].

“Có Thiền, có Tịnh Độ” là ước về căn cơ, ước theo mặt tu hành. Giáo Lý luôn luôn như thế, Phật chẳng thể tăng, phàm chẳng thể giảm. Ước theo căn cơ để tu hành thì phải y giáo khởi tu, tu hành đến cùng cực để chứng lý, chứ thật sự chẳng có gì khác cả!

Thứ hai là văn tuy tương tự, nhưng thật ra khác biệt rất lớn. Hãy nên hiểu kỹ càng, đừng bộp chộp. Nếu tham thiền chưa ngộ, hoặc ngộ chưa triệt để, đều chẳng thể gọi là “có Thiền”. Nếu niệm Phật nhưng thiên chấp duy tâm, lại không tín nguyện, hoặc có tín nguyện nhưng chẳng chân thật, thiết tha, mà chỉ hời hợt, hờ hững, thực hành qua quít, hoặc hạnh tuy tinh tấn nhưng tâm luyến cảnh ma, hoặc cầu đời sau sanh vào nhà phú quý hưởng thú vui ngũ dục, hoặc cầu sanh lên trời hưởng phước lạc trời, hoặc cầu đời sau xuất gia làm tăng nghe một hiểu được cả ngàn, đắc đại tổng trì, hoằng dương đạo pháp phổ lợi chúng sanh, đều chẳng được gọi là “có Tịnh Độ”!

* “Có Thiền, có Tịnh Độ; khác nào cọp mọc sừng, hiện đời làm thầy người, đời sau làm Phật, Tổ” là người triệt ngộ Thiền Tông, minh tâm kiến tánh, lại còn thâm nhập Kinh tạng, biết hết các pháp môn Quyền, Thật của Như Lai, nhưng trong các pháp môn lại chỉ chọn lấy một pháp Tín Nguyện Niệm Phật để tự lợi, lợi người làm chánh hạnh tu tập. Bậc thượng phẩm thượng sanh đọc tụng kinh Đại Thừa, hiểu Đệ Nhất Nghĩa đã nói trong Quán kinh chính là hạng người này.

Người ấy có đại trí huệ, có đại biện tài, ma tà ngoại đạo nghe tên vỡ mật, như hổ đội sừng oai mãnh khôn sánh! Có ai đến cầu học bèn tùy cơ thuyết pháp: nên dùng Thiền Tịnh song tu để tiếp độ bèn dùng Thiền Tịnh song tu để tiếp độ; nên dùng chuyên tu Tịnh Độ để tiếp độ bèn dùng chuyên tu Tịnh Độ để tiếp độ. Bất luận là thượng, trung, hạ căn, không ai chẳng được lợi ích; há chẳng phải là đạo sư của trời người ư?

Đến lúc lâm chung được Phật tiếp dẫn, vãng sanh thượng phẩm, trong khoảng khảy ngón tay chứng Vô Sanh Nhẫn, tệ nhất cũng chứng được Sơ Trụ. Cũng có người đốn siêu các địa vị, đạt đến Đẳng Giác. Bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo còn có thể hiện thân làm Phật trong trăm cõi, huống là những địa vị sau đó, càng cao càng thù thắng, cho đến địa vị thứ bốn mươi mốt là Đẳng Giác! Vì thế nói là: “Đời sau làm Phật, Tổ!”

* “Không Thiền, có Tịnh Độ; vạn người tu vạn về; nếu được thấy Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ” là có người tuy chưa minh tâm kiến tánh, nhưng quyết chí cầu sanh Tây Phương. Do trong kiếp xưa, Phật từng phát đại thệ nguyện nhiếp thọ chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu chúng sanh thật sự có thể như con nhớ mẹ, chí thành niệm Phật sẽ cảm ứng đạo giao, liền được nhiếp thọ. Người tận lực tu Định Huệ cố nhiên được vãng sanh, nhưng kẻ ngũ nghịch thập ác, lâm chung bị sự khổ bức bách, phát lòng hổ thẹn lớn lao, xưng niệm danh hiệu Phật hoặc tới mười tiếng, hoặc chỉ một tiếng rồi liền lâm chung, cũng đều được Phật hóa thân tiếp dẫn vãng sanh. Chẳng phải là “vạn người tu, vạn người về” hay sao?

Kẻ ấy tuy niệm Phật chẳng bao nhiêu, nhưng do cực kỳ mãnh liệt nên đạt được lợi ích lớn lao như thế, chớ nên so sánh nhiều ít với những kẻ niệm Phật hời hợt, qua loa! Đã sanh về Tây Phương, thấy Phật nghe pháp, dù có nhanh chậm bất đồng, nhưng đều đã cao dự dòng thánh, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển, tùy theo căn tánh cạn hay sâu, là Tiệm hay Đốn mà chứng các quả vị. Đã được chứng quả, cần chi phải nói đến khai ngộ nữa! Vì thế nói: “Nếu được thấy Di Đà, lo gì chẳng khai ngộ!”

* “Có Thiền không Tịnh Độ, mười người chín chần chừ, ấm cảnh nếu hiện tiền, chớp mắt đi theo nó”: Người tuy triệt ngộ Thiền tông, minh tâm kiến tánh, nhưng Kiến Tư phiền hoặc chẳng dễ đoạn trừ, phải qua nhiều duyên rèn luyện để trừ sạch không còn sót gì mới có thể thoát khỏi phần đoạn sanh tử. Với kẻ chẳng đoạn được chút gì thì chẳng cần bàn đến nữa! Dù cho đoạn đến mức còn một mảy phiền não chưa trừ sạch thì vẫn hệt như cũ: khó tránh nổi luân hồi lục đạo! Biển sanh tử sâu thăm thẳm, nẻo Bồ Đề xa vời vợi, còn chưa về được nhà đã mạng chung. Trong mười người đại triệt đại ngộ, chín người đã như thế; cho nên nói “mười người chín chần chừ” (thập nhân cửu ta lộ).

Ta là “ta đà”, thông thường nói là “đảm các” (chần chừ). “Ấm cảnh” là “trung ấm thân cảnh”, tức là các cảnh hiện ra bởi các nghiệp lực thiện ác trong đời này và bao kiếp. Khi cảnh này hiện, trong khoảng chớp mắt sẽ theo nghiệp lực thiện hay ác nào mạnh mẽ nhất đi thọ sanh trong đường thiện hay ác, chẳng mảy may tự chủ được; như người mắc nợ, chủ nợ nào mạnh sẽ lôi đi. Tâm tình lắm mối, đặt nặng nơi nào sẽ nghiêng về đó. Ngũ Tổ Giới tái sanh làm Tô Đông Pha, Thảo Đường Thanh lại sanh làm Lỗ Công, họ còn là căn cơ bậc thượng đấy nhé! Vì thế nói: “Ấm cảnh nếu hiện tiền, chớp mắt đi theo nó!”

Chữ Ấm có nghĩa là ngăn che, ý nói: do nghiệp lực này ngăn che khiến chân tánh chẳng thể hiển hiện được. Có kẻ cho rằng “ta đà” nghĩa là lầm lạc, “ấm cảnh” là cảnh [hiển hiện bởi] ngũ ấm ma, toàn là do chẳng hiểu chữ Thiền và chữ Có nên mới nói hồ đồ như thế. Lẽ nào bậc đại triệt đại ngộ mười người hết chín kẻ lạc lối, chạy theo cảnh ngũ ấm ma bị ma dựa phát cuồng ư? Phàm những kẻ bị ma dựa phát cuồng toàn là hạng tăng thượng mạn chẳng biết giáo lý, chẳng rõ tự tâm, tu mù luyện quáng đó thôi, sao lại gán cho bậc đại triệt đại ngộ là chẳng biết tốt xấu vậy? Điều này quan hệ rất lớn, chẳng thể không biện định rõ!

* “Không Thiền, không Tịnh Độ; giường sắt và cột đồng, vạn kiếp cùng ngàn đời, không một ai nương dựa”. Có kẻ cho rằng câu “không Thiền, không Tịnh Độ” chỉ kẻ vùi đầu tạo nghiệp, chẳng tu thiện pháp, thật lầm lẫn quá!

Pháp môn vô lượng, nhưng chỉ có Thiền và Tịnh Độ phù hợp với các căn cơ nhất. Kẻ nào chưa triệt ngộ, lại chẳng cầu vãng sanh, hời hợt, qua quít tu các thiện pháp khác. Đã chẳng thể cân bằng Định Huệ, đoạn Hoặc chứng Chân, lại chẳng cậy vào Phật lực để đới nghiệp vãng sanh; do đã tạo ác nghiệp, khó trốn khỏi ác báo. Một khi hơi thở ra chẳng trở vào, liền đọa địa ngục, rõ ràng là trải kiếp dài lâu nằm ngồi, ôm ấp giường sắt, trụ đồng để đền trả các thứ ác nghiệp: tham lam thanh sắc, sát sanh hại mạng v.v... Chư Phật, Bồ Tát tuy rủ lòng thương xót, nhưng họ bị ác nghiệp chướng ngăn che nên chẳng thể được lợi ích.

Người xưa nói: “Người tu hành nếu không chánh tín, cầu vãng sanh Tây Phương, tu lung tung các điều thiện khác thì gọi là oan gia đời thứ ba” chính là nói đến tình cảnh này. Bởi lẽ, do đời này tu hành, đời sau hưởng phước. Cậy phước làm ác ắt bị đọa lạc. Tạm vui trong đời này, khổ mãi trong cả kiếp dài lâu. Ví như nghiệp địa ngục tiêu hết, lại chuyển sanh làm súc sanh, muốn lại được thân người, khó vô cùng khó!

Vì thế, đức Phật dùng tay nhón lấy chút đất, hỏi A Nan: “Đất trong tay ta nhiều hay đất trong đại địa nhiều?” A Nan bạch Phật: “Đất trong đại địa nhiều!” Phật dạy: “Được thân người như đất trong tay ta, mất thân người như đất trong đại địa”. Nói “muôn kiếp và ngàn đời, không một ai nương dựa” là do bị ràng buộc bởi vần điệu của bài kệ nên chỉ nói thiển cận như thế.

Hết thảy pháp môn chuyên cậy vào tự lực, pháp môn Tịnh Độ chuyên cậy vào Phật lực. Hết thảy các pháp môn phải hết sạch Hoặc nghiệp mới có thể liễu sanh tử. Pháp môn Tịnh Độ đới nghiệp vãng sanh liền dự vào dòng Thánh. Đại sư Vĩnh Minh sợ thế gian chẳng biết nên soạn riêng bài Liệu Giản này để chỉ dạy cho đời sau, có thể nói là “chiếc bè báu nơi bến mê, là người dẫn lối nơi đường hiểm!” Tiếc là mọi người trong thế gian đọc lướt qua, chẳng chịu nghiên cứu đến cùng tột, chẳng phải là đồng phận ác nghiệp xui khiến đến nỗi thành như thế chăng?

* Đạt Ma từ Tây qua, truyền Phật tâm ấn, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Nhưng cái để thấy, để thành ấy chính là thiên chân Phật tánh có sẵn ngay nơi tâm chúng ta, [Ngài dạy như thế] để con người trước hết biết được cái gốc rồi tự dựa vào đó mà tấn tu hết thảy các pháp tu chứng cho đến khi nào tu được cái không thể tu, chứng được cái không thể chứng mới thôi! Chứ chẳng có nghĩa là vừa ngộ liền đầy đủ cả phước lẫn huệ, viên mãn rốt ráo Phật đạo Bồ Đề! Giống như vẽ rồng điểm nhãn để [người nghe] tự mình được thọ dụng.

Do vậy, Thiền tông phát triển rực rỡ, chói ngời nơi Chấn Đán (Trung Hoa), đạo “tâm này chính là Phật”, pháp “phi tâm phi Phật” lan khắp hoàn vũ. Người thiên cơ sâu đối với mỗi cơ, mỗi cảnh liền biết đầu mối, liền phun châu nhả ngọc, chẳng vướng lối sáo mòn, vào sống ra chết trọn chẳng ngăn ngại, sợ hãi, được đại giải thoát, đắc đại tự tại. Nếu căn cơ hơi kém hơn, dù đại triệt, đại ngộ, nhưng phiền não tập khí chưa thể trừ sạch thì vẫn là người trong sanh tử y như cũ. Xuất thai cách ấm (3) đa phần bị mê. Bậc đại ngộ còn như thế, huống kẻ chưa ngộ ư? Vì thế phải chuyên tâm dốc chí vào pháp môn Tịnh Độ cậy vào Phật từ lực mới là kế sách ngàn phần ổn thỏa, vạn phần thích đáng vậy!

* Trong Luật, Giáo, Thiền Tông, trước hết phải hiểu sâu giáo lý rồi mới y giáo tu hành. Tu hành công sâu, đoạn Hoặc chứng Chân mới thoát khỏi sanh tử. Nếu chẳng hiểu giáo lý, bèn là tu mù luyện quáng. Nếu không, được chút ít đã cho là đủ bèn bị ma dựa phát cuồng. Dù cho hiểu giáo lý, công tu hành sâu xa, vẫn phải đoạn Hoặc, nếu còn chút mảy may nào chưa đoạn sạch sẽ vẫn y như cũ, chẳng thể thoát khỏi cảnh khổ được! Mãi đến khi Hoặc nghiệp hết sạch mới có thể thoát ly sanh tử, nhưng vẫn còn cách địa vị Phật rất xa, phải trải bao kiếp tấn tu mới viên mãn được Phật quả.

Ví như dân hèn sanh ra đã thông minh, đọc sách, học văn nhiều năm khó nhọc, học vấn đã thành, thi đậu làm quan. Do có tài năng lớn, từ chức quan nhỏ được thăng cấp dần đến khi làm Tể Tướng, quan vị cực phẩm nhưng không thể nào lên cao hơn được nữa! Địa vị bậc nhất trong đám quần thần, nhưng so với thái tử, sang hèn khác nhau một trời, một vực, huống hồ so với hoàng đế? Suốt đời làm bầy tôi, tuân hành lệnh vua, cúc cung tận tụy giúp vua cai trị quốc gia. Nhưng cái địa vị tể tướng ấy thật chẳng dễ dàng gì! Cả nửa đời siêng năng, vất vả, ra sức nhẫn nại. Cho đến cuối cùng cũng chẳng hơn được thế. Còn kẻ học vấn, tài năng sút kém đôi chút chẳng đạt được như thế thì có đến trăm, ngàn, vạn, ức người! Đấy là tự lực.

Học vấn tài năng ví như hiểu sâu giáo lý, y giáo tu hành. Địa vị đến bậc tể tướng ví như công tu hành sâu, đoạn Hoặc chứng Chân. “Chỉ có thể xưng là Thần (bầy tôi), chẳng dám xưng là vua” ví như tuy ra khỏi sanh tử, vẫn chưa thành Phật. “Những kẻ học vấn chẳng đủ, chẳng thể đạt được như thế rất nhiều” ví như rất nhiều kẻ chưa đoạn hết Hoặc, chẳng thể thoát khỏi biển khổ sanh tử.

* Trong pháp môn Niệm Phật dù chẳng hiểu giáo lý, chưa đoạn Hoặc nghiệp, chỉ cần tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, lúc lâm chung, quyết định được Phật đích thân tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương. Đã sanh về Tây Phương, gặp Phật nghe pháp, ngộ Vô Sanh Nhẫn, liền ngay trong một đời ấy, quyết định bổ vào địa vị Phật. Đấy là Phật lực lại kiêm tự lực, nghĩa là: tín nguyện trì danh là tự lực, tự lực ấy có thể cảm được đức Phật. Do thệ nguyện nhiếp thọ, Phật rủ lòng từ tiếp dẫn, đấy là Phật lực có thể ứng đến ta. Do cảm ứng đạo giao bèn được như thế.

Nếu như hiểu sâu giáo lý, đoạn Hoặc chứng Chân thì phẩm vị vãng sanh càng cao, viên thành Phật đạo càng nhanh. Bởi thế, Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa Nghiêm hải chúng, Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông đều nguyện vãng sanh. Ví như thác sanh vào hoàng cung, vừa ra khỏi thai mẹ đã quý hiển át cả quần thần. Đấy là do thế lực của vua. Chờ đến khi khôn lớn, học vấn tài năng mỗi mỗi đều đầy đủ cả sẽ có thể tiếp nối ngôi báu, bình trị thiên hạ. Hết thảy quần thần phải nghe theo chiếu dụ. Đấy chính là vương lực, tự lực cùng có.

Pháp môn Niệm Phật cũng giống như thế: chưa đoạn Hoặc nghiệp, nương Phật từ lực vãng sanh Tây Phương liền thoát sanh tử, giống như thái tử mới sanh đã quý hiển át cả quần thần. Khi đã vãng sanh, Hoặc nghiệp tự đoạn, quyết định bổ vào địa vị Phật, giống như thái tử khôn lớn kế thừa ngôi báu, bình trị thiên hạ.

Thêm nữa, bậc đã đoạn Hoặc nghiệp như Mã Minh, Long Thọ, tổ sư các tông, bậc đã chứng địa vị Bổ Xứ như Văn Thù, Phổ Hiền, Hoa Nghiêm hải chúng đều nguyện vãng sanh, giống như trước kia trấn giữ chốn biên thùy hẻo lánh, chẳng thể nối ngôi, nay sống trong Đông Cung, chẳng bao lâu sẽ lên ngôi báu.

* Tâm tánh chúng ta hệt như chư Phật, chỉ vì mê trái nên luân hồi chẳng ngơi. Như Lai xót thương tùy cơ thuyết pháp khiến cho hết thảy hàm thức đều biết đường về nhà. Pháp môn tuy nhiều, trọng yếu chỉ có hai môn Thiền và Tịnh là dễ liễu thoát nhất. Thiền chỉ có tự lực, Tịnh kiêm Phật lực.

So sánh hai môn, Tịnh khế cơ nhất, như người vượt biển phải nhờ sức thuyền mới mau đến được bến, thân tâm thản nhiên. Chúng sanh đời mạt chỉ có thể hành nổi pháp này. Nếu không là trái với căn cơ, nhọc nhằn nhưng khó thành. Phát đại Bồ Đề, sanh tín nguyện chân thành, thiết tha, suốt đời kiên trì, chỉ niệm đức Phật. Niệm đến cùng cực, tình kiến mất sạch chính là niệm nhưng vô niệm, diệu nghĩa Thiền - Giáo triệt để hiển hiện; đến khi lâm chung được Phật tiếp dẫn lên ngay thượng phẩm, chứng Vô Sanh Nhẫn. Có một bí quyết, tha thiết bảo ban: “Dốc lòng thành, tận lòng kính” mầu nhiệm, huyền diệu làm sao!



VIII. GIẢI QUYẾT NHỮNG ĐIỀU NGHI HOẶC THƯỜNG GẶP

1. Luận về sự - lý

* Lý thế gian hay xuất thế gian chẳng ra khỏi hai chữ “tâm tánh”. Sự thế gian và xuất thế gian chẳng ra khỏi hai chữ “nhân quả”. Chúng sanh trầm luân cửu giới, Như Lai chứng Nhất Thừa, nhưng tâm tánh chẳng tăng hay giảm mảy may nào! Sở dĩ thăng - trầm khác xa nhau, khổ vui cách biệt vời vợi là do tu đức nơi nhân địa chẳng giống hệt nhau nên thọ dụng quả địa khác biệt.

Xiển dương Phật pháp thật chẳng phải là chuyện dễ! Chỉ luận về lý tánh thì trung căn, hạ căn chẳng hưởng lợi ích; chuyên nói nhân quả thì người căn cơ bậc thượng thường hay chán nghe. Nhưng nhân quả và tâm tánh nếu tách rời ra, cả hai đều tổn; hợp lại, cả hai cùng tốt đẹp. Vì thế, ngài Mộng Đông nói: “Người khéo luận tâm tánh ắt chẳng bỏ lìa nhân quả. Người tin sâu nhân quả ắt rốt cuộc hiểu rõ ràng tâm tánh”. Lý này lẽ tất nhiên là như thế.

Nhưng chúng sanh thời Mạt Pháp căn cơ hèn kém, các pháp Thiền - Giáo chỉ cậy vào tự lực, khế ngộ còn khó, huống hồ liễu thoát! Chỉ có pháp môn Tịnh Độ cậy vào Phật lực, chỉ cần đầy đủ lòng tin chân thành, nguyện thiết tha, dù là ngũ nghịch thập ác cũng có thể vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, cao dự hải hội. Đối với pháp tối thượng thừa chẳng thể nghĩ bàn này, hãy nên giảng về cả Lý lẫn Sự, thành thật khuyên [ai nấy] hãy nên thí [pháp này] đều khắp.

* Nên biết rằng pháp môn Tịnh Độ có đủ cả tất cả sự tướng của bốn pháp giới, đều là pháp giới sự sự vô ngại. Đọc đến rồi tu, chớ nên chấp Lý bỏ Sự. Nếu chấp vào một bên, cả Lý lẫn Sự cùng mất. Như người biết ý căn nhạy bén nhất bèn bỏ cả ngũ căn thì ý căn cũng chẳng thể do đâu tồn tại được. Chỉ nên dùng Sự để hiển Lý, dùng Lý dung hội Sự mới chẳng sai lầm. Vì vậy, mới nói yếu chỉ của Tịnh Độ là “toàn Sự tức Lý”. Lý - Sự viên dung bèn khế hợp bổn thể. Tôi biết sư đã ăn no cơm vua từ lâu (4), nhưng vẫn cứ miệt mài hiến lời hèn mọn, chẳng qua để giãi bày tấc lòng thành của đứa con túng quẫn mong được trở về nhà, cũng như mong rửa sạch cái tội báng pháp trước đây đó thôi! (5)

* Người thông minh đời nay tuy học Phật pháp, nhưng chưa thân cận khắp các thiện tri thức, đa phần chuyên trọng lý tánh, bài bác, vứt bỏ nhân quả và những chuyện tu hành về mặt Sự. Đã bác Sự Tu, nhân quả thì lý tánh cũng mất. Bởi thế, thường có hạng tài cao, ngôn từ kinh động cả quỷ thần, nhưng xét đến hành vi lại chẳng khác gì bọn vô tri vô thức đầu đường xó chợ. Gốc bệnh đều là do bác Sự Tu và nhân quả gây ra cả, khiến cho bậc thượng trí uổng công nảy lòng thương xót, kẻ hạ ngu bắt chước làm càn theo. Ấy là dùng thân mình báng pháp, tội lỗi vô lượng.

* Biết chẳng khó, làm được mới khó. Đời có hạng người rỗng tuếch, nghe được lý “tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai biệt”, hoặc do duyệt kinh sách bên Giáo, tham thiền, ngộ được lý này, liền cho rằng mình giống như Phật, cần gì phải tu phải chứng, bèn phóng túng tâm ý, đối với hết thảy cảnh duyên lầm lạc bảo: “Sáu trần chính là Giác, tham - sân - si chính là Giới - Định - Huệ, cần gì phải chế tâm nhiếp thân, không dây mà tự trói mình?” Thứ kiến giải này hèn kém nhất; nghĩa là chấp Lý phế Sự, bác không nhân quả có khác gì dùng bánh vẽ để khỏi đói, cất nhà trên không, tự mình lầm, khiến người lầm, há chẳng phải là tội lỗi cực điểm hay sao? Dùng thiện nhân chuốc lấy quả ác, tam thế chư Phật gọi kẻ ấy là kẻ đáng thương xót vậy!

* Người đời nay phần nhiều ưa bàn xuông, chẳng chuộng thực sự tu tập. Khuyên tu Tịnh nghiệp, hiển nhiên là nên tu cả Sự lẫn Lý, nhưng phải đặt nặng việc tu về mặt Sự làm phương cách tu trì. Vì sao vậy? Do đối với người hiểu rõ Lý thì toàn Sự tức Lý, suốt ngày Sự Trì chính là suốt ngày Lý Trì. Nếu chưa thể hiểu thật rõ về Sự và Lý, vừa nghe nói đến Lý Trì liền biết nghĩa ấy thâm diệu, rất hợp với cái tính lười nhác, biếng trễ, sợ phải trì niệm nhọc nhằn của mình, bèn chấp Lý phế Sự. Sự đã phế thì Lý cũng chỉ thành bàn xuông mà thôi!

* Sự Trì là tin có đức A Di Đà Phật ở Tây phương, chưa thấu hiểu “tâm này làm Phật, tâm này là Phật”, nhưng cứ quyết chí nguyện cầu vãng sanh như con nhớ mẹ, chẳng lúc nào tạm quên. Đấy là chưa đạt lý tánh nhưng cứ y theo Sự mà tu trì.

Lý Trì là tin đức A Di Đà Phật ở Tây phương tâm ta sẵn có, do tâm ta tạo. “Tâm sẵn có” nghĩa là tâm vốn có đủ lý này. “Tâm tạo” là nương theo cái lý sẵn có ấy để khởi tu thì lý ấy mới có thể hiển hiện được; vì thế gọi là “tạo”. “Tâm sẵn có” chính là lý thể, “tâm tạo” là sự tu. “Tâm sẵn có” chính là “tâm này là Phật”. “Tâm tạo” chính là “tâm này làm Phật”.

“Tâm này làm Phật” chính là xứng tánh khởi tu. “Tâm này là Phật” chính là toàn tu tại tánh. Tu đức hữu công tánh đức mới hiển, dù ngộ Lý nhưng vẫn chẳng phế Sự thì mới là “chân tu”. Nếu không sẽ đọa vào tri kiến cuồng vọng chấp Lý phế Sự. Bởi thế, phần dưới mới viết: “Liền dùng hồng danh tự tâm sẵn có, hồng danh do tâm tạo thành để làm cảnh buộc tâm chẳng để tạm quên”.

Thứ giải pháp này ngàn đời chưa từng có, thật là khế lý khế cơ, lý sự viên dung, chẳng phải bậc Pháp Thân Đại Sĩ dễ gì đạt tới được! Sự Trì dù chưa ngộ Lý, há nào phải ra ngoài Lý đâu, bất quá là hành nhân chưa thể viên ngộ tự tâm! Đã ngộ thì Sự chính là Lý, nào có phải cái lý được ngộ nằm ngoài Sự đâu! Lý chẳng lìa Sự, Sự chẳng lìa Lý, Lý - Sự không hai; như thân và tâm con người đồng thời vận dụng cả hai, trọn chẳng hề có chuyện thân và tâm tranh nhau hơn kém! Người thấu đạt dù có muốn chẳng dung hợp cũng chẳng thể được. Tri kiến cuồng vọng, chấp Lý phế Sự thì chẳng thể dung hợp.

* Tâm này trọn khắp, thường hằng như hư không. Chúng ta do mê nhiễm nên khởi các chấp trước, ví như hư không do bị các vật ngăn chướng nên chẳng thể trọn khắp, chẳng thường hằng. Nhưng chẳng trọn khắp, chẳng thường hằng chỉ là vọng kiến chấp trước, chứ nào phải hư không thật sự bị các vật ngăn chướng nên chẳng trọn khắp, chẳng thường hằng ư? Vì thế, cái tâm phàm phu cùng với cái tâm bất sanh bất diệt mà đức Như Lai đã chứng trọn chẳng khác gì.

Điều khác biệt là do phàm phu mê nhiễm nên mới đến nỗi như thế, chứ chẳng phải là tâm thể vốn có cải biến! Di Đà Tịnh Độ hoàn toàn nằm trong một niệm tâm tánh của chúng ta, tâm ta vốn sẵn có Phật A Di Đà. Tâm ta sẵn có nên đương nhiên phải thường niệm. Đã thường niệm ắt sẽ cảm ứng đạo giao, tu đức có công tánh đức mới hiển, Sự - Lý viên dung, chúng sanh và Phật chẳng khác! Vì thế nói: “Dùng tâm sẵn có Phật của mình để niệm đức Phật sẵn có trong tâm ta, lẽ nào đức Phật sẵn có trong tâm ta chẳng ứng với cái tâm sẵn có Phật ư?”

* Những điều Tông môn dạy chuyên chỉ về lý tánh, chẳng luận về Sự Tu. Vì sao vậy? Muốn cho con người trước hết biết đến cái lý “nhân quả, tu chứng, phàm thánh, chúng sanh - Phật chẳng phân biệt”, để rồi y theo cái lý ấy mà bắt đầu tu nhân chứng quả, siêu phàm nhập thánh, đấy chính là sự “chúng sanh thành tựu Phật đạo” vậy!

* Luận rạch ròi thì Phật pháp chẳng ngoài Chân Đế và Tục Đế. Trong Chân Đế, một pháp chẳng lập, như thường nói: “Thật Tế lý địa chẳng dính mảy trần”. Trong Tục Đế, không pháp nào chẳng đủ, như thường nói: “Trong cửa Phật sự, chẳng bỏ một pháp”. Trong Giáo, xiển dương cả Tục lẫn Chân, nhưng đa phần nói về Tục Đế. Bên Tông thì chính ngay nơi Tục nói về Chân, nhưng quét sạch tướng Tục.

Phải biết rằng: Chân và Tục đồng thể, hoàn toàn chẳng phải là hai vật. Ví như tấm gương báu tròn lớn, rỗng sáng chiếu soi cùng tột, trọn chẳng có một vật. Tuy trọn chẳng có một vật, nhưng nếu người Hồ đến, gương hiện bóng người Hồ, người Hán đến, hiện bóng người Hán, sâm la vạn tượng cùng đến đều cùng hiện. Dù bao tướng cùng hiện, vẫn trọn chẳng có một vật. Tuy trọn chẳng có một vật, chẳng trở ngại các tướng cùng hiện. Nơi “các tướng cùng hiện” đó, nhà Thiền chuyên nói “trọn chẳng có một vật”. Nơi “trọn chẳng có một vật” ấy, Giáo dạy rõ “các tướng cùng hiện”. Như vậy, nơi Sự Tu nhà Thiền hiển rõ lý tánh, chẳng bỏ Sự Tu. Nơi lý tánh, Giáo giảng Sự Tu quy về lý tánh. Đấy gọi là “xứng tánh khởi tu, toàn tu tại tánh, bất biến tùy duyên, tùy duyên bất biến, Sự - Lý cùng đạt, Tông - Giáo bất nhị” vậy!

* Cái gọi là Niệm Phật Tam Muội nói tưởng dễ dàng, nhưng chứng đạt thật khó. Hãy nên nhiếp tâm niệm thiết tha, lâu ngày sẽ tự đạt. Dù chẳng thể tự đạt, nhưng do công đức tin chân thành, nguyện thiết tha, nhiếp tâm tịnh niệm ắt sẽ ngầm được Phật tiếp dẫn, đới nghiệp vãng sanh. Sự Nhất Tâm theo cách phán định của đại sư Ngẫu Ích người tu hành đời nay còn chưa thực hiện nổi, huống chi Lý Nhất Tâm? Phải đoạn được Kiến Tư Hoặc mới gọi là Sự Nhất Tâm. Phá vô minh, chứng pháp tánh gọi là Lý Nhất Tâm.

Nếu là bậc “trong ngầm hạnh Bồ Tát, ngoài hiện làm phàm phu” thì đối với hai loại Nhất Tâm này chẳng khó khăn gì. Nếu thật sự là phàm phu đầy dẫy triền phược thì Sự Nhất Tâm còn chưa dễ được, huống hồ là Lý Nhất Tâm ư? Hãy xem kỹ lá thư trao đổi rất dài giữa Quang tôi và vị cư sĩ nọ ở Vĩnh Gia ắt sẽ biết rõ. Đến chừng nào ngộ Vô Sanh rồi, gìn giữ chắc chắn, tiêu sạch các tập khí dư thừa, sẽ tự hiểu rõ điều ấy, cần gì phải hỏi trước? Như người uống nước, nóng lạnh tự biết. Nếu không dù người uống có nói đích xác mười phần, người chưa uống rốt cuộc vẫn chẳng biết được mùi vị ra sao!

Có lẽ cư sĩ thấy ngộ được Vô Sanh Nhẫn là chuyện dễ dàng, e tự mình ngộ rồi nhưng chưa biết cách gìn giữ chắc chắn [cái ngộ ấy] ắt sẽ bị các tập khí thừa sót khiến cho sở ngộ lại bị mất đi nên mới hỏi như vậy chăng? Chân Vô Sanh Nhẫn thật chẳng phải là chuyện nhỏ đâu, đấy chính là “phá vô minh - chứng pháp tánh”; tối thiểu phải là bậc Sơ Trụ trong Viên Giáo, bậc Sơ Địa trong Biệt Giáo [mới chứng được], nói sao dễ dàng thế?

Mong ông hãy hành theo những điều Quang đã nói trong Văn Sao, ắt sẽ hiểu duyên do của pháp môn Tịnh Độ, ắt tín - nguyện - hạnh sẽ chẳng bị những dị thuyết của hết thảy thiện tri thức đoạt mất. Sau đấy, nếu còn sức thì chẳng ngại nghiên cứu thêm các kinh luận Đại Thừa để mở mang trí thức, hòng làm căn cứ hoằng truyền Tịnh Độ. Như vậy, dù là phàm phu vẫn có thể tùy cơ lợi sanh, hành Bồ Tát đạo, đừng lầm mong cao xa, chỉ e Sự - Lý chẳng rành, khó tránh khỏi bị ma dựa. Lá thư dài gởi vị cư sĩ nọ ở Vĩnh Gia chuyên trị chứng bịnh này. Bịnh cư sĩ ấy với bịnh của ông tên gọi khác nhau, nhưng tánh chất giống hệt, nên Quang chẳng muốn nói nhiều.

Chỉ mong ông nhờ lá thư ấy mà lãnh hội. Phải biết người sau khi đã ngộ dù tu trì giống hệt như người chưa ngộ, nhưng tâm niệm khác biệt. Người chưa ngộ Vô Sanh, cảnh chưa xảy đến đã mong sẵn, cảnh hiện tiền bèn nắm níu, cảnh đã qua rồi vẫn nghĩ nhớ. Người ngộ Vô Sanh thì cảnh tuy sanh diệt, tâm chẳng sanh diệt, hệt như gương sáng, đến không dính, đi không tăm tích. Tâm ứng theo cảnh như gương hiện bóng, trọn chẳng có mảy may ý niệm nào chấp trước, quyến luyến. Dù đối cảnh vô tâm, vẫn sóng trào biển hạnh, mây bủa cửa từ. Đối với luân lý, cương thường thế gian và việc thượng hoằng hạ hóa đều mỗi mỗi nhận hiểu đúng, thật sự thực hành, dù táng thân mất mạng chẳng chịu vượt phạm.

Đừng tưởng là đối cảnh vô tâm rồi phế hết các sự tu trì tự lợi lợi tha, thượng hoằng hạ hóa. Nếu hiểu như vậy sẽ vướng sâu vào Không Ma, đọa vào Ngoan Không. Do đấy, bác không nhân quả, buông lung làm càn trở thành đem phàm lạm thánh, hoại loạn Phật pháp, lầm lạc chúng sanh, tạo thành chủng tử A Tỳ địa ngục. Điều này quan hệ hết sức sâu xa, bất đắc dĩ Quang tôi phải vì ông trình bày sơ lược lợi hại.

* Nếu ước trên Thật Tế lý thể để luận thì phàm - thánh, chúng sanh - Phật, nhân - quả, tu - chứng đều chẳng thể được. Nếu luận trên phương diện pháp môn tu trì thì trên từ Như Lai đã thành Phật đạo, dưới đến chúng sanh trong A Tỳ đều chẳng ra ngoài nhân quả. Hiểu rõ lý tánh nhưng chẳng phế Sự Tu bèn là Chánh Tri, chấp lý tánh phế Sự Tu bèn thành tà kiến. Sai chỉ hào ly, lập thành địa ngục và Phật quả khác biệt.

* Người đời nay phần nhiều ưa bàn xuông, chẳng chuộng thực sự tu tập. Khuyên tu Tịnh nghiệp, hiển nhiên là nên tu cả Sự lẫn Lý, nhưng phải đặt nặng việc tu về mặt Sự làm phương cách tu trì. Vì sao vậy? Do đối với người hiểu rõ Lý thì toàn Sự tức Lý, suốt ngày Sự Trì chính là suốt ngày Lý Trì. Nếu chưa thể hiểu thật rõ về Sự và Lý, vừa nghe nói đến Lý Trì liền biết nghĩa ấy thâm diệu, rất hợp với cái tính lười nhác, biếng trễ, sợ phải trì niệm nhọc nhằn của mình, bèn chấp Lý phế Sự. Sự đã phế thì Lý cũng chỉ thành bàn xuông mà thôi!

* Sự Trì là tin có đức A Di Đà Phật ở Tây phương, chưa thấu hiểu “tâm này làm Phật, tâm này là Phật”, nhưng cứ quyết chí nguyện cầu vãng sanh như con nhớ mẹ, chẳng lúc nào tạm quên. Đấy là chưa đạt lý tánh nhưng cứ y theo Sự mà tu trì.

Lý Trì là tin đức A Di Đà Phật ở Tây phương tâm ta sẵn có, do tâm ta tạo. “Tâm sẵn có” nghĩa là tâm vốn có đủ lý này. “Tâm tạo” là nương theo cái lý sẵn có ấy để khởi tu thì lý ấy mới có thể hiển hiện được; vì thế gọi là “tạo”. “Tâm sẵn có” chính là lý thể, “tâm tạo” là sự tu. “Tâm sẵn có” chính là “tâm này là Phật”. “Tâm tạo” chính là “tâm này làm Phật”.


“Tâm này làm Phật” chính là xứng tánh khởi tu. “Tâm này là Phật” chính là toàn tu tại tánh. Tu đức hữu công tánh đức mới hiển, dù ngộ Lý nhưng vẫn chẳng phế Sự thì mới là “chân tu”. Nếu không sẽ đọa vào tri kiến cuồng vọng chấp Lý phế Sự. Bởi thế, phần dưới mới viết: “Liền dùng hồng danh tự tâm sẵn có, hồng danh do tâm tạo thành để làm cảnh buộc tâm chẳng để tạm quên”.

Thứ giải pháp này ngàn đời chưa từng có, thật là khế lý khế cơ, lý sự viên dung, chẳng phải bậc Pháp Thân Đại Sĩ dễ gì đạt tới được! Sự Trì dù chưa ngộ Lý, há nào phải ra ngoài Lý đâu, bất quá là hành nhân chưa thể viên ngộ tự tâm! Đã ngộ thì Sự chính là Lý, nào có phải cái lý được ngộ nằm ngoài Sự đâu! Lý chẳng lìa Sự, Sự chẳng lìa Lý, Lý - Sự không hai; như thân và tâm con người đồng thời vận dụng cả hai, trọn chẳng hề có chuyện thân và tâm tranh nhau hơn kém! Người thấu đạt dù có muốn chẳng dung hợp cũng chẳng thể được. Tri kiến cuồng vọng, chấp Lý phế Sự thì chẳng thể dung hợp.

Nam-mô A-Di-Đà Phật.
 

binh

Registered
Phật tử
Tham gia
29 Thg 11 2006
Bài viết
665
Điểm tương tác
35
Điểm
28
Địa chỉ
HCM
Kính chư đạo hữu.
Tôi nghe lời Thánh Tri, ngừng post quyển " Đốn ngộ nhập đạo yếu môn " ở đây. Vì theo lời đại sư Ấn Quang thì dù có ngộ thiền cũng vẫn chưa thoát luân hồi, mà do sự hiểu biết ấy mà nguời ta dễ tăng thuợng mạn, cứ tuởng mình đã chứng đắc , dễ đoạ địa ngục.

Luận "Đốn ngộ " này tới đây cũng đã chỉ rõ phuơng pháp tu hành, chỉ rõ tâm tánh rồi. Cứ theo phần đó mà tu vẫn có kết quả tốt.
Còn về pháp môn niệm Phật, thì khi mình chú tâm niệm Phật, đã " tự tịnh kỳ ý " rồi, mà làm cho tâm ý đuợc thanh tịnh thì chính là thiền vậy. Trong luận Đốn Ngộ có nói " tâm không sanh vọng niệm là Thiền, ngồi thấy bổn tánh là Định". Như vậy khi niệm Phật thì trong Tịnh đã có Thiền, trong Thiền đã có Tịnh, dù có nói song tu hay không cũng vậy, chỉ là một.
Những nguời nào có tâm tu hành,sẽ có nhân duyên gặp chánh pháp. Không cần phải post tiếp bài nữa.
Mong quí đạo hữu hoan hỷ.
 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên