GIẢI VỀ SI

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
GIẢI VỀ SI MÊ
Pháp sư Thongkham Medhivongs​

MOHA nghĩa vắn tắt là si mê.
Si mê là tiếng thông dụng nhất trong Phật giáo,vì vậy nên tiếng này có nhiều ý nghĩa, không như những tiếng thông thường. Si mê có nghĩa là ngu dại tối tăm không hiểu biết và không phân biệt phải quấy, không nhận thức được sự thật, không có trí tuệ, mờ tối, không sáng suốt, hiểu lầm.

TRẠNG THÁI CỦA SI MÊ​
Si mê thật là khó giải hơn tham lam và sân hận. Vì si mê thuộc về sự không thông hiểu. Ta có thể phân biệt được sự thông minh hơn là si mê dốt nát. Vì ta có thể chia sự thông hiểu ra từng ngành chuyên môn,từng hạng. Như hiện giờ có hạng tú tài, cử nhân,.v.v,.Nhưng về sự dốt nát ta không thấy có có hạng dốt thứ này, hạng nọ mà cũng không thấy có ai đứng ra cấp bằng hay chứng nhận rằng người nay ngu dại dốt nát hơn người kia

Sự thể ấy ví cũng như ánh sáng có thể chia ra từng hạng như hạng 10 ánh nến, hạng 20 ánh nến.v.v. Nhưng không thấy chia ra ngu dốt A hạng B.v.v Ta có thể dùng tiếng tối mù mịt,v..v nhưng không thể chia hạng tối ấy ra sao

MOHA: SI MÊ LÀ GÌ​
Có người hiểu rằng si mê là không thông hiểu. Hiểu như thế là sai lầm. Nếu nói si mê là không thông hiểu thì trên vũ trụ này không có một người nào thông hiểu, vì không có một vị trí thức nào thông hiểu tất cả các ngành, các nghề được. Vị nào thật thông minh thì cũng chỉ chuyên môn về năm ba ngành là cùng

Nếu muốn biết người si mê hay không ta nên xem ở nơi hành động của người ấy, chớ không nên dựa vào bằng cấp chuyên môn mà cho rằng người này thông minh, người kia ngu dốt.

Si mê đây không phả là sự không thông hiểu, mà cũng không phải là sự thông hiểu.Người có bằng cấp cap thông thái hay là người ngu dốt cũng không gọi là si mê được.
Si mê hay không là do nơi người biết áp dụng sự hiểu biết của mỉnh đúng chỗ đúng lúc. Sự thật có người học thông Tam Tạng chăng nữa mà làm tội lỗi cũng gọi là si mê.

Ta hãy xem lại thân thể ta có tay để làm việc, có chân để đi, tai để nghe, mắt để xem,miệng để nói.v.v. mỗi bộ phận cơ thể có khả năng riêng của nó,ít hay nhiều. Tâm ta có khả năng là biết điều khiển cơ thể bên ngoài, làm việc đúng theo khả năng của nó. Ví nư khi lái xe, tay ôm vo-lang, hai chân giữ lấy thắng và săng,v.v Ta không thể đang lái xe mà đánh đàn được, hay nghĩ sao lãng chuyện khác được. Tâm phải dùng cơ thể này đúng mục đích mới đem lợi ích cho ta.Nếu tâm điềukhiển thân này sai lạc, thì tất nhiên sẽ bị hại. Khi làm sai phận sự như vậy gọi là si mê

Theo PG thì tâm là vật biết thiện, ác, tội phước. Khi tâm bỏ thiện làm ác, hay là làm tội lỗi là vì trong khi ấy tâm bị si mê che ám làm cho tâm tối tăm không phân biệt được thiện ác. Người có tâm ấy gọi là người si mê

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
HỎI: Tại sao Phật gíao phê phán gắt gao sự thông hiểu và không thông hiểu là si mê, là một phiền não rất vỉ đại,là cội căn của các phiền não khác?

ĐÁP: Vì nguyên nhân làm cho người thiện trở nên ác do nơi sự hành động không hợp pháp, không đúng theo lẽ phải. Người không thông về các ngành chuyên môn khác hơn sở năng của mình không gọi là si mê, vì người ấy không làm sai trái với phận sự mình, ý tôi muốn nói là làm ác.
Ví dụ trong thế gian này có biết bao nhiêu người không thông hiểu luật mà đâu có phạm lỗi, vì mặc dầu không hiểu luật mà cũng không làm sai luật, nên không thể gọi người ấy là si mê . (ví như tuy người ta không hiểu luật kiểm lâm, nhưng vì người ta không tham gia hoạt động nơi các ngành nghề liên quan đến kiểm lâm thì làm sao họ phạm luật kiểm lâm được
. Kiểm lâm và những người có liên quan đến ngành kiểm lâm mà vi phạm luật thì mới gọi là si mê)

Ba pháp mới xem qua thì gần giống nhau là:
1. AVIIJJÀ: Vô minh
2. MOSA: Si mê
3. MICCHADITITHI: Tà kiến
nhưng xét kỹ thì ba pháp ấy vẫn khác rất xa

1. AVIIJJÀ: Vô minh nghĩa là sự không hiểu biết,ý nói không hiểu biết pháp Tứ Đế,là nguyên nhân làm cho chúng snah luân hồi.
Người vô minh ví cho người ở trong rừng,không biết và không tìm con đường đi ra khỏi rừng, cuối cùng chịu chết trong rừng. Sự không hiểu rõ đây là nền tảng của tâm. Tất cả chúng sanh đều có vô minh. Khi đắc quả A La Hán hay Độc Giac Phật hoặc Bậc Chánh Đẳng chánh giác thì vô minh mới tận diệt


2. MOSA: Si mê, ý nói đến sự phân biệt được tội và phước, thiện và ác. Si mê này không phải là nền tảng của tâm mà chỉ là sự lầm lạc của tâm, bởi không dùng trí tuệ làm nền tảng để quán xét cho chu đáo rồi mới thực hành

3. MICCHADITITHI: Tà kiến. Sự hiểu biết sai lầm, như nghĩ làm tội phước không có quả, chết rồi mất không sanh, rồi tự thực hành theo ý niệm ưa thích của mình

Người gọi là vô minh hay si mê có thể ngồi nghe những lời giảng dạy của bậc trí thức để vâng giữ hành theo,hay ít nữa cũng có thể phục thiện được. Còn người ta kiến đã không nghe, mà còn tự phụ là mình nghĩ đúng và hành đúng, chấp chặt vào mọi chuyện mà mình đã nghĩ trước.

Người không hiểu và ngưới hiểu sai vốn khác nhau. Vì người không hiểu có lúc sẽ hiểu, còn người hiểu sai lầm thì khó mà sửa sai được.


Vô minh và si mê là phiền não thật sự vì đó mà tâm ta nhơ đục, nhưng chưa có hành động nên chưa gọi là nghiệp. TÀ KIẾN MỚI THẬT SỰ LÀ TÂM NGHIỆP.

Tóm lại, thì vô minh là nền tảng của tâm,vì tâm bị vô minh làm nền tảng, nên si mê; vì tâm si mê nên có tà kiến.Khi tâm tà kiến thì mới hành động theo sự hiểu biết của nó, đó là tạo nghiệp. Ba trạng thái ấy liên quan với nhau. Có thể ví dụ người kia mắt làng ( mắt bị bịnh), nhằm đêm ba mươi trời rất tối, mà lại không chịu ở yên một chỗ, cứ đi nơi này nơi khác nên bị cây đụng vào mắt làm cho mắt càng đau nhức.
- Người làng- mắt đó ví như tâm có vô minh làm nền tảng
- Si mê ví như đêm ba mươi, khiến mắt người ấy mờ thêm, (nhưng đây chỉ mờ thêm theo trường hợp nếu ban ngày còn thấy mờ mờ)
- Còn tà kiến ví như sự di chuyển của người ấy trong đêm ba mươi, Tà kiến là nghiệp , tức là sự hành động

(còn tiếp)
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
TAI HẠI CỦA SỰ SI MÊ

TAI HẠI CỦA SỰ SI MÊ
Trong Tam độc, si mê là phiền não quan trọng hơn hết, vì tham lam và sân hận sanh lên đều do nơi si mê làm chủ,khiến tham lam hay sân hận hành động mãnh liệt.Khi không có si mê phụ vào thì không đến nỗi đi đến chỗ cực kỳ hung ác.Còn riêng về si mê nó tự phát sanh lên một mình, không cần có tham lam hay sân hận phụ vào.
Như khi đang lễ Phật tâm phóng túng hoặc khi tham thiền tâm ta xao nhãng hay hôn trầm đều do nơi si mê mà ra cả. Vì vậy nên chỉ có A LA HAN QUẢ mới hoàn toàn tận diệt được phiền não này.
Si mê có nhiều năng lực tác hại:
1- Khi ta thương, si mê nhập vào làm cho ta mù quáng, quên mình có thể làm tội lỗi được
2- Khi giàu có, si mê xâm nhập vào làm cho ta mê mệt cố chấp lấy của mà quên già đau chết, có nhiều càng tạo thêm nhiều không hề biết đủ.
3- Khi ta có quyền chức lớn, si mê nhập vào làm cho ta càng mê theo quyền chức ấy, khiến làm những việc không cao đẹp.
4- Khi ta giận si mê nhập vào làm cho ta mù quáng có thể giết người.

Nếu ta đã chán mùi thế tục, muốn an tịnh tìm vào nơi tĩnh mịch để tham thiền niệm Phật, thì ta sẽ thấy tâm si mê phát sanh như: phóng tâm, buồn ngủ, bần thần, lười biếng, giãi đãi, lần lựa hẹn giờ này giờ kia,v.v.

Trong 16 điều phiền não, lòng si mê chiếm 12 điều. Dưới đây tôi xin giảng sơ lược những phiền não thuộc về si mê và các pháp đối trị.

 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
MAKKHA: BỘI ƠN

MAKKHA: BỘI ƠN

MAKKHA có nghĩa là bội ơn. ơn ở đây chỉ việc làm của người đã giúp đỡ ta trong một trường hợp nào đó chẳng hạn: một bát cơm , một chén nước.
Người biết ơn không bao giờ nghĩ đến sự quên ơn và hằng tìm phương cách đền đáp cho xứng mặc dầu ơn đức ấy có ít mà ta đã trả rồi cũng vẫn thấy rằng chưa đủ.

Đức Phật dạy người khó kiếm được trong tam giới này là người biết ơn. Người dễ kiếm nhất là người bội ơn. Trong đời này người bội ơn quả thật nhiều không sao kể xiết. Hơn nữa Phật còn dạy cho ta biết con người vốn có rất nhiều si mê hơn các ác pháp khác.


Người biết ơn có thể chia ra ba hạng:
1- Hạng cao thượng, biết cúng dường người có công ơn như cha mẹ, thầy, các bậc cao quý như chư Phật và chu Thánh nhân.
2- Hạng trung, là đền đáp công ơn người đã giúp mình
3- Hạng thấp, là nhớ công ơn người đã giúp mình, nhưng không nghĩ đến chỗ đền đáp.


Người bội ơn chia làm 3 hạng:
1- Hạng đê hèn nhất, không nghĩ đến cúng dường công ơn cha mẹ, thầy tô, Phật, chư thánh nhân mà còn khinh khi hay làm hại,Phạm ngữ gọi là MAKKHA: bội ơn
2- Bực trung, không biết ơn, mặc dù có cho hay giúp đến mức độ nào thì người ấy cũng không cần biết.Phạm ngữ gọi là AKATTANNU: không biết ơn
3- Hạng đê tiện, không trả ơn, không bao giờ nghĩ đến sự trả ơn ai hết,Phạm ngữ gọi là AKATAVEDÌ: không đáp ơn

Người thuộc về hạng bội ơn này ví như một tảng đá, ta không thể trồng một thứ giống ngũ cốc nào lên đó được. Tâm người ấy xấu, không nói sao cho hết được.


Phương pháp diệt Bội ơn
Nếu ta muốn diệt phiền não, thì ta nên tìm tận gốc của nó.Nguồn gốc của bội ơn là si mê, ta nên dùng trí tuệ để diệt si mê. Vì người có trí tuệ không bao giờ quên ơn người khác, hằng suy nghĩ thấy cái hại của sự bội ơn là đi vào bốnđường ác đạo. Theo sau trí tuệ là hằng biêt ơn và cố trả ơn KATTANNU KATADEVI
 

NA TIÊN

Registered
Phật tử
Tham gia
27 Thg 11 2006
Bài viết
423
Điểm tương tác
79
Điểm
28
PALASA: ĐEM MÌNH SÁNH VỚI CÁC BẬC CAO NHÂN

PALASA: ĐEM MÌNH SÁNH VỚI CÁC BẬC CAO NHÂN
Đây là một phiền não tai hại hôi hám, ai ai cũng chán ghét, nhưng trong thâm tâm của chúng sanh, ai cũng có dầu ít hay nhiều. Tại sao? Vì nó thuộc tâm si mê,mà tâm si mê là chúa tể các tâm khác.
Sở dĩ người ta đem mình sánh với các bậc cao nhơn là vì tưởng rằng mình cũng như bậc cao nhơn, giá trị của mình cao bằng bậc ca nhơn, nguyên nhân của tâm trạng ấy là: Biết rằng ta không bằng người ấy.
Nhưng cố khoe khoang hay làm ra người có tài bằng người mình muốn sánh, hoặc nói bằng lời

Tai hại của sự "Đem mình sánh với các bậc cao nhơn"
Là các bậc trí thức không gần, bạn lành cũng lánh xa, không học thêm được gì hết, nhất là phương pháp diệt trừ phiền não. Vì người này nặng si mê, khó giác ngộ được pháp giải thoát. Nói tóm lại người thường đem mình sánh với các bậc cao nhơn thì thường hay bị MẤT:
- Mất những pháp lành
- Mất bạn lành

Phương pháp diệt "Đem mình sánh với các bậc cao nhơn"
"Đem mình sánh với các bậc cao nhơn là một phiền não làm cho tâm mờ tối, không nhìn thấy trời cao đất rộng, cũng ví như chó chưa chưa hề thấy cọp, tưởng cọp là thú bốn chân không có gì đáng sợ
Người bị phiền não này che ám làm cho tâm mờ tối, thì nên dùng trí tuệ mới có thể đối trị được. Sau trí tuệ nên có pháp ATTANNUTA, nghĩa là biết mình, ý nói người luôn luôn biết rõ bản thân mình, đừngnhĩ ai cũng bằng mình. Khi ta không biết chính bản thân của ta ra thế nào, thuộc hạng nào, nên mới đem mình sánh với bậc cao nhơn.

 
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT

Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.

Mã QR Diễn Đàn Phật Pháp

Ngân hàng Vietcombank

DUONG THANH THAI

0541 000 1985 52

Nội dung:Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP(Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)

Chủ đề tương tự

Who read this thread (Total readers: 0)
    Bên trên