Kính các Bạn.- Nội dung chính của các nền Tôn giáo và Triết học là giải thích về Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan.
Từ thưở sơ khai cho đến ngày nay, khi con người biết suy tư, lúc đứng trước vũ trụ bao la hùng vỹ, nào trăng sáng, núi cao, biẻn rộng ,sông dài ,mây bay ,gió cuốn ,gió mưa. sấm sét..Tất cả hiện tượng ấy đã là những thắc mắc, khiếp sợ của con người muôn thuở.- Từ đó họ quỳ luỵ, tôn thờ v.v...và muốn tìm hiểu bản chất.- Nên đã khởi sinh NHÂN SINH QUAN và VŨ TRỤ QUAN.
* Con người thông thường họ khởi các thắc mắc:
Vũ trụ bao lớn?
Con người do đâu mà có?
Tôn giáo phát sanh từ đâu ?
Triết học giải quyết việc gì ?
Vị trí Phật Giáo thế nào trong các nền Tôn Giáo ?
Những câu hỏi ấy luôn luôn ám ảnh tâm thức chúng ta nó bắt ta phải suy nghĩ . Đã có biết bao tư tưởng gia,đạo sĩ, triết nhân ,Đông cũng như Tây ,Họ để ra rất nhiều thì giờ ,tâm lực ,viết nên những bộ sách vĩ đại ,nhằm giải đáp những thắc mắc của con người .Nhưng ..tất cả chỉ là những mớ lý thuyết còn đọng lại trên trang giấy .Vì ,triết lý tức là đặt vấn đề để rồi truy vấn nhũng dự kiện của vấn đề ;hơn là giải quyết vấn đề ,nếu không muốn nói là không tưởng .
Vậy ,muốn nghiên cứu khái quát về vấn đề quan trọng -vấn đề tìm hiểu vũ trụ và con người -trước hết ta nên du hành qua các địa hạt tôn giáo ,đạo học ,triết học, khoa học,và nhất là đạo Phật ,để nghiêm túc tìm hiểu ,nhận định và so sánh những điểm dị đồng …rồi may ra nhờ đó ,ta có thể nắm vững vấn đề và giải quyết vấn đề một cách chính xác khách quan hơn .
Kính mời Các Bạn Đạo. Cùng với VQ chúng ta dạo chơi trong một ít biển tư tưởng của Nhân loại, rốt cùng bơi trong Tư tưởng kinh "Hoa Nghiêm" Huyền Môn của Phật giáo.- Để hướng về Chân Lý Tối Thượng.
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)
Trong con người, có 2 thành Phần: 1. Thể xác và 2. Tâm Linh.
Về phần Thể xác ở bài viết này xin dành cho các nhà khoa học, thực dụng.
Về phần "Tâm Linh" của con người, lại có 3 lĩnh vực chính: 1. Tín Ngưỡng. 2. Tôn Giáo. 3. Tư Tưởng.(Chúng ta sẽ cùng thảo luận)
A/. Tín ngưỡng:
Thường Người ta có thể tin (Tín ngưỡng) vào một điều gì đó mà không cần lý trí để biết đúng hay sai ! Sự tín ngưỡng này lại có khuynh hướng truyền thừa cho thế hệ con cháu về sau. Ví dụ như; Người ta tin rằng: Thứ sáu 13 tây là ngày xấu, không nên làm công việc quan trọng ở ngày đó.
A1/.Một số Tín ngưỡng hình thành Tôn Giáo sơ khai:
Vì nhu cầu liên lạc với quỷ thần, "thầy mo và vu thuật" đã hình thành và dẫn đạo nền Tín ngưỡng sơ khai này. Cho mãi đến nay chúng vẫn còn lưu truyền . Cụ thể như tục thờ: Tứ Phủ, Hầu Đồng, v.v...
A 2/. Lịch sử Tín ngưỡng (Sơ khai) Tát Mãn Giáo.
Thời kỳ Thị tộc Mẫu hệ(buổi Bình minh của Tôn Giáo sơ khai):
*Thời Hồng Mông khởi thỉ; tư tưởng con người chỉ rất đơn giản, họ thấy cái gì gần gủi cần thiết thì sanh ra sùng bái (nhận thức luận),nên trong tín ngưỡng họ thờ cúng vật tổ như ở Trung Quốc có Ưng tộc,họ thờ chim ưng,phúc tộc thờ vơi, Miêu tộc thờ mèo rừng, theo các nhà dân tộc học họ cho rằng miền Bắc Việt Nam có lệ chích khăn mỏ quạ là biểu tượng Chim hồng, chim Lạc di tích của nền tín ngưỡng thờ Vật tổ....Người Chăm và một số vùng ở Ấn độ ,có tục thờ Lingam, hoặc thờ Bò v.v...
(Lượt trích : Quan điểm của giáo sư Tống trong sách "thầy mo và vu thuật" cho rằng thầy mo xuất hiện vào trung kỳ xã hội thị tộc mẫu hệ,vì nó gần lịch sử hơn các thuyết khác...
....Vì nhu cầu liên lạc với quỷ thần,vu sư (thầy mo) đã ra đời.
Sự ra đời của vu sư còn có quan hệ mật thiết với việc hình thành quan niệm sùng bái Tổ tiên...Đương nhiên người ta sùng bái Tổ Tiên không chỉ đơn thuần là tưởng nhớ mà quan trọng hơn là mong được linh hồn tổ tiên mình từ cõi u minh phù hộ độ trì.- Thế là cần có một sứ giả làm môi giới giữa quỷ thần với người sống.-Và Vu sư đã ra đời...Đó là bối cảnh và nội dung của Tát mãn giáo một loại Tôn Giáo nguyên thủy của nhân loại.
A3/. Tín ngưỡng "Thăng Hoa" thành Tôn giáo và Tư Tưởng.
+ Tín Ngưỡng "Đôi khi" có thể được nâng cấp thành ra một vấn đề thiêng liêng cao quí.- Gọi là Đức Tin.
+ Trong Đạo Phật, Tín Ngưỡng được "Thăng hoa".- chia làm 2 khuynh hướng Niềm Tin. cụ thể là:
Niềm Tin, không có lý trí, mà do thói quen, hoặc không có nhận thức đúng đắng. Gọi là Mê TÍN.
Niềm Tin, dùng lý trí, hoặc nhận thức đúng hay sai. Gọi là CHÁNH TÍN (thuộc Bát Chánh Đạo).
Hỏi: Tôn Giáo là gì ?
Đáp:
* Tôn giáo hay "Đạo", đôi khi đồng nghĩa với tín ngưỡng, thường được định nghĩa là niềm tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý, lễ nghi, tục lệ và tổ chức liên quan đến niềm tin đó.
* Có một số quan niệm. Họ cho rằng "Tôn Giáo" là do một "Đấng" (nào đó) mang từ trên Trời xuống thế gian (!).- Đây hoàn toàn là Niềm Tin (Có khi không cần tư duy, khảo cứu gì cả !).
* Ngoài Niềm tin cuồng nhiệt kể trên. Có thể chúng ta sử dụng quán trí để xem xét như :
* Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần: thiêng liêng và trần tục. Trần tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người, còn thiêng liêng là cái siêu nhiên, thần thánh.
Đứng trước sự thiêng liêng, con người sử dụng lễ nghi để bày tỏ sự tôn kính, sùng bái và đó chính là cơ sở của tôn giáo.
Trong nghĩa tổng quát nhất, có quan điểm đã định nghĩa tôn giáo là kết quả của tất cả các câu trả lời để giải thích nguồn gốc, quan hệ giữa nhân loại và vũ trụ; Được gọi là 2 quan điểm: NHÂN SINH QUAN & VŨ TRỤ QUAN .
* Số lượng Tôn giáo được hình thành từ xưa đến nay được xem là vô số, có nhiều hình thức trong những nền văn hóa và quan điểm cá nhân khác nhau.
II/. Các Chủng Loại Tôn Giáo:
1/. Đa Thần Giáo.
Thưa Các Bạn.Tát Mãn giáo là đại biểu cho hệ thống Đa thần giáo (buổi bình minh của Tôn giáo sơ khai).
Các chế độ quyền bính thửơ ban sơ phần nhiều theo chế độ Mẫu Hệ và thị tộc hoặc bộ lạc nguyên thủy.nhưng trong đó đã dần dần xuất hiện một vài nét mang tính triết học.-Như HÀ ĐỒ LẠT THƯ ở Trung Quốc cổ.Hoặc mang tính Triết học ẩn chứa trong những truyền thuyết như Truyền Thuyết Bà nữ Oa đội đá vá Trời.
* Tích Bà nữ Oa:
Trở lại phương Đông cách đây vài ngàn năm, khi những người Trung Hoa đầu tiên ngắm bầu trời, họ đã kể ra câu chuyện về Bàn Cổ khai thiên. Chuyện kể rằng Bàn Cổ là vị thần đầu tiên trong vũ trụ này. “Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng.” Rồi tiếp sau Bàn Cổ là các vị thần Sông, thần Gió, thần Núi… Lại có chuyện kể “Vào thời Hiên Viên; thần nước Cộng Công(gong=khảm) đánh nhau với thần lửa Chúc Dong. Cộng Công thua trận; húc đầu vào núi Bất Chu; khiến cột trời đổ gẫy. Trời nghiêng về phía Tây Bắc; đất lệch về phía Đông Nam. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư thành tro ngăn nước lụt; lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời. Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội trời lên. Từ đó; cuộc sống trở lại yên bình.” ( Xin dừng kể ở đây vì nếu kể nữa e rằng sẽ sa vào kể sử).
Từ hai câu chuyện trên, cho ta thấy người phương Đông cổ đại cho rằng Vũ trụ được tạo ra từ ý chí - yếu tố tâm linh, thần thoại. Điều thú vị là mô típ sáng tạo vũ trụ kiểu này rất giống với thần thoại Hy Lạp hay La Mã cổ đại cho thấy nét tương đồng giữa hai nền văn hoá Đông Tây.
Tính Tư Tưởng trong tích bà Nữ Oa:
*Theo truyền thuyết thì Bà Nữ Oa là "Thánh Mẫu" sinh ra con người ,nhưng trong câu chuyện lại hàm chứa một triết lý Đông phương. w1.60s.com.vn vietsciences.free.fr
Ở Việt Nam chúng ta cũng có một Tôn Giáo mang tính Đa Thần.- Như Đạo Cao Đài.- Họ quan niệm rằng: Con người và Vũ trụ này do 2 đấng Cha Trời (Tức ông Chí Tôn) và Mẹ Đất (Bà Diêu Trì Kim Mẫu) phối ngẫu, tạo ra và cai quản (!).
Kính các Bạn. Đa Thần Giáo là vậy.- Cho rằng có nhiều vị Thần, sanh thành và chi phối con người và Vũ trụ.
2/. Nhất Thần Giáo:Là các Tôn giáo có quan niệm vũ trụ và con người do Một Thần (Nhất Thần- Nguyên Thể) tạo nên, như đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa v.v…Cho rằng Con người và Vũ Trụ do Đấng "Chúa Trời" tạo ra và thống trị.
3/. Phiếm Thần Luận.-Nền Triết lý độc đáo tại Trung Quốc. (Trích)
* Thuyết phiếm thần, hay phiếm thần luận, là quan niệm rằng tất cả mọi thứ đều thuộc về một Thượng đế trừu tượng nội tại bao trùm tất cả; hoặc rằng Vũ trụ, hay thiên nhiên, và Thượng đế là các khái niệm tương đương.
Các định nghĩa chi tiết hơn có xu hướng nhấn mạnh quan niệm rằng quy luật tự nhiên, sự tồn tại, và Vũ trụ (tổng của tất cả những gì đã, đang, và sẽ tồn tại) được đại diện trong nguyên lý thần học về một vị 'chúa trời' trừu tượng thay vì một hay vài đấng tạo hóa cá thể thuộc bất cứ dạng nào. Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt giữa thuyết phiếm thần với thuyết vạn hữu tại thần (panentheism) và thuyết phiếm tự nhiên thần (pandeism).
Từ "thuyết phiếm thần" trong các ngôn ngữ châu Âu bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: πάν ( 'pan' ) = tất cả, và θεός ( 'theos' ) = Thượng đế, nghĩa đen là "Thượng đế là tất cả" và "tất cả là Thượng đế". http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuyết_phiếm_t
* Khi được hỏi về Quỷ Thần. Đức Khổng Tử có nói rằng: Kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí hỉ. Phi kỳ quỉ nhi tế chi siểm dã.
Nghĩa là: Kính quỉ thần mà phải lánh ra xa là người khôn ngoan . Chẳng nên cúng tế mà dua bợ vậy.
(câu này có nguồn gốc từ một câu nói của Khổng Tử trong "Luận ngữ - Ung dã")
*Quan Niệm về THIÊN (Trời),giới Sĩ Phu Trung Quốc có cái nhìn rất độc đáo.
Thiên thính vô tuyệt âm.Thương thương hà xứ tầm
Phi cao diệt phi viễn.Đô chỉ tại nhân tâm
Nhân tâm sinh nhất niệm
Thiên địa tất giai tri
Thiện ác nhược vô báo
Càn khôn tất hữu ty
nghĩa:
Trời tuyệt không tiếng nghe
Biết tìm đâu cho thấy
Tuy xa mà bên cạnh
Chỉ ở tại trong tâm
Người nghĩ một điều chi
Trời xanh kia ắt biết
Nếu thiện ác không báo
Trời có lòng riêng sao.
<*>Thiệu Ung (1011 - 1071) hiệu là Khang Tiết tức Thiệu Tử, người đời Bắc Tống (Trung Quốc) đã nghiên cứu và phát triển Dịch học và đã có những đóng góp to lớn. Ông đã dùng bát quái để dự đoán thông tin, sáng tạo ra phương pháp lấy quẻ theo sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được hoặc giờ, ngày, tháng, năm (theo âm lịch) xảy ra; dùng các phép tính cộng - trừ - nhân - chia để lập quẻ; tìm ra hào động; căn cứ sự sắp xếp của âm dương ngũ hành bát quái cùng các phương pháp phân tích vận khí suy vượng, ngũ hành sinh khắc, quẻ thể, dụng cùng với văn từ của Chu Dịch để đoán giải vận hạn, đoán giải sự việc. Bộ sách "Mai Hoa Dịch số" của Thiệu Tử còn lưu lại đến ngày nay và được coi là một trong ba bộ Đại kỳ thư của nền văn hoá Trung Hoa. http://vi.wikipedia.org/wiki/Mai_Hoa_Dịch_số
Vâng. Phiếm Thần luận, là luận thuyết cho rằng: Thượng Đế hoặc Thần là những nguyên lý vận hành vũ trụ khách quan, như Hà đồ lạc thư diễn đạt.
4/. Duy vật luận: Là loại chủ nghĩa Duy Vật Vô Thần Luận rốt ráo. Ở đây không chấp nhận Thần Thánh gì cả.-Triết học Mác –Lênin khẳng định:”YT (ý thức) do VC (vật chất)sinh ra và quyết định ,song sau khi ra đời ,YT có tính độc lập tương đối nên có sự tác động trở lại to lớn đối với VC thông qua họat dông thực tiễn của con người.
1.1.Vật chất quyết định ý thức.
Như chúng ta đã biết ,luận chứng khoa hoc của triết học Mac-Lênin đã khẳng định YT là sản phẩm của dạng VC nhưng không phải là sản phẩm của bất kì dạng VC nào mà là sản phẩm của dạng VC đặc biệt, có tổ chức cao là bộ óc người ,chỉ có bộ óc người một kết cấu đặc biệt ,có tổ chức tinh vi ,hòan thiện mới sinh ra YT .Cho nên nếu bộ óc người nào bị tổn thương hay rối lọan chức năng phản ánh thì người đó không thể có được YT
Qua các tư liệu trên, chúng ta có thể tóm lượt có 4 loại Tôn giáo:
1. Đa Thần Giáo: Là các Tôn Giáo có quan niệm vũ trụ và con người do nhiều Thần tạo nên, như đạo Cao Đài v.v…
2. Nhất Thần Giáo: Là các Tôn giáo có quan niệm vũ trụ và con người do Một Thần tạo nên, như đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa v.v…
3. Phiếm Thần Giáo: là các Tôn Giáo có quan niệm vũ trụ và con người do nguyên lý định luật vũ trụ nên, Thần chỉ là tượng trưng. như đạo Khổng, Đạo Lão v.v…
4. Vô Thần Giáo: là các Tôn Giáo có quan niệm vũ trụ và con người do ngẫu nhiên mà có…hoặc chỉ do vật chất…
Trong bối cảnh Đa Tôn Giáo, Đa Tín Ngưỡng như thế.- Phật Giáo thuộc hệ tư tưởng Tôn giáo (Hữu Thần hay Vô Thần) nào ?
* Vấn đề này chúng ta sẽ trở lại ở Phần Các Tư Tưởng trong Tôn Giáo.
** vẫn câu nói đó .. KLL có nói gì sai, kính xin thày VQ tận tình chỉ dẫn ... KLL nguyện học theo [smile]
(1) Phật Giáo và Các Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam
Ta thấy hình ta những miếu đền - Mai Thảo
nói đến các chủng loại tôn giáo .. thì ở Viêt Nam, sự dung nhập của các tôn giáo tín ngưỡng dân gian Việt Nam với niềm tin Phật Giáo cũng không it [smile]
"một điểm hết sức lý thú là, cũng bắt nguồn từ một trong những đặc điểm của Phật giáo là tính linh hoạt, nên khi du nhập vào Việt Nam, ta thấy có hiện tượng dung hội giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian, điều đó thể hiện rõ nét trong nghi lễ." [1]
Ở khắp các vùng miền ở Việt Nam, ngoài các cấu trúc cơ sở phật giáo như Chùa, Am .. còn có những cơ sở tín ngướng dân gian như là Đình, Đền, Miếu, Nghè, Phủ, Quán ..
vì vậy .. ngay cả những người Phật Tử đi chùa ... có quy y, có pháp danh, trong chính họ cũng có những niềm tin về những tín ngưỡng dân gian (folk religions - nhiều người tin .. thì họ tin theo)
Với sự đa dạng văn hóa của cộng đồng dân tộc, Việt Nam là quê hương của những tín ngưỡng độc đáo. Từ thờ cúng tổ tiên đến tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, mỗi tín ngưỡng đều phản ánh đẹp đẽ và sâu sắc trong tâm linh người Việt. Hãy khám phá cùng Mytour những di sản văn hóa tinh túy qua các tín...
** Thánh, Thần: một số nhà sư trở thành Thần thánh được tôn thờ ở một số chùa như: Từ Đạo Hạnh (Chùa Láng); Minh Không, Giác Hải (chùa Lý Triều Quốc Sư), Vô Ngôn Thông (Chùa Kiến Sở)... [1]
*** Các Anh Linh, Hồn Linh Thiêng: miếu CÔ .. miếu CẬU .. sơn Thần .. thần hoàng ... sông núi, ngay cả cây đa to cũng có thể sở hữu hồn linh ... có thể tốt (phù hộ) ... có thể xấu (đòi hỏi cúng bái, thờ cùng rùi mới tha cho ) ... rồi sự hội nhập này cũng có 1 số tu sĩ, tăng sĩ .. cũng coi ngày .. coi giờ cho chính việc động thổ xây nhà xây chùa nữa [smile]
có thờ --> có linh (có thờ ---> tại vì có linh ở đó)
có kiêng --> có lành (tại vì NẾU linh được hài lòng ---> thì được an ổn)
[2]
Xây Nhà .. thì phải cúng động thổ .. vì sợ đụng trúng chỗ CÁC "ANH LINH" đang ở đó .. và cần xin phép [smile]
(2) Tư = Sự Hội Nhập Các Tín Ngưỡng Dân Gian = trở thành Điểm Tựa, Sự Nương Nhờ --> trong Đời Sống Tâm Linh
Tâm sở tư ... là tư tưởng riêng của mỗi người tùy theo kinh nghiệm cảm giác, cảm thọ (Thọ) .. sự liên tưởng, nhớ nghĩ những trải nghiệm [tưởng] .. và tùy theo dòng tư tưởng suy tư nhận biết của mỗi người [Ý Thức]
sự hội nhập của các tin ngưỡng dân gian trong phật giáo .. khi trở thành quan điểm cá nhân (TƯ) .. thì đó cũng trở thành tư tưởng chủ đạo --> hướng dẫn và duy trì đời sống tâm linh của chính cá nhân đó [smile]
Thí dụ:
Xây Nhà .. thì phải cúng động thổ .. vì sợ đụng trúng chỗ CÁC "ANH LINH" đang ở đó .. và cần xin phép [smile]
ở xứ lạnh tặng khăn choàng cổ ---> thi sợ điềm xấu bị thắt ngộp cổ [smile]
mới dọn nhà tặng bộ dao --> thì sợ điềm xấu .. là cắt mất tình bạn .. tình thương .. sợ dao cắt tổn thương [smile]
trồng hoa tim vỡ --> thì sợ mất tình duyên [smile]
trồng trầu ông- trầu bà --> thì sợ ... sớm về chầu ông bà [smile] vì cần kiêng cữ các danh từ --> ĐỒNG ÂM [smile]
Thức --> Danh/Sắc --> Lục Nhập --> Xúc Thọ Ái Thủ Hữu --> SANH [smile]
Tư tưởng là cái gì đó .. không thể áp đặt được .. vì sự áp đặt, có khi không phù hợp với dòng trải nghiệm, kinh nghiệm của sự quán sát, hiểu biết riêng biệt của mỗ dòng Ý Thức của từng người [smile]
Ý dẫn đầu các pháp
Ý tạo tác làm chủ - Kinh Pháp Cú
cho nên .. khi dòng ý thức tiếp cận thực tại chân đế ---> thì sẽ có phật tử thành thuần ---> QUY Y .. NƯƠNG TỰA TAM BẢO [smile]
còn khi dòng ý thức tiếp cận các "NIỀM TIN DÂN GIAN" ---> thì sẽ không có những phật tử thành thuần --> VẪN NÓI LÀ QUY Y, Nương Tựa Tam Bảo [smile]
TS. Đặng Minh Châu - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo...
[2] Vấn Đáp: Cúng Kiến Trong Việc Động Thổ Xây Nhà - TT. Thích Nhật Từ
Cảm ơn ĐH KLL vào xem và bổ sung phần tín ngưỡng đa dạng.
Mến
Bài 4.- Tư tưởng trong Tôn Giáo
Các Khái Niệm về Tư Tưởng.
- Trong phần "Tâm Linh" của con người, có 3 lĩnh vực chính:
1/. Tín ngưỡng: (Đã nói trên)
2/. Tôn Giáo: Trong tập quần tín ngưỡng đó, có những người thông tuệ nổi bậc, họ sẽ hệ thống lại, chế tác và quy ước những "Giáo điều" và đặc tên biểu tượng cho tín ngưỡng đó. Khi ấy tín ngưỡng đã hình thành một TÔN GIÁO.- Tôn Giáo đa phần có tính chất ràng buộc và phục vụ cho Thần quyền. Và vì mục đích phục vụ Thần quyền nên Tôn Giáo có thể vận dụng "phương tiện" để đạt mục đích .
3/. Tư Tưởng: Là trọng Tâm mà đấng Giáo chủ hoặc các Triết Gia muốn truyền tải đến con người. Trong đó chủ yếu là:
Nhân Sinh quan
Vũ Trụ Quan.
Các Quan niệm này sẽ hình thành các Luận cứ. - Đại khái là: - Bản Thể Luận, Hiện Tượng Luận, Giải thoát luận v.v... gọi chung là Triết Học, hay Tư Tưởng.
3a). Trong các Tôn Giáo và Tư Tưởng thế gian (Ở đây chỉ nói Tư Tưởng Triết Học).
Đặc điểm: Triết Học Thế Gian dẫn đến quyền Lực.
+ Dò tìm lại một số Triết gia ở Thế Gian từ xưa đến nay.
Ví dụ : thử điểm lại một số Triết Gia lớn.
-Các Mác (Karl Marx) Ngày 5/5, là sinh nhật lần thứ 187 của cha đẻ chủ nghĩa Mác, người thầy của giai cấp công nhân, nhân dân lao động toàn thế giới.
Các Mác được coi là người dẫn đường cho các dân tộc tiến đến mục đích cuối cùng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, xây dựng một xã hội hạnh phúc, ấm no, công bằng, dân chủ và văn minh.
-SOCRATE :trích: Rồi cuộc nội chiến bùng nổ, phe trí thức và quý tộc choảng nhau hết mình với phe nhân dân. Cuối cùng phe nhân dân thắng. Biến cố này quyết định luôn cả số phận của Socrate : ông là nhà lãnh đạo tinh thần của phe nổi loạn, dù ông có yêu chuộng hoà bình đến mấy cũng mặc, chính ông đã chủ trương thuyết quý tộc cầm quyền, chính ông đã xúi giục đám thanh niên hội thảo. Anytus kết luận: Socrate cần phải chết.
Cái chết của Socrate được Platon kể lại trong một quyển sách bất hủ. Với những lời lẽ cảm động Platon suy tôn bậc Thầy đã hy sinh vì chân lý, vì tự do tư tưởng, thà chết chứ không chịu xin đám đông tha tội vì xưa nay Socrate vẫn khinh thường phán quyết của đám đông.
Socrate bị xử phải uống thuốc độc. Môn đệ của ông tìm cách cứu ông một lần chót: những kẻ giữ ngục đồng ý nhận một món tiền hối lộ và làm ngơ cho Socrate trốn đi. Socrate từ chối. Ông đã bảy mươi tuổi, có lẽ ông nghĩ rằng có chết cũng vừa, vả lại đây cũng là một cơ hội tốt để mà chết. Với các môn đệ đến ngục thất để tiễn đưa Socrate về cõi chết, Socrate nói: Hãy cứ vui đi, các con chỉ chôn cái thể phách của thầy.
-ARISTOTE:Cuộc đời của Aristote có rất nhiều nỗi truân chuyên. Ông có sự bất bình với vua Alexandre vì nhà vua đã xử tử một người cháu của ông. Nguyên do vụ án này là vì cháu của Aristote không chịu phục tòng Alexandre. Trong lúc đó, Aristote lên tiếng bênh vực Alexandre trước những chỉ trích của phe chống đối tại Athènes. Ông binh vực cho sự thống nhất các tiểu quốc người Hy Lạp và muốn thấy tình trạng chia rẽ chấm dứt càng sớm càng tốt. Ông muốn dành vai trò thống nhất các dân tộc Hy Lạp cho Alexandre cũng như sau này văn hào Goethe muốn dành vai trò thống nhất các dân tộc Âu châu cho Napoléon. Trong khi đó các nhóm chia rẽ tại Athènes càng ngày càng bành trướng, họ cương quyết phản đối việc Alexandre cho đúc một bức tượng của Aristote và đặt ở Athènes. Trước tình thế này Aristote rất khó lòng giữ được vẻ lạnh lùng và bình tĩnh trước cuộc đời như ông thường cổ võ trong tác phẩm „Đạo đức học“. Những môn đệ của Platon phụ họa với các nhóm chính trị khác vận động để kết tội Aristote.
-Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni 仲尼, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, vào thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc). Nhiều sử sách ghi rằng ông sinh trong một gia cảnh nghèo, nhưng thực tế gia đình ông có ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử 孔夫子, hay gọi gọn hơn là Khổng Tử 孔子. 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử 孔子 là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Trong những năm cuối cùng này ông đã soạn ra bộ Luận Ngữ. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
-Mặc dù ở Đông Phương,Ngài Khổng Tử và Lão Tử không nắm được quyền bính trong tay.Nhưng có lẽ đó không phải là ý chí của các ngài.
Đạo Chúa có Thập Tự Quân, có tư tưởng Jesu thống trị.
Đạo Hồi có Lực lượng vệ Đạo riêng biệt. Như vị Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang: Lãnh tụ Tối cao Ali Khamenei.- Lãnh tụ Tối cao Iran (tiếng Ba Tư: رهبر ایران, rahbar-e iran), còn được gọi Lãnh tụ Tối cao Hồi giáo Cách mạng[2] (رهبر معظم انقلاب اسلامی, rahbar-e mo'azzam-e enghelab-e eslami), chính thức ở Iran, được gọi Lãnh tụ Tối cao Uy quyền (tiếng Ba Tư: مقام معظم رهبری), là người có quyền lực cao nhất trong chính trị và tôn giáo của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
* Điểm đặc trưng là chúng ta đã thấy họ đều là những Vị Lãnh Tụ về mặt Chính Quyền, hoặc là người nắm quyền Bính trong tay.
* Các Đấng Tối cao thì ví như Thượng Đế, Chí Tôn hay Kim Mẫu v.v... đều Đại Biểu cho Thần Quyền tối thượng. - ( Về Thế Quyền hoặc Thần Quyền hay Giáo Quyền họ luôn chấp thủ).
3/. Trong khi đó .- Phật Giáo.- Xã bỏ mọi Quyền lực : - Điển hình như Đức Phật Thích Ca, ngài từ bỏ ngôi vua (Thế Quyền), tuyên bố ngài không phải Thần, chư Thiên, hay xứ giả của Trời; ngài không chấp thủ Thần Quyền, ngài luôn bình Đẳng Không nắm giáo Quyền.- Phật từ bỏ mọi quyền lực.
Triết Học (Ví dụ Triết Tánh Không, Triết Duyên Khởi k. Hoa Nghiêm của PG) Rũ bỏ mọi quyền uy thế gian, rũ bỏ tất cả mọi lợi ích (tài,sắc,danh,thực,thùy), và rũ bỏ tận cùng mọi cái còn có thể rũ bỏ. (nôm na gọi là.- Xã Phú cầu Bần. Xã thân cầu Đạo)
-TRIẾT HỌC KHÔNG TÁNH- DUYÊN KHỞI (như kinh hoa Nghiêm) CỦA PG ĐƯA ĐẾN XÃ TRỪ- GIẢI THOÁT TRỌN VẸN.
4/. Về Phần Triết học, Tư Tưởng PG có 2 hệ chính:
a/ Tiểu Thừa Tư Tưởng.
* Như Vô Thường- Vô Ngã v.v...
b/ Đại Thừa Tư Tưởng.
Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật kinh này là thuộc hệ tư tưởng Đại thừa PG.
Hoa Nghiêm kinh, cũng thuộc hệ tư tưởng Đại thừa PG.
Và một số kinh Đại Thừa v.v...
Vì đây là Phần trọng Tâm mà đấng Giáo chủ là Phật Thích Ca Mâu Ni muốn truyền tải đến cho con người.- Nên nhiều khi, nhiều đoạn lại không thuận với thông thường Tín Ngưỡng và các Tôn Giáo.
Bài 5.- Vị Trí PG là Tôn giáo Nhất Thần, Đa Thần, Phiếm Thần hay Vô Thần ?
5/. So sánh Triết thế gian và Triết PG:
* Triết học Thế gian nảy sinh từ "Những truyền thống, lý thuyết gặp gỡ nhau, chống đối nhau, tự đào thải nhau và được cô đọng lại.".
NGHĨA LÀ BẰNG KINH NGHIỆM TRONG CHIẾN TRANH TƯ TƯỞNG".- NÓI CHUNG LÀ DÙNG Ý THỨC LÀM TRỌNG TÂM.- MỘT ĐÀNG(thế gian Tục Đế) ĐẤU TRANH ĐỂ TÌM ĐẾN CHÂN LÝ - Đáng tối cao ở Triết Lý Thế Gian, biểu trưng cho Thần Quyền Tối Cao (Như Ngọc Hoàng Thượng Đế, Chúa cõi Trời v.v...)
* Đức Phật Thích Ca, từ ngôi vị Thái Tử kế vị ngôi vua, Quyền cao, chức trọng mà ngài đã bỏ ngôi, bỏ nước mà xuất gia hành Đạo chỉ đi xin ăn, chịu cảnh thấp thỏi nhất thế gian.- Không có Thế Quyền, Không có Thần Quyền, Cũng không có Giáo Quyền. Nên Đức Phật là tấm gương từ bỏ mọi Quyền Lực (khác với các Triết Gia Thế Gian).
DO VẬY :
* MỘT ĐÀNG TRIẾT HỌC THẾ GIAN LÀ NẤC THANG DẪN ĐẾN QUYỀN LỰC, THẾ QUYỀN, THẦN QUYỀN, GIÁO QUYỀN.
* MỘT ĐÀNG TRIẾT HỌC PG LÀ NGUỒN CHÂN LÝ CỦA VŨ TRỤ (Chân Đế, Phi Ý Thức) DO ĐỨC PHẬT SAU KHI THÀNH ĐẠO RỒI - THUYẾT MINH.- (PG) MANG CHÂN LÝ ĐẾN ĐỂ HÓA GIẢI (thế gian) ĐẤU TRANH , ĐỂ XẢ BỎ MỌI RÀNG BUỘC QUYỀN LỰC THẾ GIAN.
Nội Hàm Giáo Lý của Triết học Tánh Không - Duyên Khởi Kinh hoa Nghiêm trong Phật giáo. gồm Tục Đế và Chân Đế. gọi là Nhị Đế
Nhị Đế có nghĩa là:
Chơn Đế và Tục Đế. Đế là lý chân thật bất hư.
Chơn Đế , còn gọi là Thắng Nghĩa Đế , là chân lý của xuất thế gian.
Tục Đế , còn gọi là Thế Tục Đế , Thế Đế ; tức là chân lý thế gian.
” Đại Thừa Tứ Luận Huyền Nghĩa quyển 5 định nghĩa Nhị Đế là: “ vốn là yếu chỉ quy nguyên của Pháp Tánh, là lý tột cùng của nguồn chơn Không Hai).” Tông Kính Lục quyển 82 cho rằng: “vào được Trung Đạo, song chiếu Nhị Đế, tâm tâm vắng lặng, tự nhiên trôi nhập vào biển hết thảy chủng trí, ấy gọi là quán Nghĩa Đế Thứ Nhất của Trung Đạo".
TÓM LẠI:
NHỊ ĐẾ DUNG THÔNG (tục đế & Chân Đế) là căn bản Nhận Thức Luận của Triết học Tánh Không - Duyên Khởi Kinh hoa Nghiêm trong Phật giáo.
Do vì Triết Học Duyên Khởi PG lấy Nhị Đế làm căn bản nên Triết Học PG là nền Triết học Xuất Thế Gian.
PG và Triết Học PG là xuất thế gian vì vượt thoát khỏi Vọng Thức ,nghĩa là lìa chỗ tích lũy kinh nghiệm,suy nghĩ luận bàn,của Ý Thức. - Do vậy:
Phật Giáo không phải là Đa Thần Giáo.
Phật Giáo không phải là Vô Thần Giáo.
Phật Giáo không phải là Nhất Thần Giáo.
Phật Giáo không phải là Phiếm Thần Giáo.
Phật Giáo không phải là Duy Tâm Luận.
Phật Giáo không phải là Duy vật luận.
Phật Giáo không phải là gọp chung những chủ thuyết đó lại.
(Vì những triết lý trên đều nằm trong Phạm vi Ý Thức suy luận, mộng tưởng, hoặc kinh nghiệm trong đời sống).
PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC TÁNH KHÔNG CỦA PG .- Dùng Nhị Đế.- Loại trừ Ý Thức suy lường.
* PHẬT GIÁO VÀ TRIẾT HỌC CỦA PG LÀ CHÂN LÝ VŨ TRỤ, MÀ ĐỨC PHẬT VÌ LÒNG TỪ BI, ĐÃ BIẾN HIỆN THÀNH TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC .
ĐỂ TRONG CÕI MỘNG TƯỞNG CỦA CHÚNG SANH CÓ ĐƯỢC ÁNH SÁNG GIÁC NGỘ.
ĐỂ LÀM CHO CHÚNG SANH TỈNH THỨC, XÃ BỎ MỌI ĐẤU TRANH, MỌI VÔ MINH LẦM CHẤP .
ĐỂ GIÚP CHÚNG SANH TRỞ VỀ TÁNH GIÁC, NHƯ NHƯ BẤT ĐỘNG, TỊCH DIỆT CHƠN THƯỜNG CỦA CHÍNH MÌNH.
Kính Các Bạn: Ở các đoạn trên. Chúng ta đã sơ khảo A.Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan của Thế gian. Sau đây chúng ta cùng nghiêng cứu Phần B Kinh Hoa Nghiêm- (Huyền Môn).để tìm hiểu Vũ Trụ Quan PG.
Phần B. Vũ Trụ Quan PG. K. Hoa Nghiêm- (Huyền Môn).
Bài 6.- Vũ Trụ "Do Tâm Tạo".
Phật dạy:
Nhược nhân dục liễu tri,
tam thế nhất thiết Phật,
ưng quán pháp giới tánh,
nhất thiết duy tâm tạo
(若人欲了知、三世一切佛、應觀法界性、一切惟[唯]心造,)
Nghĩa:
nếu người muốn thông suốt,
ba đời tất cả Phật,
nên quán tánh pháp giới,
hết thảy do tâm tạo.
(K. Hoa Nghiêm)
Theo kinh hoa Nghiêm .- Tất cả các Pháp Giới, hay Vũ trụ đều là hiện tướng của Tâm. Học về Pháp Giới Vũ Trụ cũng tức là học về Tâm.
Nhưng Tâm nào tạo ra được Vũ Trụ ?
Vọng Tâm ư ?
Chân Tâm ư ?
Như Tâm ư ?
Huyễn Tâm ư ?
Hay là Tâm nào khác ?
- Tất cả các câu hỏi đó sẽ lần lượt giải trình ở các đoạn sau đây.
- Sự hình thành, an trụ, biến dị, hoại diệt v.v... các Bản Thể, hiện tượng, Như Pháp, Huyễn Pháp của Vũ Trụ đều theo những qui luật chứ không phải loạn khởi loạn diệt. Các qui luật mà Pháp Giới Vũ trụ theo đó vận hành, được Đức Phật dạy ở kinh hoa Nghiêm, qua 10 Huyền Môn.
Hòa Thượng Thích Quảng Độ khi còn trẻ, ngài có viết một bài thơ nói về "Tâm Tạo"như sau:
TÂM CỰC LẠC
Tây phương Lạc quốc với Sa bà
Đường về khoảng cách độ bao xa ?
Không gian cõi Phật mười muôn ức
Nhưng là khoảnh khắc tại tâm ta.
Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta,
Gió thổi vi vu khúc nhạc hòa
Chim hót vang rền tuyên diệu pháp
Lưng trời đổ xuống trận mưa hoa.
Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta,
Phật phóng hào quang chói sáng lòa
Chín phẩm sen hồng hương ngát tỏa
Thánh hiền tụ hội số hằng sa.
Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta,
Sen nở vừa xong thấy Phật đà
Cực lạc đây rồi, tâm ta đó
Rời tâm tìm kiếm lại càng xa.
Thời gian khoảnh khắc tại tâm ta,
Trở lại sinh trong cảnh ác tà
Lăn lộn nổi chìm đời ngũ trược
Nhưng mà ta vẫn lại là ta.
Vì sao hỏi: Tây phương Lạc quốc với Sa bà, Đường về khoảng cách độ bao xa ?
Mà lại đáp: Không gian cõi Phật mười muôn ức, Nhưng là khoảnh khắc tại tâm ta !
Cực lạc đây rồi, tâm ta đó, Rời tâm tìm kiếm lại càng xa.
Bởi vì: Mười muôn ức cõi Phật là một trăm vạn triệu cõi Phật; mỗi cõi Phật là một nghìn triệu thế giới, mỗi thế giới gồm một quả đất, một mặt trời, một mặt trăng. Như vậy cách nhau xa lắm. Nhưng đối với Phật pháp vô biên thì có gì là xa, vì vô biên thì không có trung tâm điểm mà chỗ nào cũng là trung tâm cả, thành ra không có xa, không có gần.- Vì bất cứ Lúc nào. Bất cứ ở Đâu cũng là Trung Tâm.- Đây là Lý "Vũ Trụ Do Tâm Tạo" (mà không do một đấng Siêu Nhân, Siêu nhiên nào, hứng khởi đã tạo ra !).
(Vấn Đề này chúng ta sẽ trở lại nhiều lần ở các bài viết sau).
Theo kinh Phật dạy: Ngoài thế giới chúng ta đang ở (gọi là thế giới Ta Bà), thì còn vô số thế giới riêng khác.
Cũng theo kinh dạy, có tiểu thế giới, Đại Thế Giới và Hoa Tạng giới.
Kinh Hoa Nghiêm có nói về .- Hoa Tạng Thế Giới.
Theo bài viết bậc cổ đức, phân tích về Hoa Tạng giới, Như sau::
Cửu hành tinh (Trái đất + 8 hành tinh) quay tròn chung quang mặt trời làm thành một thế giới. Nhiều thế giới tụ hợp lại thành một tiểu thế giới.
1000 tiểu thế giới như vậy quay tròn chung quanh núi Tu Di làm thành một trung thế giới.
1000 trung thế giới quay tròn làm thành một đại thiên thế giới. Được gọi là tam thiên đại thiên thế giới. Thế giới nầy được gọi là thế giới Ta Ba và có vị Phật làm giáo chủ tức là Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật Thế Tôn, đang giáo hóa chúng sinh.
Những thế giới khác gần chúng ta nhất gồm có 19 thế giới. 7 thế giới nằm phía trên thế giới Ta Bà. 12 thế giới nằm phiá dưới thế giới Ta Bà. Tổng cộng là 20 thế giới, và mỗi thế giới có một vị Phật giáo hoá chúng sinh
20 – Thế giới: Diệu Bảo Diễm Phật – Phước Ðức Tướng Quang Minh
19 – Thế giới: Thanh Tịnh Quang Phổ Chiếu Phật – Phổ Chiếu Pháp Giới Hư Không Quang
18- Thế giới: Ly Trần Phật – Vô Lượng Phương Tiện Tối Thắng Tràng
17- Thế giới: Bảo Trang Nghiêm Tạng Phật – Vô Ngại Trí Quang Minh Biến Chiếu Thập Phương
16 – Thế giới: Thanh Tịnh Quang Biến Chiếu Phật – Thanh Tịnh Nhật Công Ðức Nhãn
15 – Thế giới: Chúng Diệu Quang Ðăng Phật – Bất Khả Tồi Phục Lực Phổ Chiếu Tràng
14 – Thế giới: Tịch Tĩnh Ly Trần Quang Phật – Biến Pháp Giới Thắng Âm
13 – Thế giới: Ta Bà Thích Ca Mâu Ni Phật – Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na
12 – Thế giới: Quang Minh Chiếu Diệu Phật – Siêu Thích Phạm
11 – Thế giới: Hằng Xuất Hiện Ðế Thanh Bảo Quang Minh Phật – Vô Lượng Công Ðức Pháp
10 – Thế giới: Kim Cang Tràng Phật – Nhất Thiết Pháp Hải Tối Thắng Vương
9 – Thế giới: Xuất Diệu Âm Thanh Phật – Thanh Tịnh Nguyệt Quang Minh Tướng Vô Năng Tồi Phục
8 – Thế giới: Xuất Sinh Oai Lực Ðịa Phật – Quảng Ðại Danh Xưng Trí Hải Tràng
7 – Thế giới: Chúng Hoa Diễm Trang Nghiêm Phật – Hoan Hỷ Hải Công Ðức Danh Xưng Tự Tại Quang
6 – Thế giới: Tịnh Diệu Quang Minh Phật – Phổ Quang Tự Tại Tràng
5 – Thế giới: Phổ Phóng Diệu Hoa Quang Phật – Hương Quang Thiện Lực Hải
4 – Thế giới: Chủng Chủng Quang Minh Hoa Trang Nghiêm Phật – Kim Cang Quang Minh Vô Lượng Tinh Tấn Lực
3 – Thế giới: Nhất Thiết Bảo Trang Nghiêm Phổ Chiếu Quang Phật – Tịnh Quang Trí Thắng Tràng
2- Thế giới: Chủng Chủng Hương Liên Hoa Diệu Trang Nghiêm Phật – Sư Tử Quang Biến Chiếu
1 – Thế giới: Tối Thắng Quang Biến Chiếu Phật – Tịnh Nhãn Ly Cấu Ðăng tầng thế giới trên nằm trên một thế giới tên là Phổ Chiếu Thập Phương Sí Nhiên Bảo Quang Minh. Và thế giới được trụ trên một đóa hoa sen tên là Nhất Thiết Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm Hoa sen Nhất Thiết Hương Ma Ni Vương Trang Nghiêm trụ ở chính giữa biển Hương Thủy, tên là Vô Biên Diệu Hoa Quang. Thế giới Ta Bà của chúng ta nằm trong thế giới hay biển Vô Biên Diệu Hoa Quang nầy.
Trong quanh biển hương thủy, Vô Biên Diệu Hoa Quang, lại có rất nhiều biển hương thủy khác. Phía đông biển hương thủy Vô Biên Diệu Hoa Quang đó, lại có biển hương thủy tên là Ly Cấu Diễm Tạng, và những biển như sau:
1). Biển Ly Cấu Diễm Tạng.
2). Biển Vô Tận Quang Minh Luân.
3). Biển Kim Cang Bảo Diễm.
4). Biển Ðế Thanh Bảo Trang Nghiêm.
5). Biển Kim Cang Luân Trang Nghiêm Ðể.
6). Biển Liên Hoa Nhân Ðà La Võng.
7). Biển Tích Tập Bảo Hương Tạng.
8 ). Biển Bảo Trang Nghiêm.
9). Biển Kim Cang Bảo Tụ.
10). Biển Thiên Thành Bảo Ðiệp.
Thế giới Hoa Tạng có hai mươi tầng, giống như một tòa cao ốc có hai mươi tầng. Đó là nói theo chiều dọc, nói theo chiều ngang thì rộng lớn vô biên. Thế giới Ta Bà và Tây Phương Cực Lạc thế giới đều ở tầng thứ mười ba, một cõi ở phía Đông, một cõi ở phía Tây, có thể thấy là thế giới quá rộng lớn!
Dùng một đại thế giới làm đơn vị, “đại thế giới” ở đây chẳng phải là một tam thiên đại thiên thế giới. Chư vị phải hiểu: Tam thiên đại thiên thế giới quá nhỏ bé, quý vị thấy trong tầng thứ mười ba, thế giới Ta Bà và Tây Phương Cực Lạc thế giới ở trong cùng một bình diện (plane, mặt phẳng).
Mười vạn ức cõi Phật, chính là mười vạn ức đại thiên thế giới trong một tầng. Hai mươi tầng, mỗi tầng không chỉ có mười vạn ức [cõi nước]. “Mười vạn ức” là nói tới khoảng cách giữa thế giới này và thế giới của A Di Đà Phật. Đi theo phía Tây của thế giới A Di Đà Phật còn có những thế giới khác, theo hướng Đông của thế giới Ta Bà còn có những thế giới chư Phật khác nữa, quý vị mới biết thế giới này đúng là rộng lớn vô biên. Một đại đơn vị ấy được gọi là “thế giới chủng”. Trong thái hư không có vô lượng vô biên thế giới chủng giống như vậy.
Có thể khái quát: Vũ Trụ rất rất nhiều Thế Giới như thế. Thật ra chỉ là hiện tướng của "Tâm".- Nên "Tâm" bao lớn thì Vũ trụ bao lớn...
Mà "Tâm" thì:
Nói lớn là: Phóng chi tắc Cala Pháp giới. (Lớn thì không có cái gì lớn bằng)
Nói nhỏ là: Thâu chi tắc tế nhập vi trần. (Nhỏ có thu vào một "hạt" Pro ton, notron hay electron. Nhà Phật gọi là Vi trần).- Vấn đề này chúng ta sẽ nói thêm ở các phần sau.
Trong nền Phật học.- Vũ Trụ không do ai tạo ra, mà do "Nhân Duyên Sanh".- Đức Phật cũng cô động Vũ Trụ chính là Pháp Thân Phật.
* PHÁP THÂN là một trong ba thân của Phật, bao gồm Pháp thân, Báo thân và Ứng hóa thân.
Pháp thân chỉ có Đức Phật mới Hiển lộ, phàm phu thì Ẩn tàng thân này. Chúng ta Tu Phật là tìm tòi, là xây dựng, là hiển lộ Pháp Thân Phật cho chính mình. Vậy tu tập như thế nào để thành tựu được Pháp thân?
Pháp thân, tiếng Phạn là Tỳ-lô-giá-na, dịch là biến nhất thiết xứ, có nghĩa là có mặt ở khắp mọi nơi.
* Chúng Ta biết rằng Đức Phật hiệu là Như Lai, có ý nghĩa là không từ đâu đến, cũng không đi về đâu (Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ). Bởi ở đâu cũng có thì làm gì có đến và đi.- Hay nói cách khác:
PHÁP THÂN CHÍNH LÀ VŨ TRỤ.
Pháp Thân đó chính là Tam Giới,
Báo Thể người đây vốn vạn hoà,
(Lục Tổ dạy)
Hóa thân, Báo thân và Pháp thân
Ba thân vốn gốc là một thân
Nếu tự tìm thấy trong tánh mình
Đó là nhân thành Phật Bồ đề.(hết trích)
* Tỳ Lô Giá Na Phật.
* Thế Giới Hoa Tạng có đức Tỳ Lô giá Na làm giáo chủ.- Mà Chư Tổ chỉ ra Tỳ Lô là Tánh Hải của Chư Phật
Kinh hoa Nghiêm diễn tả Hoa Tạng Thế giới:
Tổng đại liên hoa tên là "Nhuy hương tràng" với Tràng này phía rốt dưới có Núi Tu Di và nhiều phong luân bằng số vi trần, mà lớp dưới hết là lớp phong luân thứ nhứt tên là "bình đẳng trụ", lớp này nó duy trì lên trên tất cả Bửu diệm xí nhiên trang nghiêm.... Cho đến lớp phong luân rốt trên là "Thù thắng uy quang tạng", lớp này nó hay duy trì "Biển Phổ quang ma ni hương thủy", biển nầy là "tổng hương thủy hải" ở dưới Đại liên hoa nhụy hương tràng. (lượt trích)
Tỳ Lô tánh hải có nghĩa là:
(毗盧性海): biển tánh Tỳ Lô, nghĩa là thể tánh của đức Phật Tỳ Lô Giá Na (s: Vairocana, 毘盧遮那) rộng lớn vô hạn, giống như biển lớn; còn gọi là Tỳ Lô Tạng Hải (毘盧藏海). Tỳ Lô là pháp thân như lai, nên Tỳ Lô tánh hải cũng thông cả Pháp Tánh Giới (法性界), Phật Tánh Giới (佛性界). Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, CBETA No. 1315) quyển 30 có câu: “Tỳ Lô tánh hải, tự tha vô ngại, mê ngộ ngộ mê, tương vong tương tại, nhất trần bách ức, bách ức nhất trần, bôn tẩu trần sát, bất động bản thân (毗盧性海、自他無礙、迷悟悟迷、相亡相在、一塵百億、百億一塵、奔走塵剎、不動本身, biển tánh Tỳ Lô, ta người không ngại, mê ngộ ngộ mê, cùng mất cùng còn, một trần trăm ức, trăm ức một trần, chạy khắp bụi trần, chẳng động bản thân).”
Ở Nhị Khoá Hiệp giải, có lời giảng rằng:
Thế thì, giữa Hoa tạng có vô lượng chư Phật, mỗi Phật, mỗi Phật đều là lẫn khắp nhau, lẫn ứng hiện nhau, thì Hoa tạng đây tức là diệu cảnh diệu tâm của mỗi mỗi đức Phật mà cũng là những diệu cảnh diệu tâm nơi nhứt tâm của ta với người vậy thôi.
Nên kẻ tu hành nếu y theo tổng đồ để quán xét nhìn tưởng, sự quán tưởng dần dần thuần thục, thì tâm lượng rỗng sáng rộng ra, thế với Hoa tạng huyền môn, Tỳ lô tánh hải ta tự lẫn suốt được.(hết trích)
Mỗi một Phật sát đều có những vật trang nghiêm nhiều bằng số vi trần; mỗi một món trang nghiêm đều phóng ra những tia sáng nhiều nhiều số vi trần; mỗi một ánh sáng đều hiện ra những Hoa tạng thế giới trên và những sự bất khả tư nghị trong chốn sát hải cả ba đời. Tỷ như nghìn mặt gương trung trùng đối diện nhau, lẫn lẫn chói dọi khắp chiếu suốt nhau.
Song, với Hoa tạng và Tâm hải ấy, toàn là cái nhứt tâm của người đương đời, thế thì tâm đủ pháp giới, mà pháp giới tức là tâm, vì đều rộng lớn hòa lẫn nhau vô cùng vô tận, chính thật đây bảo: "Hoa tạng huyền môn Tỳ Lư tâm (tánh) hải".
Thế mới biết:
Xứ xứ tổng thành Hoa Tạng giới
Tòng giao hà xứ bất Tỳ Lô.
nghĩa:
Chốn chốn đều là Hoa Tạng giới
Nơi nào chẳng phải chỗ Tỳ Lô
HT. Thích Đức Niệm nói:
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là đóa hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.(hết trích)
Biết rõ tất cả pháp. Đều chẳng có tự tánh. Hiểu pháp tánh như vậy. Tức thấy Lô Xá Na.
* Tỳ Lô Giá Na là Pháp Thân của Phật.- Cũng tức là Pháp Giới, là Vũ Trụ.- Nên nói: Đức Tỳ Lô thân khắp tất cả mọi chỗ, mà chỗ của Phật ở gọi là Thường tịch Quang tịnh Độ.
Bài 9.- Vũ Trụ còn tên là PHÁP GIỚI. - 4 Pháp Giới -.
Các Pháp Giới trong Hoa Tạng giới là vô lượng vô số. Nhưng tựu chung. Chúng là các Thế giới Chủng (chủng loại khác nhau) có thể chia làm 4 Pháp Giới:
1. Sự Pháp Giới. 2. Lý Pháp Giới. 3. Lý Sự Pháp Giới. 4. Sự Sự Pháp Giới.
1/. Sự pháp giới: thế giới của sự vật như chúng ta vẫn thấy bằng giác quan: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp… Sự là sự vật, là tướng, là chân lý quy ước, tương đối. Đây là thế giới của hiện tượng.
Sự pháp giới thì người thường chúng ta đều kinh nghiệm. Đó là thế giới hiện bày cho mắt tai mũi lưỡi thân ý của chúng ta. Với cái nhìn của người thường, đây là thế giới của sự khác biệt, phần tử, hữu hạn, của không gian và thời gian. Như vậy đó cũng là thế giới của sanh tử, có sanh già bệnh chết, có khổ đau vô thường, có được có mất, có đến có đi…
Tóm lại, sự pháp giới là cảnh giới vật chất của chúng sanh chúng ta.- Đây là Thế Giới thế tục, vật chất, thuộc về chân lý quy ước, tương đối (thế đế hay tục đế).- Có thể tiếp xúc bằng 6 Giác quan.
2/. Lý pháp giới: thế giới của tánh, hay tánh Không, pháp tánh, Phật tánh, Như Lai tạng tánh… Đây là thế giới của bản thể, của chân lý tuyệt đối, tối hậu.(Do Thiền quán mà thấy được).
Lý pháp giới là thế giới của bản thể, bản tánh không sanh không diệt, không đến không đi, không dơ không sạch, không tăng không giảm… như hư không. Đây là chỗ hướng đến của mọi chúng sanh, của mọi triết học, mọi tôn giáo, mọi khoa học – đi tìm bản chất đầu tiên và cuối cùng của mọi sự, bản thể của mọi hiện tượng, và do đó thoát khỏi thế giới vô thường của sự vật và hiện tượng. Kinh Hoa Nghiêm, cũng như kinh Pháp Hoa, thường nói đến “thật tướng của tất cả các pháp”. Thật tướng là Lý, tất cả các pháp là Sự.
Trong Phật giáo, lý là tánh Không, Niết-bàn, Pháp thân, Như Lai tạng, Phật tánh, cái vô hạn, cái toàn thể, cái nền tảng của mọi sự. Mọi sự và chúng sanh từ đó xuất sanh, hiện hữu trong đó và tiêu tan trong đó. Lý là ba phương diện đã nói ở trước: tánh Không, quang minh, và như huyễn.
Lý là chân lý tuyệt đối và tối hậu.- Như các vị Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát thấy được.
3/.Lý Sự vô ngại pháp giới: thế giới của sự đồng nhất, dung thông, tương tức tương nhập. tương dung tương nhiếp giữa tánh và tướng, giữa Không và sắc, giữa bản thể và hiện tượng.
Lý Sự vô ngại pháp giới là sự hòa nhập, hợp nhất giữa sự và lý, giữa sắc và Không, giữa sanh tử và Niết-bàn. Điều này là đặc trưng của Đại thừa. Ngay khi phát Bồ-đề tâm là đã có sự hòa nhập ấy. “Nguyện đạt đến giác ngộ” nghĩa là nguyện đạt đến chân lý tuyệt đối là tánh Không. “Để cứu giúp tất cả chúng sanh” nghĩa là vẫn ở trong sanh tử, trong chân lý tương đối mà hoạt động.- Đây là Cảnh giới tu chứng của hàng Đệ Tử Phật.
4/. Sự Sự vô ngại pháp giới: thế giới của sự tương tức tương nhập tương dung tương nhiếp giữa sự vật và sự vật, giữa tướng và tướng, giữa hiện tượng và hiện tượng.
Sự sự vô ngại pháp giới. Khi đã thấu đạt cùng tận lý tánh Không và cùng tận bản tánh của sự tướng, Khi tâm thanh tịnh ở mức độ vi tế nhất, thì lý sự vô ngại trở thành sự sự vô ngại. Pháp giới sự sự vô ngại được thấy rõ ràng từ địa thứ tám trở lên.
Tại sao sự vô ngại, tương nhập tương nhiếp với sự? Vì sự hay sắc thanh hương vị xúc pháp là vô biên, không có biên bờ, và vô lượng, không có hạn lượng.
“Sắc là vô biên. Tại sao thế? Sắc tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc. Sắc thọ tưởng hành thức là rộng lớn. Tại sao thế? Sắc thọ tưởng hành thức tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc.
Vì sắc vô lượng nên Bát-nhã ba-la-mật vô lượng, vì sắc lượng bất khả đắc vậy. Như hư không lượng bất khả đắc, cũng vậy, sắc lượng bất khả đắc. Hư không vô lượng nên sắc vô lượng. Vì sắc vô lượng nên Bát-nhã ba-la-mật vô lượng.
Sắc vô biên nên Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát vô biên. Vì sao thế? Sắc tiền tế, hậu tế, trung tế đều bất khả đắc. Vì duyên tất cả các pháp vô biên nên Bát-nhã ba-la-mật vô biên”. (Đại Bát-nhã, phẩm Tán hoa).
Làm sao để thấy như vậy? Bằng tâm và mắt thanh tịnh mà kinh điển nói là “con mắt pháp thanh tịnh”. Tâm và mắt thanh tịnh đến đâu thì pháp giới Hoa Nghiêm hiện ra đến đó.
Để được tâm và mắt thanh tịnh, chúng ta thực hành tất cả pháp môn trong kinh Hoa Nghiêm, nghĩa là tất cả Phật pháp. Thực hành được nhiều pháp chừng nào càng tốt chừng ấy.
* Chữ “vô ngại” là một từ được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm. Bốn pháp giới do Đại sư Đỗ Thuận (558-640), tổ sáng lập ra Hoa Nghiêm tông, nêu lên. Ba pháp giới đầu thường thấy trong các luận giải về các kinh Đại thừa, dù bằng những thuật ngữ khác. Đặc biệt, từ ‘pháp giới sự sự vô ngại’ là một sáng tạo đặc biệt của Đại sư Đỗ Thuận, nói lên cảnh giới tột bực và đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm.
Kính các Bạn.- Nội dung chính của các nền Tôn giáo và Triết học là giải thích về Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan.
Trong nền Phật học.- Đức Phật dạy: Vũ Trụ không do ai tạo ra, Không do đấng Siêu Nhiên nào tạo ra, mà do " Tâm Tạo".
- Để Giải thích và thuyết minh vấn đề này. Đức Phật dạy Kinh Hoa Nghiêm.
Theo truyền thuyết, ngay lúc Thành Đạo Bồ Đề. Đức Thích Ca Như Lai đã trụ ở Thiền Định, ngài nói Kinh Hoa Nghiêm.
Hỏi: Thế nào là Thập Huỳền Môn ?
Đáp: (theo Từ Điển Phật Học) . - Thập Huyền Môn có nghĩa là:
(十玄門) Cũng gọi Thập huyền duyên khởi. Gọi đủ: Thập huyền duyên khởi vô ngại pháp môn, Hoa nghiêm nhất thừa thập huyền môn, Nhất thừa thập huyền môn. Gọi tắt: Thập huyền. Chỉ cho 10 môn sâu xa, mầu nhiệm biểu thị tướng của Sự sự vô ngại pháp giới, nếu thông suốt được nghĩa này thì có thể nhập vào biển huyền diệu của kinh Hoa nghiêm, cho nên gọi là Huyền môn; muời môn này làm duyên cho nhau mà khởi, vì thế gọi là Duyên khởi.
Mười môn tương tức tương nhập, làm tác dụng cho nhau, không ngăn ngại lẫn nhau. Tông Hoa nghiêm lấy thuyết Thập huyền môn và Lục tướng viên dung làm giáo lí căn bản, xưa nay gọi chung là Thập huyền Lục tướng, cả 2 hội thông mà cấu thành nội dung trung tâm của Pháp giới duyên khởi.
Thập huyền chính là theo 10 phương diện để thuyết minh tướng của pháp giới Sự sự vô ngại trong 4 pháp giới, biểu thị hiện tượng và hiện tượng nhất thể hóa (tương tức), dung hòa vào nhau mà không trở ngại (tương nhập), hệt như những mắt lưới kết hợp với nhau, tức dùng 10 Huyền môn để biểu thị ý nghĩa sâu xa của Pháp giới duyên khởi.
Thập huyền môn lại được chia làm Cổ thập huyền (Thập huyền cũ) và Tân thập huyền (Thập huyền mới).
Ngài Trí nghiễm chủ trương Nhất thừa thập huyền môn, ngài Pháp tạng soạn Hoa nghiêm ngũ giáo chương kế thừa thuyết này, đó là Cổ thập huyền.
Thập huyền môn nói trong Hoa nghiêm kinh thám huyền kí của ngài Pháp tạng được ngài Trừng quán trình bày lại trong Hoa nghiêm huyền đàm quyển 6, đó là Tân thập huyền.
* Như vậy: Lý Thận Huyền cũng tức là "Tên khác" các và khía cạnh LÝ DUYÊN KHỞI.
Sau đây là nói sơ qua về các môn của Tân thập huyền:
1. Đồng thời cụ túc tương ứng môn: Tất cả hiện tượng đồng thời tương ứng, đồng thời đầy đủ, theo lí duyên khởi mà thành lập, một và nhiều dung hợp nhau thành một thể, không có trước sau sai khác.
2. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn: Sự đối lập giữa rộng và hẹp về không gian tựa hồ như mâu thuẫn nhau, nhưng chính sự mâu thuẫn đối lập ấy lại là môi giới của sự tương tức tương nhập, vì thế là tự tại viên dung vô ngại.
3. Nhất đa tương dung bất đồng môn: Về tác dụng của hiện tượng thì trong một có nhiều, trong nhiều dung chứa một, tướng một và nhiều không ngăn ngại, nhưng thể của chúng thì khác nhau, không đánh mất tướng một và nhiều.
4. Chư pháp tương tức tự tại môn: Về thể của hiện tượng thì một và tất cả đắp đổi là không và hữu, cả 2 đều nhất thể hóa, dung nhiếp lẫn nhau một cách tự tại vô ngại.
5. Ẩn mật hiểu liễu câu thành môn: Về hiện tượng duyên khởi thì khi lấy một làm hữu mà hiển hiện ra tướng, thì nhiều là không và ẩn kín không hiện. Tức ẩn và hiển nhất thể hóa lẫn nhau đồng thời thành lập, tất cả pháp và một pháp là nhất thể của nhau.
6. Vi tế tương dung an lập môn: Khi dựa vào lí tương nhập để nói hiện tượng duyên khởi thì đặc biệt chú trọng ở điểm không hoại tự tướng. Tức trong mỗi hiện tượng, đem nhỏ hòa vào lớn, dùng một bao nhiếp nhiều, nhưng lớn và nhỏ hòa nhập vào nhau mà không loạn, không hoại tướng một và nhiều, trật tự vẫn rõ ràng.
7. Nhân đà la võng pháp giới môn: Muôn tượng sum la, mỗi mỗi hiển phát lẫn nhau, lớp lớp vô cùng tận, giống như mành lưới của Nhân đà la (mành lưới bằng ngọc châu báu trong cung điện của trời Đế thích).
8. Thác sự hiển pháp sinh giải môn: Nghĩa lí sâu xa, mầu nhiệm nương vào sự pháp nhỏ nhặt mà được hiển bày, sự được nương và lí được hiển không 2 không khác.
9. Thập thế cách pháp dị thành môn: Trong mỗi 3 đời quá khứ, vị lai, hiện tại đều có 3 đời quá khứ, hiện tại, vị lai, hợp chung thành 9 đời. Chín đời này cũng chỉ thu nhiếp vào trong một niệm, hợp 9 đời với 1 niệm thành 10 đời. Thời gian của 10 đời này tuy có gián cách, nhưng thời này thời kia tương tức tương nhập, trước sau, dài ngắn đồng thời hiển hiện đầy đủ, thời và pháp không lìa nhau.
10. Chủ bạn viên minh cụ đức môn: Trong các hiện tượng duyên khởi, hễ nêu một hiện tượng nào thì hiện tượng ấy là chủ, tất cả hiện tượng khác là bạn, cứ như thế làm chủ bạn lẫn nhau, đầy đủ mọi đức.
Thứ tự của Cổ thập huyền và Tân thập huyền hơi khác nhau, tức trong Tân thập huyền, Quảng hiệp tự tại vô ngại môn được dùng thay cho Chư tạng thuần tạp cụ đức môn trong Cổ thập huyền và Chủ bạn viên minh cụ đức môn thay cho Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn.
Lí do Cổ thập huyền được đổi thành Tân thập huyền có lẽ vì muốn tránh sự lẫn lộn giữa Chư tạng thuần tạp cụ đức môn và Lí sự vô ngại; đồng thời Duy tâm hồi chuyển thiện thành môn cũng chỉ nói lên cái lí các pháp vô ngại chứ chẳng phải hiển bày cái tướng các pháp vô ngại. [X. Hoa nghiêm kinh tùy sớ diễn nghĩa sao Q.10; Hoa nghiêm nhất thừa thập huyền môn]. (xt. Tứ Pháp Giới, Hoa Nghiêm Thập Nghĩa).- Hết trích-
Bài 11 .- 1. Vi Tế Tương Dung An Vị Môn. - 1a). Tích Lữ Đồng Tân đầu Phật.
Ở Cao Tăng truyện có sự tích Sư Huỳnh Long, nói ý nghĩa này:
Nguyên ông Lữ Đồng Tân là người ở xứ Kinh Triệu, đời nhà Đường, hiệu là Thuần Dương Tử.
.......Ban sơ, ông học Nho, đã thi ba lần không đậu. Sẵn dịp ông gặp Ngài Hớn Chung Ly, .......Ngài dẫn ông về non Chung Nam ở trọn bảy năm và truyền cho đủ các phép Tiên thuật.
Một bữa kia, ông Lữ Đồng Tân muốn đi đến cả miền thế gian mà độ người, bèn vào xin phép thầy. Ngài Hớn Chung Ly bằng lòng, lại lấy gươm báu trao cho ông và dạy rằng: “Gươm này của thầy ta là Đông Họa Đế Quân truyền lại cho ta. Muốn sát hại người nào thì phải biết trước tên họ và chỗ ở của người ấy, rồi niệm một câu chú, gươm đó hóa ra rồng xanh bay đến chỗ đó mà chém đầu. Nay ta giao cho ngươi đem theo mà hộ thân, song ngươi phải nhớ ba điều này: Một là đừng chọc ghẹo thầy chùa, hai là đừng để mất gươm báu này và ba là ngươi đi mãn ba năm rồi phải trở về đây. Nếu ngươi cãi lời thì ta không dung thứ”.
........Ông Lữ Đồng Tân phụng mạng, lạy thầy mà lãnh gươm, rồi từ từ hạ san.
Ông đi đủ các xứ, đã mãn kỳ ba năm mà không độ được người nào. Một bữa kia, ông đi ngang qua xứ Huỳnh Long, nghe nói tại nhà quan Phó Công tên là Vĩnh Thiện có thiết một cuộc chay để làm lễ trai tăng cúng dường các nhà sư.
.......Ông bèn vào chơi và muốn dự lễ trai ấy, nhưng ông Phó Công nói rằng: “Ta cúng dường đệ tử của Phật, chớ không phải cúng dường đệ tử của Tiên. Vậy ngươi không được phép vào dự tiệc này!”.
Ông Lữ Đồng Tân bèn hỏi: “Phật nhà ông có đạo đức gì mà ông trọng như thế?”.
Ông Phó Công trả lời: “Thôi, đừng nói chi đến chuyện các Phật sống thuở trước! Hiện nay, có hòa thượng Huệ Nam ở chùa Huỳnh Long thường thuyết pháp độ người được mấy chục ngàn rồi. Còn đạo Tiên của ngươi lâu nay có độ được người nào chưa?”.
.......Ông Lữ Đồng Tân nghe hỏi như vậy, lấy làm thẹn, quên lời thầy căn dặn, liền đi đến núi Huỳnh Long quyết tìm hòa thượng Huệ Nam mà đấu phép.
.......Khi đến nơi, ông vừa gặp sư cụ đang lên nhà giảng đường. Ông bèn lén xen vào hàng đại chúng, ngờ đâu hòa thượng biết trước, bèn nói rằng: “Hôm nay ta không thuyết pháp! Ta có một lời chuyển ngữ hỏi đại chúng …”.
.......Sư cụ vừa mới nói tới đó thì thầy một người (tức là ông Lữ Đồng Tân) ở trong hàng đại chúng bước ra, cười rồi hỏi rằng: “Hòa thượng có câu chi, xin nói mau mau!”.
Sư cụ nói tiếp:
Lão tăng năm nay lớn gan,
Đóng trai dưới núi rồng vàng.
Tay áo tuốt ra roi sắt,
Đánh tan Thế Giới ba ngàn.
.......Ông Lữ Đồng Tân vỗ tay cười và đáp lại: “Hòa thượng năm trước chẳng lớn gan, năm ngoái chẳng lớn gan, sang năm chẳng lớn gan, chỉ có năm nay lớn gan. Xin hòa thượng cho phép tôi trả lời:
Gan ta lúc này to đại,
Chuyên sự hơn thua cướp trại.
Giật quách roi sắt trong tay,
Để lại ba ngàn Thế Giới.
........Ông Lữ Đồng Tân bèn nói tiếp: “Bốn câu của hòa thượng tầm thường, không lạ chi! Tôi có một lời chuyển ngữ này, như hòa thượng trả lời được thì chém tôi, còn như không trả lời được thì tôi chém hòa thuợng”.
Sư cụ bằng lòng, rồi ông Lữ Đồng Tân đọc bài kệ như sau:
Thiết vàng cày đất trỉa kim tiền,
Thằng đá con con xỏ chuỗi liên. Hột lúa chứa xong bầu thế giới,
Nửa nồi nấu đủ cuộc sơn xuyên
Mấy ông Lão Tử khi thùy địa,
Tay của Hồ tăng lúc chỉ thiên.
Huyền ấy chớ rằng chưa hết lực,
Trong huyền, huyền ấy lại không huyền.
Hòa thượng Huệ Nam liền đáp lại:
Sẵn lò hồng để trĩa kim tiền,
Mãnh sáng kia, ai xỏ đặng liền. Hột lúa hóa đặng ba ngàn giới,
Biển lớn thâu về đủ bách xuyên.
Tháng hạ đầu lò phun mãnh hỏa,
Trời đông đáy nước nạp lương thiên.
Chân như ai tỏ trong thiền ấy,
Trong thiền, thiền ấy có sanh thiền.
Ông Lữ Đồng Tân nghe mấy câu kệ, biết mình đã thua, nhưng ông còn gượng hỏi: “Hòa thượng nói rằng hột lúa hóa ra ba ngàn thế giới, hòa thượng thua rồi!”.
.......Sư cụ bảo rằng: “Ngươi muốn điều chi thì lại gần đây mà nói, chớ ta đã điếc mà ngươi còn đứng xa nói thì ta nghe không đặng”.
......Ông Lữ Đồng Tân tưởng thật, bèn bước lại gần bên, ngờ đâu thình lình sư cụ nhanh tay chụp đầu ông níu lại mà hỏi: “Ngươi nói rằng một hột lúa chẳng hóa đặng ba ngàn thế giới thì ngoài cái nồi nửa cân của ngươi còn nấu những vật gì?”.
.......Ông Lữ Đồng Tân nghe hỏi như vậy, bèn nghẹn họng, không đáp lại được.
Sư cụ liền hỏi tiếp: “Nếu y theo lời giao ước của ngươi, ta phải chém đầu ngươi. Nhưng vì đạo Phật của ta cấm sát sanh nên ta tha cho ngươi đó”.
.......Nói rồi, sư cụ lấy cái giải xích mà đánh trên đầu ông Lữ Đồng Tân một cái, làm cho ông mắc cỡ đỏ mặt, liền lui ra ngoài, nghênh mặt lại ngó trộm sư cụ, rồi cười ba tiếng, lắc đầu ba cái, vỗ tay ba hiệp và mang gươm đi thẳng vào núi.
........Đến chỗ vắng vẻ không người, ông bèn rút gươm báu ra, họa bùa niệm chú, rồi dặn gươm bay tới chùa Huỳnh Long mà giết hòa thượng Huệ Nam. Dặn dò xong, ông bèn hét lên một tiếng, gươm ấy liền hóa ra con rồng xanh bay thẳng đến nhà phương trượng của sư cụ.
.........Khi ấy, hòa thượng Huệ Nam thấy con rồng xanh bay liệng trên hư không, liền lấy ngón tay chỉ lên, tức thì con rồng xanh bèn hóa lại gươm, rồi rơi xuống cắm dưới ao bùn.
........Ông Lữ Đồng Tân ngồi trên núi trông đợi hơn nửa ngày mà không thấy con rồng xanh trở về, bèn niệm chú thâu gươm lại mà không thấy gì!
Lúc ấy, hồn vía của ông sảng lạc, không biết tính sao, phải liều mạng chạy xuống chùa Huỳnh Long để tìm gươm báu.
.........Đến nơi, ông gặp Ngài Huệ Nam và hỏi rằng: “Xin hòa thượng trả gươm lại cho tôi”.
Sư cụ đáp: “Ai mượn gươm của ngươi mà ngươi đến đòi? Nó cắm dưới ao bùn kia, ngươi ra đó mà lấy!”.
Ông Lữ Đồng Tân nghe nói, liền chạy ra ao, cúi xuống nắm gươm, ráng hết sức bình sinh mà nhổ lên, nhưng gươm chẳng nhúc nhích!
......Sư cụ thấy vậy, bèn nói: “Ngươi muốn giết ta, ta chẳng trả gươm ấy lại cho ngươi. Ngươi có giỏi thì tự nhổ lấy!”.
Ông Lữ Đồng Tân bèn năn nỉ sư cụ: “Hòa thượng dùng phép thuật mà cắm trụ gươm ấy rồi, tôi làm sao nhổ lên nổi! Vậy xin hòa thượng có lòng từ bi, muốn trả gươm cho tôi thì xin nhổ lên giùm!”.
.......Sư cụ bèn đáp: “Ta có bốn câu kệ, nếu ngươi hiểu được thì ta trả gươm lại cho ngươi”.
Nói rồi, Ngài lấy một tờ giấy, vẽ một cái vòng. Trong vòng ấy, có chấm một điểm, rồi dưới cái vòng lại đề bốn câu kệ như sau:
Đầu gươm có đơn hẳn,
Lòng đơn sẵn gươm rồi.
Bằng ai hiểu nhơn ấy,
Ắt thoát khỏi luân hồi.
.......Ông Lữ Đồng Tân xem đi xem lại một hồi lâu mà không hiểu chi cả. Hòa thượng thấy vậy, bèn niệm chú rằng: “Án Hộ Pháp thần linh tốc tốc hiện hình”. Niệm xong, ông Hộ Pháp hiện đến. Sư cụ bèn bảo rằng: “Ngài phải đem tên này giam cầm trong núi Khổn Ma Nham, mỗi ngày chỉ cho ăn một cái bánh thôi. Chừng nào nó tỏ ngộ được thiền cơ, Ngài dẫn nó tới đây cho ta hỏi”.
........Ông Hộ Pháp phụng mạng, bảo ông Lữ Đồng Tân đi, ông dùng dằng không chịu đi. Ông Hộ Pháp bèn nói lớn rằng: “Đi mau, kẻo cái bảo xử của ta đây nặng hơn tám vạn bốn ngàn cân xán xuống một cái thì thịt xương ngươi nát như bùn!”.
Ông Lữ Đồng Tân nghe nói thất kinh hồn vía, bèn riu ríu đi theo, không dám cãi nữa!
Một hôm, nhân lúc ông Hộ Pháp đi khỏi, ông Lữ Đồng Tân ở trong hang đá bèn tự nghĩ rằng: “Khi mình hạ san, thầy có căn dặn đừng có chọc ghẹo thầy chùa. Bởi vì mình dại, không nghe lời thầy, cho nên mới bị nạn như vậy! Còn ông hòa thượng nói rằng chừng nào mình tỏ ngộ được thiền cơ thì mới tha tội cho mình, mà biết đời kiếp nào mình mới tỏ ngộ được thiền cơ? Cổ nhân nói rằng: Tam thập lục kế dĩ đào vi thượng. Ở đây khổ cực lắm, chịu không nổi! Vậy mình tính việc trốn đi thì tiện hơn”.
Ông Lữ Đồng Tân tự nghĩ như vậy, rồi lén bò ra cửa hang, cởi mây bay về núi Chung Nam, vào quỳ trước mặt thầy mà thọ tội.
Ngài Hớn Chung Ly thấy ông trở về mà không có gươm báu của mình, nghe ông kể hết đầu đuôi tự sự, Ngài nổi giận mà mắng rằng: “Ta đã dặn dò ba chuyện mà ngươi đều phạm cả, lại còn bị người ta đánh u đầu, làm xấu hổ cho đạo. Ngươi còn mặt mũi nào mà về đây nữa?”.
Ông Lữ Đồng Tân cứ lạy hoài và thưa rằng: “Tội của con đã đáng rồi! Trăm lạy thầy dung thứ cho con và xin thầy dùng phương pháp chi mà thâu gươm báu về, chớ ông hòa thượng đã cắm dưới bùn rồi, con đọc chú thâu về không được!”.
Ngài Hớn Chung Ly quở mắng một hồi lâu, rồi viết một bức thư trao cho ông Lữ Đồng Tân, bảo đem đến chùa Huỳnh Long mà đưa cho hòa thượng Huệ Nam.
Sư cụ tiếp lấy thư và xé ra xem, thấy có vẽ một cái vòng, ở trên vòng thì chấm một điểm, ở dưới vòng thì có đề bốn câu kệ như sau:
Đơn vẫn là gươm,
Đặng đơn biết gươm.
Gươm vẫn là đơn,
Đặng gươm biết đơn.
Sư cụ xem thơ xong, bèn nói với ông Lữ Đồng Tân: “Ta vì tưởng thầy của ngươi nên mới trả gươm ấy. Thôi, ngươi ra lấy đi!”.
Ông Lữ Đồng Tân bước ra ao mà nhổ gươm, thấy nhẹ bổng, cầm gươm trở vào lạy sư cụ và xin cho biết cái lý huyền diệu trong thơ.
Sư cụ hỏi: “Ngươi có chịu quy y Tam Bảo, ta sẽ truyền cho”.
Ông Lữ Đồng Tân liền đáp: “Tôi xin tình nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng và nguyện làm đệ tử của hòa thượng”.
Sư cụ bảo ông quỳ xuống và hiệp chương tịnh tâm mà nghe mấy lời này: “Hôm trước, ngươi nói rằng một hột lúa đựng cả thế giới, ấy là nhỏ mà hàm lớn, nên ngoài cái vòng có một chấm. Còn ta thì nói rằng một hột lúa hóa ba ngàn thế giới, ấy là lớn mà hàm nhỏ, nên trong cái vòng có một chấm”.
Ông Lữ Đồng Tân nghe xong, liền hiểu được cái nhân tánh, tức thì làm một bài kệ và trình cho sư cụ xem:
Quăng bầu, ném dây, đập luôn đơn,
Cái thuốc trường sanh cũng chán lờn.
Từ gặp Huỳnh Long truyền phép Phật,
Mới hay ngày trước lỗi đường chân. (hết trích)
* Tóm lượt nghĩa Vi Tế Tương Dung An Vị Môn: "Vi Tế" là nói cái nhỏ (như hạt cải).- tuy nhiên nhỏ có thể dung nạp cái lớn (như núi tu Di).- Nên gọi là "Tương Dung".
kinh văn: Này Ca Diếp ! Nếu một Bồ tát trụ Đại thừa Đại Niết Bàn có thể đem núi Tu Di cao rộng để vào trong vỏ hạt cải, vậy mà các chủng loại sinh vật ở trong núi không hề hay biết cũng chẳng có bị chật hẹp hay sự khác lạ nào. Chỉ có người trình độ tương đương mới thấy biết việc làm của vị Bồ tát kia và cũng biết khi nào đem về đặt lại chỗ cũ.
Kinh nói: "Hết thảy thế giới nhập vào một hạt bụi nhỏ”. Dù vậy thế giới không bị thu hẹp lại, cũng không bị tán vụn ra. Đó là cái nhỏ chứa đựng cái lớn. Nhưng không phải nới rộng cái nhỏ để sức chứa, cũng thâu hẹp cái lớn lại cho vừa sức chứa. Trật tự vạn hữu vẫn như vậy. Bao dung lẫn nhau mà không tạp loạn.(hết trích)
Đây là Diệu lý dùng Môn An vị tương dung vi tế, ngay nơi tướng mà nói. Như một hạt cải (hay hạt bụi) là tướng nhỏ. Núi Tu Di là tướng lớn.- Nói "tướng lớn" là Núi Tu Di, hay "tướng nhỏ" là hạt cải.- là do sự thấy biết lầm chấp do vô minh nên Ý Thức phân biệt mà sanh ra "cái thấy sai biệt". Nếu có thể "quán thật tướng", thì thật tướng các pháp là vô tướng.- Vì Lớn và Nhỏ cùng là Vô Tướng nên Tương Dung.
* dùng Lý Vô Tướng này mà quán Vũ Trụ thì thấy ra:
Pháp giới Thật Tướng là Vô Tướng.- Đó là BẢN THỂ CHÂN NHƯ ( thấy Lý pháp giới).
Các tướng do duyên giả hợp chỉ là GIẢ TƯỚNG HUYỄN HIỆN ( thấy Sự pháp giới).
TS. Từ Đạo Hạnh rằng:
CÓ thì có tự mãi mai, (Sự Pháp Giới)
KHÔNG thì cả Thế Gian (Vũ Trụ) này cũng Không. (Lý pháp giới)
Ai hay "Bóng Nguyệt lòng sông",
Chấp chi có có, không không làm gì !
* Bởi vậy. Cái nhìn của nhà Phật.- Vũ trụ này là NHƯ- HUYỄN.- DO TÂM TẠO
Bài 12 .- 1. Vi Tế Tương Dung An Vị Môn. - Như Tướng.
Ở Môn Tương Dung An vị này, là quán về TƯỚNG.
Thông thường chúng sanh thấy được * Huyễn Tướng, bậc đạt Đạo thấy được * Như Tướng.
* Thế nào là Huyễn Tướng ? Đáp: Trong kinh A Hàm, Phật dạy rằng: “Các sự thấy nghe hay biết của chúng sanh đều do nhiễm trước nơi cảnh sở duyên mà có”.
+ Luận Đại Trí Độ giải: Chúng sanh do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp, vì vậy mà bị các pháp sai sử.
Chỉ có trí huệ Bát Nhã mới làm tan biến được màn vô minh u ám, mới hiển bày được Thật Tướng của các pháp. Dùng trí huệ Bát Nhã soi chiếu đến tận gốc sẽ liễu ngộ được lý siêu việt chân thường, dẫn đến chỗ tuyệt tư cảnh giới. Trái lại, nếu dùng danh tự ngôn ngữ mà diễn đạt thì sẽ trái với chỗ thậm thâm vi diệu; còn nếu dùng lý trí mà tư duy thì sẽ mất đi chỗ y chí. (hết trích).
* Thấy Tướng Lớn (như núi Tu Di) Tướng Nhỏ (như hạt bụi).- Đó là do bị Vô minh ngăn che tâm trí, nên khởi sanh các tà kiến chấp rằng là Lớn ! Là Nhỏ ! Là ngàn sai, muôn biệt ! Đó là thấy Huyễn Tướng.
* Hiền Thủ Quốc sư trong Kim sư tử chương, thuyết cho Hoàng đế Võ Tắc Thiên về các đặc điểm của Hoa Nghiêm tông. Có 10 điều.- Trong đó.- Thứ 10. Nhập Niết bàn. Rằng:
Trí thể tức như, sinh đại Niết bàn. (Ví như con sư tử bằng vàng)
Bấy giờ thấy rõ sư tử chưa từng có, vàng ròng chưa từng không; chấm dứt tất cả tác dụng phân biệt của tâm trí. Vàng Như sư tử và sư tử Như vàng. Đó là vĩnh cửu bất sinh bất diệt. (hết trích)- Đây là Nhập Như Tướng.
Do muôn Pháp Nhất Như, nên Lớn có thể dung chứa nhỏ, mà Nhỏ cũng có thể dung chứa Lớn.- Vì Bản Thể đều là NHƯ. (Như cũng là tên khác của Chân Tâm của Phật Tánh. Nên Nhập Như Tướng, có nghĩa là về Pháp Thân Như Lai)
Cũng nơi ý này.- Thi Sĩ Vũ hoàng Chương, trong một phút xuất thần, đã tiếp cận được Lý Tương dung, qua câu thơ:
......Kìa non đã lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
......(Nguyện cầu- VHC)
Mang ý nghĩa:
Nghìn thu: nghĩa là nghìn năm.- Chỉ như nữa cái chớp mắt.- Nghĩa là Thời gian Tương Dung.
Bốn bề: Nghĩa là 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc- Chỉ là một Phương.- Nghĩa là Không gian Tương Dung.
* Thời gian + Không gian tức là Vũ Trụ đó.
* Thế nào là Như Tướng ? Đáp:
+ Quán thấy: Cái Lớn. Như là Núi Tu Di, không phải tự nhiên mà có Núi Tu Di, phải do những phần tử nhỏ, như cát, như cây v.v.. duyên hợp lại mới thành, vì các pháp do duyên sanh. Lại tận cùng các duyên như cát, như cây v.v.., để sanh ra các pháp vẫn là do duyên sanh, trùng trùng duyên khởi không có đầu mối, nên Thật tướng núi Tu Di là Không thật sanh, chỉ do vọng tưởng mà hiển hiện. Thật Tướng là Chơn Không, Chơn Không là NHƯ TƯỚNG.
+ Quán thấy: Cái Nhỏ, như là Hạt cải, không phải tự nhiên mà có Hạt cải, phải do những phần tử nhỏ, như những phần tử hữu cơ C+ H+ O+ N v.v.. duyên hợp lại mới thành, vì các pháp do duyên sanh. Lại tận cùng các duyên như C+ H+ O+ N v.v.., để sanh ra các pháp vẫn là do duyên sanh, trùng trùng duyên khởi không có đầu mối, nên Thật tướng Hạt cải là Không thật sanh, chỉ do vọng tưởng mà hiển hiện. Thật Tướng là Chơn Không, Chơn Không là NHƯ TƯỚNG.
Phẩm Phổ Hiền nói “Tất cả các thế giới vào trong một vi trần, thế giới chẳng tích tụ cũng chẳng ly tán”. Nên biết, nếu tương ưng cùng khắp thì trong một vi trần có thể thấy vô lượng quốc độ mà chẳng tạp loạn, chẳng tăng, chẳng giảm. Sao có thể cho hạt cải chứa núi Tu Di là việc khó ?
Kinh Kim cang dạy: "Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn, bào ảnh". Vậy nên biết tất cả pháp huyễn tướng là ngàn muôn sai biệt, nhưng thật tướng chỉ NHẤT NHƯ. Vì Vô Tướng, là NHƯ, nên lớn và nhỏ có thể dung chứa nhau.
NHƯ cũng là tên khác của Tâm. Vì Vũ Trụ là Như Tướng, nên là HIỆN TƯỚNG CỦA TÂM.
Bởi vậy. Cái nhìn của nhà Phật.- Vũ trụ này là NHƯ- HUYỄN.- DO TÂM TẠO.
Vũ Trụ chính là do thật đức NHƯ TƯỚNG vô ngại tự tại duyên khởi, làm cho TƯƠNG DUNG, chẳng phải do trời người tạo ra. Đây là VI TẾ TƯƠNG DUNG AN VỊ MÔN.
Bài 13 .- 1. Vi Tế Tương Dung An Vị Môn. - Lục Tướng.
Trong pháp giới, mỗi pháp đều có đủ 6 tướng: 1 Tổng tướng-2 Biệt tướng, 3 Đồng tướng- 4 Dị tướng, 5 Thành tướng- 6 Hoại tướng.
Tổng đối với Biệt; Đồng đối với Dị; Thành đối với Hoại.
Tổng tướng: Là tướng bao quát toàn thể một vật hay một vật nào đó.
Biệt tướng: Là tướng đặc biệt của mỗi một bộ phận cấu thành toàn thể sự vật đó. Nhiều biệt tướng cọng thành một Tổng tướng. Đã có Tổng thì có Biệt, nếu không có Biệt thì cũng không có Tổng. Trong Biệt tướng lại có Đặc dị tính; trong Dị tướng có Sai biệt tính.
Ví dụ, sư tử là tổng tướng. Tổng tướng là tướng chung (universal). Năm căn của sư tử (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) tượng trưng cho biệt tướng. Biệt tướng là tướng riêng (particular). Tổng tướng do biệt tướng làm ra. Biệt tướng hợp lại thành tổng tướng.
Đồng tướng: Là tướng giống nhau của một số vật. Đó cũng là tính dung hòa không ngăn ngại, không chống đối nhau của mọi vật.
Dị tướng: Là tướng riêng biệt của vật này, vật khác. Hình tướng của mọi vật tuy có khác nhau, nhưng về mặt lý tính thì không có sai khác.
Theo kinh Hoa Nghiêm, thì không có một ngăn ngại, mâu thuẫn nào giữa Đồng và Dị, và giữa Dị và Dị
Dị là Sự, có nghĩa là mọi vật, mọi việc riêng rẽ nhau. Đồng là Lý hay là Nhất, mà Lý là Thể của Sự nằm trong Sự. Tất cả sự vật trên đời này không có thực thể đồng nhất bất biến, mà chỉ là một hiện tượng của nguyên thể hay chân thể, tức là Lý mà thôi.
Khi nhìn một Tổng tướng là cái nhà – Biệt tướng là các nhân tố để làm thành cái nhà. Tuy là từng viên gạch khác nhau, từng tấm ván khác nhau nhưng có một cái gì đó làm cho những cái khác nhau đến với nhau để làm thành một cái tổng quát. Trong cái đồng có cái dị và trong cái dị có cái đồng. Từng viên gạch, từng tấm ván là những cái khác nhau. Nhưng khi những cái khác nhau tới với nhau hòa hợp lại với nhau và làm thành một cái gọi là đồng tướng (sameness). Tất cả đều là nhà, nhìn vào viên gạch nào cũng thấy nhà mà nhìn vào tấm ván nào cũng thấy nhà. Tất cả những cái trong nhà, những chi tiết, những yếu tố, những mảnh nhỏ đều là nhà, không có cái nào không là nhà. Cái nào cũng có đồng tướng, tại vì nó là một phần của nhà, nó là nhà.
Thành tướng: Là tướng thành tựu của nhiều bộ phận hợp thành sự vật.
Hoại tướng: Là sự tan rã một sự vật lớn thành nhiều phần tử nhỏ.
Thành hoại là quy luật tất yếu do nhân duyên, mỗi sự mỗi vật trong Tổng-Biệt tướng đều trải qua từ Dị tới đồng – Đồng Đồng-Dị Dị mà hình thành, mà tan rã.
Khi nói Tổng-Đồng-Thành là đứng về phương diện toàn thể viên dung, bình đẳng của bản thể; Khi nói đến Biệt-Dị-Hoại là đứng về phương diện hiện tượng , trong đó mọi sự vật đều phơi bày riêng rẽ hình tướng khác nhau. Vạn hữu trong vũ trụ tựu trung đều gồm 2 tính cách Bình đẳng và Sai biệt.
Ba tướng Tổng-Đồng-Thành đều có tính cách viên dung, vô sai biệt; Ba tướng Biệt-Dị-Hoại đều có tính cách sai biệt bất bình đẳng và ngăn ngại nhau. Hết thảy mọi pháp trên thế gian này đều có đủ 6 tướng nói trên, không một pháp nào lại không viên dung tự tại, bởi thế nên gọi là 6 tướng viên dung.
* Trong THỂ (thống Nhất) là TÂM, vẫn tồn lại các mặt đối lập (6 Tướng). - Nên "Tâm" tạo ra Vũ Trụ mà có ra muôn sai ngàn khác.
* Vạn vật đều gồm đủ 2 nghĩa: Sai biệt (trên mặt hiện tượng- Huyễn Tướng); và bình đẳng-vô sai biệt (trên mặt bản thể- Như Tướng). Không một pháp nào lại không có đủ cả hai mặt hiện tượng và bản thể. Hai lẽ ấy không lúc nào rời nhau, một ẩn bên trong; một hiện ra ngoài, bao bọc lấy nhau, trong-ngoài cùng là một vật. Và trên thực tế thì bên ngoài (hiện tượng- Huyễn Tướng) tức là bên trong (bản thể- Như Tướng). Chân như (Tâm) tức là Vạn pháp-Vạn pháp tức là Chân như (Tâm). Lý tức Sự; Sự tức Lý theo tư tưởng Bất nhị.
Bài 14 .- 1. Vi Tế Tương Dung An Vị Môn. - Tình dữ Vô Tình Tề Thành Phật Đạo.
Theo VQ cảm nhận.- Pháp quán Vi Tế Tương Dung.- Là Quán về Tướng của các Pháp để tìm vào THẬT TƯỚNG.
Kinh Bát Nhã Phật dạy:
.......Khi đã vào được nơi Thật Tướng pháp rồi, thì chẳng còn có sự phân biệt giữa tướng và tánh. Lúc bấy giờ, tướng và tánh chỉ là một, chẳng phải hai, chẳng phải khác.
.......Bởi vậy, nên Thật Tướng pháp còn được gọi là:
Pháp như.
Pháp tánh.
Thật tế.
....... * Pháp Như:
....... Là tánh như như bất biến của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Pháp Tánh:
....... Là bản tánh, là Thật thể của các pháp. Tánh ấy vốn thường KHÔNG.
....... * Thật Tế:
....... Là lý chân thật, vẹn toàn của các pháp. Thật tế vốn thường KHÔNG.(hết trích)
Vũ Trụ là Tướng lớn, hạt vi trần là Tướng nhỏ v.v... đều là hiện tượng của Tâm Chân Như (Như Tướng). Kinh Lăng Nghiêm dạy:" Phóng chi tắc cala pháp giới- Thâu chi tắc tế nhập vi trần". Nghĩa là: nói lớn, thì là Vũ trụ Pháp Giới. nói nhỏ, thì là thâu vào hạt bụi",- Đó là TÂM TƯỚNG (Như Tướng). Nói cách khác: Pháp Giới là Pháp Thân Phật.- Mà Pháp Giới là Vô Tình. Con người là Hữu Tình. Do vậy kinh nói: Tình dữ Vô Tình Tề thành Phật Đạo.
Theo Ngài Thiện Tri Thức Quảng Tánh:
“Tình dữ vô tình tề thành Phật đạo”? Vấn đề này nếu nghiên cứu trên lý thuyết thì thấy rắc rối, còn nếu đã có thực hành thì chẳng có gì rắc rối cả. Ví dụ người bị mờ mắt nhìn thấy cái gì cũng mờ mờ, người sáng mắt nhìn thấy cái gì cũng sáng rõ ràng.
Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo là tinh thần của kinh Hoa Nghiêm “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”.
Chúng sanh có nghĩa là do nhiều nhân tố hợp lại (chúng) mà sanh ra (sanh) gồm tình và vô tình.
Tình là hữu tình chúng sanh, tức những loài có tình thức.
Vô tình là vô tình chúng sanh, tức những sinh vật và các sự vật hiện tượng.
Như vậy, chúng sanh bao hàm ý nghĩa không chỉ các loài hữu tình trong tam giới, lục đạo mà cả thiên nhiên, đất đá, cỏ cây…
Mặt khác, Phật là bậc Giác ngộ nhưng còn hàm ý là Phật tánh, Giác tánh, Bản giác, Bản thể và Chân như. Và dĩ nhiên, lời nguyện “Tình dữ vô tình đều trọn thành Phật đạo” nên được nhận thức về phương diện lý tánh hơn là sự tướng.
(theo Quảng Tánh)
Có bài kệ:
Phật Tánh tại hữu tình,
Pháp Tánh tại vô tri.
Phật- Pháp bổn lai vô nhị tánh.
Nhất hỏa năng siêu bách vạn sài.
(luận hiển dương thánh giáo)
Kinh Kim Cang rằng: “Như Lai là nghĩa Như của các pháp” (Như Lai giả, thị chư pháp như nghĩa): Có Ý nghĩa rằng: Các pháp vốn không có tâm phân biệt, vì tự thân của chúng là Chân như. Chúng ta khi tiếp xúc với vật, liền khởi niệm chia chẻ phân ranh đẹp - xấu, khen - chê, ưa - ghét; ưa thì muốn chiếm hữu, ghét lại muốn xa lìa.- Vì thế "Mất Như".
Tóm lại: Vi Tế Tương Dung là nguyên lý vận hành của Vũ Trụ, vạn hữu, là Pháp Quán, phương cách để Nhập Pháp Giới, thành tựu Pháp Thân Như Lai.- Mà Pháp Thân Như Lai gồm Hữu Tình lẫn Vô Tình Chúng Sanh.
Bài 15 * 2. - NHẤT ĐA TƯƠNG DUNG BẤT ĐỒNG MÔN .- Ý Nghĩa:
kinh văn: Còn có Đại Bồ tát trụ Đại Niết Bàn đem cõi đại thiên để vào lỗ chân lông, mà lỗ chân lông không có to ra, cõi Đại thiên không có tướng teo nhỏ.(hết trích)
+ Thế nào là Một nhiều tương dung chẳng đồng ?
(trích) NHẤT ĐA TƯƠNG DUNG, tức là "một" và "Nhiều" dung chứa trong nhau. Đây là ước trên lý mà nói. Vì một vào nhiều, nhiều vào một nên nói là dung nhau (TƯƠNG DUNG).
Thể thì không có trước sau nhưng chẳng mất tướng một - nhiều, nên nói CHẲNG ĐỒNG. Đây chính là Thật Đức Duyên Khởi, chẳng phải là chỗ tu hành của trời người.
Nên kinh nói “Vì một Phật độ đầy khắp mười phương, mười phương vào một Phật độ cũng không dư. Bổn tướng của thế giới cũng chẳng hoại. Nguyện lực tự tại nên được vậy”.
Ví dụ (tương dung chẳng đồng): (THỨC TÂM là 1) THỨC UẨN. Hiện ra 6 Thức: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.- Thể thì không có trước sau nhưng chẳng mất tướng một - nhiều, nên nói CHẲNG ĐỒNG.
Như phẩm Phổ Hiền nói “Thân tất cả chúng sanh vào trong thân một chúng sanh. Thân của một chúng sanh vào trong thân của tất cả chúng sanh”. Lại nói “Tất cả các thế giới nếu vào trong một vi trần mà các thế giới chẳng tích tụ cũng chẳng tạp loạn”. (hết trích)
+ Làm sao quán thấy được Nhất Đa Tương Dung ?
- Kinh Bát nhã Phật dạy: "Muốn lấy một mảy lông nâng được cả ba ngàn đại thiên thế giới, mà chẳng làm kinh động chúng sanh, phải tu tập Bát Nhã ba- la- mật."
* Nghĩa là muốn quán thấy được Nhất Đa Tương Dung, thì phải "Quán Tánh Không" của các pháp.
Ví dụ như quán một cành hoa này (thay thế lỗ chân lông để quán):
- Hoa hồng này không phải tự nhiên mà có, nó phải do nhiều nhân duyên sanh khởi, phải có hạt giống hoặc cành giống, phải có con người chăn sóc, phải có nước, phân để tưới tẩm, có nước thì phải có mây tạo thành mưa, trong mưa cũng có sấm sét, muốn có mây phải có mặt trời chiếu diệu v.v... nghĩa là đã có cả càn khôn, vũ trụ trong cánh hoa này.
- Vũ trụ này cũng vậy. Phải do nhiều nhân tố nho nhỏ hợp lại mà thành, trong đó.- Một cành hoa hồng này cũng tàng trử trong vũ trụ.
- Cả vũ trụ hay là riêng một cành hoa hồng này, đều là tướng duyên hợp, đều là không tự tánh (Tánh không), nên là Như. Vì đều cùng một bản thể Như nên không ngăn ngại nhau (trong cái này đã có vô vàn cái kia).
Đó là lý Nhất Đa Tương Dung bất đồng môn.
Lý Nhất Đa Tương Dung bất đồng môn.- Giúp Hành giả thấy được bản chất Như Huyễn, Không Thật Tánh.- Tùng Tâm hiển thị của Vũ Trụ.
Con thấy đoạn trên chính là chỗ ngài Lâm Tế hỏi ngài Phổ Hoá được ghi lại như sau:
* Sư cùng Phổ Hóa đi dự trai tăng, Sư hỏi Phổ Hóa:
"Sợi lông nuốt cả biển lớn.
Hạt cải dung chứa tu di.
Ấy là thần thông diệu dụng hay là pháp giống như thế?"
Vâng! Phổ Hóa "lật bàn".- Vì Thiền Cơ. (Thiền Môn phải thế)
Luận Giải K. Hoa Nghiêm thì phải "kiến giải".- Vì Ý Phật (Giáo môn phải thế).
Cổ Đức có câu:
Ý Phật nhiệm mầu.- Dường như mây ở đầu non. Đến được đầu non may xa tít.
Cơ Thiền bảng lãng.- Giống như trăng trôi mặt nước.- Hớt tan mặt nước trăng sâu mù.
Vâng! Phổ Hóa "lật bàn".- Vì Thiền Cơ. (Thiền Môn phải thế)
Luận Giải K. Hoa Nghiêm thì phải "kiến giải".- Vì Ý Phật (Giáo môn phải thế).
Cổ Đức có câu:
Ý Phật nhiệm mầu.- Dường như mây ở đầu non. Đến được đầu non may xa tít.
Cơ Thiền bảng lãng.- Giống như trăng trôi mặt nước.- Hớt tan mặt nước trăng sâu mù.
Theo con thì Theo Phật cũng hay mà theo Tổ cũng tốt.
Bởi vì việc này do cái thấy của hành giả mà được đầy đủ. Nếu chẵng thấy được thì uhm đành " Hẹn ngày tái ngộ"
Hì hì...
Tại con đọc đoạn trên tự nhiên nhớ đến đoạn ngài Lâm Tế hỏi ngài Phổ Hóa nên nêu ra để làm minh chứng cho người tham khảo hiểu rằng Thiền với Giáo tuy 2 mà 1 thôi ha ha....
GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT
Ủng hộ Diễn Đàn Phật Pháp không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Diễn Đàn Phật Pháp Online mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Ngân hàng Vietcombank
DUONG THANH THAI
0541 000 1985 52
Nội dung: Tên tài khoản tại diễn đàn - Donate DDPP (Ví dụ: thaidt - Donate DDPP)